MỤC LỤC
Nhiều ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng được chọn hỡnh thức của lói suất…Chớnh sỏch lói suất cần chỉ rừ cỏc bộ phận cơ bản cấu thành nên lãi suất tín dụng như lãi suất nguồn, chi phí khác, rủi ro, thuế…và các nhân tố chính tác động đến các bộ phận đó. Quy trình tín dụng hợp lý có vai trò quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng Một quy trình tín dụng hợp lý là một quy trình không quá phức tạp, rườm rà, nhiều thủ tục vì nếu phức tạp quá sẽ khiến khách hàng mất nhiều thời gian và khó khăn khi làm thủ tục. Chính sách tín dụng của ngân hàng bao gồm tập hợp các quy định của ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng, nó phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng,trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
- Chính sách khách hàng: Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty tài chính…Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hay hạn chế tài trợ đối với một số đối tượng nhất định. Chính sách thời hạn phaiả giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn (chủ yếu là do người gửi và người cho ngân hàng vay quyết định) và thời hạn tài trợ (xuất phát từ yêu cầu của người vay do đặc điểm luân chuyển vốn và quy mô thu nhập quyết. Chính sách các khoản đảm bảo gồm các quy định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vay dựa trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.
Chính sách đối với các tài sản có vấn đề gồm quy định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu ) và các tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được và mức độ “xấu” của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh ký và khai thác. - Chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước : Chính sách kinh tế, phát triển xuất nhập khẩu, chính sách ưu đãi đối với xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, chính sách phát triển hệ thông tài chính…đều có ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu.
Mặc dù BIDV Việt Nam đã thực hiện tương đối đầy đủ các hình thức tín dụng XNK nhưng do quy mô, phạm vi hoạt động hẹp hơn và nhiều yếu tố khách quan khác nên chi nhánh BIDV nam Hà Nội đã chưa thực hiện được đầy đủ các hình thức trên mà mới chỉ có hình thức cho vay phổ biến nhất là cho vay mở L/C và chủ yếu là L/C trả sau, L/C trả ngay, nhưng chủ yếu là L/. Điều này có thể được giải thích do các doanh nghiệp nhập khẩu thường có nhu cầu vay để nhập khẩu hàng nên khi tiêu thụ được các hàng hóa đó hay sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu nhập đó và bán được sản phẩm thì họ sẽ có nguồn thanh toán, và thời gian này thường không dài do vậy chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Hạn mức tín dụng đối với mỗi doanh nghiệp là tùy thuộc vào từng dự án xin vay, không có hạn mức chung đưa ra cho tất cả các dự án, các doanh nghiệp vì tùy theo dự án có quy mô lớn hay nhỏ, hiệu quả cao hay thấp, uy tín của doanh nghiệp khách hàng mà ngân hàng sẽ đưa ra các hạn mức khác nhau.
Nếu đưa ra một hạn mức chung như vậy thì sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng vì có doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn lớn nhưng lại không đủ trong khi có doanh nghiệp không cần đến thì cũng lại được cấp một hạn mức như vậy. Tức là nếu doanh nghiệp đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tốt và có nhu cầu tài trợ thì ngân hàng sẽ tài trợ, càng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm đến ngân hàng thì càng tốt, ngân hàng sẽ không từ chối cho vay đối với những dự án hiệu quả cao. Do có lợi thế như vậy và thực trạng là tín dụng XNK tại chi nhánh chưa phát sinh nợ xấu chứng tỏ hoạt động này khá hiệu quả nên chi nhánh nên mở rộng hoạt động tín dụng XNK .Ta cũng dễ nhận thấy một điều là xu thế hiện nay các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu được thành lập và đi vào hoạt động rất nhiều nhưng số doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như nêu ở trên là hạn chế, thực tế ngân hàng có thể tiếp cận với nhiều công ty XNK hơn nữa.
- Sau khi nhận được yêu cầu mở L/C của khách hàng, Phòng tín dụng sẽ phải xem xét toàn bộ nội dung của đơn xin mở L/C, đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng để lựa chọn loại L/C phù hợp, tránh được những sai sót,sơ hở,yêu cầu ký quỹ mở L/C,tính toán thu phí mở L/C theo quy định. Sau khi nhận được phê duyệt của giám đốc chi nhánh, phòng tín dụng sẽ gửi tờ trình lên phòng nguồn vốn để xác định được nguồn thanh toán.Phòng nguồn vốn được phê duyệt của giám đốc chi nhánh sẽ chuyển lên hội sở chính vì hình thức thanh toán của ngân hàng là thanh toán tập trung.Đây chính là điểm khác biệt so với quy trình bình thường ở hội sở.
Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ hàng hóa và hối phiếu do người xuất khẩu gửi đến sẽ kiểm tra kỹ các điều khoản đã quy định trong L/C và tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng nếu chứng từ xuất trình hợp lệ. - Thông báo cho người nhập khẩu biết việc trả tiền cho nhà xuất khẩu, đồng thời trao chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu nhận hàng khi người nhập khẩu thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng (L/. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh XNK trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tỷ lệ dư nợ tín dụng XNK trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ còn nhỏ.
Nền khách hàng của chi nhánh trong năm 2007 được cải thiện đáng kể, chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp xếp hạng từ BBB trở lên nên hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng nhanh. Trong năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần đã mở rộng hoạt động tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, cụ thể: Sacombank mở 1 chi nhánh cấp I Thanh Trì, GP Bank mở 1 phòng giao dịch Kim Đồng, VP Bank mở 1 phòng giao dịch tại đường Giải Phóng, ngân hàng TMCP Quân đội mở 1 phòng giao dịch Định Công. - Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tề, tín dụng xuất nhập khẩu của các NHTM trên địa bàn chủ yều tập trung tại các chi nhánh cấp 1, không phải ngân hàng nào cũng cung cấp được các dịch vụ này cho khách hàng nên hoạt động thanh toán quốc tế là một ưu thế của chi nhánh so với các NHTM khác.
- Trong năm 2007, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK .Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, chi nhánh thực hiện cho vay với lãi suất thấp trong khi lãi suất cho vay theo chương trình quản lý vốn tập trung (FTP) tương đối cao nên ảnh hưởng một phần đến chênh lệch thu chi của chi nhánh. - Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng ĐT&PT TƯ về chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần dư nợ của các doanh nghiệp xây lắp, tăng tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp hoạt động về thương mại và XNK .Trong năm chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng xếp loại từ BBB trở lên, trong đó có nhiều doanh nghiệp xếp hạng A,AA, nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh XNK về hoạt động tại chi nhánh và đã thúc đẩy tín dụng ngắn hạn tăng trưởng 57% so với năm 2006.