CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 2012 TIỂU LUẬN ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: TS. VÕ LÊ PHÚ Nhóm : Đỗ Kiều Anh – 12260637 Châu Nguyễn Ngân Hà - Trần Thị Thu Hà - 12260650 Vũ Hà Nhung – 12260671 TP.HCM, tháng 11 năm 2013 MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ TNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CITENCO CTR Chất thải rắn KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế - Xã hội TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy Ban Nhân Dân WB World Bank iv MỞ ĐẦU Ðô thị hóa là quá trình tất yếu của các quốc gia gắn với quá trình phát triển kinh tế công thương nghiệp. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2011), Việt Nam đang đô thị hóa một cách nhanh chóng và quá trình đô thị hóa sẽ là một phần quan trọng trong tương lai của Việt Nam. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị loại thấp chuyển lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành. Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số nayg là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhở vào giữa năm 2011 (Bộ xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74 % tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng dân số cả nước) (Tổng cục thống kê, 2011). Dự báo đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước (Quyết định số 445/QĐ-TTg, 2009). Như vậy, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nuớc đồng thời cũng đặt ra một số thách thức cần giải quyết trong thời gian tới của các đô thị lớn. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong hai đô thị loại đặc biệt của quốc gia, có lịch sử hình thành và phát triển còn rất trẻ, nhưng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm năng động nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 11%, đóng góp vào GDP của cả nước là 21.3% năm 2010 (Thành ủy TP.HCM, 2012). Do quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội tại TP.HCM, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ; các khu công nghiệp (KCN) ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về KT – XH, đô thị hóa nhanh đã tạo những sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, thực phẩm, đồ tiêu dùng,… cao gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng chất thải rắn (CTR) của người dân đô thị cũng gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn (BTNMT, 2011). Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả CTR ở các đô thị là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh huởng đến sức khỏe và cuộc sống con nguời. Và Tp.HCM đang phải đối mặt với một trong các vấn đề phát sinh do quá trình đô thị hóa đó là quản lý hiệu quả chất thải rắn đô thị. Do đó đề tài “Các giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm có cái nhìn cụ thể hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp quản lý hiệu quả. 1 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Nằm ở vị trí 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế (Wikipedia, 5/11/2013). Hình 1.1. Vị trí TP.HCM trên bản đồ 1.1.2. Kinh tế Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 54.3%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 44.5%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2% (Cục thống kê TP.HCM, 2011). 3 Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế TP.HCM 1.1.3. Dân số Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 7.521.138 người, với diện tích 2.095,6 km 2 , mật độ dân số đạt 3.590 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.250.963 người, chiếm 83,11% dân số cả thành phố năm 2011 (Cục thống kê TP.HCM, 2011). Hình 1.3 cho thấy tốc độ tăng dân số của TP.HCM từ năm 2001 đến năm 2011 và tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn của TP.HCM. Hình 1.3: Dân số TP.HCM từ năm 2001 - 2011 Cũng theo Cục thống kê TP.HCM (2011) về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 9,79‰ thì tỷ lệ tăng cơ học 19,86‰ năm 2011. Sự gia tăng dân số TP.HCM đang tăng một cách nhanh chóng, trong đó tỷ lệ gia tăng dân số cơ học chiếm tỷ lệ cao cho thấy dân cư đang đổ về TP.HCM vì ở đây dễ kiếm việc làm, có mức sống tốt hơn nhiều so với nông thôn. TP.HCM trở thành một cực thu hút mạnh luồng nguời từ các nơi đổ về tìm việc làm và cư ngụ. 1.2. CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4 Với qui mô lớn thứ hai về diện tích, đông dân nhất và có tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao nhất Việt Nam, đồng thời là trung tâm của cả vùng và khu vực về nhiều mặt, thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi phát sinh lớn nhất và tiếp nhận từ các tỉnh lận cận một khối lượng đáng kể các loại chất thải, trong đó chất thải rắn đang là vấn đề được quan tâm mặc dù đã có các hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý trong thời gian qua. 1.2.1.Định nghĩa chất thải rắn đô thị Việc phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra chất thải rắn đô thị (CTR sinh hoạt), chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế. Mặt khác nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm hai loại: CTR thông thường và CTR nguy hại. Hình 1.4: CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau Chất thải rắn đô thị ở TP.HCM chủ yếu từ các nguồn: CTR sinh hoạt/đô thị (thông thường), bùn từ các hoạt động nạo vét kênh rạch, chất thải nguy hại trong sinh hoạt. 1.2.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt/đô thị trên địa bàn TP.HCM rất đa dạng với nhiều qui mô khác nhau, nhìn chung bao gồm 7 nguồn được thống kê dưới đây: 5 [...]... chất thải rắn; − Chất thải rắn công sở chiếm tỷ trọng 2,8% tổng lượng chất thải rắn; − Chất thải rắn từ các chợ chiếm 13% tổng lượng chất thải rắn; − Chất thải rắn từ khối thương nghiệp chiếm tỷ trọng 12% tổng lượng chất thải rắn Hình 1.5: Tỉ lệ các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại TP.HCM (BTNMT, 2011) 1.2.3 Khối lượng phát sinh chất thải rắn đô thị Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn. .. LỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HCM Dựa vào hiện trạng phát sinh, cơ sở hạ tầng, quản lý và xử lý chất thải rắn tại Tp .Hồ Chí Minh, một số đánh giá cơ bản được đưa ra như sau: - Sau nhiều năm vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt /đô thị, từ cuối năm 2007 đến nay, thành phố đảm bảo tiếp nhận an toàn và xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn phát sinh tại thành phố, tạo điều... phục hồi và trao đô i chất thải - Cho đến nay, thành phố Hồ C hí Minh đã đạt hầu hết các chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong C hiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đã được thu gom, vận chuyển và xử lý Tuy nhiên, một phần nhỏ chất thải nguy hại và chất thải y tế bị thu... dạng hóa công nghệ xử lý chất thải rắn, tiết kiệm quỹ đất, chất thải được xem như một nguồn tài nguyên Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn thành phố Công nghệ hiện nay được áp dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố chủ yếu là chôn lấp vệ sinh (85% khối lượng) và sản xuất compost (15% khối lượng) Bảng 2.3: Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt... kê thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Một số loại chất thải rắn đô thị như chất thải từ các khu thương mại, xà bần, từ khối thương nghiệp,… trước đây ít nhưng những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao Tỷ trọng nguồn phát sinh cụ thể như sau: − Chất thải rắn từ các hộ gia đình chiếm tỷ trọng 57,91% tổng lượng chất thải rắn; 6 − Chất thải rắn từ đường phố chiếm tỷ trọng... thay đổi, điều chỉnh qui hoạch vị trí các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn, thành phố cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến các hoạt động đầu tư của các nhà máy hiện hữu để định hướng xử lý và có giải pháp phù hợp 2.2 CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG 2.2.1 Thu gom tại nguồn Việc thu dọn, xử lý chất thải rắn xây dựng do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị và các Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích... chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường”, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt mục tiêu qui định của Chính phủ Tuy nhiên tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực tế cao hơn, có thể nói là đạt 100% vào thời điểm thu gom qui định vì một phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải đã được phân loại và tái chế từ các nguồn thải đến bãi chôn lấp và các. .. sở dữ liệu quản lý CTR – 2010 (Sở TNMT TP.HCM) 18 2.1.4.Trung chuyển và vận chuyển Hình 1.1: Sơ đồ thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn tại Tp.HCM Trạm trung chuyển Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 45 trạm trung chuyển chất thải rắn với nhiệm vụ tập trung lượng chất thải rắn từ các xe thu gom dân lập, hợp tác xã, công ty, từ các điểm hẹn Từ các trạm trung chuyển này, chất thải rắn được... mất vẻ mỹ quan đô thị Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng chất thải rắn tiếp nhận chất thải rắn, hầu hết chất thải rắn phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom chất thải rắn trong chợ Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và... công tác quản lý bùn thải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh; − Hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý bùn chưa đầy đủ; − Chưa có nhà máy xử lý quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giải quyết bùn thải phát sinh, các đơn vị thu gom bùn thải nhưng không có địa điểm để xử lý Việc thu gom và xử lý các loại bùn thải khác nhau trên địa bàn Thành phố được thực hiện như sau: Bùn nạo vét cống rãnh − Các tuyến . định số 445/QĐ-TTg, 2009). Như vậy, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất. 2010 (Thành ủy TP.HCM, 2012). Do quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội tại TP.HCM, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ; các khu công nghiệp