Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chất thải của thành phố

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)

t Tên bãi chôn lấp Nhà đầu ư

3.1.2. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chất thải của thành phố

Hiện nay (2011), thành phố Hồ Chí Minh có hai phòng thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Đó là phòng Quản lý Môi trường và phòng Quản lý Chất thải rắn thực hiện công tác quản lý chính sách, quản lý điều hành, cũng như giải quyết các sự vụ, sự cố về môi trường thuộc lĩnh vực nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, bùn hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng và nghĩa trang.

Để thực hiện các chức năng của mình, Phòng Quản lý chất thải rắn phối hợp với (1) các Phòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môi trường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hợp Xử lý Chất thải Thành phố (MBS), và (2) các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn trên địa bàn thành phố, phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện công tác trên hai lĩnh vực chính: (1) quản lý về mặt chính sách (quản lý chính sách), và (2) quản lý về mặt điều hành (quản lý điều hành).

Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại Tp.HCM

Quản lý chính sách

Công tác quản lý chính sách của Phòng bao gồm (1) hướng dẫn (tập huấn) thực hiện nội dung của các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành, (2) tham mưu cho Ủy ban Nhân dân ban hành, hoặc đề xuất ban hành các văn bản pháp qui thuộc thẩm quyền của Thành phố, Sở nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải tại địa phương. Các công việc này bao gồm: xây dựng chiến lược, các định hướng qui hoạch và qui hoạch, các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải căn cứ vào các chiến lược quốc gia, chiến lược của địa phương, qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch ngành (phát triển giao thông, công nghiệp,…), các nghị quyết, chương trình hành động của trung ương và địa phương.

Quản lý điều hành

Quản lý điều hành cần phải có mục tiêu cụ thể, định hướng rõ ràng và kế hoạch chi tiết để thực thi. Để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, phải thực hiện công tác kiểm tra và giám sát (hậu kiểm). Về cơ bản, quản lý điều hành là việc giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến Luật bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w