Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thả

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 45)

t Tên bãi chôn lấp Nhà đầu ư

3.1.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thả

rắn ổn định.

3.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải thải

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động phải dựa trên cơ sở xem xét toàn diện về các mặt đạt được và chưa đạt được của hệ thống quản lý nhà nước trong thời gian qua. Các tồn tại, hạn chế phải được đánh giá theo 2 khía cạnh:

− Tồn tại chủ quan: đó là các hạn chế về chức năng nhiệm vụ, trong công tác quản lý điều hành, quản lý chính sách và trong mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước

− Tồn tại khách quan: việc hạn chế thẩm quyền của thành phố trong công tác quản lý chất thải, việc áp dụng các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành vào trong tình hình cụ thể của thành phố,…

Các măt đạt được

Trong thời gian qua, với việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng tại Tp.HCM đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

Trải qua quá trình xây dự ng và đào tạo, đến nay có thể nói hệ thống cơ quan tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại TPHCM là thống nhất từ cấp thành phố đến quận huyện với tổng số cán bộ phụ trách công tác quản lý là gần 200 người, có trình độ đại học và trên đại học về lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường (trong đó cán bộ cấp Sở phụ trách môi trường trên 50 người, các phòng Tài nguyên và Môi trường của 24 Quận/Huyện có từ 3 – 5 cán bộ phụ trách môi trường, cán bộ phụ trách môi trường trong Ban quản lý các Khu chế xuất khi công nghiệp TPHCM khoảng 8-10 người).

Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn tại thành phố ngày càng đi vào nề nếp, hệ thống xử lý chất thải rắn vận hành đảm bảo khả năng xử lý an toàn toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt trong mọi tình huống. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn từ cấp thành phố đến quận/huyện và phường/xã ngày càng được nâng cao trình độ năng lực và kinh nghiệm.

Các tồn tại, hạn chế

Bên cạnh nhữ ng mặt đạt được, bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện để đáp ứ ng với yêu cầu phát triển của thành phố, cụ thể là:

Tồn tại chủ quan

Bộ máy nhà nước về quản lý chất thải thiếu thống nhất từ cấp thành phố đến quận/huyện, phường/xã: thực tế cho thấy, công tác quản lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu do Phòng Quản lý chất thải rắn thực hiện, đội ngũ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường gần như chỉ tập trung thực hiện các thủ tục về môi trường là chủ yếu (cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, kiểm tra môi trường…). Chức năng về quản lý c hất thải rắn, đặc biệt là giám sát, kiểm tra hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở địa phương chưa được quy định cụ thể trong chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện. Hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố đều chưa có cán bộ chuyên trách môi trường, chỉ có cán bộ địa chính.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND thành phố ban hành năm 2005 đến nay đã không còn phù hợp, cần bổ sung đặc biệt trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Cụ thể là các chức năng, nhiệm vụ sau:

− Thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn; chương trình thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố

− Chương trình đấu thầu “Công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố”;

− Xây dựng đơn giá ngành vệ sinh theo quyết định số 13/2007/QĐ-BXD cho công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác;

− Kêu gọi các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn; − Quản lý các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn;

− Xây dựng các trạm ép rác kín trên địa bàn thành phố; − Triển khai thực hiện dự án CDM;

− Xây dựng các quy hoạch ngành như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, quy hoạch quản lý chất thải nguy hại, quy hoạch quản lý chất thải rắn y tế, quy hoạch nghĩa trang.

Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn chỉ dựa vào nguồn lực chủ yếu từ con người và chính sách mà thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý chất thải rắn một cách bền vững cho thành phố. Với thực tế hiện trạng quản lý đô thị của thành phố có thể khẳng định là trong điều kiện hiện nay (về biên chế và cơ sở vật chất) nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ quản lý tiên tiến với sự hỗ trợ đắc lự c của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường (chất thải) nói riêng sẽ có hiệu quả rất thấp, nếu không muốn nói là không quản lý được, mặc dù có thể tăng biên chế với số lượng khổng lồ.

Việc hạn chế về thẩm quyền của thành phố trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải là một bất cập trong tình hình hiện nay. Với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh (chủ yếu do dân nhập cự với nhiều thành phần xã hội, vị trí, trình độ khác nhau) có ý thức tuân thủ bảo vệ môi trường kém, hành vi xả chất thải bừa bãi ra môi trường xảy ra thường xuyên. Nếu không quy định mới các hành vi vi phạm với mức chế tài nghiêm khắc thì sẽ không đảm bảo được cảnh quan môi trường và nếp sống văn minh đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, bên cạnh các kế hoạch, chương trình, dự án mang tính kỹ thuật về quản lý chất thải thì ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng là một yêu cầu rất quan trọng.

Một trong các vấn đề rất lớn nảy sinh từ thực tế là theo thời gian và theo sự phát triển của thành phố trong hơn 35 năm qua, nhiều ngành kinh tế cũng như nhiều vấn đề xã hội mới xuất hiện dẫn đến số lư ợng các lĩnh vực có yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải ngày càng nhiều, ví dụ như quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất (dân số tăng từ 1,5 triệu dân năm 1975 đến 9,0 triệu dân năm 2010, diện tích thành phố và địa bàn hành chính tăng từ 18 quận/huyện thành 24 quận/huyện, về công nghiệp từ 2.000 cơ sở năm 1975 tăng đến 12.000 cơ sở năm 2010, từ không có khu công nghiệp nào nay có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp, khai thác nước ngầm từ vài trăm giếng năm 1975 nay đã có hàng trăm ngàn giếng đủ các loại công suất, …), các nguồn phát sinh chất thải và các chất ô nhiễm ngày càng nhiều về mặt số lượng và phức tạp về mặt thành phần, các hiện tượng trốn tránh pháp luật ngày càng tinh vi, … nhưng bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường có số lượng nhân sự tăng không đáng kể và cơ sở vật chất còn rất xa mới đạt mức tối thiểu.

Tồn tại khách quan

Ngoài ra, các vấn đề tồn tại chủ quan của hệ thống quản lý Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh nêu trên, các tồn tại khách quan của hệ thống quản lý Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như giữa thành phố và các tỉnh/thành lận cận, giữa thành phố và các cơ quan Trung ương, … cũng cần được đánh giá.

Sự phối hợp hoạt động thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố (Sở, Ban, Ngành), giữa các cơ quan quản lý Nhà nư ớc cấp thành phố và cấp quận/huyện (phòng, ban), và giữa thành phố với các tỉnh/ thành lân cận (Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long) (thiếu “nhạc trưởng” và phương pháp điều hành);

Cấu trúc tổ chức của hệ thống quản lý Nhà nước thay đổi thường xuyên, phân cấp chức năng không rõ ràng và chồng chéo (lĩnh vực quản lý môi trường có 8 Bộ cùng thực hiện); Mà việc quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy nhà nư ớc về quản lý chất thải do các văn bản của Trung ương ban hành.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, chưa nhất quán dẫn đến khó khăn, chồng lấn về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý địa phương khi thực hiện. Ví dụ thực tế tại thành phố là công tác quản lý chất thải rắn hiện nay do ngành tài nguyên và Môi trường thực hiện như ng văn bản pháp luật lại do ngành Xây dự ng tham mư u trình Chính phủ ban hành.

Các nhóm lợi ích đang có xu hướng can thiệp sâu vào hệ thống quản lý Nhà nước;

Lực lượng cán bộ quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

Có thể nói, từ năm 2005 đến nay,nhiều nhiệm vụ mới phát sinh trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Ví dụ việc phát sinh hàng loạt các chương trình mới như: chương trình di dời các cơ sở ô nhiễm, chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, chương trình thu phí vệ sinh, quản lý bùn hầm cầu, quản lý bùn nạo vét kênh rạch, nhà máy/trạm xử lý nước thải và làm vệ sinh mạng lư ới thoát nước, quản lý chất thải xây dựng, ứng phó sự cố môi trường, … đã làm hệ thống quản lý (con người là chủ yếu) ngày càng quá tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 45)