Xử lý và chôn lấp

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 37)

t Tên bãi chôn lấp Nhà đầu ư

2.2.4. Xử lý và chôn lấp

Lượng xà bần tập trung ở các trạm trung chuyển sẽ được vận chuyển về bãi đổ cuối cùng là công trường xử lý Đông Thạnh. Tại đây, xà bần được phân loại. Đối với các loại vật liệu có thể tái sử dụng, nhân viên công trường tách riêng để bán. Còn các loại vật liệu không thể tái sử dụng như bùn nhão, đất sinh…, xe ủi đẩy từng lớp vào hố sụt lún hoặc xúc đổ lên lớp trên đỉnh bãi chôn lấp.

2.3. BÙN THẢI

2.3.1. Thu gom tại nguồn

Công tác thu gom và xử lý bùn thải tại Thành phố hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát một số nguyên nhân cơ bản như sau:

− Chưa có Quy hoạch tổng thể về công tác quản lý bùn thải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh;

− Hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý bùn chưa đầy đủ;

− Chưa có nhà máy xử lý quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giải quyết bùn thải phát sinh, các đơn vị thu gom bùn thải nhưng không có địa điểm để xử lý.

Việc thu gom và xử lý các loại bùn thải khác nhau trên địa bàn Thành phố được thực hiện như sau:

Bùn nạo vét cống rãnh

− Các tuyến cống cấp 4 do các Công ty Dịch vụ Công ích – Công ty Công trình Công cộng Quận/Huyện chịu trách nhiệm nạo vét, thu gom.

− Các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 do Công ty Thoát nước Đô thị chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom.

− Các tuyến kênh cấp 1 sẽ do chủ đầu tư các dự án cải tạo, nạo vét kênh mư ơng chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom.

Đa phần các loại bùn nạo vét nêu trên không nhiễm các thành phần chất thải nguy hại, hiện tại các loại bùn này chưa được xử lý đúng cách, chủ yếu dùng để san lấp các khu đất trũng và lưu chứa tạm thời tại các khu vực trong Thành phố.

Bùn thải không nhiễm chất thải nguy hại có nguồn gốc hữu cơBùn hầm cầu

Hiện nay trên địa bàn Thành phố tồn tại một lực lư ợng thu gom – hút bùn hầm cầu khoảng 120 xe (theo số liệu đã đăng ký với Sở TNMT), lực lượng này sẽ hợp đồng trực tiếp với các hộ dân để hút bùn và vận chuyển lên Nhà máy xử lý bùn hầm cầu của Công ty Phân bón Hòa Bình.

Bùn thải nguy hại

Bùn thải nguy hại sẽ đư ợc quản lý theo chất thải nguy hại, các đơn vị phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường cấp phép để tiến hành xử lý. Công nghệ xử lý chủ yếu là đốt tại lò đốt 2 cấp và tro được hóa rắn lưu giữ chờ chôn lấp an toàn.

2.3.2. Tái sử dụng và tái chế

− Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế

− Bùn nạo vét kênh rạch: hiện tại các đơn vị có đổ chờ khô để san lấp tuy nhiên vẫn chưa quản lý được vị trí đổ cũng như thành phần bùn

− Bùn từ hoạt động xây dựng: chưa quản lý được

− Bùn hầm cầu: Công ty Hòa Bình đã tái chế làm phân bón

2.3.3. Xử lý và chôn lấp

Hiện tại việc xử lý bùn nạo vét cống rãnh trên địa bàn Thành phố vẫn chưa được thực hiện tốt, thông thường các đơn vị nạo vét thu gom thường tự tìm kiếm các địa điểm ở địa phương để san lấp và đổ, hiện nay chưa có khu vực nào trên địa bàn Thành phố có được nhà máy tiếp nhận và xử lý ngoài Công ty Phân Bón Hòa Bình tiếp nhận và xử lý bùn hầm cầu. Công nghệ hiện nay trong việc xử lý bùn thải vẫn còn lạc hậu, thủ công, phương tiện vận chuyển chủ yếu được sử dụng các phương tiện không phải chuyên dùng, thường xảy ra rơi vãi và phát tán ô nhiễm trong quá trình vận chuyển

Do Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn và có nhữ ng đặc thù riêng biệt nên cần phải có những quy định cụ thể và chi tiết đối với lĩnh vực quản lý bùn thải trên địa bàn Thành phố. Hiện nay chưa có quy định về quản lý bùn thải các loại trên địa bàn thành phố và chưa có quy định về việc hành nghề thu gom vận chuyển bùn thải (trừ bùn hầm cầu) và tiêu chuẩn phương tiện kỹ thuật vận chuyển bùn thải.

2.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HCM CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HCM

Dựa vào hiện trạng phát sinh, cơ sở hạ tầng, quản lý và xử lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, một số đánh giá cơ bản được đưa ra như sau:

- Sau nhiều năm vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt/đô thị, từ cuối năm 2007 đến nay, thành phố đảm bảo tiếp nhận an toàn và xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn phát sinh tại thành phố, tạo điều kiện để tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới (sản xuất compost hiếu khí/kị khí và sản xuất phân hữu cơ, đốt/hóa khí kết hợp phát điện, sản xuất vật liệu xây dựng, …) theo hướng tái

chế, tái sử dụng và giảm khối lượng chất thải ra bãi chôn lấp nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, với khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, thành phố cần qui hoạch định hướng công nghệ nhằm tiết kiệm quỹ đất đồng thời xác định khu vực để xử lý chất thải rắn trong tương lai sao cho không chỉ phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ mà còn đảm bảo trật tự xã hội và an ninh trong quản lý chất thải rắn;

- Thống kê cũng cho thấy khoảng 55% phương tiện thu gom vận chuyển chất thải rắn có hệ thống thu gom nước rỉ chất thải rắn trên xe, điều này đảm bảo cho nước rỉ chất thải rắn không phát tán ra ngoài, tuy nhiên, còn lại đến 45% là không có hệ thống thu gom nước rỉ chất thải rắn. Như vậy, vẫn còn một lượng lớn xe không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường vẫn đang hoạt động. Cự ly bình quân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố Hồ Chí Minh về các bãi chôn lấp (khu liên hợp Tây Bắc và Đa Phước) hiện nay, cụ thể như sau: Phước Hiệp 47,66 km; Đa Phước 29,08 km; Vietstar 50,17 km. Do đó, cần đổi mới phương tiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thành phố và từng bước xã hội hóa lĩnh vực này bằng cách đấu thầu cung ứng dịch vụ này. Bên cạnh đó, việc định hướng quy hoạch các Khu Liên hợp xử lý cần xem xét đến cự ly vận chuyển nhằm chuẩn bị ngân sách thành phố trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Vị trí đầu tư xây dựng và các vấn đề về môi trường tại các trạm trung chuyển và bô rác hiện nay luôn là khó khăn cần giải quyết hiện nay cũng như trong tương lai. Không chỉ các bô rác hở gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các trạm trung chuyển và ép rác kín đôi khi cũng xảy ra các vấn đề về mùi hôi, đặc biệt là lượng xe đẩy tay tập trung về trạm trung chuyển vào thời gian ban đêm. Hiện nay, trong tổng số 45 trạm trung chuyển và bô rác, có đến 33 trạm trung chuyển loại 3 và 4, đây là trạm trung chuyển dạng hở hay còn gọi là bô rác hở (73%). Do đó, cần tạo quỹ đất và tập trung thay thế các bô rác hở bằng các trạm ép rác kín với công nghệ tiên tiến. Ngoài ra cũng cần thiết xã hội hóa đầu tư xây dựng hạng mục này theo xu hướng Trạm trung chuyển kết hợp trao đổi và tái chế chất thải.

- Số lượng điểm hẹn của từng quận/huyện phù thuộc vào qui trình, nhân lực và phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc quét dọn vệ sinh của từng địa bàn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến 71% điểm hẹn bị ô nhiễm do mùi hôi và bụi. Số liệu thống kế cũng trình bày xu hưởng giảm dần số lượng điểm hẹn từ năm 2009 đến 2010. Việc giảm số lượng vị trí điểm hẹn sẽ tác động đến các vấn đề như cự ly thu gom, vận chuyển, số lượng trạm trung chuyển hoặc định hướng quy hoạch tuyến thu gom dọc tuyến (thay các điểm hẹn).

- Lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập chiếm 60% tuyến thu gom. Lực lượng này được hình thành một cách tự phát từ trước năm 1975. Việc quản lý lực lượng này được Nhà nước giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân phường/xã thực hiện theo Quyết định số 5424/QĐ-UBND ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân

thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, việc quản lý lực lượng này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để chế tài hoặc xử phạt khi cần thiết. Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu điều chỉnh Quyết định này để tăng cường hiệu quả quản lý. Quản lý hiệu quả lực lượng này là cơ sở triển khai các định hướng quy hoạch trong tương lai, như xã hội hóa hệ thống thu gom tại nguồn, triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, chương trình thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường, quản lý hiệu quả các trạm trung chuyển hoặc trung tâm phục hồi và trao đổi chất thải.

- Cho đến nay, thành phố Hồ C hí Minh đã đạt hầu hết các chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong C hiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn. 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đã được thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, một phần nhỏ chất thải nguy hại và chất thải y tế bị thu gom, vận chuyển và xử lý theo con đường của chất thải rắn sinh hoạt. Và toàn bộ lượng bùn thải (ước tính 3.000 tấn/ngày) của thành phố chưa được xử lý, như ng do mức độ gây ô nhiễm thấp nên ít được chú ý.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w