1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình cho vay dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại nhtmcp công thương việt nam-chi nhánh đà nẵng

57 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 539 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Chi nhánh Đà Nẵng Bảng 2: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua hai năm 2007-2008 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động

Trang 1

Đề tài: QUY TRÌNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ

NẴNG

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là của riêng tôi, do tôi tham khảo, thu thập và tự làm.Một số ý tưởng lấy từ một số tài liệu tham khảo ở cuối đề tài Các số liệu do ngânhàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng cung cấp

Sinh viên

NGUYỄN VÂN

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, trong xu hướng nền kinh tế toàn cầu đang phát triển, các sản phẩmhàng hóa ngày được cung cấp một cách đa dạng và phong phú trên thị trường, cácdoanh nghiệp làm ăn ngày càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng Bên cạnh đóthì việc thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệpvừa và nhỏ phải đi vay ở các ngân hàng thương mại (NHTM) để đáp ứng nhu cầu vềvốn của mình Việc đi vay vốn như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua đượcnhững khó khăn về mặt tài chính, giải quyết được nhu cầu về vốn để sản xuất đượcphát triển, mở rộng Tuy nhiên cho vay phải có đảm bảo, có thể bằng tài sản hoặckhông bằng tài sản, mà chủ yếu là cho vay có đảm bảo bằng tài sản Trong cho vay cóđảm bảo bằng tài sản, tỉ trọng của cho vay thế chấp là lớn nhất, và mang lại nguồn thunhập lớn cho ngân hàng Do đó để tăng cường hiệu quả hoạt động tại ngân hàng CôngThương (NHCT) Chi nhánh Đà Nẵng, công tác cho vay, mà đặc biệt là công tác chovay thế chấp cần phải được hoàn thiện Do đó em đã chọn để nghiên cứu về đề tài

“Hoàn thiện công tác cho vay thế chấp tại ngân hàng Công Thương Chi nhánh

Đà Nẵng”

Mục đích nghiên cứu:

Nhằm mục đích tìm hiểu, đi sâu vào thực tế, hiểu rõ hơn về tình hìnhcho vay thế chấp tại NHCT Chi nhánh Đà Nẵng trong hai năm 2007-2008 và từ đó cónhững giải pháp, đề xuất để nâng cao hiệu quả trong cho vay thế chấp tại ngân hàng

Trang 3

Phương pháp nghiên cứu:

Với cách tiếp cận đơn giản, đi theo một quy trình cụ thể, dùng phương phápphân tích, logic diễn giải, so sánh đồng thời có sử dụng một số mô hình, bảng biểu đểhoàn thiện đề tài của mình

Kết cấu đề tài:

Đề tài được chia làm ba chương với việc đi từ những cơ sở lý luận đến việc đivào thực trạng cho vay thế chấp và sau đó có những giải pháp, đề xuất để nâng caohiệu quả công tác cho vay thế chấp tai NHCT Chi nhánh Đà Nẵng Cụ thể:

 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác cho vay thế chấp tài sảncủa NHTM

 Chương 2: Thực trạng cho vay thế chấp tại NHCT Chi nhánh ĐàNẵng

 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác cho vay thế chấp tạiNHCT Chi nhánh Đà Nẵng

Em chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Vang đã tận tình hướng dẫn để emhoàn thành tốt chuyên đề này, dồng thời em cũng cám ơn các anh chị tại ngân hàngCông Thương Chi nhánh Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành chuyên

đề này

Trong quá trình hoàn thành đề tài, với những hiểu biết còn hạn chế, lượng kiếnthức còn hạn hẹp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em kính mong thầygóp ý và sửa đổi giúp em để bài viết của em đạt được kết quả tốt hơn

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Chi nhánh Đà Nẵng

Bảng 2: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua hai năm 2007-2008

Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4: Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo

Bảng 4: Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo

Bảng 5: Tình hình cho vay thế chấp theo thời hạn

Bảng 6: Tình hình cho vay thế chấp theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 7: Tài sản thế chấp của khách hàng mà ngân hàng đang giữ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM KẾT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

Chương I: Một số vấn đề lý luận về công tác cho vay thế chấp tài sản của NHTM 8

1.1 Tín dụng ngân hàng 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.1.2.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng 9

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích cho vay 9

1.1.2.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm 10

1.1.2.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả 10

1.1.2.5 Phân loại theo xuất xứ tín dụng 11

1.1.2.6 Phân loại theo phạm vi cho vay 11

1.1.3 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 11

1.1.3.1 Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn 11

Trang 6

1.1.3.2 Vốn vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử

dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả 11

1.1.3.3 Vốn vay phải được đảm bảo 12

1.2 Công tác cho vay thế chấp tài sản 12

1.2.1 Cho vay thế chấp tài sản 12

1.2.1.1 Khái niệm về cho vay thế chấp tài sản 12

1.2.1.2 Phân loại cho vay thế chấp tài sản 12

1.2.1.3 Đặc điểm của tài sản đảm bảo trong cho vay thế chấp tài sản 13

1.2.1.4 Các rủi ro trong cho vay thế chấp tài sản và các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro 14

1.2.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay thế chấp tài sản 19

Chương II: Thực trạng công tác cho vay thế chấp tài sản tại ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 25

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2 Mô hình tổ chức Vietinbank Đà Nẵng 26

2.1.2.1 Chức năng,nhiệm vụ của chi nhánh 26

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 27

2.1.3 Môi trường kinh doanh 29

2.1.3.1.Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 29

2.1.3.2.Đối thủ cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng 30

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng trong hai năm 2007-2008 30

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn 30

2.1.4.2 Tình hình cho vay 32

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 33

2.2 Thực trạng cho vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 36

Trang 7

2.2.1 Quy định chung về cho vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng Công Thương

Chi nhánh Đà Nẵng 36

2.2.2 Phân tích tình hình cho vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 36

2.2.2.1 Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại Chi nhánh trong 2 năm 2007 – 2008 36

i Phân tích tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo 36

ii Phân tích tình hình cho vay thế chấp theo tài sản đảm bảo 39

iii Phân tích tình hình cho vay thế chấp theo thời hạn 40

iv Phân tích tình hình cho vay thế chấp theo ngành nghề kinh doanh 42

v Phân tích tình hình xử lý khoản cho vay có vấn đề bằng tài sản thế chấp 44

vi Tình hình xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng khi khách hàng không trả được nợ vay 46

2.2.2.2 Đánh giá tình hình cho vay thế chấp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 47

i Những thành công đã đạt được 47

ii Một số mặt hạn chế 47

Chương III: Một số vấn giải pháp hoàn thiện công tác cho vay thế chấp tại ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng 50

3.1 Định hướng công tác cho vay thế chấp trong thời gian tới 50

3.2 Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác cho vay thế chấp tài sản 50

3.2.1 Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay thế chấp 50

3.2.2 Thu hút khách hàng mới, tăng sự tín nhiệm đối với khách hàng cũ 51

3.2.3 Thực hiện đúng quy trình tín dụng 52

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53 3.2.5 Nâng cao chất lượng thông tin trong cho vay thế chấp

Trang 8

để hạn chế rủi ro 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 9

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHO

VAY THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA NHTM

1 1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm

Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể được hiểu là một giao dịch về tài sảntrên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể, hoặc là phương thức dịch chuyển tài sản từquỹ của người cho vay sang người đi vay Căn cứ vào các chủ thể tham gia trong quan

hệ tín dụng, ta có các loại tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tíndụng hợp tác, tín dụng quốc tế, trong đó, tín dụng ngân hàng là phổ biến nhất về quy

mô cũng như về phạm vi hoạt động

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể kháctrong nền kinh tế xã hội Ngân hàng đóng vai trò trung gian, vừa là người đi vay vừa

là người cho vay

Về mặt hình thức, tín dụng ngân hàng là sự vay mượn giữa ngân hàng và người

đi vay là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

Về mặt nội dung kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụngmột lượng giá trị ( có thể biểu hiện bằng tiền hoặc phi tiền ) từ chủ thể này sang chủthể khác với điều kiện phải hoàn trả theo thỏa thuận giữa hai bên Nội dung chính của

sự thỏa thuận đó là: thời hạn trả, số tiền trả, cách thức trả

Theo luật ngân hàng các nước, tín dụng: cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất

cứ động thái nào qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho người khác dùng hoặccam kết bằng chữ kí của người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thutiền Định nghĩa này nêu lên ba trường hợp: cho vay ứng trước, cho vay dựa trênchuyển nhượng trái quyền, cho vay qua chữ kí

Trang 10

1 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

1.1.2.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn:

Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bùđắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhucầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

Tín dụng trung hạn:

Là loại tín dụng có thơi hạn từ 1 đến 5 năm Tín dụng trung hạn thường được sửdụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hay đổi mới thiết bị, công nghệ, mởrộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời gian thu hồivốn nhanh

Tín dụng dài hạn:

Là loại tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên và thời hạn tối đa có thể lên đến 20,

30 năm, 40 năm Tín dụng dài hạn thường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dàihạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựngcác xí nghiệp mới

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích cho vay

Cho vay bất động sản

Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đấtđai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Cho vay công nghiệp và thương mại

Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp tronglĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Cho vay nông nghiệp

Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

Cho vay các định chế tài chính

Bao gồm cấp tín dụng cho các Ngân hàng, các công ty tài chính, công ty cho thuêtài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác

Trang 11

Cho vay cá nhân

Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm các vậtdụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trãi các chi phí thông thường của đờisống

Cho thuê tài chính

Đây là hình thức cho thuê bất động sản như nhà cửa máy móc do khách hàngkhông đủ tiền để mua nên phải thuê ngân hàng và tiến hành trả dần giá trị tài sản theohợp đồng đã thõa thuận với ngân hàng Khi giá trị tài sản trả xong khách hàng đượcquyền sở hửu tài sản đó, trong thời hạn chưa trả hết nợ thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữucủa ngân hàng

1.1.2.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản

Là khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản của người đi vay hoặc bảo đảm hoặcbảo lãnh của người thứ ba

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản

Là khoản cho vay dựa trên uy tín, khả năng tài chính của người vay, tính chất khảthi và mức độ hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc của dự án đầu tư

1.1.2.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả

Cho vay có thời hạn

Là loại cho vay có thỏa thuận thời trả nợ cụ thể theo hợp đồng Cho vay có thờihạn bao gồm:

+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ: là loại cho vay thanh toán một lần theothời hạn đã thỏa thuận

+ Cho vay có nhiều kỳ trả nợ cụ thể (cho vay trả góp) là loại cho vay mà kháchhàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ

+ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, việc trả nợchỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay

Cho vay không có thời hạn cụ thể

Trang 12

Là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu hay người đi vay tự nguyện trả nợbất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể đượcthỏa thuận trong hợp đồng.

1.1.2.5 Phân loại theo xuất xứ tín dụng

Cho vay trực tiếp

Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trựctiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng

Cho vay gián tiếp

Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hay chứng

từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán

1.1.2.6 Phân loại theo phạm vi cho vay

Cho vay trong nước

Là hình thức cho vay diễn ra giữa các chủ thể trong một quốc gia với nhau

Cho vay quốc tế

Là hình thức cho vay thể hiện quan hệ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp trongnước với các quốc gia hay các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế

1.1.3 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng

1.1.3.1 Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn

Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫnlãi đầy đủ và đúng hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản và hoạt động có lãi

1.1.3.2 Vốn vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng

mục đích và hiệu quả

Mục đích của tín dụng ngân hàng là thông qua các hoạt động cho vay để thúc đẩyđời sống kinh tế xã hội phát triển Ngân hàng không cho vay để thực hiện các hoạtđộng kinh doanh trái phép, trái chức năng Nguyên tắc vốn vay phải có mục đích sửdụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả để ngân hàng có thể tậptrung quản lý, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và giúp giảm thiểurủi ro cho vay

Trang 13

1.1.3.3 Vốn vay phải được đảm bảo

Nguyên tắc vốn vay phải được đảm bảo được đưa ra nhằm để đảm bảo quan hệcân đối tiền hàng, tôn trọng quy luật lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho sự vận độngtín dụng nói riêng và của đồng vốn nói chung gắn liền với quá trình vận động của nềnkinh tế, tránh được lạm phát tín dụng, mất ổn định trong nền kinh tế, mặt khác nhằmgiảm bớt rủi ro cho ngân hàng, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, đảm bảotiền vay sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng

1 2 Công tác cho vay thế chấp tài sản

1.2.1 Cho vay thế chấp tài sản

1 2.1.1 Khái niệm về cho vay thế chấp tài sản

Cho vay thế chấp tài sản là loại hình cho vay trong đó người đi vay dùng tài sảnthuộc sở hữu của mình là bất động sản hoặc là quyền sử dụng đất hợp pháp để vaymột số tiền nhất định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay Nếu khi đến hạn

mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không hết nợ cho ngân hàngcho vay thì ngân hàng cho vay được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ

1 2.1.2 Phân loại cho vay thế chấp tài sản

Căn cứ vào nội dung pháp lý, cho vay thế chấp được chia làm hai loại :

 Thế chấp pháp lý: Theo hình thức này, khi người đi vay không thanhtoán được nợ ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê với tư cách là ngườichủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tung để nhờ can thiệp của tòa án

 Thế chấp công bằng: Là hình thức thế chấp mà trong đó ngân hàng chỉnắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đểbảo đảm cho món vay Khi người đi vay không thức hiện nghĩa vụ theo hợp đồng,việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vayhoặc nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu có tranh chấp

Căn cứ vào số lần thế chấp thì thế chấp chia làm hai loại:

 Thế chấp thứ nhất: Là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợthứ nhất Tức là việc sử dụng một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khoản vay và thếchấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại gọi là thế chấp thứ nhất

Trang 14

 Thế chấp thứ hai: Là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụngphần giá trị chệnh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được bảođảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.

Căn cứ vào tính chất của bất động sản:

 Thế chấp toàn bộ bất động sản: Đối với loại thế chấp này các vật phụgắn với BĐS cũng thuộc tài sản thế chấp

 Thế chấp một phần BĐS : Trong hợp này, vật phụ gắn với BĐS khôngđược tính vào tài sản thế chấp, nếu hai bên không có thỏa thuận riêng

Căn cứ vào nguồn gốc vốn của tài sản thế chấp

 Thế chấp trực tiếp : Là hình thứ thế chấp mà tài sản thế chấp do vốnvay tạo nên

 Thế chấp gián tiếp : Là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp

và tài sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau

1 2.1.3 Đặc điểm của tài sản đảm bảo trong cho vay thế chấp tài sản

Tính cố định: Nhờ tính cố định mà khi nhận BĐS làm tài sản thế chấp, cácngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau chovay; cũng không tốn thêm các chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản

Tính thanh khoản: Tính thanh khoản và khả năng xử lý tài sản thế chấp làBĐS khi khách hàng không trả được nợ vẫn cao hơn nhiều tài sản khác nhờ tính khankiếm và sự phát triển của thị trường BĐS

BĐS là những tài sản ít hao mòn: Trong khi các tài sản khác, giá trị và giátrị sử dụng thường giảm, có thể giảm rất nhanh theo thời gian, thậm chí, giá trị của tàisản có thể giảm từ 10% đến 20% ngay sau khi nhận thế chấp như xe cộ, máy mócthiết bị

Giá chuyển nhượng BĐS trong thực tế chứng minh luôn tăng trong dàihạn do đặc tính khan hiếm, mặc dù, trong ngắn hạn dưới sự tác động của khủng hoảngnhà đất, chu kỳ kinh tế, các qui định của chính quyền hoặc những nguyên nhân khác

có thể sụt giảm ở một số khu vực, một số phân khúc thị trường

Trang 15

BĐS là một trong số những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sởhữu/sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó mà việc xác nhận chủ sở hữu/sử dụng tương đối dễdàng Bất kỳ một sự thay đổi như mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sửdụng theo qui định đều phải qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm Hệ thốngpháp luật liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu, sử dụng, giao dịch dù còn nhiềubất cập song vẫn được đánh giá là khá đầy đủ so với các qui định trong các lĩnh vựckhác.

1 2.1.4 Các rủi ro trong cho vay thế chấp tài sản và các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

a Các rủi ro trong cho vay thế chấp tài sản

Rủi ro do nguyên nhân khách quan

 Rủi ro từ nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam còn sơ khai, chịu ảnhhưởng của thời tiết, mang tính thời vụ, bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới, như biếnđộng giá cả, suy thoái kinh tế toàn cầu…

 Rủi ro từ tính đặc thù của cơ chế tín dụng: Theo quy định hiện nay, đốivới các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phần lớn chỉ thế chấp tài sảnhình thành từ vốn vay nên chưa nâng cao trách nhiệm trả nợ của chủ đầu tư

Rủi ro do nguyên nhân chủ quan

 Rủi ro từ phía khách hàng vay vốn:

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Thói quen ghi chépđầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuânthủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp (nhất làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ) cung cấp khi vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hìnhthức Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh một số doanh nghiệp còn hạn chế dẫnđến việc đầu tư kém hiệu quả Do đạo đức của người vay kém, cố tình chây ỳ chiếmdụng vốn, lừa đảo chiếm dụng vốn

Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh cònđang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin

Trang 16

kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khảnăng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để đượcvay vốn Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo,hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ.

Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nênbấp bênh Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc vàlãi đúng hạn rất khó xảy ra,rủi ro tín dụng xuất hiện

Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã uỷ quyền và bảo lãnh cũng là mộtnguyên nhân dẫn đến rủi ro cho NHTM Một số công ty, tổng công ty đứng ra bảolãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM đểtránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính.Khi đơn vị vay vốn mất khảnăng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay

 Rủi ro từ phía ngân hàng:

Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tíndụng của ngân hàng tăng lên.Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọnkhách hàng kém kỹ càng,khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụngkhoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trìnhtín dụng bị lơi lỏng

Trình độ cán bộ hạn chế, nhất là cán bộ tín dụng người trực tiếp nhận hồ sơkhách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng như dự án vay vốn.Vì vậy nếutrình độ cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận cho vaynhững khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt

Quy chế cho vay chưa chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến choNHTM gặp phải rủi ro tín dụng.Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp cũng là vấn đềrất lớn, hiện nay đang là vấn đề nổi cộm trong quy chế tín dụng tại các NHTM

Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTMkhiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn Hơn nữa, nhiều

Trang 17

NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp nhữngkhoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn.

Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về NHTM gây ra rủi ro tín dụngnhư chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong NHTM, cơ cấu tổ chức và quản lýđội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ

Tình hình đánh giá tài sản thế chấp của NHTM: Trước hết chúng ta cần nói đến

việc đánh giá sai lầm tài sản thế chấp Tuy nhiên vấn đề thẩm định, đánh giá tài sảnthế chấp là một vấn đề không đơn giản, nếu đánh giá sai Ngân hàng có thể gặp rủi ro.Một số nguyên nhân dẫn đến đánh giá sai tài sản :

- Không nắm bắt được giá cả thị trường của tài sản cầm cố, thế chấp nên địnhgiá cao hơn giá thực tế Khi xảy ra trường hợp phát mại tài sản thì giá trị tài sản thếchấp thấp hơn định giá của Ngân hàng, dẫn đến số tiền thu được từ tài sản cầm cố, thếchấp không trang trải được nợ vay và các chi phí phát sinh

- Tài sản thế chấp không chuyên dụng trên thị trường như thiết bị chuyên củamột dây chuyền công nghệ nào đó, do đó khi xảy ra phát mại phải mất một thời giandài mới tìm ra người tiêu thụ, dẫn đến chi phí phát sinh lớn và vốn của ngân hàng bịkẹt

- Không dự đoán được thị hiếu và giá cả tương lai của tài sản cầm cố, thế chấp

do không theo dỏi nắm bắt thường xuyên sự biến động giá cả của loại tài sản đó, nênkhi xảy ra phát mại tài sản có thể bị hạ, tiền thu được từ việc phát mại không trang trảiđược nợ vay

- Một số trường hợp đối với tài sản thế chấp là máy móc thiết bị so với tỷ lệngân hàng xác định khấu hao lúc cho vay đến lúc xảy ra trường hợp bị phát mại tàisản đã bị hao mòn trước thời hạn do bị khai thác quá công suất nên giá trị còn lạikhông đủ thanh toán nợ vay

b Các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Nhận dạng rủi ro:

Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro

Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình

Trang 18

xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp thông qua phântích đặc thù của hoạt động cho vay và quy trình hoạt động của nó Đây là bước rấtquan trọng vì nó sẽ phải xác định được đối tượng rủi ro cụ thể cần quản trị, nhữnghoạt động hay điều kiện tạo nên hay làm gia tăng khả năng tổn thất hoặc lợi ích thôngqua việc nghiên cứu xem xét môi trường hoạt động của ngân hàng nhằm theo dõi cácrủi ro đang có, nhận dạng các rủi ro mới trước đó chưa từng phát hiện và xem xét quyluật xảy ra rủi ro Đây là quá trình xác định liên tục và có hệ thống, đòi hỏi nhà quảntrị phải theo sát quy trình cho vay và quy chế chính sách tín dụng của ngân hàngmình.

Đánh giá rủi ro:

Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro Nhưng việc quan trọngsau là phải đánh giá được rủi ro, biết được rủi ro đó tập trung chủ yếu ở rủi ro nào,biết được tần suất xuất hiện, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ítnghiêm trọng hơn… để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp

Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kĩ thuật, công cụ, chiến lược… đểngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu rủi ro Đây là quá trình đòi hỏi sự linh hoạt, sángtạo của người quản trị bởi kiểm soát rủi ro là cả một nghệ thuật

Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểmsoát nội bộ, trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro Chiphí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lạithấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận caonhưng rủi ro cũng có thể cao Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chiphí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn cácthủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm:

 Biện pháp né tránh rủi ro:

Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làmphát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra Thông qua việc tập trung vào nguy cơ chínhgây ra rủi ro, đồng thời xem xét môi trường gây ra rủi ro và sự tương tác giữa môi

Trang 19

trường và nguy cơ đó, qua đó áp dụng các phương tiện, các hình thức, quy trình chovay hợp lý thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân cácphương tiện, các hình thức, quy trình đó sẽ hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thểđược Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà quản trị phải chủ động theo sát quá trìnhcho vay để có thể kịp thời phát hiện những khả năng rủi ro có thể xảy ra để có kếhoạch phòng ngừa thích hợp Chẳng hạn như thiết lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dựphòng Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp:

+ Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra: Đối với những khách hàng đãthấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháptốt nhất là né tránh, từ chối cho vay

+ Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro: Đối với nhữngkhoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng

có thể xem xét, cân nhắc để cho vay

 Biện pháp giảm thiểu tổn thất, sự mất mát do rủi ro cho vay gây ra: Đây

là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra Nhữngbiện pháp này có thể được đề ra trước hoặc sau khi tổn thất xuất hiện Biện pháp nàynhằm xử lý kịp thời, thu hồi, cứu vãng những tài sản còn sử dụng được (như qua tàisản thế chấp) hoặc các khoản nợ có thể thu hồi

Tài trợ rủi ro:

Xuất phát từ bản chất của hoạt động cho vay là đã cho vay là có chứa đựng rủi ro,tuy nhiên vì đây thuộc loại rủi ro suy đoán nên ngân hàng phải cân nhắc giữa cơ hộitạo ra lợi nhuận và nguy cơ xảy ra tổn thất để chấp nhận một mức rủi ro hợp lý vớimong muốn thu được lợi cao nhất Khi đã chấp nhận rủi ro thì phải dự trù về nguồntài trợ (nguồn tài chính) để khi rủi ro xảy ra thì khắc phục kịp thời nhằm bù đắp nhữngtổn thất mất mát Các cách thức tài trợ rủi ro đó là:

 Tự khắc phục rủi ro:

Đây là phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro thông qua việc lưu giữ tổn thất Đây

là hình thức ngân hàng chấp nhận chịu đựng tổn thất xảy ra qua việc ngân hàng sẽ tựmình thanh toán các khoản tổn thất nếu rủi ro xảy ra Việc lưu giữ có thể thực hiện

Trang 20

một cách chủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro, hoặc lưu giữ một cách bị động, không có kế hoạch, nếu tổn thất xảy ra

sẽ được trừ vào thu nhập, nếu thiếu phải dùng tài sản tự có hay vay để bù đắp Thôngthường thì ngân hàng đã xác định được những rủi ro có thể xảy ra thì họ chủ động lưugiữ, việc này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy

ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, tuy nhiên nhược điểm của nó là làm cho nguồnvốn của ngân hàng không được sử dụng tối ưu Còn lưu giữ bị động chỉ xảy ra khingân hàng không xác định được hết các rủi ro có thể xảy ra nên vô tình đã lưu giữ tổnthất, việc này dễ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bù đắp tổn thất do việc thiếuhụt nguồn tài trợ, có thể làm lợi nhuận của ngân hàng giảm sút

 Chuyển giao rủi ro:

Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thấtxảy ra Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm hoặc cho ngân sách nhà nước nếu đó

là những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ

1 2.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay thế chấp tài sản

i Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

 Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:

 Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng (CBTD)hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định củaNHCT mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và và tư vấn việc thiết lập

hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay

 Đối với khách hàng đã có quan hệ TD: CBTD hướng dẫn khách hànghoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ

 Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáotrưởng phòng tín dụng (TPTD) và tiếp tục hoàn thành các bước trong quy trình Nếu

hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ

ii Thẩm định các điều kiện vay vốn

 Kiểm tra hồ sơ vau vốn và mục đích vay vốn

Trang 21

 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sảnxuất kinh doanh/dự án đầu tư.

 Kiểm tra, xác minh thông tin

 Tiến hành phân tích ngành

 Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

 Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu các khoản vay được phê duyệt

 Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

 Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

CBTD thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể của NHCTViệt Nam

iii Xác định phương thức cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, giám sát sử dụng vốncủa NHCT

iv Xem xét khả năng hoàn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

 Xem xét khả năng hoàn vốn: CBTD cùng TPTD phối hợp với phòng, bộphận phụ trách nguồn vốn để cân đối nguồn vốn đối với khoản vay lớn, dự tính khảnăng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài

 Xác định lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay = chi phí vốn + chi phí rủi ro TD + tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng

Trang 22

v Lập tờ trình thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả các nội dung trên CBTD phải lập tờ trình thẩm định cho vaylên TPTD Tùy theo từng phương án kinh doanh/dự án đầu tư cụ thể, CBTD lựa chọnlinh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính

và khả năng trả nợ phương án kinh doanh/dự án đầu tư của khách hàng để thẩm địnhTD

vi Tái thẩm định khoản vay

 Tổng giám đốc NHCT Việt Nam quy định giá trị khoản vay cần tái thẩmđịnh theo từng thời kỳ Tuy nhiên đối với những khoản vay dưới mức quy định nàycủa tổng giám đốc nhưng có tính phức tạp, giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyếtđịnh tiến hành tái thẩm định khoản xin vay

 Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩmđịnh gốc và không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đốivới món vay trung dài hạn

vii Trình duyệt khoản vay

 CBTD: Trình tờ trình thẩm định/tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoảnvay cho TPTD và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ kháchhàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định

 TPTD: Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiệncho vay, tài sản đảm bảo theo quy định hiện hành Sau đó trình giám đốc ngân hàngcho vay phê duyệt và chịu trách nhiệm trước giám đốc ngân hàng cho vay về tính đầy

đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trìnhthẩm định do CBTD trình bày

 Giám đốc NHCT: Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tratoàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định do TPTD trình Phê duyệt khoản vay khi khoảncho vay thuộc quyền phán quyết và khi khách hàng, phương án kinh doanh/dự án đầu

tư đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và NHCTViệt Nam

Trang 23

viii Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

 Soạn thảo hợp đồng: Khi khoản vay đã được phê duyệt, CBTD soạn thảohợp đồng TD và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp để trình TPTD kiểm tra.Trường hợp cần thiết phải tham khảo của phòng/tổ pháp chế của NHCT hoặc thuê luật

sư bên ngoài

 Ký kết hợp đồng TD, hợp đồng đảm bảo tiền vay:

TPTD kiểm tra lại toàn bộ các điều khoản hợp đồng TD, hợp đồng đảm bảo tiềnvay theo đúng các nội dung và điều kiện đã được duyệt, sau đó ký tắt vào tất cả cáctrang để trình giám đốc ngân hàng cho vay

Giám đốc ngân hàng cho vay chỉ được ký hợp đồng TD, hợp đồng đảm bảo tiềnvay khi nội dung các hoạt động này tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật vàNHCT Việt Nam

 Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

Việc giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo được thực hiện theo hướng dẫn về

“Đảm bảo tiền vay” Đối với việc nhập kho giấy tờ và tài sản đảm bảo thì CBTD chịutrách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và tài sản đảm bảo, phối hợp với các cán bộ liênquan thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản đảm bảo của NHCT Việt Nam

Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hợp đồng TD, hợp đồng đảm bảo tiền vay: Sau

khi làm thủ tục giao nhận tài sản, CBTD kiểm tra lại các loại giấy tờ đã được ký kết

Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo: CBTD cùng khách hàng đi

công chứng theo quy định của ngân hàng về đảm bảo tiền vay

ix Giải ngân

 Hoàn tất chứng từ giải ngân

 Kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân

 Trình duyệt giải ngân

 Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ

x Kiểm tra, giám sát khoản vay

Trang 24

 Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các công việc sau khicho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả sử dụng tiềnvay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn đồng thời thực hiện các biện phápthích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

 NHCT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiếnhành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, 1 hay nhiều lần tùy theo độ an toàn củakhoản vay

xi Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh

 Thu nợ gốc và lãi: Thông báo trước 07 ngày làm việc cho khách hàng

 Xử lý khoản vay và tài sản đảm bảo:

 Trả nợ trước hạn: Trong trường hợp khách hàng cân đối được nguồnvốn trả nợ trước hạn hoặc quá trình luân chuyển vốn đã kết thúc nhưng khoản vaychưa tới hạn hoặc khách hàng sử dụng tiền không đúng mục đích

 Điều chỉnh khoản nợ, gia hạn nợ: Khi khách hàng gặp khó khăn nhấtthời hoặc do nguyên nhân khách quan chung, và thủ tục thực hiện điều chỉnh khoản

nợ, gia hạn nợ phải được thực hiện trước ngày đáo hạn của khoản vay

xii Thanh toán hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay

 Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợpvới bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoảnvay

 Thanh lý hợp đồng TD: Khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí thì hợpđồng TD, hợp đồng đảm bảo tiền vay đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cầnlập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biênbản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bảnthanh lý

xiii Giải chấp tài sản đảm bảo

 Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tratoàn bộ giấy tờ và tài sản đảm bảo, phối hợp với các cán bộ liên quan thực hiên đúngquy định về quản lý tài sản đảm bảo của NHCT Việt Nam

Trang 25

 Xóa đăng ký giao dịch đảm bảo: CBTD soạn công văn đề nghị xóa giaodịch đảm bảo, hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và giám đốcngân hàng cho vay để ký duyệt.

xiv Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay

 CBTD lưu toàn bộ hồ sơ TD và các tài liệu liên quan khoản vay

 Kế toán cho vay lưu bản chính hợp đồng TD, giấy nhận nợ, giấy tờ liênquan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

 Hồ sơ đảm bảo tiền vay được lưu giữ tại kho theo quy định lưu giữ chứng

từ có giá

 Thời hạn và tổ chức lưu giữ hồ sơ TD, hồ sơ đảm bảo tiền vay được thựchiện theo quy định của ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCTViệt Nam về lưu giữ hồ sơ chứng từ

Trang 26

CHƯƠNG I I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY THẾ CHẤP

TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT

về việc chuyển đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chinhánh NHCT Quảng Nam_ Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt độngNgân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính

Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tìnhhình kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánhNHCT thành phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theoquyết định 14 NHCT _QN ngày 17/12/1996 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam Ngày 15/04/2008, toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam thayđổi tên Tiếng Anh thành Vietnam Bank for Industry and Trade, tên thương hiệu từINCOMBank sang VietinBank và đổi cả biểu tượng logo của mình từ hình viên kimcương lồng ghép với đồng tiền vàng nằm chính giữa quả địa cầu sang hình trái đất baotrùm đồng tiền cổ, với màu chủ đạo của ngân hàng không còn là màu xanh lam nhưtrước, mà thay vào đó là màu sự kết hợp giữa màu đỏ và xanh lam trên toàn bộ têncũng như logo của ngân hàng Đây là một việc làm có ý nghĩa đưa Ngân hàng Côngthương lên một tầm cao mới, với ý thức chủ động hội nhập thị trường tài chính quốctế

Chi nhánh NHCT Đà Nẵng từ khi thành lập cho đến nay bám sát mục tiêuphát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Thành phố Chinhánh NHCT Đà Nẵng đã đạt được những bước tăng bốc bức phá về nguồn vốn vàcho vay nền kinh tế từ tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ Hàng năm chi nhánh dành hàngtrăm tỷ đồng vốn đầu tư trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện đại hóa dây chuyền

Trang 27

thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩutrong các ngành sản xuất, gia công và dệt may, giày da, thủy hải sản

Với những nỗ lực trên, chi nhánh NHCT Đà Nẵng tiếp tục được thống đốcNHNN Việt Nam, UBND thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen và cờ thi đua Đặc biệtnăm 2004 chi nhánh vinh dự được tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng II.Đảng bộ NHCT Đà Nẵng có 88 đảng viên sinh hoặt tại 5 chi bộ trực thuộc nhiều nămliền được nhận cờ Đản bộ trong sạch vững mạnh

Hiện nay, chi nhánh NHCT Đà Nẵng không dừng lại ở những thành quả đó

mà tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển chung của cả nước, xây dựng và củng cốNgân hàng để vững vàng hội nhập với nên kinh tế thế giới

-Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của NHCT Việt Nam

Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷquyền của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam

Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc NHCTViệt Nam

ii Nhiệm vụ

Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND vàngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình thức (tiết kiệm, kỳ phiếu,trái phiếu, )

Cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với tổchức kinh tế, đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế

Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ; tài trợ xuất khẩu, cho vayhợp vốn, ủy thác, bảo lãnh

Trang 28

Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹKinh doanh dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.

Cân đối, điều hoà vốn đối với các chi nhánh NHCT trực thuộc trên địabàn

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy địnhcủa NHCT Việt Nam

Làm dịch vụ cho NHNN và thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo,thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHCT Việt Nam

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHCT Việt Nam giao

và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà Nước

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh NHCTĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càngtốt hơn Hiện nay Chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máyquản lý sau:

P Khách hàng

cá nhân

P Kiểm soátnội bộ

P Quản lý rủi

ro và nợ xấu

P Giao dịch Hải Châu

P Tổng hợp

P Tổ chức hành chính

Ngày đăng: 13/03/2014, 13:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Tài Chính, 2008 Khác
2. Tập bài giảng Quản trị hoạt động Ngân hàng Khác
3. Quản trị ngân hàng Thương mại- Peter Rose Khác
4. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – ThS. Võ Thị thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung, NXB Tài Chính Khác
5. Tạp chí Ngân hàng ( Các số chuyên đề) Khác
6. Website:• www.vietinbank.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - quy trình cho vay dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại nhtmcp công thương việt nam-chi nhánh đà nẵng
Bảng 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 34)
Bảng 5: Tình hình cho vay thế chấp theo thời hạn - quy trình cho vay dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại nhtmcp công thương việt nam-chi nhánh đà nẵng
Bảng 5 Tình hình cho vay thế chấp theo thời hạn (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w