Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh cung cấp cho người học các kiến thức căn bản về các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh; các hiện tượng tâm lý của cá nhân và tập thể, tâm lý trong hoạt động quản trị và kinh doanh và các phẩm chất của người làm công tác quản trị kinh doanh cần có và hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp như là một phương tiện cần thiết và vận dụng trong công tác.
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
MÃ MÔN HỌC: MH25
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 323/QĐ-CĐCĐ-ĐT, ngày 6 tháng 8 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp)
Đồng Tháp, năm 2019
Trang 3TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Tâm lý học Quản trị kinh doanh được biên soạn nhằm cung cấp ứng dụng tâm lý học vào hoạt động quản trị kinh doanh như một
nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm
việc vừa vì lợi ích của cá nhân vừa vì lợi ích của tập thể và lợi ích của
toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi đoàn kết trong doanh nghiệp
Giáo trình này là tài liệu dùng trong giảng dạy và học tập dành cho sinh
viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế ở trình độ trung cấp trở lên
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị con người là phức tạp
và tế nhị nhất, do vậy các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích các đặc
điểm tâm lý của người lao động, từ đó tìm cách kích thích, động viên tính
tích cực của con người, khuyến khích tính sáng tạo của họ trong các hoạt
động được giao… Việc nghiên cứu ứng dụng tâm lý còn có tác dụng giúp
các nhà quản trị biết mình, biết người để có được thành công trong kinh
doanh (biết mình biết người, trăm trận trăm thắng)
Tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của sinh viên và các giảng viên để giáo trình ngày càng hoàn
thiện hơn Chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 17 tháng 4 năm 2017
Chủ biên
TS Huỳnh Cẩm Thanh
Trang 53
Trang 6- Tính chất: môn học giúp người học có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết
về tâm lý trong hoạt động quản trị kinh doanh vận dụng vào trong quá trình học tập và công tác
II MỤC TIÊU MÔN HỌC:
- Kiến thức: chương trình nhằm cung cấp cho người học các kiến thức căn bản
về các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh; các hiện tượng tâm lý của cá nhân và tập thể, tâm lý trong hoạt động quản trị và kinh doanh và các phẩm chất của người làm công tác quản trị kinh doanh cần có và hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp như là một phương tiện cần thiết và vận dụng trong công tác
- Kỹ năng: hiểu và vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tiễn như phân tích tâm lý nhóm và tập thể, rèn luyện phẩm chất của người quản lý
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học; tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay
Trang 7Nội dung:
1 SƠ LƢỢC VỀ CÁC HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ
1.1 Tâm lý là gì
Người nguyên thuỷ có quan điểm cho rằng con người có hai phần: thể xác
và tâm hồn Tâm hồn chính là cội nguồn của tâm lý con người Tâm hồn là bất
tử, con người sau khi chết còn có cuộc sống của tâm linh
Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”
Trong cuộc sống hàng ngày, chữ tâm thường được sử dụng ghép với các
từ khác Ta thường có cụm từ “tâm địa”, tâm can, tâm tình tâm trạng, tâm tư, được hiểu là lòng người thiên về mặt tình cảm Như vậy tâm lý được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người
Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người
Trang 86Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con nguời
1.2 Chức năng của hiện tƣợng tâm lý
+ Chức năng định hướng hoạt động, tâm lý con người chính là thức được tạo ra để tạo động lực cho sự phát triển của xã hội Với những mục tiêu bản thân đặt ra thì bản thân sẽ đề ra các hoạt động cụ thể để hoàn thành các mục tiêu mà mình đã định ra, như vậy ta thấy được tâm lý con người có vai trò định hướng
+ Chức năng điều khiển các hoạt động và kiểm soát các hoạt động, với bất
kỳ một vấn đề nào xảy ra tâm lý con người sẽ điều khiển để con người có những hoạt động tác động lại vấn đề xảy ra đó một cách cụ thể và kiểm soát các hoạt động của bản thân trong các trường hợp cụ thể để bản thân biết và nên làm gì trong các trường hợp cụ thể
+ Có chức năng điều chỉnh hoạt động, thông qua việc hình thành tâm lý của bản thân thì bạn thân sẽ tự điều chỉ tâm lý của mình cho phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với môi trường sống, cũng như các hiện tượng xã hội
Qua đó ta thấy được chức năng của hiện tượng tâm lý con người có 3 chức năng chính là định hướng cho hoạt động, điều khiển và kiểm soát các hoạt động của bản thân, điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống bên ngoài và môi trường sống của mình
1.3 Đặc điểm chung của hiện tƣợng tâm lý
Các hiện tượng tâm lý có một số đặc điểm cơ bản chung sau đây:
Các hiện tượng tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn Phong phú và phức tạp đến mức, đã có thời gian người ta qui các hiện tượng tâm lý là hiện tượng thần linh, không giải thích nổi Chúng bí ẩn không phải vì chúng ta khó tìm hiểu nó, như tục ngữ đã nói: “Dò sông, dò bể dễ dò, lòng người trắc ẩn
ai đo cho tường”
Mà sự bí ẩn của các hiện tượng tâm lý còn thể hiện ở tính tiềm tàng của chúng Càng ngày người ta càng phát hiện ra càng nhiều những hiện tượng tâm
lý ngoại cảm đặc biệt Các nhà tâm lý đã chứng minh được sự tồn tại của nhiều
Trang 97hiện tượng siêu tâm lý (như thần giao cách cảm, thấu thị…) nhưng chưa thể giải thích được cơ chế của các hiện tượng đó
Các hiện tượng tâm lý quan hệ với nhau rất chặt chẽ Các hiện tượng tâm
lý tuy phong phú, đa dạng nhưng chúng không tách rời nhau, mà chúng tác động, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau Hiện tượng này có thể làm xuất hiện tượng kia, làm biến đổi hiện tượng kia
Tâm lý là những hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc chúng ta, tồn tại trong chủ quan chúng ta Chúng ta không thể nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân, đo, đong, đếm một cách trực tiếp như những hiện tượng vật chất khác Tuy nhiên tâm lý lại thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành vi, cử chỉ, nét mặt Chính vì thế mà chúng ta có thể nghiên cứu được các hiện tượng tâm lý bằng cách quan sát những biểu hiện ra bên ngoài của tâm
lý bên trong, nghiên cứu tâm lý con người thông qua các sản phẩm hoạt động Tâm lý là những hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi, gắn bó với con người Trong trạng thái thức tỉnh, hầu như ở bất kỳ người nào và ở bất kỳ thời điểm nào, đều diễn ra một hiện tượng tâm lý nào đó Kể cả trong giấc ngủ, ở con người vẫn có thể diễn ra những hiện tượng tâm lý, như hiện tượng mơ, mộng du…
Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người Tâm lý có thể làm tăng hoặc giảm sức mạnh tinh thần và cả sức mạnh vật chất của con người Nó có thể giúp con người trở nên khoẻ mạnh, tỉnh táo, tươi trẻ, đầy sức sống, cũng có thể làm cho con người mất hết sức lực, trở nên yếu đuối, bạc nhược và con người cũng có thể chết vì tác động tinh thần, tác động tâm lý
1.4 Phân loại các hiện tƣợng tâm lý
Trang 108Nhận thức, tình cảm, ý chí luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, có khi xung đột nhau nhưng lại thống nhất với nhau, tạo nên đời sống tâm lý toàn vẹn của cá nhân Sự cân bằng cả 3 mặt nhận thức, tình cảm, ý chí của con người là rất quan trọng Quá thiên về lý trí thì tâm hồn sẽ khô khan, thiếu sức mạnh thúc đẩy của tình cảm Chỉ nặng về tình cảm thì dễ mất sáng suốt, dễ hành động theo những cảm xúc chủ quan Thiếu ý chí thì nhận thức và tình cảm không biến thành hành động được
- Trạng thái tâm lý
Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý và giữ vai trò như một cái “phông”, cái nền cho các quá trình tâm lý đó Trạng thái tâm lý không phải là một hiện tượng tâm lý độc lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý Có những trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình nhận thức (như trạng thái chú ý), có trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình cảm xúc (như những tâm trạng, trạng thái căng thẳng, stress…), có trạng thái đi kèm theo quá trình ý chí (như trạng thái do dự, quả quyết…) Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý mà nó kèm theo, đồng thời trạng thái tâm lý lại chịu ảnh hưởng của các hoạt động tâm lý khác Trạng thái tâm lý luôn luôn được diễn lại thì lâu ngày sẽ trở thành nét tâm lý điển hình của
cá nhân
- Thuộc tính tâm lý
Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý được thường xuyên lặp đi lặp lại trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người và trở thành những đặc điểm tâm lý bền vững, ổn định của nhân cách, cuối cùng trở thành những thuộc tính phức hợp của nhân cách Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý đặc trưng, ổn định, làm cho cá nhân này khác với cá nhân kia Các thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân gồm có: xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất; chúng tạo thành hai mặt đức và tài của mỗi một con người cụ thể Thuộc tính tâm lý không trực tiếp phản ánh các tác động bên ngoài như các quá trình tâm lý, mà là kết quả của sự thống nhất và khái quát các quá trình và trạng thái tâm lý Xuất hiện trên cơ sở các quá trình và trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với các quá trình và trạng thái tâm
lý
Trang 11Sự phân chia trên đây chỉ là tương đối nhằm mục đích làm cho việc học tập và nghiên cứu được dễ dàng Trong thực tế cuộc sống, các loại hiện tượng tâm lý trên (quá trình, trạng thái, thuộc tính) luôn luôn quyện chặt vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống tâm lý toàn vẹn của một con người Chúng ta cần chú ý điều đó, nếu không chúng ta sẽ không giải thích được cuộc sống tâm
lý phức tạp của con người, hoặc giải thích nó một cách phiến diện, máy móc
2.2 Tâm lý học và tâm lý học quản trị kinh doanh
2.2.1 Đối tƣợng của tâm lý học
Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên” Ph Ăngghen đã chỉ rõ thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới Các khoa học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên Các khoa học phân tích các dạng vận động của
xã hội thuộc nhóm các khoa học xã hội Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn lí sinh học, hóa sinh học, tâm lí học… Trong đó tâm lí học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lí – với tư cách một hiện tượng tinh thần
Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh: “Psyche” là “linh hồn”, tinh thần” và “logos” là “học thuyết”, là “khoa học”, vì thế “tâm lí học (Psychologie) là khoa học về tâm hồn Nói một cách khái quát nhất: Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người
Như vậy, đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí
2.2.2 Nhiệm vụ của tâm lý học
Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm
lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí cụ thể là nghiên cứu:
Trang 12- Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người
- Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí
- Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?
- Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người
Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau:
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng
- Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí
- Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người có hiệu quả nhất Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác
2.2.3 Đối tƣợng và nhiệm vụ của tâm lý học quản trị kinh doanh
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp của Tâm lý học Quản trị kinh doanh là đời sống tâm hồn của những người dưới quyền bao gồm tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng, niềm tin…
Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu các quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, tư duy…), các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân…
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Quản trị kinh doanh là:
Nghiên cứu sự thích ứng của con người đối với công việc kinh doanh Theo hướng này, Tâm lý học Quản trị kinh doanh chú ý tới các khía cạnh tâm lý của việc tổ chức quá trình kinh doanh, đặc biệt là vấn đề phân công lao động, tổ chức chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đưa yếu tố thẩm mỹ vào trong kinh doanh
Nghiên cứu mối quan hệ con người với nghề nghiệp Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu các cơ sở tâm lý và các phương pháp tâm lý học của việc phát hiện, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực cho công tác quản trị nhân sự Sử dụng các dạng trắc nghiệm tâm lý để đo năng lực trí tuệ, phẩm chất nhân cách, ý chí…của con người giúp cho các nhà quản trị trong việc tuyển chọn, đánh giá, và đề bạt cán bộ và nhân viên của mình
Trang 1311Nghiên cứu sự thích ứng của con người với con người trong kinh doanh Tâm lý học Quản trị kinh doanh nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong tập thể lao động, cụ thể là bầu không khí tâm lý tập thể, sự hòa hợp hay không hòa hợp giữa các thành viên, quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên
- Nhiệm vụ của Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Tâm lý học Quản trị kinh doanh có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của đám đông, của tập thể lao động và vai trò của các hiện tượng này tới hoạt động kinh doanh của tổ chức.Nghiên cứu các quy luật của các hiện tượng tâm lý trên như sự lây lan tâm trạng, độ hấp dẫn lôi cuốn của bầu không khí tâm lý, sự bắt chước nhau trong truyền thống và sự
ám thị trong dư luận xã hội… nhờ sự hiểu biết các quy luật này mà các nhà quản
lý có cách tác động và điều khiển chúng để phục vụ cho công tác lãnh đạo công
ty, động viên quần chúng đúng lúc, nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể
Nghiên cứu cơ chế vận hành của các hiện tượng tâm lý trên như cơ chế diễn biến tâm trạng của quần chúng (như tâm trạng buồn chán, uất ức, nếu bị ai kích động sẽ trở thành cơn nổi xung, sự thịnh nộ đi đến hành vi phá phách…)
2.3 Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của tâm lý học QTKD
Cũng như tâm lý học nói chung, tâm lý học QTKD, một trong 30 chuyên ngành của nó, ra đời một cách muộn màng nhưng tốc độ phát triển rất nhanh Năm 1912, nhà tâm lý học Đức là H Munsterberg lần đầu tiên giảng một chương trình "Tâm lý học QTKD" lúc đầu là ở Đức, sau đó là ở Mỹ Ý tưởng chính của ông là nên sử dụng những con người khác nhau về khí chất, về xu hướng, về năng lực phù hợp với từng loại công việc Ông đã tiến hành hàng loạt công trình nghiên cứu và đã xây dựng nên những luận điểm mà sau này trở thành cơ sở cho môn xã hội học lao động và thực nghiệm xã hội
Sau này, khi qua Mỹ Munsterberg giảng dạy và nghiên cứu ra một hệ thống đo lường để lựa chọn những người vào học những nghề khác nhau, và đã chứng minh được hiệu quả của luận điểm của mình bằng một thực nghiệm ở công ty Mỹ "American Tobaco Company" Ý tưởng của Munsterberg có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành môn tâm lý học quản lý sau này Việc ứng dụng tâm lý học vào QTKD trong giai đoạn 1900- 1930 chủ yếu dựa trên quan điểm
"duy lý" hay "tính hợp lý" của Ph Taylor và Max Wether Theo quan điểm này, người ta coi con người như một bộ phận của máy móc, của một dây chuyền sản
Trang 1412xuất Mỗi một người trong tổ chức lao động được qui định từng thao tác, từng chức năng khá chi tiết, chặt chẽ từng giờ, không có thao tác dư thừa, không có
sự trùng lặp Trường phái Werber, Taylor cố gắng chứng minh rằng, nếu có thể nghiên cứu tổng hợp được danh sách đầy đủ những thủ pháp và qui tắc cho phép phân tích công việc thiết lập kiểm soát tối đa, kết hợp với quyền lực và trách nhiệm, thì các vấn đề quan trọng nhất của quản lý tập thể coi như đã giải thích xong Tuy nhiên cho đến năm 1930 thì lý thuyết này trở nên lạc hậu trước sự tiến bộ của KHKT và các tư tưởng tiến bộ, buộc phải có sự thay đổi Lý thuyết của Wether và Taylor bị đánh bật bởi thuyết "quan hệ con người - con người trong quản lý", mà những người đứng đầu là E.Mayo, D.McGregor, Bamard và
Ph Selznick
Từ năm 1927- 1932 E.Mayo, một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và xã hội học lao động đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng ở xí nghiệp Hawthome (Chicago) để kiểm tra lại lý thuyết của Taylor: tăng độ chiếu sáng đèn trong phân xưởng thì năng xuất lao động tăng, nhưng kỳ lạ thay giảm độ chiếu sáng thì năng suất vẫn tiếp tục tăng Thực nghiệm kéo dài nhiều năm, nhưng lại cho kết quả nản lòng Mặc dù số liệu thực nghiệm thu được rất lớn, nhưng kết luận chủ yếu là: mối quan hệ giữa con người - con người trong sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động hơn nhiều so với các điều kiện vật chất Công trình nghiên cứu của Mayo đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu và vận dụng tâm lý học một cách trực tiếp, khoa học vào quản lý SXKD, thúc đẩy việc ứng dụng tâm lý học vào QTKD
Chính từ kết quả của các thí nghiệm Hawthome mà K.Lewin đã nảy sinh
ý tưởng cho thuyết về động lực của nhóm Theo ông thì trong cuộc sống của nhóm, bản thân nó cũng như các thành viên của nó sẽ hướng tới những gì tích cực hấp dẫn nó và xa lánh những gì tiêu cực Hành vi này được hướng dẫn bởi những "trường động lực" trong nhóm Vì vậy một đặc tính quan trọng của nhóm là: sự gắn bó của nhóm được coi là trường của toàn bộ các động lực tác động lên mỗi thành viên làm cho họ ở lại mãi mãi trong nhóm Mức độ gắn bó của nhóm chịu ảnh hưởng bởi một loạt những điều kiện: đó là sự cộng tác hơn là cạnh tranh, bầu không khí dân chủ hơn là tự do hay độc đoán, đó là nhóm đã có sẵn một nền nếp tổ chức từ trước, ổn định, vững mạnh, mọi người quan tâm đến nhiệm vụ chung và tự hào về uy tín của nhóm v v
Trang 15Về sau lý thuyết lãnh đạo của K Lewin được bổ sung thêm bởi lý thuyết "lãnh đạo theo hoàn cảnh" của E Fiedler Theo ông, không có một phong cách lãnh đạo nào tự bản thân nó là tối ưu cả Phong cách tối ưu là phong cách tùy thuộc vào bầu không khí tâm lý của tập thể Đối với một người lãnh đạo có quyền lực mạnh, có quan hệ tốt đối với quần chúng, thực hiện những nhiệm vụ được xác định rõ ràng thì xu hướng lãnh đạo độc đoán có hiệu quả hơn Ngược lại, với một người lãnh đạo, có quyền lực yếu, có quan hệ xấu với quần chúng, phải thực hiện những nhiệm vụ không xác định thì tốt hơn là lãnh đạo theo kiểu dân chủ
Sau Thế chiến thứ hai, nổi bật lên trong lĩnh vực tâm lý học quản lý là Mc.Gregor, tác giả của thuyết X và thuyết Y Công nhân lười biếng, phải thúc dục họ, phải chỉ huy, phải kiểm tra, đe dọa (thuyết X); công nhân là đấng sáng tạo, làm việc một cách tự nguyện, có thể trao toàn quyền cho họ (thuyết Y) Hai thuyết đối chọi nhau Các thuyết của Gregor sau này bị một giáo sư quản trị học người Nhật là W Ouchi phản bác bằng phong cách quản lý của Nhật Bản W Ouchi đưa ra thuyết Z Ông cho rằng, trong thực tế không có người lao động nào hoàn toàn thuộc về bản chất X hay Y, và điều mà Mc Gregor gọi là bản chất, thì chỉ có thể gọi là thái độ lao động của con người và thái độ đó tùy thuộc vào cách thức con người được đối xử trong thực tế Qua kinh nghiệm quản trị của người Nhật, mọi người lao động đều có thể lao động một cách hăng hái, nhiệt tình, nếu
họ được tham gia vào các quyết định trong xí nghiệp và được xí nghiệp quan tâm đến nhu cầu của họ
Gần như cùng thời với Gregor và Mayo, có Bamard và Selzlick Năm
1938, Bamard cho ra mắt cuốn "Chức năng nhà quản lý" với ý tưởng về vai trò hàng đầu của nhà lãnh đạo như người sáng tạo và điều hòa các giá trị chủ đạo trong tổ chức Hơn 10 năm sau khi cuốn sách của Bamard ra đời, Ph Selzlick công bố học thuyết tương tự Ông đưa ra những khái niệm mới như "uy tín đặc biệt, và “tính cách của tổ chức"
Giai đoạn từ 1960 đến 1970 được đánh giá như vừa là bước tiến, vừa là bước lùi của các tư tưởng tâm lý học QTKD Lùi vì nó quay lại với giả định cơ học về con người Tiến là vì các nhà lý thuyết cuối cùng đã xem xét công ty như
là một bộ phận cấu thành của thị trường Từ đầu những năm 70 xuất hiện lý thuyết "tình huống" của Scott Những luận điểm cơ bản của nó là: Hệ thống tổ chức quản lý là phải mở, phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường bên trong và
Trang 1614bên ngoài (như đặc điểm kinh tế, KHKT, thị trường, tình hình chính trị, xã hội…)
Việc lựa chọn các hình thức quản lý để mang lại hiệu quả cao không phải
là thực hiện những nguyên tắc đã được hình thành một cách tiên nghiệm giống như trong phạm vì mô hình "duy lý", mà đúng hơn là sự phối hợp bối cảnh tổ chức khách quan và cấu trúc bên trong của tổ chức
- Bối cảnh khách quan càng ổn định và xác định thì hệ thống quản lý dựa trên cơ sở tiến gần tới mô hình "duy lý" càng có lợi hơn và hợp lý hơn Ngược lại khi môi trường luôn luôn biến động, mục tiêu thường xuyên thay đổi, công nghệ luôn đổi mới mà muốn kích thích tính tích cực của mọi người thì cần dựa trên cơ sở giải phóng tự do ít hay nhiều ở hệ thống tổ chức quản lý bên trong và tiến tới gần mô hình tổ chức của trường phái "quan hệ con người - con người trong quản lý"
Lý thuyết này mãi đến những năm 80 mới được công nhận một cách rộng rãi Từ đó các tổ chức quản lý được xây dựng linh hoạt hơn, bớt đi tính duy lý, máy móc
Ngày nay Tâm lý học QTKD gắn liền với thời đại mà nổi bật là sự phát triển cá nhân, sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng như
xã hội… chắc chắn sẽ làm phong phú thêm các khoa học về con người trong đó
có TLH QTKD ở nước ta cũng như trên thế giới
2.4 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người trong QTKD
Trong tâm lý học quản trị kinh doanh, người ta thường hay sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.4.1 Quan sát trực tiếp
Nhà quản lý phải trực tiếp đi thị sát, dùng tai để nghe ý kiến của người lao động, dùng mắt của chính mình để nhìn mọi hiện tượng xã hội nhằm thu được những thông tin chính xác, sống động Ngày nay, các nhà quản trị có thể sử dụng các thành quả của khoa học kỹ thuật để quan sát, kiểm tra và điều hành nhân viên của tổ chức thông qua hệ thống camera Ngoài ra, các nhà quản trị có thể thuê các nhà chuyên môn về tâm lý học, xã hội học… làm nhiệm vụ quan sát tại cổng nhà máy, tại nơi làm việc để phát hiện ra cảm xúc của từng người ra vào nhà máy
Trang 17152.4.2 Trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi ý kiến của quần chúng góp ý về một vấn đề nào đó có sự xác định cụ thể Sự góp ý này bao gồm: Trực tiếp (phỏng vấn, tọa đàm), gián tiếp (bảng câu hỏi)
2.4.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một lượng người vừa đủ tiêu biểu Trắc nghiệm thường là tập hợp nhiều bài tập nhỏ khác nhau, thông qua điểm số điểm giải được mà người ta đánh giá tâm lý của đối tượng Ngày nay các chuyên gia đã lập hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để xác định đủ loại phẩm chất tâm, sinh lý con người: Trí tuệ, tài năng, đức độ, độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ…
Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác trong nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh như: Phương pháp xạ ảnh, phương pháp tiểu
sử…
Trang 18Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm Nhờ có tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy Bằng mắt, con người không thể nào nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể
Mục tiêu:
Đọc xong chương này người học có thể:
Kiến thức: Nắm được các hoạt động tâm lý cá nhân như : nhận thức, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ, nhân cách và các phẩm chất của nhân cách
Kỹ năng: phân tích và vận dụng những hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong đời sồn và công tác
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hoàn thiện thái độ đúng đắn trong việc nhận xét, đánh giá người khác
1 Hoạt động nhận thức
1.1 Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan
Trang 19để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy[2] Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng
lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan" Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn"
Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy
đủ hơn, phong phú hơn Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng
và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên
cơ quan cảm giác con người Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn
Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp,
bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật
Giai đoạn này có các đặc điểm:
Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức[1] Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật[1]
Trang 2018Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính
1.2 Trí nhớ
Trí nhớ hay còn gọi là ký ức là một khả năng của các sinh vật sinh sống
có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính
Phân loại chung:
Theo thời gian tồn tại của trí nhớ: trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn Trí nhớ tức thời như là nhớ số điện thoại hay dãy số ngẫu nhiên
Nhớ nguyên phát và nhớ thứ phát Trí nhớ nguyên phát là nhớ sự vật sư việc ngay lúc xảy ra Trí nhớ thứ phát là Hồi tưởng lại sự vật sự việc hay còn gọi
là ký ức, trải nghiệm hay sang chấn tâm lý
- Nhớ dương tính và nhớ âm tính
Theo cách hình thành trí nhớ: Trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc và trí nhớ ngôn ngữ - logic Trí nhớ hình tượng là trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, tùy theo loại thông tin mà sử dụng giác quan nào hiệu quả hơn, thông thường sử dụng nhiều giác quan sẽ giúp ghi nhớ thông tin
dễ dàng hơn
Trí nhớ vận động là hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể đá bóng, đánh đàn, nhờ đó có được các kĩ năng kĩ xảo Trí nhớ cảm xúc hình thành khi cơ thể tiếp nhận các kích thích gây ra cảm xúc vui, buồn các trí nhớ cảm xúc thường tồn tại lâu Trí nhớ ngôn ngữ - logic thì hình thành khi tiếp nhận các kích thích như kiến thức, suy luận, bài toán giúp ta ghi nhớ cách thức hoặc nội dung của thông tin, đây là loại trí nhớ chỉ có ở người và được truyền đạt qua các thế
hệ
1.3 Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận
Trang 2119Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học
Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng Thí dụ: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng" Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện) Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng
Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận
Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới Thí dụ, nếu liên kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút
ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện" Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta
có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch
Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn
Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:
- Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng
- Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng
Trang 222.2 Tình cảm và ý chí
2.2.1 Đời sống tình cảm con người
Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con ngưới đối với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ; tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội
2.2.2 Ý chí và hành động ý chí
Ý chí là mặt năng động của ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi sự nỗ lục khắc phục khó khăn Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ ý chí mạnh hay yếu mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa của mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới
Ngữ ngôn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ngôn ngữ học, khoa học nghiên cứu về một thứ tiếng nói Ngữ ngôn gồm 2 bộ phận: Từ ngữ và các ý nghĩa của từ ngữ Cú pháp là 1 hệ thống những qui tắc qui định sự ghép các từ thành câu
Trong Ngữ ngôn có 2 phạm trù: Ngữ pháp – là 1 hệ thống các qui tắc qui định việc thành lập từ và câu Phạm trù này đặc trưng riêng cho từng thứ tiếng Lôgíc – là qui luật, phương pháp tư duy đúng đắn của con người Hai phạm trù
đó (ngữ pháp và lôgíc) kết hợp chặt chẽ trong ngữ ngôn
Trang 2321Ngữ ngôn có 2 loại: tiếng nói và chữ viết – Đơn vị tạo nên tiếng nói là âm
vị Đơn vị tạo nên chữ viết là tự vị Âm vị và tự vị tạo thành từ Từ trở thành vật mang kinh nghiệm của loài người
* Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn giao lưu tư tưởng, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (ngữ ngôn) Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học
Trong đời sống của con người, ngôn ngữ có 3 chức năng cơ bản sau đây: Chức năng ngữ nghĩa (chức năng tín hiệu), chức năng này làm cho ngôn ngữ của con người khác với sự thông tin ở con vật Con người dùng quá trình ngôn ngữ để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng (bởi vì từ mà ta dùng trong quá trình ngôn ngữ được gắn chặt với biểu tượng về sự vật, hiện tượng mà từ đó chỉ)
Chức năng khái quát hóa: biểu hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tư tưởng và nó phù hợp nhất đối với sự tư duy trừu tượng – lôgic
Chức năng giao tế: nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ, thì chức năng này nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ Trong chức năng giao tế lại gồm 3 chức năng nhỏ: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành động
Tóm lại, ngữ ngôn và ngôn ngữ khác nhau như sau: ngữ ngôn là hiện tượng chung, khách quan trong đời sống xã hội, được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, là công cụ để tiếp xúc và tư duy; ngôn ngữ là quá trình cá nhân sử dụng ngữ ngôn để giao tiếp Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống của cá nhân
Ngữ ngôn là chung cho cả 1 dân tộc, một cộng đồng Còn ngôn ngữ mang tính chất chủ thể rõ ràng
Ngữ ngôn không bị mất đi bởi những thương tổn bệnh lý Còn ngôn ngữ
bị rối loạn hay bị mất do những tổn thương
Tuy khác nhau, nhưng ngôn ngữ và ngữ ngôn có tác động qua lại và liên
hệ mật thiết với nhau: không có một thứ tiếng nói nào (ngữ ngôn) lại tồn tại bên ngoài ngôn ngữ cả Ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào ngữ ngôn
Trang 24Về mặt sinh con người là sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa Về mặt
xã hội, con người sống trong xã hội, có mối quan hệ với xã hội, có những vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi nhất định trong xã hội và bị chi phối bởi các mối quan hệ xã hội
Từ nhân cách (personality) được bắt nguồn từ thuật ngữ Latinh có nghĩa
là mặt nạ, nhấn mạnh đến tàm quan trọng của những tác động bên ngoài Có nhiều định nghĩa về nhân cách, Allfort (1961) đã phân biệt các định nghĩa thành
3 loại: ấn tượng bên ngoài, cấu trúc nội tại và quan điểm thực chứng Theo chúng tôi có thể coi nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định của
cá nhân tạo nên giá trị xã hội, hành vi xã hội của cá nhân Khi được sinh ra cá nhân chưa phải là một nhân cách Nhân cách hình thành trong quá trình cá nhân sống và lớn lên trong xã hội Tuỳ theo điều kiện sống mà nhân cách sẽ phát triển theo chiều hướng nào Thông thường khi ý thức phát triển đến một trình độ nào
đó thì nhân cách mới bắt đầu hình thành, và phát triển theo quá trinhd trưởng thành của con người Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Các đặc điểm bẩm sinh di truyền
+ Giáo dục của cả gia đình và xã hội đóng một vai trò chủ đạo
+ Hoạt động của cá nhân
+ Qua hoạt động giao lưu
2.4.2 Các phẩm chất quan trọng của nhân cách
- Xu hướng:
Trang 25Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó, là một hệ thống những nhân tố thúc đẩy bên trong qui định tính tích cực của con người trong hoạt động của họ Xu hướng biểu hiện qua các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng …của cá nhân mà nếu tập hợp lại chúng sẽ xác định mục đích cuộc sống của con người
- Nhu cầu
Nhu cầu là những gì mà cá nhân cần được thỏa mãn để sống, để hoạt động Nhu cầu là biểu hiện của xu hướng về mặt nguyện vọng Nhu cầu nảy sinh
từ mối quan hệ giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của con người,
nó biểu hiện sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh sống cụ thể ấy, chứ không phải nảy sinh từ ý thức hay ý chí chủ quan của cá nhân Có một số cách phân loại nhu cầu:
Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần: 1) Nhu cầu vật chất (nhu cầu tự nhiên) là nhu cầu chủ yếu do bản năng sinh ra như ăn, mặc, ở, hương tiện sinh hoạt, bảo toàn nòi giống…; 2) Nhu cầu tinh thần (nhu cầu xã hội) chủ yếu do tâm lý tạo nên nói lên bản chất xã hội của con người
- Hứng thú :
Hứng thú là sự xuất hiện sự chú ý đặc biệt của con người đến một đối tượng nào đó, là sự khao khát của con người muốn tiếp cận đến đối tượng nhu cầu để đi sâu tìm hiểu Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân đối với sự vật và hiện tượng xung quanh Hứng thú giúp cho con người hăng say làm việc, quên mệt mỏi, là một nhân tố kích thích hoạt động của con người, kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo Muốn cho nhân viên có hứng thú làm việc phải:
+ Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đối với công ty
- Lý tưởng:
Trang 26Lý tưởng “ Chính là cái mà vì nó người ta sống, dưới ánh sáng của nó người ta hiểu được ý nghĩa của cuộc đời mình” Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, mẫu mực và hoàn chỉnh có tác động lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong suốt thời gian dài hoặc cả đời người Lý tưởng là sự hoà hợp của các hoạt động nhận thức, tình cảm và ý chí Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn, lại mang tính lịch sử xã hội và tính giai cấp
2.5 Khái niệm về nhóm và tập thể
2.5.1 Nhóm
Nhóm là một tập hợp người trong xã hội có mối liên hệ hoặc quan hệ nào
đó (hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp) với nhau
Dựa vào nguyên tắc và phương thức thành lập người ta chia nhóm nhỏthành nhóm chính thức và nhóm không chính thức
- Nhóm chính thức là nhóm được thành lập trên cơ sở văn bản chính thức của nhà nước, qui chế của cơ quan; nhóm chính thức có kỷ luật chặt chẽ, địa vị vai trò của các thành viên được ghi thành văn bản
- Nhóm không chính thức hình thành và tồn tại trên cơ sở quan hệ tâm lý giữa các thành viên Quyền hành trong nhóm chính thức không do ai ấn định
2.5.2 Tập thể
Tập thể là một nhóm độc lập về mặt pháp lý có tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo một mục đích nhất định phục vụ cho lợi ích của xã hội vì sự tiến bộ của xã hội Tập thể tồn tại trên một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định do xã hội qui định
Các giai đoạn phát triển của một tập thể:
Giai đoạn thứ nhất: tập thể mới bắt đầu hình thành Trong giai đoạn này các thành viên còn giữ nhiều cái riêng chưa có sự phối hợp đồng bộ, mọi người đang làm quen dần với nhau, mọi người trong tập thể chưa biết hết mặt nhau, cả lãnh đạo cũng chưa biết mặt cấp dưới Trong tập thể đang có sự cạnh tranh để xác định thủ lĩnh của từng nhóm
Giai đoạn thứ hai: Giai phân hoá về cấu trúc của tập thể Trong giai đoạn này một số thành viên có ý thức hình thành đội ngũ cốt cán làm chỗ dựa cho nhà quản trị, một số khác thụ động nhưng có ý thức tương đối tốt, một số khác có ý thức tiêu cực Nói chung trong tập thể chưa có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động
Trang 2725Giai đoạn thứ ba: tập thể đã hình thành trọn vẹn, hoàn chỉnh Trong giai đoạn này tập thể đã có bầu không khí tâm lý-xã hội tương đối tốt, các thành viên trong tập thể phối hợp ăn ý với nhau, có ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác cao
Dấu hiệu của một tập thể phát triển tốt:
Một tập thể được đánh giá là phát triển tốt khi:
Nhà quản trị xây dựng được cơ cấu chính thức chặt chẽ, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; lựa chọn cán bộ, sử dụng người xứng đáng và thích hợp, gắn liền việc phân công trách nhiệm với việc giáo dục, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn và đáng tin cậy; Vừa tác động giáo dục tới từng cá nhân vừa tới tập thể, gây sự tự hào về tập thể của mình, về truyền thống của đơn vị Các thành viên trong tập thể cảm thấy
có một dư luận tập thể lành mạnh; có xúc động tập thể - đó là sự hoà đồng về tình cảm và ý chí; có tưduy tập thể; trong tập thể có sự bắt chước học tập lẫn nhau về tác phong làm việc và hành vi tốt đẹp; Trong tập thể có sự khẳng định lẫn nhau và sự giúp nhau khắc phục khuyết điểm; Có sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên trong tập thể; Có sự thống nhất về mục đích chung giữa nhóm chính thức và nhóm không chính thức; Có sự đối xử có văn hoá trong giao tiếp
2.8 Những yếu tố tâm lý tập thể cần chú ý trong công tác quản trị
2.8.1 Khái niệm về tâm lý tập thể
Bầu không khí tập thể trong tập thể là trạng thái tâm lý chung của tập thể phản ánh tính chất nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên tập thể đó
- Trạng thái tập thể ở đây chủ yếu là tâm trạng của các thành viên trong tập thể
- Trạng thái này cho biết mức độ thỏa mãn các nhu cầu tập thể, mức độ thỏa mãn các nguyện vọng của các thành viên và kể cả mức độ trừơng hợp của các thành viên trong tập thể
- Cơ chế sinh ra bầu không khí tâm lý là sự lây lan tâm lý từ nguời này sang người khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý:
- Hoàn cảnh sống và hoạt động của các thành viên chi phối quan hệ giữa các cá nhân, dẫn đến chi phối bầu không khí tâm lý
Trang 28- Lề lối và phong cách làm việc của người lãnh đạo
- Tính chất của các mối quan hệ xã hội trong tập thể
- Những biến cố lớn của xã hội – gây ra một tâm trạng chung nên có ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý
Ngoài ra, có thể do một số yếu tố sau: Bản thân tính chất lao động; Mức lương, có đủ trang trải hay không; Uy tín nghề nghiệp; Vị trí công tác, khả năng quan hệ với người khác; Khi khả năng phát triển của nghề nghiệp;
Những đặc điểm và điều kiện cụ thể của nghề nghiệp, địa điểm công tác, địa điểm cơ quan, chế độ làm việc, tính chất các mối quan hệ ở cơ quan.Các yếu
tố này chi phối đến sự thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân, ảnh hưởng đến các mối quan hệ - ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý
2.8.2 Những hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể
- Dư luận xã hội trong tập thể
Khái niệm: Dư luận xã hội là tổng thể những nhận xét, đánh giá của nhiều người về một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều liên quan đế quyền lợi của họ
+ Dư luận là ý kiến của nhiều người
+ Ý kiến về những sự kiện ít nhiều liên quan đến quyền lợi, sở thích, mối quan tâm, của những người đó
+ Đây là nhận xét, đánh giá của nhiều người có kèm với sự biểu thị thái
độ và gắn với hành động xã hội của một cộng đồng
- Xung đột trong tập thể
Khái niệm xung đột
Thực tế hiện này cho thấy, quá trình vận động và phát triển của các nhóm
xã hội không thể tránh được những xung đột Các cuộc xung đột luôn diễn ra ở tất cả các nhóm xã hội bất kể quy mô lớn hay nhỏ Do đó, việc nghiên cứu xung đột của nhóm trở thành nội dung quan trọng của tâm lý học xã hội hiện nay
Quá trình hình thành và phát triển của các nhóm xã hội tự nó đã chứa đựng mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của các thành viên Mà chỉ khi mâu thuẫn đó bùng nổ thì xung đột mới xuất hiện Theo tác giả Sevyery Bagham và Schlenker, xung đột là hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hoặc nhiều người không thống nhất với nhau Các xung đột cũng có thể xảy ra khi các thành viên của nhóm thống nhất với nhau về mục đích cơ bản, nhưng không thống nhất về các mục đích thứ yếu, hoặc về mục đích có thể
Trang 2927thống nhất với nhau nhƣng lại không thống nhất với nhau trong phương pháp và mức độ thể hiện sự nghiêm khắc đó Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về xung đột Tác giả Vũ Dũng cho rằng “Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm”
Dù xem xét ở các góc độ khác nhau nhƣng các tác giả đều có sự thống nhất nhất định trong việc xác đinh nội hàm của khái niệm xung đột Từ các quan niệm khác nhau nêu trên, chúng ta có thể quan niệm xung đột là “sự bùng nổ các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm”
Như vậy, mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy
ra hoặc không xảy ra Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ, người ta không thể hòa giải nó thì xung đột xảy ra Những xung đột nhỏ thường ít được các thành viên của nhóm quan tâm đến, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần đến mức
độ nào đó nó dễ xảy ra xung đột lớn có thể tạo nên sự bất hòa và nghiêm trọng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm
Trang 30CHƯƠNG 3: TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
Mã chương: MH25- 03 Giới thiệu:
Tâm lý học quản lý là một ngành của khoa học tâm lý Nó nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây dựng và điều hành các hệ thống xã hội
Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu những người dưới quyền mình, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý phù hợp với khả năng của họ Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng cương quyết với cấp dưới
và lãnh đạo được những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất tập thể những con người dưới quyền
Mục tiêu:
Đọc xong chương này người học có thể:
Kiến thức: Nắm được vị trí, chức năng và các đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị, những phẩm chất và uy tín của nhà quản trịm các yếu tố tâm lý trong quá trình ra quyết định
Kỹ năng: vận dụng trong việc tạo dựng uy tín và phong cách, nghệ thuật lãnh đạo và quản trị
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hoàn thiện thái độ đúng đắn trong việc nhận xét, đánh giá người khác
1 Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị
cá nhân, các tập thể lao động, nhằm đảm bảo cho công ty, xí nghiệp phát triển cân đối, nhịp nhàng với tốc độ và hiệu quả cao Nhà quản trị là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên với tập thể lao động Mọi chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước
Trang 3129ban hành ra đều thông qua họ để đến với tập thể Nhà quản trị cũng là khâu trung gian giữa các quy luật khách đan với hệ thống quản trị Trong hoạt động thực tế, nhà quản trị vận dụng những quy luật xã hội, quy luật kinh tế khách quan nhằm đạt các mục tiêu theo những nguyên tắc quy định và những phương pháp quản trị thích hợp
1.2 Chức năng
- Chức năng hoạch định: là đề ra và quyết định các kế hoạch Đây là cốt lõi của chiến lược kinh doanh Không có tư duy kinh doanh không thể đề ra chiến lược kinh doanh sát thực, tối ưu được
- Chức năng tổ chức: là chức năng tổ chức bộ máy, cán bộ chủ chốt, là chức năng tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhân viên, là việc đề ra, thiết lập những mô hình và các mối liên hệ về nhiệm vụ mà từng thành viên trong doanh nghiệp phải tôn trọng thực hiện
- Chức năng chỉ huy: bao gồm việc ra chỉ thị, giám sát việc thi hành chỉ thị Lãnh đạo, động viên mọi người thi hành chỉ thị
- Chức năng kiểm tra: bao gồm kiểm tra doanh số, chi phí, lợi nhuận, khối lượng, chất lượng hàng hóa hay dịch vụ, kiểm tra tinh thần làm việc của nhân viên, các mối quan hệ nhân sự, kiểm tra quỹ thời gian và kiểm tra chính công tác quản lý trong doanh nghiệp
Như vậy, hiệu quả quản trị tùy thuộc vào nhà quản trị có khả năng lãnh đạo, điều hòa, phối hợp và liên kết các nhân viên dưới quyền, các bộ phận trong
tổ chức với mục đích của doanh nghiệp hay không? tùy thuộc vào nghệ thuật làm cho người khác tích cực làm việc hay không?
1.2 Những phẩm chất cần thiết của nhà quản trị
Xuất phát từ đặc điểm lao động, từ vai trò, vị trí, chức năng của nhà quản trị như đã trình bày ở trên, ta thấy rằng hoạt động quản trị là hoạt động rất phức tạp, phong phú và đa dạng, đó vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật Bởi vậy muốn hoàn thành tốt công việc của mình, nhà quản trị phải có những phẩm chất cần thiết sau đây
1.2.1 Những phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức
Những phẩm chất chính trị - tư tưởng nói lên khuynh hướng hoạt động xã hội và lập trường chính trị của nhà quản trị Chúng bao gồm: lòng trung thành
Trang 3230với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; niềm tin sâu xa vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng; thế giới quan khoa học; có lập trường kiên định cách mạng của giai cấp công nhân; có quan điểm vững vàng kiên quyết chống lại mọi sai trái, biểu hiện không lành mạnh trong tập thể
Những phẩm chất chính trị - tư tưởng của nhà quản trị được thể hiện trước hết trong quan điểm quản lý của họ Chính quan điểm này sẽ đảm bảo phương hướng giai cấp cho mọi suy nghĩ và hành động quản lý của mỗi người Quan điểm quản lý cá nhân đúng đắn của nhà quản trị phải chứa đựng những cái chung của lập trường và quan điểm quản lý của Đảng và Nhà nước, đồng thời lại phải có cái riêng phản ánh các nhiệm vụ, điều kiện hoạt động của mỗi nhà quản trị và phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của đơn vị Nhà quản trị phải cố gắng đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình biết kết hợp hài hòa ba lợi ích cơ bản ở cơ quan, xí nghiệp mình Quan điểm quản lý đúng đắn giúp nhà quản trị luôn luôn vì lợi ích của Đảng, của nhà nước mà lựa chọn, cân nhắc cán
bộ, nhân viên dưới quyền, biết xử lý vấn đề cán bộ theo nguyên tắc tính Đảng kết hợp với sự thận trọng và tế nhị đối với từng cán bộ, nhân viên Quan điểm quản lý tích cực còn được thể hiện trong việc không ngừng tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác
Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị nối lên trình độ trưởng thành
về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và lập trường đạo đức của họ Sự trong sáng
về đạo đức, sự tận tâm với công việc, sự quan tâm chăm sóc mọi người lao động, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc, tinh thần tập thể chủ nghĩa là những phẩm chất đạo đức mà mọi nhà quản trị đều phải có
1.2.2 Những nét tính cách quan trọng của nhà quản trị
- Có lòng say mê làm lãnh đạo, có mục đích lý tưởng rõ ràng, định hướng hoạt động nhất quán
- Có tính nguyên tắc, có sự đòi hỏi cao đối với những người dưới quyền
- Có tính nhân đạo chủ nghĩa, biểu hiện ở đức thương người, lòng từ bi, bác ái, lòng vị tha đối với người khác
Có tính bình tĩnh, nó giúp cho nhà quản trị luôn sáng suốt trong tư duy, lời nói và việc làm trước những khó khăn, khi nóng nảy
Trang 33- Tính lạc quan giúp cho nhà quản trị luôn vui tươi, yêu đời khỏe khoắn, vừa có tác dụng động viên mọi người xung quanh làm việc, vui sống tin tưởng vào tương lai
- Tính quảng giao giúp cho nhà quản trị dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt được mọi tâm tư nguyện vọng của họ, tạo bầu không khí chan hòa trong tập thể
- Nhà quản trị cần tránh: lòng tham lam danh vọng, tính khoác lác; cục cằn, thô lỗ; tự kiêu, tự đại; tính đa nghi và lòng đố kị, hay ghen ghét; những suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vặt, thiếu lòng độ lượng; hay thiên lệch trong đối xử
Năng lực tổ chức bao gồm hai nhóm, đó là những phẩm chất chung (những người không hoạt động tổ chức cũng có thể có những phẩm chất này), và những phẩm chất chuyên biệt (nếu không có chúng thì không thể có năng lực tổ chức)
- Óc quan sát: biết nhận ra cái chủ yếu, cái cần thiết
- Tính tổ chức: làm việc có kế hoạch, có nền nếp khoa học
Những phẩm chất trên tạo nền tảng cho năng lực tổ chức, chứ chưa đủ để tạo nên năng lực tổ chức thực sự Phải có thêm những đặc điểm chuyên biệt nữa mới đủ điều kiện
Trang 3432a.2 Những Phẩm chất chuyên biệt:
Sự nhạy cảm về tổ chức, còn gọi là "linh cảm tổ chức" Đó trước hết là sự tinh nhạy về tâm lý, là khả năng mau chóng đi sâu vào thế giới tâm hồn của mọi người, hiểu được nó? điều khiển được nó Nhà quản trị giỏi là người dễ dàng nhận biết được các phẩm chất và năng lực cơ bản của người khác, từ đó biết cư
xử hợp lý, hợp tình và đặt đúng người đúng chỗ Nhà quản trị cần có sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý tức là hiểu được đặc điểm tâm lý cơ bản của từng nhân viên và có cách ứng xử sát hợp với từng người Sự nhạy cảm về tổ chức cũng được thể hiện ra ở đầu óc tâm lý thực tế, nghĩa là biết đặt mỗi người vào vị trí thích hợp để họ đóng góp được tốt nhất, nhiều nhất cho công việc chung
- Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí, khơi dậy ở mọi người tính tích cực hoạt động Phẩm chất này biểu hiện trước hết ở tính kiên quyết xã hội, tính yêu cầu cao đối với bản thân và mọi người, năng lực thuyết phục, cảm hóa mọi người, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc
- Năng lực tổ chức đòi hỏi nhà quản trị phải có năng lực trí tuệ đặc biệt,
đó là: tốc độ tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin mau lẹ; sự linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ; nhạy cảm với cái mới; có bề rộng, độ sâu và tầm xa trí tuệ; và có kỹ năng khai thác trí lực của người khác, của tập thể
b) Năng lực chuyên môn Năng lực này thể hiện trước hết ở sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của công ty, đơn vị mà mình phụ trách, nắm được tình hình chuyên môn, quy trình, công nghệ sản xuất Nhà quản trị phải có tư duy hệ thống về chuyên môn, xử lý được nhiều nguồn tin khác nhau (như về vật
tư, trang thiết bị, hành chính, tổ chức ), nắm vững về năng lực và chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, cán bộ chủ chốt: Nhà quản trị phải nắm vững khoa học quản lý, có nghiệp vụ quản lý như: biết tổ chức, chuẩn bị và ra quyết định đúng lúc, kịp thời; biết tổ chức, chỉ đạo để thực hiện quyết định, thực hiện có kết quả cao:
c) Năng lực sư phạm của nhà quản trị Là hệ thống những đặc điểm tâm lý
cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể Mục đích giáo dục là nhằm hình thành, củng cố, phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội
Để đảm bảo chức năng giáo dục của mình, nhà quản trị phải có những năng lực sau:
Trang 35- Phải có sự quan sát đặc biệt tinh tế Nhờ có óc quan sát, nhà quản trị mới hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn con người đang vấp phải cũng như nhận ra khả năng ở mỗi người Óc quan sát tinh tế giúp nhà quản trị có được những định hướng nhằm tiếp cận và gây tác động ảnh hưởng lên ý thức con người, hướng ý thức đó vào những hoạt động cần thiết, có lợi cho công việc
Phải có khả năng mô hình hóa Đó là khả năng vạch ra được mô hình phát triển tương lai của tập thể và từng cá nhân Qua đó nhà quản trị tìm được những quyết định cần thiết cho hoạt động của tập thể
- Phải có cường độ mạnh của sự ảnh hưởng và tác động Khả năng này phụ thuộc vào uy tín và tài thuyết phục của nhà quản trị
2.3 Những khía cạnh tâm lý của uy tín nhà quản trị
2.3.1 Bản chất của uy tín
Uy tín (autaritas) có nghĩa là ảnh hưởng, là quyền uy, sự thừa nhận Khái niệm uy tín được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như pháp luật, đạo đức, xã hội học, tâm lý học xã hội v.v Trong tâm lý học QTKD uy tín nhà quản trị được coi là khả năng tác động đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin cậy phục tùng tuân theo một cách tự giác
Uy tín nhà quản trị có hai mặt: Uy tín do chức vụ và uy tín do nhân cách
cá nhân
Uy tín do chức vụ ở nhà quản trị là hiện tượng tâm lý xã hội khách quan mang tính quyền lực nhà nước hay xã hội Nó là cái có sẵn quy định cho từng vị trí trong hệ thống thứ bậc của cơ cấu tổ chức Nó do ưu thế chức vụ đem lại Bất
kỳ ai dù với đặc điểm tâm lý cá nhân như thế nào, nhưng khi được đặt vào một trong các vị trí thuộc nấc thang quyền lực đều có uy tín đó Khi được giữ những cương vị lãnh đạo nào đó, cả tập thể, tổ chức, mọi thành viên đều thuộc quyền lãnh đạo của nhà quản trị Họ phải phục tùng những mệnh lệnh, những chỉ thị
mà nhà quản trị đề ra việc tuân thủ các mệnh lệnh của nhà quản trị, ở đây là thể hiện sự phục tùng quyền lực của nhà nước hay của xã hội, chứ không phải phục tùng bản thân nhà quản trị
Trang 3634Khác với uy tín do chức vụ, uy tín do nhân cách cá nhân (hay uy tín cá nhân) là tổng hòa các đặc điểm phẩm chất về tâm lý xã hội của bản thân nhà quản trị, được xã hội, được tập thể thừa nhận, phù hợp với những yêu cầu khách quan của hoạt động Uy tín cá nhân được tạo bởi phẩm chất riêng của nhà quản trị thể hiện thông qua những hành vi, cư xử trong quan hệ với người xung quanh, cũng như tạo ra bằng những hoạt động thực tế trong công tác đối với tập thể
Như vậy, ta thấy uy tín nhà quản trị là sự thống nhất giữa những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan đó là uy tín của chế độ, của Nhà nước, uy tín của tổ chức mà mình phụ trách, trình độ phát triển của tập thể Nhân tố chủ quan đó là những phẩm chất và năng lực của nhà quản trị có thể củng cố, nâng cao uy tín của họ trong trường hợp tương xứng với yêu cầu của chức vụ mà họ đảm nhận
Đối với nhà quản trị, yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự phù hợp giữa uy tín cá nhân và uy tín do chức vụ, và phải đảm bảo tính tương xứng giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong uy tín của mình
2.3.2 Những biểu hiện của uy tín thực chất
Uy tín thực chất của nhà quản trị được thể hiện chủ yếu ở những vấn đề sau:
a) Quan hệ với thông tin quản trị:
Mọi thông tin quản trị được chuyển đầy đủ, chính xác, kịp thời
- Quần chúng, cấp dưới quan tâm cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản trị
- Thái độ tiếp nhận thông tin và cách xử lý thông tin nhanh chóng, đúng đắn
b) Kết quả thực hiện quyết định quản trị: Mọi quyết định của nhà quản trị (dù bằng lời hay văn bản) đều được chấp hành nghiêm chỉnh và có báo cáo rõ lý
do chưa thực hiện xong
c) Thực trạng công việc lúc nhà quản trị vắng mặt: Công việc vẫn được tiến hành bình thường và mọi người mong đợi sự có mặt của nhà quản trị
d) Sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của cấp dưới: Quần chúng tỏ lòng khâm phục, tín nhiệm
Trang 3735e) Sự đánh giá cao của cấp trên, sự khâm phục của đồng nghiệp phải thống nhất với sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng, cấp dưới
f) Những tiệc riêng của cá nhân nhà quản trị được mọi người quan tâm với thái độ thiện chí và đúng mức
i) Sự đối xử của mọi người đối với nhà quản trị sau khi thôi giữ chức vụ quyền lực: Sự khâm phục, luyến tiếc, ngưỡng mộ và gần gũi, giúp đỡ, thăm hỏi chân tình khi nhà quản trị chuyển đi nơi khác hay không còn giữ chức quyền nữa
Trên đây là những biểu hiện uy tín thực chất của nhà quản trị, nó gắn bó mật thiết với nhau, tạo nên một hệ thống đối chiếu, so sánh, phân tích và kiểm tra, tự đánh giá uy tín của nhà quản trị
2.3.3 Các loại uy tín giả
a) Uy tín giả do sợ hãi: Nhà quản trị tạo ra sự uy tín bằng cách luôn phô trương sức mạnh quyền lực của mình, luôn đe dọa cấp dưới bằng những hình thức kỷ luật Uy tín kiểu này sẽ kìm hãm sức năng động sáng tạo của quần chúng, và tạo ra bầu không khí căng thẳng trong tập thể
b) Uy tín giả kiểu gia trưởng: Đó là uy tín của những nhà quản trị tự cho mình cao sang hơn những người khác, có quyền lực đối với mọi người Họ luôn luôn đẩy hết những người họ không ưa thích và lập ra phe cánh gồm những người hợp với cá nhân mình Những người này thường được đặc trưng bằng thái
độ lộng quyền
c) Uy tín do khoảng cách: Đó là uy tín được tạo ra bằng cách luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định giữa nhà quản trị với nhân viên Ở đây nhà quản trị luôn luôn làm bộ mặt "quan trọng” và tỏ ra là một cái gì đó cách biệt với quần chúng
d) Uy tín dân chủ giả hiệu: Đó là trường hợp nhà quản trị tạo dựng uy tín bằng sự tỏ ra dễ dãi, rộng lượng, xuề xòa thái quá với cấp dưới Những nhà quản trị loại này hay hứa hẹn có lợi cho những người thừa hành Mọi sự hứa hẹn, mua chuộc kiểu này lâu ngày sẽ gây ra sự móc ngoặc, bao che cho những vụ vi phạm
kỷ luật gây ra tình trạng tự do, vô kỷ luật trong tập thể
Cả uy tín dân chủ giả hiệu và uy tín do khoảng cách đều không tốt Giữa nhà quản trị và nhân viên nên giữ một khoảng cách thích hợp Khoảng cách đó không nên quá xa đến mức mà nhân viên chỉ được coi như những cái rô bô Và
Trang 38nó cũng không nên gần quá đến nỗi mọi cái đều xuề xòa, dễ dãi Ở đây đòi hỏi nhà quản trị phải có sự nhạy cảm để xác định được khoảng cách giữa mình và quần chúng như thế nào cho hợp lý
2.4 Nhà quản trị và các kiểu lãnh đạo
2.4.1 Bản chất của các kiểu lãnh đạo cơ bản
Kiểu lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được nhà quản trị sử dụng đó tác động đến những người dưới quyền
Theo K Levin, có 3 kiểu lãnh đạo cơ bản: kiểu lãnh đạo độc đoán, kiểu lãnh đạo dân chủ và kiểu lãnh đạo tự do Cách phân loại này được các nhà nghiên cứu chấp nhận và trở thành cách phân chia cơ bản về kiểu lãnh đạo trong tâm lý học QTKD
a) Kiểu lãnh đạo độc đoán: Nhà quản trị tập trung quyền lực trong tay, đòi hỏi nhân viên phải tuân phục mọi mệnh lệnh của mình, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt mọi hoạt động của cấp dưới đảm bảo cho đạt được mục tiêu Ông ta quyết định chính sách, và coi việc lựa chọn là điều mà chỉ có một người có quyền làm - đó là ông ta
Trong tập thể với nhà quản trị như vậy, các thành viên có khuynh hướng hay bất đồng ý kiến nên thường tranh biện, cãi cọ Một số bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà quản trị Khi ông ta vắng mặt, hoạt động của tập thể coi như bị ngừng trệ hoàn toàn Tiến độ công việc diễn ra ở mức dưới trung bình
b) Kiểu lãnh đạo dân chủ: Nhà quản trị biết phân chia quyền lực của mình, biết thu hút cả tập thể vào việc thảo luận bàn bạc, xây dựng và lựa chọn các phương án cho việc ra quyết định, cùng họ tổ chức việc thực hiện, đánh giá,
đề ra các biện pháp bổ sung khi giải quyết những vấn đề phức tạp và quan trọng, bao giờ nhà quản trị cũng trình bày rõ quan điểm, mục tiêu cần đạt, nội dung từng vấn đề và trưng cầu ý kiến của quần chúng, tham khảo các ý kiến đề xuất của cấp dưới, nhiều khi cho họ tự lựa chọn cách làm
Khi nhà quản trị sử dụng kiểu lãnh đạo này, các thành viên làm việc với nhau một cách cởi mở, thân thiện Mối quan hệ giữa tập thể và nhà quản trị được
tự do hơn, tự nhiên hơn Công việc vẫn được tiến hành một cách đều đặn và liên tục khi nhà quản trị đi vắng
c) Kiểu lãnh đạo tự do: Nhà quản trị chỉ vạch ra kế hoạch chung chung, ít trực tiếp chỉ đạo mà thường giao khoán cho cấp dưới, không quan tâm đến công
Trang 3937việc, không can thiệp vào tiến trình Ở đây nhà quản trị chỉ đóng vai trò là người cung cấp thông tin, ít khi tham gia vào hoạt động của tập thể và sử dụng rất ít quyền điều hành của mình
Với kiểu lãnh đạo này các nhân viên thường thực hiện công việc một cách cẩu thả và chậm chạp Xem ra có nhiều hoạt động đấy nhưng không có cái nào
đi đến kết quả cả Phần lớn thời gian bị hoang phí trong những cuộc cãi vã giữa các thành viên với lý do mang tính cá nhân thuần túy
Trên đây là 3 kiểu lãnh đạo cơ bản Mỗi kiểu thường có những ưu điểm, nhược điểm Nhìn chung, các nhà chuyên môn nhất trí rằng kiểu lãnh đạo dân chủ là tốt nhất Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ rằng trong một số trường hợp, kiểu lãnh đạo độc đoán thành công trong lúc hai kiểu kia thất bại; kiểu dân chủ hoặc
tự do, trong những điều kiện phù hợp, sẽ mang lại kết quả khả quan hơn hai kiểu còn lại Một nhà quản trị có thể sử dụng bất cứ kiểu nào trong 3 kiểu lãnh đạo này Một số người cho rằng khi một ai đó đã chọn một trong 3 kiểu này thì khó
có thể lãnh đạo theo kiểu khác Điều đó hoàn toàn sai lầm Nghệ thuật quản trị là uyển chuyển, biết sử dụng kiểu nào một cách đúng lúc Vì vậy nhà quản trị phải học hỏi những kiểu lãnh đạo khác nhau để có thể linh hoạt khi sử dụng chúng đối phó với những điều kiện và con người khác nhau trong công tác Tài quyền biến, khả năng ứng xử linh hoạt trong công tác lãnh đạo là nghệ thuật cao nhất của một nhà quản trị giỏi
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kiểu lãnh đạo
Như trên đã nói, việc sử dụng kiểu lãnh đạo không phải là cứng nhắc, mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để nhà quản trị lựa chọn kiểu nào cho thích hợp Việc lựa chọn kiểu lãnh đạo tối ưu phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây
a) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với từng cá nhân dưới quyền
Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày nhà quản trị thường làm việc trực tiếp với từng cá nhân riêng lẻ, chẳng hạn ra mệnh lệnh hay lắng nghe ý kiến phàn nàn
Vì vậy, cách thức đối xử với từng người quyết định rất lớn đến thành công của hoạt động quản trị Để quyết định một kiểu lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên, nhà quản trị chú ý tới những đặc điểm sau của họ:
- Tuổi tác: Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với những người cao tuổi hơn hoặc kinh nghiệm hơn mình
Trang 40- Giới tính: Phụ nữ thường làm việc tốt hơn dưới sự chỉ huy độc đoán
- Kinh nghiệm: Nếu nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tốt hơn là sử dụng kiểu dân chủ và tự do
- Cần độc đoán: với những người hay có thái độ chống đối, những người không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo Cần phải dân chủ đối với những người có tinh thần hợp tác, thích lối sống tập thể Còn đối với những người hay có đầu óc cá nhân, những người không thích giao thiệp với xã hội thì nên chọn kiểu lãnh đạo tự do
b) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với mức độ phát triển của tập thể
- Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành tập thể, khi tập thể chưa có sự
ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện những công việc được giao theo trách nhiệm của mình, thì nhà quản trị nên áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, thiết lập kỷ luật chặt chẽ, đưa ra các yêu cầu cụ thể và kiểm tra kịp thời
Ở giai đoạn phát triển thứ hai của tập thể, khi mà các thành viên vẫn chưa
có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, chưa đều, thì kiểu lãnh đạo phải mềm dẻo, linh hoạt và cương quyết
Khi tập thể đã phát triển ở mức độ cao, có bầu không khí tốt đẹp có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, có tính tự giác cao, nhà quản trị có thể áp dụng kiểu dân chủ hoặc tự do để phát huy tính sáng tạo của tập thể
c) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với tình huống cụ thể
Trong hoạt động quản trị, những tình huống khác nhau xảy ra ảnh hưởng
ít nhiều đến hiệu quả quản trị Khi tình huống có những thay đổi lớn, chúng ta cần xem xét lại kiểu lãnh đạo của mình Sau đây là một số ví dụ về những tình huống có khả năng xảy ra và những kiểu lãnh đạo tương ứng cần áp dụng:
Những tình huống bất trắc: Có một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương, nhanh nhạy và kịp thời (chẳng hạn, hỏa hoạn) Mọi nỗ lực cần phải được dốc hết, các ý kiến cần phải được trao đổi nhanh chóng và công việc đòi hỏi mọi người phải tập trung cao độ Chính những trường hợp cấp bách như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy cần có một sự lãnh đạo cứng rắn và đầy uy quyền hơn bao giờ hết
Bất đồng trong tập thể: Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, ngờ vực, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị thường phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình