Năm 1980 để phát triển thư viện, nhà trường đã bổ sung thêm cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn, từ 4cán bộ thư viện ban đầu đã tăng dần lên đến 12 cán bộ, các kho sách đã được tổ chứ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN HỌC
KHÓA 2009 – 2013LỚP K25
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: ĐOÀN THỊ THU SINH VIÊN: Nguyễn Thị Thảo MSSV: 0956100064
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
“Học đi đôi với hành” là quá trình vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn, vì vậy hàng năm quý Thầy Cô khoa Thư viện_Thông tin học Trường Đạihọc Khoa học xã hội & Nhân văn TP HCM đã tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối đến thực tập tại các đơn vị thư viện khác nhau; giúp chúng em có cơ hội cọ sát thực tiễn nghề nghiệp, bổ sung kiến thức thực hành và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế Đây cũng là dịp để chúng em học hỏi những giá trị thực tiễn cuộc sống, luyện tập tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện tính kỷ luật trong công việc
Nhóm chúng em gồm 11 thành viên dưới sự hướng dẫn của cô Đoàn Thị Thu đã bắt đầu đợt thực tập của mình tại thư viện trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, thời gian từ ngày 12/11/2012 đến 30/12/2012
Trang 3I GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN
1.1 Vài nét về Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh.
Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nằm trong trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 01 - 03
Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.Được thành lập sau ngày cả nước thống nhất (27/10/1976), trên cơ sở Thư viện Đại học Giáo dục trực thuộc Viện Đại học Thủ Đức; với diện tích ban đầu là 760,5 m2 và 4 cán bộ Hình thức phục vụ lúc ban đầu duy nhất chỉ là mượn về nhà Hệ thống kho sách chưa được tổ chức hay phân loại theo một phương pháp khoa học nào Năm 1980 để phát triển thư viện, nhà trường đã bổ sung thêm cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn, từ 4cán bộ thư viện ban đầu đã tăng dần lên đến 12 cán bộ, các kho sách đã được tổ chức xử lí kỹ thuật theo chuyên môn và đưa vào phục vụ có hệ thống Đến năm
1997 để mở rộng thêm diện tích cho thư viện, nhà trường đã cho nâng tầng Thư viện với diện tích 760,5 m2 ban đầu đã tăng lên 1.521 m2 Thời điểm này Thư viện
đã tổ chức Phòng đọc tự chọn và kho sách của Thư viện đã phát triển về số lượng cũng như phong phú hơn về môn loại tri thức
Hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hoạt động của Thư viện được đầu tư phát triển đáng kể nhờ vào sự quan tâm của Ban Giám Hiệu trường Đặc biệt, việc ứng dụng phần mềm quản lý Thư viện điện tử LIBOL version 5.0 cùng với việc nối mạng LAN, mạng Internet làm cho mọi hoạt động lao động của Thư viện trở nên khoa học và có chiều sâu, công tác phục vụ cũng ngày càng đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu và lao động sản xuất của nhà trường
1.2 Nguồn lực thông tin:
Trang 4Nguồn lực thông tin trong Thư viện bao gồm tư liệu in truyền thống và tài liệu điện
tử được chia sẻ trên mạng Internet Việc xây dựng chiến lược bổ sung tư liệu thư viện đóng vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của Thư viện Kết hợp giưa thư viện truyền thống và thư viện điện tử, từ thư viện điện tử có thể giới thiệu, quảng bá về nguồn tài nguyên thông tin của thư viện truyền thống Thu hút sự chú
ý của bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn Hiện nay thư viện có hơn 29.302 đầu sách với 335.514 bản sách
Tư liệu in:
Bao gồm các loại tài liệu đang được bổ sung tại Thư viện:
- Sách tham khảo - Giáo trình: 305.496 bản
- Luận văn - Luận án: 2.645 cuốn
- Công trình nghiên cứu khoa học: 1.220 đề tài
- Bài trích báo tạp chí: 585 biểu ghi
- Báo tạp chí: 253 loại
Tư liệu điện tử:
Sưu tập nguồn tài nguyên điện tử được sưu tầm, tổ chức và phục vụ tại Thư viện: các CSDL trực tuyến dạng có phí và miễn phí; tài liệu sách điện tử đã download vềTV; giáo trình bài giảng do nhà trường biên soạn; nguồn học liệu điện tử
Vốn tài liệu là nguồn thông tin chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu học tập, nghiên cứu và sản xuất Vì vậy thư viện đã từng bước nghiên cứu xây dựng nguồn vốn tài liệu phong phú và có giá trị Để làm được điều này, trước hết cần hiểu biết rõ bản chất, quy luật hình thành vốn tài liệu, xem xét nhu cầu người dùng tin và nguồn lựcthông tin, tiến hành lập kế hoạch, xây dựng chính sách bổ sung Từ đó làm cơ sở tổchức, quản lý một cách đúng đắn, khoa học cho sự phát triển của vốn tài liệu
1.3 Bạn đọc
Trang 5Trong những năm gần đây, với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng của nhà trường đã làm cho số lượng sinh viên đầu vào hàng năm tăng lên đáng kể, số lượnggiảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên hành chính nghiệp vụ cũng tăng; cộng thêm vào là việc cải tiến phương pháp giảng dạy trong nhà trường dẫn đến số lượng bạn đọc trong trường sử dụng thư viện tăng ngày càng cao.
Tính đến ngày 14/12/2012 số lượng bạn đọc hiện đang sử dụng thư viện là: Trên
17 ngàn
1.4 Nguồn nhân lực:
Với khối lượng sinh viên toàn trường như hiện nay, nguồn nhân lực tại Thư viện cũng đang chịu một áp lực công việc khá lớn và luôn hoạt động một cách tích cực nhằm cung cấp thông tin và phục vụ độc giả đạt hiệu quả như mong muốn
Đội ngũ cán bộ thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện có 17 người:
Trang 6Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường, Thư viện luôn có được những
ưu tiên và thuận lợi trong trang bị cơ sở vật chất để góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ
1.5.1 Cơ sở hạ tầng:
Thư viện được bố trí tại khu vực trung tâm, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng của đông đảo độc giả là giảng viên, CB CNV và SV-HS trong toàn trường Có tổng diện tích 2.200m2, tại khu vực nhà A4, Thư viện có ưu thế cao trong quá trình cung cấp thông tin, kiến thức, hỗ trợ độc giả trong việc học tập và tự nghiên cứu
Hạ tầng của Thư viện được bố trí ở 1 tầng trệt và 1 lầu, với sự quy hoạch phục
vụ với những mục đích khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình phục vụ độc giả
- Khu vực tầng trệt bao gồm các phòng: Phòng Đọc, Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ,Phòng Học liệu Điện tử, Phòng Giữ cặp, Phòng đọc cộng đồng, Phòng bổ sung tài liệu và bộ phận điều hành
- Khu vực lầu 1 chuyên để phục vụ cho quá trình mượn trả, gồm có Phòng Mượn và khu vực Kho lưu
1.5.2 Trang thiết bị:
Trang thiết bị trong Thư viện cũng được nhà trường đầu tư với tiêu chuẩn cao
Hệ thống trang thiết bị trong Thư viện bao gồm:
- Hệ thống server chuyên dụng
- Hệ thống mạng và các thiết bị phụ trợ
- Hệ thống máy tính phục vụ công tác và máy tính tra cứu dành cho độc giả
- Sách vở tư liệu, báo tạp chí dạng in và điện tử
- Hệ thống kho tàng, kệ chứa
- Phần mềm quản lý thư viện: Phần mềm quản lý thư viện Libol 5.0
Trang 7- Trang thiết bị tin học: 02 máy chủ, 58 máy trạm, 3 máy in laze, 1 máy in kim, 10 máy đọc barcode (mã vạch), 02 máy quét Scaner, 3 đầu đọc và ghi đĩa CD, 1 máy in thẻ thư viện (thẻ nhựa).
- Trang thiết bị phục vụ và bảo quản: 1 máy photocopy, 1 máy hút bụi, 6 máy lạnh, thiết bị PCCC, thiết bị chống sét,…
Sự phát triển về cơ sở vật chất và trang thiết bị đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và tạo ra một môi trường phục vụ hiện đại, là nơi học tập, nghiên cứu, giải trí lý tưởng
2.Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của thư viện
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THƯ VIỆN:
Thư viện trường thuộc sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường Căn cứ vào đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức và quản lý của Thư viện được tổ chức thành các bộ phận chức năng sau:
GĐ THƯ VIỆN
P.GĐ(Phụ trách mảng phục vụ)
PHÒNG NGHIỆP VỤ
P.GĐ( Phụ trách CNTT)
PHÒNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
Trang 82.1 Lãnh đạo thư viện
2.1.1 Giám đốc thư viện
Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch và phương hướng hoạt động của đơn vị
- Quản lý, điều hành toàn đơn vị
- Xây dựng, quản lý và khai thác vốn tài liệu một cách có hiệu quả, tổ chức vàphân công công việc cho Tổ nghiệp vụ thư viện
- Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện
- Xây dựng và triển khai các sản phẩm thông tin phục vụ dạy và học
- Định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng phục vụ độc giả
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thư viện có tinh thần đoàn kết, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng, tính chủ động sáng tạo của cán bộ thư viện trong công tác; để nâng cao trình độ chính trị, khoa học của cán bộ thư viện
- Phụ trách công tác kiểm kê trong toàn đơn vị
Quyền hạn:
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường các hướng phát triển thư viện, nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện
- Xây dựng định hướng phát triển đơn vị
- Đề xuất tuyển dụng và quản lý nhân sự của đơn vị
- Tổ chức, điều động phân công công tác cán bộ trong đơn vị
- Bình xét, đề cử cán bộ cho các danh hiệu thi đua khen thưởng, kỷ luật và cácchức danh trong đơn vị
2.1.2 Phó giám đốc thư viện phụ trách mảng phục vụ
Trách nhiệm:
Trang 9- Hỗ trợ, tham mưu cho Trưởng Thư viện các mảng hoạt động phục vụ trong đơn vị.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Thư viện về việc xây dựng, phát triển, xử lý công tác phục vụ vốn tài liệu thư viện
- Tổ chức và phân công lao động trong công tác phục vụ, công tác bạn đọc và hoạt động tra cứu của thư viện
- Tư vấn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đơn vị về công tác tuyển dụng nhân sự
- Duy trì và phát triển tình đoàn kết nội bộ
- Phụ trách mảng quản lý tài sản và công tác kiểm kê tài sản trong đơn vị
Quyền hạn:
- Xây dựng chiến lược phát triển thư viện trong lĩnh vực được phân công
- Chỉ đạo, điều động và tổ chức cán bộ trong các khâu công tác
- Đề xuất và thực hiện tuyển dụng việc bổ sung nhân sự
- Kiểm tra kết quả công tác các mảng hoạt động trong đơn vị
2.1.3 Phó giám đốc thư viện phụ trách công nghệ thông tin
Trách nhiệm:
- Hỗ trợ, tham mưu cho Trưởng Thư viện các mảng hoạt động trong đơn vị
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Thư viện về việc xây dựng, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển thư viện điện tử
- Quản trị và bảo trì cơ sở dữ liệu thư viện, nghiên cứu triển khai các cơ sở dữ liệu điện tử
- Xử lý và đưa ra phục vụ vốn tài liệu điện tử
Trang 10- Phát triển ứng dụng và hình thành sản phẩm thông tin phục vụ nhu cầu của độc giả.
- Cung ứng giải pháp công nghệ ứng dụng trong việc quản lý tư liệu cá nhân,
tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác thư viện
- Thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống website, hệ thống mạng của thư viện
- Phụ trách mảng công tác ISO trong đơn vị
Quyền hạn:
- Xây dựng chiến lược phát triển thư viện, phát triển ứng dụng CNTT
- Điều động và tổ chức cán bộ trong các khâu công tác thuộc mảng công nghệ
- Đề xuất việc bổ sung nhân sự
- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị của đơn vị
- Vận hành hệ thống mạng máy tính trong đơn vị
2.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
- Quản lý, tổ chức, phân công và điều hành công việc Phòng Nghiệp vụ
- Nắm bắt, đề xuất và tổ chức thực hiện hướng phát triển mảng nghiệp vụ thư viện
Quyền hạn:
- Tổ chức, phân công nhân sự và điều hành công việc trong Tổ Nghiệp vụ
Trang 11- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác của Tổ.
- Trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của thư viện
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động nghiệp vụ thư viện; liênthông, liên kết với các thư viện bạn để hỗ trợ cùng phát triển chuyên môn.b) Cán bộ phòng nghiệp vụ
Trách nhiệm:
- Trực tiếp thực hiện công tác biên mục tài liệu và các công tác xử lý kỹ thuật
- Thu thập, xử lý và biên mục nguồn tài liệu điện tử
- Quản lý, tổ chức, phân công và điều hành công việc của Phòng Đọc
- Nắm bắt, đề xuất và tổ chức thực hiện hướng phát triển của Phòng Đọc
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, tư liệu trong phạm vi của Phòng
Quyền hạn:
- Tổ chức, phân công và điều hành công việc của Phòng Đọc
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả côngtác của của Phòng Đọc
- Trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động phục vụ đọc
Trang 12- Quản lý, tổ chức, phân công và điều hành công việc của Phòng Mượn.
- Nắm bắt, đề xuất và tổ chức thực hiện hướng phát triển của hoạt động mượn trả tài liệu
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, tư liệu trong phạm vi của Phòng
Quyền hạn:
- Tổ chức, phân công và điều hành công việc của Phòng Mượn
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả côngtác của Phòng Mượn
- Trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động mượn trả tài liệu của thư viện trong phạm vi Phòng Mượn
b) Cán bộ phòng mượn
Trách nhiệm:
Trang 13- Phục vụ, cho mượn tài liệu tham khảo và giáo trình.
- Nhận trả tài liệu
- Ổn định kho tư liệu
- Gia cố, bảo quản tài liệu cũ
Quyền hạn:
- Xử lý những công việc và vi phạm kỷ luật trong phạm vi Phòng Mượn
- Thu thập nhu cầu, nghiên cứu đề xuất hướng phát triển mảng công tác của phòng
- Sưu tầm, tổ chức và xây dựng nguồn tài liệu điện tử
- Tổ chức hoạt động phục vụ bạn đọc khi có nhu cầu làm thẻ, số hóa tài liệu
- Quản lý tài sản, trang thiết bị, máy tính trong phòng
Quyền hạn:
- Xử lý những vi phạm kỷ luật trong phạm vi của Phòng
- Thu thập nhu cầu, nghiên cứu đề xuất hướng phát triển nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
- Nghiên cứu, đề xuất hướng bổ sung nguồn tài liệu điện tử
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp an ninh mạng
- Xây dựng và phát triển sản phẩm thông tin
II NỘI DUNG THỰC TẬP
Nhằm giúp cho em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã được học và để phù hợp với đặc thù của thư viện, trong thời gian thực tập 07 tuần tại thư viện, em đã
Trang 14được ban giám đốc thư viện phân công làm việc theo cặp (02 người một phòng)lần lượt tại các phòng của thư viện, ngoài ra còn có một số ngày em được tự chọn nội dung thực tập Các phòng được phân công làm lần lượt có:
- Với 03 ngày trên tổng số 35 ngày thực tập
- Giữ cặp, balô cho sinh viên có nhu cầu vào thư viện Được sử dụng phần mềm libol version 5.0 làm những thao tác như quét thẻ sinh viên,nhập số tủ cho mượn trong phần “mượn tủ” và khi bạn đọc trả tủ cũnglàm những thao tác tương tự trong phần “trả tủ”, có thể kiểm tra số người đang mượn bằng cách tìm trong phần “đang mượn”
2 Phòng kỹ thuật nghiệp vụ
- 08 ngày trên tổng số 35 ngày thực tập
- Kiểm tra tài liệu mới nhập về xem có bị hư hỏng, chất lượng in, mất trang …
Trang 15- Đóng dấu Thư viện, dán nhãn, dán mã vạch tài liệu, in và dán nhãn tàiliệu cho tài liệu là luận văn, luận án, sah 1giao1 trình, sách tham khảo
- Biên mục phiếu tiền máy các mục như mô tả, tạo đề mục chủ đề, phânloại, tóm tắt tài liệu: sách, luận văn, luận án
+ Các trường được biên mục tiền máy
001 Mã của tài liệu
005 Thời gian biên mục
040 Đơn vị biên mục
041 Ngôn ngữ của tài liệu
082 Ký hiệu phân loại (sử dụng khung phân loại DDC 14)
084 Mã ngành của tài liệu (ví dụ như: 601401/ 605246/ 605250/ CKT/ ĐCT….)
090 $aký hiệu phân loại $bcutter
100 Tác giả
245 $a thông tin nhan đề tài liệu: $bthông tin bổ sung cho nhan đề/$c thông tin trách nhiệm của tài liệu
260 $a thông tin nơi xuất bản:$b nhà xuất bản,$c năm xuất bản
300 $a khối lượng.;$c kích thước
650 $a đề mục chủ đề
700 $a tác giả liên quan
Trang 16Một ví dụ cụ thề tài liệu mà em đã được biên mục:
100 $a Nguyễn, Văn Sơn
245 $a Nghiên cứu tăng bền cho vật liệu nhựa và composite trong
công nghệ ép phun:$b Luận văn thạc sĩ/$c Nguyễn Văn Sơn
260 $a Tp.HCM: $b Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
700 $a Lê Hiếu Giang, $e hướng dẫn,
- Khi biên mục trên máy thì Thư viện biên mục các trường sau:
001,005,040,041,082,084,090,100,245,260,300,650,700,900
Trang 17- Tra trùng tài liệu sau khi biên mục đồng thời kiểm tra lại các lỗi biên mục và sửa.
- Bảo quản tài liệu: sách, giáo trình, luận văn, luận án bị hư hỏng nhỏ
3 Phòng học liệu điện tử
- 08 ngày trên tổng số 35 ngày thực tập
- In tài liệu cho sinh viên
- Tìm hiểu dịch vụ số hóa tài liệu cho người dùng tin có nhu cầu
- Scan tài liệu:
- Quy trình scan:
Khởi động máy vi tính=> mở phần mềm HP Solution Center sau đó => chỉnh sửatài liệu vuông góc với máy scan =>chọn scan Document => chọn Document to searchable PDF File chọn scan, click ok=> chọn nút add page(s) để scan trang tiếp theo, trong quá trình scan nếu như tài liệu bị mất chữ hoặc chưa đạt yêu cầu thì => chọn Delete page để xóa trang đó
=> chọn Ratate/Flip để chỉnh hướng tài liệu tùy ý, phù hợp với yêu cầu scan tài liệu đó
+Rotate left: quay trái
+ Rotate right: quay phải
+Flip Horizontal: quay ngược đầu
Trang 18=> chọn Crop để cắt tài liệu, bỏ đi những phần thừa trên máy scan, (do tài liệu nhỏ hơn), sau khi cắt xong => chọn nút finish phần mềm tự động xử lý và lưu vào thư mục “My Scan”.
=> Vào thư mục ‘ My Scan cut file vừa lưu dán qua thư mục “ Ghép file”
=>sau đó tiến hành nối file của tài liệu:
Mở phần mềm Ap PDF Split merge, => chọn nút add files chọn tài liệu ở thư mục “Ghép file” bao gồm tài liệu mới scan và phần giới thiệu về thư viện, thông tin về nhà tài trợ => bấm Open => chọn Start merge, rồi kiểm tra lại file vừa được nối => đóng phần mềm ApPDF Splitmerge sau đó vào thư mục ghép file chọn tài liệu gốc nhấn nút delete để xóa => đổi tên file vừa được nối theo số ĐKCB của tài liệu:
- Upload tài liệu đã được scan lên trang web trường:
Vào trang web: http://www.thuvienspkt.edu.vn/admin/index.php?nv=luan-van
Quy trình upload:
=> Vào thesis chọn thêm file mới sau đó => chọn tên file cần upload trong thư mục “Sinh Viên” nhấn nút F2 sau đó copy tên mã xếp giá đưa vào phần mã xếp giá của tra cứu luận án => click tìm kiếm
Trang 19=> Mở kết quả tìm kiếm, copy những thông tin về tài liệu như: tên tác giả, tên nhan đề, thông tin trách nhiệm, nơi xuất bản, nhà xuất bản, số trang, kích thước,
số KHPL, KHXG => Dán vào mục tóm tắt, copy tên nhan đề vào mục tên file, copy tên tác giả vào mục tác giả
=> Sau đó chọn file cần upload tải lên, click Browse chọn file cần up
(phải chính xác với tên file chọn ban đầu) => chọn upload sau đó copy địa chỉ nguồn tài liệu và dán vào mục nguồn bên ngoài
=> Click “thực hiện”để kết thúc quá trình upload tài liệu
- Sang đĩa
- Tìm hiểu dịch vụ làm thẻ sinh viên, cán bộ trong và ngoài trường
4 Phòng mượn
06 ngày trên tổng số 35 ngày thực tập
Nắm cách tổ chức kho trong phòng mượn: tổ chức theo ký hiệu phân loại DDC
o Khu vực giáo trình nằm ở cửa số 2 gồm 4 dãy: