1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…

93 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 655,5 KB

Nội dung

Nội dung chương này trả lời câu hỏi: “Độc giả” Việt Nam ngườihướng dẫn và các tác giả KLTN tiếp nhận những gì từ văn học Trung Quốccó đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc.Trong chươ

Trang 1

Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên

khoa Ngữ văn

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

5.1 Phương pháp luận chung 7

5.2 Các phương pháp cụ thể 7

6 Cấu trúc của khóa luận 7

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 9

1.1 Thống kê, phân loại đề tài KLTN 9

1.1.1 Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm 10

1.1.2 Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận 13

1.2 Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc 17

1.2.1 Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN 17

1.2.2 Một số hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trong các KLTN 21

1.3 Lý giải một số hiện tượng tiếp nhận 24

1.3.1 Hiện tượng tiếp nhận thơ Đường 24

1.3.2 Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh 26

1.3.3 Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại 28

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐỌC VÀ PHÁT HIỆN NGHĨA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 30

2.1 Việc đọc các tác phẩm tiêu biểu 30

2.1.1 Hồng lâu mộng 30

Trang 3

2.1.2 Tam quốc chí diễn nghĩa 37

2.1.3 Hai tiểu thuyết hiện đại: “Đá đỏ” và “Sáng nghiệp sử” 42

2 2 Việc đọc các tác giả tiêu biểu 44

2.2.1 Đỗ Phủ 44

2.2.2 Lỗ Tấn 51

CHƯƠNG 3 “ĐỘC GIẢ” VIỆT NAM TRONG KLTN 56

3.1 Các bình diện nghiên cứu 56

3.1.1 Cách chọn đề tài khóa luận 56

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 62

3.1.3 Tài liệu tham khảo 73

3.2 Đặc điểm của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 77

3.2.1 Trình độ được đào tạo và trình độ thưởng thức 77

3.2.2 Kinh nghiệm tiếp nhận và tri thức từ những tài liệu đã đọc 78

3.2.3 Mức độ quen thuộc với các hình thức và thủ pháp văn học 79

3.2.4 Hứng thú cá nhân 79

3.3 Đặc điểm thời đại 81

3.3.1 Thời kháng chiến chống Mỹ và một vài năm sau đó 81

3.3.2 Cuộc chiến tranh biên giới 81

3.3.3 Những năm hòa bình và phát triển (1986 - 2000) 82

3.4 Tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 83

3.4.1 Sự thể hiện tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 84

3.4.2 Đặc điểm kế thừa và biến dị của tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 86

PHẦN KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 4

“chính cuộc sống lịch sử lâu dài của văn học cho ta thấy được những vấn đề

về bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc giá trị của văn học mà lý luận từ phía sáng tác không giải thích được”1

Bản thân các tác phẩm văn học Trung Quốc không nằm ngoài sự

khẳng định của lý thuyết tiếp nhận: “… văn học dĩ nhiên không tự nó sống được Chính nhu cầu của người đọc, khả năng phát hiện, sáng tạo của nó đã làm cho các tác phẩm nghệ thuật có tầm cỡ trở nên bất hủ”2 Ở đây, chúngtôi muốn nghiên cứu giá trị của các tác phẩm văn học này thông qua nhu cầu,

sự phát hiện sáng tạo của một đối tượng độc giả đặc biệt: các sinh viên (và cảcác giảng viên) khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoaVăn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Như chúng ta đãbiết, nơi đây là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo văn học có uy tín vàchất lượng cao Các thế hệ thầy trò của khoa đã có được nhiều thành tựuđáng ghi nhận trong việc nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu vănhọc Trung Quốc nói riêng Trong thời kỳ trước năm 2000, việc nghiên cứu

1 Trần Đình Sử, Mấy vấn đề lý luận tiếp nhận văn học - in trong Văn học nghệ thuật và

sự tiếp nhận, Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Viện thông tin KHXH, Hà Nội, 1991.

Trang 5

văn học Trung Quốc ở khoa Ngữ văn có nhiều kết quả đáng chú ý với nhữngđiểm khác biệt so với thời kỳ sau này (thể hiện rất rõ ở các khóa luận tốtnghiệp của sinh viên) Sự khác biệt này một mặt do điều kiện nghiên cứu,mặt khác đây là thời kỳ mà nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã tham gia côngtác giảng dạy ở khoa và hướng dẫn sinh viên làm Khóa luận như các thầy LêHuy Tiêu, Nguyễn Liên, Lê Đức Niệm… Có thể nói, các khóa luận tốtnghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn thời kỳ này thể hiện một diện mạo đặcbiệt của việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở một trung tâm đào tạo -nghiên cứu văn học của Việt Nam Tìm hiểu các khóa luận này, ta sẽ thấynhiều nét khác so với các công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãitrên các sách báo, tạp chí…

Với những điểm đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:

viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)” (từ

đây xin gọi tắt là KLTN) với mong muốn bước đầu nhìn lại và khẳng địnhthành quả nghiên cứu của những người đi trước Không chỉ có vậy, như đãnói, việc nghiên cứu này sẽ cho thấy được nhiều điều về giá trị của các tácphẩm văn học Trung Quốc thông qua sự tiếp nhận của một đối tượng đặcbiệt ở Việt Nam và nhiều điều về bản thân và thời đại của các đối tượng độcgiả này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiêncứu, tìm hiểu văn học Trung Quốc với hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, giáotrình, các bài báo khoa học… Cùng với đó là khá nhiều công trình nghiên

1 Gọi theo cách dùng hiện nay của khoa Văn học - Trường ĐHKHXH &NV Hà Nội: Từ

1966 -1997: Công trình nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp ra trường được gọi là luận văn tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên khi kết thúc năm học (năm thứ 3) gọi là khóa luận.

Từ 1997 đến nay: Công trình nghiên cứu của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường gọi là khóa luận tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên năm thứ 3 gọi là niên luận.

Trong khóa luận này chúng tôi dung KLTN để chỉ chung luận văn tốt nghiệp trước đây

Trang 6

cứu về việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam với những phạm vikhác nhau như nghiên cứu trong giới học thuật, nghiên cứu trong nhà trườngphổ thông… Riêng việc nghiên cứu văn học Trung Quốc qua sự tiếp nhậncủa đối tượng là các sinh viên văn học thì chưa được chú ý Cụ thể, về việcnghiên cứu văn học Trung Quốc qua các KLTN tại khoa Ngữ văn trường ĐH

Tổng hợp mới chỉ có một báo cáo khoa học sinh viên với đề tài: “Khóa luận

nghiên cứu văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000) - nhìn từ góc độ tiếp nhận” (Nguyễn Thị Kim

Hằng - Văn CLC K52) Trong báo cáo này tác giả mới chỉ thống kê, phânloại đề tài khóa luận và đưa ra những nhận xét ban đầu mà chưa có sự lý giải

cụ thể các hiện tượng tiếp nhận, cũng như nghiên cứu về các “độc giả” trongkhóa luận

Thực hiện đề tài này, chúng tôi mở rộng và đi sâu hơn vấn đề nghiêncứu trong báo cáo khoa học ở trên, vận dụng lý thuyết mỹ học tiếp nhận đểnghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận, lý giải cụ thể hơn

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích như sau:

Thứ nhất, tổng hợp lại kết quả nghiên cứu của các khoá luận nghiêncứu về văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Tổnghợp Hà Nội, góp phần làm cơ sở tư liệu cho các đề tài nghiên cứu sau này

Thứ hai, tìm hiểu để thấy được những đặc điểm cơ bản trong cách tiếpnhận văn học Trung Quốc của một thế hệ sinh viên và giảng viên (nhữngngười hướng dẫn) khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp trước đây (khoa Vănhọc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay) và lý giải cácđặc điểm đó dưới góc độ mỹ học tiếp nhận

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các khóa luận tốt nghiệp của sinhviên khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội từ năm 1966 đến năm 2000 đã được vào

Trang 7

sổ và lưu giữ tại thư viện khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội (Sốliệu thống kê trong sổ lưu giữ là 103 KLTN).

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận chung

Đề tài được tiến hành với sự chỉ dẫn phương pháp lý luận của văn học

so sánh, mỹ học tiếp nhận, xã hội học văn học, văn hoá học Trong đó:

- Văn học so sánh (nhìn ở góc độ một ngành khoa học): Cung cấpphương tiện lý luận để nghiên cứu nội dung các khoá luận

- Mỹ học tiếp nhận: cung cấp phương tiện lý luận để tìm hiểu nộidung và cả các yếu tố ngoài nội dung của các khoá luận, từ đó rút ra các đặcđiểm của “độc giả” trong các khoá luận để xác lập “phông tiếp nhận” và

“tầm đón nhận” của các tác giả khoá luận

- Xã hội học văn học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện cácnghiên cứu xã hội học về độc giả, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận

- Văn hoá học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện các nghiêncứu về bối cảnh văn hoá Việt Nam lúc bấy giờ và tri thức văn hoá của cáctác giả khoá luận, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài đượctriển khai thành 3 chương:

Chương 1: Bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN

Trang 8

Nội dung chương này trả lời câu hỏi: “Độc giả” Việt Nam (ngườihướng dẫn và các tác giả KLTN) tiếp nhận những gì từ văn học Trung Quốc(có đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc).

Trong chương này chúng tôi thống kê, phân loại đề tài khóa luận, trên

cơ sở đó mô tả (theo trục đồng đại và lịch đại) quá trình các KLTN nghiêncứu về các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc Qua việc nhận diện vàchỉ ra các hiện tượng tiếp nhận, chúng tôi trả lời câu hỏi: Tại sao “độc giả”Việt Nam chỉ tiếp nhận những tác giả - tác phẩm này?

Chương 2: Quá trình đọc và phát hiện nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN

Trong chương này, chúng tôi triển khai mô tả việc các tác giả KLTNđọc và tìm tòi, phát hiện nghĩa các tác phẩm văn học Trung Quốc, trả lời câuhỏi: Họ đã đọc tác phẩm văn học Trung Quốc như thế nào?

Chương 3: “Độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN

Trong chương này, chúng tôi thực hiện những nghiên cứu xã hội học

về độc giả (các tác giả KLTN và người hướng dẫn - liên độc giả), chỉ rõnhững đặc điểm của độc giả và bối cảnh thời đại; qua đó xác lập “phông tiếpnhận” và “tầm đón nhận” của độc giả

Việc nghiên cứu thực hiện ở 3 khía cạnh:

- Cách chọn đề tài khóa luận

- Phương pháp nghiên cứu

- Tài liệu tham khảo

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN

1.1 Thống kê, phân loại đề tài KLTN

Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng khóa luận nghiên cứu về vănhọc Trung Quốc từ 1966 đến 2000 được vào sổ lưu giữ tại thư viện khoa Vănhọc (Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội) là 97 khóa luận Trên thực tế, donhiều lý do khách quan, các khóa luận còn được lưu giữ không đầy đủ về sốlượng như đã vào sổ, nhưng sự thiếu sót này cũng không ảnh hưởng nhiềuđến việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN Ở đâychúng tôi tiến hành việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc qua thống

kê, phân loại các đề tài trên sổ lưu giữ Do 97 khóa luận này được viết theonhững đề tài khác nhau về các vấn đề lý luận văn học, văn học sử, tiếp nhậnvăn học… nên có thể được phân loại theo nhiều cách với những cơ sở, tiêuchí khác nhau Trong khóa luận này, để tiện theo dõi, chúng tôi lựa chọnphân loại các đề tài KLTN thành 2 nhóm là nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm

và nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận Với mỗi nhóm, chúng tôithống kê tần số xuất hiện của các đề tài, từ đó nhận diện những nét chính vềbức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN

Chúng tôi xin lưu ý rằng việc phân loại này chỉ là tương đối Có một

số đề tài có thể được xếp vào cả 2 nhóm ở trên, ví dụ như đề tài TQ 21: “Sơ

lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu

mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay” Ngoài ra, trong nhóm đề tài tác giả

-tác phẩm, có đề tài có thể xuất hiện 2-3 lần Ví dụ như đề tài TQ 86: “Tìm

hiểu nghệ thuật xây dưng nhân vật anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa,

Thủy Hử và Tây du ký” được chúng tôi đưa vào đề tài về tác phẩm Tam

quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du ký.

Trang 10

1.1.1 Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm

Bảng 1 Các đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm VHTQ

(Thống kê theo số lượt xuất hiện trong tên đề tài của 97 KLTN)

144, 150)

Trang 11

Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta thấy:

 Các đề tài KLTN chỉ tập trung vào một số tác giả - tác phẩmvăn học Trung Quốc nhất định, nói cách khác là số lượng tác giả và các tácphẩm / nhóm tác phẩm được nghiên cứu trong các KLTN là không nhiều.Đặc biệt, so với một nền văn học đồ sộ, lâu đời như văn học Trung Quốc thì

số tác giả - tác phẩm xuất hiện ở đây là rất ít Cụ thể:

- Về các thời kì văn học: Các KLTN mới chỉ nghiên cứu một số đốitượng thuộc các thời kì văn học: Văn học Tiên Tần, văn học đời Đường, vănhọc đời Minh, văn học đời Thanh và văn học hiện đại Có thể nhận thấy đâyđều là những thời kì tiêu biểu trên con đường phát triển của văn học TrungQuốc, những giai đoạn mà văn học Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu

nhất Thời Tiên Tần có Thi Kinh, Sở từ; thời Đường có Đường thi; thời Minh

- Thanh có tiểu thuyết cổ điển với tứ đại danh tác Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng; thời hiện đại có kịch, tiểu thuyết với

nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn Nghiên cứu văn học Trung Quốc tất nhiên phảinghiên cứu các thời kì này Nhưng văn học Trung Quốc không phải chỉ cónhững thời kì này đáng nghiên cứu, còn những thời kì khác cũng có nhiềuthành tựu mà các KLTN chưa đề cập tới

- Về tác giả: Các KLTN trên chỉ tập trung nghiên cứu một số tác giả

là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Lỗ Tấn - những tác giả tiêu biểu nhất củacác thời kì văn học kể trên

Trang 12

- Về tác phẩm: Các tác phẩm văn học Trung Quốc được nghiên cứutrong các KLTN cũng không phong phú Chủ yếu là những tác phẩm của cáctác giả nói trên: thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch (những KLTN nghiên cứu thơ Đườngcũng chủ yếu là nghiên cứu thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch) Với nhóm tác phẩm tiểu

thuyết cổ điển cũng chỉ có “tứ đại danh tác” Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng Về tác phẩm văn học hiện đại: tiểu thuyết có AQ chính truyện và các tập truyện khác của Lỗ Tấn như Gào thét, Bàng hoàng,

có Sáng nghiệp sử (Liễu Thanh), Đá đỏ (La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn), Một nửa đàn ông là đàn bà (Trương Hiền Lượng); kịch có một số vở trước

1949 như Lôi Vũ (Tào Ngu), Khuất Nguyên (Quách Mạt Nhược) của những năm 60 như Sau khi được mùa (Lam Trừng), Mùa xuân thứ hai (Lưu Xuyên), Đứng gác dưới ánh đèn nê ông (Thẩm Tây Nông và Mạc Nhạn), …

Trừ một số tác phẩm tiểu thuyết và kịch hiện đại là khá mới với các sinh viênlàm KLTN lúc bấy giờ, các tác phẩm còn lại đều là tác phẩm nổi tiếng rấtquen thuộc với người Việt Nam qua nhiều thế hệ

 Với một số ít tác giả - tác phẩm của một vài thời kỳ văn học đã kể,

sự phân bố xuất hiện trong đề tài khóa luận cũng không đồng đều:

- Về thời kì văn học: Trong số các thời kì văn học mà các KLTN chú

ý nghiên cứu, thời kì mà nhiều đề tài KL hướng đến nhất là văn học đờiĐường (24 KL chiếm 24,74%), văn học hiện đại (23 KL chiếm 23,7%) Thời

kì có ít tác phẩm được nghiên cứu nhất là văn học Tiên Tần (chỉ có 1KLchiếm 1,03%) Quan sát cụ thể hơn, ta thấy các thể loại văn học được nghiêncứu ở mỗi thời kì là rất ít Văn học thời Đường chỉ có các tác phẩm, tác giảthơ được nghiên cứu Thời Minh - Thanh thì chỉ có các tiểu thuyết xuất hiệntrong các đề tài KLTN Thời kì hiện đại, mặc dù đời sống văn học TrungQuốc phát triển mạnh mẽ vớ nhiều thể loại, song chỉ có kịch hiện đại và tiểuthuyết được các tác giả KLTN chú ý

- Về tác giả văn học: Trong số các tác giả văn học Trung Quốc đượcnghiên cứu trong KLTN, tác giả được quan tâm nhiều nhất là Đỗ Phủ (17 KL

Trang 13

chiếm 17,53%), tiếp đến là Lỗ Tấn (12 KL chiếm 12,37%) Lý Bạch và ĐỗPhủ được nghiên cứu tương đối ít ( 6 và 4 KL trong 97 KL) Đối với nhữngtác giả này, các KLTN chủ yếu tìm hiểu phong cách sáng tác, tư tưởng, tìnhcảm của họ thể hiện qua các tác phẩm.

- Về tác phẩm văn học: Các tác phẩm văn học cổ điển được nghiêncứu nhiều hơn cả Trong đó, nổi bật nhất là các KLTN nghiên cứu về tiểu

thuyết Hồng lâu mộng (14 KL chiếm 14,43%), tiếp đến là Tam quốc diễn nghĩa (9 KL chiếm 9,3%) Các tác phẩm cổ điển khác như Tây du ký, Liêu trai chí dị, Nho lâm ngoại sử lại ít được chú ý (chỉ có 1 -2 KL) Với các tác

phẩm văn học hiện đại thì các đề tài KL phân bố đồng đều hơn, không có tác

phẩm nào thực sự nổi bật Chỉ có các tập truyện Gào thét và Bàng hoàng của

Lỗ Tấn xuất hiện tương đối nhiều trong các đề tài nghiên cứu về tác giả này

(đã xét ở trên) Bên cạnh đó, các tiểu thuyết Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà đều ngang nhau về tần số xuất hiện trong các KLTN (2 -3

KL đối với mỗi tác phẩm)

Như vậy, ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm này, ta nhận thấy cácKLTN đều đã chú ý đến những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất, nhữngthành tựu có thể coi là nổi bật nhất của văn học Trung Quốc Tuy nhiên, sốlượng tác giả - tác phẩm (của một vài thời kì văn học nhất định) xuất hiệntrong các KL không phải là nhiều và tần số xuất hiện cũng không đồng đều.Ngoài ra, nếu theo dõi kỹ bảng thống kê chi tiết các đề tài (xem phần phụlục), ta còn nhận thấy việc nghiên cứu các tác giả - tác phẩm văn học TrungQuốc trong KLTN có những điểm tập trung nhất định Ví dụ như năm 1976 -

1980 có nhiều KLTN nghiên cứu về Đỗ Phủ, năm 1995 có đến ¾ KLTN

nghiên cứu về bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng.

1.1.2 Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận.

Bảng 2 Các đề tài KLTN về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận VHTQ

Trang 14

TQ 79 Bước đầu tìm hiểu những nguyên lí văn

học cơ bản do Bạch Cư Dị đề xướng

2 2,06%

TQ 85 Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ

của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942

TQ 21 Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau

trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng

ở Trung Quốc từ trước đến nay

17 17,

53%

TQ 48 Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu

Đường thi ở Việt Nam trước cách mạng

tháng Tám

TQ 54 Vấn đề thừa kế di sản thơ Đường và sáng

tạo cái mới qua Truyện Kiều của Nguyễn

Du

TQ 84 Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam

TQ 105 Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên

dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ

trước đến nay

TQ 111 Tình hình dịch thuật và nghiên cứu tiểu

thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam

thời kì trước 1945

TQ 112 Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ

Đường với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

TQ 113 Dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tiểu

thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam từ

1945 -nay

Trang 15

TQ 114 Thơ Đường và thơ Mới

TQ 115 Thơ Đường trong sáng tác của Nguyễn

Du

TQ 117 Tìm hiểu thơ Bác Hồ với thơ Đường

TQ 120 Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung

Quốc

TQ 135 Ảnh hưởng của thơ Đường đến Chinh

phụ ngâm của Đặng Trần Côn

TQ 137 Nguyễn Trãi với thơ Đường

TQ 154 Sự tiếp biến thể loại thơ Đường của Bác

Hồ trong “Nhật kí trong tù”

TQ 156 Sự tiếp biến điển cố văn học Trung Quốc

qua Truyện Kiều - Nguyễn Du

TQ 140 Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển

Trung Quốc

Nhận xét:

 Trong tổng số 97 KLTN được khảo sát, chỉ có 2 KL nghiên cứu vềmảng lý luận văn học của văn học Trung Quốc Trong đó có 1 KL nghiêncứu về lý luận văn học cổ điển và 1 KL nghiên cứu về lý luận văn học hiệnđại Con số này so với tổng số 97 KLTN là rất ít, chứng tỏ vấn đề này vẫnchưa được các tác giả KLTN chú ý lắm

 Số lượng KL thuộc mảng dịch thuật - tiếp nhận các tác giả - tácphẩm văn học Trung Quốc là tương đối nhiều: 17 trên 97 KL (chiếm17,53%) Đáng lưu ý là ở mảng dịch thuật - tiếp nhận này, các KLTN cũngchủ yếu chỉ chú ý đến việc dịch thuật - tiếp nhận một vài tác giả nhất địnhnhư Lỗ Tấn, Đỗ Phủ, một vài tác phẩm/ nhóm tác phẩm như thơ Đường, tiểuthuyết cổ điển Đặc biệt, các KLTN nghiên cứu về dịch thuật - tiếp nhận thơĐường ở Việt Nam là nhiều nhất (9 trong số 17 KL ở mảng này) Có thể nói,

Trang 16

cũng giống như ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm ở trên, các đề tài KLTN

ở nhóm dịch thuật - tiếp nhận này cũng chỉ hướng đến những tác giả - tácphẩm tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc Điều này liên quan đến mộtthực tế là những thành tựu văn học nổi bật nhất chính là những đối tượngđược tiếp nhận nhiều nhất Chính ảnh hưởng sâu rộng của các tác giả - tácphẩm văn học Trung Quốc đến các tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam và

sự tiếp nhận nồng nhiệt của nhiều đối tượng độc giả Việt Nam là minh chứngcho thành công của các tác giả - tác phẩm này

Tiểu kết:

Qua phần thống kê - phân loại các KLTN nghiên cứu về văn họcTrung Quốc trên đây, chúng ta đã phần nào thấy được một cách bao quát vềbức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN của sinh viên khoa Văntrường ĐH Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1966 - 2000

Bức tranh văn học Trung Quốc ở đây không thực sự đa dạng về đườngnét và màu sắc Tuy các KLTN có nghiên cứu cả văn học cổ điển và hiệnđại, nhưng các thời kì văn học được nghiên cứu không nhiều, chỉ có một vàithời kì nổi bật Trong các thời kì này, các gương mặt tác giả, các tác phẩmxuất hiện cũng không có sự phong phú, đa dạng Chỉ có các tác gia nổi tiếngnhư “thi thánh” Đỗ Phủ, “thi tiên” Lý Bạch, nhà văn được coi là “linh hồndân tộc” Lỗ Tấn; các tác phẩm được coi là tinh hoa văn học như thơ Đường,

tác phẩm kinh điển như Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng,… Đó là các

tác giả - tác phẩm mà người đọc Việt Nam rất quen thuộc, hơn nữa lại lànhững kho tàng quý báu của văn học Trung Quốc mà bao nhiêu thế hệ đãkhám phá vẫn chưa đi hết được tận cùng Đó là những đối tượng có sức hấpdẫn đặc biệt đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, và các tác giả KLTN cũngkhông phải là ngoại lệ Bên cạnh những đường nét hết sức quen thuộc nhưvừa nêu, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN còn có những nét vẽ,

Trang 17

những màu sắc khá mới mẻ (tất nhiên là đặt trong bối cảnh thời đại bấy giờ).

Đó là những vở kịch, những tiểu thuyết hiện đại mang hơi thở mới của thờiđại, cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa Những KLTN nghiên cứu các tác phẩmnày đã mang lại những mảng màu tươi sáng cho bức tranh chung của vănhọc Trung Quốc trong KLTN mà ta đang xét Có những nét cổ điển, nhữngnét hiện đại nhiều màu sắc, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN cũng

có một vài mảng tối, đó là những quan điểm văn nghệ đáng phê phán củachủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969 đã được đề cập đến một cách

cụ thể trong một KLTN nghiên cứu về lý luận văn học Trung Quốc

Có thể nói, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN là bức tranh

có khá nhiều mảng trống với nhiều thành tựu của văn học Trung Quốc chưađược chú ý đến Tuy nhiên, đây là một bức tranh có những điểm nhấn quantrọng, nói cách khác là nhìn toàn cảnh văn học Trung Quốc trong KLTN, ta

sẽ thấy nổi bật lên một số hiện tượng tiếp nhận đặc biệt trong việc tiếp nhậnvăn học của các tác giả KLTN

1.2 Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc.

1.2.1 Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN

Như đã nhận xét ở trên, các KLTN mới chỉ chú ý nghiên cứu một sốthành tựu nổi bật nhất của văn học Trung Quốc ở một vài thời kì Còn rấtnhiều thời kì văn học với những thành tựu quan trọng mà các KLTN chưa đềcập tới

1 Thống kê dựa theo cuốn: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập thể 74 tác giả biên

soạn, Nxb Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, Nxb Thế

Trang 18

tiêu biểu

Văn học

Tiên Tần

Thần thoại cổ đạiThơ ca Tiên Tần

Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hoành…

- Trương Hoa, Trương Tải, Trương Hiệp, Lục

Văn xuôi TQLT

Lý luận phê bình TQLT

Trang 19

Thơ ca Bắc triều - Dương Hưu Chi, Lô

Tư Đạo, Dữu Tín,VươngBao

Nhạc phủ Bắc triều

Từ phú Bắc triều

Lý luận phê bình văn học NamBắc triều

- Lưu Hiệp: Văn tâm điêu long

Tiểu thuyết Hán Ngụy Lục triều

Văn học

Tùy Đường

Ngũ đại

Từ Đường Ngũ đạiVăn Tùy Đường ngũ đạiTruyền kì đời ĐườngVăn học thông tục Đôn Hoàng đờiĐường

Văn học

đời Tống

(Bắc Tống,

Nam Tống)

Thơ ca đời Tống - Tô Thức, Lục Du,…

Từ đời Tống - Tô Thức, Tân Khí Tật,

… Văn đời Tống - Âu Dương Tu, Tô

Thức…

Văn bút ký đời TốngChí quái và truyền kỳ đời TốngThoại bản

Lý luận phê bình văn học đời Tống - Mai Nghiêu Thần, Âu

Trang 20

Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Thức, Lục Du…

Văn học

đời Kim

Chư cung điệu Tống Kim

Lý luận phê bình văn học đời Kim

Văn học

đời Nguyên

Thơ ca đời Nguyên

Từ đời NguyênTản văn đời NguyênTản khúc đời NguyênTạp kịch đời Nguyên Quan Hán Khanh,

Vương Thực Phủ, … Nam hý đời Nguyên

Tiểu thuyết đời Nguyên

Lý luận phê bình văn học đờiNguyên

Văn học

đời Minh

Thơ ca đời Minh

Từ đời MinhTản văn đời Minh

Hý khúc đời MinhTản khúc đời Minh

Lý luận phê bình văn học đờiMinh

Văn học

đời Thanh

Thơ ca đời Thanh

Từ đời ThanhVăn đời ThanhTản khúc đời ThanhTruyền kỳ và tạp kịch đời Thanh

Lý luận phê bình văn học đời

Trang 21

Hý kịch cận đại

Lý luận phê bình văn học cận đạiVăn học

hiện đại

Thơ ca hiện đại - Quách Mạt Nhược,

Văn Nhất Đa, Ngải Thanh…

Tản văn hiện đại - Băng Tâm, Chu Tự

Thanh

Qua bảng trên ta thấy văn học Trung Quốc có rất nhiều thành tựu màcác KLTN mới chỉ nghiên cứu được một phần nhỏ trong số đó Tất nhiênđây là một bức tranh vô cùng đồ sộ mà chỉ với gần 100 KLTN khó có thểphản ánh hết được Những mảng trống này đã và đang được tiếp tục đượckhám phá với các thế hệ sinh viên khoa Văn sau này

1.2.2 Một số hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trong các KLTN

Ở phần trên chúng tôi đã nhận xét các KL mà ta đang nghiên cứu có

sự tập trung vào một số tác giả - tác phẩm văn học nhất định Đặt trong cáinhìn toàn cảnh về văn học Trung Quốc, đó có thể coi là những hiện tượngtiếp nhận tiêu biểu - tiếp nhận những gì nổi bật nhất, đáng chú ý nhất củamột nền văn học lớn Qua khảo sát các đề tài KLTN, chúng tôi chọn ra một

số hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu nhất trong các KLTN nghiên cứu về vănhọc Trung Quốc:

- Thơ Đường (đặc biệt là tác gia Đỗ Phủ)

Trang 22

- Tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh (đặc biệt là Tam quốc chí diễn nghĩa và Hồng lâu mộng)

- Tiểu thuyết hiện đại (đặc biệt là tác gia Lỗ Tấn)

- Thơ Đỗ Phủ: Các KLTN nghiên cứu về nội dung thơ Đỗ Phủ (chủnghĩa nhân đạo, vấn đề trung vua yêu nước… ), nghệ thuật thơ Đỗ Phủ (thipháp, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả chiến tranh… ).Bên cạnh đó, các tác giả KL cũng quan tâm đến ảnh hưởng của Đỗ Phủ vớicác nhà thơ Việt Nam (TQ 45, 49)

- Thơ Lý Bạch: Trong các KLTN, thơ Lý Bạch ít được chú ý hơn sovới thơ Đỗ Phủ, tuy nhiên những KL nghiên cứu về thơ ông vẫn chiếm một

vị trí quan trọng trong hệ thống KLTN về văn học Trung Quốc mà ta đangtìm hiểu Thơ Lý Bạch chủ yếu được nghiên cứu về mặt nội dung: hìnhtượng người phụ nữ, chiến tranh, chủ nghĩa nhân đạo, đề tài biệt li…

Ngoài ra thơ Bạch Cư Dị cũng được nghiên cứu riêng trong một sốkhóa luận

- Tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam: Đây là vấn đề được rất nhiều tácgiả KL quan tâm Việc tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam có tới 9 KL nghiêncứu Những vấn đề được quan tâm cụ thể ở đây là ảnh hưởng của thơ Đường

với một số tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam như Truyện Kiều, Chinh phụ

Trang 23

ngâm khúc; với các tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; sự tiếp biến về thể loại thơ Đường trong thơ trung đại, thơ Mới của Việt Nam, trong Nhật kí

trong tù…

Việc được quan tâm nghiên cứu nhiều như vậy trong các KLTN đãchứng minh thêm cho giá trị to lớn, sức ảnh hưởng sâu rộng của thành tựuđược coi là đỉnh cao của thi ca cổ điển Trung Quốc này

Đây cũng là một hiện tượng tiếp nhận nổi bật với môt số lượng khóaluận tương đối lớn Các khóa luận này chủ yếu tập trung vào mấy bộ tiểu

thuyết: Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Hồng lâu mộng

Tam quốc chí diễn nghĩa được đọc, khám phá ở nhiều khía cạnh: hình

tượng nhân vật Tào Tháo, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tự sự, nghệ thuậtxây dựng tính cách nhân vật… Ngoài ra tác phẩm này còn được đọc trong sự

so sánh với Hoàng Lê nhất thống chí của Việt Nam (TQ 101).

Với Thủy hử, các tác giả KLTN quan tâm đến tính chất anh hùng, tư

tưởng chính thống, các anh hùng nông dân, nghệ thuật xây dựng nhân vậtcủa tác phẩm

Tiểu thuyết đời Thanh Hồng lâu mộng thu hút khá nhiều tác giả

KLTN tìm hiểu ở nhiều bình diện: các nhân vật như Lâm Đại Ngọc, Tiết BảoThoa, Vương Hi Phượng, hình tượng người phụ nữ nói chung, vấn đề tìnhyêu, hôn nhân, gia đình trong tác phẩm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,

Ngoài việc khám phá nội dung - nghệ thuật các tác phẩm trên, cácKLTN còn nghiên cứu đến việc dịch thuật - giới thiệu các tác phẩm tiểuthuyết cố điển Minh - Thanh ở Việt Nam qua các giai đoạn trước và sau

1945 (KL TQ 111, 113)

Tiểu thuyết hiện đại:

Các KLTN nghiên cứu tiểu thuyết hiện đại tập trung vào nghiên cứu

các tác phẩm của Lỗ Tấn với các tác phẩm tiêu biểu nhất là hai tập Gào thét,

Trang 24

Bàng hoàng và tác phẩm AQ chính truyện Các nội dung được tác giả KLTN

quan tâm khám phá ở đây là tiếng cười Lỗ Tấn, phong cách Lỗ Tấn, cái bi vàcái hài, nhân vật, kết cấu truyện, không gian và thời gian nghệ thuật…

Đối với các tác phẩm khác như Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, vấn đề được

các “độc giả” trong KLTN chú ý lại là các nhân vật anh hùng, chủ nghĩa anhhùng trong tác phẩm

Tiếp nhận kịch hiện đại Trung Quốc không nổi bật so với việc tiếpnhận các thành tựu kể trên, song nó vẫn là hiện tượng đáng được kể đến khinghiên cứu về bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN Các tác giảKLTN quan tâm cả đến nội dung và nghệ thuật của các vở kịch này, ví dụnhư vấn đề biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mối quan hệ giữahoàn cảnh và tính cách, thi pháp kịch…

Nói tóm lại, các hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu kể trên đều gắn vớinhững tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc Việc lựachọn tiếp nhận các thành tựu này được chi phối bởi nhiều lý do khác nhau

mà chúng tôi sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo

1.3 Lý giải một số hiện tượng tiếp nhận

1.3.1 Hiện tượng tiếp nhận thơ Đường

Đường thi từ trước đến nay vẫn được đánh giá là thành tựu vô cùngrực rỡ của thơ ca cổ điển Trung Quốc Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đãnhận định: “Trên thi đàn mà nhà thơ lớp lớp xuất hiện, tác phẩm như rừng,

đã xuất hiện những nhà thơ vĩ đại có ảnh hưởng tầm cỡ thế giới như LýBạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị làm tăng thêm hào quang cho thời đại, trở thànhniềm kiêu hãnh của các dân tộc Trung Hoa Thơ Đường sáng tác phồn vinh,trường phái nhiều, phong cách đề tài phong phú đa dạng, các thể chế thơ cangày càng hoàn thiện và định hình toàn diện, chứng tỏ thơ ca cổ điển TrungQuốc đã phát triển tới giai đoạn hoàn toàn thuần thục” [10; 236] Chính vì sự

Trang 25

đặc sắc, giàu giá trị như vậy, thơ Đường đã có sức ảnh hưởng sâu rộngkhông chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trong đó có Việt Nam ỞViệt Nam thời trung đại, thơ Đường đã có ảnh hưởng lớn, được nhiều tác giảvăn học Việt Nam tiếp nhận như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn,

… Đến thời kì hiện đại, thơ Đường vẫn được nhiều tầng lớp độc giả ViệtNam đọc một cách say mê Đầu thế kỉ XX, phong trào dịch thuật, giới thiệuĐường thi phát triển mạnh mẽ trên các tạp chí, sau đó ra đời nhiều tuyển tậpthơ Đường Đền những năm 60, phong trào vẫn còn những dư âm nhất định.Nhắc lại điều này để thấy rằng việc tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam đã cótruyền thống, và truyền thống này vẫn tiếp tục được lưu giữ trong thời kì rađời các KLTN mà ta đang xét Việc các sinh viên khoa Văn ĐH Tổng hợpquan tâm nhiều đến thơ Đường, nghiên cứu thơ Đường trong các khóa luậncủa mình cũng không nằm ngoài truyền thống này

Mặt khác, bộ môn văn học Trung Quốc ở khoa Văn ĐH Tổng hợp thời

kì này rất phát triển với nhiều thành tựu nghiên cứu Những người đảm nhậnviệc giảng dạy văn học Trung Quốc ở đây đều là những nhà nghiên cứu cótên tuổi như Lê Đức Niệm, Lê Huy Tiêu,… Đặc biệt GS Lê Đức Niệm làmột chuyên gia về thơ Đường với nhiều công trình nghiên cứu đã được công

bố Quan sát kĩ các KLTN, ta thấy những KL nghiên cứu về tác giả - tácphẩm thơ Đường đều do GS Lê Đức Niệm hướng dẫn Như vậy có thể thấy,ngoài việc thơ Đường tự thân có sức hấp dẫn đối với các tác giả KL hay việctiếp nhận đã có truyền thống, việc tiếp nhận thơ Đường qua KLTN của cácsinh viên cũng có sự định hướng nhất định từ quá trình giảng dạy văn họcTrung Quốc ở khoa Văn

Thơ Đường có hàng chục nghìn tác phẩm với cả nghìn tác giả, trong

đó có những tác giả nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, VươngDuy, Lý Thương Ẩn,… nhưng trong các KLTN, sự tiếp nhận chủ yếu hướngđến hai tác giả là Đỗ Phủ và Lý Bạch Đây là điều tương đối dễ hiểu bởi đó

là hai tác gia nổi tiếng nhất, những người cắm mốc son cao nhất cho thơ ca

Trang 26

Thịnh Đường: “Văn chương Lý, Đỗ còn, hào quang ngời muôn trượng” (HànDũ) Hai tác gia này, mỗi người có một phong cách riêng rất đặc biệt: “Tử

Mỹ không làm nổi cái bay bổng của Thái Bạch, Thái Bạch không làm nổi cáitrầm uất của Tử Mỹ Tử Mỹ không thể có được những bài “Mộng du thiên

mụ ngâm”, “Viễn biệt li” như Thái Bạch, Thái Bạch không thể viết ra “Binh

xa hành”, “Thùy lão biệt” như Tử Mỹ” (Nghiêm Vũ, Thương Lãng thi thoại)

[10; 242] Vậy nhưng tại sao các KLTN lại tập trung vào Đỗ Phủ nhiều hơn(tới 17 KL)? Điều này có thể được lý giải một mặt do chủ quan của các tácgiả KL, mặt khác do sự chi phối của bối cảnh thời đại Những năm 60, 70,đất nước ta đang trong hoàn cảnh có chiến tranh, chiến tranh cũng là vấn đềđược giới văn nghệ, nghiên cứu văn học quan tâm Trong hoàn cảnh này, khinghiên cứu thơ ca cổ điển Trung Quốc, các tác giả KL dễ tìm sự đồng điệunơi Đỗ Phủ hơn là Lý Bạch Bởi các tác phẩm của Đỗ Phủ chính là “thi sử”(sử bằng thơ) của một thời đại đầy biến động loạn lạc “Thơ Đỗ Phủ ghi chéptrung thực những biến đông quốc gia và khổ ải của nhân dân, gửi gắm sựđồng tình sâu sắc đối với người bị bức hại ( ) Ông có tài kết hợp thời sựchính trị và cảnh ngộ thân thế cá nhân, vừa khái quát điển hình tình cảnhcuộc sống, lại bộc lộ mãnh liệt tình cảm chủ quan” [10; 244] Đỗ Phủ đượcxem là nhà thơ gần gũi gắn bó với nhân dân lao động, nhà thơ nhân đạo chủnghĩa, chống chiến tranh… Chính vì những điểm này, thơ Đỗ Phủ đượcnhiều tác giả KL trong những năm 60, 70, 80 chú ý và thơ Đỗ Phủ trở thànhmột điểm nhấn quan trọng của hiện tượng tiếp nhận Đường thi trong KLTN

1.3.2 Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh

Tiểu thuyết cổ điển thời Minh phát triển hết sức mạnh mẽ, để lại nhiều

tác phẩm lớn có giá trị, trong đó nổi bật là ba bộ tiểu thuyết: Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí.

Với quy mô khoảng 75 vạn chữ, Tam quốc chí diễn nghĩa tái hiện một

cách sinh động các mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong

Trang 27

kiến trong một thời đại hỗn độn, loạn lạc Tam quốc cũng đặc biệt thành

công về mặt nghệ thuật khi xây dựng các nhân vật điển hình, mô tả các trận

chiến… Khác với Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử là tiểu thuyết truyền kì

anh hùng, nội dung phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân, khởinghĩa nông dân trong xã hội phong kiến thông qua câu chuyện về 108 anhhùng Lương Sơn Bạc Nó có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với văn học và

cuộc sống Về nội dung, Thủy hử “có ảnh hưởng sâu xa không thể lường

được đối với tất cả hành động muôn màu muôn vẻ nhằm chống lại giai cấpthống trị phong kiến của quần chúng nhân dân đời sau” [13; 415] Về nghệ

thuật, Thủy hử có nhiều thành tựu quan trọng tạo nên truyền thống tốt đẹp

trong sự phát triển lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, được nhiều tác giả đời sauhọc tập và kế thừa

Với tiểu thuyết cổ điển đời Thanh trong KLTN , Hồng lâu mộng là

điểm nhấn nổi bật nhất Giống như trên, hiện tượng này cũng không nằmngoài nguyên nhân cơ bản là giá trị và sức ảnh hưởng to lớn của bộ tiểuthuyết này không chỉ với văn học và cuộ sống ở Trung Quốc mà còn ở Việt

Nam Ngay từ khi mới ra đời, Hồng lâu mộng đã làm chấn động cả xã hội

đương thời với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ Nó đươc lưutruyền rộng rãi và được đánh giá cao, thu hút nhiều nhà nghiên cứu

Nói chung, cả ba tác phẩm vừa kể trên đều là những bộ tiểu thuyết cógiá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật đã được dịch và giới thiệu rộng rãi ởViệt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX Nhiều độc giả thuộc các tầng lớpkhác nhau đã say mê các tiểu thuyết này, và đây cũng là đối tượng lý thú đốivới các nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam nói chung, của các tác giảKLTN mà ta đang tìm hiểu nói riêng Hơn nữa, đây là những thành tựu lớncủa văn học Trung Quốc, đương nhiên cũng được chú trọng trong chươngtrình giảng dạy của bộ môn văn học Trung Quốc tại khoa Văn Đó cũng làđiều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận các tác phẩm này với các sinh viênkhoa Văn nói chung, trong đó có các tác giả KLTN

Trang 28

1.3.3 Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại

Nếu như thơ Đường và tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh là những hiệntượng tiếp nhận có tính truyền thống thì việc tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại vàkịch hiện đại lại là những hiện tượng có tính mới mẻ, tính thời đại

Các tác phẩm tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại Trung Quốc đượcnghiên cứu trong các KLTN đều là những tác phẩm khá mới đối với các tácgiả làm khoá luận lúc đó Các tác phẩm nàyđều là những tác phẩm gây đượctiếng vang lớn trên văn đàn Trung Quốc, ra đời cách thời điểm làm khoá KLkhông lâu, các công trình nghiên cứu về các tác phẩm này lúc đó chưa nhiều.Điều này đặt ra một thử thách, song đồng thời cũng là một điểm hấp dẫn đốivới các tác giả làm KL khi đi trên con đường nghiên cứu mới mẻ như thế

Mặt khác, xét về mặt nội dung, những tác phẩm mới đó (Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, những vở kịch Mùa xuân thứ hai, Đứng gác dưới ánh đèn nê ông… ) đều là những tác phẩm mang hơi thở mới của thời đại, phản ánh

cuộc sống mới của những con người mới Bối cảnh xã hội nước ta thời kì đó(những năm 60,70) cũng đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội vớicuộc sống mới và con người mới (miền Bắc) Nghiên cứu văn học cũng nằmtrong xu hướng hướng đến cái mới đó Đây chính là lí do khiến cho các tácphẩm tiểu thuyết và kịch hiện đại ở trên trở thành một hiện tượng tiếp nhậnđáng chú ý trong các KLTN về văn học Trung Quốc thời kì này

Có một điểm cần lưu ý ở đây là hiện tượng tiếp nhận các tác phẩm của

Lỗ Tấn Đó không phải là những tác phẩm quá mới mẻ đối với các tác giả

KL lúc bấy giờ, song Lỗ Tấn vẫn được nghiên cứu nhiều trong các KLTN.Điều này về cơ bản có thể giải thích bằng giá trị, sức ảnh hưởng lớn của táctác phẩm của Lỗ Tấn Đặc biệt, tư tưởng tiến bộ trong các tác phẩm của ông

đã được Bác Hồ đánh giá rất cao Trong hoàn cảnh mới của cách mạng,những tác phẩm của Lỗ Tấn vẫn có những giá trị nhất định cần được nghiêncứu thêm

Trang 29

Tiểu kết:

Những hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trên đều có thể được

lý giải ở nhiều góc độ khác nhau Quan trọng nhất là do giá trị, sức hấp dẫncủa bản thân các tác giả - tác phẩm đó đối với các tác giả KL Ở đây có sựtác động quan trọng của “phông tiếp nhận” truyền thống và những yêu cầumới của thời đại

Mặt khác cũng cần chú ý thêm một yếu tố nữa là điều kiện tiếp nhận.những tác giả - tác phẩm này được đọc nhiều, nghiên cứu nhiều trong khinhững thành tựu khác của văn học Trung Quốc không được nghiên cứu mộtphần do điều kiện tư liệu Ở Việt Nam chỉ có bản dịch các tác giả - tác phẩmtiêu biếu nhất ở trên mà không có tư liệu về các tác giả - tác phẩm của thời kìkhác nên mới có những mảng trống trong bức tranh văn học Trung Quốc như

đã nói

Trang 30

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐỌC VÀ PHÁT HIỆN NGHĨA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN

Lý thuyết tiếp nhận khẳng định “tác phẩm văn học như là quá trình”1,

từ một văn bản - sáng tác văn học đến một tác phẩm là cả một quá trình đọc,tìm tòi và phát hiện nghĩa của người đọc “Với lớp lớp câu chữ phi vật thể ẩnchứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tácphẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc Một sángtác văn học được gọi là tác phẩm văn học với điều kiện nó có giá trị văn học.Nhưng giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khiđọc mà thôi” [15] Có thể nói, vai trò của người đọc là rất quan trọng Giá trịcủa tác phẩm tùy thuộc vào việc người đọc đọc như thế nào, phát hiện đượcnhững nghĩa gì ẩn tang trong tác phẩm Nếu người đọc (tùy theo tầm đónnhận) phát hiện được ít thì đương nhiên trong con mắt người đó, giá trị củatác phẩm là không cao

Ở đây, như đã nói ở trên, đối tượng mà các KLTN hướng tới đều lànhững tác phẩm có giá trị của văn học Trung Quốc (đã được nhiều thế hệthừa nhận) Vậy “độc giả” Việt Nam (các tác giả KLTN) đã đọc và phát hiệnnghĩa của các tác phẩm đó như thế nào? Trong chương này chúng tôi sẽ côgắng mô tả quá trình đọc các tác giả - tác phẩm tiêu biểu trong các KLTNđược khảo sát (việc đọc tác giả thực chất cũng là đọc tác phẩm, nhưng chúngtôi tách riêng để tiện khái quát quá trình đọc - phát hiện nghĩa nhiều tácphẩm của một tác giả)

2.1 Việc đọc các tác phẩm tiêu biểu

2.1.1 Hồng lâu mộng

Trang 31

Tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần được nghiên cứu trong

các KL sau đây:

Bảng 2.1 Các KLTN nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng

TQ 21 Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá

cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay

1966

TQ 103 Phân tích, so sánh tính cách Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa

trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”

1974

TQ 102 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong “Hồng lâu mộng” 1975

TQ 68 Hình tượng người phụ nữ trong “Hồng lâu mộng” 1976

TQ 101 Vấn đề tình yêu trong “Hồng lâu mộng” 1978

TQ 74 Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh

TQ 106 Đề tài gia đình trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” 1991

TQ 119 Vấn đề tình yêu trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” 1993

TQ 150 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Phượng Thư trong “Hồng lâu

mộng”

1994

TQ 123 Bước đầu tìm hiểu hình tượng nhân vật Vương Hi Phượng 1994

TQ 124 Tình yêu và hôn nhân trong “Hồng lâu mộng” 1995

TQ 125 Ý thức dân chủ thể hiện ở một số mặt trong tiểu thuyết

“Hồng lâu mộng”

1995

TQ 126 Phân tích tính cách một số nhân vật - nhóm nhân vật và nghệ

thuật biểu hiện trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”

1995

TQ 144 Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết

“Hồng lâu mộng”

1999

Trang 32

Trong các KL này, tác phẩm Hồng lâu mộng được các “độc giả” khám

phá ở nhiều khía cạnh khác nhau: nhân vật (Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc,Tiết Bảo Thoa), vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, nghệ thuật miêu tả tâmlý… Đây đều là những nội dung đã được nghiên cứu nhiều trong giới nghiên

cứu Trung Quốc Phần nào có thể nói việc đọc Hồng lâu mộng của một số

tác giả KLTN ở đây là đã có những định hướng nhất định từ các nghiên cứutrước đó Với những định hướng này, họ đã đi sâu khám phá thêm tác phẩm

ở nhiều khía cạnh cụ thể mà mình quan tâm Chúng tôi điểm qua một số KLnhư sau:

Ở KL TQ 74, tác giả đọc và phát hiện, bước đầu làm rõ mối quan hệ

giữa tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm Hồng lâu mộng Dựa trên cơ sở

kiến thức lý luận văn học về hai khái niệm tính cách và hoàn cảnh, ngườiviết đọc tác phẩm và phân tích tính cách của một số nhân vật trong mối quan

hệ với hoàn cảnh trong tác phẩm Ở đây, người viết cũng đã đọc tác phẩmtrong sự đối sánh với với một số tác phẩm ra đời trước đó để thấy những cái

mới trong mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh ở Hồng lâu mộng Đi

vào nội dung này, tác giả KL đã có những khám phá nhất định về giá trị tácphẩm Tuy nhiên, theo lời nhận xét của GV phản biện Lê Đức Niệm: “đôichỗ nhận xét chủ quan không thỏa đáng” Tức là có một số chỗ, “độc giả”không đọc tác phẩm với những ý nghĩa tự thân của nó mà đã áp đặt nhữngsuy nghĩ chủ quan Tất nhiên lý thuyết tiếp nhận đề cao vai trò của ngườiđọc, đặc biệt là người đọc hiện đại đọc một cách sáng tạo, không chỉ pháthiện nghĩa tồn tại trong văn bản mà còn phát hiện nghĩa kiến tạo (những cáingoài chủ ý của tác giả) Nhưng như vậy không có nghĩa là hoàn toàn có thể

áp đặt một cách tự do những suy nghĩ của cá nhân mà phải đọc và phát hiệnmột cách logic, hợp lý

Với một tác phẩm có nội dung tư tưởng rộng lớn và phong phú như

Hồng lâu mộng, người đọc có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề đáng quan

tâm, trong đó có một vấn đề được tranh luận nhiều là bi kịch tình yêu trong

Trang 33

tác phẩm Điều này cũng được nhiều tác giả KLTN chú ý khám phá và lýgiải trong quá trình đọc tác phẩm của mình Trong KL TQ 124, tác giả Lê

Thanh Lâm đọc Hồng lâu mộng ở khía cạnh tình yêu và hôn nhân và đã lý

giải nó trên một bình diện rộng lớn gắn liền với hàng loạt vấn đề của xã hộiphong kiến như chế độ thê thiếp, chế độ nô tì, chế độ cung phi… Tác giảtừng bước khảo sát tác phẩm theo từng chương mục:

Chương I Bi kịch tình yêu Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc, có ba

phần: 1 Sự gặp nhau của hai người chung lý tưởng; 2 Nguyên nhân bi kịchtình yêu; 3 Những hạn chế trong mối tình của những đứa con quý tộc phongkiến

Chương II Vấn đê hôn nhân trong Hồng lâu mộng, gồm 2 phần:

1.Dâm ô trụy lạc là mặt trái của một gia đình phong kiến; 2 Hôn nhân không

có tình yêu và số phận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

Qua các phần khảo sát trên, tác giả KL khẳng định điều mình đã đọcđược: “Qua vấn đề tình yêu và hôn nhân, tác giả đề ra vấn đề giải phóng phụ

nữ, giải phóng khỏi chế độ đa thê, giải phóng khỏi những khắt khe mà lễgiáo phong kiến áp đặt cho họ Tác giả phản đối tư tưởng “cha mẹ đặt đâucon ngồi đấy”, đề cao quan niệm yêu nhau vì lí tưởng” (TQ 124, tr 46) Ýnghĩa mà tác giả KL phát hiện ra ở đây không phải là mới nhưng rất đáng ghinhận bởi nó đã được khẳng định sau một quá trình đọc nghiêm túc, cẩn thận,khẳng định qua khảo sát thực sự chứ không phải thừa nhận vô căn cứ

Cũng đọc và tìm hiểu bi kịch tình yêu trong Hồng lâu mộng nhưng tác

giả KL TQ 106 lại xem xét nó ở một bình diện cụ thể hơn, đó là đề tài giađình Chính người viết xác định mục đích quá trình đọc của mình: “Trong

luận văn này, nhằm mục đích hiểu biết toàn diện bi kịch sâu sắc đó (tức bi kịch tình yêu), chúng tôi muốn khảo sát bối cảnh của nó là gia đình - nơi tập

trung tất cả những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài để có thể hiểu một cách

đúng đắn bản chất của bi kịch tình yêu trong Hồng lâu mộng, một vấn đề

trung tâm gây nhiều sự tranh cãi từ trước đến nay” (TQ 106, tr.2) Với sự xác

Trang 34

định đó, trong chương chính của KL là chương 2 (Nội dung nghệ thuật của

đề tài gia đình), tác phẩm Hồng lâu mộng được khám phá ở những nội dung

sau:

1 Gia đình họ Giả - sự lỗi thời của thiết chế phong kiến (biểu hiện ở

mâu thuẫn nội tại trong gia đình họ Giả; mâu thuẫn giữa họ Giả với nhândân; cuộ sống ăn bám xa hoa; bản chất dâm ô và sự tàn phá nề nếp giaphong; tính cách phản nghịch của Giả - Lâm)

2 Gia đình họ Giả và bi kịch tình yêu: Ở phần này, tác giả Kl đọc và

khẳng định nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu trong tác phẩm chính là sựkìm hãm, ngăn cấm tình yêu tự do của gia đình phong kiến với những giáo lýcứng nhắc và lỗi thời

Và người viết phát hiện thêm “cũng qua bi kịch này, gia đình phongkiến TQ thế kỉ 18 - 19 biểu hiện rõ sự tàn tạ, là sức ỳ cản bước tiến của lịch

sử Từ đó mở rộng phạm vi quy chiếu ra ngoài xã hội, phơi bày tố cáo hiệnthực xã hội đương thời (… ) nói lên tiếng nói tiến bộ đòi giải phóng tình yêu

tự do và dân chủ” (TQ 106, theo phần tóm tắt KL) Như vậy, trong KL này,tác phẩm được đọc ở một bình diện tưởng như hẹp nhưng tác giả KL lại pháthiện được nhiều ý nghĩa xã hội rộng lớn Tác giả phát hiện, khẳng địnhnhững ý nghĩa quen thuộc của tác phẩm và cũng đánh giá, mở rộng thêm vớinhững hiểu biết sau quá trình đọc của mình

Xét đến một khía cạnh nữa của Hồng lâu mộng được đọc trong các

KLTN là các nhân vật Có những tác giả KL “đọc” một cách truyền thống,tức là khám phá tác phẩm qua các hình tượng nhân vật chủ yếu như Giả BảoNgọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, ví dụ như KL TQ 103 Bên cạnh đócũng có những tác giả KL hứng thú với một nhân vật gây khá nhiều tranh cãi

và trước đây chưa được đánh giá đúng mức như nhân vật Vương Hy Phượng(KL TQ 123, 150) Trong các KL này, qua việc phân tích nhân vật Vương

Hy Phượng trong tác phẩm, các tác giả đã khẳng định được những thànhcông của Tào Tuyết Cần khi xây dựng nhân vật Ví dụ như KL TQ 123, tác

Trang 35

giả KL đã thấy được những mặt trái ngược ở hình tượng nhân vật, khẳngđịnh ý nghĩa xã hội của hình tượng này (“nhân vật là điển hình của tính chất

lá mặt lá trái của giai cấp thống trị phong kiến”) Ngoài ra Kl cũng phát hiệnđược sự thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật ở những điểm cụ thể:tính cách nhân vật phát triển theo quy luật tâm lý, mối liên hệ giữa tính cách

và hoàn cảnh, cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật… Ngoài hai KL trên còn KL

TQ 126 cũng nghiên cứu về tính cách một số nhân vật - nhóm nhân vật trong

Hồng lâu mộng Tác giả KL này đọc tác phẩm trong sự so sánh với Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử và có phát hiện ở Hồng lâu mộng nhân vật đã

mang những yếu tố mới, tính cách phát triển theo hoàn cảnh, bộc lộ qua nộitâm Tuy nhiên, ở đây người viết đi vào khảo sát các nhân vật một cách dàntrải, không có sự tập trung sâu sắc, ý nghĩa tác phẩm vì thế cũng không đượclàm nổi bật

Trên đây là những vấn đề khá quen thuộc mà các tác giả KLTN đã đọc

và phát hiện trong tác phẩm Hồng lâu mộng (có dựa trên cơ sở những nghiên

cứu đã có trước đó) Bên cạnh đó còn có một số vấn đề khá mới mẻ về bộtiểu thuyết này đã được các tác giả KL TQ 125 tập trung làm rõ môt vấn đề

có tính thời đại được đặt ra trong Hồng lâu mộng là ý thức, tinh thần dân

chủ Trên cơ sở khẳng định những ý nghĩa hiện thưc của tác phẩm (ví dụ như

“vạch ra bộ mặt tàn ác, lừa dối của giai cấp thống trị, phê phán quan lại và sựsuy sụp tất yếu của gia đình họ Giả cũng như xã hội phong kiến”), tác giả

KL tiếp tục tìm hiểu, là rõ một số nét ý nghĩa xã hội của tác phẩm Ở chương

II (Những lực lượng cũ của xã hội phong kiến và ý thức dân chủ của lực lượng mới), người viết tìm ra cái thiết chế cũ của xã hội thể hiện qua môt số

nhân vật, để từ đó khẳng định ý thức dân chủ của những lực lượng mới tìmcách vượt qua cái thiết chế ấy Ý nghĩa này được tìm hiểu qua tình yêu Lâm -Giả và cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của các a hoàn trong gia đinh họGiả Những nhân vật thuộc thế hệ mới ấy, trong cách đọc của tác giả KL,

“họ là những người thanh niên xuất thân từ gia đình địa chủ quan lieu quý

Trang 36

tộc phong kiến suy đồi nhưng tự tách mình ra khỏi hàng ngũ của giai cấpphong kiến, ngưỡng vọng cuộc sống tự do và trở thành những người chốnglại chế độ, giai cấp mình, yêu cầu hôn nhân tự do và cá tính được giảiphóng” (TQ 125 tr.45) Ở đây, tác giả KL đã nâng tầm ý nghĩa đó, đọc nótrong sự mở rộng của hoàn cảnh xã hội, thời đại: “Đấy là cuộc đấu tranh có ýnghĩa vô cùng to lớn cổ vũ cho bao thế hệ thanh niên đấu tranh cho tự do,dân chủ, bình đẳng và công bằng trong xã hội lúc bấy giờ cũng như cho hiệntại và cả tương lai” (TQ 125, tr.45).

Với KL TQ 98, ta lại thấy một hướng tiếp cận Hồng lâu mộng mới.

Với cái nhìn triết học, tác giả KL đi tìm gương mặt tam giáo Nho Phật Lão thể hiện trong tác phẩm Xem xét sự gặp gỡ giữa những mặt thống nhất

-và đối lập của tam giáo trong tác phẩm, tác giả đã phát hiện những ý nghĩanhất định: “Thông qua số phận bi kịch của họ (những con người chính diện),Tào Tuyết Cần đã gián tiếp đặt câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của mỗi con

người trong xã hội” (TQ 98, tr46) hay “Nhân vật chính của Hồng lâu mộng

đã được tác giả gửi gắm những bất bình xã hội, thời thế” (TQ 98, tr.47) Đểphát hiện những ý nghĩa triết học (một khía cạnh tương đối khó khám phá),

“độc giả” ở đây đã có một cách đọc đặc biệt: “Đọc Hồng lâu mộng, ta phải

đọc nó theo tinh thần nghệ thuật Đông phương truyền thống, “tự đồng nhấthóa” vào đối tượng, cảm nhận theo lối biểu đạt tinh thần sâu xa của tácphẩm” Đây là điều rất đáng chú ý Với mỗi cách đọc khác nhau do ngườiđọc tự chọn cho mình, họ sẽ tìm hiểu và phát hiện được những nét nghĩa đadạng của tác phẩm

Một điều khá đặc biệt là hầu hết các KL nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu mộng đều có nhắc đến câu:

“Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng Độc tận thi thư diệc uổng nhiên”

(Nói chuyện mà không nói đến Hồng lâu mộng Đọc hết các cuốn sách cũng là uổng phí)

Trang 37

như một minh chứng cho giá trị, ảnh hưởng to lớn của Hồng lâu mộng đã

được độc giả thừa nhận Trong các KL, mỗi tác giả đều khẳng định sự phongphú của các giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm kinh điển này và chỉ

đi vào khám phá môt khía cạnh nhỏ trong đó Mỗi tác giả - người đọc lựachọn một hướng tiếp cận khác nhau và những cách đọc khác nhau để ghinhận những mảng nhỏ trong ý nghĩa của một tác phẩm lớn

2.1.2 Tam quốc chí diễn nghĩa

Các KL nghiên cứu về tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa của La

Quán Trung:

Bảng 2.2 Các KL nghiên cứu về Tam quốc chí diễn nghĩa

ST

T

1 TQ 65 Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết cổ điển Trung

Quốc

(giới hạn ở hai bộ tiểu thuyết Tam Quốc và Thuỷ Hử)

1976

2 TQ 72 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong “Tam

quốc diễn nghĩa”

1978

3 TQ 80 Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong “Tam quốc

diễn nghĩa” của La Quán Trung

1980

4 TQ 86 Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong

“Tam quốc diễn nghĩa”, “Thuỷ hử” và “Tây du kí”

1984

5 TQ 91 Tìm hiểu thi pháp “Tam quốc diễn nghĩa” 1986

6 TQ 116 Cái xảo - nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Trung Quốc

của La Quán Trung

1993

7 TQ 149 Vài nét về thi pháp hai tác phẩm “Tam quốc diễn

nghĩa” và “Hoàng Lê nhất thống chí”

1994

8 TQ 127 Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết “Tam 1995

Trang 38

quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung

9 TQ 131 Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Tam quốc

diễn nghĩa”

1999

10 TQ 155 So sánh “Tam quốc diễn nghĩa” với “Hoàng Lê nhất

thống chí” ở một vài phương diện nghệ thuật

2000

Có thể nhận thấy rằng, nếu như Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần được các tác giả KLTN quan tâm nhiều về nội dung thì với Tam quốc chí diễn nghĩa, các “độc giả” lại thiên về đọc tác phẩm này ở mặt thi pháp, nghệ

thuật Những vấn đề nổi bật nhất được tìm hiểu ở đây là nghệ thuật xây dựngnhân vật, nghệ thuật kết cấu hoặc nghệ thuật tự sự, thi pháp của cuốn tiểuthuyết này nói chung

Về việc đọc - phát hiện nghĩa tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa của

“độc giả” Việt Nam trong KLTN, chũng tôi mô tả qua một số KL tiêu biểunhư sau:

Trước hết là những KL tập trung nghiên cứu về các nhân vật trong tiểuthuyết Trung Quốc Có KL nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật chungnhư TQ 72, TQ 86 Và có KL tác giả chỉ tập trung đọc một nhân vật cụ thể

như TQ 80: “Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong Tam quốc diễn

nghĩa của La Quán Trung” Trong KL này, tác giả đã phát hiện được nhiều

đặc điểm của nhân vật Tào Tháo qua từng bước nghiên cứu:

Chương I “Tính chân thực lịch sử” và “tính chân thực nghệ thuật”

qua nhân vật Tào Tháo

Chương II Tào Tháo một tên quân phiệt phong kiến tàn bạo và xảo

Trang 39

Đặt nhân vật Tào Tháo trong hoàn cảnh lịch sử - thời đại mà tác phẩm

ra đời, tác giả KL này khẳng định ý kiến của mình: “Vấn đề sáng tạo hìnhtượng nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung là hoàn toàn phù hợp với yêucầu tư tưởng thời đại, thời đại của các tập đoàn quân phiệt hỗn chiến, mâuthuẫn quyết liệt” (TQ 80, tr.10) Bên cạnh đó, tác giả còn lưu ý khi đọc nhânvật này: “Cần phải phân biệt rõ nhân vật Tào Tháo trong lịch sử và nhân vậtTào Tháo trong tiểu thuyết” (TQ 80, tr.10) Như vậy, trong quá trình đọc,

“độc giả” ở đây đã rất có ý thức phân định rõ nhân vật lịch sử với nhân vậtvăn học, đọc nhân vật văn học theo dụng ý sáng tạo của nhà văn Với ý thứcnày, tác giả KL cũng đã tìm tòi suy nghĩ, phân tích tính cách nhân vật và nêuđược những đặc điểm chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo,

ví dụ như một nhận xét ở chương III: “Vì bị các sự kiện lịch sử chi phối chonên La Quán Trung khi xây dựng nhân vật Tào Tháo, một nhân vật phảndiện, tác giả đã sử dụng hư cấu và phóng đại làm biện pháp chủ yếu” (TQ

80, tr.34) Có một điều đặc biệt ở đây là việc đọc nhân vật Tào Tháo của tácgiả KL gắn bó chặt chẽ với yêu cầu của thời đại - xã hội lúc bấy giờ là cuộcchiến tranh biên giới, chống bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh GV phảnbiện Lê Đức Niệm nhận xét ưu điểm của KL này là “người viết đã biết gắnviệc phân tích nhân vật Tào Tháo với việc phê phán chủ nghĩa Mao đề caoTào Tháo, kế thừa trung thành tính chất của con người Tào Tháo” Đọc nhânvật Tào Tháo, tác giả KL đã phát hiện một sự kế tục trung thành từ Tào Tháođến Mao Trạch Đông của hiện tại và có thái độ phê phán đúng đắn Từ đây,

ý nghĩa nhân vật không chỉ được đặt trong bối cảnh tác phẩm mà còn đượcđặt vào trong bối cảnh xã hội hiện tại với những vấn đề chính trị nóng bỏng

Đó cũng là một cách đọc

Về nghệ thuật tự sự, kết cấu hay thi pháp nói chung của Tam quốc chí diễn nghĩa có các KL TQ 91, TQ 127, TQ 116, TQ 131 tập trung nghiên cứu Các tác giả TQ 91 và TQ 127 đọc nghệ thuật Tam quốc ở góc độ chung,

bao quát với nghệ thuật tổ chức kết cấu, nghệ thuật kể chuyện và miêu tả,

Trang 40

nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Tác giả TQ 106 lại đọc sâu hơn, làm rõ một

khía cạnh là nghệ thuật kết cấu của Tam quốc với “cái xảo” Nghệ thuật kết cấu của Tam quốc được khám phá theo cách đọc thi pháp học với các phần

nghiên cứu: nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi; nghệ thuật tổ chức thờigian và không gian; nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật; nghệ thuật tổ hợptình tiết và nhân vật GV phản biện Lê Đức Niệm nhận xét: “Cái xảo ở luậnvăn này là bám sát tác phẩm, phân tích tỉ mỉ tình tiết, bối cảnh, nhân vật,

không gian, thời gian và sự kiên để chứng minh cái xảo của kết cấu Tam quốc” Tác giả KL đã có những phát hiện và lý giải đáng ghi nhận, ví dụ như

ở chương IV (Nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật), người viết đã khẳng

định cách chia nhân vật theo đẳng cấp gắn với quan niệm Nho giáo của LaQuán Trung là một hạn chế, song đã tìm tòi, giải thích tại sao các nhân vật

trong Tam quốc vẫn sống mãi trong long người đọc các thế hệ Tuy nhiên, cách đọc nghệ thuật kết cấu Tam quốc chí diễn nghĩa của tác giả KL này rõ

ràng là chịu nhiều ảnh hưởng của Kim Thánh Thán và Mao Tôn Cương.Chẳng hạn như ở chương cuối, tìm hiểu nghệ thuật tổ hợp tình tiết và nhânvật, người viết đã học tập Mao Tôn Cương, khảo sát tổ hợp tình tiết và nhânvật ở các mặt: khởi kết trong việc sắp xếp tầng thứ; đầu cuối chiếu ứng; giỏidùng “phục bút”, “hoán bút”, “gián bút”, “bổ bút”; lối đan xen thực hư hayviệc dùng “hư bút”; tổ hợp tình tiết với nhân vật bằng nghệ thuật miêu tảtrùng điệp và gián cách; động tĩnh tương chiếu - một nghệ thuật dẫn chuyện

của Tam quốc Khi nhận xét phản biện, GS Lê Đức Niệm băn khoăn: “đọc

xong người ta có chút ngờ ngợ, có phải đây là Mao Tôn Cương hay KimThánh Thán tái thế hay không?” Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở việc mô tảcách đọc của tác giả KL và ghi nhận quá trình đọc, những phát hiện củangười viết như trên

Ở KL TQ 131, cách đọc của tác giả KL còn cụ thể hơn khi tập trung

tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong Tam quốc chí diễn nghĩa.

Người viết đã lần lượt khám phá các bình diện không gian nghệ thuật, thời

Ngày đăng: 12/03/2014, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Văn Bổng - Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2001), Văn học so sánh - lý luận và ứng dụng, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học so sánh -lý luận và ứng dụng
Tác giả: Lưu Văn Bổng - Nguyễn Văn Dân (chủ biên)
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2001
3. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, NXB ĐHQG HN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2003
4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXBKHXH
Năm: 2004
5. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NXBKHXH
Năm: 2004
6. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
7. M.B Khrapchenko, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Tuyển chọn và giới thiệu: Trần Đình Sử, NXB ĐHQGHN, H., 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiêncứu văn học
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
8. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
10. Tập thể tác giả, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, NXB Thế giới, H., 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: NXB Thế giới
11. Tập thể tác giả, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, NXB Thế giới, H., 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: NXB Thế giới
12. Tập thể tác giả, Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, Người dịch: Lê Huy Tiêu (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Tập thể tác giả, Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Người dịch: Lê Huy Tiêu (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Lê Huy Anh - Nguyễn Trung Đức, “Chống bọn Trung Quốc xâm lược, vẫn đọc thơ Đỗ Phủ”, tạp chí Văn học số 2 - 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống bọn Trung Quốc xâm lược,vẫn đọc thơ Đỗ Phủ”, tạp chí "Văn học
15. Trương Đăng Dung (1995), “Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ”, tạp chí Văn học số 11 - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giátrị thẩm mỹ”, tạp chí "Văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1995
16. Trương Đăng Dung (2008), “Những giới hạn của cộng đồng diễn giải”, tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giới hạn của cộng đồng diễn giải”,tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2008
17. Đỗ Lai Thúy, “Khi người đọc xuất hiện”, tạp chí Văn học nước ngoài số 6 - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi người đọc xuất hiện”, tạp chí "Văn học nước ngoài
2. Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện thông tin khoa học xã hội, H Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Các đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm VHTQ - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 1. Các đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm VHTQ (Trang 8)
Bảng 2. Các đề tài KLTN về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận VHTQ - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 2. Các đề tài KLTN về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận VHTQ (Trang 12)
Bảng 3. Những “mảng trống” của bức tranh VHTQ trong KLTN  1 - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 3. Những “mảng trống” của bức tranh VHTQ trong KLTN 1 (Trang 16)
Bảng 2.1. Các KLTN nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 2.1. Các KLTN nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng (Trang 29)
Bảng 2.2. Các KL nghiên cứu về Tam quốc chí diễn nghĩa - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 2.2. Các KL nghiên cứu về Tam quốc chí diễn nghĩa (Trang 35)
Bảng 2.4. Các KL nghiên cứu về Đỗ Phủ - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 2.4. Các KL nghiên cứu về Đỗ Phủ (Trang 43)
Bảng 2.5. Các KLTN nghiên cứu về Lỗ Tấn - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 2.5. Các KLTN nghiên cứu về Lỗ Tấn (Trang 50)
Bảng 3.1. Các KLTN sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 3.1. Các KLTN sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học (Trang 67)
Bảng 3.2. Các KLTN dùng phương pháp nghiên cứu văn học so sánh - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 3.2. Các KLTN dùng phương pháp nghiên cứu văn học so sánh (Trang 69)
Bảng 3.3. Các KLTN sử dụng phương pháp xã hội học lịch sử - Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa ngữ văn…
Bảng 3.3. Các KLTN sử dụng phương pháp xã hội học lịch sử (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w