TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ---oOo--- NGUYỄN PHƯƠNG THÚY BẢO QUẢN MỘT SỐ NHÓM CÔN TRÙNG PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA SINH - KTNN, TRƯỜNG ĐẠ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN -oOo -
NGUYỄN PHƯƠNG THÚY
BẢO QUẢN MỘT SỐ NHÓM CÔN TRÙNG PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA SINH - KTNN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2Hà Nội 2, những người đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, thầy cô những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Phương Thúy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Văn Hiếu
Các số liệu, những nghiên cứu được trình bày trong Khóa luận này trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Phương Thúy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái quát về đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu 4
1.2 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở nước ngoài và trong nước 4
1.2.1 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở nước ngoài 4
1.2.2 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở trong nước 5
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7
2.2.1 Thời gian nghiên cứu 7
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 7
2.3 Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 7
2.3.1 Dụng cụ nghiên cứu 7
2.3.2 Hóa chất 8
2.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 8
2.4.1 Nội dung 8
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.4.3 Định loại mẫu vật 12
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thành phần loài bướm và các họ côn trùng nước thu được tại các khu vực nghiên cứu 14
Trang 53.1.1 Thành phần loài bướm tại các khu vực nghiên cứu 14 3.1.2 Thành phần các họ côn trùng nước tại các khu vực thu mẫu 16
3.2 Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh về các loài bướm và các họ côn trùng nước tại các khu vực nghiên cứu 21
3.2.1 Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh về các loài bướm tại các khu vực nghiên cứu 21 3.2.2 Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh các họ côn trùng nước tại các khu vực nghiên cứu 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần loài của các họ Bướm 14 Bảng 3.2: Các họ thuộc các bộ của nhóm côn trùng nước 16
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vợt côn trùng 10 Hình 2.2 Dụng cụ bảo quản mẫu bướm ngoài thực địa 10 Hình 3.1: Tỉ lệ % các loài theo họ thu được trong khu vực nghiên cứu 15
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học phản ánh quan điểm lấy người học làm trung tâm Đây là phương thức đưa giáo dục đại học coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự lực trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo và hình thành khả năng học tập suốt đời cho học người học Từ năm 2010, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã chuyển sang đào tạo theo tín chỉ bằng việc xây dựng lại các quy định, chương trình khung,
đề cương chi tiết môn học, xác định chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra các ngành
Để người dạy hiểu rõ, hiểu sâu kiến thức và người học tìm tòi tri thức mới thì tài liệu dạy học có vai trò vô cùng quan trọng là nguồn tri thức làm sáng tỏ nội dung kiến thức, gây hứng thú học tập cho người học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm Tài liệu dạy - học ở đây là các tư liệu được sử dụng trong quá trình dạy học bao gồm những tài liệu chứa đựng nội dung học tập được thể hiện dưới dạng phương tiện trực quan hoặc dưới dạng ngôn ngữ chữ viết Đối với người học học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là tiếp thu các kiến thức liên quan đến Sinh học thì phương tiện trọng tâm Đặc thù môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, việc học lý thuyết phải gắn liền với thực hành, thực tế Trong quá trình học tập và nghiên cứu với đối tượng là động vật nói chung và nhóm côn trùng nói riêng, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn như: những kiến thức liên
Trang 9quan môn học này là những kiến thức “khô khan” về ngành, lớp, bộ, họ… khác nhau Để khắc phục khó khăn đó, việc xây dựng được những bộ mẫu và
tư liệu hình ảnh về nhóm côn trùng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
là một giải pháp rất tích cực Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh là phương tiện trực quan rất tốt góp phần vào công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay, giúp cho người học không bị xa rời với thực tế
Tuy nhiên, hiện nay mộ số cơ sở giáo dục và nghiên cứu nói chung cũng như khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 nói riêng mẫu vật và tư liệu hình ảnh về nhóm côn trùng còn ít, đặc biệt là nhóm côn trùng nước và các loài thuộc bộn cánh vẩy Vì vậy, việc xây dựng bộ mẫu và tư liệu hình ảnh về nhóm sinh vật này là rất cần thiết giúp cho người học thu được hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu khoa học
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Bảo quản một
số nhóm côn trùng phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2”
2 Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng bộ mẫu và tư liệu hình ảnh phục vụ cho nghiên cứu, học tập
- Trang bị kiến thức cho bản thân về thu thập, phân loại xử lý và bảo quản
3 Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài bướm tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó, là cơ
sở cho các nghiên cứu tiếp theo
- Cung cấp các dẫn liệu về thành phần các họ côn trùng nước tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó, có những nghiên cứu sâu hơn
Trang 11CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu
Bảo quản côn trùng là lĩnh vực được thực hiện ở các viện nghiên cứu và các bảo tàng trong nước và ngoài nước Nơi lưu giữ hình dáng một cách tự nhiên của các loại côn trùng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại tránh được sự nấm mốc và mối mọt xâm hại
1.2 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở nước ngoài và trong nước
1.2.1 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở nước ngoài
Ở ngoài nước, việc bảo quản mẫu côn trùng còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng quốc gia Những nước có thời lạnh việc bảo quản không cần điều hòa và máy hút ẩm Các nước trên thế giới có trang thiết bị,máy móc và phòng lưu giữ hiện đại đáp ứng được nhu cầu cho việc bảo quản tránh nấm móc và mối mọt
Bảo quản mẫu côn trùng tập trung ở các viện nghiên cứu và các bảo tàng lớn có lịch sử lâu năm như: Bảo tàng lịch sử thiên nhiên London ở Anh, bảo tàng lịch sử thiên nhiên Mỹ tại Washington, Viện côn trùng Montreal ở Canada…
- Cụ thể bộ sưu tập ở bảo tàng lịch sử thiên nhiên Mỹ gồm các giống loài
tự nhiên và hiện vật văn hóa, trong đó các mẫu côn trùng được bảo quản trong kho lưu trữ nhân loại học quốc gia Trong ảnh, các loài côn trùng được sắp xếp tỉ mỉ trong ngăn kéo tại khoa Côn trùng
Trang 121.2.2 Khái quát tình hình bảo quản côn trùng ở trong nước
Ở Việt Nam, bộ mẫu côn trùng cạn phần lớn được lưu giữ ở các viện nghiên cứu và các bảo tàng như: Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Động vật - Đại học Sư phạm Hà Nội, Bảo tàng Động vật - Đại học Khoa học Tự Nhiên, Bảo tàng Tài nguyên rừng tuy nhiên số lượng mẫu vật chưa nhiều Việc bảo quản mẫu Côn trùng cạn ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu nóng ẩm, mẫu vật dễ bị nấm mốc tấn công phá hoại
-Tại Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, là nơi lưu trữ bộ mẫu côn trùng với số lượng lớn Việc bảo quản mẫu vật còn phụ thuộc vào trạng thái lưu giữ mẫu Thường các mẫu vật được lưu giữ dưới hai dạng là mẫu vật khô và mẫu vật ướt
Đối với mẫu côn trùng nước ở nước ta mới chỉ có một số nơi tiến hành bảo quản như: Phòng Sinh thái môi trường nước - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Trường Đại học Khoa Học-Đại học Huế, Phòng thí nghiệm Đa dạng Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội
Bộ sưu tập có xương sống Bộ sưu tập không xương sống
Nguồn: Internet
Trang 13Nhìn chung, cho đến nay việc bảo quản mẫu vật côn trùng ở Việt Nam
đã cập nhập các phương pháp tiên tiến và một số thiết bị tốt mà trên thế giới
đã từng sử dụng
Tuy nhiên, còn nhiều trang thiết bị hiện đại và các phương pháp khác vẫn chưa được áp dụng do điều kiện chưa cho phép như phương pháp bẫy pheromone trong phòng mẫu để kiểm tra sự xuất hiện của các côn trùng phá hoại mẫu vật
Hiện nay, tại phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Các mẫu động vật được bảo quản và tư liệu hình ảnh chủ yếu là nhóm động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, thú, )
và các đại diện thuộc ngành Thân mềm Các mẫu vật bảo quản và tư liệu hình ảnh về côn trùng còn rất ít
Trang 14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài bướm ngày và các loài côn trùng dưới nước ở các khu vựcnghiên cứu Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc; xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Tây Thiên
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian thực nghiên cứu
Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017 Trong đó thời gian thu mẫu thực địa tiến hành theo 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày: 25/8/2016 đến 28/8/2016 tại Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Đợt 2: Từ ngày: 2/9/2016 đến ngày 5/ 9/2016 tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Đợt 3: Từ ngày: 17/9/2016 đến ngày 21/9/2016 tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh,thi xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành ở Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, xac Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Phân tích, xử lý, bảo quản được tiến hành tại phòng thí nghiệm Động vật học Khoa Sinh - KTNN
2.3 Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
Trang 154 Lọ đựng mẫu
5 Các dụng cụ khác như: xilanh, găng tay…
- Dụng cụ nghiên cứu phòng thí nghiệm
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Thu thập các bài báo, tạp chí, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn có liên quan đến nghiên cứu, sưu tầm, định loại, làm mẫu vật, bảo quản và trưng bày các nhóm côn trùng khác nhau ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới
2.4.2.2 Phương pháp thu thập mẫu vật
*Đối với bộ cánh vẩy:
Trang 16Côn trùng có thể thu thập bằng nhiều cách khác nhau và nhiều dụng cụ khác nhau Dụng cụ thông dụng nhất là vợt côn trùng
- Vợt côn trùng được làm bằng nhựa, nhôm, sợi các bon, tre làm sao cho vợt nhẹ, dễ sử dụng và có thể kéo dài ra được khi cần thiết nếu có thể Vợt cũng có thể bao gồm nhiều đoạn nhôm riêng rẽ nối với nhau khi vợt các loại côn trrùng trên cao, xa tầm tay người vợt Lưới vợt có đường kính, độ sau khác nhau, đường kính vòng vợt thường từ 30-70cm, lưới vợt mềm để thu côn trùng cánh vẩy hạn chế làm mất phấn côn trùng; lưới vợt cứng và mắt thưa để vợt chuồn chuồn, vợt côn trùng dưới nước
Hình 2.1 Vợt côn trùng
Thu thập mẫu côn trùng cần các dụng cụ thu thập khác nhau Đối với nhiều loại côn trùng không độc, không châm, đốt có thể thu bằng tay Đối với các nhóm côn trùng có độc, cắn, đốt, châm không được thu bằng tay mà thu bằng vợt, kẹp côn trùng và lọ độc hay lọ chứa cồn
- Túi đựng mẫu: Tùy theo kích thước của côn trùng mà dùng giấy báo
gấp to hay nhỏ phù hợp
Trang 17Hình 2.2 Dụng cụ bảo quản mẫu bướm ngoài thực địa
Cách gấp một túi đựng mẫu như sau:
+ Dùng một tờ giấy hình chữ nhật (to hay nhỏ tùy theo kích thước mẫu) + Gấp lại theo đường chéo sao cho mép trên và mép dưới vượt khỏi mép phải và mép trái 2-3cm
+ Gấp mép trên và mép dưới sang mặt sau của tờ giấy
+ Gấp gọn mép sẽ có một túi đựng mẫu hình tam giác
*Đối với côn trùng dưới nước
Tiến hành thu mẫu vật được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự, 2004 [9].Vật mẫu được thu bằng vợt ao (Pond net)
và vợt tay (Hand net) bằng cách sục vợt vào các đám cỏ, bụi thủy sinh ven
bờ hoặc các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nước Các loại côn trùng sống trên mặt thủy vực được thu bằng cách dưa nhanh vợt trên mặt nước Đối với các loài sống bám vào các tảng đá, dùng phương pháp đạp nước ở nền suối hoặc nhấc các tảng đá lên tìm kiếm và dùng panh mềm để nhặt mẫu Ở những vùng nước nhỏ hoặc chảy hẹp thì việc thu mẫu được thực hiện bằng vợt cầm tay
2.4.2.3 Phương pháp xử lý, bảo quản mẫu vật
2.4.2.3.1 Phương pháp xử lý, bảo quản bướm
- Phương pháp xử lý
Sau khi thu bắt côn trùng cần làm chết côn trùng bằng tay hay hóa chất
Trang 18Côn trùng cánh vẩy có kích thước lớn có thể tiêm foocmon 4% hoặc dung dịch ammoniac Các loài cánh vẩy khi thu bắt và bảo quản, quan trọng nhất là phải giữ không làm mất phấn và rách cánh côn trùng Các nhóm khác phải giữ chân, râu và các bộ phận khác không bị gẫy bằng cách không đựng nhiều mẫu trong cùng một lọ
- Phương pháp cố định
Tùy vào loại côn trùng mà có cách cố định mẫu khác nhau:
Kim cắm dài khoảng 4-5cm phù hợp với kích thước bướm, làm bằng thép Dùng kim cắm xuyên qua ngực để cố định thân theo tư thế sau: Cắm kim vuông góc với trục cơ thể ở mọi hướng, 1/3 chiều dài kim thò ra ở phía trên lưng, 2/3 chiều dài kim nằm trong
- Phương pháp bảo quản
Côn trùng là đối tượng rất dễ bị hỏng trong điều kiện nhiệt đới ẩm như Việt Nam Các đối tượng có thể dễ dàng phá hoại mẫu côn trùng là kiến và các côn trùng nhỏ phá hoại khác Ngoài ra,nấm mốc luôn thường trực mỗi khi
bị ẩm trong quá trình bảo quản
+ Phải sấy trong nhiệt độ khoảng 40 - 500 C với khoảng thời gian là
10-24 giờ tùy vào loại côn trùng Thường xuyên kiểm tra mẫu để sấy lại
+ Sau khi sấy xong, xếp côn trùng vào hộp lưu trữ Hộp lưu trữ côn trùng cần làm bằng các loại gỗ tốt để khỏi bị cong vênh, mối mọt nhưng cũng có thể được làm nhôm hoặc kính, kích thước của hộp tùy thuộc vào số lượng mẫu thường là rộng 26 cm, cao 6 - 7 cm, dài 40 cm hoặc hộp rộng 40 cm, cao 6 - 7
cm, dài 50 cm Nếu hộp dùng để đựng vật mẫu trưng bày, triển lãm bảo tàng
và học tập thì mặt trên của nắp hộp nên làm bằng kính Lót vào đáy hộp một tấm xốp để cắm ghim Sau đó đặt vào góc hộp băng phiến để chống mọt,
Trang 19chống mốc và dán kín cả 4 cạnh hộp lại Các mẫu cùng loài xếp cùng vào một hàng hay cả 1 khay hay hộp, nhãn ghi tên loài dán vào khay hay hộp
2.4.2.3.2 Phương pháp xử lý, bảo quản mẫu côn trùng nước
- Phương pháp xử lý
+ Phương pháp nhặt mẫu: mẫu sau khi thu được loại bỏ rác, làm sạch
bùn đất Nhặt mẫu ngay ngoài thực địa Sử dụng panh, thìa và khay nhôm để nhặt mẫu Mẫu thu được ngoài thực địa được trong cồn 800, ghi etiket đầy đủvật học, Khoa Sinh - KTNN
+ Phương pháp phân tích: Dụng cụ phân tích gồm: kính hiển vi, kính
lúp, đĩa petri, lam kính, lamen, kim nhọn, panh
- Phương pháp cố định
Đối với nhóm côn trùng nước người ta thường cố định mẫu bằng cách: Sau khi thu ngoài thực địa, các mẫu vật thường được bảo quản trong các lọ nhựa và các chất liệu khác nhau Dung dịch bảo quản thường dùng là cồn 800
- Phương pháp bảo quản
Mẫu vật được bảo quản trong cồn 800 ,mẫu được đựng trong ống nhỏ có nắp đậy kín Thường xuyên kiểm tra lượng cồn trong mỗi ống để mẫu
Mẫu tiêu bản côn trùng cần được bảo quản tốt, để nơi cao ráo,sạch sẽ (nên trong phòng có điều hòa hay máy hút ẩm), độ ẩm là quan trọng nhất, độ
ẩm tối ưu là 50%,thường xuyên theo dõi để phát hiện nấm mốc và các côn trùng khác phá hại
Trang 202001 [6]; Phạm Văn Lầm 2005 [5 ]; Lương Văn Hào và cộng sự 2004 [2]; Vũ Văn Liên, Lưu Hoàng Yến 2011 [7]; Brunzel S., Elligsen H., 1999 [16]; Blair R.B., Launer A.E, 1997 [15]
- Đối với côn trùng nước việc phân loại, định tên thuộc bộ, họ khác nhau theo các tài liệu ở Việt Nam và trong khu vực: côn trùng nước của Nguyễn Văn Vịnh 2003 [20], Nguyễn Xuân Quýnh và các cộng sự 2001 [8], Nguyễn Xuân Quýnh và các cộng sự 2004 [9]; Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
1980 [11]; Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải `2001 [12]; Mayr E., 1974 [19]; Bouchard, R.W., Jr.2004 [17]
Trang 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thành phần loài bướm và các họ côn trùng nước thu được tại các khu vực nghiên cứu
3.1.1 Thành phần loài bướm tại các khu vực nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chủ yếu được thu ở Trạm Đa dạng Mê Linh phát hiện được 12 loài, 11 giống, 5 họ: trong đó loài thuộc họ bướm Giáp và bướm Đốm chiếm ưu thế với 4 loài (33,33%), tiếp đến các loài thuộc họ bướm Phấn với 2 loại (16,67%), loài thuộc họ bướm Phượng và bướm Rừng với 1 loài(8,33% ) Ta thấy các loại thuộc 2 họ bướm Đốm và bướm Giáp là phân
bố chủ yếu
Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1 và Hình 3.1
Bảng 3.1: Thành phần loài Bướm tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh
1 Faunis eumeus (Drury, 1773) Bướm nâu 2 đốm vàng
2 Danaus genutia (Cramer, 1779) Bướm hổ vằn
3 Euploea core (Cramer, 1780) Bướm nâu Ấn Độ
4 Euploea mulciber (Cramer, 1777) Bướm đốm xanh lớn
5 Tirumala septentrionis (Butler, 1874) Bướm đốm xanh
6 Hypolimnas bolina (Linnaeus, 1758) Bướm cánh rộng
7 Lexias pardalis (Moore, 1878) Bướm quả thối
8 Neptis hyhas (Linnaeus, 1758) Bướm lính thủy
9 Moduza procris (Cramer, 1777) Bướm chỉ huy
Trang 22Papilionidae Họ Bướm Phượng
10 Papilio memnon (Linnaeus,1758) Bướm phượng lớn
11 Catopsilia pomana (Fabricius,1775) Bướm chanh di cư
12 Eurema blanda (Boisduval,1836) Bướm phấn vàng 3 chấm
Hình 3.1: Tỉ lệ % các loài theo họ thu được trong khu vực nghiên cứu
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Trương Xuân Lam 2014 [13] thì thành phần loài chúng tôi thu được còn ít Nguyên nhân của việc thu được thành phần loài ít do thời gian tiến hành nghiên cứu ngắn chỉ trong 1 đợt thu mẫu, nên khả năng bắt gặp các loài bướm còn thấp Tuy nhiên so với thành phần loài của Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Trương Xuân Lam chúng tôi đã phát hiện thêm một số loài mới bổ sung vào thành phần
loài bướm ở trạm Đa dạng Mê Linh: Lexias pardalis (Moore, 1878),
Eurema blanda (Boisduval, 1836), Tirumala septentriois (Butler, 1874,
Trang 23Neptis hyhas (Linnaeus, 1758), Moduzua procris (Cramer, 1777), Euploea core (Cramer, 1780)
3.1.2 Thành phần các họ côn trùng nước tại các khu vực thu mẫu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các khu vực nghiên cứu thu được 66 họ thuộc 9 bộ côn trùng nước Trong 9 bộ côn trùng nước thu được, bộ cánh lông chiếm ưu thế với 14 họ (21,21%), tiếp đến là bộ cánh cứng với 12 họ (18,18%), bộ chuồn chuồn với 10 họ (15,15%), bộ phù du và bộ cánh nửa với
9 họ (13,63%), bộ hai cánh với 8 họ (12,12%), bộ cánh rộng với 2 họ (3,03%), bộ cánh vảy và bộ cánh vảy với 1 họ (1,51%)
Bảng 3.2: Các họ thuộc các bộ của nhóm côn trùng nước
Trang 26- Bộ chuồn chuồn phát hiện đƣợc 10 họ: trong đó các họ Aeshnidae, họ Catopterygidae, họ Gomphiadae, họ Libellulidae có mặt ở 3 khu vực nghiên cứu; họ Protoneuridae có mặt ở trạm Đa dạng Mê Linh; họ Macromiidae có mặt ở Yên Bái
- Bộ Phù du phát hiện đƣợc 9 họ: trong đó các họ Baetidae, họ Caenidae,
họ Ephemerellidae, họ Ephemeridae, họ Heptageniidae, họ Leptophebiidae có mặt ở cả 3 khu vực thu nghiên cứu; họ Polymitarycidae có mặt ở trạm Đa dạng Mê Linh, họ Astremerelladae và họ Isonychiidae có mặt ở Yên Bái
Trang 27- Bộ Cánh nửa phát hiện 9 họ: trong đó có họ Aphelocheiridae và họ Gerridae có mặt ở cả 3 khu vực nghiên cứu; các họ Belostomatidae, họ Hebridae, họ Mesoveliidae, họ Notenectidae, họ Plieidae có mặt ở Tây Thiên;
họ Naucoridae có mặt ở Yên Bái
- Bộ Cánh cứng phát hiện 12 họ: trong đó có họ Elmidae, họ Hydrophilidae, họ Psephenidae, có mặt ở 3 khu vực nghiên cứu; họ Scirtidae
- Bộ Hai cánh phát hiện 8 họ: trong đó họ Athericidae, họ Chironomidae, họ Simuidae, họ Tipulidae và họ Muscidae có mặt ở 3 khu vực nghiên cứu; họ Blepharoceridae, họ Culicidae và họ Tabanidae có mặt ở Tây Thiên
- Bộ Cánh úp phát hiện 1 họ Perlidae có mặt ở 3 khu vực nghiên cứu
- Bộ Cánh vẩy phát hiện 1 họ Pyraliadae có mặt ở Tây Thiên
Qua kết quả trên ta thấy các họ tập trung nhiều nhất ở Tây Thiên với 53 họ, tiếp đến là Yên Bái là 43 họ và cuối cùng là trạm Đa dạng Mê Linh với 35 họ Khu vực Tây Thiên có sự tập trung của nhiều họ như vậy do ở đây có điều kiện sinh cảnh và nên đáy đa đạng thuận lợi cho sự phát triển của các nhóm côn trùng nước Khu vực Trạm Đa dạng Mê Linh mặc dù có nhiều tiềm ẩn về
sự đa dạng các nhóm côn trùng nước nhưng do thời gian nghiên cứu nên kết quả thu được không cao so với các khu vực nghiên cứu khác
Trang 283.2 Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh về các loài bướm và các họ côn trùng nước tại các khu vực nghiên cứu
3.2.1 Bộ mẫu và tư liệu hình ảnh về các loài bướm tại các khu vực nghiên cứu
Họ: Bướm rừng Amathusiidae
BƯỚM NÂU HAI ĐỐM VÀNG
Faunis eumeus (Drury, 1773)
Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên: con đực có màu nâu tới màu đất son; con
cái: cánh trước có dải sát đỉnh trên màu vàng rõ hơn ở con đực Mặt dưới: con đực và cái có cánh trước có đường giữa cánh cong về phía trước, ở cả hai cánh, đốm nhỏ với các cỡ lớn nhỏ khác nhau và có màu vàng Bướm cái và đực giống nhau nhưng bướm cái thường lớn hơn Loài này lớn hơn
loài Faunis canens, thậm chí lớn hơn rất nhiều
Nguồn: Nguyễn Phương Thúy, 2016
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái: Chúng xuất hiện từ tháng 2 đến
tháng 12 và thích độ cao vừa và thấp Bướm này khá phổ biến ở rừng cây gỗ
và rừng thứ sinh, ở đó chúng bay gần mặt đất
Trang 29Họ bướm đốm Danaidae BƯỚM HỔ VẰN
Danaus genutia (Cramer, 1779)
Đặc điểm nhận dạng: Là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài
nào trong nhóm bướm Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus
chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng Ở miền Nam
cũng có thể gặp một loài khác tương tự là D.melanippus, phân biệt dễ dàng với D.genutia nhờ cánh sau có màu nền trắng, các đường gân chính phủ vẩy
Họ bướm đốm Danaidae BƯỚM ĐỐM XANH LỚN
Euploea mulciber (Cramer, 1780)
Đặc điểm nhận dạng: Con đực và cái khác nhau Con đực có mặt trên
màu đen, từ đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng