Công tác quản lí rủiro tíndụng tại Ngânhàng Techcombank

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 32 - 40)

PHẦN KĨ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK

2.2.2.2: Công tác quản lí rủiro tíndụng tại Ngânhàng Techcombank

Techcombank luôn nhận thức rằng kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro và quản trị rủi ro là một trong những yếu tố quyết định thành công. Yếu tốnày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, môi

trường kinh doanh tại Việt Nam đang trở nên cạnh tranh khốc liệt với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và chất lượng các tổ chức tài chính và phi tài chính trong nước và quốc tế, cũng như sự bùng nổ các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại và phức tạp,tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, Ban lãnh đạo Techcombank xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công cụ quản trị hiện đại cũng như nền tảng công nghệ cao cho phép ứng dụng và phát triển, tích hợp các giải

pháp công nghệ khác nhau. hệ thống này giúp Ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng.

Hội đồng quản trị: thông qua ủy ban kiểm toán và quản lý rủi ro và ủy ban Quản lý tài sản Nợ & Có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống ngân hàng.

Ban Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị đảm bảo tính hiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro đã đặt ra.

Khối Quản trị rủi ro tín dụng và Khối Quản trị rủi ro thị trường và hoạt động: trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát rủi ro đối với từng nhóm rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Sơ đồ quản trị rủi ro tín dụng

Quy trình tín dụng tại Techcombank

- Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ

+ Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng thuộc các phòng

kinh doanh tại các đơn vị

+ Nội dung công việc: Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng; tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng đối với khách hàng cá nhân là tình trạng thu nhập,

Khối quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng Thẩm định/ phê duyệt tín dụng Định giá và quản lí tài sản đảm bảo Chính sách tín dụng

Giám sát tín dụng và quản lí các khoản vay có vấn đề

khách hàng doanh nghiệp là tình trạng hoạt động kinh doanh; thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng về chủ thể đi vay

Yêu cầu: Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín dụng.Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác và trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn mức khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.

- Thẩm định, phân tích hồ sơ

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng

Nội dung công việc : Thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt

động kinh doanh,năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với khách hàng cá nhân. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng. Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tài sản đảm bảo, lập báo cáo thẩm định.

Yêu cầu :Báo cáo thẩm định phải đầy đủ thông tin, nội dung trung thực và theo

mẫu báo cáo thẩm định đã được Tổng giám đốc ban hành. Trong quá trình thẩm định phải tham khảo hướng dẫn cho vay vốn lưu động hoặc cho vay trung hạn đã được Tổng giám đốc ban hành. Nội dung báo cáo thẩm định phải đề xuất giá trịcho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo. Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận tài sản đảm bảo. Tuỳ thuộc loại tài sản đảm bảo, chuyên viên khách hàng phối hợp Ban kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh hoặc Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cùng đánh giá tài sản đảm bảo trongquá trình thực hiện thẩm định để việc đánh giá tài sản tăng tính chính xác và khách quan. .Khâu này đòi hỏi chuyên viên khách hàng phải có nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm để xác định được năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác.

- Kiểm soát nội dung thẩm định

Người chịu trách nhiệm : Trưởng hoặc phó phòng kinh doanh tại các đơn vị.

Nội dung công việc: Lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát quá trình tiếp xúc

khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định, kiểm soát lại đầy đủ các nội dung báo cáo thẩm định do chuyên viên khách hàng lập. Bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện ký kiểm soát

Yêu cầu: Kiểm tra kỹ các thông tin khách hàng mà chuyên viên khách hàng cung

- Tái thẩm định

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tái thẩm định thuộc các Ban thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh có thành lập và thuộc Phòng Quản lý tín dụng Hội sở.

Nội dung công việc: Thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của Phòng kinh

doanh. Kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tíndụng đảm bảo khớp đúng. Có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng cùngchuyên viên khách hàng nếu thấy cần thiết. Có ý kiến tái thẩm định độc lập,thống nhất hay không thống nhất với những ý kiến đề xuất của phòng kinh doanh và những đề xuất điều kiện bổ sung trước khi hồ sơ tín dụng được trìnhlên cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại từng chi nhánh

Yêu cầu: Ý kiến tái thẩm định phải độc lập với phòng kinh doanh, có thể lập thành báo cáo tái thẩm định riêng hoặc ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định của chuyên viên khách hàng nhưng nội dung báo cáo tái thẩm định phải khách quan,trung thực

- Phê duyệt tín dụng

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban giám đốc Trung tâm kinhdoanh/các chi nhánh; Hội đồng tín dụng chi nhánh, Ban Tổng giám đốc

Nội dung công việc: thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền, phán

quyết đã được Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phê duyệt.

Yêu cầu: Tuân thủ đầy đủ các quy định về mức uỷ quyền phán quyết, nộidung phê

duyệt phải có ý kiến rõ ràng là đồng ý, không đồng ý hay kèm theonhững điều kiện cụ thể

- Thông báo tín dụng

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng

Nội dung công việc: Lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo vềcác nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Yêu cầu: Nội dung thông báo theo mẫu quy định và phản đầy đủ các điềukiện đã

được phê duyệt, thời gian thông báo phải ngay sau khi khoản tín dụngđược phê duyệt - Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng và Chuyên viên Ban

Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh

Nội dung công việc: Chuyên viên khách hàng hoàn thiện hồ sơ còn thiếutheo yêu cầu của cấp phê duyệt. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiệncác thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản của Techcombank

Yêu cầu : Nội dung thông báo theo mẫu quy định và phản ánh đầy đủ cácđiều kiện đã được phê duyệt. Việc kiểm định và định giá tài sản phải đảm bảochính xác, trung thực tuân thủ đầy đủ các quy định của Techcombank. Thựchiện thủ tục ký hợp đồng tài sản đảm bảo tại Phòng công chứng Nhà Nước, tại UBND xã, phường tuỳ thuộc loại tài sản đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật và quy định tại Techcombank. Nhận bàn giao và nhập kho đầy đủ giâý tờ bản chínhtài sản đảm bảo…

- Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh,Ban giám đốc chi nhánh Tecombank

Nội dung công việc: Chuyên viên Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung

hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn,kiểm tra thẩm quyền ký kết của khách hàng, trình trưởng ban kiểm soát nội dungvà ký kiểm soát.

Yêu cầu: Nội dung hợp đồng phải điền đầy đủ các thông tin theo mẫu vàghi đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền…

- Giải ngân và hạch toán giải ngân

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh; phòng kế toán giao dịch và kho quỹ.

Nội dung công việc: Chuyên viên ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh kiểm tra các điều kiện giải ngân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt, kiểm tra nhập liệu hạch toán phát tiền vay trên hệ thống Globus. Nhânviên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm tra chứng từ nhận tiền vay tiến hành giải ngân phát tiền vay từ tài khoản giải ngân, chuyển khoản hoặctiền mặt tuỳ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Yêu cầu: Thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Số tiền giải ngân thực tế phải khớp đúng với số tiền khách hàngnhận nợ trên giấy nhận nợ và cam kết trả nợ

- Theo dõi và quản lý khách hàng

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng

Nội dung công việc: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử

dụng đúng mục đích. Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ. Kiểm tra việc quản lý tài sản đảm bảo và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của cấp phê duyệt

Yêu cầu: Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, quản lý tài sản đảm bảo phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên và mỗi lần kiểm tra phải được lập thành văn bản

lưu hồ sơ. Nếu phát hiện những dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến nguồn trả nợ phải báo cáo lãnh đạo để xử lý và có những hành động cụ thể nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng. Đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn trên cơ sở liệt kê nợ đến hạn do Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thông báo

- Phân loại khoản vay

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên kiểm soát rủi ro phòng quản lý tín dụng Hội sở

Nội dung công việc: Định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước trên cơ sở tổng hợp dư nợ của toàn hệ thống căn cứ các tiêu chí phân loại khoản vay đã đượcTổng giám đốc ban hành để tiến hành phân loại. Báo cáo phân loại nợ được gửi cho ban Tổng giám đốc tổng hợp và gửi thông báo đến từng chi nhánh có nợ bị xếp loại để theo dõi và có báo cáo phản hồi về tình hình hoạt động, khả năng thu nợ và biện pháp xử lý.

Yêu cầu: Việc đánh giá phải khách quan, trung thực, chính xác và khônglàm ảnh

hưởng đến hoạt động của khách hàng. Quá trình đánh giá phải lập thành báo cáo riêng và gửi cho giám đốc chi nhánh, Ban tổng giám đốc sau mỗi kỳ đánh giá.

- Đánh giá lại khoản vay và khách hàng

Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại các đơn vị.

Nội dung công việc: Định kỳ 05 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của Ban Tổng giám

đốc rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ tại đơn vị theo mộtsố tiêu chí ví dụ theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ lớn…..Việc xem xét đánh giá được tiến hành độc lập trên cơ sở các tài liệu, thông tin do chuyênviên khách hàng và khách hàng cung cấp

Yêu cầu: Việc đánh giá phải khách quan, trung thực, chính xác và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Quá trình đánh giá phải lập thành báo cáo riêng và gửi cho giám đốc chi nhánh, ban Tổng giám đốc sau mỗi kỳ đánh giá.

- Theo dõi và xử lý nợ quá hạn

Người chịu trách nhiệm thực hiện:Chuyên viên khách hàng và chuyênviên thuộc

ban xử lý nợ .

Nội dung công việc: Đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi có khoảnvay có

vấn đề. Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vàđánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với khách hàng. Phân tích nhữngkhó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho Techcombank. Theo dõi các dòng

tiền thanh toán hàng ngày của khách hàng qua tài khoản. Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, hồ sơ của bên bảo lãnh và các hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản. Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảoan toàn cho Techcombank. Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việcthu hồi nợ. Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại toà. Thực hiện các thủtục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Yêu cầu: Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên viên khách hàng và ban xử lýnợ trong việc cung cấp thông tin và trong quá trình làm việc với khách hàng. Nhanh chóng phát hiện những biến động của khách hàng để kịp thời làm các thủtục cần thiết để tránh trường hợp khách hàng tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn. Hợp tácchặt chẽ với các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương nơi khách hàngcư trú… để nhanh chóng làm các thủ tục khởi kiện, tranh tại toà nếu cần thiết.

Trong quy trình cho vay của Techcombank thực hiện trên thực tế nổi lên những vấn đề sau đây là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng :

Trước khi cho vay : đây là giai đoạn cán bộ tín dụng tìm hiểu về tư cách khách hàng, mục đích vay vốn của khách hàng, những thông tin về năng lực tín dụng, dòng tiền mặt, tài sản thế chấp và khả năng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các quy định hay không. Trên thực tế do số lượng chi nhánh của Techcombank là hơn 300 chi nhánh trên cả nước và dự kiến còn tăng, Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh Techcombank sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng các chi nhánh Techcombank vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một vài chi nhánh trong hệ thống Techcombank sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống. Ngoài ra Ngân hàng còn gặp phải rủi ro do việc thiếu mình bạch, của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin trên báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, che giấu các khoản lỗ. Việc này dẫn đến Techcombank phải hạn chế rủi ro bằng cách cho khách hàng vay dựa chủ yếu vào tài sản thế chấp, nguồn cuối cùng để có thể thu được nợ.

Tình trạng thiếu thông tin, thông tin thiếu chính xác và bất cập ở Việt Nam cũng là một trong những trở ngại lớn trong thẩm định tư cách khách hàng. Khi ngân hàng cần điều tra về lịch sử tín dụng của khách hàng thì nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là từ phía khách hàng. Do đó không đảm bảo tính khách quan và và trung thực.

Trong công tác phê duyệt cho vay Techcombank đã đặt ra phân chia tín dụng theo các nhóm ngành tuy nhiên sự chuyển dịch này vẫn còn chậm, ngân hàng vẫn tập trung cho vay đối với một số khách hàng quen thuộc thuộc một số ngành nhất định như nông sản- đây là ngành thường có giá biến động lớn trên thị trường thế giới như là cao su, điều , cà phê… do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w