Tình trạng rủiro tíndụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 30 - 32)

PHẦN KĨ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK

2.2.2.1:Tình trạng rủiro tíndụng

Số liệu tỉ lệ an toàn vốn và nợ xấu của Techcombank giai đoạn 2008- 2012

Tỷ lệ nợ xấu 2,52% 2,49% 2,29% 2,83% 2,7%

Tỷ lệ an toàn vốn 13,99% 9,6% 13,1% 11,43% 12,6%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank qua các năm

Trong giai đoạn 2008-2012 tình hình nợ xấu (loại 3-5) của ngân hàng Techcombank được không chế ở mức dưới 3% so với tổng dư nợ, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên tuy nhiên vẫn nằm trong mức quy định 5% của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở trên mức quy định 9% của Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên đang có xu hướng giảm. Do giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn vô cũng khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Với bối cảnh sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước phát triển chậm, lạm phát tăng cao, chính phủ kìm chế phát triển tín dụng,các doanh nghiệp làm ăn sa sút, kém hiệu quả, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc... ;trên thế giới xảy ra khủng hoảng nợ công, tình hình kinh tế chính trị bất ổn biến động mạnh , đạt được những chỉ tiêu trên là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của ban quản trị ngân hàng.

Techcombank thực hiện trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Quyết định số 493/ 2005/QĐ-NHNN) như sau :

Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ dự phòng 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày

0%

2: Nợ cần chú ý Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày hoặc được cơ cấu lại

thời hạn trả nợ lần thứ nhất

5%

3:Nợ dưới tiêu chuẩn

Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ nhất ngoại trừ các khoản cho vay có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại đã được phân loại vào nhóm 2 ở trên hoặc các khoản vay được miễn, giảm tiền lãi do khách hàng không có khả năng thanh toán lãi theo hợp đồng

20%

Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ nhất và quá

4: Nợ nghi ngờ hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ nhất. Hoặc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

50%

5: Nợ có khả năng mất vốn

Quá hạn trên 360 ngày..

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ nhất và quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ nhất.

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và quá hạn tính theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba hoặc các khoản nợ khoanh hoặc nợ chờ xử lí.

100%

Trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng qua các năm

Đv: Tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ 26.343 42.093 52.928 63.451 68.216 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DPRR cho vay khách hàng 324 512 610 889 1.125

Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ thì việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng tăng lên tương ứng, do rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cũng tăng theo. Dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng được trích lập tăng từ 1.2% tổng dư nợ năm 2008 lên 1.65% tổng dự nợ năm 2012. Ngoài nguyên nhân là sự tăng trưởng cho vay khách hàng thì tình trạng nợ xấu tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng đáng kể. Năm 2011, rủi ro cho vay điển hình mà Techcombank gặp phải đó là khoản nợ của Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (Viễn dương Vinashin) trị giá 246.48 tỷ VND và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Vinashin Bạch Đằng ) 67.12 tỷ VND.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 30 - 32)