Những đề xuất kiến nghị để hạn chếrủi ro tíndụng củaNgân hàng Techcombank.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 43 - 49)

TECHCOMBANK

3.2:Những đề xuất kiến nghị để hạn chếrủi ro tíndụng củaNgân hàng Techcombank.

biện pháp khác nhau để thu hồi nợ vay.

Các nguyên tắc của Techcombank: Phải vận dụng mọi biện pháp nhằmthu hồi khoản vay trước khi tính đến việc thanh lý tài sản đảm bảo. Phải giải quyết triệt để các khoản vay có vấn đề. Không để tình trạng dây dưa kéo dài. Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề. Tuân thủ các quy định của pháp luật và của Techcombank trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề.

3.2: Những đề xuất kiến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank. Techcombank.

Thẩm định các dự án đầu tư

Phương án sản xuất, kinh doanh được coi là một khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh. Việc thẩm định bao gồm các công tác chủ yếu như: kiểm tra tư cách người vay (năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp lý, pháp nhân), mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng bằng việc tham khảo thông tin tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hoặc tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín công bố và tự tiến hành công tác thẩm định. Uy tín tín dụng được hiểu là khả năng thiện chí hay ý định hoàn trả nợ. Việc phân tích này sẽ phải tập trung vào các nguồn tài chính của công ty (bên trong và bên ngoài)và ý định hay thiện chí của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ. Cả hai yếu tố đều cần thiết để bảo đảm cho việc hoàn trả nợ. Nếu khách hàng cá nhân là hộ nghèo , hộ chính sách cần đựoc bảo lãnh củatổ chức chính trị- xã hội theo quy định, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dựán đầu tư…Viết lại theo quy trình thẩm định cho đúng nội dung và trình tự thẩm định khách hàng.Đối với các báo cáo tài chính hiện nay, các báo cáo của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng

thường có tính chất đối phóvà không theo chuẩn mực kế toán của bộ tài chính, các chỉ tiêu tài chính thiếu độtin cậy. Để bảo đảm được tính chính xác của các số liệu trên bảng cân đối kếtoán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần tiến hành việc xác định số liệu tại doanh nghiệp bằng việc kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều tồn tại ít nhất hai hệ thống sổ kế toán, một sổ phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp thì chỉ có ban lãnh đạo của doanh nghiệp được biết, một hệ thống sổ khác là dành cho cơ quan thuế (thườnglà khai giảm doanh thu, tăng chi phí để giảm thuế phải nộp ngân sách), báo cáodành cho ngân hàng (thường tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế..các chỉ tiêu trên bảo cáo tài chính thường tốt để bảo đảm được các ngân hàng dễ dàng trong việcchấp thuận cho vay). Tuy vậy, cho dù báo cáo tài chính không phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp nhưng một số chỉ tiêu trên báo cáo đó thường không sai so với thực tế do phải có hoá đơn chứng từ xác thực như tiền mặt (do có sổ phụ ngân hàng, sổ tiền mặt), doanh thu hàng xuất khẩu (do có hoá đơn bán hàng)…. Trên cơ sở tiến hành kiểm tra thực tế của doanh nghiệp bằng việc kiểm tra thực tế hoá đơn, các hợp đồng kinh tế, kiểm tra kho hàng của doanh nghiệp ta có thể loại bỏ một số khoản mục không chính xác trên báo cáo tài chính để phán ánh chính xác hơn thực tế hoạt động của doanh nghiệp như: căn cứ vào điều khoản thanh toán của các hợp đồng kinh tế để xác định ra các hợp đồng kinh tếnào đã quá hạn được thanh toán, căn cứ vào sổ chi tiết các khoản phải thu để xácđịnh các khoản phải thu nào đã qua lâu mà chưa được thanh toán để xác định các khoản phải thu khó đòi, không có khả năng thu hồi để loại bỏ ra khỏi khoảnmục các khoản phải thu; hay căn cứ vào thực tế hàng tại kho của doanh nghiệp để xác định những loại hàng hoá nào tồn kho quá lâu, không thể được sử dụng tiếp và cũng không được thanh lý…Và có rất nhiều các khoản mục khác mà cán bộ thẩm định có thể làm rõ. Việc loại bỏ các chỉ tiêu này ra khỏi bảng cân đối cũng giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính thực sự của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cao nhưng cũng không đượcthể hiện trên các báo cáo tài chính do doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bên ngoài không có hoá đơn.Để việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp hiệu quả thì việc yêu cầu có xác nhận của các tổ chức kiểm toán độc lập để tránh các báo cáo tài chính thiếu trung thực là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế các rất ít các doanh nghiệp có được báo cáo tài chính được kiểm toán. Ngân hàng có thể sử dụng báo cáo thuế và trên cơ sở thẩm định của cán bộ thẩm định để có được một báo cáo tương đối chính xác.Đối với những dự án lớn, ngân hàng nên thuê tổ chức tư vấn độc lập, có uy tín và năng lực để thẩm

định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi quyết định cho vay bởi vì cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chắc chắn không toàn diện, chuyên nghiệp bằng một tổ chức chuyên về thẩm định.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp cho vay khác nhau mà các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng nhưng chủ yếu vẫn là cho vay theo dòng tiền (thường cho vay đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác), cho vay theo chu kỳ chuyển đổi tài sản (cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh), cho vay theo tài sản bảo đảm (nguồn trả nợ từ tài sản bảo đảm, chủ yếu áp dụng trong cho vay cầm cố hàng tồn kho bình quân). Tuỳ theo tình hình thực tế của Ngân hàng, định hướng kinh doanh của Ngân hàng mà ngân hàng có thế áp dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức cho vay thích hợp.

Quản lý danh mục tài sản đảm bảo

Cách bảo đảm tốt nhất cho các rủi ro tín dụng là có bảo lãnh khoản vay tốtvà đa dạng hoá danh mục đầu tư. Việc cho vay có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ cấp nếu như nguồn thu được tạo ra từ khoản vaykhông còn khả năng. Với đặc thù kinh doanh trong một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc có tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng làđiều kiện khá tiên quyết của ngân hàng với khách hàng.Để tài sản đảm bảo phát huy tối đa tác dụng đảm bảo thì ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý tài sản.

Cần định kỳ tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay bằng cách kiểm tra tại doanh nghiệp, kiểm tra các chứng từ hoá đơn đảm báo các khoản cho vaycủa Ngân hàng đã được người vay sử dụng đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp như bộ máy lãnh đạo đột nhiên có sự thay đổi không lường trước, tình hình kinhdoanh bị giảm sút, thường xuyên phải xin gia hạn nợ hoặc không trả được nợ đúng hạn, cán bộ tín dụng phải tiền hành kiểm tra ngay lập tức để tìm cách khắc phục nhằm hạn chế rủi ro.

Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các NHTM với nhau.

Việc làm này đem đến nhiều lợi ích cho các ngân hàng, cụ thể :

Các ngân hàng có được những thông tin đầy đủ về khách hàng, có đượcđánh giá, chấm điểm khách hàng đúng đắn và chuẩn xác hơn.

Ngăn ngừa các âm mưu bất chính của khách hàng như việc vay ngânhàng này để trả nợ ngân hàng khác…Có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hệ thống các ngân hàng thương mại .Tạo tiềm lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước trước sự

xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế về cả vốn lẫn trình độ.Tạo ra một sự thống nhất trong hệ thống ngân hàng giảm bớt những biếnđộng trên thị trường tài chính, tiền tệ.

Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng

Xu hướng mở rộng mạng lưới quá nhanh của nhiều ngân hàng thương mại,nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần kèm theo đó là năng lực, trình độ cán bộ quản lý, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng không phải ở nơi nàocũng được nâng lên tương ứng. Trong khi đó, môi trường kinh doanh trên nhữngđịa bàn mới mở chi nhánh thường có tính cạnh tranh hơn. Các chi nhánh lại bị sức ép về khoán tài chính, về giới hạn thời gian lỗ, về việc làm ra lợi nhuận.Việc không có nhận thức đúng đắn về quy trình tín dụng, các loại rủi ro cũng như ảnh hưởng của rủi ro của các cán bộ tín dụng cùng những sức ép trên sẽ tạo ra những kẽ hở, gây rủi ro cho ngân hàng. Có kiến thức, được truyền đạtnhững kinh nghiệm quý báu sẽ tạo ra độ an toàn cho hoạt động tín dụng củangân hàng nói riêng và an toàn của cả ngân hàng nói chung.Các ngân hàng thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá,đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho các cán bộ. Không có phương pháp phântích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môntrong quản trị rủi ro. Do đó, để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả và đồng bộ, cácngân hàng thương mại cần trang bị cho mình thông qua quá trình tuyển dụng,sử dụng, đào tạo, cơ cấu một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệmvề quản trị rủi ro tín dụng.

Đa dạng hoá danh mục tín dụng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro tín dụng.

Không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay,nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng hoặc ngân hàng phân tán rủiro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độtăng trưởng của từng ngành. Những hoạt động này sẽ giúp ngân hàng phân chiagiới hạn rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng của khách hàngtrong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ (lãi và gốc) đối với ngân hàng. Từ đóxác định rủi ro của hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng đó. Thông qua quátrình đánh giá bằng thang điểm trên cơ sở các thông tin tài chính và phi tàichính, ngân hàng sẽ xác định được mức độ rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp.Chấm điểm tín dụng giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện

tại và tương lai củadoanh nghiệp, căn cứ vào đó ngân hàng ra các quyết định cho vay như hạn mứctín dụng, số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất. Chấm điểm tín dụng cũng giúp quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, có thể giám sát và đánh giá khách hàng, nhận biếtcác dấu hiệu xấu và có biện pháp đối phó kịp thời, ước lượng mức vốn đã cho vay không thể thu hồi về để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời phát triển chiến lược Marketing hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.Trên thực tế, việc đặt ra và điều chỉnh các tiêu chuẩn xếp hạng là một côngviệc khó khăn. Thứ nhất, làm thế nào để xác định được những ranh giới giữa cácthứ hạng và suy ra tỷ lệ tổn thất của từng loại thứ hạng. Thứ hai, một vấn đề khóhơn nhiều là phải so sánh những loại tài sản rất khác nhau. Ví dụ, làm thế nào để so sánh giữa một khoản tín dụng cấp cho một công ty xây dựng bất động sảnthương mại uy tín có một lâu năm có một tỷ lệ vốn cho vay/giá trị tài sản thế chấp là 70% và một khoản tín dụng dài hạn cấp cho một công ty thuộc mộtngành sản xuất khá ổn định với một tỷ lệ nợ/vốn cổ phần là 1/1 và một tỷ lệ thanh toán lãi là 3.Để đảm bảo cho các thứ hạng rủi ro được chính xác và thống nhất về những khái niệm tổn thất tín dụng của hệ thống xếp hạng, các tài sản khác nhau cócùng một mức độ rủi ro phải có mức xếp hạng giống nhau. Nhưng những đại lượng này không thể biết trước, do đó các hệ thống xếp hạng tín dụng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được coi là dự đoán được tổn thất tín dụng. Tính chính xác và tính nhất quán đòi hỏi các tiêu chuẩn rõ ràng và cụ thể cho từng loại thứ hạng phải được nêu rõ trong các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại và phải được điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo các khoản tín dụng có mức độ rủi ro bằng nhau phải thuộc cùng một nhóm.Rủi ro tín dụng của một khoản vay trong một thời kỳ bao gồm xác suất vỡ nợ (PD) và phần giá trị của khoản vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ (LGD). LGD của một khoản tín dụng phụ thuộc vào cơ cấu của khoản vay đó còn PD thường phụ thuộc vào người vay và các ngân hàng thường giả định rằng một con nợ sẽ không trả được tất cả các khoản nợ của mình nếu người vay nàykhông trả được một khoản nợ nào đó. Mức tổn thất dự tính (EL) bằng tích củaPD và LGD của một khoản vay. Nói chung, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PD và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu qủa truyền đạt thông tin về rủi ro,giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro, phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn và định giá tín dụng dựa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra. Tóm lại, hệ thống này có thể tăng tính

chính xác và tính thống nhất trongviệc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánh giá của cácngân hàng về PD và EL chứ không gộp lẫn chúng với nhau như trong hệ thống xếp hạng một tiêu chí.

Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, công việc kinh doanh của khách hàng hoạt động nào thành công hoặc không thành công

Mục đích của khoản vay để làm gì?

Nguồn trả nợ là gì (dòng tiền tệ và khả năng trả nợ)?

Khả năng kiểm soát khoản vay: ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay không?

Năng lực quản trị điều hành của khách hàng: ngân hàng phải biết được công việc quản trị, điều hành của khách hàng vay( họ có kiến thức, năng lực vàquản trị điều hành doanh nghiệp không?

Thực trạng tài chính của khách hàng: ngân hàng phải biết các thông tinvề tài chính của khách hàng vay (số liệu thực tế về tài chính của khách hàng) .Để giải đáp được các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích tài chính, trongđó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng. Việc phân tích tài chính phải kết hợp với nguyên nhân khách hàngvay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh.Công việc này được dựa trên các căn cứ sau:

Từ báo cáo tài chính của khách hàng để xác định khả năng sinh lời, cơ cấu vốn và điều quan tâm nhất là nợ/vốn chủ sở hữu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các chỉ tiêu tài chính trọng yếu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, điểm hoà vốn….

Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng còn đòi hỏi việc: Thường xuyên giám sát, quản lý theo dõi cán bộ của ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hay cán bộ liên quan trực tiếp đến các quyết định cho vay.

Đây là một công việc khá tế nhị vì liên quan đến uy tín cũng như danh dự của những người có liên quan nhưng đây lại là một công việc không thể xem thường. Vụ việc xảy ra tại Sở giao dịch của ngân hàng ngoại thương Việt Nam,tại chi nhánh 8- TP. Hồ Chí Minh, của Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam, trường hợp cán bộ tín dụng tiêu tiền thu nợ và thu lãi tại một số chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cơ sở cho thấy tính cấp thiết và hiệu quả của biện pháp giám sát này. Việc quan tâm, theo dõi đó là công việc kinh doanh riêng, công việc làm ăn riêng, mối quan hệ làm ăn riêng với các doanh nghiệp và cá nhân khác của những cán bộ ngân hàng

Các biện pháp khác:

Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 43 - 49)