KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 49 - 52)

Với mục tiêu và định hướng của Techcombank đến hết năm 2013 nâng số chi nhánh và phòng giao dịch lên con số 360 và phục vụ hơn 2.3 triệu khách hàng thì nhu cầu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống càng trở nên cấp thiết.

Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phòng tổn thất trong từng khâu của quy trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm : môi trường quản trị rủi ro tín dụng, quy trình cấp tín dụng, quy trình đo lường và giám sát tín dụng, công tác kiểm soát rủi ro, vai

trò của cơ quan hay bộ phận giám sát. Bên cạnh những nhóm nỗ lực từ phía bản thân ngân hàng thì người viết cũng kiến nghị với ngân hàng nhà nước tăng cường công tác giám sát, hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn thiện hệ thống pháp lí và thông tin để hỗ trợ các ngân hàng trong việc thẩm định tín dụng.

Sự vận dụng các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng quốc tế được ủy ban Basel khuyến nghị, từ các nước như Trung Quốc và Mĩ và sự chia sẻ của các anh chị làm tại ngân hàng Techcombank người viết hy vọng rằng những giải pháp đề ra trong chương III sẽ góp một phần hữu ích cho các nhà quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank để hạn chế hơn nữa rủi ro tín dụng của ngân hàng ở thời điểm hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

KẾT LUẬN

Qua phần trình bày trên, có thể nói hạn chế rủi ro nói chung cũng như rủi ro tín dụng nói riêng là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận và khoa học. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế sẽ đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn giữa lợi nhuận cho ngân hàng và sự an toàn cho ngân hàng. Nếu mải chạy theo những đồng vốn huy động hay cho vay thì ngân hàng sẽ đối mặt với những nguy cơ phá vỡ sự an toàn. Nhưng bên cạnh đó, nếu áp dụng một cách ngặt nghèo và cứng nhắc các giải pháp hạn chế rủi ro thì ngân hàng sẽ không có kết quả hoạt động tốt nhất là trong tình hình hiện nay với sự hình thành và phát triển của rất nhiều ngân hàng mới cả trong và ngoài nước. Sự lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận luôn khiến các nhà kinh doanh phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Trong bài niên luận của mình , em không đề cập sâu đến vấn đề này mà chỉ kiến nghị một số biện pháp hạn chế rủi ro. Các giải pháp này được đưa ra chủ yếu dựa trên tình hình tín dụng thực tế của Ngân hàng Techcombank.Kết thúc bài viết em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Thầy TS Nguyễn Thế Hùng và các thầy cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng ,Đại học Kinh tế - ĐHQG HN đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành tốt bài niên luận của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình : Commercial bank management – Peter S.Rose

- Ngân hàng Techcombank,Báo cáo thường niên của Ngân hàng Techcombank năm 2008,2009,2010.1011

- Quản trị ngân hàng thương mại (2007) PGS.TS Trần Huy Hoàng

- http://cafef..vn

- http://vneconomy.com

- http://www.sbv.gov.vn (website Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

- https://www.techcombank.com.vn

- Thông tư 493 TT-NHNN

- Kỉ yếu hội thảo “ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro” của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w