Họ và tên người nhận xét: Quan Minh Nhựt Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành: Kinh Tế Ứng Dụng Cơ quan công tác: Khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1 Tên
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ- QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Mã số SV:4104124 Lớp: Kinh tế học khoá 36
Cần Thơ – 4 /2013
Trang 2Sau khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, nhận được sự giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức nhiệt tình từ các thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, tôi đã đúc kết được những kiến thức bổ ích và bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn.Tôi xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy cô, đặc biệt là thầy Quan Minh Nhựt, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh có những sai sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để giúp
đề tài được hoàn thiện hơn
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh và đặc biệt là thầy Quan Minh Nhựt nhiều sức khỏe, thăng tiến trong trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống
Cần Thơ, Ngày 15 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Phúc Vinh
Trang 3Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, Ngày 15 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Phúc Vinh
Trang 4 Họ và tên người nhận xét: Quan Minh Nhựt Học vị: Tiến sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Ứng Dụng
Cơ quan công tác: Khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ
Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………
2 Hình thức trình bày:
………
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):.………
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa…):
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 5 Họ và tên người nhận xét: Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Phạm Phúc Vinh MSSV: 4104124 Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1 Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………
2 Hình thức trình bày:
………
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):.………
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa…):
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi không gian 3
1.3.2 Phạm vi thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 7
2.1.1 Chứng chỉ anh ngữ quốc gia 7
2.1.2 Chứng chỉ anh ngữ quốc tê 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 9
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 11
2.2.2.2 Phương pháp phân tích bảng chéo 11
2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố 12
2.2.2.4 Phương pháp phân tích cụm 13
2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 15
Trang 7Trang CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ TÌNH HÌNH HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ
-QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 16
3.1 GIỚI THIỆU VỀ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 16
3.2 TÌNH HÌNH HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 18
3.2.1 Thực trạng việc học-thi lấy chứng chỉ anh ngữ đối với sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ 18
3.2.2 Tình hình dạy anh ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay 20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 22
4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN 22
4.1.1 Thông tin tổng quát về đáp viên 22
4.1.2 Tình hình học anh văn của đáp viên 24
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC-THI LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 36
4.2.1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học-thi lấy chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ 36
4.2.2 Dùng phương pháp phân tích nhân tố để phân nhóm các nhân tố 40
4.2.3 Phân tích cụm để phân nhóm sinh viên theo mối các mối quan tâm đối với việc học – thi chứng chỉ anh ngữ 49
4.2.3.1 Xác định số cụm bằng phương pháp “thủ tục Ward” 49
4.2.3.2 Phân nhóm đáp viên bằng phương pháp phân tích cụm K-mean 51
Trang 8Trang CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC-THI LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 53
5.1 NHỮNG ĐIỂM KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CÒN TỒN ĐỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC-THI LẤY CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 53
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC-THI LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 57
5.2.1 Nhóm giải pháp đối với sinh viên 57
5.2.2 Nhóm giải pháp đối với trường Đại học Cần Thơ 57
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
6.1 KẾT LUẬN 59
6.2 KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 1: Ý NGHĨA CỦA TỪNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ĐỐI VỚI THANG ĐO KHOẢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI 62
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI 64
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS 73
Trang 9Trang
Bảng 4.1: Mô tả thông tin đáp viên 23
Bảng 4.2: Cơ cấu hệ anh văn đã học ở phổ thông của đáp viên 24
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu điều tra theo niên khóa và việc có đang theo học chứng chỉ anh văn không 26
Bảng 4.4: Cơ cấu chứng chỉ anh văn đã có của đáp viên 27
Bảng 4.5: Cơ cấu kỳ vọng chứng chỉ anh văn sẽ đạt được khi ra trường của đáp viên 28
Bảng 4.6: Mức sẵn lòng chi trả học phí trung bình của đáp viên 29
Bảng 4.7: Các hình thức học anh văn chủ yếu của đáp viên 29
Bảng 4.8: Môi trường thường xuyên tiếp xúc anh ngữ của đáp viên 30
Bảng 4.9: Các kỹ nang quan trọng nhất và các kỹ năng kém tự tin nhất của đáp viên 32
Bảng 4.10: Mục đích chính học anh ngữ của đáp viên 33
Bảng 4.11: Cơ cấu quyết định bắt đầu (hoặc tiếp tục) học – thi chứng chỉ anh ngữ trong tương lai 35
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 1 37
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 2 39
Bảng 4.14: Tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố khi tiến hành phân tích nhân tố lần 1 41
Bảng 4.15: Tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố khi tiến hành phân tích nhân tố lần 2 42
Bảng 4.16: Tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố khi tiến hành phân tích nhân tố lần 3 44
Bảng 4.17: Tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố khi tiến hành phân tích nhân tố lần 4 45
Bảng 4.18: Kết quả ma trận nhân tố đã xoay 46
Bảng 4.19: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 48
Bảng 4.20: Kết quả phân tích thủ tục Ward 50
Trang 10hưởng đến việc học- thi chứng chỉ anh ngữ 51 Bảng 3.22: Kiểm định ANOVA 51 Bảng 4.23:Mức độ quan tâm của 2 nhóm sinh viên đối với các nhân tố ảnh
hưởng đến việc học – thi chứng chỉ anh ngữ 52
Trang 11Trang
Hình 2.1: Tiến trinh phân tích số liệu 15 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức khoa và bộ môn 17
Trang 12KT-QTKD : Kinh tế - Quản trị kinh doanh
QTKD : Quản trị kinh doanh
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với nền kinh tế thị trường trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay thì kinh doanh quốc tế đang trở nên ngày càng quan trọng, chiếm vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế nước ta Các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng đến năng lực ngoại ngữ (đặc biệt là anh ngữ) của đội ngũ nhân viên của mình, đối với các doanh nghiệp vừa và lớn thì chứng chỉ ngoại ngữ đang dần trở thành một yêu cầu bắt buộc, và được xem là tấm vé thông hành cho các ứng viên khi phỏng vấn xin việc Đây là một xu hướng khách quan và tất yếu vìtrong nền kinh tế thế giới nói chung thì anh ngữ đã trở thành ngoại ngữ phổ biến nhất, chi phối mạnh các hợp đồng, giao dịch trên thế giới.Hơn thế nữa, các đơn vị tuyển dụng thường dựa trên bằng cấp (trong đó chứng chỉ ngoại ngữ chiếm một vị trí quan trọng) để sàng lọc
hồ sơ các ứng viên xin việc trước khi tiến hành phỏng vấn, vì thế việc có được các chứng chỉ ngoại ngữ thích hợp là một thuận lợi rất lớn, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường vốn được xem là không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn Bên cạnh đó, người Việt Nam nói chung và người Cần Thơ nói riêng đang ngày càng quan tâm đến học vấn của mình Ngày càng có nhiều bạn sinh viên chọn học thạc sĩ, tiến sĩ vì nhiêu lý do Để có thể tham gia các khóa học sau đại học thì ngoại ngữ trờ thành một yêu cầu bắt buộc Đặc biệt, tại các trường đại học trên nước ta mà điển hình là đại học Cần Thơcác hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên với các quốc gia nói tiếng anh (như Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan ) phát triển mạnh mẽ Điều này càng góp phần thúc đẩy sự phát triển việc học-thi các chứng chỉ anh ngữ trong giới sinh viên (đặc biệt là anh văn học thuật)
Trong số các trường đại học tại Việt Nam thì đại học Cần Thơ được biêt đến như một trường trọng điểm, có chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cao,
có lượng sinh viên theo học lớn và chất lượng Khoa KT-QTKD là một trong những khoa phát triển nổi bật, và có số lượng sinh viên đông đảo nhất (4767 sinh viên –số liệu lấy từ website của phòng Kế hoạch tổng hợp trường đại học Cần Thơ 30/9/2012) và được định hướng phát triển thành một trong những lĩnh vực
Trang 14đào tạo chủ lực của trường Tuy nhiên, vẫn còn không ít các bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc học lấy chứng chỉ anh ngữ vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất Vì thế mà việc nghiên cứu xu hướng và những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chứng chỉ anh văn để học-thi, chỉ ra những tồn đọng còn gặp phải trong quá trình học để có thể đạt
được kết quả tốt nhất là hết sức cần thiết Chính vì thế đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh trường đại học Cần Thơ” được tiến hành nhằm
phân tích thực trạng, chỉ ra xu hướng và đề ra những giải pháp hữu dụng
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng học-thi lấy chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường đại học Cần Thơ, xác định các xu hướng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học-thi chứng chỉ anh ngữ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: phân tích thực trạng và các xu hướng học-thi các chứng chỉ anh
ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ;
- Mục tiêu 2: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học-thi các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ;
- Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học-thi các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc học-thi các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường
đại học Cần Thơ có những đặc điểm, xu hướng gì ?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc học-thi các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ?
- Những giải pháp nào có thể giúp nâng cao hiệu quả học-thi các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ ?
Trang 151.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học các chứng chỉ
anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ nên phạm vi không gian thuộc khoa KT-QTKD, và các nhà học có sinh viên KT-QTKD theo học, thuộc khuôn viên khu II trường đại học Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khảng thời gian từ tháng 1đến tháng 4 năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những sinh viên đang theo học hệ chính quy tại khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ Để đảm bảo tính ngẫu nhiên và do giới hạn
về thời gian, chi phí các anh/chị đang theo học hệ đào tạo khác không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài này
Ngoài ra, để tài chỉ tập trung khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học-thi các chứng chỉ anh ngữ của những anh (chị) sinh viên chủ động học để có thể lấy chứng chỉ anh ngữ; quá trình học những môn học về ngoại ngữ trong kế hoạch học tập chính khóa (anh văn chuyên ngành, anh văn căn bản ) của các anh (chị) sinh viên không thuộc phạm vi đề tài này
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lê Thị Hạnh (2011) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng ảnh của sinh viên năm thứ nhất – khối ngành kinh tế đại học Văn Lang” Tác giả sử dụng mô hình ARCS về thiết kế động
lực (ARCS Model of Motivational Design) của Keller trong đó có 4 yếu tố mà giáo viên có thể sử dụng nhằm thúc đẩy và duy trì động lực của người học trong quá trình học tập là chú ý (Attention), liên hệ (Relevance), tự tin (Confidence) và
sự thoả mãn (Satisfaction) Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả đã chọn 350 quan sát và dùng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các khía cạnh của các phương pháp giảng dạy; dùng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 để làm công cụ phân tích mối quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh của sinh viên bằng cách so sánh sự khác biệt về động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên (nhóm giáo viên 1 sử dụng phương
Trang 16pháp giảng dạy có các đặc điểm tổ chức rất ít hoạt động cho người học, giáo viên thuyết trình nhiều là chủ yếu Nhóm giáo viên 2 sử dụng phương pháp giảng dạy
có các yếu tố tạo nhiều hoạt động sôi nổi, đánh giá nhiều kỹ năng, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên) giảng dạy với hai phương pháp khác nhau (tích cực và thụ động) bằng kiểm định t trong khoảng tin cậy 95% Kết quả cho thấy các phương pháp giảng dạy được khảo sát không ảnh hưởng đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên So sánh mức độ thực hiện các hành vi này ở hai nhóm sinh viên, chưa thể khẳng định phương pháp
giảng dạy tích cực hay thụ động là tốt hơn
Tác giả Hoàng Văn Vân (2008) với nghiên cứu“Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở đại học quốc gia Hà Nội”
Đề tài đã tiến hành đánh giá trình độ tiếng anh đầu vào của sinh viên trường đại học quốc gia Hà Nội thông qua bài kiểm tra KET ( bài thi ở trình độ thứ nhất trong thang năm trình độ của hệ thống thi CESLE (Tiếng Anh Cambridge như là ngôn ngữ thứ hai - Cambridge English as a Second Language Examinations) với
60 sinh viên và cho kết luận là trình độ tiếng anh đầu vào của sinh viên đa dạng
và không đồng đều, mặt bằng chất lượng nhìn chung còn thấp và việc giảng dạy tiếng anh không chuyên ở trường đại học quốc gia Hà Nội còn kém hiệu quả Nghiên cứu còn chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu kém trong đào tạo tiếng anh không chuyên ở đại học quốc gia Hà Nội là: chưa có đích và mục tiêu thống nhất cho môn học, chưa xác định trình độ và kĩ năng người học phải đạt được cho từng giai đoạn học tập từ cử nhân đến tiến sĩ, giáo trình tiếng Anh không chuyên ở đại học quốc gia Hà Nội chưa được biên soạn một cách có
hệ thống, lớp học không đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếng Anh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành, giáo viên chưa được đào tạo để dạy tiếng anh không chuyên và tiếng anh chuyên ngành, chưa xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếng Anh của sinh viên, học tiếng Anh dường như không có nhiều liên
hệ với phát triển và nâng cao kiến thức chuyên môn của người học, có những cách hiểu khác nhau về đánh giá trình độ và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh đầu ra và
về môn tiếng Anh trong một chương trình, thiếu cơ chế khuyến khích dạy - học
Trang 17chuyên môn bằng tiếng anh Từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng anh không chuyên ở trường đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp đại học Cần Thơ” Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với 200
quan sát và các công cụ phân tích tần số và bảng chéo để nghiên cứu quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Tác giả đã chỉ ra 16 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên là: ngoại ngữ, tin học căn bản, giao tiếp, làm việc độc lập, tính tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc nhóm, tin học ứng dụng, hoạch định, đàm phán, tổng hợp, lãnh đạo, phát triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực và ra quyết định Bài viết đã chỉ ra rằng ngoại ngữ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp
Lê Thị Anh Tuyến (2012) với đề tài “Những khó khăn trong luyện nghe các bài tập theo dạng IELTS của sinh viên năm tư, trường đại học Ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng” Đề tài tập trung nghiên cứu những khó khăn về mặt
học thuật và phi học thuật mà sinh viên năm cuối khoa anh ngữ trườngđại học Ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng gặp phải trong quá trình luyện nghe các bài tập theo dạng IELTS từ đó đề ra một số kiến nghị để khắc phục những khó khăn đó và nâng cao hiệu quả trong việc nghe hiểu tiếng Anh Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và rút ra được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc luyện nghe của sinh viên là : nhóm những khó khăn về mặt học thuật ( bao gồm: độ dài của bài nghe, tốc độ nói trong bài nghe, số lượng người nói trong bài nghe, sự ngập ngừng của người nói, nhiều dạng bài tập đa dạng, thiếu thời gian phân tích
đề trước khi nghe, không có sự hỗ trợ hình ảnh, vốn từ hạn chế, âm điệu của người nói trong bài nghe, thiếu sự tập trung, trí nhớ kém, chủ đề bài nghe không quen thuộc, không nhận ra từ quen thuộc trong bài nghe) và nhóm những khó khăn về mặt phi học thuật (bao gồm: không có thời gian luyện nghe, tiếng ồn, chất lượng băng đĩa kém, nguồn tài liệu luyện nghe hạn chế) Từ những khó khăn trên, tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm tăng hiệu quả việc luyện thi môn nghe IELTS trường đại học Ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng
Trang 18Qua một số tài liệu đã lược khảo, có thể thấy vấn đề học – thi chứng chỉ anh ngữ có liên quan trực tiếp đến những mối quan tâm chính của sinh viên (học tập, quyết định chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp ) Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố đến từ cả người dạy, người học, lẫn môi trường tiếp cận ngôn ngữ (phương pháp giảng dạy tích cực, thụ động; các đặc điểm đặc trưng của việc day-học ngoại ngữ; yếu tố nhân khẩu học, môi trường sử dụng, tiếp cận anh ngữ ) Hơn thế nữa, việc hiện đang có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ cùng hoạt động đã khiến thị trường này trở nên cạnh tranh quyết liệt hơn Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tổ chức (trường đại học Cần Thơ, các trung tâm ngoại ngữ ), cá nhân nào tiến hành nghiên cứu vấn đề học – thi chứng chỉ của sinh viên ( đối tượng được kỳ vọng có mức đánh giá việc có chứng chỉ anh ngữ là điều hết sức quan trọng ) một cách định kỳ và có hệ thống
Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng, chỉ ra xu hướng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên trường đại học Cần Thơ có thể giúp sinh viên, cũng như các trung tâm ngoại ngữ, và ban lãnh đạo khoa KT-QTKD có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hiện nay
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Chứng chỉ anh ngữ quốc gia
Chứng chỉ anh ngữ quốc gia là loại chứng chỉ được cấp theo phôi bằng của bộ giáo dục và có giá trị trên toàn nước Việt Nam Được chia thành 3 cấp bậc A, B,
C (chứng chỉ A có giá trị thấp nhất, và chứng chỉ C có giá trị cao nhất) Hệ thống chứng chỉ anh ngữ quốc gia dựa vào bộ tiêu chí của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1994, với những quy định về mục tiêu đào tạo và yêu cầu cần đạt cho từng kỹ năng ngôn ngữ chủ yếu của từng cấp độ.Tuy nhiên, nhìn chung, hiện naybộ tiêu chí này đã bộc lộ nhiều hạn chế
Chứng chỉ quốc gia có một số hạn chế cơ bản như sau:
-Bộ tiêu chí đánh giá chứng chỉ A, B, C của Bộ Giáo dục và Đào tạo quá chung chung, khiến các cơ sở đào tạo có thể quá tự do trong việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, đưa đến sự chênh lệch trình độ trong cùng một chứng chỉ giữa các trung tâm đào tạo Điều này đã dẫn đến việc giá trị cùng một tấm bằng nhưng giá trị thực tế, trong mắt nhà tuyển dụng, tại các trung tâm khác nhau là khác nhau
- Các cơ sở cạnh tranh nhau, mở lớpôn luyện thi và ra đề thi sát vào nội dung
đã luyện thi nhằm thu hút người học làm mất uy tín và giá trị của chứng chỉ quốc gia dẫn đến học viên học chỉ để thi mà mất khả năng ứng dụng, các kỹ năng phát triển không đồng đều
- Có quá nhiều cơ sở được phép tổ chức thi cấp chứng chỉ A, B, C như trung tâm ngoại ngữ các trường đại học, cao đẳng, sở giáo dục đào tạo nhưng quản lý của bộ không chặt chẽ làm giảm sút chất lượng Thậm chí, một số trường quy định chuẩn đầu ra là chứng chỉ A quốc gia nhưng chỉ công nhận bằng tại một số trung tâm tổ chức thi nhất định làm người học bối rối và mất lòng tin
- Các trường đại học quốc tế và cơ sở tuyển dụng quốc tế thường không chấp nhận chuẩn chứng chỉ A, B, C quốc gia
Trang 20
2.1.2 Chứng chỉ anh ngữ quốc tế
Chứng chỉ quốc tế là chứng chỉ được các tổ chức uy tín, mang tính quốc tế từ
các nước tiếng anh là tiếng bản xứ tổ chức thi Hình thức thi rất đa dạng tùy thuộc vào từng chứng chỉ khác nhau và chứng chỉ được cấp thường có giá trị quốc tế trong vòng 2 năm kể từ ngày phát Nhìn chung, các chứng chỉ anh ngữ quốc tế có giá trị ứng dụng thực tiễn cao và được các trường đại học quốc tế và các cơ sở tuyển dụng quốc tế tin dùng
a) TOEFL
TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) đánh giá kỹ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mỹ của một người đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học Điểm TOEFL thường được yêu cầu khi nhập học ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ và có giá trị trong 2 năm Bài thi TOEFL là thương hiệu bản quyền của Cơ quan khảo thí giáo dục (Educational Testing Service - ETS) được tổ chức đầu tiên vào năm 1964 Chứng chỉ TOEFL có 2 loại:
- TOEFL quốc tế (International TOEFL): chứng chỉ này do hệ thống giáo dục của Mỹ tổ chức thi và cấp bằng cho du học sinh tại các nước không nói tiếng Anh Chứng chỉ này được quốc tế công nhận
- TOEFL nội bộ (Institutional TOEFL): chứng chỉ này do một tổ chức giáo dục, một trường nào đó tổ chức thi và cấp; chỉ kiểm tra năng lực của du học sinh mang tính chất sử dụng nội bộ và không được công nhận rộng rãi như TOEFL quốc tế
Hiện nay các bài thi thường được tổ chức trên máy tính Từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT) (nguồn: trích từ website IGG Viet Nam)
b) IELTS
IELTS (International English Testing System) là kỳ thi dành cho các đối tượng muốn học tập và sinh sống tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính Các trường đại học và tổ chức tại Mỹ, quốc gia trước đây thường hay yêu cầu du học sinh phải có bằng TOEFL, đã công nhận và sử dụng chứng chỉ này
Trang 21IELTS có 2 hình thức khác nhau là học thuật (dành cho các thí sinh thi vào đại học, và sau đại học, các học viện) và tổng quát (loại hình đào tạo chung dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm việc làm, hoặc vì mục đích di cư.) Điểm được cho trên thang điểm 9: từ thang điểm 1 - cấp độ tối thiểu (không có khả năng sử dụng ngôn ngữ trừ một vài từ lẻ tẻ) đến thang điểm 9: cấp
độ thành thạo ngôn ngữ (có khả năng sử dụng một cách trôi chảy, chính xác và thông hiểu ngôn ngữ (nguồn: trích từ website IELTS Việt Nam)
c) TOEIC
TOEIC (Test of English for International Communication) kiểm tra khả năng nói và viết tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế Các viện nghiên cứu, các công ty, các tổ chức chính phủ trên khắp thế giới sử dụng bài thi này để kiểm tra trình độ thông thạo tiếng Anh của những người sử dụng tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ Chứng chỉ TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm
Cơ quan khảo thí giáo dục(Educational Testing Service - ETS) đã phát triển chương trình trắc nghiệm TOEIC dựa trênchương trình trắc nghiệm TOEFL, theo một đề nghị từ Liên đoàn Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế Nhật Bản (MITI) nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)
Kì thi này được lập ra nhằm đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của các đối tượng sử dụng ngôn ngữ này như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ) Hiện nay, các cơ quan vừa và lớn tại nước ta thường yêu cầu nhân viên có chứng chỉ này Đặc biệt, một số trường đại học đã sử dụng bài thi TOEIC như bài kiểm tra năng lực anh ngữ đầu vào hoặc đầu ra của sinh viên (đại học Cần Thơ đã sử dụng TOEIC như bài kiểm tra năng lực anh ngữ đầu vào của sinh viên) ) (nguồn: trích từ website IGG Viet Nam)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ các trang website của trường Đại học Cần Thơ, các ấn phẩm sách báo, tạp chí
Trang 22Số liệu thống kê về sinh viên được lấy từ trang website phòng Kế hoạch tổng hợp trường Đại học Cần Thơ
Số liệu về khoa KT-QTKD được lấy từ trang website của khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Chọn mẫu dựa trên số lượng sinh viên thuộc khoa KT-QTKD Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập qua hình thức phỏng vấn trực tiếp sinh viên đang học tại trường đại học Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Bảng câu hỏi được xây dựng và phỏng vấn thử với khoảng 20 sinh viên để kiểm tra lỗi
và hiệu chỉnh trước khi chính thức áp dụng
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong khoa QTKD và các nhà học thuộc khu II trường đại học Cần Thơ
N: tổng thể = 4767 (số sinh viên và học viên thuộc khoa KT-QTKD; số liệu lấy từ website của phòng Kế hoạch tổng hợp trường đại học Cần Thơ 30/9/2012)
n: cỡ mẫu ( số sinh viên được phỏng vấn )
e: là sai số tối đa (e= 1- độ tin cậy, trong nghiên cứu này độ tin cậy khoảng 90%)
Với cỡ mẫu lớn hơn 98 là đủ để suy rộng cho tổng thể, do đó đề tài sử dụng cỡ mẫu 160
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Mục tiêu thứ nhất:
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để đánh giá sơ lược về tình hình học-thi chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ
- Đề tài sử dụng phương pháp kiểm định T và ANOVA để xác định sự khác biệt trong tình hình học-thi chứng chỉ anh ngữ của các sinh viên có thông tin chung (nhân khẩu học) khác nhau Phương pháp phân tích bảng chéo để tra có
Trang 23mối quan hệ giữa các đặc điểm về nhân khẩu học với việc học- thi chứng chỉ anh ngữ sinh viên hay không
b) Mục tiêu thứ hai: sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân
nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến việc học-thi chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ Dùng phương pháp phân tích cụm để phân chia sinh viên thành các nhóm (phân khúc) khác nhau và tìm hiểu sự khác nhau trong mối quan tâm đến việc học - thi lấy chứng chỉ anh ngữ
c) Mục tiêu thứ ba: từ các kết quả phân tích đưa ra giải pháp khắc phục
những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả học-thi chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử lý thành
số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu Sử dụng các phương pháp đo lường, mô tả vàtrình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như: số trung bình, số trung vị, phương sai ,độ lệch chuẩn…Bằng các phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008))
2.2.2.2 Phương pháp phân tích bảng chéo
Phân tích bảng chéo (Crosstabulation) là phương pháp kiểm định mối quan hệ giữa cácbiến với nhau trong quá trình phân tích Các biến được phân tích là những biến định tính Bằng kiểm định Chi bình phương (Chi–square) và mức ý nghĩa cho sẵn ta có thể biết được có mối quan hệ giữa các biến với nhau hay không
Với kỳ vọng rằng các biến trên có mối quan hệ từng cặp với nhau và khi đó ta
có các kiểm định và giả thuyết như sau:
- H0: Không có mối quan hệ giữa các biến
- H1: Có mối quan hệ giữa các biến
Dựa vào kết quả phân tích mà kết luận là bác bỏ hay không bác bỏ H0 Nếu giá
Trang 24trị Sig ≤ α (mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết H0 Có nghĩa là có mối quan hệ giữa các biến quan sát
Ngoài ra, còn phải xác định số ô có tần suất mong đợi dưới 5 khi chương trình
xử lý số liệu cho ra kết quả Nếu có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 thì kết quả xử lý không còn đáng tin cậy (nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008))
2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố (Factor Analysis) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu, khi phải thu thập một lượng biến khá lớn trong phân tích thì cần làm giảm số biến xuống để có thể dễ dàng sử dụng Trong số các biến đưa vào mô hình thì có những biến sẽ có mối liên hệ với nhau, để có thể xác định được chúng thì cần tiến hành phân tích nhân tố để có thể chia những nhân tố trên thành những nhóm nhân tố lớn, đại diện cho một khía cạnh nào đó trong phân tích, đồng thời, cần phải sử dụng kiểm định thang đo các nhân tố Thông qua hệ sốCronbach Alpha, có thể kiểm định mức độ chặt chẽ của các câu hỏi trong thang đo có tương quan với nhau không
Bằng phần mềm sử lý số liệu SPSS (16.0), cho ra được kết quả của hệ số Cronbach’s Alpha, nếu hệ số này lớn hơn 0,6 thì thang đo lường có thể sử dụng cho nghiên cứu Và bằng kiểm định Bartlett, nếu giá trị Sig.< α thì có thể nói rằng các biến không có sự tương quan lẫn nhau
Để có thể sử dụng phương pháp phân tích nhân tố thì số liệu phải không có sự tương quan lẫn nhau và số lượng mẫu thường phải lớn hơn gấp 4 đến 5 lần số lượng biến đưa vào KMO là một chỉ số dùng để đánh giá là có thể sử dụng phương pháp phân tích nhân tố hay không Nếu giá trị của KMO nằm trong giữa 0,5 và 1 thì đủ điều kiện để sử dụng phân tích này Nếu giá trị này nhỏ hơn 0,5 thì phương pháp này không phù hợp với bộ số liệu, có nghĩa cần phải sử dụng phương pháp khác để phân tích Xoay nhân tố là một phương pháp giúp cho người nghiên cứu có thể dễ dàng giải thích hơn và có sự khác biệt với bảng ma trận nhân tố Giá trị bảng Rolated Component Matrix(a) chứa những giá trị hệ số của từng nhân tố và cho ta biết nó thuộc nhóm nào Trong bài phân tích sẽ sử dụng phương pháp xoay nhân tố Varimax Procedure Phương pháp này nhằm tối
Trang 25thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố lớn, từ đó có thể tăng khả năng giải thích của các nhân tố lớn với nhau Tuy vậy, hệ số nhân tố cần phải đảm bảo để có thể phân tích, thông thường trong phân tích, người ta thường chỉ chọn những nhân tố nào có giá trị từ 0,5 trở lên để giữ lại Đối với những nhân tố còn lại thì loại bỏ ra khỏi mô hình (nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008))
Sau khi đã tiến hành phân nhóm nhân tố, nếu nhà nghiên cứu muốn xác định tập hợp nhân tố ít hơn để sử dụng trong các phương pháp phân tích đa biến tiếp theo (phân tích phương sai, hồi quy ) thì có thể tính toán ra các nhân số (trị số của các biến tổng hợp) cho từng trường hợp quan sát một Nhân số của nhân tố thứ i : Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3+ +WikXk
2.2.2.4 Phương pháp phân tích cụm
Phân tích cụm (còn được biết đến như là phân tích Q, phân tích phân loại,
phân loại bằng kỹ thuật định lượng) là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số các đặc tính của chúng Các kỹ thuật đa biến nhận diện và phân loại các đối tượng hay các biến sao cho các đối tượng trong cùng một cụm tương tự nhau xét theo các đặc tính được chọn
để nghiên cứu Nội bộ trong các cụm sẽ đồng nhất cao trong khi giữa chúng có
sự khác biệt lớn Vì vậy, nếu phân loại thành công thì các đối tượng trong cùng một cụm sẽ nằm gần với nhau và các đối tượng khác cụm sẽ nằm cách xa nhau khi được diễn giải trên đồ thị (Giáo trình SPSS của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc)
Trong thực tế phân tích cụm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu hành vi, xã hội, tâm lý, kinh doanh Trong tiếp thị, phân tích cụm được sử dụng để phân khúc thị trường, tìm hiểu hành vi khác hàng Nhìn chung, kỹ thuật phân tích cụm thường được tiến hành theo 6 bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu : Phần quan trọng nhất khi xác định
vấn đề phân cụm là việc chọn lựa các biến để phân cụm Nếu chỉ dựa vào một hay hai biến không có liên quan hay không thích hợp thì cũng sẽ làm nhiễu hay hỏng cả kết quả phân cụm Vì thế nên chọn tập hợp biến có khả năng mô tả được
sự giống nhau giữa các đối tượng theo mục đích nghiên cứu Các biến có thể
Trang 26được chọn trên cơ sở phân tích lý thuyết, kết quả nghiên cứu trong quá khứ, hay xem xét các giả thuyết liên quan đã được kiểm định Trong nghiên cứu thử nghiệm, người nghiên cứu có thể dùng cả phán đoán và trực giác để xác định các biến này
Bước 2 Chọn lựa thước đo khoảng cách hay thước đo mức độ giống nhau: Vì mục tiêu của phân tích cụm là nhóm các đối tượng giống nhau lại, cho
nên cần phải có một thước đo nào đó để đánh giá mức độ giống nhau hay khác nhau của các đối tượng Phương pháp thông thường nhất là đo lường mức độ giống nhau bằng khoảng cách giữa hai đối tượng trong một cặp đối tượng Các đối tượng có khoảng cách giữa chúng nhỏ thì giống nhau hơn là các đối tượng có khoảng cách giữa chúng lớn Có 3 loại thước đo khoảng cách giữa hai đối tượng nhưng được sử dụng phổ biến nhất là khoảng cách Euclid hay khoảng cách Euclid bình phương Khoảng cách Euclid là căn bậc 2 của tổng các độ lệch bình phương của các giá trị trên từng biến của hai đối tượng Nó là chiều dài đường thẳng nối hai đối tượng
Bước 3 Chọn thủ tục phân cụm: Cácthủ tục phân cụm được chia thành hai
loại thủ tục: theo thứ bậc và thủ tục không thứ bậc
Phân cụm thứ bậc: (hierarchical clustering) Trong số các phương pháp phân cụm thứ bậc thì phương pháp khoảng cách trung tâm và thủ tục Ward thường được sử dụng rộng rãi Thủ tục Ward sẽ tính giá trị trung bình tất cả các biến cho từng cụm một, sau đó tính khoảng cách Euclid bình phương giữa các phần tử trong cụm với trị trung bình của cụm, rồi lấy tổng tất cả các khoảng cách bình phương này
Phân cụm không thứ bậc: (Non-hierarchical clustering) thường được gọi
là phân cụm K -mean gồm có: phương pháp bắt đầu tuần tự (sequential threshold), bắt đầu song song (parallel threshold), phân chia tối ưu (optimizingpartitioning)
Bước 4 Quyết định số cụm: Đây là một vấn đề chính trong phân tích cụm
Cho tới nay chưa có những quy tắc rõ ràng và chắc chắn về việc xác định số cụm Nói một cách khác là số cụm cần thiết hay hợp lý không phải là một vấn đề hoàn toàn về mặt kỹ thuật, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: phân tích lý
Trang 27thuyết; sử dụng khoảng cách giữa các cụm làm tiêu chuẩn để xác định cụm; dựa vào tỷ số giữa phương sai nội bộ nhóm và phương sai giữa các nhóm; dựa vào quy mô tương đối của các cụm
Bước 5 Diễn giải và mô tả các cụm : Để diễn giải và mô tả các cụm ta sẽ
xem xét các trung bình cụm (centroid), dùng phân tích biệt số hay đơn giản hơn
là dùng thủ tục tính trung bình
Bước 6 Đánh giá: Có nhiều cách thẩm định và đánh giá độ tin cậy và tính
hợp lý của kết quả phân tích cụm như: sử dụng nhiều thước đo khoảng cách khác nhau trên cùng tập hợp dữ liệu và so sánh kết quả; sử dụng các phương pháp phân cụm khác nhau; chia dữ liệu làm hai phần rồi thực hiện phân tích từng phần riêng (nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008))
2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Bộ số liệu sơ cấp
Phân tích thực trạng và xu hướng học các chứng chỉ anh ngữ của sinh viên khoa
KT-QTKD trường đại học Cần Thơ (thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, T-test và ANOVA)
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học-thi các chứng chỉ anh ngữ của
sinh viên khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ
(phân tích nhân tố)
Phân nhóm sinh viên theo mối các mối quan tâm đối với việc học – thi chứng
chỉ anh ngữ (phân tích cụm)
Kiến nghị và giải pháp
Hình 2.1: TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Trang 28CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHOA KINH TẾ-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ TÌNH HÌNH HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
Khoa còn tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh; hợp tác với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để định hướng nghiên cứu, góp phần vào việc phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thêm vào đó, Khoa đã thực hiện thành công nhiều đề án hợp tác quốc
tế góp phần quan trọng để nâng cao kiến thức và chất lượng cán bộ cũng như công tác giảng dạy (trích từ website của khoa Kinh tế - QTKD, mục giới thiệu khoa)
Hiện nay khoa có trên 127 cán bộ, trong đó có khoảng hơn 15% có học vị Tiến
Sĩ, 59% có học vị Thạc Sĩ Khoa Kinh tế - QTKD hiện là khoa có số lượng sinh
Trang 29viên đông đảo nhất trường đại học Cần Thơ với 4767 sinh viên đại học và 875
học viên cao học (số liệu lấy từ website của phòng Kế hoạch tổng hợp trường đại
học Cần Thơ 30/9/2012)
Về mặt tổ chức, khoa có 6 bộ môn và một trung tâm, bao gồm: Kế toán-Kiểm
toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính–Ngân hàng, Kinh tế, Marketing và Du lịch–
Dịch vụ, Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế môi trường, Trung tâm đào tạo và tư
vấn kinh tế
Ban lãnh đạo khoa bao gồm:
Trưởng khoa: PGS.TS Võ Thành Danh
Phó Trưởng khoa: PGS.TS Lê Khương Ninh
Phó Trưởng khoa: PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải
Phó Trưởng khoa: PGS.TS Trương Đông Lộc
Hình 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA VÀ BỘ MÔN
(trích từ website của khoa KT-QTKD)
và Kinh
tế tài nguyên môi trường
Văn phòng khoa
Bộ môn
Marketing
và Du lịch – Dịch vụ
Bộ môn
Kế toán – Kiểm toán
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng
Bộ môn kinh tế
Trung tâm đào tạo và
tư vấn kinh tế
Trang 303.2 TÌNH HÌNH HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
3.2.1 Thực trạngviệc học-thi lấy chứng chỉ anh ngữ đối với sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại học Cần Thơ
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng và liên tục biến đổi
của nền kinh tế nước ta thì các ngành khối kinh tế đã được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm như một lựa chọn tốt để có thể xin được việc làm, đáp ứng nguồn nhân lực của xã hội Tuy nhiên, số lượng sinh viên khối ngành Kinh tế- QTKD ra trường hằng năm ngày một nhiều, cộng với sự thiếu ổn định và nhiều khó khăn thách thức mà nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt trong giai đoạn hiên nay thì một số lượng lớn sinh viên ra trường cảm thấy khó khăn trong việc tìm việc làm
ổn định, phù hợp với chuyên ngành đã học Hơn thế nữa, các bạn sinh viên khi vừa ra trường thường bị đánh giá là thiếu kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh vì thế ngoài tấm bằng đại học, việc bổ sung cho mình nhiều chứng chỉ khác như tin học văn phòng, anh ngữ để tăng khả năng tìm được việc làm như ý mình sau khi tốt nghiệp là điều hết sức cần thiết Ngoài ra, anh ngữ đang dần trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực đời sống và công việc như quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài, giải trí, phim ảnh, giao tiếp với người nước ngoài thậm chí, chứng chỉ anh ngữ cũng đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của rất nhiều trường đại học, học viện khi muốn tham gia vào các khóa học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ ) Chính vì thế mà phong trao học-thi lấy chứng chỉ anh ngữ đã diễn ra mạnh mẽ trong giới sinh viên như một điều tất yếu
Trong kế hoạch học tập của tất cả các ngành thuộc khoa Kinh tế-QTKD đều
có một số lượng tín chỉ nhất định dành cho anh ngữ (ít nhất là 10 tín chỉ anh văn căn bản) tuy nhiên, nhìn chung, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa thể giúp
đa số sinh viên học xong có thể đủ trình độ để thi lấy các chứng chỉ mong muốn
vì nhiều lý do Trình độ anh văn đầu vào của sinh viên khoa Kinh tế- QTKD hiện nay khá chênh lệch, với các điều kiện tiếp xúc anh ngữ và cơ hội học tập khác nhau Cụ thể, có nhóm sinh viên tiếp xúc và được học anh văn ngay từ lớp 1 (hệ
12 năm), có nhóm bắt đầu học từ năm lớp 6 (hệ 7 năm), có nhóm bắt đầu học anh
Trang 31văn từ năm lớp 10 (hệ 3 năm) ngoài ra, còn có những nhóm sinh viên học hệ chuyên anh văn, học tiếng anh tăng cường ngay từ bậc phổ thông điều này dẫn đến việc trình độ của các bạn sinh viên trong cùng 1 lớp có khoảng cách chênh lệch lớn, khó xếp vào cùng 1 lớp cùng trình độ và mục tiêu đầu ra của sinh viên cùng một lớp cũng rất khác nhau Một khó khăn khác là thiếu mục tiêu rõ ràng trong chương trình dạy ngoại ngữ không chuyên (anh văn căn bản) học để phục
vụ cho mục đích giao tiếp thông thường (xóa mù anh ngữ) hay để phục vụ cho mục đích học chuyên môn? Học tiếng Anh để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hiện tại và tương lai hay chỉ để thi đỗ môn học? Rõ ràng đây là những mục tiêu hướng đến những trình độ hoàn toàn khác nhau, không nên gộp chung lại (Đọc giả có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mục tiêu của việc dạy – học anh văn không
chuyên bậc đại học qua nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở đại học quốc gia Hà Nội” của tác giả Hoàng Văn Vân (2008)
Hơn thế nữa, đa số sinh viên lại thường gặp khó khăn trong việc tìm cho mình một môi trường sử dụng anh ngữ để rèn luyện, nhất là kỹ năng nói-kỹ năng hầu như không thể tự rèn luyện để nâng cao trình độ Chính vì thế mà phần đông sinh viên thường đăng ký tham gia các khóa học anh ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ, tại nhà giáo viên, gia sư, hoặc lập các nhóm học anh văn đây cũng là lý do có thể phần nào giải thích vì sao lại có 1 số lượng lớn các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Ngoài ra, một hiện tượng trong thời gian gần đây là các chứng chỉ anh ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC ) ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên bên cạnh các chứng chỉ quốc gia ABC Vấn đề học phí và thời gian học (do sự sắp xếp thời gian học chính khóa trên lớp, thậm chí là đi làm thêm nên sinh viên thường chỉ có thể học vào khung giờ từ 17h đến 21h) cũng đã được giải quyết ổn thỏa với rất nhiều lựa chọn từ nhiều địa điểm dạy anh ngữ với các khóa học có mức học phí và khung giờ học linh hoạt
Nhìn chung, tình hình học-thi chứng chỉ ngoại ngữ của sinh viên khoa Kinh QTKD đã có nhiều điểm cải thiện đáng kể so với trước đây, và kỳ vọng đầu ra cũng như trình độ anh ngữ thực tế ngày một nâng cao
Trang 323.2.2 Tình hình dạy anh ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động trên khắp địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt tập trung quanh khu vực các trường đại học Cụ thể tại khu vực địa bàn trường đại học Cần Thơ thì ngoài trung tâm ngoại ngữ trường đại học Cần Thơ như là một địa điểm đáng tin cậy, có uy tín ra, trong phạm vi bán kính khoảng 2km, có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ như Gia Việt, Languages Master, Alphabet, New Windows, Việt Mỹ cung cấp rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên với rất nhiều các khóa học đa dạng (bao gồm cả chứng chỉ anh ngữ quốc gia lẫn quốc tế) để học thi lấy chứng chỉ anh ngữ với nhiều khung giá khác nhau phù hợp với túi tiền của sinh viên
Phần lớn các trung tâm này đều được đặt ở vị trí thuận lợi, nằm trên các tuyến đường chính, dễ nhận ra và đến học Cùng với việc được trang bị các thiết bị giảng dạy tốt, phòng học rộng rãi, sạch sẽ thì các trung tâm ngoại ngữ tung ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi khác nhau nhằm lôi cuốn học viên như cho phép học thử 1 số buổi trước khi học chính thức, giảm giá cho sinh viên, học sinh, tăng số tiết học với giáo viên người bản xứ, giờ học linh hoạt phù hợp với lịch học chính khóa trên giảng đường, có thể tự lập nhóm học ngoài ra, một số trung tâm ngoại ngữ còn tổ chức họp định kỳ các câu lạc bộ anh văn, giao lưu giữa các trung tâm anh ngữ, tổ chức các buổi dã ngoại cho học viên của mình, đây có thể xem là một lợi thế của các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài trường so với trung tâm ngoại ngữ trường đại học Cần Thơ Tuy nhiên, điều đáng quan tâm
là chất lượng giảng dạy tại phần lớn các trung tâm ngoại ngữ này lại chưa được kiểm chứng, và học phí thường đắt hơn so với trung tâm ngoại ngữ trường đại học Cần Thơ
Ngoài các trung tâm ngoại ngữ, một lượng lớn sinh viên còn chọn hình thức học với một số giáo viên nổi tiếng dạy tại nhà với chất lượng tương đối đảm bảo Tuy nhiên, điểm hạn chế của hình thức này là việc chỉ được học, giao tiếp, tiếp xúc phong cách ngôn ngữ với một giáo viên, và việc giao tiếp với người bản xứ
là rất hạn chế Thêm vào đó, một xu hướng mới là các bạn thường liên kết lập nhóm để tự học, tự dạy lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, dạy học qua
Trang 33internet tuy nhiên, các hình thức này nhìn chung vẫn còn rất mới mẻ và rất ít sinh viên tham gia
Về đội ngũ giáo viên, các giáo viên dạy anh ngữ người Việt thường giảng dạy cùng một lúc tại nhiều trung tâm, với chất lượng khá tốt và ổn định (đặc biệt là các giáo viên anh ngữ thuộc biên chế trường đại học Cần Thơ), các giáo viên nổi tiếng thường được các bạn sinh viên chọn học Tuy nhiên, trái ngược với chất lượng khá tốt của đội ngũ giáo viên người Việt, đội ngũ giáo viên người bản xứ (giáo viên anh ngữ đến từ một nước nói tiếng anh như tiếng đẻ) thường không có bằng cấp về sư phạm, và không được đào tạo để dạy anh ngữ Các giáo viên này, thường là du khách nước ngoài hoặc người nước ngoài sống tại địa phương được các trung tâm ngoại ngữ ký hợp đồng ngắn hạn để giảng dạy các lớp giao tiếp Ngoài ra, số tiết học với giáo viên người bản xứ thường không đủ so với cam kết đầu khóa học của các trung tâm ngoại ngữ cũng là một tình trạng mà nhiều bạn sinh viên gặp phải
Về mặt tài liệu học tập, hiện nay phần lớn các trung tâm ngoại ngữ đều tự trang bị tài liệu cho học viên của mình với giáo trình tự soạn, hoặc cải biên từ các đầu sách có sẵn trên thị trường, các tài liệu này thường là bản sao chép (photocopy) với giá rẻ và được lưu hành nội bộ Ngoài ra, các tài liệu anh ngữ còn được sinh viên truyền tay nhau để học, hoặc có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet Điều này dẫn đến một hiện trạng là có rất nhiều lựa chọn về tài liệu học tập, ôn tâp cho sinh viên muốn theo học chứng chỉ anh ngữ với chi phí phù hợp với túi tiền Tuy nhiên, do lấy từ mạng internet, nạn sao chép mà không hỏi ý kiến tác giả, nên đa số các tài liệu này đều vi phạm bản quyền
Nhìn chung, hiện nay đa số sinh viên vẫn chọn trung tâm ngoại ngữ trường đại học Cần Thơ để làm nơi học cho mình (đặc biệt là đối với các chứng chỉ anh văn A,B,C) vì chất lượng tốt và các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài thường không được phép tổ chức thi lấy chứng chỉ anh ngữ Hơn thế nữa, như đã trình bày ở chương 2, cùng một chứng chỉ anh ngữ quốc gia lấy tại các cơ sở được phép cấp bằng do bộ giáo dục cho phép, nhưng có danh tiếng khác nhau, thì có độ khó và giá trị trong mắt nhà tuyển dụng tương đối khác nhau
Trang 34CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
4.1.1 Thông tin tổng quát về đáp viên
Trong tổng số 160 đáp viên thì có 76 người là nam (chiếm 47,5%) và 84 người
là nữ (chiếm 52,5%) Trong đó, có 150 sinh viên đang ở ngoại trú (chiếm 93,8%)
và chỉ 10 đáp viên được hỏi trả lời là đang ở nội trú (chiếm 6,2%) Số lượng đáp viên có quê quán tại thành phố Cần Thơ là 39 người, tương ứng 24,4%; không ở tại thành phố Cần Thơ là 121 đáp viên, chiếm 75,6% Ngoài ra, để biết thêm về việc phân phối thời gian biểu hằng ngày cho học tập và công việc của đáp viên thì thông tin về việc có đi làm thêm ngoài giờ học không đã được thu thập, kết quả chỉ 26/160 đáp viên trả lời có đang đi làm thêm Đây là một tín hiệu vui xét
về mặt dành quỹ thời gian dành cho học tập anh ngữ vì sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn dành cho việc học mà không bị chi phối bởi công việc
Về phân loại sinh viên theo số tín chỉ đã tích lũy, số lượng sinh viên của từng khóa được thu thập một cách tương đối đồng đều nhau Cụ thể, có 30 đáp viên là sinh viên năm nhất, tương đương 18,8% ; 45 sinh viên là sinh viên năm thứ hai, chiếm 28,1%; 53 người là sinh viên năm thứ ba, chiếm 33,1% và 32 đáp viên là sinh viên năm cuối tương đương 20%
Để có cái nhìn tổng quát hơn, số lượng đáp viên cũng được thu thập ở tất cả các bộ môn Trong đó bộ môn kinh tế chiếm nhiều nhất với 52 sinh viên (tương ứng 31,9%); bộ môn quản trị kinh doanh chiếm ít nhất chỉ với 11 đáp viên, chiếm 6,9%; các bộ môn còn lại, mỗi bộ môn chiếm khoảng 16% tổng số mẫu đã thu thập Về mức chi tiêu hằng tháng của đáp viên, có đến 90% sinh viên được hỏi trả lời mức chi tiêu hằng tháng của mình dưới 3 triệu đồng, đặc biệt có 101 sinh viên (tương đương 63,1%) trả lời rằng mức chi tiêu hằng tháng của mình rơi vào khoảng từ 1,5 triệu đến dưới 3 triệu đồng
Trang 35Bảng 4.1: MÔ TẢ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁP VIÊN
Phân loại sinh viên theo số tín chĩ đã tích lũy
Việc làm thêm
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Trang 364.1.2 Tình hình học anh văn của đáp viên
Về tình hình học anh văn của đáp viên khi còn học ở phổ thông, có đến 92,6% đáp viên trả lời rằng đã học anh văn hệ 7 năm ở bậc giáo dục này Đáng lưu ý, chỉ có 1,2% sinh viên không được học anh văn trên lớp ở bậc phổ thông Để biết
hệ anh văn đã học ở phổ thông của sinh viên có như nhau hay không ta tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: hệ anh văn đã học của sinh viên khi còn học phổ thông là không có sự khác biệt Kết quả Sig = 0,00 < 0,05 = mức
ý nghĩa cho kết luận là có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% về hệ anh văn đã học của sinh viên trước khi vào đại học Cần Thơ Ngoài ra, phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 0 ô (tương đương 0% < 20% )
Bảng 4.2: CƠ CẤU HỆ ANH VĂN ĐÃ HỌC Ở PHỔ THÔNG CỦA
ĐÁP VIÊN
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Về tình hình học anh văn vào thời điểm điều tra, có 98 sinh viên, tương đương 61,2%, trả lời rằng đang theo học 1 chứng chỉ anh ngữ Trong đó, 78 đáp viên (chiếm 48,8%) trả lời đang học chứng chỉ quốc gia ABC và 20 đáp viên (chiếm 12,5%) đang theo học các chứng chỉ quốc tế Có 62 sinh viên, tương đương 38,8%, đang không theo học chứng chỉ anh ngữ nào
Để có thể đánh giá quê quán có ảnh hưởng đến việc đang theo học chứng chỉ anh văn không, ta tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0 : không có mối liên hệ giữa quê quán và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra Qua kết quả kiểm định ta có kết quả sig = 0,016 < 0,050 = mức ý nghĩa Từ đó ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận có mối liên hệ giữa quê quán và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra ở mức ý
Trang 37nghĩa 5% Phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới
5 là 1 ô, tương đương 16,7% < 20% nên có thể tin tưởng vào kết quả kiểm định Dựa vào kết quả kiếm định, có thể thấy các sinh viên có quê quán tại thành phố Cần Thơ có tỷ lệ đang học chứng chỉ anh ngữ cao hơn các sinh viên có quê quán không tại thành phố cần Thơ Chi tiết hơn, có 27/39 sinh viên (tương đương 69,2%) có quê quán tại thành phố Cần Thơ trả lời đang theo học chứng chỉ anh ngữ, trong khi chỉ 71/121 sinh viên (tương đương 58,6%) không đến từ thành phố Cần Thơ có câu trả lời tương tự Đáng chú ý, với 27 sinh viên đang theo học chứng chỉ anh ngữ có quê quán từ thành phố Cần Thơ thì tỷ lệ đang theo học chứng chỉ anh văn quốc gia và quốc tế lần lượt là 62,9% và 37,1% Trong khi các con số này của nhóm sinh viên có quê quán không đến từ phố Cần Thơ là 85,9%
và 14,1% - thể hiện sự áp đảo hơn hẳn của của việc chọn học chứng chỉ quốc gia của nhóm sinh viên này
Thêm vào đó, thông qua kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: không
có mối liên hệ giữa niên khóa và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra Kết quả giá trị Sig = 0,00 < 0,05 = mức ý nghĩa, cho ra số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 2 ô, tương đương 16,7% < 20% nên kết luận là có mối liên hệ giữa niên khóa và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra Cụ thể, các sinh viên năm nhất đa số không theo học chứng chỉ anh ngữ nào khi có đến 76,7% đáp viên trả lời không đang theo học chứng chỉ anh ngữ vào thời điểm khao sát; sinh viên năm hai thể hiện xu hướng ngược lại, chỉ 20% đang không theo học chứng chỉ anh ngữ Đặc biệt, đa số sinh viên năm hai chọn học chứng chỉ quốc gia ABC (chiếm 68.9%) Có xu hướng tương tự sinh viên năm hai, chỉ 28,3% sinh viên năm 3 không đang theo học chứng chỉ anh văn, tuy nhiên đáng chú ý là sự giảm đi của tỷ lệ sinh viên đang theo học chứng chỉ quốc gia ABC (chỉ còn 50,9%) và sự tăng lên của tỷ lệ sinh viên đang theo học chứng chỉ quốc tế (20,8%) Đối với sinh viên năm cuối, tỷ lệ sinh viên không đang theo học chứng chỉ anh văn tăng lên ở mức 46,9% Điều này phù hợp với thực tế khi
đa số sinh viên năm cuối thường phải bận rộn và dành nhiều thời gian cho việc học trên giảng đường, cộng với việc một số sinh viên đã tích lũy một số kiến thức
và lấy được những chứng chỉ cần thiết trong năm nhất, năm hai và năm ba
Trang 38Bảng 4.3: CƠ CẤU MẪU ĐIỀU TRA THEO NIÊN KHÓA VÀ VIỆC CÓ
ĐANG THEO HỌC CHỨNG CHỈ ANH VĂN KHÔNG
Đang theo học chứng chỉ quốc tế
Không đang theo học chứng chỉ anh văn Tần số
(người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%)
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Ngoài việc có đang theo học chứng chỉ anh ngữ không thì việc đã có chứng chỉ anh ngữ nào cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm khi thực hiện đề tài Sau khi tiến hành thu và phân tích dữ liệu cho thấy rằng một tỷ lệ lớn sinh viên đã có chứng chỉ anh văn quốc gia (đặc biệt là các chứng chỉ A và B chiếm tỷ trọng rất lớn) trong khi rất ít sinh viên có chứng chỉ anh ngữ quốc tế (TOEFL, IELTS, TOEIC) Điều này cũng góp phần khẳng định sự phổ biến hơn nhiều của chứng chỉ anh ngữ quốc gia so với chứng chỉ anh ngữ quốc tế trong việc lựa chọn loại chứng chỉ anh ngữ để học, thi của sinh viên
Trang 39Bảng 4.4: CƠ CẤU CHỨNG CHỈ ANH VĂN ĐÃ CÓ CỦA ĐÁP VIÊN
là vẫn còn 33 sinh viên (tương đương 20,6%) trả lời vẫn chưa tìm hiểu thông tin
về chứng chỉ mình muốn có (cả về nội dung học – thi lẫn hình thức, địa điểm, lệ phí thi ) điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng xấu đến kết quả đạt được của sinh viên trong quá trình học, thi chứng chỉ anh ngữ
Trang 40Bảng 4.5: CƠ CẤU KỲ VỌNG CHỨNG CHỈ ANH VĂN SẼ ĐẠT ĐƯỢC
KHI RA TRƯỜNG CỦA ĐÁP VIÊN
(người)
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ trên tất cả
các trường hợp (%)
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Ứng với kỳ vọng của mình thì các đáp viên có mức sẵn lòng chi trả trung bình hằng tháng khác nhau cho từng loại chứng chỉ khác nhau Cụ thể, nhóm chứng chỉ anh văn quốc gia có mức sẵn lòng chi trả trung bình từ sinh viên thấp hơn so với nhóm chứng chỉ anh ngữ quốc tế Và trong nội bộ chứng chỉ anh văn quốc gia thì chứng chỉ có giá trị cao hơn sẽ có mức được sẵn lòng chi trả cao hơn (chứng chỉ C > chứng chỉ B > chứng chỉ A), kết quả này phù hợp với khung học phí mà hầu hết các trung tâm anh ngữ đưa ra Các chứng chỉ anh ngữ có mức sẵn lòng chi trả cao nhất là TOEFL ở mức 946,41 nghìn đồng/tháng và IELTS ở mức 937,38 nghìn đồng/tháng Có thể thấy, các chứng chỉ anh ngữ quốc tế có mức sẵn lòng chi trả cao hơn hẳn so với các chứng chỉ anh ngữ quốc gia, và khoảng cách trong mức sẵn lòng chi trả đối với các chứng chỉ anh ngữ quốc tế là gần tương đương nhau, đặc biệt đối với 2 chứng chỉ ah văn học thuật là TOEFL và IELTS