CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC-THI LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
4.2.2 Dùng phương pháp phân tích nhân tố để phân nhóm các nhân tố
Phân tích nhân tố lần 1 cho kết quả chia thành 6 nhóm nhân tố khác nhau và theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 6 nhân tố được rút trích ra và giải thích được 64,68% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, giá trị hệ số tải nhân tố (Extraction) trong bảng tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố cơ bản đối với các biến con (Communalities) của hai tiêu chí “Bạn cùng học” và “Nội dung thi sát với tình huống thực tiễn ngoài đời sống, công việc” nhỏ hơn 0,5,cộng với việc hệ số tương quan của biến trong nhân tố của hai tiêu chí này khá nhỏ nên ta tiến
hành bỏ các biến này. Nhưng không thể bỏ cả hai biến cùng một lúc do việc bỏ đi một biến trong mô hình có ảnh hưởng đến sự tương quan giữa các biến còn lại trong mô hình. Vì vậy, tiến hành bỏ biến “Nội dung thi sát với tình huống thực tiễn ngoài đời sống, công việc” trước và tiến hành phân tích nhân tố lần 2.
Bảng 4.14 : TỶ LỆ GIẢI THÍCH PHƯƠNG SAI CỦA CÁC NHÂN TỐ KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN 1
Tiêu chí Hệ số tải
nhân tố (Extraction)
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ 0,625
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ muốn có 0,515 Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc, sử dụng
trong công việc tương lai) 0,634
Khả năng ứng dụng cho học tập (khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu
và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn) 0,690
Sự có sẵn của tài liệu học tập 0,726
Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo viên, gia sư, các trung tâm
ngoại ngữ...) 0,751
Bạn cùng học (để dễ dàng thảo luận, học nhóm, trao đổi tài
liệu...) 0,494
Học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy 0,615
Giá của tài liệu 0,708
Lệ phí thi 0,715
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi 0,719
Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi 0,639
Nội dung thi sát với tình huống thực tiễn ngoài đời sống, công
việc 0,488
Mức độ khó của kỳ thi 0,751
Độ dài trung bình của khóa học ôn thi 0,609
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố (Extraction)
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ 0,766
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe nhạc, xem phim...) 0,658 Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ đối với anh/chị 0,644
Mức độ hài lòng với chứng chỉ anh ngữ đang có 0,542
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Kết quả phân tích nhân tố lần 2 sau khi loại bỏ biến “Nội dung thi sát với tình huống thực tiễn ngoài đời sống, công việc” tiếp tục cho kết quả chia thành 6 nhóm nhân tố và giải thích được 66,37% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, giá trị hệ số tải nhân tố (Extraction) trong bảng tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố cơ bản (Communalities) của tiêu chí “Bạn cùng học” vẫn nhỏ hơn 0,5 nên tiếp tục loại bo tiêu chí này.
Bảng 4.15 : TỶ LỆ GIẢI THÍCH PHƯƠNG SAI CỦA CÁC NHÂN TỐ KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN 2
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố
(Extraction)
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ 0,606
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ muốn có 0,640 Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc, sử
dụng trong công việc tương lai) 0,650
Khả năng ứng dụng cho học tập (khả năng nghiên cứu, đọc
tài liệu và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn) 0,688
Sự có sẵn của tài liệu học tập 0,724
Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo viên, gia sư, các trung
tâm ngoại ngữ...) 0,764
Bạn cùng học (để dễ dàng thảo luận, học nhóm, trao đổi
tài liệu...) 0,486
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố (Extraction)
Học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy 0,616
Giá của tài liệu 0,711
Lệ phí thi 0,719
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi 0,719
Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi 0,651
Mức độ khó của kỳ thi 0,745
Độ dài trung bình của khóa học ôn thi 0,624
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ 0,767
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe nhạc, xem phim...) 0,656 Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ đối với anh/chị 0,649
Mức độ hài lòng với chứng chỉ anh ngữ đang có 0,535
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Sau khi loại bỏ biến “Bạn cùng học” và tiến hành phân tích nhân tố lần 3 cho kết quả chia thành 6 nhóm nhân tố với kết quả giải thích được 68,52% sự biến thiên của dữ liệu. Khi xem xét giá trị hệ số tải nhân tố (Extraction) trong bảng tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố cơ bản (Communalities) của tiêu chí
“Mức độ hài lòng với chứng chỉ anh ngữ đang có” vẫn nhỏ hơn 0,5 nên tiếp tục loại tiêu chí này ra khỏi mô hình và tiến hành phân tích nhân tố lần 4.
Ở lần phân tích nhân tố thứ 4, kết quả chia thành 6 nhóm nhân tố khác nhau và giải thích được 70,85% sự biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số tải nhân tố (Extraction) trong bảng tỷ lệ giải thích phương sai của các nhân tố cơ bản đối với các biến con (Communalities) của các tiêu chí còn lại trong mô hình đều phù hợp ( > 0,5)
Bảng 4.16 : TỶ LỆ GIẢI THÍCH PHƯƠNG SAI CỦA CÁC NHÂN TỐ KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN 3
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố (Extraction)
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ 0,663
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ
muốn có 0,712
Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc, sử dụng trong công việc tương lai)
0,656 Khả năng ứng dụng cho học tập (khả năng
nghiên cứu, đọc tài liệu và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn)
0,692
Sự có sẵn của tài liệu học tập 0,750
Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo
viên, gia sư, các trung tâm ngoại ngữ...) 0,767
Học phí tương ứng với chất lượng giảng
dạy 0,618
Giá của tài liệu 0,704
Lệ phí thi 0,716
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi 0,721
Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi 0,637
Mức độ khó của kỳ thi 0,797
Độ dài trung bình của khóa học ôn thi 0,683
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ 0,783
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe
nhạc, xem phim...) 0,644
Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ
đối với anh/chị 0,637
Mức độ hài lòng với chứng chỉ anh ngữ
đang có 0,468
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Bảng 4.17 : TỶ LỆ GIẢI THÍCH PHƯƠNG SAI CỦA CÁC NHÂN TỐ KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN 4
Tiêu chí Hệ số tải nhân tố (Extraction)
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ 0,687
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ
muốn có 0,700
Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc, sử dụng trong công việc tương lai)
0,656 Khả năng ứng dụng cho học tập (khả
năng nghiên cứu, đọc tài liệu và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn)
0,671
Sự có sẵn của tài liệu học tập 0,748
Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo
viên, gia sư, các trung tâm ngoại ngữ...) 0,770
Học phí tương ứng với chất lượng giảng
dạy 0,617
Giá của tài liệu 0,707
Lệ phí thi 0,721
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi 0,742
Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi 0,637
Mức độ khó của kỳ thi 0,807
Độ dài trung bình của khóa học ôn thi 0,730
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ 0,785
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe
nhạc, xem phim...) 0,717
Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ
đối với anh/chị 0,643
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Từ các kết quả trên, ta có kết quả phân nhóm nhân tố như sau:
Bảng 4.18: KẾT QUẢ MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ XOAY
Tiêu chí Nhóm nhân tố
1 2 3 4 5 6
Học phí tương ứng với chất lượng
giảng dạy 0,67 0,13 0,27 -0,12 0,17 0,17
Giá của tài liệu 0,73 0,28 0,19 -0,01 0,20 -0,03
Lệ phí thi 0,73 0,25 0,25 0,01 0,21 -0,10
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi 0,81 -0,03 -0,03 0,18 0,05 0,17 Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi 0,73 0,04 0,08 0,15 -0,01 0,24 Mức độ khó của kỳ thi 0,15 0,84 0,22 -0,00 0,06 0,14 Độ dài trung bình của khóa học ôn
thi 0,19 0,78 -0,01 0,21 0,12 0,09
Khả năng sử dụng trong việc làm 0,14 0,23 0,75 -0,03 0,05 0,11 Khả năng ứng dụng cho học tập 0,19 -0,16 0,74 0,18 0,13 0,02 Mức độ cần thiết của chứng chỉ
anh ngữ đối với anh/chị 0,17 0,36 0,60 0,26 -0,00 0,21 Sở thích cá nhân đối với anh ngữ -0,03 0,09 0,12 0,85 0,13 0,12 Ứng dụng trong giải trí (đọc sách,
nghe nhạc, xem phim...) 0,16 0,08 0,08 0,81 0,10 -0,01 Sự có sẵn của tài liệu học tập 0,15 0,07 0,11 0,13 0,82 0,04 Sự có sẵn của người hướng dẫn
(giáo viên, gia sư, các trung tâm ngoại ngữ...)
0,16 0,09 0,04 0,11 0,83 0,13
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ
anh ngữ 0,09 0,24 0,09 -0,08 0,25 0,73
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ
anh ngữ muốn có 0,19 0,03 0,13 0,20 -0,02 0,77
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố như trên ta chia 16 tiêu chí thành 6 nhóm nhân tố như sau:
Nhóm 1: Các mối quan tâm cơ bản (F1)
Học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy
Giá của tài liệu
Lệ phí thi
Sự thuận tiện của địa điểm học, thi
Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi
Nhóm 2 : Khó khăn trong quá trình học, thi (F2)
Mức độ khó của kỳ thi
Độ dài trung bình của khóa học ôn thi Nhóm 3: Ứng dụng thực tiễn (F3)
Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc, sử dụng trong công việc tương lai)
Khả năng ứng dụng cho học tập (khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn)
Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ đối với anh/chị Nhóm 4: Sở thích và giải trí (F4)
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe nhạc, xem phim...) Nhóm 5: Người hướng dẫn và tài liệu học (F5)
Sự có sẵn của tài liệu học tập
Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo viên, gia sư, các trung tâm ngoại ngữ...)
Nhóm 6: Giá trị chứng chỉ (F6)
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ
Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ muốn có
Với kết quả phân nhóm như trên ta có các trị số của các biến tổng hợp cho từng trường hợp quan sát như sau: (chi tiết xem bảng “Component Score Coefficient Matrix” phụ lục 1)
F1 = 0,24 * Học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy + 0,26 * Giá của tài liệu + 0,26 * Lệ phí thi + 0,37 * Sự thuận tiện của địa điểm học, thi +
F2 = 0,54 * Mức độ khó của kỳ thi + 0,52 * Độ dài trung bình của khóa học ôn thi
F3 = 0,51 * Khả năng sử dụng trong việc làm + 0,54 * Khả năng ứng dụng cho học tập + 0,33 * Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ
F4 = 0,53 * Sở thích cá nhân đối với anh ngữ + 0,52 * Ứng dụng trong giải trí
F5 = 0,57 * Sự có sẵn của tài liệu học tập + 0,57 * Sự có sẵn của người hướng dẫn
F6 = 0,59 * Thời hạn sử dụng của chứng chỉ + 0,63 * Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ
Bảng 4.19: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
Tiêu chí Điểm
trung bình
Mức độ ảnh hưởng
Học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy
4,13 Quan tâm Giá của tài liệu
3,68 Quan tâm Lệ phí thi
3,62 Quan tâm Sự thuận tiện của địa điểm học, thi
3,77 Quan tâm Sự linh hoạt của giờ học, ôn thi
3,86 Quan tâm Mức độ khó của kỳ thi
4,16 Quan tâm Độ dài trung bình của khóa học ôn thi
3,84 Quan tâm Khả năng sử dụng trong việc làm (nộp đơn xin việc,
sử dụng trong công việc tương lai)
4,26
Rất quan tâm
Khả năng ứng dụng cho học tập (khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu và đáp ứng yêu cầu của các khóa học cao hơn)
3,97
Quan tâm
Mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ đối với
anh/chị 4,25
Rất quan tâm
Sở thích cá nhân đối với anh ngữ
3,82 Quan tâm
Tiêu chí Điểm trung bình
Mức độ ảnh hưởng
Ứng dụng trong giải trí (đọc sách, nghe nhạc, xem phim...)
3,64
Quan tâm
Sự có sẵn của tài liệu học tập
3,67 Quan tâm Sự có sẵn của người hướng dẫn (giáo viên, gia sư,
các trung tâm ngoại ngữ...)
3,93
Quan tâm
Thời hạn sử dụng của chứng chỉ anh ngữ
3,76 Quan tâm Mức độ nổi tiếng của chứng chỉ anh ngữ muốn có
3,66 Quan tâm
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Dựa vào kết quả trên, tất cả các tiêu chí đưa ra đều được đáp viên nhận định mức độ quan tâm từ quan tâm trở lên (trên trung bình; chi tiết về giá trị trung bình ứng với các mức ý nghĩa xem phụ lục 1). Trong đó, có 2 tiêu chí rất được đáp viên quan tâm là khả năng sử dụng trong việc làm và mức độ cần thiết của chứng chỉ anh ngữ.