CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC LẤY CHỨNG CHỈ ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
4.1.2 Tình hình học anh văn của đáp viên
Về tình hình học anh văn của đáp viên khi còn học ở phổ thông, có đến 92,6%
đáp viên trả lời rằng đã học anh văn hệ 7 năm ở bậc giáo dục này. Đáng lưu ý, chỉ có 1,2% sinh viên không được học anh văn trên lớp ở bậc phổ thông. Để biết hệ anh văn đã học ở phổ thông của sinh viên có như nhau hay không ta tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: hệ anh văn đã học của sinh viên khi còn học phổ thông là không có sự khác biệt. Kết quả Sig = 0,00 < 0,05 = mức ý nghĩa cho kết luận là có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% về hệ anh văn đã học của sinh viên trước khi vào đại học Cần Thơ. Ngoài ra, phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 0 ô (tương đương 0% < 20% )
Bảng 4.2: CƠ CẤU HỆ ANH VĂN ĐÃ HỌC Ở PHỔ THÔNG CỦA ĐÁP VIÊN
Chỉ tiêu Tần số (người) Tỷ lệ (%)
Không học anh văn ở phổ thông 2 1,2
Học anh văn hệ 3 năm 5 3,1
Học anh văn hệ 7 năm 148 92,6
Hệ 12 năm 5 3,1
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Về tình hình học anh văn vào thời điểm điều tra, có 98 sinh viên, tương đương 61,2%, trả lời rằng đang theo học 1 chứng chỉ anh ngữ. Trong đó, 78 đáp viên (chiếm 48,8%) trả lời đang học chứng chỉ quốc gia ABC và 20 đáp viên (chiếm 12,5%) đang theo học các chứng chỉ quốc tế. Có 62 sinh viên, tương đương 38,8%, đang không theo học chứng chỉ anh ngữ nào.
Để có thể đánh giá quê quán có ảnh hưởng đến việc đang theo học chứng chỉ anh văn không, ta tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0 : không có mối liên hệ giữa quê quán và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra. Qua kết quả kiểm định ta có kết quả sig = 0,016 < 0,050 = mức ý nghĩa. Từ đó ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận có mối liên hệ giữa quê quán và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra ở mức ý
nghĩa 5%. Phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 1 ô, tương đương 16,7% < 20% nên có thể tin tưởng vào kết quả kiểm định.
Dựa vào kết quả kiếm định, có thể thấy các sinh viên có quê quán tại thành phố Cần Thơ có tỷ lệ đang học chứng chỉ anh ngữ cao hơn các sinh viên có quê quán không tại thành phố cần Thơ. Chi tiết hơn, có 27/39 sinh viên (tương đương 69,2%) có quê quán tại thành phố Cần Thơ trả lời đang theo học chứng chỉ anh ngữ, trong khi chỉ 71/121 sinh viên (tương đương 58,6%) không đến từ thành phố Cần Thơ có câu trả lời tương tự. Đáng chú ý, với 27 sinh viên đang theo học chứng chỉ anh ngữ có quê quán từ thành phố Cần Thơ thì tỷ lệ đang theo học chứng chỉ anh văn quốc gia và quốc tế lần lượt là 62,9% và 37,1%. Trong khi các con số này của nhóm sinh viên có quê quán không đến từ phố Cần Thơ là 85,9%
và 14,1% - thể hiện sự áp đảo hơn hẳn của của việc chọn học chứng chỉ quốc gia của nhóm sinh viên này.
Thêm vào đó, thông qua kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: không có mối liên hệ giữa niên khóa và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra. Kết quả giá trị Sig = 0,00 < 0,05 = mức ý nghĩa, cho ra số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 2 ô, tương đương 16,7% < 20% nên kết luận là có mối liên hệ giữa niên khóa và việc đang theo học chứng chỉ anh văn vào thời điểm điều tra. Cụ thể, các sinh viên năm nhất đa số không theo học chứng chỉ anh ngữ nào khi có đến 76,7% đáp viên trả lời không đang theo học chứng chỉ anh ngữ vào thời điểm khao sát; sinh viên năm hai thể hiện xu hướng ngược lại, chỉ 20%
đang không theo học chứng chỉ anh ngữ. Đặc biệt, đa số sinh viên năm hai chọn học chứng chỉ quốc gia ABC (chiếm 68.9%). Có xu hướng tương tự sinh viên năm hai, chỉ 28,3% sinh viên năm 3 không đang theo học chứng chỉ anh văn, tuy nhiên đáng chú ý là sự giảm đi của tỷ lệ sinh viên đang theo học chứng chỉ quốc gia ABC (chỉ còn 50,9%) và sự tăng lên của tỷ lệ sinh viên đang theo học chứng chỉ quốc tế (20,8%). Đối với sinh viên năm cuối, tỷ lệ sinh viên không đang theo học chứng chỉ anh văn tăng lên ở mức 46,9%. Điều này phù hợp với thực tế khi đa số sinh viên năm cuối thường phải bận rộn và dành nhiều thời gian cho việc học trên giảng đường, cộng với việc một số sinh viên đã tích lũy một số kiến thức và lấy được những chứng chỉ cần thiết trong năm nhất, năm hai và năm ba.
Bảng 4.3: CƠ CẤU MẪU ĐIỀU TRA THEO NIÊN KHÓA VÀ VIỆC CÓ ĐANG THEO HỌC CHỨNG CHỈ ANH VĂN KHÔNG
Phân loại sinh viên theo số tín chỉ đã tích
lũy
Có đang theo học chứng chỉ anh văn không
Tổng Đang theo học
chứng chỉ quốc gia ABC
Đang theo học chứng chỉ
quốc tế
Không đang theo học chứng chỉ anh
văn Tần số
(người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%)
Tần số (người)
Tỷ lệ(%) Sinh viên
năm nhất 6 20,0 1 3,3 23 76,7 30 100,0
Sinh viên
năm hai 31 68,9 5 11,1 9 20,0 45 100,0
Sinh viên
năm ba 27 50,9 11 20,8 15 28,3 53 100,0
Sinh viên
năm cuối 14 43,8 3 9,4 15 46,9 32 100,0
Tổng 78 48,8 20 12,5 62 38,8 160 100,0 Chi bình
phương
Df = 6; Sig = 0,00
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Ngoài việc có đang theo học chứng chỉ anh ngữ không thì việc đã có chứng chỉ anh ngữ nào cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm khi thực hiện đề tài. Sau khi tiến hành thu và phân tích dữ liệu cho thấy rằng một tỷ lệ lớn sinh viên đã có chứng chỉ anh văn quốc gia (đặc biệt là các chứng chỉ A và B chiếm tỷ trọng rất lớn) trong khi rất ít sinh viên có chứng chỉ anh ngữ quốc tế (TOEFL, IELTS, TOEIC). Điều này cũng góp phần khẳng định sự phổ biến hơn nhiều của chứng chỉ anh ngữ quốc gia so với chứng chỉ anh ngữ quốc tế trong việc lựa chọn loại chứng chỉ anh ngữ để học, thi của sinh viên.
Bảng 4.4: CƠ CẤU CHỨNG CHỈ ANH VĂN ĐÃ CÓ CỦA ĐÁP VIÊN Chỉ tiêu Tần số
(người)
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ trên tất cả các trường hợp (%)
Đã có chứng chỉ A 73 53,7 67,0
Đã có chứng chỉ B 46 33,8 42,2
Đã có chứng chỉ C 12 8,8 11,0
Đã có chứng chỉ TOEIC 2 1,5 1,8
Đã có chứng chỉ TOEFL 2 1,5 1,8
Đã có chứng chỉ IELTS 1 0,7 0,9
Có chứng chỉ khác 0 0,0 0,0
Chưa có chứng chỉ 0 0,0 0,0
Tổng 136 100,0 124,8
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Về kỳ vọng chứng chỉ anh ngữ có được khi ra trường, 100% các đáp viên đều mong muốn có được ít nhất một chứng chỉ anh ngữ. Nhìn chung, các chứng chỉ được đáp viên mong muốn nhiều nhất là chứng chỉ B, C quốc gia và chứng chỉ TOEIC. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển khi đa số sinh viên không muốn dừng lại ở trình độ A quốc gia, và TOEIC là một chứng chỉ rất phổ biến trong giới doanh nghiệp, được rất nhiều công ty trong và ngoài nước trọng dụng như một thước đo để đánh giá trình độ giao tiếp anh ngữ của nhân viên của mình. Về mặt anh văn học thuật, số sinh viên mong muốn có được chứng chỉ IELTS cao hơn hẳn so với TOEFL. Điều này có thể giải thích như là một kết quả của sự dễ dàng tiếp cận hơn đối với quá trình học, thi chứng chỉ IELTS so với TOEFL (hầu hết các trung tâm anh ngữ hiện nay đều có các khóa học IELTS, và hiện trung tâm ngoại ngữ đại học Cần Thơ cũng đang liên kết với Hội Đồng Anh như là một điểm thi tổ chức cho các thí sinh). Tuy nhiên, vẫn tồn tại một hạn chế là vẫn còn 33 sinh viên (tương đương 20,6%) trả lời vẫn chưa tìm hiểu thông tin về chứng chỉ mình muốn có (cả về nội dung học – thi lẫn hình thức, địa điểm, lệ phí thi...) điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng xấu đến kết quả đạt được của sinh viên trong quá trình học, thi chứng chỉ anh ngữ.
Bảng 4.5: CƠ CẤU KỲ VỌNG CHỨNG CHỈ ANH VĂN SẼ ĐẠT ĐƯỢC KHI RA TRƯỜNG CỦA ĐÁP VIÊN
Chỉ tiêu Tần số
(người)
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ trên tất cả các trường hợp
(%)
Chứng chỉ A 3 1,7 1,9
Chứng chỉ B 50 28,2 31,2
Chứng chỉ C 59 33,3 36,9
Chứng chỉ TOEIC 34 19,2 21,2
Chứng chỉ TOEFL 3 1,7 1,9
Chứng chỉ IELTS 27 15,3 16,9
Chứng chỉ khác 1 0,6 0,6
Không có mong muốn đạt được
chứng chỉ anh văn 0 0,0 0,0
Tổng 177 100,0 110,6
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Ứng với kỳ vọng của mình thì các đáp viên có mức sẵn lòng chi trả trung bình hằng tháng khác nhau cho từng loại chứng chỉ khác nhau. Cụ thể, nhóm chứng chỉ anh văn quốc gia có mức sẵn lòng chi trả trung bình từ sinh viên thấp hơn so với nhóm chứng chỉ anh ngữ quốc tế. Và trong nội bộ chứng chỉ anh văn quốc gia thì chứng chỉ có giá trị cao hơn sẽ có mức được sẵn lòng chi trả cao hơn (chứng chỉ C > chứng chỉ B > chứng chỉ A), kết quả này phù hợp với khung học phí mà hầu hết các trung tâm anh ngữ đưa ra. Các chứng chỉ anh ngữ có mức sẵn lòng chi trả cao nhất là TOEFL ở mức 946,41 nghìn đồng/tháng và IELTS ở mức 937,38 nghìn đồng/tháng. Có thể thấy, các chứng chỉ anh ngữ quốc tế có mức sẵn lòng chi trả cao hơn hẳn so với các chứng chỉ anh ngữ quốc gia, và khoảng cách trong mức sẵn lòng chi trả đối với các chứng chỉ anh ngữ quốc tế là gần tương đương nhau, đặc biệt đối với 2 chứng chỉ ah văn học thuật là TOEFL và IELTS.
Bảng 4.6: MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ HỌC PHÍ TRUNG BÌNH HẰNG THÁNG CỦA ĐÁP VIÊN
Đơn vị: nghìn đồng Loại chứng chỉ Mức sẵn lòng
chi trả thấp nhất/tháng
Mức sẵn lòng chi trả cao nhất/tháng
Mức sẵn lòng chi trả trung bình/tháng
Chứng chỉ A 100 1200 429,23
Chứng chỉ B 100 1500 531,26
Chứng chỉ C 100 2000 654,40
Chứng chỉ IELTS 200 3000 937,38
Chứng chỉ TOEFL 200 3000 946,41
Chứng chỉ TOEIC
200 3000 858,74
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Đa số sinh viên cho biết hình thức học anh văn chủ yếu của mình là học tại trung tâm ngoại ngữ (104 sinh viên, chiếm 65%), một hình thức học anh văn phổ biến khác là tự học một mình (44 sinh viên, chiếm 27,5%). Một điểm đáng lưu ý là hình thức tự lập nhóm học anh văn vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm 5% với 8 sinh viên lựa chọn. Tiến hành kiểm định Chi bình phương với H0: hình thức học anh văn chủ yếu của sinh viên là không có sự khác biệt với kết quả cho thấy giá trị Sig = 0,00 < 0,05 = mức ý nghĩa, cho kết luận có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% về hình thức học anh văn chủ yếu của sinh viên. Ngoài ra, kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 0 ô (tương đương 0% < 20% ) nên có thể suy rộng ra tổng thể.
Bảng 4.7: CÁC HÌNH THỨC HỌC ANH VĂN CHỦ YẾU CỦA ĐÁP VIÊN Hình thức học anh văn chính Tần số
(người)
Tỷ lệ (%)
Tự học một mình 44 27,5
Gia sư 4 2,5
Tại trung tâm ngoại ngữ 104 65,0
Học nhóm 8 5,0
Khác 0 0,0
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Có 127 sinh viên (tương đương 79,4%) cho biết có sử dụng Internet để hỗ trợ việc học anh ngữ. Tuy nhiên, chỉ 23 sinh viên (chiếm 14,4%) có tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ anh văn. Rõ ràng với những con số rất khiêm tốn về hình thức tự lập nhóm học và tham gia miễn phí vào các câu lạc bộ anh văn đã chỉ ra sự hạn chế trong việc tích cực tự tìm môi trường sinh hoạt anh ngữ của đáp viên.
Qua khảo sát, môi trường thường xuyên tiếp xúc anh ngữ của các đáp viên chủ yếu là môi trường học thuật tại trường hoặc qua kênh internet với các bài viết trên diễn đàn, phim ảnh...Tần xuất tiếp xúc anh ngữ trung bình hằng ngày (tiếp cận anh ngữ bị động) vào là 2,39 giờ và 2,13 giờ đối với các hình thức tiếp cận anh ngữ chủ động (sử dụng các kỹ năng nói, viết)
Bảng 4.8: MÔI TRƯỜNG THƯỜNG XUYÊN TIẾP XÚC ANH NGỮ CỦA ĐÁP VIÊN
Môi trường Tần số (người)
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ trên tất cả các trường hợp (%)
Môi trường học thuật 74 40,9 46,5
Khi giao tiếp bạn bè 21 11,6 13,2
Mạng Internet 63 34,8 39,6
Giao tiếp với người thân
trong gia đình 5 2,8 3,1
Không sử dụng anh ngữ
thường xuyên 13 7,2 8,2
Khác 5 2,8 3,1
Tổng 181 100,0 113,8
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Để tìm hiểu thời gian chủ động tiếp cận anh ngữ trung bình từ sinh viên đến từ các bộ môn khác nhau có như nhau không ta tiến hành phân tích phương sai ANOVA với H0: thời gian chủ động tiếp cận anh ngữ hằng ngày trung bình của sinh viên đến từ các bộ môn khác nhau là không có sự khác biệt. Kết quả kiểm định cho giá trị Sig của kiểm định Levene = 0,072 > 0,050 = mức ý nghĩa, điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H0: phương sai các nhóm sinh viên
đến từ các bộ môn khác nhau không khác nhau một cách có ý nghĩa. Kết quả này cho phép ta tiếp tục tiến hành kiểm định ANOVA với kết quả Sig = 0,055 >
0,050 = mức ý nghĩa. Kết luận thời gian chủ động tiếp cận anh ngữ hằng ngày trung bình của sinh viên đến từ các bộ môn khác nhau là không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Về mặt kỹ năng anh ngữ, phần lớn các đáp viên tự tin với kỹ năng đọc của mình hơn so với các kỹ năng còn lại (chỉ 3,8% đáp viên chọn kỹ năng đọc như là kỹ năng kém tự tin nhất của mình). Các kỹ năng ngôn ngữ chủ động (nói và viết) được chọn như kỹ năng kém tự tin nhất tỷ lệ khá cao lần lượt là 26,2% và 31,2%.
Trong khi nghe là kỹ năng nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn nhất với 38,8%.
Để biết kỹ năng sinh viên cảm thấy kém tự tin nhất trong 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết có tỷ lệ được chọn như nhau hay không ta tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: xác suất sinh viên chọn lựa kỹ năng làm kỹ năng kém tự tin nhất là không có sự khác biệt. Kết quả kiểm định cho giá trị Sig = 0,00 <
0,05 = mức ý nghĩa, đồng nghĩa với việc các kỹ năng được sinh viên lựa chọn như kỹ năng gặp nhiều khó khăn nhất với xác suất không như nhau ở mức ý nghĩa 5%. Phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 0 ô, tương đương 0% < 20% nên có thể tin tưởng vào kết quả kiểm định và suy rộng ra cho tổng thể.
Trong các kỹ năng anh ngữ, kỹ năng nói được nhiều sinh viên lựa chọn như là kỹ năng quan trọng nhất với 75,6%; kỹ năng viết được chọn với tỷ lệ thấp nhất với chỉ 2,5%. Có thể thấy, các kỹ năng gio tiếp (nghe, nói) là các kỹ năng được sinh viên đánh giá quan trọng nhất với tỷ lệ sinh viên lựa chọn cao hơn hẳn so với hai kỹ năng viết và đọc. Tương tự, tiến hành kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0: xác suất sinh viên chọn lựa kỹ năng làm kỹ năng quan trọng nhất là không có sự khác biệt. Kết quả kiểm định cho giá trị Sig = 0,00 < 0,05 = mức ý nghĩa, tương đương các kỹ năng khác nhau được đáp viên lựa chọn như kỹ năng quan trọng nhất với xác suất không như nhau ở mức ý nghĩa 5% . Phần mềm spss 16.0 còn đưa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dưới 5 là 0 ô (0% <
20% ) nên có thể tin cậy được và suy rộng ra tổng thể.
Bảng 4.9: CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT VÀ CÁC KỸ NĂNG KÉM TỰ TIN NHẤT CỦA ĐÁP VIÊN
Chỉ tiêu Tần số
(người)
Tỷ lệ (%)
Kỹ năng cảm thấy kém tự tin nhất
Nghe 62 38,8
Nói 42 26,2
Đọc 6 3,8
Viết 50 31,2
Kỹ năng quan trọng nhất
Nghe 27 16,9
Nói 121 75,6
Đọc 8 5,0
Viết 4 2,5
Nguồn: số liệu điều tra 2013
Một trong những điểm nghiên cứu trọng tâm của đề tài là tìm ra mục đích chính của việc học anh ngữ của sinh viên vào thời điểm hiện tại. Có đến 104 sinh viên, tương đương 65% cho biết học để đáp ứng yêu cầu của công việc cụ thể trong tương lai. Đáng chú ý, hai mục đích học anh văn để đáp ứng yêu cầu công việc cụ thể ở hiện tại và học anh văn để đáp ứng yêu cầu của một khóa học cụ thể trong tương lai có tỷ lệ chọn khá thấp, lần lượt là 3,1% và 3,8%. Điều này phù hợp với kết quả đã nêu ở phần trên khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ sinh viên đang đi làm thêm ngoài giờ học vào thời điểm khảo sát. Một điều đáng lo ngại là vẫn còn khoảng 9,4% đáp viên trả lời rằng học anh văn chưa có mục đích cụ thể, chỉ học để phòng thân. Việc học tập không có mục đích cụ thể này có thể trực tiếp ảnh hưởng xấu đến kết quả đạt được vì có thể dễ dàng dẫn đến sự lệch lạc trong mục tiêu, định hướng và phương pháp học. Hơn thế nữa, việc học tập không có mục đích rõ ràng có thể làm cho sinh viên mất đi tinh thần học tập (vì không có áp lực và tinh thần) dẫn đến tình trạng học không hiệu quả, không tiến bộ.