1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu

33 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM

    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển

  • Làng nghề mây giang đan Ngọc Động đã nổi tiếng từ lâu, sản phẩm chủ yếu là hàng mây, giang các loại vừa dùng làm đồ trang trí nội thất, vừa làm đồ mỹ nghệ. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động biếu Bác. Đến năm 2004, làng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề với 03 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi có công phát triển làng nghề. Góp công lớn trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề là Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động.

  • Xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có làng nghề truyền thống mây tre đan xuất khẩu từ lâu đời, đến những năm 1970 ở đây đã hình thành mô hình sản xuất hợp tác xã. Thời gian đầu quy mô hợp tác xã còn nhỏ, sản phẩm đơn điệu, chủ yếu là bàn ghế song mây và một số đồ gia dụng, thu nhập bình quân đầu người thấp. Đặc biệt là cuối những năm 1980, đầu 1990 đời sống của xã viên gặp vô vàn khó khăn, hợp tác xã gần như rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Xuất ngũ về làng năm 1989, ông Nguyễn Xuân Mai (Giám đốc công ty) đã thành lập tổ hợp sản xuất mây tre đan ngay tại gia đình (tiền thân của Công ty mây tre đan Ngọc Động), lấy nhà ở làm xưởng sản xuất, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài. Ban đầu tổ hợp của ông cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những lô hàng đầu tiên xuất đi lại bị trả về tới trên 20% vì sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách, tổ hợp của ông cũng rơi vào tình trạng lao đao. Đứng trước tình cảnh khó khăn đó, năm 1990 ông vào Thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm chống mốc, làm tăng độ cứng, cách thức sơn màu cho sản phẩm. Khi quay trở về ông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, đồng thời đầu tư thêm nguồn vốn cung cấp nguyên liệu, và tổ chức thu gom tiêu thụ sản phẩm. Theo thời gian, tổ hợp Ngọc Động ngày càng phát triển, và đến năm 2004 thì tổ hợp được chính thức chuyển đổi thành Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam.

  • Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam

  • Tên tiếng Anh: Ngoc Dong Bamboo Ltd.

  • Trụ sở: 94 - Phạm Ngọc Nhị - thị trấn Đồng Văn - Duy Tiên – Hà Nam

  • Điện thoại : 03513 835 494 Fax : 03513 835 604

  • E-mail: ngocdongco@hn.vnn.vn - Website: www.ngocdongrattan.com

  • Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:

  • Sản xuất và xuất khẩu hai loại sản phẩm chính là sản phẩm nội thất như bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ như bình hoa, chụp đèn, bát đĩa ;các mặt hàng mây tre đan thủ công nghiệp ( tấm lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phòng khách, phòng tắm…)

  • Vốn điều lệ: 4.600 triệu đồng

  • Số đăng ký kinh doanh: 0602000334, ngày cấp: 24/03/2004

    • 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

    • 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

  • Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi người. Từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức đó cho kết quả hoạt động và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, phản ứng kịp thời với những biến động có thể xảy ra trong quá trình vận hành bộ máy nhân sự. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty phải đảm bảo tính nguyên tắc, nhất quán, thống nhất trong chỉ đạo công việc và duy trì đều đặn. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động được thể hiện thông qua sơ đồ sau.

  • Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty thể hiện qua hình 1.1 dưới đây

  • Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam

  • (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010)

    • 2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

  • Bộ máy quản trị của công ty bao gồm :

  • Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, quản lý các hoạt động sản xuất của công ty. Trong đó có 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng mây tre đan lát, 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng song mây.

  • Các phòng ban chức năng: Bao gồm 3 phòng: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và phòng kế toán tài chính.

  • Phòng kinh doanh:

  • Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh kiêm trợ lý giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm các công việc như liên hệ với khách hàng, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm bạn hàng, quảng bá sản phẩm.

  • Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về: công tác đối ngoại, chính sách thị trường, công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo, thông tin liên lạc và lễ tân đối với thị trường trong và ngoài nước

  • Phòng kế hoạch:

  • Đứng đầu là phó giám đốc kiêm trưởng phòng kế hoạch, có nhiệm vụ:

  • - Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, các mục tiêu của công ty trong dài hạn và ngắn hạn.

  • - Tổng hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và từng giai đoạn để trình cấp trên phê duyệt.

  • - Giúp Giám đốc tổ chức kiểm tra và thực hiện các kế hoạch

  • - Điều chỉnh các mặt thiếu cân đối trong quá trình thực hiện các mục tiêu, phương hướng, kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

  • Phòng kế toán, tài chính:

  • Đứng đầu là kế toán trưởng, có nhiệm vụ:

  • - Giúp Giám đốc kiểm tra, quản lý, điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở.

  • - Tiến hành các hoạt động quản lý, tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn.

  • - Đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty.

  • * Phân xưởng sản xuất: Bao gồm 3 phân xưởng, đứng đầu mỗi phân xưởng là các quản đốc, các quản đốc có trách nhiệm đôn đốc, đảm bảo tiến độ sản xuất của phân xưởng mình.

  • + Phân xưởng mây tre hàng đan lát: là phân xưởng sản xuất chính của công ty, phân xưởng được chia thành 5 bộ phận chính, mỗi bộ phận đều chịu trách nhiệm về một khâu trong quy trình hoàn thiện các sản phẩm mây tre của công ty

  • Bộ phận thu hóa (KCS): bộ phận này làm các công việc như tẩy trắng hàng, chống mốc, chống mối mọt, tăng độ cứng cho sản phẩm.

  • Bộ phận sơn: bộ phận này làm các công việc liên quan đến việc sơn màu cho các sản phẩm

  • Bộ phận keo, nắn chỉnh: Bộ phận này làm các công việc như tra keo vào mối khoan, mối đan của sản phẩm nhằm tăng độ bền, độ cứng của sản phẩm; nắn chỉnh sản phẩm theo đúng hình dạng, kích thước đã xác định trước

  • Bộ phận nồi hơi điện: có trách nhiệm đốt lò để than hóa, hoặc luộc các nguyên vật liệu nhằm phục vụ quy trình sản xuất các sản phẩm khác nhau.

  • Bộ phận đóng gói, vệ sinh: làm các công việc liên quan đến vệ sinh hàng hóa, đóng gói sản phẩm trước khi xuất xưởng.

  • + Phân xưởng bàn ghế song mây: Chịu trách nhiệm sản xuất hàng song mây.

  • + Phân xưởng tre công nghiệp: Bao gồm 3 bộ phận:

  • Bộ phận ép: làm các công việc liên quan về ép tre, tùy theo yêu cầu.

  • Bộ phận sơn: chịu trách nhiệm liên quan đến sơn màu cho sản phẩm.

  • Bộ phận vệ sinh: làm các công việc liên quan đến việc vệ sinh sản phẩm

  • Bảng 1. 1 Danh sách bộ máy quản trị của công ty

  • STT

  • Họ và tên

  • Chức danh, nhiệm vụ

  • 1

  • Ông Nguyễn Xuân Mai

  • Giám đốc

  • 2

  • Ông Lê Văn Thanh

  • Phó giám đốc – Trưởng phòng kế hoạch

  • 3

  • Ông Nguyễn Văn Phương

  • Phó giám đốc – phụ trách hàng tre ép

  • 4

  • Ông Nguyễn Văn Nhật

  • Phụ trách bộ phận hàng song mây

  • 5

  • Ông Nguyễn Huy Thông

  • Trợ lý giám đốc – Trưởng phòng kinh doanh

  • 6

  • Bà Lê Thị Thúy

  • Kế toán trưởng

  • (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010)

    • 3. Lĩnh vực hoạt động

  • Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty đó là sản xuất và xuất khẩu hai loại sản phẩm chính là sản phẩm nội thất như bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ như bình hoa, chụp đèn, bát đĩa và các mặt hàng mây tre đan thủ công nghiệp ( tấm lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phòng khách, phòng tắm…)

    • 4.Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2006 - 2010

    • 4.1 Tình hình của công ty

    • 4.1.1 Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ

  • Hiện tại công ty có 4 nhóm sản phẩm chính với hàng ngàn mẫu hàng khác nhau:

  • - Đồ bày bán : Các loại tấm lót cốc, đĩa, khay đựng giấy ăn, lẵng rượu, khay đựng dao đĩa. Nhóm này có sản lượng cao nhất xuất khẩu hàng năm chiếm 60% doanh thu.

  • - Khay, giỏ, lẵng các loại: Đa dạng về mẫu mã, kích thước, hình dáng. Hiện có khoảng 500 mẫu thiết kế chiếm 20% doanh số.

  • - Thùng, sọt đựng quần áo: Mẫu mã đa dạng, giá trị sản phẩm cao, chiếm 15% doanh số.

  • - Đồ dùng trong gia đình khác: Bao gồm thùng cắm ô, lọ hoa các loại, hộp nhiều cỡ, ống chân đèn, khung gương, khung ảnh.

    • 4.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

  • Bảng 1.2 Doanh thu của công ty qua các năm 2006 - 2010

  • Năm

  • Chỉ tiêu

  • 2006

  • 2007

  • 2008

  • 2009

  • 2010

  • Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp( tỷ VNĐ)

  • 2.1

  • 3.9

  • 9.7

  • 23.5

  • 26.8

  • Doanh thu từ hoạt động buôn bán với các công ty thương mại trong nước( tỷ VNĐ)

  • 17.6

  • 21.5

  • 16.9

  • 4.3

  • 3.6

  • Tổng Doanh thu( tỷ VNĐ)

  • 19.7

  • 25.4

  • 26.6

  • 27.8

  • 30.4

  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp(%)

  • 186

  • 249

  • 242

  • 114

  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động buôn bán với các công ty thương mại trong nước( %)

  • 122

  • 79

  • 25

  • 84

  • Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu( %)

  • 129

  • 105

  • 105

  • 109

  • (Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam năm 2010)

  • Doanh thu của công ty có được từ 2 nguồn chính: Thứ nhất là qua việc buôn bán với các công ty thương mại trong nước có thể xuất khẩu hàng hóa, tức là công ty không trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà thông qua các công ty này để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty sản xuất ra nước ngoài; thứ hai, là thông qua việc công ty trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài.

  • Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu từ việc xuất khẩu trực tiếp của công ty tăng rất nhanh qua các năm. Chẳng hạn như doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 186%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 249% đây là một mức độ tăng trưởng rất cao; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 242% và đến năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 114%). Doanh thu từ hoạt động buôn bán với những công ty thương mại trong nước năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3,9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 122%), năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống còn 16.9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 79%, năm 2009 giảm so với năm 2008 là 4.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 25%, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0.7 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 84 %.

  • Sở dĩ có sự tăng mạnh về doanh thu từ việc xuất khẩu trực tiếp và giảm mạnh doanh thu từ việc buôn bán với các công ty thương mại trong nước như vậy như vậy vì thực tế trước đây khi chưa thành lập công ty, tiền thân Tổ hợp Ngọc Động chỉ có thể ký kết với các công ty thương mại trong nước để thông qua các công ty này xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, còn nếu có xuất khẩu trực tiếp thì chỉ là do các khách hàng nước ngoài đến tận nơi đặt hàng. Sau khi thành lập công ty, có tư cách pháp nhân, thêm vào đó dựa vào uy tín của công ty đã tạo được với khách hàng, công ty chủ trương nâng cao chất lượng và mở rộng quan hệ của mình với các đối tác nước ngoài. Vì thế doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty đã được tăng lên qua các năm. Nhìn vào thống kê ở bảng trên, ta có thể thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu luôn đạt trên 100% Có thể nói công ty đang có những bước tiến vững chắc trên hoạt động kinh doanh của mình. Một nguyên nhân chính dẫn tới việc này, ngoài nguyên nhân về năng lực của công ty, về sản phẩm, về đối tác khách hàng, đó chính là đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu vào, tuy nhiên khi làm ra được sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì giá bán của nó cũng rất cao.

    • 4.2 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian qua

  • Trước đây công ty chủ yếu ký hợp đồng xuất hàng sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Đây là những thị trường đã có quan hệ với công ty từ lâu, sản phẩm của công ty hợp với thị hiếu tiêu dùng về hàng thủ công mỹ nghệ của một số khách hàng tại các thị trường này.

  • Vài năm gần đây, công ty thường xuyên có quan hệ với các khách hàng tại thị trường Châu Âu. Theo đánh giá của công ty, thị trường Châu Âu trong tương lai vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ chính của công ty. Vì: tại thị trường Châu Âu, tất cả các sản phẩm của công ty đều có thể tiêu thụ được. Tại thị trường này, công ty có đối tượng khách hàng rõ ràng, đó là tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình và khá. Với số dân xấp xỉ 500 triệu người, trong đó có tới 60% dân cư có thu nhập trung bình và khá; thêm vào đó người dân Châu Âu thường xuyên có thói quen mua sắm, và một lí do nữa, đó là các khách hàng ở Châu Âu khi đã đặt quan hệ làm ăn với công ty thì thường ký các hợp đồng có giá trị lớn, vì quan niệm của họ là đã mua là mua nhiều. Do vậy công ty đã, đang và sẽ tập trung vào thị trường Châu Âu là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty bên cạnh các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản.

  • Do những biến động của tình hình kinh tế thế giới nên nửa đầu năm 2010, thị trường đầu ra vẫn còn khó khăn vì các nước vẫn đang khắc phục từ tình trạng suy thoái. Nửa cuối năm 2010, tình hình đầu ra sáng sủa hơn, sức mua và đơn hàng tăng lên.

  • Đầu vào sản xuất rất khó khăn, đặc biệt là nhóm hàng sản xuất thủ công thuần túy như mây giang xiên. Mặt bằng giá nhân công và nguyên liệu giang bị đẩy lên cao và liên tục, rất khó khăn trong việc sản xuất và bán hàng. Lao động bị thất thoát rất nhiều đặc biệt là khu vực hàng chẻ.

  • Tổng doanh số năm 2010 đạt khoảng 38 tỷ VNĐ, trong đó xuất khẩu trực tiếp khoảng 35 tỷ VNĐ

  • Về khách hàng mới: Ngoài các khách hàng truyền thống, năm 2010 có thêm các khách CORE Bamboo( Mỹ), Hoya ( Hàn quốc) , Protrade (Hồng Kông), Essa ( Ko-oet), Divino (Uurgoay). Có hơn 10 khách hàng tiềm năng đã giao dịch và lấy mẫu như: House of Trendz ( Đan Mạch), Bremel ( Áo), Q- Industry( Mỹ) Pestage( Mỹ), Adding (Mỹ) ADEO( Pháp), BCP( Mỹ), CIAD (Pháp), Decoy Plant ( Mỹ), LC Welting (Mỹ) và một số khách khác

  • Về mặt hàng: Ngoài mặt hàng truyền thống là mây giang xiên, công ty còn nghiên cứu phát triển các mặt hàng mới như song xiên, song bắn đinh, tre cuốn, cót ép: một số sản phẩm đan lát từ tre, guột và cói

  • Về tổ chức: Đã tạm ổn định được bộ phận tre cuốn, bộ phận cót ép. Hình thành được các nhóm sản xuất hàng song bắn đinh đạt yêu cầu chất lượng

  • Năm 2010 được đánh giá là năm bản lề cho sự phát triển mới của công ty Ngọc Động với sự chuyển đổi cơ cấu từ mặt hàng truyền thống là mây giang xiên sang mặt hàng mới , mang tính công nghiệp hơn như cót ép, song bắn đinh và tre cuốn…

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

    • 1. Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam

    • 1.1 Kim ngạch xuất khẩu

    • 1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

  • Bảng 2.1 thể hiện tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bình quân của công ty qua các năm:

  • Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty qua các năm 2006 - 2010

  • Năm

  • Chỉ tiêu

  • 2006

  • 2007

  • 2008

  • 2009

  • 2010

  • Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VNĐ)

  • 1.97

  • 4.318

  • 7.182

  • 13.066

  • 19.76

  • Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu( %)

  • 219

  • 166

  • 182

  • 151

  • (Nguồn: Phòng kinh doanh, công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010)

  • Có thể thấy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2007 là cao nhất đạt 219%, nguyên nhân là trong suốt năm 2007 tình hình kinh tế và chính trị ở trong nước cũng như trên thế giới luôn ổn định. Tuy nhiên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sau đó lại giảm dần vào năm 2008 chỉ còn 166%; năm 2009 đã tăng lên một chút đạt 182%. Nhưng vào năm 2010 chỉ còn 151% do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên trong suốt 5 năm qua, từ năm 2006 - 2010 công ty đều có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt tỷ lệ trên 100% thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

    • 1.1.2 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng

  • Trong thời gian qua, công ty đã rất nỗ lực tìm kiếm bạn hàng và có một số lượng khách hàng nhất định trên thị trường Châu Âu. Và cho đến thời điểm năm 2010, công ty đã có đến 10 khách hàng thường xuyên nhập khẩu hàng của công ty. Sự thay đổi về số lượng khách hàng của công ty được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

  • Bảng 2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu theo tiêu thức số lượng khách hàng qua các năm 2006 - 2010

  • STT

  • Năm

  • Chỉ tiêu

  • 2006

  • 2007

  • 2008

  • 2009

  • 2010

  • 1

  • Số lượng khách hàng hiện tại

  • 2

  • 3

  • 5

  • 7

  • 10

  • 2

  • Số lượng khách hàng mới

  • 1

  • 1

  • 2

  • 2

  • 3

  • 3

  • Số lượng khách hàng mất đi

  • 0

  • 0

  • 0

  • 0

  • 0

  • 4

  • Số lượng khách hàng khôi phục lại

  • 0

  • 0

  • 0

  • 0

  • 0

  • (Nguồn: Phòng Kinh doanh, Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010)

  • Trong vòng 5 năm, số lượng khách hàng đến từ thị trường Châu Âu của công ty đã tăng từ 2 lên 10 khách hàng, điều này cho thấy hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của công ty đã đạt kết quả tốt.

  • Ngoài ra, nhìn vào bảng trên ta cũng thấy rằng số lượng khách hàng mất đi của công ty qua các năm là không có. Điều này chứng tỏ một điều rất quan trọng và đáng phấn khởi: đó là các khách hàng đến với công ty đều rất hài lòng và vừa ý với sản phẩm của công ty. Như vậy có thể thêm một căn cứ để khẳng định rằng mẫu mã, kiểu dáng, khâu thiết kế sản phẩm của công ty đang đi đúng hướng, có được những kiểu dáng mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Thêm vào đó, công ty cũng đã đầu tư nhiều vào khâu thiết kế sản phẩm, tìm hiểu xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Châu Âu để có thể nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty.

  • Xác định mây tre là mặt hàng chuyên doanh truyền thống mà công ty đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả, vì vậy ban lãnh đạo công ty cần tập trung chỉ đạo kinh doanh để đưa kim ngạch xuất khẩu doanh thu hàng mây tre ngày một tăng. Công ty đang phấn đấu là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre lớn trong cả nước. Công ty phải nắm chặt quản lý, không để thông tin về khách hàng, mẫu mã, giá cả xuất khẩu chuyển ra bên ngoài.

  • Công ty đang tích cực khai thác nguồn hàng, thị trường, mở rộng kinh doanh trên cơ sở tính toán đảm bảo kinh doanh có lãi hoặc ít ra đủ bù chi phí để tăng kim ngạch, doanh thu, tạo công ăn việc làm để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty

    • 1.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu

  • Cho đến thời điểm cuối năm 2010 cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty được phân bổ như sau.

  • Nhóm hàng tre cuốn: 50%, song xiên: 30%, hàng cót ép mỹ nghệ 10%, hàng đan lát khác 10%

  • Về mẫu mã: Hiện tại công ty có hàng ngàn mẫu mã sản phẩm trang trí nội thất dùng cho nhà tắm, nhà bếp và phòng khách

  • Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

  • Bảng 2.3 Cơ cấu các mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu qua các năm 2006 - 2010

  • Năm

  • Nhóm hàng

  • 2006

  • 2007

  • 2008

  • 2009

  • 2010

  • Kim ngạch

  • Tỷ trọng

  • Kim ngạch

  • Tỷ trọng

  • Kim ngạch

  • Tỷ trọng

  • Kim ngạch

  • Tỷ trọng

  • Kim ngạch

  • Tỷ trọng

  • (tỷ đồng)

  • %

  • (tỷ đồng)

  • %

  • (tỷ đồng)

  • %

  • (tỷ đồng)

  • %

  • (tỷ đồng)

  • %

  • Đồ bày bán

  • 0.6895

  • 35

  • 1.7272

  • 40

  • 2.8728

  • 40

  • 5.8797

  • 45

  • 11.856

  • 60

  • Khay giỏ, lẵng

  • 0.6895

  • 35

  • 1.5113

  • 35

  • 2.1546

  • 30

  • 3.2665

  • 25

  • 3.952

  • 20

  • Thùng, sọt đựng quần áo

  • 0.2955

  • 15

  • 0.4318

  • 10

  • 1.0773

  • 15

  • 2.6132

  • 20

  • 2.964

  • 15

  • Đồ dùng trong nhà

  • 0.2955

  • 15

  • 0.6477

  • 15

  • 1.0773

  • 15

  • 1.3066

  • 10

  • 0.988

  • 5

  • Tổng kim ngạch

  • 1.97

  • 100

  • 4.318

  • 100

  • 7.182

  • 100

  • 13.066

  • 100

  • 19.76

  • 100

  • (Nguồn: Phòng kinh doanh, công ty mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010)

  • Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy: kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty sang thị trường Châu Âu hàng năm đều tăng. Đặc biệt là nhóm hàng đồ bày bán như tấm lót cốc đĩa, khay đựng giấy ăn …Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của công ty là 0.6895 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng là 35% thì đến năm 2010 là 11.856 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng là 60% đây là mặt hàng mà công ty có lợi thế cạnh tranh cao, mẫu mã phong phú và đã đạt đến độ tinh tế, bắt mắt đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của phần lớn khách hàng Châu Âu.

  • Trong 4 nhóm hàng trên thì nhóm hàng đồ dùng trong nhà luôn đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng thấp hơn các nhóm khác thấp hơn các nhóm khác vì hiện tại công ty chủ yếu tập trung vào thiết kế và sản xuất 2 nhóm hàng chủ yếu là đồ bày bán và khay giỏ lẵng các loại

  • Qua đó chứng tỏ rằng, các sản phẩm hàng hóa của công ty sản xuất ra đều thu hút được sự quan tâm của các khách hàng. Mặc dù, khâu thiết kế mẫu mã của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc, tuy nhiên, công ty vẫn có được một sự tăng trưởng đều đặn hàng năm về mã hàng xuất khẩu. Như vậy, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty đang đạt kết quả tốt.

    • 1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

  • Sản phẩm đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Thị trường truyền thống là Nhật Bản và Đài Loan. Thị trường hiện tại là một số nước Châu Âu như Đức, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, thị trường tương lai là Mỹ , Austraylia, New Dilan và một số nước Châu Mỹ như Braxin và Mêhico

  • Cụ thể: Châu Âu 65%, Mỹ 13%, Nhật 9%, các nước khác 13%

  • Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

  • Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty

  • Thị trường

  • Năm 2006

  • Năm 2007

  • Năm 2008

  • Năm 2009

  • Năm 2010

  • XK (Tỷ VNĐ)

  • Tỉ trọng (%)

  • XK (Tỷ VNĐ)

  • Tỉ trọng (%)

  • XK (Tỷ VNĐ)

  • Tỉ trọng (%)

  • XK (Tỷ VNĐ)

  • Tỉ trọng (%)

  • XK (Tỷ VNĐ)

  • Tỉ trọng (%)

  • Nhật Bản

  • 8.865

  • 45

  • 9.652

  • 38

  • 7.182

  • 27

  • 3.614

  • 13

  • 2.736

  • 9

  • Mỹ

  • 6.985

  • 35

  • 8.382

  • 33

  • 7.448

  • 28

  • 5.004

  • 18

  • 3.952

  • 13

  • Châu Âu

  • 1.97

  • 10

  • 4.318

  • 17

  • 7.182

  • 27

  • 13.066

  • 47

  • 19.76

  • 65

  • Các nước khác

  • 1.97

  • 10

  • 3.048

  • 12

  • 4.788

  • 18

  • 7.784

  • 28

  • 3.952

  • 13

  • Tổng

  • 19.7

  • 100

  • 25.4

  • 100

  • 26.6

  • 100

  • 27.8

  • 100

  • 30.4

  • 100

  • (Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam năm 2010)

  • Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng tiêu thụ tại các thị trường trên tổng số hàng xuất khẩu của công ty qua các năm. Ta dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng nhanh chóng của giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, bên cạnh sự giảm dần về tỉ trọng của thị trường Nhật Bản và Mỹ. Sở dĩ có điều này là do những nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất: Do trước đây thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Đài Loan nên hàng công ty sản xuất ra chủ yếu xuất sang các thị trường này, chính vì thế nên tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm tỷ lệ rất cao

  • Thứ hai: Hiện tại công ty hướng sang thị trường mục tiêu là các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… nên tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này ngày càng tăng nhanh và mạnh. Cụ thể trong 5 năm qua tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng từ 1.97 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ trọng 10% năm 2006 lên đến 19.76 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 65% vào năm 2010

    • 2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam trong những năm qua

    • 2.1 Thuận lợi và khó khăn

    • 2.1.1 Thuận lợi

  • Ngoài những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ưu tiên khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là những ngành hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước như song, mây, tre, nứa, lá…như chính sách thuế, cho vay ưu đãi… thì trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre có một số thuận lợi sau:

  • Về lao động

  • Nước ta là nước nông nghiệp, mới bắt đầu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nên người lao động còn dư thừa nhiều ở các vùng nông thôn. Đặc biệt Hà nam lại là vùng chiêm trũng mỗi một năm chỉ canh tác hai vụ lúa. Người lao động Việt nam vốn cần cù, khéo léo và sáng tạo, đấy là những đặc điểm rất phù hợp với nghề thủ công. Ngoài ra nước ta còn có rất nhiều làng nghề, vùng nghề sản xuất hàng song mây tre có truyền thống lâu đời, có nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiệt huyết với việc giữ gìn và phát triển ngành nghề của cha ông.

  • Về nguyên liệu

  • Nguyên liệu để sản xuất hàng song, mây tre có ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ miền xuôi đến miền ngược. Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty phát triển hàng song mây tre.

  • Về công cụ sản xuất

  • Công cụ để sản xuất hàng song mây tre hiện nay ở nước ta hầu hết là dụng cụ cầm tay, đơn giản, dễ chế tạo, rẻ tiền, ở đâu cũng có thể sản xuất, chế tạo lấy được.

  • Về khí hậu

  • Nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè có nắng nhiều, mùa rét khí hậu khô hanh nên cũng là một thuận lợi trong khai thác và chế biến hàng song mây tre.

  • Ngoài những thuận lợi chính đã nêu ở trên, trong sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre không cần vốn đầu tư lớn, diện tích dùng để sản xuất chế biến không cần rộng, không cần nhà xưởng lớn. Có thể sản xuất chế biến song, mây, tre trong từng gia đình và có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi nghỉ ngơi giải trí để sản xuất ra sản phẩm.

    • 2.1.2 Khó khăn

  • Ngoài những thuận lợi vừa kể trên trong sản xuất chế biến hàng song, mây, tre còn gặp nhiều khó khăn như: Đội ngũ lao động của nước ta ở các vùng nghề nhiều nhưng chưa tinh thông, năng lực sáng tạo còn hạn chế chưa được đào tạo cơ bản, chưa được đầu tư thích đáng về khoa học kỹ thuật, về công nghệ tiên tiến cho sản xuất hàng song mây tre. Trong khai thác chế biến còn dùng công nghệ thô sơ, vì vậy dẫn đến năng suất rất thấp, chất lượng không cao.

  • Ngoài ra chúng ta còn chưa có chiến lược lâu dài cho việc phát triển ngành mây tre xuất khẩu, chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội trong việc phát triển ngành hàng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, ngoài ra còn thu về cho nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Vì vậy những khó khăn này chúng ta phải có thời gian dài mới có thể khắc phục được.

    • 2.2 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

    • 2.2.1 Thành tựu

  • Trong 5 năm qua, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu có các ưu điểm sau:

  • Số lượng khách hàng tăng từ 2 lên 10 khách hàng, số lượng mã hàng xuất khẩu sang Châu Âu tăng từ 32 lên 120 mã hàng

  • Trong thời gian tiến hành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, công ty đã tìm được một số lượng bạn hàng nhất định đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới, công ty cũng luôn để tâm duy trì tốt quan hệ sẵn có với những bạn hàng cũ.

  • Công ty đã nỗ lực để thâm nhập và chiếm lĩnh, đã có được chỗ đứng trên một thị trường được coi là khó tính và triển vọng như thị trường Châu Âu.

  • Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu trong 5 năm gần đây tăng trưởng ổn định. Cụ thể năm 2007 tăng 2.348 tỷ VNĐ, năm 2008 tăng 5.212 tỷ VNĐ, năm 2009 tăng 11.096 tỷ VNĐ, năm 2010 tăng 17.79 tỷ VNĐ so với năm 2006, điều đó đã đóng góp một phần lớn lợi nhuận cho công ty, nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên và người lao động. Thu nhập của người lao động hàng năm tăng từ 10% - 15%.

  • Công ty chú trọng việc thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường theo chiều sâu, tạo ra mối quan hệ vững chắc với bạn hàng nước ngoài. Công ty đã chú trọng về vấn đề thương hiệu hơn, và bước đầu đã tạo được chữ tín đối với khách hàng

  • Sau nhiều nỗ lực hỗ trợ phát triển nghề truyền thống cùng với nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được nhiều danh hiệu, bằng khen như: năm 2006 nhận giải thưởng Cúp Sen vàng Việt Nam, đạt danh hiệu đơn vị có sản phẩm độc đáo được thị trường quốc tế đánh giá cao do Bộ Thương mại trao tặng; năm 2008 nhận Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giải thưởng Sao vàng đồng bằng sông Hồng, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cùng nhiều giải thưởng khác. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng người dân Ngọc Động mà còn là niềm tự hào của ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam.

    • 2.2.2 Hạn chế

  • Đặc thù của các khách hàng đến từ thị trường Châu Âu là: họ thường đặt hợp đồng với số lượng lớn, và họ luôn rất trung thành với đối tác của mình. Đây cũng là một lợi thế của công ty. Tuy nhiên, công ty đã xảy ra hiện tượng trễ thời hạn giao hàng, điều này gây không ít ảnh hưởng đến uy tín của công ty; mặc dù các đối tác đều hiểu những trường hợp mà công ty không giao hàng đúng hẹn là những trường hợp bất khả thi hay bất khả kháng. Chẳng hạn là do thiên tai, thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của công ty cho khách hàng.

  • Mặc dù công ty đang chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm, luôn luôn tìm kiếm thông tin nhằm xác định thị hiếu tiêu dùng mới của người tiêu dùng Châu Âu. Tuy nhiên, nằm trong hạn chế chung của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, công ty cũng gặp khó khăn trong khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ là phải luôn luôn thay đổi hình thức, đưa ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới để chào hàng với khách nước ngoài, do đó khâu thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng.

  • Do khai thác không có quy hoạch, nguồn nguyên vật liệu ở nước ta đang dần cạn kiệt. Như vậy, trong tương lai công ty sẽ phải đối mặt với viễn cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thêm vào đó giá cả sẽ tăng lên. Nếu không có giải pháp khả thi về vấn đề nguyên vật liệu thì việc sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ, hay nói cách khác sẽ bị chững lại. Chính vì vậy công ty cần có chủ trương phối hợp với các ban ngành và các cơ quan chức năng để có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất.

  • Đặc thù của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là chủ yếu sản xuất thủ công. Một vấn đề đặt ra là liệu những sản phẩm được làm thủ công từ những người lao động khác nhau với trình độ tay nghề khác nhau, có đảm bảo được một chất lượng đồng đều như nhau hay không. Câu trả lời chắc chắn là không. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của công ty được sản xuất ra với chất lượng không đồng đều.

  • Một hạn chế nữa ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty, đó là vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay còn hạn hẹp. Chủ yếu nguồn vốn của công ty là vốn tự có, lợi nhuận tái đầu tư và một phần là vốn đi vay. Điều này gây hạn chế về khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ phía các đối tác đến từ thị trường Châu Âu.

    • 2.2.3 Nguyên nhân

  • Từ phía công ty:

  • Như đã đề cập ở trên, lực lượng nhân công của công ty bao gồm hai nguồn: lao động tập trung và lao động không tập trung. Những lao động tập trung làm các công việc liên quan đến công đoạn cuối của quy trình sản xuất sản phẩm như: xử lý mối mọt, nhấn keo, phun sơn, vệ sinh và đóng gói. Nguồn lao động chủ yếu và trực tiếp sản xuất, quyết định thời hạn hoàn thành sản phẩm chính là nguồn lao động không tập trung. Lực lượng này trải dài ở nhiều tỉnh, và điều đặc biệt là họ là những lao động nông nhàn. Họ thường tập trung sản xuất vào những thời điểm không phải vụ mùa. Vào những thời gian cao điểm như vụ mùa, ngày lễ tết, công ty cũng không có cách gì để có thể gia tăng sản xuất, làm thêm ca...do đối với lượng lao động không tập trung này, công ty và họ không có các ràng buộc pháp lý. Vì vậy, vào thời điểm vụ mùa, hay nhiều thời điểm nhạy cảm đối với bà con nông dân, công ty thường không đạt được thời hạn giao hàng như mong muốn.

  • Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, thiết kế là một khâu tối quan trọng. Mặc dù công ty đã có kế hoạch đầu tư nhiều vào thiết kế sản phẩm, tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm là vòng đời ngắn nên công ty vẫn đang thiếu các mẫu thiết kế. Đây không phải là khó khăn của riêng công ty mà của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung.

  • Từ phía Nhà nước:

  • Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chẳng hạn như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc nếu có thì đòi hỏi những thủ tục thế chấp mới được vay vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại là những cơ sở nhỏ, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công cho nên gặp khó khăn trong việc vay được một khoản vốn tương đối.

  • Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của công ty nói riêng còn nhiều hạn chế. Mặt khác, những thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp còn rất chung chung, không hướng vào phân tích, nghiên cứu sâu từng thị trường. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu

  • Thủ tục xuất nhập khẩu còn tương đối phức tạp, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp

  • CHƯƠNG 3

  • CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

    • 1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2011 - 2015

    • 1.1 Mục tiêu của công ty

  • * Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

  • Hiện nay, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá là nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao. Theo định hướng đến năm 2015 thì kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ đạt hơn 1,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Âu sẽ đạt 400 triệu USD.

  • Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

  • giai đoạn 2011 -2015

  • Đơn vị (triệu USD)

  • Năm 2011

  • Năm 2012

  • Năm 2013

  • Giai đoạn 2014-2015

  • KN

  • Tăng (%)

  • KN

  • Tăng (%)

  • KN

  • Tăng (%)

  • KN

  • Tăng (%)

  • 997

  • 21,5

  • 1.214

  • 21,7

  • 1511

  • 24,5

  • 5.024

  • 21,6

  • (Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015, Bộ công thương)

  • Để đạt được mục tiêu này, mặt hàng thủ công mỹ nghệ cần phải tạo được cho mình một khả năng cạnh tranh cao.

  • Hòa cùng xu thế đó, công ty đặt mục tiêu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Âu đạt từ 2 triệu – 2,5 triệu USD. Để có thể đạt được mục tiêu này, công ty đã có những định hướng cụ thể: đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng đồng thời xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Công ty sẽ kết hợp với các nhà nhập khẩu từ Châu Âu để thiết kế những sản phẩm kiểu dáng phù hợp hơn nữa với thị trường Châu Âu

  • Chính vì thế nên mục tiêu của công ty là phát triển bền vững giai đoạn từ 2011 - 2015 với mức tăng trưởng 10 - 15% mỗi năm so với giai đoạn 2006 - 2010

    • 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2015

  • Định hướng phát triển giai đoạn 2011 - 2015

  • * Định hướng về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

  • Trong tương lai, công ty theo đuổi hai mục tiêu chính:

  • Thứ nhất là: Tiếp tục tăng cường hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Tăng cường hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu bằng các hoạt động như: tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đối tác đến từ Châu Âu, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty...

  • Thứ hai là: Công ty sẽ lên các kế hoạch thâm nhập các thị trường tiềm năng như: Ấn Độ, Braxin. Tuy Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tuy nhiên, hiện tại công ty bước đầu đã có những quan hệ kinh doanh với 2-3 đối tác đến từ Ấn Độ và Braxin.

  • * Về thị trường và doanh số

  • - Phát triển thị trường sang các nước Trung Đông có dầu mỏ

  • - Phát triển thị trường sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia có dân số lớn

  • - Duy trì khách hàng truyền thống, tăng cường số lượng khách hàng mới ở mỗi nhóm thị trường từ 2 - 3 khách/ thị trường/ năm

  • - Doanh số: Tăng trưởng 10- 15% mỗi năm, phấn đấu năm 2011 đạt doanh số bán khoảng 65 đến 70 tỷ đồng

  • Tỷ suất lợi nhuận: Từ 10 - 12%

  • *Về mặt hàng:

  • Bảng 3.2 : Danh mục các mặt hàng và thị trường xuất khẩu

  • Nhóm hàng

  • Lợi thế/ bất lợi

  • Dự kiến thị trường

  • Khách hàng hiện tại

  • Yêu cầu kỹ thuật

  • Dự kiến doanh số

  • 1- Mây giang xiên, mây xiên, đáy cót

  • Hàng cứng chắc, xu hướng tiêu dùng trở lại, đáy cót tạo năng suất cao. Không có sự cạnh tranh

  • Mỹ, Châu Âu, Braxin, Ấn Độ

  • Tusem, Xylia, ZHG, Area, Divino, Core

  • Hàng đan trung bình, hoàn thiện bề mặt trung bình, đồng đều màu

  • 6-8 tỷ VNĐ

  • 2- Hàng song xiên, song xiên đáy cót

  • Ngày công lao động cao, năng suất cao hơn giang. Phải cạnh tranh với Myanma và Trung Quốc

  • Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc

  • Nitori, Tusem, Xylia

  • Kỹ thuật sơn đặc biệt quan trọng, hàng không tróc sơn

  • 3-4 tỷ VNĐ

  • 3- Hàng song bắn đinh

  • Năng suất cao, giá trị cao. Cạnh tranh với Indonexia

  • Châu Âu, Trung Đông

  • Tusem, Xylia, Essa, Protrade

  • Bề mặt sản phẩm săn chắc, hoàn thiện nhẵn nhụi, giá hợp lý

  • 4-5 tỷ VNĐ

  • 4- Hàng cót ép

  • Vật liệu mới, cứng chắc và thân thiện với môi trường, xu hướng tiêu dùng mới. Không có sự cạnh tranh

  • Mỹ, Châu Âu, Braxin

  • Xylia, Core Bamboo

  • Phần vệ sinh ghép mộng và sơn quan trọng

  • 10-12 tỷ VNĐ

  • 5- Hàng tre cuốn

  • Sản phẩm tự nhiên, an toàn thực phẩm để thay thế bát sứ, một số lọ trang trí. Không có sự cạnh tranh

  • Mỹ, Pháp, Canada, Ấn Độ, Nhật, Tây Ban Nha, Đức

  • Nitori, Core, BOA

  • Không được nứt tách, ngót. Quy trình sấy và làm mộc quan trọng nhất. Có thể phát sinh thêm bộ phận làm ở xưởng.

  • 22-25 tỷ VNĐ

  • 6- Hàng cói, guột, tre

  • Giá thành thấp

  • Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin

  • Alliance Sales, Xylia, Tusem, Brassard

  • Giá rẻ, đan kết hợp chất liệu

  • 4-5 tỷ VNĐ

  • Tổng cộng

  • 50-55 tỷ VNĐ

  • ( Nguồn: Phòng kế hoạch công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam)

  • *Định hướng mặt hàng

  • -Sẽ phát triển thêm một số khách hàng nội địa tiềm năng và chiến lược về

  • nhóm mặt hàng cót ép và song bắn đinh. Đẩy mạnh mặt hàng cót ép sang cả tấm ốp tường và bàn ghế.

  • - Giữ vững và duy trì nhóm hàng truyền thống mây giang xiên Ngọc Động

  • - Mở rộng và phát triển các nhóm hàng bán công nghiệp khác như cót ép, tre cuốn có năng suất và sản lượng cao, giá thành hợp lý

  • Phát triển và thương mại hóa một số mặt hàng công ty không sản xuất

  • Mẫu mã: Mỗi năm phát triển 200 - 300 mẫu mới. Phát triển theo hướng có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tiêu thụ ít nguyên liệu và thân thiện với môi trường

  • Phấn đấu mỗi năm xuất khẩu từ 1,5 đến 2.5 triệu sản phẩm

  • * Về tổ chức

  • - Xây dựng 1 công ty gồm nhiều cán bộ nhân viên có năng lực, hoạt động hiệu quả dựa trên văn hóa công ty

  • - Hoàn thiện đội ngũ thợ giỏi khoảng 30 đến 40 người. Hoàn thiện phòng kinh doanh có ít nhất 5 cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ

  • 2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu

  • 2.1 Giải pháp thị trường và sản phẩm

  • Công ty cần tiến hành đầu tư mạnh vào nghiên cứu các chính sách phát triển thị trường , xây dựng các kế hoạch cụ thể, từng bước tiến hành mở rộng thị trường, đưa sản phẩm của công ty xâm nhập vào thị hiếu tiêu dùng của khách hàng

  • Một mặt công ty cần tiến hành nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở thị trường mà công ty đang có ý định xâm nhập và mở rộng xuất khẩu , tìm hiểu về nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng để có thể đưa ra mẫu mã sản phẩm mà họ cần, trên phương diện tổng quát hơn cần nghiên cứu về đặc điểm và thói quen tiêu dùng của thị trường đó, nghiên cứu tiềm năng của thị trường mình đang muốn xâm nhập. Từ kết quả thông tin nghiên cứu thu thập được công ty sẽ xây dựng các chiến lược kinh doanh đẩy mạnh quảng cáo qua sản phẩm và gây dựng được chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường

  • Phát huy tính chủ động và thế mạnh của công ty trong việc tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng bằng các hình thức linh hoạt về giá cả, chất lượng , phương thức giao nhận, thanh toán, cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả để giành được hợp đồng xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh

  • Công ty làm tốt công tác tổ chức tham gia hội chợ quảng cáo xúc tiến thương mại, cử các đoàn đi nước ngoài mời khách hàng vào trong nước, nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước , của Bộ công thương đối với mặt hàng mà công ty đang đầu tư kinh doanh , nắm bắt giá cả mặt hàng, tình hình thị trường…

  • Có chính sách chỉ đạo trực tiếp đối với thương nhân, khách hàng mua với số lượng vào kim ngạch lớn về hàng mây tre của công ty.

  • Tập trung khai thác để mở rộng thị trường thương nhân mới và cơ cấu hàng xuất khẩu ở thị trường trọng điểm là Tây và Đông Âu

  • Như đã biết, thị trường thế giới luôn biến động không ngừng, nếu không có một chiến lược xuất khẩu dài hạn, đúng đắn thì công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trước những thay đổi đó. Chiến lược xuất khẩu càng rõ ràng bao nhiêu thì tính khả thi càng cao bấy nhiêu. Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu phải dựa trên mục tiêu kinh doanh của công ty, thực trạng và tiềm lực của công ty cũng như những dự báo chính xác về sản phẩm và thị trường trong tương lai.

  • Song song với việc duy trì và phát triển thị trường truyền thống và đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường mới công ty cũng phải nghiên cứu các thị trường nguồn cung để tìm ra những nguồn cung có chất lượng và giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm.

  • *Đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

  • Nếu muốn hoạt động thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả thì công ty phải hiểu rõ được những đặc điểm chính của thị trường mà mình định thâm nhập qua công tác nghiên cứu thị trường. Do cả yếu tố về vốn và con người, mặc dù công tác nghiên cứu thị trường Châu Âu của công ty đã được đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa được đúng mức. Vì vậy, thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, cụ thể là:

  • Thêm kinh phí để hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Có thêm kinh phí thì công ty mới có điều kiện cử người sang nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia vào nhiều cuộc hội chợ triển lãm quốc tế, mua được những thông tin đáng tin cậy. Bên cạnh đó, công ty có thể đầu tư cho việc đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, mua sắm các trang thiết bị, máy móc hiện đại hơn cho công tác nghiên cứu thị trường.

  • Áp dụng nhiều hơn những phương pháp nghiên cứu khác ngoài phương pháp nghiên cứu tại bàn như bán thử, nghiên cứu tại thị trường để đa dạng hoá các nguồn thu thập thông tin.

  • Thành lập phòng Marketing riêng hoặc có chuyên viên chuyên nghiên cứu thị trường riêng biệt. Việc này sẽ khiến cho công tác nghiên cứu thị trường được chuyên sâu và bài bản hơn.

  • 2.2 Giải pháp tài chính

  • Đối với công ty để thành công trong chiến lược xuất khẩu cho trước mắt và lâu dài cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

  • Tìm các biện pháp tích cực nhất để tháo gỡ và tạo nguồn vốn cho sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu ( như chuyển nhượng, hợp tác liên doanh hoặc cho thuê tài sản cố định và bất động sản hiện có) để tạo vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

  • Xử lý các nguồn vốn tồn đọng trong công nợ và hàng tồn kho chưa giải quyết.

  • Khai thác tốt nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại, nhưng phải tính toán hết sức chặt chẽ, khi đưa vào lưu thông sao cho bảo toàn được vốn.

  • Để sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả công ty cần nắm rõ tình hình sử dụng vốn của mình. Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước , những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lêch giữa kế hoạch và việc thực hiện các kế hoạch đó ở kỳ trước . Dựa trên nhu cầu vốn đã xác định để xây dựng kế hoạch huy động vốn, xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu để có thể lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

  • Công ty cần có kế hoạch hợp lý để phân bổ nguồn ngân sách và các nguồn vốn cho vay ưu đãi khác cho công tác sản xuất, xuất khẩu, tìm kiếm đối tác chiến lược và lập kế hoạch phát triển. Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất đi đồng thời thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng Châu Âu từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu.

  • 2.3 Giải pháp nguồn nhân lực

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

  • Hoàn thiện công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự

  • Công ty có thể hoạt động tốt thì bộ máy lãnh đạo đóng một vai trò rất lớn. Ban lãnh đạo công ty là bộ phận đề ra phương hướng hoạt động và phân kế hoạch cho từng phòng ban nên cũng cần nắm rõ năng lực của từng phòng ban để có phương án, chiến lược và kế hoạch hoạt động hiệu quả.

  • Để có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình, khả năng và trình độ chuyên môn cao, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • - Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, tạo sự thích ứng con người với công việc. Công ty cần quán triệt một số yêu cầu: đào tạo phải phù hợp với yêu cầu mới phát sinh trong quá trình công tác, đào tạo phải có hiệu quả, cụ thể là cán bộ phải đáp ứng tốt công việc hơn.

  • Trên đây là một số hướng công ty có thể tham khảo để hoàn thiện chiến lược phát triển công ty nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng chiến lược kinh doanh của bất kể công ty nào cũng còn phải liên quan đến các chính sách kinh tế, đường lối phát triển của Chính Phủ. Vì vậy, công ty phải dựa vào đường lối chủ trương chung của cả nước để tìm hướng đi cho riêng mình.

  • Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân.

  • Hiện nay, chất lượng là yếu tố hàng đầu để một công ty kinh doanh có thể tồn tại và phát triển được. Mà đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ là chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng tay nghề công nhân, người thợ thủ công làm ra hàng hoá đó. Chính vì thế để có thể tồn tại trên thị trường hàng TCMN với uy tín lớn, công ty phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá, nghĩa là quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề người thợ. Để làm được điều này, công ty cần có một số giải pháp như là: Đối với đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại xưởng, công ty nên buộc mỗi người phải chịu trách nhiệm về chất lượng số hàng mình kiểm tra và cho qua. Đồng thời công ty cũng nên quan tâm đến đời sống của người công nhân để họ có thể làm tốt công việc của mình, đảm bảo hàng hoá xuất khẩu có chất lượng theo đúng hợp đồng

  • - Tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp chấn chỉnh lại các phòng ban trong công ty cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và sản xuất của công ty. Kết hợp điều chỉnh bổ sung nhân viên trẻ cho khâu quản lý, kinh doanh kiên quyết bãi bỏ những nhân viên thiếu năng lực.

  • - Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh trong công ty.

  • - Xây dựng và ban hành quy chế điều hành quản lý chỉ đạo, phối hợp trong công ty

  • - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế về quản lý kế hoạch, quản lý tài chính, giá cả , quản lý sản xuất kinh doanh của công ty trong tình hình mới.

  • - Đầu tư thêm người ở xưởng cót ép và phân xưởng tre cuốn. Đầu tư thêm người kỹ thuật, kiểm hóa, người phun sơn.

  • - Thay đổi một số nhân lực theo hướng trẻ hóa ở phân xưởng mỹ nghệ, đặc biệt là bộ phận đóng gói

  • - Hệ thống quản lý chất lượng: Duy trì và phát triển hệ thống chất lượng ISO 9001:2008

  • - Trách nhiệm xã hội SA8000: Duy trì các hệ thống trách nhiệm xã hội, chế độ với người lao động, nhất là lao động mùa vụ là đối tượng lao động không tập trung để phục vụ cho việc đánh giá của các khách hàng lớn và các khách hàng thương mại bình đẳng.

  • KẾT LUẬN

  • Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam là một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường đối với các công ty xuất nhập khẩu nói chung và đối với Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam nói riêng là hết sức cấp thiết.

  • Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh và kinh nghiệm trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, công ty phải xác định được đâu là thế mạnh, trong đoạn thị trường nào có công ty có khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng, tiềm năng để đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

  • Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu về thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty và của Việt Nam sang thị trường Châu Âu qua đó đánh giá những thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu.

  • Do trình độ còn có hạn nên bản thu hoạch thực tập tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ban lãnh đạo công ty và các thầy cô đóng góp ý kiến để bản thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.

  • Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cô chú anh chị em cán bộ nhân viên trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Việt Hoa - Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và Anh Nguyễn Huy Thông - Trưởng phòng kinh doanh của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này.

  • Sinh viên thực hiện

  • Phạm Thị Thuý Đào

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU 1

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM 3

  • 1. Lịch sử hình thành và phát triển 3

  • 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 4

  • 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 4

  • 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 5

  • 3. Lĩnh vực hoạt động 8

  • 4. Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2006 - 2010 8

  • 4.1. Tình hình của công ty 8

  • 4.2.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian qua 10

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 12

  • 1. Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam 12

  • 1.1. Kim ngạch xuất khẩu 12

  • 1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 14

  • 1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 16

  • 2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam trong những năm qua 17

  • 2.1. Thuận lợi và khó khăn 17

  • 2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 18

  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 22

  • 1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2011 - 2015 22

  • 1.1. Mục tiêu của công ty 22

  • 1.2. Định hướng phát triển đến năm 2015 22

  • 2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu 25

  • 2.1. Giải pháp thị trường và sản phẩm 25

  • 2.2. Giải pháp tài chính 27

  • 2.3. Giải pháp nguồn nhân lực 28

  • KẾT LUẬN 30

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • LỜI MỞ ĐẦU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong 20 năm thực đổi kinh tế, kinh tế Việt Nam có chuyển đạt thành cơng rõ rệt Bên cạnh lĩnh vực đạt tăng trưởng cao cơng nghiệp, dịch vụ, ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất Việt Nam thu kết đáng kể Với lợi so sánh đầu vào như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo…nên kim ngạch xuất ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng trưởng cao, 10 năm trở lại đây, tăng từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009(1) Đây mặt hàng mang lại giá trị gia tăng lớn, coi ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất Công ty mây tre xuất Ngọc Động đời từ năm 2004 Tuy hình thành phát triển, cơng ty có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất chung nước Từ đời công ty không ngừng củng cố chất lượng Những đặc điểm kinh tế, trị nước năm gần ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng mây tre xuất Với kiện diễn liên tiếp thời gian gần Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 thức vào năm 2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC từ ngày 16 – 19/11/2006 tạo hội kinh doanh cho doanh nghiệp xuất nhập nước v.v…và chủ trương lớn Đảng nhà nước ta là:" Việt nam muốn làm bạn với tất nước giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập nói chung hoạt động xuất thủ cơng mỹ nghệ nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường giới, mở tiềm lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất Việt Nam Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam cơng ty có lịch sử lâu năm lĩnh vực xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên thị trường xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ cơng ty cịn hạn hẹp, hiệu sản xuất (1) Nguồn: Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com chưa lớn Để đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với chiến lược phát triển công ty nắm bắt hội thị trường giới việc công ty tiến hành mở rộng xuất hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu quan trọng cần thiết Nhận thức tầm quan trọng hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ thấy rõ tình hình xuất hàng mây tre Việt Nam từ trước tới nay, đặc biệt năm gần đây, hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa – Giảng viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Anh Nguyễn Huy Thơng – Trưởng phịng Kinh doanh cơng ty Mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam, sau trình thực tập Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam em chọn đề tài: " Các biện pháp tăng cường xuất hàng thủ công mỹ nghệ Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu” Đề tài gồm chương: Chương 1: Giới thiệu chung công ty Mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam Chương 2: Thực trạng xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty sang thị trường Châu Âu LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com CHƯƠNG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM Lịch sử hình thành phát triển Làng nghề mây giang đan Ngọc Động tiếng từ lâu, sản phẩm chủ yếu hàng mây, giang loại vừa dùng làm đồ trang trí nội thất, vừa làm đồ mỹ nghệ Bộ salon mây kê nhà sàn Bác Hồ dân làng Ngọc Động biếu Bác Đến năm 2004, làng UBND tỉnh Hà Nam công nhận làng nghề với 03 nghệ nhân nhiều thợ giỏi có cơng phát triển làng nghề Góp cơng lớn việc bảo tồn phát triển làng nghề Cơng ty Mây tre xuất Ngọc Động Xã Hồng Đơng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có làng nghề truyền thống mây tre đan xuất từ lâu đời, đến năm 1970 hình thành mơ hình sản xuất hợp tác xã Thời gian đầu quy mơ hợp tác xã cịn nhỏ, sản phẩm đơn điệu, chủ yếu bàn ghế song mây số đồ gia dụng, thu nhập bình quân đầu người thấp Đặc biệt cuối năm 1980, đầu 1990 đời sống xã viên gặp vơ vàn khó khăn, hợp tác xã gần rơi vào tình trạng ngừng hoạt động Xuất ngũ làng năm 1989, ông Nguyễn Xuân Mai (Giám đốc công ty) thành lập tổ hợp sản xuất mây tre đan gia đình (tiền thân Công ty mây tre đan Ngọc Động), lấy nhà làm xưởng sản xuất, thực phương châm lấy ngắn nuôi dài Ban đầu tổ hợp ông gặp nhiều khó khăn Những lơ hàng xuất lại bị trả tới 20% sản phẩm chất lượng, khơng mẫu mã theo đơn đặt hàng khách, tổ hợp ông rơi vào tình trạng lao đao Đứng trước tình cảnh khó khăn đó, năm 1990 ơng vào Thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm chống mốc, làm tăng độ cứng, cách thức sơn màu cho sản phẩm Khi quay trở ông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, đồng thời đầu tư thêm nguồn vốn cung cấp nguyên liệu, tổ chức thu gom tiêu thụ sản phẩm Theo thời gian, tổ hợp Ngọc Động ngày phát triển, đến năm 2004 tổ hợp thức chuyển đổi thành Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam Tên giao dịch công ty: Công ty TNHH mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam Tên tiếng Anh: Ngoc Dong Bamboo Ltd Trụ sở: 94 - Phạm Ngọc Nhị - thị trấn Đồng Văn - Duy Tiên – Hà Nam LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Điện thoại : 03513 835 494 Fax : 03513 835 604 E-mail: ngocdongco@hn.vnn.vn - Website: www.ngocdongrattan.com Ngành nghề kinh doanh cơng ty: Sản xuất xuất hai loại sản phẩm sản phẩm nội thất bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ bình hoa, chụp đèn, bát đĩa ;các mặt hàng mây tre đan thủ cơng nghiệp ( lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phịng khách, phịng tắm…) - Vốn điều lệ: 4.600 triệu đồng - Số đăng ký kinh doanh: 0602000334, ngày cấp: 24/03/2004 Cơ cấu tổ chức máy công ty 2.1 Sơ đồ cấu tổ chức máy công ty Hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nói chung phụ thuộc nhiều vào tính hợp lý việc tổ chức máy quản lý Một nhân tố quan trọng để cấu tổ chức hoạt động hiệu việc xếp bố trí cơng nhân viên cấu tổ chức cho phù hợp với lực sở trường người Từ việc xếp cấu tổ chức cho kết hoạt động phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, phản ứng kịp thời với biến động xảy q trình vận hành máy nhân Mơ hình cấu tổ chức máy cơng ty phải đảm bảo tính nguyên tắc, quán, thống đạo cơng việc trì đặn Cơ cấu tổ chức máy Công ty mây tre xuất Ngọc Động thể thông qua sơ đồ sau LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Cơ cấu máy quản trị công ty thể qua hình 1.1 Hình 1.1 Sơ đồ cấu bộ máy quản trị của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam Ban Giám đốc - Giám đốc - Phó Giám đốc Phịng Kinh doanh Phịng Kế tốn Tài - Kế tốn trưởng Phòng Kế hoạch - Trưởng phòng kinh doanh - Trưởng phòng Phân xưởng sản xuất - Quản đốc Mây tre hàng đan lát Bộ phận thu hóa (KCS) Bộ phận sơn Bộ phận keo, nắn chỉnh Bàn ghế song mây Bộ phận nồi điện Bộ phận đóng gói vệ sinh Tre công nghiệp Bộ phận ép Bộ phận sơn Bộ phận vệ sinh (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam, năm 2010) 2.2 Chức nhiệm vụ phòng ban công ty Bộ máy quản trị công ty bao gồm :  Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc phó giám đốc, quản lý hoạt động sản xuất cơng ty Trong có phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng mây tre đan lát, phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng song mây  Các phòng ban chức năng: Bao gồm phòng: phòng kinh doanh, phịng kế hoạch phịng kế tốn tài  Phịng kinh doanh: LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Đứng đầu trưởng phòng kinh doanh kiêm trợ lý giám đốc, chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh công ty, bao gồm công việc liên hệ với khách hàng, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm bạn hàng, quảng bá sản phẩm Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về: cơng tác đối ngoại, sách thị trường, công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo, thông tin liên lạc lễ tân thị trường ngồi nước  Phịng kế hoạch: Đứng đầu phó giám đốc kiêm trưởng phịng kế hoạch, có nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc việc xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu công ty dài hạn ngắn hạn - Tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập hàng năm giai đoạn để trình cấp phê duyệt - Giúp Giám đốc tổ chức kiểm tra thực kế hoạch - Điều chỉnh mặt thiếu cân đối trình thực mục tiêu, phương hướng, kế hoạch kinh doanh xuất nhập cơng ty  Phịng kế tốn, tài chính: Đứng đầu kế tốn trưởng, có nhiệm vụ: - Giúp Giám đốc kiểm tra, quản lý, điều hành hoạt động tài tiền tệ cơng ty đơn vị sở - Tiến hành hoạt động quản lý, tính tốn hiệu kinh tế kinh doanh, cân đối vốn nguồn vốn - Đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh chủ động tài cơng ty * Phân xưởng sản xuất: Bao gồm phân xưởng, đứng đầu phân xưởng quản đốc, quản đốc có trách nhiệm đơn đốc, đảm bảo tiến độ sản xuất phân xưởng + Phân xưởng mây tre hàng đan lát: phân xưởng sản xuất cơng ty, phân xưởng chia thành phận chính, phận chịu trách nhiệm khâu quy trình hồn thiện sản phẩm mây tre công ty  Bộ phận thu hóa (KCS): phận làm cơng việc tẩy trắng hàng, chống mốc, chống mối mọt, tăng độ cứng cho sản phẩm  Bộ phận sơn: phận làm công việc liên quan đến việc sơn màu cho sản phẩm LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com  Bộ phận keo, nắn chỉnh: Bộ phận làm công việc tra keo vào mối khoan, mối đan sản phẩm nhằm tăng độ bền, độ cứng sản phẩm; nắn chỉnh sản phẩm theo hình dạng, kích thước xác định trước  Bộ phận nồi điện: có trách nhiệm đốt lị để than hóa, luộc ngun vật liệu nhằm phục vụ quy trình sản xuất sản phẩm khác  Bộ phận đóng gói, vệ sinh: làm cơng việc liên quan đến vệ sinh hàng hóa, đóng gói sản phẩm trước xuất xưởng + Phân xưởng bàn ghế song mây: Chịu trách nhiệm sản xuất hàng song mây + Phân xưởng tre công nghiệp: Bao gồm phận:  Bộ phận ép: làm các công việc liên quan về ép tre, tùy theo yêu cầu  Bộ phận sơn: chịu trách nhiệm liên quan đến sơn màu cho sản phẩm  Bộ phận vệ sinh: làm các công việc liên quan đến việc vệ sinh sản phẩm LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Bảng 1 Danh sách máy quản trị công ty STT Họ tên Chức danh, nhiệm vụ Ông Nguyễn Xuân Mai Giám đốc Ông Lê Văn Thanh Phó giám đốc – Trưởng phịng kế hoạch Ơng Nguyễn Văn Phương Phó giám đốc – phụ trách hàng tre ép Ông Nguyễn Văn Nhật Phụ trách phận hàng song mây Ông Nguyễn Huy Thơng Trợ lý giám đốc – Trưởng phịng kinh doanh Bà Lê Thị Thúy Kế toán trưởng (Nguồn: Phịng kế hoạch – Cơng ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam, năm 2010) Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực kinh doanh cơng ty sản xuất xuất hai loại sản phẩm sản phẩm nội thất bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ bình hoa, chụp đèn, bát đĩa mặt hàng mây tre đan thủ cơng nghiệp ( lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phịng khách, phịng tắm…) 4.Tình hình hoạt động cơng ty giai đoạn 2006 - 2010 4.1 Tình hình công ty 4.1.1 Sản phẩm chủ yếu thị trường tiêu thụ Hiện cơng ty có nhóm sản phẩm với hàng ngàn mẫu hàng khác nhau: - Đồ bày bán : Các loại lót cốc, đĩa, khay đựng giấy ăn, lẵng rượu, khay đựng dao đĩa Nhóm có sản lượng cao xuất hàng năm chiếm 60% doanh thu - Khay, giỏ, lẵng loại: Đa dạng mẫu mã, kích thước, hình dáng Hiện có khoảng 500 mẫu thiết kế chiếm 20% doanh số - Thùng, sọt đựng quần áo: Mẫu mã đa dạng, giá trị sản phẩm cao, chiếm 15% doanh số - Đồ dùng gia đình khác: Bao gồm thùng cắm ô, lọ hoa loại, hộp nhiều cỡ, ống chân đèn, khung gương, khung ảnh 4.1.2 Hiệu sản xuất kinh doanh công ty LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Bảng 1.2 Doanh thu công ty qua năm 2006 - 2010 Nă m 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Doanh thu từ hoạt động xuất trực tiếp( tỷ VNĐ) 2.1 3.9 9.7 23.5 26.8 Doanh thu từ hoạt động buôn bán với công ty thương mại nước( tỷ VNĐ) 17.6 21.5 16.9 4.3 3.6 Tổng Doanh thu( tỷ VNĐ) 19.7 25.4 26.6 27.8 30.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động xuất trực tiếp(%) 186 249 242 114 Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động buôn bán với công ty thương mại nước( %) 122 79 25 84 Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu( %) 129 105 105 109 (Nguồn: Phòng kế tốn tài – Cơng ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam năm 2010) Doanh thu công ty có từ nguồn chính: Thứ qua việc buôn bán với công ty thương mại nước xuất hàng hóa, tức công ty không trực tiếp ký kết hợp đồng xuất hàng hóa mà thơng qua cơng ty để xuất hàng thủ công mỹ nghệ mà cơng ty sản xuất nước ngồi; thứ hai, thông qua việc công ty trực tiếp ký kết hợp đồng xuất hàng hóa với đối tác nước LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu từ việc xuất trực tiếp công ty tăng nhanh qua năm Chẳng hạn doanh thu từ hoạt động xuất trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 1,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 186%; năm 2008 tăng so với năm 2007 5.8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 249% mức độ tăng trưởng cao; năm 2009 tăng so với năm 2008 13,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 242% đến năm 2010 tăng so với năm 2009 3.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 114%) Doanh thu từ hoạt động buôn bán với công ty thương mại nước năm 2007 tăng so với năm 2006 3,9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 122%), năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống 16.9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 79%, năm 2009 giảm so với năm 2008 4.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 25%, năm 2010 giảm so với năm 2009 0.7 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 84 % Sở dĩ có tăng mạnh doanh thu từ việc xuất trực tiếp giảm mạnh doanh thu từ việc buôn bán với công ty thương mại nước vậy thực tế trước chưa thành lập công ty, tiền thân Tổ hợp Ngọc Động ký kết với công ty thương mại nước để thông qua công ty xuất sản phẩm nước ngồi, cịn có xuất trực tiếp khách hàng nước đến tận nơi đặt hàng Sau thành lập cơng ty, có tư cách pháp nhân, thêm vào dựa vào uy tín công ty tạo với khách hàng, công ty chủ trương nâng cao chất lượng mở rộng quan hệ với đối tác nước ngồi Vì doanh thu từ hoạt động xuất trực tiếp công ty tăng lên qua năm Nhìn vào thống kê ở bảng trên, ta có thể thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian gần Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu đạt 100% Có thể nói công ty có những bước tiến vững chắc hoạt động kinh doanh của mình Một nguyên nhân chính dẫn tới việc này, ngoài nguyên nhân về lực của công ty, về sản phẩm, về đối tác khách hàng, đó chính là đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu vào, nhiên làm được sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì giá bán của nó cũng rất cao 4.2 Tổng quan hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty thời gian qua Trước công ty chủ yếu ký hợp đồng xuất hàng sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ Đây thị trường có quan hệ với cơng ty từ lâu, sản phẩm công ty hợp với thị hiếu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ số khách hàng thị trường LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com tỷ VNĐ so với năm 2006, điều đóng góp phần lớn lợi nhuận cho công ty, nâng cao thu nhập cán công nhân viên và người lao động Thu nhập của người lao động hàng năm tăng từ 10% - 15% Công ty trọng việc thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường theo chiều sâu, tạo mối quan hệ vững với bạn hàng nước ngồi Cơng ty đã chú trọng về vấn đề thương hiệu hơn, và bước đầu đã tạo được chữ tín đối với khách hàng Sau nhiều nỗ lực hỗ trợ phát triển nghề truyền thống với nhiều thành tựu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đạt nhiều danh hiệu, khen như: năm 2006 nhận giải thưởng Cúp Sen vàng Việt Nam, đạt danh hiệu đơn vị có sản phẩm độc đáo thị trường quốc tế đánh giá cao Bộ Thương mại trao tặng; năm 2008 nhận Bằng khen Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Giải thưởng Sao vàng đồng sông Hồng, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt nhiều giải thưởng khác Đây niềm tự hào khơng riêng người dân Ngọc Động mà cịn niềm tự hào ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam 2.2.2 Hạn chế - Đặc thù của các khách hàng đến từ thị trường Châu Âu là: họ thường đặt hợp đồng với số lượng lớn, và họ rất trung thành với đối tác của mình Đây cũng là một lợi thế của công ty Tuy nhiên, công ty đã xảy hiện tượng trễ thời hạn giao hàng, điều này gây không ít ảnh hưởng đến uy tín của công ty; mặc dù các đối tác đều hiểu những trường hợp mà công ty không giao hàng đúng hẹn là những trường hợp bất khả thi hay bất khả kháng Chẳng hạn thiên tai, thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng công ty cho khách hàng - Mặc dù công ty chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm, luôn tìm kiếm thông tin nhằm xác định thị hiếu tiêu dùng mới của người tiêu dùng Châu Âu Tuy nhiên, nằm hạn chế chung của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, công ty cũng gặp khó khăn khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ là phải luôn thay đổi hình thức, đưa những mẫu mã mới, kiểu dáng mới để chào hàng với khách nước ngoài, đó khâu thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng - Do khai thác không có quy hoạch, nguồn nguyên vật liệu ở nước ta dần cạn kiệt Như vậy, tương lai công ty sẽ phải đối mặt với viễn cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thêm vào đó giá cả sẽ tăng lên Nếu không có giải pháp khả thi về vấn đề nguyên vật liệu thì việc sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ, hay nói cách khác sẽ bị chững lại Chính cơng ty cần có chủ trương phối hợp với LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com ban ngành quan chức để có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất - Đặc thù của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là chủ yếu sản xuất thủ công Một vấn đề đặt là liệu những sản phẩm được làm thủ công từ những người lao động khác với trình độ tay nghề khác nhau, có đảm bảo được một chất lượng đồng đều hay không Câu trả lời chắc chắn là không Điều đó có nghĩa là sản phẩm của công ty được sản xuất với chất lượng không đồng đều - Một hạn chế nữa ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty, đó là vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty hiện còn hạn hẹp Chủ yếu nguồn vốn của công ty là vốn tự có, lợi nhuận tái đầu tư và một phần là vốn vay Điều này gây hạn chế về khả đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ phía các đối tác đến từ thị trường Châu Âu 2.2.3 Nguyên nhân Từ phía công ty: - Như đã đề cập ở trên, lực lượng nhân công của công ty bao gồm hai nguồn: lao động tập trung và lao động không tập trung Những lao động tập trung làm các công việc liên quan đến công đoạn cuối của quy trình sản xuất sản phẩm như: xử lý mối mọt, nhấn keo, phun sơn, vệ sinh và đóng gói Nguồn lao động chủ yếu và trực tiếp sản xuất, quyết định thời hạn hoàn thành sản phẩm chính là nguồn lao động không tập trung Lực lượng này trải dài ở nhiều tỉnh, và điều đặc biệt là họ là những lao động nông nhàn Họ thường tập trung sản xuất vào những thời điểm không phải vụ mùa Vào những thời gian cao điểm vụ mùa, ngày lễ tết, công ty cũng không có cách gì để có thể gia tăng sản xuất, làm thêm ca đối với lượng lao động không tập trung này, công ty và họ không có các ràng buộc pháp lý Vì vậy, vào thời điểm vụ mùa, hay nhiều thời điểm nhạy cảm đối với bà nông dân, công ty thường không đạt được thời hạn giao hàng mong muốn - Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, thiết kế khâu tối quan trọng Mặc dù cơng ty có kế hoạch đầu tư nhiều vào thiết kế sản phẩm, nhiên đặc thù sản phẩm vòng đời ngắn nên công ty thiếu mẫu thiết kế Đây khơng phải khó khăn riêng cơng ty mà ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung Từ phía Nhà nước: - Nhà nước chưa có sách tín dụng hỗ trợ cho doanh LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chẳng hạn cho vay vốn với lãi suất ưu đãi có địi hỏi thủ tục chấp vay vốn Trong đó, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại sở nhỏ, chủ yếu sản xuất phương pháp thủ cơng gặp khó khăn việc vay khoản vốn tương đối - Sự hỗ trợ Nhà nước hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của cơng ty nói riêng cịn nhiều hạn chế Mặt khác, thông tin hỗ trợ xuất cho doanh nghiệp cịn chung chung, khơng hướng vào phân tích, nghiên cứu sâu thị trường Điều khiến doanh nghiệp khó khăn tiến hành mở rộng thị trường xuất - Thủ tục xuất nhập tương đối phức tạp, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com CHƯƠNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU Mục tiêu định hướng phát triển công ty giai đoạn 2011 - 2015 1.1 Mục tiêu công ty * Mục tiêu xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hiện nay, nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ đánh giá nhóm hàng có tiềm xuất cao Theo định hướng đến năm 2015 kim ngạch xuất thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Âu sẽ đạt 400 triệu USD Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 Đơn vị (triệu USD) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giai đoạn 2014-2015 KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) 997 21,5 1.214 21,7 1511 24,5 5.024 21,6 (Nguồn: Đề án phát triển xuất giai đoạn 2011 - 2015, Bộ công thương) Để đạt mục tiêu này, mặt hàng thủ công mỹ nghệ cần phải tạo cho khả cạnh tranh cao Hòa cùng xu thế đó, công ty đặt mục tiêu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Âu đạt từ triệu – 2,5 triệu USD Để có thể đạt được mục tiêu này, công ty đã có những định hướng cụ thể: đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm đồng thời xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp Công ty sẽ kết hợp với các nhà nhập khẩu từ Châu Âu để thiết kế những sản phẩm kiểu dáng phù hợp nữa với thị trường Châu Âu Chính nên mục tiêu công ty phát triển bền vững giai đoạn từ 2011 - 2015 với mức tăng trưởng 10 - 15% năm so với giai đoạn 2006 - 2010 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2015 Định hướng phát triển giai đoạn 2011 - 2015 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com * Định hướng thị trường xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trong tương lai, công ty theo đuổi hai mục tiêu chính: Thứ nhất là: Tiếp tục tăng cường hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Châu Âu Tăng cường hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu bằng các hoạt động như: tiếp tục trì mối quan hệ với các đối tác đến từ Châu Âu, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty Thứ hai là: Công ty sẽ lên các kế hoạch thâm nhập các thị trường tiềm như: Ấn Độ, Braxin Tuy Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam nhiên, hiện tại công ty bước đầu đã có những quan hệ kinh doanh với 2-3 đối tác đến từ Ấn Độ và Braxin * Về thị trường doanh số - Phát triển thị trường sang nước Trung Đơng có dầu mỏ - Phát triển thị trường sang nước phát triển Trung Quốc, Ấn Độ quốc gia có dân số lớn - Duy trì khách hàng truyền thống, tăng cường số lượng khách hàng nhóm thị trường từ - khách/ thị trường/ năm - Doanh số: Tăng trưởng 10- 15% năm, phấn đấu năm 2011 đạt doanh số bán khoảng 65 đến 70 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận: Từ 10 - 12% *Về mặt hàng: LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Bảng 3.2 : Danh mục mặt hàng thị trường xuất Dự kiến thị trường Khách hàng Nhóm hàng Lợi thế/ bất lợi 1- Mây giang xiên, mây xiên, đáy cót Hàng cứng chắc, xu hướng tiêu dùng trở lại, đáy cót tạo suất cao Khơng có cạnh tranh Tusem, Xylia, ZHG, Area, Divino, Core Hàng đan trung 6-8 tỷ bình, hồn VNĐ thiện bề mặt trung bình, đồng màu 2- Hàng song xiên, song xiên đáy cót Ngày cơng lao Mỹ, Nhật, Nitori, động cao, Canada, Tusem, suất cao Hàn Quốc Xylia giang Phải cạnh tranh với Myanma Trung Quốc Kỹ thuật sơn 3-4 tỷ đặc biệt quan VNĐ trọng, hàng khơng tróc sơn Mỹ, Châu Âu, Braxin, Ấn Độ Yêu cầu kỹ thuật Dự kiến doanh số 3- Hàng Năng suất cao, Châu Âu, Tusem, song bắn giá trị cao Cạnh Trung Xylia, đinh tranh với Đông Essa, Indonexia Protrade Bề mặt sản 4-5 tỷ phẩm săn chắc, VNĐ hoàn thiện nhẵn nhụi, giá hợp lý 4- Hàng Vật liệu mới, Mỹ, Châu Xylia, cót ép cứng Âu, Braxin Core thân thiện với Bamboo môi trường, xu hướng tiêu dùng Khơng có cạnh tranh Phần vệ sinh 10-12 tỷ ghép mộng VNĐ sơn quan trọng 5- Hàng Sản phẩm tự tre nhiên, an toàn thực phẩm để thay bát sứ, số lọ trang trí Khơng có cạnh tranh Khơng 22-25 tỷ nứt tách, ngót VNĐ Quy trình sấy làm mộc quan trọng Có thể phát sinh thêm Mỹ, Pháp, Nitori, Canada, Core, Ấn Độ, BOA Nhật, Tây Ban Nha, Đức LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com phận làm xưởng 6- Hàng Giá thành thấp cói, guột, tre Mỹ, Thổ Alliance Nhĩ Kỳ, Sales, Braxin Xylia, Tusem, Brassard Tổng cộng Giá rẻ, đan kết 4-5 tỷ hợp chất liệu VNĐ 50-55 tỷ VNĐ ( Nguồn: Phịng kế hoạch cơng ty Mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam) *Định hướng mặt hàng -Sẽ phát triển thêm số khách hàng nội địa tiềm chiến lược nhóm mặt hàng cót ép song bắn đinh Đẩy mạnh mặt hàng cót ép sang ốp tường bàn ghế - Giữ vững trì nhóm hàng truyền thống mây giang xiên Ngọc Động - Mở rộng phát triển nhóm hàng bán cơng nghiệp khác cót ép, tre có suất sản lượng cao, giá thành hợp lý Phát triển thương mại hóa số mặt hàng công ty không sản xuất Mẫu mã: Mỗi năm phát triển 200 - 300 mẫu Phát triển theo hướng có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tiêu thụ nguyên liệu thân thiện với môi trường Phấn đấu năm xuất từ 1,5 đến 2.5 triệu sản phẩm * Về tổ chức - Xây dựng công ty gồm nhiều cán nhân viên có lực, hoạt động hiệu dựa văn hóa cơng ty - Hồn thiện đội ngũ thợ giỏi khoảng 30 đến 40 người Hồn thiện phịng kinh doanh có cán giỏi chun môn nghiệp vụ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu 2.1 Giải pháp thị trường sản phẩm Công ty cần tiến hành đầu tư mạnh vào nghiên cứu sách phát triển thị trường , xây dựng kế hoạch cụ thể, bước tiến hành mở rộng thị trường, đưa sản phẩm công ty xâm nhập vào thị hiếu tiêu dùng khách hàng LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Một mặt công ty cần tiến hành nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng khách hàng thị trường mà công ty có ý định xâm nhập mở rộng xuất , tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm khách hàng để đưa mẫu mã sản phẩm mà họ cần, phương diện tổng quát cần nghiên cứu đặc điểm thói quen tiêu dùng thị trường đó, nghiên cứu tiềm thị trường muốn xâm nhập Từ kết thông tin nghiên cứu thu thập công ty xây dựng chiến lược kinh doanh đẩy mạnh quảng cáo qua sản phẩm gây dựng chỗ đứng vững thị trường Phát huy tính chủ động mạnh cơng ty việc tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng hình thức linh hoạt giá cả, chất lượng , phương thức giao nhận, toán, cạnh tranh lành mạnh, có hiệu để giành hợp đồng xuất đảm bảo hiệu kinh doanh Công ty làm tốt công tác tổ chức tham gia hội chợ quảng cáo xúc tiến thương mại, cử đoàn nước mời khách hàng vào nước, nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối Đảng, sách Nhà nước , Bộ công thương mặt hàng mà công ty đầu tư kinh doanh , nắm bắt giá mặt hàng, tình hình thị trường… Có sách đạo trực tiếp thương nhân, khách hàng mua với số lượng vào kim ngạch lớn hàng mây tre công ty Tập trung khai thác để mở rộng thị trường thương nhân cấu hàng xuất thị trường trọng điểm Tây Đông Âu Như biết, thị trường giới biến động không ngừng, khơng có chiến lược xuất dài hạn, đắn cơng ty gặp nhiều khó khăn trước thay đổi Chiến lược xuất rõ ràng tính khả thi cao nhiêu Việc xây dựng chiến lược xuất phải dựa mục tiêu kinh doanh công ty, thực trạng tiềm lực công ty dự báo xác sản phẩm thị trường tương lai Song song với việc trì phát triển thị trường truyền thống đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường công ty phải nghiên cứu thị trường nguồn cung để tìm nguồn cung có chất lượng giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm tăng khả cạnh tranh cao cho sản phẩm *Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường xuất hàng thủ công mỹ nghệ LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Nếu muốn hoạt đợng thúc đẩy xuất có hiệu cơng ty phải hiểu rõ đặc điểm thị trường mà định thâm nhập qua công tác nghiên cứu thị trường Do cả yếu tố về vốn và người, mặc dù công tác nghiên cứu thị trường Châu Âu của công ty đã được đầu tư, nhiên vẫn chưa được đúng mức Vì vậy, thời gian tới cơng ty cần trọng công tác nghiên cứu thị trường, cụ thể là: - Thêm kinh phí để hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường hiệu Có thêm kinh phí cơng ty có điều kiện cử người sang nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia vào nhiều hội chợ triển lãm quốc tế, mua thơng tin đáng tin cậy Bên cạnh đó, cơng ty đầu tư cho việc đào tạo cán chuyên sâu lĩnh vực nghiên cứu thị trường, mua sắm trang thiết bị, máy móc đại cho công tác nghiên cứu thị trường - Áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác phương pháp nghiên cứu bàn bán thử, nghiên cứu thị trường để đa dạng hoá nguồn thu thập thơng tin - Thành lập phịng Marketing riêng có chuyên viên chuyên nghiên cứu thị trường riêng biệt Việc khiến cho công tác nghiên cứu thị trường chuyên sâu 2.2 Giải pháp tài Đối với cơng ty để thành cơng chiến lược xuất cho trước mắt lâu dài cần phải tập trung giải vấn đề sau đây: Tìm biện pháp tích cực để tháo gỡ tạo nguồn vốn cho sản xuất, thu mua hàng xuất ( chuyển nhượng, hợp tác liên doanh cho thuê tài sản cố định bất động sản có) để tạo vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Xử lý nguồn vốn tồn đọng công nợ hàng tồn kho chưa giải Khai thác tốt nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, phải tính tốn chặt chẽ, đưa vào lưu thơng cho bảo tồn vốn Để sử dụng nguồn vốn cách có hiệu cơng ty cần nắm rõ tình hình sử dụng vốn Cơng ty cần phải phân tích xác tiêu tài kỳ trước , biến động chủ yếu vốn lưu động, mức chênh lêch kế hoạch việc thực kế hoạch kỳ trước Dựa nhu cầu vốn xác định để xây dựng kế hoạch huy động vốn, xác định khả tài LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com công ty, số vốn cịn thiếu để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh công ty đồng thời hạn chế rủi ro xảy Cơng ty cần có kế hoạch hợp lý để phân bổ nguồn ngân sách nguồn vốn cho vay ưu đãi khác cho cơng tác sản xuất, xuất khẩu, tìm kiếm đối tác chiến lược lập kế hoạch phát triển Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo tháng, quý kiểm tra chất lượng hàng hóa trước xuất đồng thời thường xuyên theo dõi biến động thị trường hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng Châu Âu từ đưa định điều chỉnh kịp thời việc xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty sang thị trường Châu Âu 2.3 Giải pháp nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  Hồn thiện cơng tác lãnh đạo tổ chức nhân Cơng ty hoạt động tốt máy lãnh đạo đóng vai trị lớn Ban lãnh đạo công ty phận đề phương hướng hoạt động phân kế hoạch cho phòng ban nên cần nắm rõ lực phịng ban để có phương án, chiến lược kế hoạch hoạt động hiệu Để có đội ngũ cán cơng nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình, khả trình độ chun mơn cao, cơng ty áp dụng số giải pháp sau: - Đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn cho cán cơng nhân viên, tạo thích ứng người với công việc Công ty cần quán triệt số yêu cầu: đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát sinh q trình cơng tác, đào tạo phải có hiệu quả, cụ thể cán phải đáp ứng tốt công việc Trên số hướng cơng ty tham khảo để hồn thiện chiến lược phát triển công ty nhằm thúc đẩy hoạt động xuất hàng TCMN nâng cao hiệu kinh doanh Nhưng chiến lược kinh doanh cơng ty cịn phải liên quan đến sách kinh tế, đường lối phát triển Chính Phủ Vì vậy, cơng ty phải dựa vào đường lối chủ trương chung nước để tìm hướng cho riêng  Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân Hiện nay, chất lượng yếu tố hàng đầu để cơng ty kinh doanh tồn phát triển Mà đặc trưng hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng tay nghề công nhân, người thợ thủ cơng làm hàng hố Chính để tồn thị trường hàng TCMN với uy tín lớn, LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com công ty phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá, nghĩa quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề người thợ Để làm điều này, cơng ty cần có số giải pháp là: Đối với đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại xưởng, công ty nên buộc người phải chịu trách nhiệm chất lượng số hàng kiểm tra cho qua Đồng thời công ty nên quan tâm đến đời sống người công nhân để họ làm tốt cơng việc mình, đảm bảo hàng hố xuất có chất lượng theo hợp đồng - Tiếp tục nghiên cứu, xếp chấn chỉnh lại phịng ban cơng ty cho phù hợp với điều kiện kinh doanh sản xuất công ty Kết hợp điều chỉnh bổ sung nhân viên trẻ cho khâu quản lý, kinh doanh kiên bãi bỏ nhân viên thiếu lực - Tăng cường công tác đạo, quản lý sản xuất kinh doanh công ty - Xây dựng ban hành quy chế điều hành quản lý đạo, phối hợp cơng ty - Tiếp tục xây dựng, hồn thiện quy chế quản lý kế hoạch, quản lý tài chính, giá , quản lý sản xuất kinh doanh cơng ty tình hình - Đầu tư thêm người xưởng cót ép phân xưởng tre Đầu tư thêm người kỹ thuật, kiểm hóa, người phun sơn - Thay đổi số nhân lực theo hướng trẻ hóa phân xưởng mỹ nghệ, đặc biệt phận đóng gói - Hệ thống quản lý chất lượng: Duy trì phát triển hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 - Trách nhiệm xã hội SA8000: Duy trì hệ thống trách nhiệm xã hội, chế độ với người lao động, lao động mùa vụ đối tượng lao động không tập trung để phục vụ cho việc đánh giá khách hàng lớn khách hàng thương mại bình đẳng LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com KẾT LUẬN Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam cơng ty có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực xuất nhập hàng thủ công mỹ nghệ Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cạnh tranh gay gắt nay, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường công ty xuất nhập nói chung Cơng ty mây tre x́t khẩu Ngọc Đợng Hà Nam nói riêng cấp thiết Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh và kinh nghiệm hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu Để đạt hiệu cao nhất, công ty phải xác định đâu mạnh, đoạn thị trường nào có cơng ty có khả cạnh tranh Trên sở tiến hành phân tích thực trạng, tiềm để đề giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu Trong thời gian thực tập công ty, em tìm hiểu, thu thập thơng tin, tài liệu thực trạng xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty Việt Nam sang thị trường Châu Âu qua đánh giá những thành cơng, hạn chế đề xuất số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất đối với hàng thủ công mỹ nghệ công ty sang thị trường Châu Âu Do trình độ cịn có hạn nên thu hoạch thực tập tốt nghiệp em chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong ban lãnh đạo cơng ty thầy đóng góp ý kiến để thu hoạch em hoàn thiện Em xin chân thành cám ơn giúp đỡ, hướng dẫn, bảo tận tình anh chị em cán nhân viên công ty đặc biệt hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình TS.Nguyễn Thị Việt Hoa - Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội Anh Nguyễn Huy Thông - Trưởng phịng kinh doanh Cơng ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này Sinh viên thực Phạm Thị Thuý Đào LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM Lịch sử hình thành phát triển Cơ cấu tổ chức máy công ty .4 2.1 Sơ đồ cấu tổ chức máy công ty 2.2 Chức nhiệm vụ phịng ban cơng ty Lĩnh vực hoạt động Tình hình hoạt động cơng ty giai đoạn 2006 - 2010 .8 4.1 Tình hình cơng ty 4.2.Tổng quan hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty thời gian qua 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 12 Phân tích hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam 12 1.1 Kim ngạch xuất .12 1.2 Cơ cấu hàng xuất 14 1.3 Cơ cấu thị trường xuất 16 Đánh giá hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam năm qua 17 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 2.1 Thuận lợi khó khăn .17 2.2 Thành tựu, hạn chế nguyên nhân 18 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU .22 Mục tiêu định hướng phát triển công ty giai đoạn 2011 2015 22 1.1 Mục tiêu công ty 22 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2015 .22 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu .25 2.1 Giải pháp thị trường sản phẩm 25 2.2 Giải pháp tài 27 2.3 Giải pháp nguồn nhân lực .28 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC HÌNH LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com LỜI MỞ ĐẦU Trong 20 năm thực đổi kinh tế, kinh tế Việt Nam có chuyển đạt thành cơng rõ rệt Bên cạnh lĩnh vực đạt tăng trưởng cao công nghiệp, dịch vụ, ngành sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất Việt Nam thu kết đáng kể Với lợi so sánh đầu vào như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo…nên kim ngạch xuất ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng trưởng cao, 10 năm trở lại đây, tăng từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009(2) Đây mặt hàng mang lại giá trị gia tăng lớn, coi ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất Công ty mây tre xuất Ngọc Động đời từ năm 2004 Tuy hình thành phát triển, cơng ty có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất chung nước Từ đời công ty không ngừng củng cố chất lượng Những đặc điểm kinh tế, trị ngồi nước năm gần ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng mây tre xuất Với kiện diễn liên tiếp thời gian gần Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 thức vào năm 2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC từ ngày 16 – 19/11/2006 tạo hội kinh doanh cho doanh nghiệp xuất nhập nước v.v…và chủ trương lớn Đảng nhà nước ta là:" Việt nam muốn làm bạn với tất nước giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập nói chung hoạt động xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường giới, mở tiềm lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất Việt Nam Công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam cơng ty có lịch sử lâu năm lĩnh vực xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên thị trường xuất (1) Nguồn: Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com ... TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Phân tích hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty mây tre xuất. .. CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 12 Phân tích hoạt động xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam. .. công ty mây tre xuất Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng thủ công mỹ nghệ công ty sang thị trường Châu Âu LUAN

Ngày đăng: 14/10/2022, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty thể hiện qua hình 1.1 dưới đây - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
c ấu bộ máy quản trị của công ty thể hiện qua hình 1.1 dưới đây (Trang 5)
Bảng 1.1 Danh sách bộ máy quản trị của công ty - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 1.1 Danh sách bộ máy quản trị của công ty (Trang 8)
Bảng 1.2 Doanh thu của công ty qua các năm 200 6- 2010                           Nă                          Nă - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 1.2 Doanh thu của công ty qua các năm 200 6- 2010 Nă Nă (Trang 9)
Bảng 2.1 thể hiện tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bình qn của cơng ty qua các năm: - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 2.1 thể hiện tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bình qn của cơng ty qua các năm: (Trang 12)
Bảng 2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty  sang thị trường Châu Âu theo tiêu thức số lượng khách hàng qua các năm 2006 - 2010 - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu theo tiêu thức số lượng khách hàng qua các năm 2006 - 2010 (Trang 13)
Bảng 2.3 Cơ cấu các mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu qua các năm 2006 - 2010 - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 2.3 Cơ cấu các mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu qua các năm 2006 - 2010 (Trang 15)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng tiêu thụ tại các thị trường trên tổng số hàng xuất khẩu của công ty qua các năm - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
h ìn vào bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng tiêu thụ tại các thị trường trên tổng số hàng xuất khẩu của công ty qua các năm (Trang 16)
Bảng 3. 2: Danh mục các mặt hàng và thị trường xuất khẩu Nhóm - Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam sang thị trường châu âu
Bảng 3. 2: Danh mục các mặt hàng và thị trường xuất khẩu Nhóm (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w