Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn nhất trong nền kinh tế Đốivới các tổ chức này, huy động vốn là hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng,không huy động được lượng vốn đủ lớn, các Ngân hàng rất khó mở rộng tín dụngcũng như phát triển các hoạt động khác
Trong điều kiện kinh tế Việt nam đang hội nhập các Ngân hàng thương mạicàng cần để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường Trên thực tế lượng vốn các tổchức tài chính này huy động được chưa đủ lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển, mặtkhác không ít Ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối giữa các loạivốn Tăng cường vốn trở thành vấn đề rất cấp bách với các Ngân hàng thương mạihiện nay
Chi nhánh Hà nội là một trong những chi nhánh thuộc miền Bắc của Ngânhàng TMCP An Bình hoạt động trong môi trường cạnh tranh mới nên chi nhánh gặprất nhiều khó khăn Hoạt động huy động vốn của chi nhánh dù đã có được nhữngthành công nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, tình hình huy động vốn của chinhánh qua các năm không được ổn định do sự bất ổn của nền kinh tế gây ra bêncạnh những hình thức huy động vốn của chi nhánh chưa thực sự đa đạng Nếukhông tăng cường huy động vốn thì chi nhánh sẽ rất khó phát triển
Xuất phát từ nhận định trên, đề tài “Tăng cường huy động vốn của Ngânhàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội” được lựa chọn để nghiên cứu
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, lời mở đầu kếtluận và tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày theo kết cấu gồm ba chươngnhư sau:
Chương 1: Tổng quan về huy động vốn của Ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại không phải được hình thành trong bất cứ điều kiệnkinh tế nào Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định, sự ra đờicủa NHTM là tất yếu khách quan Đến lượt mình, các NHTM lại trở thành động lựcphát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia được phảnánh rất nhiều thông qua trình độ phát triển của hệ thống NHTM nói riêng, hệ thốngtài chính nói chung của quốc gia đó
NHTM hiện diện trong nền kinh tế từ hình thức sơ khai nhất là những cửa hiệuhay bàn đổi tiền trong các Trung tâm thương mại, giúp khách du lịch và thươngnhân đổi ngoại tệ lấy bản tệ Hình thái đầu tiên đó xuất hiện ở các thành phố của HyLạp, La Mã với hai hoạt động chủ yếu là: đổi tiền và chiết khấu thương phiếu
Những ngân hàng thực sự đầu tiên trên thế giới chỉ đơn thuần nhận bảo quản,cất giữ hộ tiền vàng và các vật có giá khác Khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàngtrao cho những người chủ chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu với các vật đó Do cónhiều ưu điểm, những chứng chỉ này sau đó được sử dụng rộng rãi với tư cách là“tiền” thay cho tiền vàng trong các giao dịch, đồng thời các chủ Ngân hàng nhận rasự không ăn khớp về thời gian và số lượng giữa tài sản được gửi vào và tài sản đượcrút ra Họ không dự trữ toàn bộ mà tiến hành cho vay với những người cần vốn.Điều này khiến các Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lớn đồng thời biên Ngân hàngtrở thành trung gian tài chính lớn nhất trong nền kinh tế
Nhu cầu ngày càng lớn về loại tiền, chứng thư, do Ngân hàng phát hành khiếncác chứng thư được xuất ra một cách mạo hiểm, không có sự đảm bảo của tiền vànghay vật có giá Sự lạm dụng phát hành tiền cũng như sự không thống nhất các loạitiền do các Ngân hàng khác nhau phát hành gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế, cản trởgiao thương Nhà nước buộc phải can thiệp bằng cách trao quyền phát hành tiền chomột số Ngân hàng mạnh nhất và sau đó là một Ngân hàng duy nhất, Ngân hàngTrung ương Những Ngân hàng còn lại chỉ còn được phép: nhận tiền gửi, đi vay vàcho vay
Trang 3Ngoài NHTW, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, Ngân hàng được phânloại thành: Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngânhàng thương mại Trong đó NHTM chiếm số đông, từ những hoạt động sơ khai: đổitiền, nhận tiền gửi, cho vay… các Ngân hàng hiện nay đã phát triển rất nhiều hoạtđộng mới Việc xây dựng một khái niệm phản ánh đúng và đầy đủ bản chất củaNHTM cũng trở nên phức tạp hơn Các khái niệm về NHTM được đưa ra trên cơ sởnhững hoạt động thể hiện tính đặc trưng của các tổ chức tài chính này, được gọichung là các hoạt động ngân hàng Trong những điều kiện cụ thể, các hoạt độngngân hàng được cụ thể hóa theo những cách diễn đạt khác nhau
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt độngNgân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Trong đó, hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
Thực tế cho thấy: NHTM không phải bỗng dưng xuất hiện và có được sự thịnhvượng như ngày nay Một lịch sử lâu dài trong sự thúc đẩy của nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội đã giúp các NHTM không ngừng hoàn thiện các hoạt động cơ bảnvà mở rộng nhiều hoạt động mới
1.1.3 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại1.1.3.1.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ chủ yếu dưới hình thức huy động,cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Huy dộng vốn - hoạt động tạo nguồnvốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượnghoạt động của ngân hàng.
Nguồn vốn ngân hàng huy động được sử dụng để tiến hành cho vay phục vụcho nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế của địaphương và của cả nước Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộngvà phát triển sẽ càng tạo uy tín và tiền đề cho ngân hàng trong mở rộng quan hệ tíndụng với các thành phần kinh tế từ đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
Nguồn vốn của một ngân hàng thương mại nằm bên phải bảng cân đối kế toánbao gồm các khoản mục sau
Vốn chủ sở hữu
Đây là loại vốn ngân hàng mà ngân hàng cần phải có để có thể hoạt động banđầu và được pháp luật cho phép Vốn này có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên
Trang 4trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mànguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động,ngân hàng cũng gia tăng vốn của chủ thêo nhiều phương thức khác nhau, tuỳ thuộcvào điều kiện cụ thể Đó là nguồn từ lợi nhuận và nguồn bổ sung từ phát hành thêmcổ phần, góp thêm vốn,
Vốn huy động
Vốn huy động có vai trò đáng kể trong khoản mục nguồn vốn của bảng cânđối kế toán của ngân hàng Vốn huy động là vốn mà ngân hàng cần phải dự trữ bắtbuộc theo tỷ lệ quy định của nhà nước, tuy nhiên lại đóng vai trò rất quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vốn huy động được chuyển đến ngânhàng thông qua các kênh khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau Lãi suất củavốn huy động phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường cũng như các quyết định về lãisuất huy động của từng ngân hàng.
Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nguồn vốn vay nợ là khoản mụclớn thứ hai bên tài sản nợ sau nguồn vốn huy động Đối với nguồn vốn này, ngânhàng không bị đòi hỏi về dự trữ bắt buộc Tuy nhiên một trở ngại lớn đối với nguồnvốn này là chi phí vốn - lãi suất - của các khoản vay này thường cao và thường daođộng với biên độ lớn phụ thuộc vào tình trạng tài chính của ngân hàng xin vay.
Chính vì vậy, ngân hàng chỉ dung tới nguồn vốn vay nợ trong trường hợp cónhững nhu cầu thanh khoản đột xuất với quy mô lớn xuất hiện mà các nguồn vốnhuy động hay nguồn tiền từ việc bán các dự trữ thứ cấp là không thể đáp ứng được.Nguồn vay chính đối với các ngân hàng là từ các khoản tiền gửi của ngân hàngTrung ương, từ nguồn chiết khấu của ngân hàng Trung ương hoặc từ các công tylớn
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Các nguồn vốn sau huy động sẽ được ngân hàng thương mại phân bổ sử dụngvào các mục tiêu khác nhau Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là dự trữ mộtphần dưới dạng tiền, phần còn lại được sử dụng vào các nghiệp vụ sinh lời nhằm tạora thu nhập để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi Các nghiệp vụ sử dụng vốn rấtphong phú với nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, có thể chia làm 3 nhóm chínhsau:
Trang 5 Nghiệp vụ chiết khấu
Là nghiệp vụ trong đó ngân hàng thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá vớimục đích hưởng một mức lợi tức – thường gọi là lợi tức chiết khấu – tương xứngvới chi phí vốn và rủi ro mà ngân hàng phải đảm nhận khi sở hữu các giấy tờ có giáđó Các giấy tờ thường được ngân hàng chiết khấu là thương phiếu, các giấy nợ nhưtrái khoán hay hối phiếu chấp nhận thanh toán Sau khi chiết khấu, ngân hàng có thểgiữ tài sản này tới lúc mãn hạn hoặc tiến hành tái chiết khấu hay bán lại trên thịtrường tiền tệ.
Nghiệp vụ đầu tư
Nghiệp vụ trong đó ngân hàng tiến hành mua các chứng khoán với mục đíchthu lợi từ việc sở hữu các chứng khoán này Lợi tức bao gồm lãi của chứng khoándo nhà phát hành đưa ra và lợi nhuận mà ngân hàng thu được khi bán lại chứngkhoán với giá cao hơn giá mua vào Nghiệp vụ đầu tư thường được chia thành hainhóm: Đầu tư với mục đích thanh khoản và đầu tư với mục đích lợi nhuận.
Với mục đích thanh khoản, ngân hàng nắm giữ chứng khoán là nhằm tối đahoá khả năng sinh lời của tài sản trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cao.Các chứng khoán ngắn hạn thường được ưu tiên sử dụng cho mục đích này bởi vìchúng có thể được ưu tiên sử dụng cho mục đích này bởi vì nhu cầu thanh khoảnvới chi phí thấp Các chứng khoán này đợc xem như dự trữ thứ cấp của ngân hàng.
Ngược lại, với nhóm đầu tư với mục đích lợi nhuận, các chứng khoán trongnhóm chủ yếu là chứng khoán dài hạn của Chính Phủ với mức lãi cao và ngân hàngthường nắm giữ chúng cho tới ngày mãn hạn Đây được xem là một nguồn thu nhậpquan trọng của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho vay
Cho vay là một chức năng, một nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống ngân hàngthương mại Về bản chất, với nghiệp vụ này ngân hàng chuyển giao quyền sử dụngđối với một lượng vốn nhất định của mình cho một bên thứ hai để đổi lấy thu nhậpvề lãi Đối với ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu, lànguồn thu nhập chính bù đắp các chi phí trong hoạt động của ngân hàng Với mộtngân hàng trung bình, thu nhập từ cho vay chiếm 70 – 80% tổng số thu nhập Tuynhiên do mối quan hệ logic giữa thu nhập và rủi ro, cho vay cũng là nghiệp vụ tiềmẩn nhiều mối lo ngại nhất cho các ngân hàng, trong đó rủi ro lớn nhất mà ngân hàngthường xuyên phải đối mặt là rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn Dovậy trong hoạt động của mình, các cán bộ tín dụng của ngân hàng phải luôn đề cao
Trang 6tinh thần trách nhiệm, cánh giác không ngừng học hỏi để tránh cho ngân hàngnhững tổn thất lớn.
Nghiệp vụ cho vay được phân chia theo nhiều tiêu thức kỳ hạn gồm 3 nhóm làcho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; hoặc phân chia theo lĩnhvực cho vay thành cho vay công nghiệp, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng, Các ngân hàng hiện nay đang rất chú trọng phát triển các dịch vụ cho vay tiêu dùng
1.2 HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1 Vốn chủ sở hữu
1.2.1.1 Nguồn vốn hình thành ban đầu
Nguồn vốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hình thành dotính chất sở hữu của ngân hàng quyết định.
Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn doNhà nước cấp.
Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành do sựđóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu.
Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp của các bênliên doanh Còn vốn của ngân hàng tư nhân lại chính là vốn thuộc sở hữu của chủngân hàng
1.2.1.2 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối vớimỗi ngân hàng Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng như sức mạnh của ngânhàng trên thị trường càng lớn Để tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàng thường lấy từcác nguồn sau:
- Nguồn từ lợi nhuận : Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì lãnh đạongân hàng thường có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phầnthu nhập ròng thành vốn đầu tư Việc này có ý nghĩa tích cực với mọi ngân hàng vìnó góp phần tạo thêm sự an tâm với các khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng tíchluỹ tiền để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng nhằm tạo ra một hìnhảnh ngân hàng đẹp hơn.
- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần , góp thêm, cấp thêm… đểmở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủdo Ngân hàng nhà nước quy định Tuy nhiên nguồn vốn này không không phải lúcnào cũng có được Đối với các ngân hàng Nhà nước, việc được cấp thêm vốn tuỳthuộc vào chính sách của nhà nước mỗi năm Còn đối với các ngân hàng cổ phần,
Trang 7việc tăng thêm vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới đòi hỏi sự cânnhắc của hội đồng quản trị ngân hàng Không phải lúc nào một ngân hàng cũng cóthể phát hành thêm cổ phiếu mới vì việc này có thể gây ra nhiều tác động không tốtnhư: giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường giảm, cổ tức của cổ đông ít đi
1.2.1.3 Các quỹ
Các quỹ của ngân hàng được lập ra với nhiều mục đích, nhằm hỗ trợ cho cáchoạt động khác nhau của ngân hàng Những quỹ này đều được hình thành từ thunhập của ngân hàng.
- Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằmbù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra.
- Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạmphát.
- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữathị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới.
Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc
1.2.1.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó được hìnhthành từ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng Một số ngân hàng pháthành các trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huy động vốn, người nắm giữ nhữngtrái phiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành cổ đông của ngân hàng vàđược hưởng lợi tức thay vì tiền lãi Nguồn vốn này xuất hiện ở các ngân hàng sắpcổ phần hoá có tác dụng làm tăng vốn lượng vốn dài hạn trong thời điểm hiện tại vàtăng vốn chủ sở hưu trong tương lai Tại Việt Nam, trong quá trình cổ phần hoáNgân hàng Ngoại thương cũng đã phát hành những trái phiếu có thể chuyển đổithành cổ phần Những trái phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có cơ hội trởthành đồng sở hữu một ngân hàng rất mạnh trong tương lai
1.2.2 Vốn huy động từ nền kinh tế
1.2.2.1 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi màngười gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào Nghĩa là nếu một người vừa gửi tiền sángnay, nếu cần anh ta có thể rút ra ngay buổi chiều cùng ngày, còn nếu chưa cần sửdụng thì anh ta cứ để đấy khi nào cần thì rút Thông thường, chủ các tài khoản tiềngửi không kì hạn thường yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ mình cho các đối tác quatài khoản mà không cần phải đến ngân hàng rút tiền nữa Việc này đẩy nhanh tốc độ
Trang 8lưu thông của tiền và hạn chế bớt tiền mặt trong thanh toán Chính ưu điểm này củatiền gửi thanh toán đã khiến nó rất được ưa thích và phổ biến với tất cả mọi người,đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thường xuyên Ngàynay tài khoản tiền gửi thanh toán đảm nhiệm rất nhiều chức năng hữu dụng đối vớichủ tài khoản Người chủ tài khoản có thể phát séc từ tài khoản của mình, thanhtoán các loại hoá đơn qua ngân hàng, rút tiền mặt tại các máy ATM của ngânhàng…Mạng lưới ngân hàng càng mở rộng và phát triển thì càng tạo nhiều thuận lợicho những người sở hữu các tài khoản tiền gửi thanh toán Giờ đây người ta có thểmua bán với nhau dù cách xa hàng ngàn km, có thể đi du lịch khắp nơi mà chỉ cầnmang theo một chiếc thẻ tín dụng được chấp nhận toàn cầu Đặc biệt, từ sau thậpniên 70 các ngân hàng đã bắt đầu trả lãi suất cho các khoản tiền gửi thanh toán, dùlãi suất rất thấp Tuy nhiên điều này càng làm tăng sự ưa thích của các khách hàngvì tiền của họ không những có thể rút được ra bất kì lúc nào mà còn sinh lãi khikhông dùng đến trong một khoảng thời gian dài.
Đối với ngân hàng, tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn huy động khá hấpdẫn Bởi chi phí (lãi suất) cho loại tiền gửi này thấp nhất trong các loại tiền gửi Đểthu hút tiền gửi thanh toán, các ngân hàng tạo rất nhiều sản phẩm cũng như tiện íchsử dụng khiến cho khách hàng có rất nhiều lựa chọn Chỉ riêng về Thẻ đã có rấtnhiều loại và nhiều tính năng phù hợp với mỗi loại khách hàng Tương lai, tiền gửithanh toán sẽ thay thế hầu như toàn bộ tiền mặt, nó không những giúp người sở hữuthuận lợi trong các giao dịch, ngân hàng có thêm nhiều vốn mà còn giúp Nhà nướcquản lý có hiệu quả lượng tiền mặt trong lưu thông
1.2.2.2 Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Bên cạnh những khoản tiền gửi thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp thươngmại, tổ chức xã hội đều gửi một lượng tiền nhất định tại ngân hàng với thời hạn xácđịnh Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hay tổ chức luôn có một lượngtiền tạm thời chưa cần sử dụng, họ gửi nó vào ngân hàng với các kì hạn khác nhauđể hưởng lãi (lãi suất cao hơn lãi suất của tiền gửi không kì hạn) nhằm tạo thêm thunhập cho mình Tuy nhiên lượng tiền gửi có kì hạn của các tổ chức chiếm mộtlượng rất nhỏ so với lượng tiền gửi không kì hạn, đồng thời rất khó dự đoán đượcsự biến động của nó do sự biến động của hoạt động kinh doanh sản xuất của cácdoanh nghiệp
Trang 91.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng đến, họtích luỹ lại cho tương lai Người dân có nhiều cách để giữ số tiền tiết kiệm củamình Một trong những cách đó là gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Ngân hàng thuhút tiền gửi của người dân bằng việc đảm bảo an toàn cho tài sản của họ đồng thờitrả lãi để khuyến khích họ gửi nhiều tiền với thời hạn lâu dài Huy động tiền gửitrong dân cư là nghiệp vụ truyền thống đem lại cho ngân hàng một lượng vốn rấtlớn để có thể tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư sinh lợi Thông thường tiềngửi tiết kiệm có 2 loại chính :
-Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn-Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, người gửi có thể rút bất cứ khi nào họ muốn.Còn với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, người gửi chỉ có thể rút tiền khi đến hạn nhưnglại được hưởng mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.Người gửi tiết kiệm có kì hạn có quyền yêu cầu ngân hàng thay đổi kì hạn tiền gửicủa mình, nhập các sổ tiết kiệm lại với nhau, dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vayvốn…Đặc biệt, hiện nay để cạnh tranh hầu như các ngân hàng đều cho người gửitiền tiết kiệm có kì hạn rút tiền trước hạn khi cần Điều này làm tăng sức hấp dẫncủa tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Hơn nữa, người dân cũng có thể yên tâm hơn khikhoản tiền gửi của mình trong ngân hàng được bảo hiểm, trong trường hợp ngânhàng mất khả năng thanh toán thì người gửi vẫn có thể nhận lại toàn bộ hoặc mộtphần số tiền của mình từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi
1.2.2.4 Tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
Giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thường xuyên có mối liên hệ vớinhau về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh Các ngân hàng đều gửi một lượngtiền ở các ngân hàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho việc thanh toán hộ,chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác…Lượng tiền gửi này thường không lớn,biến động nhỏ nên ít ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng
1.2.3 Vốn vay
1.2.3.1 Tiền vay Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, là cứu tinh của cácngân hàng trong các trường hợp khó khăn nhất, là người cho vay sau cùng Thôngthường tất các ngân hàng thương mại và một số tổ chức tài chính khác trong nướcđược NHNN cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tại ngân hàng NHNN
Trang 10trong những tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn Đối với các NHTM thìvay mượn tại NHNN là một dịch vụ hết sức tiện lợi và hấp dẫn vào lúc nó hạ lãisuất tái chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền nới lỏng để kích thích đầu tư.Nhưng trường hợp không may diễn ra là khi các ngân hàng đến vay vào lúc NHTƯkhông muốn khuyến khích sự bành trướng của tín dụng hay đang muốn thắt chặtcung ứng tiền tệ chống lạm phát Lúc đó lãi suất chiết khấu được đẩy lên cao và vớinhững khoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTƯ thì các ngân hàng chỉ miễncưỡng vay trong những tình huống ngặt nghèo và tìm cách trả nợ rất nhanh Nhữngkhi ấy, các khoản vay từ NHNN chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tài sản nợ củacác ngân hàng Dù ít hay nhiều, thường xuyên hay thình thoảng thì vay NHNN vẫnlà một khoản mục hiển nhiên trong tài sản nợ.
Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các NHTM qua 2 hình thức:
- Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn Các thươngphiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu sẽ trở thành tài sản cảu họ Khicần tiền họ mang chúng lên NHNN để tái chiết khấu Nghiệp vụ này làm thươngphiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên NHNN kiểm soát việc vay mượn nàymột cách chặt chẽ Thông thường NHNN chỉ chiết khấu cho các thương phiếu cóchất lượng (có thời hạn đáo hạn ngắn và khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mụctiêu của NHNN trong từng thời kì.
- Thế chấp hay ứng trước bảo đảm hay không có bảo đảm Đây là hình thứccho vay thời hạn ngắn, chủ nợ không bán các phiếu nợ cho ngân hàng mà chỉ đemgửi các phiếu đó làm vật bảo đảm cho việc vay tiền.
Ở Việt Nam hiện nay, có các loại cho vay của NHNN đối với các NHTM như
Trang 11thông qua ngân hàng đại lí (hoặc NHNN ) Khoản vay có thể không cần bảo đảmhoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của kho bạc Thông thường, các ngânhàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiềnhuy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếmlãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vaymượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Việc vay mượn giữa các ngân hàng là hoạtđộng thường xuyên và là một kênh huy động vốn tốt cho các ngân hàng trongnhững trường hợp khẩn cấp
1.2.3.3 Vay trên thị trường vốn
Để huy động được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thường xuyên(đặc biệt là cho vay trung và dài hạn), bên cạnh việc thu hút tiền gửi, các Ngân hàngthường chủ động đi vay trên thị trường vốn Cũng giống như các doanh nghiệp,Ngân hàng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, tráiphiếu ) trên thị trường Thông thường đây là các khoản vay không có đảm bảo, nênnhững ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn thì sẽ vay được nhiều hơn.Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách đó mà phải thông quangân hàng đại lí hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng Đầu tư Có thể nói thị trườngtài chính với vai trò trung gian điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu đã hỗ trợ tíchcực cho hoạt động của các ngân hàng Thị trường tài chính càng phát triển thì khảnăng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của các ngân hàng càng tăng
1.2.3.4 Vay nợ khác
Ngoài những nguồn vốn đi vay cơ bản trên, Ngân hàng còn có các nguồn vốnvay khác như:
- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay,
uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ….Trong đó Uỷ thácĐầu tư là dịch vụ khá hấp dẫn của ngân hàng Với dịch vụ này, khách hàng uỷ tháctiền bạc, tài sản của mình cho ngân hàng để ngân hàng tiến hành đầu tư vào nhữngdự án khả thi để sinh lãi Ngân hàng với lợi thế về uy tín và thông tin cũng như khảnăng thẩm định dự án tốt sẽ tiến hành hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn, mang lạithu nhập cho khách hàng đồng thời thu lời cho chính mình qua phí dịch vụ Trongtương lai, dịch vụ Uỷ thác đầu tư hứa hẹn rất phát triển, là một nguồn thu hút vốnkhá tốt và trở thành một sản phẩm cạnh tranh hấp dẫn không kém sản phẩm tiềngửi.
Trang 12- Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có
thể hình thành nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹL/C…), Hoặc các ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết dư tiềngửi từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để cho vay Đặc điểm củanguồn này là thời gian tồn tại ngắn vì phần lớn chúng đều ở trong trạng thái chờluân chuyển, do đó các ngân hàng ít khi chỉ sử dụng chúng để cho vay lâu dài màchỉ để bổ sung thêm nguồn ở thời điểm hiện tại.
1.2.4 Các nguồn khác
Các khoản nợ khác như Thuế chưa nộp, lương chưa trả…Đây là nguồn màngân hàng tạm thời chiếm dụng, không có ảnh hưởng đáng kể tới nguồn vốn cũngnhư hoạt động huy động vốn của ngân hàng
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Tâm lý, thói quen của người tiêu dùng
Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng Nếunhững vùng dân cư người ta quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ làchính thì việc huy động vốn sẽ gặp khó khăn Chẳng hạn vào thời kì vàng còn cógiá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi đi mua vàng về cất trữ…Còn khi người dân cónhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.Khi đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên
Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất pháttriển Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toán quangân hàng Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp,nhu cầu giao dịch qua ngân hàng còn hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngânhàng Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, không pháthuy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch
Mức thu nhập và chu kì chi tiêu của người dân cũng là những yếu tố trực tiếptác động đến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung thu nhập của người dâncàng cao; nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêudùng thì nhu cầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng sẽ tăng lên Chu kìchi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền Vào những dịp nghỉlễ trong năm, nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướnggiảm sút, đặc biệt là trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến
Trang 13Có thể nói đây không phải yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huy độngvốn của ngân hàng những lại có giá trị ở chỗ nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗitrong dân cư được luân chuyển vào ngân hàng
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại bị các chỉ tiêu kinh tế như tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạmphát, tác động trực tiếp Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc độ pháttriển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, dân cư sẽ có nguồn tiền gửidồi dào vào ngân hàng Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinhtế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của ngânhàng nói chung và các hoạt động khác của ngân hàng noi chung sẽ gặp nhiều khókhăn bởi người dân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để maucác tài sản có tỉnh ổn định cao, còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất,lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngânhàng.
Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứng dụngcông nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại vàphát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đến hoạt động huy độngvốn của ngân hàng thương mại như dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), máyrút tiền tự động ATM (Automatic Teller Money), thư tín dụng (L/C), hệ thống thanhtoán điện tử, đã làm cho tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăngvà đạt tỷ lệ cao
1.3.1.3 Môi trường xã hội
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động củangân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thểkhai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại Vì vậynhững khu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huyđộng vốn đối với ngân hàng.
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dâncư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người cóthu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyếtđịnh chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứngkhoán
Trang 141.3.1.4 Môi trường pháp lý
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt, hànghoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính Phủ vàcủa Ngân hàng Nhà nước Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của Ngân hàng Nhànước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốncũng như chất lượng của nguồn vốn của ngân hàng thương mại Sự ổn định vềchính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến nguồn vốn của một ngânhàng thương mại với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới
1.3.2 Nhân tố chủ quan1.3.2.1 Tổ chức nhân sự
Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượngsản xuất chính nhưng con người vẫn luôn khẳng định vị trí trung tâm của mình, vừalà chủ thể vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Conngười là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng thương mại cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trong việctiếp xúc khách hàng, đặt quan hệ giao dịch, Như vậy để nâng cao hiệu quả huyđộng vốn thì một yêu cầu được đặt ra là ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộcó năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ cao, đồngthời phải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài nhữngyêu cầu về nghiệp vụ thì một cán bộ tín dụng phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt,liêm khiết và tuân thủ pháp luật, các quy định của ngân hàng
Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối với nguồnnhân lực như vậy, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ tốt hơn
1.3.2.2 Chính sách lãi suất của Ngân hàng
Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng sửdụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiềngửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngânhàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho nhữngkhách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phùhợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để cóthể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho
Trang 15ngân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lại lợi nhuận chongân hàng
1.3.2.3 Mạng lưới huy động vốn của Ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các hình thức huy động vốn càng đadạng, phóng phú thì kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do việc thực hiệnđược dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ngân hàng Các khoản tiền tiết kiệm củadân cư thường là các khoản tiền nhỏ Vì vậy, nếu việc tiếp cận với ngân hàng khókhăn sẽ tạo ra cho khách hàng tâm lý ngại đến ngân hàng Với một mạng lưới rộngkhắp, tạo ra sự sễ dàng trong việc tiếp cận ngân hàng của người dân thì ngân hàngsẽ dễ dàng thu hút được các khoản tiền gửi đó một cách có hiệu quả
1.3.2.4 Hoạt động marketing của Ngân hàng
Mục tiêu cuối cùng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảokhả năng sinh lời, kảh năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thì marketing đãtrở thành công cụ không thể thiếu được trong ngân hàng thương mại hiện nay.
Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hoá cao, phụ thuộc chặt chẽ vào môitrường kinh doanh như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường chínhtrị, nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:
Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầu củakhách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.
Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh đạt đượcmục tiêu lợi nhuận
Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sẽ giúp ngân hàngđưa ra được những sản phẩm phù hợp, linh hoạt góp phần dáp ứng được nhu cầucủa khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn Cũng từ việc nghiên cứu thịtrường, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới.
Mặt khác chính sách khuếch trương sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy đủ vềngân hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng xây dựng một hình ảnh nhânviên ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn, sẽ tạo lòng tin vớikhách hàng.
Như vậy chính sách marketing có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng huyđộng vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung
Trang 16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 04 năm 1993 Tên tiếng Anh là AN BINH COMMERCIAL JOINT - STOCK BANK Trụ sở: 78-80 Cách Mạng Tháng 8,Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Chi nhánh Hà Nội đựơc khai trương vào tháng 2 năm 2006 Địa chỉ: 101 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 562 2828
Fax: (84-4) 562 4655 Vốn điều lệ: 2.700 tỷ đồng
Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầuvà là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, Sau hơn 15 nămphát triển và trưởng thành từ năm 1993, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong3 năm gần đây với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoàinước như
- Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) - cổ đông chiến lược của ABBANK với
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm nhóm kháchhàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư
- Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụtài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán sảnphẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanhtoán quốc tế
Trang 17- Đối với các khách hàng cá nhân: ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủchuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt Ví dụ: Chovay trả góp mua nhà, đất, xây sửa nhà cho vay trả góp mua nhà, đất 30 năm và cóbảo hiểm nhân thọ cho người vay, cho vay trả góp mua ô tô; cho vay tiêu dùng tínchấp, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vaytiêu dùng thế chấp linh hoạt, các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving tiết kiệm theo thờigian thực gửi, tiết kiệm bậc thang và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong vàngoài nước
- Với các khách hàng đầu tư: ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tưvấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân Riêng với các khách hàng côngty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành vàbảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng cácgiải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện lấy nhu cầuvà sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấutổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quytrình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên
Chi nhánh Hà Nội đựơc khai trương vào tháng 2 năm 2006 sau 3 năm đi vàohoạt động chi nhánh hà nội đã phát triển mạnh cả về mạng lưới chi nhánh và các sảnphẩm dịch vụ đến nay, mạng lưới hoạt động của chi nhánh hà nội bao gồm chinhánh tại 101 Láng Hạ và 15 phòng giao dịch
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Hà nội
Tuân thủ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng trong quyết định thành lập,NH An Bình –Chi nhánh Hà Nội - một ngân hàng thương mại đa năng đã và đangtiến hành các hoạt động nhằm phục vụ khách hàng trong và ngoài nước Các nghiệpvụ cụ thể của ngân hàng như sau :
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức, cá nhân
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi : Trái phiếu, kỳ phiếu, tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu các giấy tờ có giá- Thực hiện bảo lãnh quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng đại lý
- Chuyển tiền nhanh thông qua mạng vi tính
Trang 18Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như : mua bán, thu đổi ngoại tệ; chi trả kiều hối;cất giữ, bảo quản, quản lý giấy tờ và các tài sản có giá cho khách hàng; dịch vụ thu,chi tiền mặt
2.1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng An Bình chi nhánh Hà nội
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, bộ máy tổ chức của Ngân hàng phải được tổchức sao cho phù hợp với quy mô cũng như đặc điểm hoạt động.Bộ máy Tổ chứccủa NH An Bình được áp dụng theo phương thức trực tuyến Ban giám đốc chịutrách nhiệm lãnh đạo và điều hành hoạt động chung các phòng ban của Ngân hàng
2.1.3.2.Các phòng ban cụ thể
* Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp
- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn.- Đề xuất các biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn; làm sao có đủ hoặc dưvốn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu vay vốn của khách hàng.
- Cân đối nguồn vốn; sử dụng và điều hòa vốn kinh doanh theo nguyên tắc antoàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Giám đốc
PhòngKiểmtra -kiểmsoát nội
PhòngKế toánkho quỹ
Phònghànhchínhnhân sự
Phòngthanhtoánquốc tế
Phòngquản lý
rủi ro
Trungtâm thẻ
Trang 19- Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòngngừa rủi ro tín dụng; tham mưu trong việc lựa chọn biện pháp cho vay an toàn, hiệuquả.
*Phòng thanh toán quốc tế
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại; triển khai xây dựng kế hoạch quý;tổng kết công tác đối ngoại, phân tích, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đốingoại
- Tham mưu về quản trị, điều hành lãi suất, xây dựng biểu phí dịch vụ kinhdoanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh được vớicác TCTD khác.
- Cân đối nguồn vốn ngoại tệ, đảm nhận dịch vụ thanh toán quốc tế theo yêucầu của khách hàng; tổ chức mua, bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế củaNHNN và NH AN BÌNH.
* Phòng kế toán – kho quỹ
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định; xâydựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh
- Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an toànkho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định; tổ chức kiểm ngân, thu chi kịp thời tiềnmặt cho khách hàng.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu * Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành; giám sát việc chấp hành theo quyđịnh
- Đánh giá và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn; độclập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ chức; kýhợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định.
Trang 20- Thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ , hành chính * Trung tâm thẻ
- Là tổ nghiệp vụ có chức năng cung ứng dịch vụ, làm đầu mối xử lý các sự cốphát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM
2.1.4.Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Hà nội
2.1.4.1.Hoạt động huy động vốn
Vì là một chi nhánh mới được thành lập nên số vốn ban đầu của NH An Bình chinhánh Hà Nội còn khá khiêm tốn Qua hơn 3 năm hoạt động và phát triển, quy môvốn huy động có sự thay đổi đáng kể với con số cụ thể như sau
Tổng nguồn vốn: Năm 2009 tăng 211 tỷ đồng so với năm 2008 Năm 2008 tăng 202 tỷ đồng so với năm 2007
Trong đó đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng của lượng vốn huyđộng từ tiền gửi kì hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi tiết kiệm : Năm 2009 tăng 18,3% so với năm 2008 Năm 2008 tăng 20,7% so với năm 2007- Tiền gửi có kì hạn: Năm 2009 tăng 19,6 % so với năm 2008
Năm 2008 tăng 58% so với năm 2007
Có thể nói 2 loại hình thức huy động truyền thống này vẫn có sức thu hútmạnh mẽ người dân và các tổ chức Bên cạnh đó tiền gửi theo kì hạn 12 tháng củachi nhánh cũng chiếm số lượng lớn : hơn 55% tổng nguồn vốn huy động trở lêntrong cả 3 năm Sự tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn sẽ giúp cho hoạt động chovay trung, dài hạn của ngân hàng có điều kiện phát triển hơn, đồng thời giảm bỏtrủi ro thanh khoản khi phải dùng nguồn ngắn hạn cho vay Tuy nhiên,vẫn còn sựkhông ổn định của các nguồn tiền gửi khác như: chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu….(3năm qua đều giảm đi) Do đó chi nhánh cần có biện pháp khắc phục tình trạng mấtcân đối trong cơ cấu vốn
2.1.4.2.Hoạt động tín dụng
Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp và khu dân cư mới trênđịa bàn thành phố Hà nội đã làm tăng nhu cầu về vốn đầu tư mở rộng sản suất, tạothêm nhiều cơ hội cho vay đối với các ngân hàng trên địa bàn Chi nhánh đã tíchcực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hànghấp dẫn Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm như sau
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động tín dụng thời kỳ 2006 – 2009
Trang 21Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay 943,788 - 740,111 -21,6 688,182 -9,7 684,930 +2,5Dư bảo lãnh 125,300 - 83,561 -33,3 106,122 +27,0 181,921 +71,4
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của chi nhánh từ 2006 đến 2009 )Trong những năm 2008 – 2009, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có xuhướng giảm và thường không đạt được kế hoạch được giao Năm 2007, khi tăngtrưởng tín dụng của cả khối NHTM đạt 20.6% thì số tiền chi nhánh cho vay chỉđược bằng 78.4% so với năm 2006 Năm 2009, tổng dư nợ cho vay đã tăng trở lạinhưng quy mô vẫn không lớn bằng năm 2006
Dư nợ cho vay của các đối tượng khách hàng Doanh nghiệp giữ tỷ lệ cao trongtổng dư nợ là một trong những nguyên nhân làm vấn đề nợ xấu của chi nhánh trởnên trầm trọng
Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 đặc biệt cao 21.7% Chi nhánh đã tích cực thực hiệnnhiều biện pháp để giảm tỷ lệ này Năm 2008 và 2009 nợ xấu chiếm lần lượt là2.4% và 0.07% tổng dư nợ Tuy vậy trong năm 2009, nợ nhóm 2 chiếm tới 6% tổngdư nợ và có thể chuyển thành nợ xấu bất cứ lúc nào
Vấn đề khác chi nhánh đang phải đối mặt là chi nhánh có một phần nhỏ vốnhuy động được sử dụng để cho vay trực tiếp tại chi nhánh Tỷ lệ sử dụng vốn có xuhướng giảm với tốc độ tương đối nhanh, năm 2006 là 41.2% tổng vốn đến năm2009 chỉ còn 23.9% Nguyên nhân của điều này là chất lượng tín dụng kém của chinhánh Tổng dư nợ cho vay không thể được mở rộng do chi nhánh đang phải tìmcác biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi mà chủ yếu là các tổ chức, nhất làDoanh nghiệp nhà nước
2.1.4.3.Một số hoạt động khác
Công tác kế toán
Ngân hàng An Bình - Chi nhánh Hà Nội luôn gây được sự quan tâm, tín nhiệmcủa khách hàng Số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đang có xu hướng tăng nhanhtrong những năm gần đây Cụ thể như sau:
Trang 22Bảng 2.2. Số tài khoản tiền gửi được mở tại ngân hàng
Tổng số TKTG của kháchhàng
(Nguồn : Báo cáo huy động nguồn và dịch vụ thanh toán năm 2007 -2009)
Công tác kế toán, số liệu thống kê được cập nhật đầy đủ, liên tục, kịp thời vớicác nghiệp vụ phát sinh với sự quản lý, theo dõi chặt chẽ của cán bộ kế toán có nănglực và trách nhiệm cao Việc hạch toán kế toán cũng được thực hiện nhanh chóng,chính xác theo chế độ hạch toán thống kê của Nhà nước.
Công tác tiền tệ, kho quỹ
Công tác ngân quỹ (kiểm ngân) an toàn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời chokhách hàng tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ; cả thu và chi đều chính xác, an toàn,nhiều khoản tiền thừa đã trả lại ngay cho khách hàng, được khách hàng hoannghênh Dưới đây là bảng thống kê :
Bảng 2.3 Hoạt động ngân quỹ
Đơn vị : tỷ đồng
Tổng thu tiền mặt 2.853,462 3.318,445 4.983,652Tổng chi tiền mặt 2.852,051 3.317,091 4.979,905Bội thu (+) Bội chi (-) + 1,411 + 1,354 + 3,747
(Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2008)
Năm 2008 chi nhánh bội thu (+1.354 triệu).Sang năm 2009, chi nhánh đãtăng số tiền bội thu lên đến 3.747 triệu đồng Về cơ bản công tác kho quỹ đã đápứng được yêu cầu giao dịch của khách hàng.
.Công tác tiền tệ cũng thu được những kết quả như sau :- Tiền giả : 974 triệu đồng (năm 2008)
: 1.194 triệu đồng (năm 2009)- Tiền thừa trả khách hàng : 7.493 triệu đồng (năm 2008)
:8.245triệu đồng (năm 2009)
Công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ