1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội

77 972 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 198,17 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong các hoạt động của NHTM, cho vay là hoạt động chủ yếu, trong đócho vay ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn và đem lại thu nhập chính chongân hàng Trong những năm gần đây, các NHTM đã mở rộng cho vay trung

và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt làđối với thị trường ngân hàng – tài chính của Việt Nam

Với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốnnói chung và vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng Do đó việc năng caohiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triểncủa các NHTM

Trong hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Hà Nội là mộttrong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiệnnhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ Chi nhánh hiện là đối tác cungcấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn của nềnkinh tế Trong hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất Sau gần ba năm đi vào hoạt động, hiệu quả cho vay của ngânhàng đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế Hoạtđộng cho vay ngắn hạn mang lại lợi nhuận cao, và đem lại thu nhập chính choChi nhánh Hà Nội, đồng thời cũng làm phát sinh các khoản nợ xấu, gây ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng

Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội ” làm chuyên đề

tốt nghiệp cho mình

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về hiệu quả cho vayngắn hạn của NHTM, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thựctiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệuquả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội, các phương pháp nghiên cứu đãđược sử dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề là: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh và đối chiếu

5 Kêt cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụcbảng biểu, Chuyên đề được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lí luận chung về hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM.Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP

An Bình – Chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tạiNgân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội

Trang 3

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch về tiền tệgiữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức trong đó,bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thờigian nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãicho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối

với khách hàng , cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp

tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Những đặc trưng của cho vay:

- Hoạt động cho vay của NHTM được dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sựtin tưởng Theo đó người vay sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanhtoán Ngoài ra trước khi cho vay, Ngân hàng phải có sự tin tưởng đối vớingười đi vay, tin rằng họ sẽ trả nợ

- Trong quan hệ cho vay, không có sự vân động của quyền sở hữu mà chỉ

có sự vận động của quyền sử dụng Cụ thể ngân hàng chỉ nhường quyền sửdụng vốn của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 4

- Khác với quan hệ mua bán, giá cả ngang bằng với giá trị trao đổi nhưngtrong quan hệ cho vay thì giá cả được hiểu là lãi suất, lãi suất không biểu thịgiá trị của số vốn đem trao đổi.

1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM

Tùy theo từng tiêu thức phân loại khác nhau mà hoạt động cho vay củaNHTM được phân ra thành từng loại khác nhau Có một số tiêu thức phânloại chính như sau:

1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng

Theo tiêu thức đối tượng khách hàng thì hoạt động cho vay của NHTMđược phân chia thành:

- Cho vay chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước nhằm đápứng nhu cầu chi thường xuyên và phục vụ cho các mục tiêu của chính sáchtiền tệ quốc gia NHTM cho chính phủ vay thông qua việc mua: Trái phiếuchính phủ, Tín phiếu kho bạc

- Cho vay các tổ chức tài chính khác như: Ngân hàng, công ty tài chính,quĩ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản

- Cho vay doanh nghiệp: Là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh Cho vay đối với doanh nghiệpđược thực hiện với nhiều phương thức khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất chonhu cầu vốn của các doanh nghiệp

- Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cánhân nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh

Trang 5

1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của khoản vay

Thời hạn của khoản vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàngrút vốn lần đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoảthuận trong hợp đồng tín dụng

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào nhucầu về vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, các dòng tiền thuđược từ các dự án, khẳ năng trả nợ của khách hàng…Thời hạn càng dài thì lãisuất sẽ càng cao do rủi ro cao

Theo thời hạn vay, hoạt động cho vay của NHTM được chia thành:

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vaydưới 12 tháng Đây thường là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thờigian quay vòng của vốn lớn

- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là

1.1.2.3 Phân loại theo phương thức cho vay

Theo phương thức cho vay, hoạt động cho vay của NHTM bao gồm:

- Chiết khấu thương phiếu

Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hànghoá giữa những người sản xuất và kinh doanh với nhau (hay còn gọi là Tíndụng thương mại) Thương phiếu bao gồm Kỳ phiếu và Hối phiếu Người thụ

Trang 6

hưởng có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua hoặc mang đếnngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.

Chiết khấu thương phiếu là việc chuyển các thương phiếu chưa đến hạnthanh toán thành tiền Đến hạn, ngân hàng sẽ chuyển thương phiếu đến ngườimua để đòi tiền

- Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phépngười vay được chi trội trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đếnmột giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định Giới hạn nàyđược gọi là hạn mức thấu chi

- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàngkhông có nhu cầu vay vốn thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay

mở rộng sản xuất mới xin vay Vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một giaiđoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh Mỗi lần vay vốn, ngân hàng

và khách hàng lại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tíndụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng

và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dưcuối kỳ Đây là hình thức cho vay phù hợp đối với khách hàng có nhu cầu vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuấtkinh doanh

- Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoảthuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của kháchhàng Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mạihoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn

Trang 7

- Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng trả gốcthành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận Phương thức này thường được

áp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định

Ngoài ra, còn một số phương thức cho vay khác như: Cho vay hợp vốn(đồng tài trợ), cho vay tài trợ theo dự án…

1.1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốnvay được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh Đối tượng khách hàngvay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp

- Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụngcho mục đích tiêu dùng Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay

để mua sắm tài sản)

1.1.2.5 Một số tiêu thức phân loại khác

Ngoài những tiêu thức phân loại nêu trên, hoạt động cho vay của NHTMcòn có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như:

- Căn cứ vào tài sản thế chấp, bảo đảm:

+ Cho vay có Tài sản đảm bảo: Căn cứ vào giá trị Tài sản đảm bảo màkhách hàng đưa ra và mức giá do Ngân hàng xác định, Ngân hàng đưa ra hạnmức cho vay đối với khách hàng Có hai hình thức bảo đảm: Cầm cố và thếchấp Sự khác biệt giữa hai hình thức bảo đảm này là quyền sử dụng tài sảnbảo đảm của khách hàng Theo hình thức thế chấp, khách hàng vẫn được sửdụng tài sản đảm bảo trong thời hạn của khoản vay còn hình thức cầm cố thìkhông

Trang 8

+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể cho khách hàngvay dựa vào: Tín chấp, Uy tín của khách hàng hoặc dựa vào uy tín của ngườibảo lãnh.

- Căn cứ vào hạn mức tín dụng:

+ Cho vay trong hạn mức

+ Cho vay ngoài hạn mức

1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏhơn 12 tháng

Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:

- Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh củakhách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thờivốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc chovay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinhdoanh Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn đểmua vật tư, nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất, hoặc muahàng hoá (đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại) Khi hàng hoáđược tiêu thụ, khách hàng có doanh thu , cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ.Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vaytrên cơ sở chu kì sản xuất – kinh doanh của người vay Do vậy, thời gian thuhồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh

- Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấphơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấphơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn

Trang 9

- Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạngcác phương thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạnmức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… Điều này vừa để đáp ứng nhucầu đa dạng của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránhrủi ro phi hệ thống.

- Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng Điều này xuấtphát từ các lý do: Hoạt động nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy độngvốn chủ yếu của NHTM, thêm vào đó là các quy định của NHTW về tỷ lệ vốntối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn1.Cho nên, với sự phù hợp về lãi suất ,thời hạn và các quy định của NHTW,hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của NHTM Như vậy sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lýdo: nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinhdoanh của NHTM

1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn

Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có vai trò hết sức quan trọngđối với sự phát triển của nền kinh tế Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổnđịnh, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh đối với các doanh nghiệp,nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình Khi nói đến cho vay ngắnhạn, điều quan trọng mà chúng ta phải quan tâm là hiệu quả của các khoảnvay Hiệu quả của các khoản vay phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khả năng sinh lờicủa ngân hàng

1 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN Ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN: Tỷ lệ vốn tối đa của nguồn

Trang 10

1.2.2.1 Đối với nền kinh tế

NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, là nơi gặp gỡ của tiếtkiệm và đầu tư với những đặc điểm ưu việt hơn cả: (1) Rủi ro thấp nhất, (2)Bình quân lãi suất, (3) Chuyển đổi kỳ hạn Cho vay là một hoạt động mangtính chất đầu tư cho nền kinh tế của NTHM Khác với Thị trường chứngkhoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính là các tổ chức tàichính chủ yếu cung cấp vốn trung và dài hạn, NHTM còn có trách nhiệmcung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế

1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp

- Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốnngắn hạn của doanh nghiệp Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tụcquá trình sản xuất kinh doanh, hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạmthời về tài chính Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháptiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịpnhững cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất

- Cho vay ngắn hạn đồng thời là động lực, yếu tố kích thích sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áplực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Khi doanh nghiệp vay vốn từngân hàng thì áp lực mà họ phải chịu là khoản gốc và lãi sẽ phải trả khi đếnhạn, chính vì điều này nên các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng quay vòng vốnnhanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất

1.2.2.3 Đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM

- Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động cơ bản, chủ yếu của NHTM

- Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngânhàng

Trang 11

1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn

1.2.3.1 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Lưu Động

NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn Ngắn hạn để tài trợ cho Tài SảnLưu Động, điều này vừa đảm bảo an toàn và sinh lời cho hoạt động củaNHTM, vừa đảm bảo mức chi phí vốn hợp lý cho các doanh nghiệp Cáctrường hợp cụ thể:

- NHTM cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuấtkinh doanh

Theo hình thức này thì vốn của NH chỉ tham gia vào một khâu trong quátrình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp vay vốn khi muanguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng dự trữ… và sẽ trả nợ khi bán hànghóa

- NHTM cho vay nhằm phục vụ cho quá trình mua bán hàng hoá, cáchoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay

để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Ngân hàng có thể chovay đối với doanh nghiệp theo các hình thức: Cho vay từng lần, cho vay mởL/C, Chiết khấu hối phiếu, bao thanh toán

Đây là một hoạt động cho vay có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp choquá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liềnmạch NHTM có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp không tiêu thụ được hànghoá

1.2.3.2 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Cố Định

Thông thường, các NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưuđộng Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng tài trợ của hoạt

Trang 12

động cho vay ngắn hạn của NHTM lại là tài sản cố định Trong trường hợpnày, không thể nói đến sự phù hợp giữa thời hạn của nguồn huy động và tàisản mà chỉ xét đến lý do tại sao doanh nghiệp lại sử dụng vốn vay ngắn hạn

để tài trợ cho tài sản cố định Những lý do mà khách hàng vay vốn là thiếuvốn tạm thời, duy trì một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng đòn bẩy tài chính Từnhững lí do trên mà khách hàng có thể lựa chọn vay vốn ngắn hạn dể tài trợcho tài sản cố định chứ không nhất thiết phải vay vốn trung và dài hạn

Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn đầu tư chomáy móc, thiết bị là tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp vẫn có khả nănghoàn trả trong ngắn hạn, thì vay ngắn hạn là giải pháp hiệu quả hơn so vớivay vốn trung và dài hạn Vay ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đượclợi ích của việc sử dụng nợ, nhanh chóng có được khoản tiền cần thiết mà lạichịu chi phí vốn thấp hơn so với vay vốn trung và dài hạn

Vay ngắn hạn còn có một ưu điểm lớn nữa là tính chất kịp thời với chiphí hợp lý, khi doanh nghiệp chưa đến kỳ thu nợ nhưng đang có nhu cầu sửdụng tiền dài hạn Vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản hơn vay trung và dài hạn,tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp trong khâu xét duyệt xin vay, khâu

ký kết hợp đồng và quá trình giải ngân

Như vậy có thể nói cho vay ngắn hạn không chỉ là phương thức tài trợchủ yếu đối với tài sản lưu động, mà còn là một giải pháp hiệu quả trong một

số trường hợp tài trợ cho tài sản cố định

1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu

1.2.4.1 Cho vay thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội (vượt) trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn

Trang 13

nhất định và trong một khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi làhạn mức thấu chi.

Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi

và thời hạn thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Trong quátrình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượtquá số dư tiền gửi để chi trả (trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng có tiềnnhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi

Nghiêp vụ cho vay thấu chi thường diễn ra khi khách hàng không có sựphù hợp về quy mô và thời hạn của thu và chi Chính vì vậy, hình thức chovay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán

Số tiền lãi mà khách hàng phải trả sẽ dựa vào lãi suất, thời gian thấu chi

và số tiền thấu chi Cụ thể:

Số tiền lãi phải trả = Lãi suất thấu chi  Thời gian thấu chi  Số tiền

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản.phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhânvài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi các khoảnphải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với cáckhách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn, có quan

hệ lâu dài với ngân hàng

1.2.4.2 Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Các khách hàng này sử dụng vốnchủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay

Trang 14

mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàngchỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh.Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay,xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và cácđiều kiện bảo đảm nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơkhác nhau.

Số lượng Nhu cầu vốn Vốn chủ sở Các nguồn vốn = – –

Cho vay sản xuất kinh doanh hữu tham gia khác tham giaTheo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trongquá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích vàhiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thểthu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặcthả nổi theo thời điểm tính lãi

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo

1.2.4.3 Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì

Đó là số dư tính tại thời điểm tính

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh,nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Ngân hàng ước lượng cáchạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuấtkinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổnggiá trị tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Trang 15

Trong kì, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng quyđịnh hạn mức cuối kì Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên đếncuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm bớt dư nợ cuối kì không được vượtquá hạn mức.

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầuvay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽgiải ngân cho khách hàng

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượnthường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khikhách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản língân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các

kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát được hiệu quả của từng lầnvay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện ra vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tàichính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút

1.2.4.4 Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể chovay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quí,người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoảthuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấphàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuậntrong 1 năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạnngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định cho vay nữa

Trang 16

hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hìnhtài chính của khách hàng.

Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫndoanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoándòng ngân quĩ trong thời gian tới

Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọikhoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi đượctrích trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng

Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơnnhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán.Giá trị những hàng hoá mua vào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thunhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vaytheo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần củangười vay

Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệpthương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, cóquan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng Thủ tục cho vaychỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầuvốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn

1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay

Trong quan hệ cho vay, những chủ thể tham gia phải gồm hai bên: Mộtbên là bản thân ngân hàng – phía cấp vốn, bên còn lại là khách hàng – phía cónhu cầu vay vốn Ngoài ra có thể có một số chủ thể khác tham gia như: Bên

Trang 17

bảo lãnh vay vốn ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước Tuy nhiên ,đứngtrên giác độ NHTM thì hiệu quả cho vay chỉ được xem xét dưới các chỉ tiêu

về mức độ an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng

Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhấtnhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời chongân hàng

Như vậy, một hoạt động cho vay được coi là có hiệu quả khi nó đáp ứngđược các tiêu chí trên

Hiệu quả cho vay là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng Có thể sửdụng một số công thức và chỉ số để cụ thể hoá hiệu quả cho vay, tuy nhiên đốivới những mặt không thể lượng hoá được thì sẽ sử dụng các chỉ tiêu định tính

Do giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào phía ngân hàng nên khái niệmhiệu quả cho vay được hiểu từ cái nhìn của ngân hàng và được cụ thể bằngcác chỉ tiêu định tính và định lượng chính

1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý; việctuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM; việc thực hiện theođúng cam kết trong hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng)

- Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúng

pháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chínhphủ và ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liênquan

- Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM, hoạt động cho vay có hiệu

quả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay Từ những

Trang 18

đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa racác quy chế cho vay phù hợp nhất Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tíndụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụthể dành cho các cán bộ ngân hàng Các quy định trong quy trình cho vayđược áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thựchiện việc cho vay có hiệu quả Do vậy việc tuân thủ những quy trình là mộtđiều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả.

- Trên cơ sở hợp đồng cho vay, khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân

hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng Trong hợp đồng tíndụng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích

sử dụng vốn vay, số tiền vay, phương thức hoàn trả gốc, trả lãi và được thểhiện ở dạng những cam kết Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nóđược thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng

Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần củahiệu quả cho vay Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để mộtkhoản cho vay được coi là có hiệu quả Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩnthẩn và toàn diện thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông quaviệc phân tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh Nhóm các chỉ tiêu định lượngbao gồm:

a Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tếtại một thời điểm nhất định

Trang 19

Mức tăng trưởng tuyệt

đối dư nợ cho vay năm n

đối dư nợ cho vay năm n

=

Dư nợ cho vay năm n  *100

Dư nợ cho vay năm n-1

Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay tuyệt đối và tương đối phản ánhmức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quảhoạt động cho vay xét về quy mô

b Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn cho vay = 

Dư nợ cho vay bình quân

Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay phản ánh thực trạng sử dụng vốn củangân hàng Nó đề cập đến việc người vay có trả nợ thường xuyên, đúng hạn

và nhanh chóng hay không Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệuquả của ngân hàng Nếu các chỉ tiêu khác không thay đổi, vòng quay vốncàng lớn chứng tỏ những tài sản (các khoản cho vay) của ngân hàng có tínhthanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt Vòng quay vốn cho vay lớn với mức

dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ hiệu quả cho vaycao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợ thấp Tuy nhiên vòng quayvốn không phản ánh được nhiều thông tin vì vòng quay vốn này có mối tươngquan chặt chẽ với vòng quay vốn của doanh nghiệp Nếu khách hàng là mộtdoanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì vòng quay vốn nhanh, do đó vòngquay vốn của NHTM cũng lớn Nếu khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì

Trang 20

vòng quay vốn của các doanh nghiệp này sẽ nhỏ, dẫn đến vòng quay vốn củaNHTM cũng nhỏ hơn.

Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả

nợ gốc và lãi vay trong tổng dư nợ.Qua đó, phản ánh chất lượng các khoảncho vay của ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả cáckhoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp

- Tỉ lệ nợ khó đòi

Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phảigia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngânhàng Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã giahạn nợ Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợkhó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trêntổng dư nợ quá hạn

- Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo

Dư nợ cho vay có TSĐB

Trang 21

Tỉ lệ cho vay có TSĐB = 

Tổng dư nợ

Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động chovay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi kháchhàng không thể trả được nợ Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa

ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa Một NHTM có tỷ lệcho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn đượcđảm bảo tốt

Tỉ lệ này cao hay thấp một phần phụ thuộc vào chính sách của NHNN vàcủa NHTM trong từng thời kỳ

- Cấu trúc danh mục cho vay

Sự đa dạng của danh mục cho vay

Theo nguyên tắc: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, việc duy trì mộtdanh mục cho vay đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế, ngành nghề kinhdoanh khác nhau NHTM sẽ tránh được rủi ro không hệ thống

Tuỳ thuộc vào quy mô, tiềm năng, sự phát triển của thị trường màNHTM xây dựng một danh mục cho vay hợp lý

Sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và dư nợ.

Việc duy trì một cơ cấu về kỳ hạn của nguồn và các khoản cho vay phùhợp với quy định của NHNN, quy định của NHTM sẽ đảm bảo an toàn và khảnăng sinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng

d Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay

Thu lãi

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay = 

Dư nợ cho vay bình quân

Trong doanh thu của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM ở ViệtNam hiện nay, nguồn thu lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn Điều này xuất

Trang 22

phát từ trình độ phát triển của thị trường tài chính chưa cao, sản phẩm, dịch

vụ mà các NHTM cung cấp chưa phong phú và đa dạng Do các khoản chovay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay củaNHTM nên có thể nói rằng thu nhập từ việc cho vay ngắn hạn có ảnh hưởngrất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chỉ tiêu này đánhgiá hoạt động cho vay ở khía cạnh là hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cho vay.Mức sinh lợi cao cho thấy chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng là cóhiệu quả

Ta có thể xem xét chỉ tiêu : tỷ lệ thu nhập

1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM.

Cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động quan trọng nhất củaNHTM, là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, nó cũng đồngthời có các tác động không nhỏ đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM không chỉ có ảnhhưởng đến bản thân ngân hàng, mà còn có ảnh hưởng đến nhiều chủ thể kháccủa nền kinh tế Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các cánhân, doanh nghiệp được diễn ra liền mạch, không bị đứt quãng Như vậy

Trang 23

hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nềnkinh tế Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn không chỉ giúp ngân hàngkinh doanh có lãi, đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nềnkinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển thuận lợi.

Ngoài ra thông qua việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngânhàng, sẽ giúp ngân hàng tồn tại một cách bền vững, củng cố mối quan hệ vớicác đối tác và tăng năng lực cạnh tranh Đối với nền kinh tế, việc nâng caohiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của nền kinh tế, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thức đầy phát triểnkinh tế

Như vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là cần thiết kháchquan, trước hết vì sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời vì sự pháttriển của nền kinh tế

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM

Hoạt động cho vay ngắn hạn diễn ra giữa hai chủ thể là NHTM và kháchhàng Bên cạnh đó, hoạt động cho vay nằm trong một môi trường được điềutiết bởi pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô là những điều kiện của nềnkinh tế Do vậy để có được một khoản vay có hiệu quả cao thì cần phải có cácđiều kiện thuận lợi từ các bên có liên quan

1.3.4.1 Về phía ngân hàng

- Khả năng thẩm định cho vay

Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâuđầu tiên và quan trọng Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độchính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng Kết quả của quá

Trang 24

trình thẩm định sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không.Mặc dù không thể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu này sẽ tạotiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn Quá trìnhthẩm định không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toànthông tin mà còn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt củacán bộ Đối với cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là “thường xuyên”, kịp thờinên khâu thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốncủa khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn.

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánhcương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tíndụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tíndụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi

ro và nâng cao khả năng sinh lời

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay củangân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả củacác món cho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếuchính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn

là phá sản

Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xâydựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thựchiện được vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứngđựoc nhu cầu vốn cho nền kinh tế

- Trình độ cán bộ ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng như tất cả cácngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con người luôn đóng vai trò quan

Trang 25

trọng nhất Chính vì thế, để năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, cần phải lấyyếu tố con người là trung tâm Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển,các ngành và lĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngàycàng tăng Thêm vào đó, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt củanền kinh tế, nơi mà các công nghệ hiện đại nhất được sử dụng cùng với tínhphức tạp và tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt độngchovay, trước hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tíndụng Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ,hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng và phương ánkinh doanh.

- Thông tin tín dụng

Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thànhcông hay thất bại của công việc kinh doanh Điều đó ngày càng được chứngminh trong nền kinh tế phát triển NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rấtnhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao Do vậy,thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng Trong quá trình hoạt độngcủa mình, ngân hàng không thể có được tất cả những thông tin cần thiết: vềkhách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụngkhác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sảnxuất kinh doanh của khách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởng đến quyếtđịnh của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay Việc thiếu thôngtin tạo ra những rủi ro lớn cho ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch

Do đó, ngân hàng nào càng nắm được nhiều thông tin chính xác sẽ càng có lợithế trong cạnh tranh

Trang 26

- Công tác tổ chức và quản lý

Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung.Với hoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đếntính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay

Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ gópphần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nóiriêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung

Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khi xem xét hồ sơ khách hàng,

chỉ những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới được xem xét để cho vay.Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một kênhthông tin quan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng

Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ… Ngân hàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năngthanh toán các khoản nợ của khách hàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đốivốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinh lời và qua đó đánh giá khả năng trả nợ,phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kháchhàng Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp ứng được những điềukiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn

Phương án sử dụng vốn vay: Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem

lại hiệu quả cho món vay Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem

Trang 27

lại mức lợi nhuận cao cho khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽđảm bảo trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp

Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng làviệc nhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp.Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểuthêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức vàquyết tâm kinh doanh Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vôcùng quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạotốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năngthành công của dự án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệuquả Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp không có đủ trình độ quản lý

và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy được tác dụng, khôngđảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn.Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộ tíndụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức Tính trung thực,mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiênquyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả

Trang 28

nghiệp Sự thay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng trường kinh tế, sẽ tácđộng trực tiếp đến mức tổng dư nợ của các NHTM thông qua các công cụ củachính sách tiền tệ quốc gia và tác động xấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy khi nền kinh tếtăng trưởng tốt cùng với một tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ tín dụng hệ thốngngân hàng thường cao hơn rất nhiều sơ với những thời điểm mà nền kinh tế

có những biến động không thuận lợi Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định làđiều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và các doanh nghiệp mởrộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận cao và đảm bảo được hiệu quảcủa khoản vay

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trang 29

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Tên viết tắt : ABBANK

Trụ sở chính: 47 Điện Biên Phủ , Quận 1 TP Hồ chí Minh

Web: WWW.ABBANK.VN

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình là một trong mười ngân hàngthương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam ABBANK được thànhlập vào ngày 15 tháng 4 năm 1993 có tên là Ngân hàng thương mại cổ phầnnông thôn Ninh Bình, số vốn điều lệ 1 tỷ và trụ sở đặt tại 138 thị trấn An Lạc,huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh Nay đã chuyển về 47 Điện Biên Phủ,Quận 1, TP Hồ Chí Minh Từ lúc mới thành lập cho đến năm 2001, quy môhoạt động kinh doanh của ABBANK là rất nhỏ Để đáp ứng được nhu cầunền kinh tế ngày càng phát triển và xu thế hội nhập kinh tế thế giới tháng 3năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự.Trong năm này vốn điều lệ đã tăng lên 5 tỷ đồng, năm 2003 là 36.10 tỷ đồng,năm 2004 là 70.04 tỷ đồng, năm 2005 là 165 tỷ đồng ,năm 2006 là 1.131 tỷđồng, đến cuối năm 2007 con số này là 2300 tỷ đồng Trải qua 13 năm hoạtđộng với những nỗ lực không ngừng , thương hiệu ABBANK đã dần khẳngđịnh được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế

2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu

Năm 2005:

- Tăng vốn điều lệ lên 165 tỷ đồng

- Được cấp giấy phép chuyển đổi từ mô hình Ngân hàng Thương Mại cổphần Nông thôn sang mô hình ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị

Trang 30

- Sự tham gia với tư cách Cổ đông chiến lược của Tập đoàn Điện lựcViệt Nam , Công ty Dầu khí mang lại thế và lực mới cho sự phát triển củaABBANK.

- Hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển ABBANK và bắt đầuthực hiện điều hành, quản lý ABBANK theo chiến lược đã hoạch định trong

đó, nổi bật là việc định hướng phát triển ABBANK trở thành một ngân hànghiện đại, hoạt động theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

- Ban hành sổ tay Tín dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tếtrong hoạt động tín dụng vào năm 2006

- Mô hình hoạt động của ABBANK được nâng cấp thêm một bước thôngqua việc tăng cường thành viên của hội đồng Quản trị, Ban điều hành, thànhlập các phòng mới tại Hội sở chính, mở rộng mạng lưới…Đây là những bước

đi đầu tiên để ABBANK đạt đến mô hình Ngân hàng Thương mại hoàn thiệnvào năm 2008

Năm 2006:

- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã tham gia làm cổ đông chiếnlược của ABBANK với tỷ lệ góp vốn điều lệ là 40%

- Ngày 27 tháng 10, khai trương ABBANK Đà nẵng

- ABBANK và công ty chứng khoán An Bình (ABS) phát hành thànhcông 2000 tỷ trái phiếu bản tệ cho EVN

- Ngày 07 tháng 11 , ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỉ tráiphiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư VinaCapital

- Ngày 14 và ngày 16 tháng 11, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng

và ABBANK Trần Khát Chân

- Ngày 06 tháng 12 năm, ký hợp đồng triển khai Core Banking Solutionsvới Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội

Trang 31

- Vốn điều lệ tăng từ VND 165 tỉ vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỉ vào cuốinăm 2006.

Năm 2007:

- Tháng 01/2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là “Nhà pháthành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á năm 2006”

- Tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ vào cuối năm 2007

2.1.2 Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội

Tên viết tắt: ABBANK Hà Nội

Địa chỉ: 101 Láng Hạ Hà Nội

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội được thành lập vàotháng 2 năm 2006, điều này đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong chiếnlược phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình Hiện ABBANK Hà Nội cóđịa chỉ tại toà nhà 101 Láng hạ Chi nhánh có phạm vi hoạt động rộng lớn,không chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà còn mở rộng sang một số tỉnhlân cận thông qua việc mở nhiều PGD trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, BắcNinh, Thái nguyên… Các khách hàng của ABBANK Hà Nội là các kháchhàng thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp, cá nhân kháccủa nền kinh tế

Sau khi thành lập, ABANK Hà Nội đã rất cố gắng trong việc mở rộngphạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm khách hàng và đã thu được nhiềuthành công, đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển của ngân hàng TMCP AnBình tại khu vực phía Bắc

Trang 32

Đến thời điểm hiện tại ABANK Hà Nội đã có mạng lưới rộng khắp HàNội với 13 phòng giao dịch, tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 200người

PGĐ 1

Khối KH

Doanh nghiệp

Trang 33

Phòng kế toán kho quỹ

Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng quản lý nợ và quản lý rủi ro

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng:

Mỗi phòng ban có sự độc lập tương đối, chuyên môn hoá trong lĩnh vựccủa mình để tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch, các chính sách kinhdoanh Các phòng thống nhất với nhau trong mục đích chung là cùng gópphần vào kết quả kinh doanh của chi nhánh cũng như hoàn thành tốt cácnhiệm vụ do ngân hàng TMCP An Bình giao

- Phòng hành chính nhân sự

Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, lao vụ, đảm bảothông tin liên lạc, luân chuyển văn thư phục vụ cho các hoạt động ở chinhánh

Quản lý, sửa chữa, bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của chi nhánhbao gồm: nhà cửa, kho tàng, máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc

Đầu mối tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu làm việc với chinhánh Quan hệ giao dịch với các ban ngành đối với các vấn đề liên quan đếncông việc chi nhánh

Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, nhân sựtiền lương và công tác đào tạo của chi nhánh

- Phòng kế toán kho quỹ

Trang 34

Chịu trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độthi chi tài chính.

Làm quyết toán hàng năm, theo dõi việc thực hiện thanh toán, tính thuếphải nộp, xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm

Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chấp hành cácquy chế có liên quan đến tài chính, kế toán, thanh toán

Thực hiện chức năng mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay củakhách hàng Thực hiện nghiệp vụ thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhờthu, chuyển tiền điện tử, các loại séc

Thực hiện thu chi tiền mặt, sec lĩnh tiền mặt bằng VNĐ từ tài khoản tiềngửi của khách hàng và thực hiện thu lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay

Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN

và của ngân hàng TMCP An Bình, tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp

vụ của chi nhánh với NHNN, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địabàn, các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiềnmặt giao dịch có giá trị lớn

- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Tiếp xúc và thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng làcác tổ chức kinh tế xã hội trong nền kinh tế

- Phòng quản lý nợ và quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro: phối hợp với phòng quan hệ khách hàng, thực hiện cácquy trình quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng

Trang 35

Quản lý nợ: Thực hiện việc nhập dữ liệu vào hệ thống, mở tài khoản vay,lưu giữu hồ sơ vay vốn, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng và quản lí rủi rotrong quá trình giám sát khoản vay, thu nợ

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội

Năm 2007, nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng gặp không

ít khó khăn, lạm phát tăng cao và giữ ở mức hai con số (13.6%/năm 2007).Thêm vào đó, với các chính sách mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, cácNHTM của Việt Nam và đặc biệt là các ngân hàng TMCP sẽ phải đương đầuvới rất nhiều khó khăn và thử thách

Bên cạnh đó, một số kênh huy động mới phát triển mạnh mẽ như : Thịtrường chứng khoán, thị trường bất động sản, vàng… làm cho tính cạnh tranhthu hút vốn ngày càng trở lên khốc liệt

Tuy gặp phải một số khó khăn nhưng trong năm 2007, Chi nhánh Hà Nội

đã đạt được một số kết quả khả quan

Trang 36

- Từ khu vực dân cư 36 142 294%

- Từ khu vực doanh nghiệp 310 1008 225%

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006 / 2007

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theophương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừađảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng

- Hoạt động tín dụng

Tính đến tháng 31/12/2007, dư nợ của chi nhánh đạt 1412 tỷ đồng tăng443% so với cùng kỳ năm trước Số lượng khách hàng đạt 1058 khách hàng

cá nhân và 205 khách hàng doanh nghiệp

Danh mục tín dụng phân loại theo ngành nghề kinh doanh

BẢNG 2.2: DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ

KINH DOANH

Đv Tỷ đồng

Trang 37

Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12 năm 2007

Ngành thương mại dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong danh mục tíndụng, tỷ trọng của ngành này là 81,44% Con số này của ngành bất động sản

là 10,79% và là ngành có tỷ trọng lớn thứ hai Cho vay ngành điện chiếm2,4% tổng dư nợ

BẢNG 2.3 DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO LOẠI TIỀN TỆ

Nguồn : Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007

Tính đến 31/12, trong tổng nguồn của chi nhánh (gồm tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi), chỉ có khoảng 1% làUSD, trên 99% là VND, bên cạnh đó dư nợ USD của chi nhánh lại chiếm đến19.51% Điều đó cho thấy ngân hàng đang gặp phải rủi ro về sự không tươngxứng giữa nguồn vốn và dư nợ Ngân hàng đang gặp phải tình trạng dư thừavốn VND trong khi thiếu hụt nguồn USD

Trang 38

Các số liệu trên cũng cho thấy ngân hàng đang có trạng thái thanh khoảndương, có nghĩa là ngân hàng có thể không gặp phải vấn đề về thanh khoảntrong giai đoạn hiện tại Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả sử dụngnguồn của chi nhánh chưa cao Điều này ảnh hưởng đến chi phí cơ hội đầu tư

và huy động vốn của ngân hàng

BẢNG 2.4 THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Đv VNĐ

07/061.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 562365739 285283362

3

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1 HOẠT ĐỘNG NGUỒN VỐN - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.1 HOẠT ĐỘNG NGUỒN VỐN (Trang 35)
BẢNG 2.2: DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.2 DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (Trang 36)
BẢNG 2.3 DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO LOẠI TIỀN TỆ - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.3 DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO LOẠI TIỀN TỆ (Trang 37)
BẢNG 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 39)
BẢNG 2.6 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.6 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN (Trang 41)
BẢNG 2.7 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.7 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 42)
BẢNG 2.8 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TÀI - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.8 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TÀI (Trang 43)
BẢNG 2.10 VÒNG QUAY VỐN CHO VAY NGẮN HẠN - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.10 VÒNG QUAY VỐN CHO VAY NGẮN HẠN (Trang 46)
BẢNG 2.11 TỶ LỆ CHO VAY CÓ TSĐB - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.11 TỶ LỆ CHO VAY CÓ TSĐB (Trang 47)
BẢNG 2.12 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.12 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN (Trang 48)
BẢNG 2.13 TỶ LỆ NỢ KHÓ ĐÒI - Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
BẢNG 2.13 TỶ LỆ NỢ KHÓ ĐÒI (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w