Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006/2007
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn, với những nỗ lực của mình ABBANK Hà Nội đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ , mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, qua đó đạt kết quả kinh doanh khả quan.
BẢNG 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đv: vnđ
Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng trưởng
07/06
1. Doanh thu 20923420410 277264813000
2. Chi phí 17227117880 234930498400
3. Lợi nhuận trước thuế 3696302520 42334314594 1045%
4. Tổng tài sản 898594876828 4240723846784 372%
Nguồn báo cáo tài chính 2006/2007
2.1.3.4 Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua
Chính thức thành lập đầu năm 2006. Trong 2 năm trở lại đây, ABBANK Hà Nội đang ngày một phát triển, cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
- Mạng lưới hoạt động của chi nhánh không ngừng được mở rộng với 13 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
- Cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện với công nghệ hiện đại. Đặc biệt trong năm 2007 ABBANK Hà Nội đã chính thức chuyển giao công nghệ từ Gold River sang Core Banking Temenos 24 của Thụy Sĩ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiện ích và an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tách biệt từng khâu, từng mảng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
- Các sản phẩm dịch vụ mà ABBANK Hà Nội cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, điển hình là sản phẩm thẻ YOUCARD mới được ra mắt.
- Kết quả kinh doanh của ABBANK Hà Nội tăng trưởng cao và cao tương đối so với toàn hệ thống. Điều này phù hợp với vai trò là đơn vị tiêu biểu, quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng TMCP An Bình khu vực phía bắc.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ABBANK Hà Nội
Tại ABBANK Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2006 chiếm 64% và năm 2007 chiếm 67%/ Tổng dư nợ. Số liệu trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2007 đạt mức 460% so với năm 2006. Điều này
hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của ABBANK Hà Nội.
BẢNG 2.6 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN đv. Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng So sánh 07/06 % Tổng dư nợ cho vay 260 100.00 % 1412 100.00% 443% Ngắn hạn 166.4 64% 946.04 67% 468% trung hạn 62.4 24% 353 25% 466% Dài hạn 31.2 12% 112.96 8% 262%
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế
Đối tượng khách hàng của ABBANK Hà Nội là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Ngành Sản xuất chế biến và Thương mại – Dịch vụ trong những năm vừa qua đã có các bước phát triển bền vững, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại ABBANK Hà nội và có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Cụ thể,năm 2006 dư nợ cho vay là 153 tỷ đồng, chiếm 60%, năm 2007 tăng lên 1058 tỷ đồng, chiếm 81.44% tổng dư nợ.
Với việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tham gia với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng TMCP An Bình, khách hàng ngành điện luôn nhận được những sự ưu tiên đặc biệt từ ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ của EVN luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của ABANK Hà Nội.
BẢNG 2.7 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đv: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006 2007
Dư nợ trọngTỉ Dư nợ Tỉ trọng
Tổng dư nợ cho vay
ngắn hạn 166.4 100% 946.04 100%
Sản xuất chế biến 3.3 2% 47.3 5%
Thương mại - Dịch vụ 103.17 62% 823.05 87%
Giao thông vận tải 1.67 1% 4.73 0.5%
Khai thác và xây dựng 0.66 0.4% 0.95 0.1%
Khác - - - -
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo
Năm 2007 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 70,83% tổng dư nợ ngắn hạn, so với mức 83% của năm trước, trong đó 38,72% dư nợ được bảo đảm bằng bằng Bất động sản (BĐS), các khoản nợ được bảo đảm bằng bảo lãnh của ngân hàng khác chiếm 9%, bảo đảm bằng giấy tờ có giá chiếm 6%. Dư nợ được bảo đảm bằng máy móc thiết bị và hàng tồn kho (thường được xếp hạng B với tính thanh khoản thấp) chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng dư nợ.
Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm gần 30% tổng dư nợ, tăng so với mức 27% của năm trước. Điều này một phần là do ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng đối với ngân hàng do rủi ro đối với hình thức cho vay tín chấp rất cao, ngân hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này.
BẢNG 2.8 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO
TT Tiêu chí Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ/Tổng dư nợ
A. Có tài sản đảm bảo 670.04 70.83% 1 BĐS 366.28 38.72% 2