Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Đắc Dân
Thực hiện: Huỳnh Lê Ái Linh Lớp Cao học Kinh tế Nông Nghiệp K2011- Lâm Đồng
Đà Lạt 2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ người dân còn nhiều hạn chế Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương Xu thế phát triển hiện nay trong phát triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và phát triển du lịch
Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công
ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống
Xã hội Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lệ và thiếu khoa học
để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường và tài nguyên du lịch
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực, nó đã và đang trong quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác động tiêu cực của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều nơi Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường Trong phát triển du lịch, môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
và hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục
Trang 3vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của con người Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch Việt Nam nói chung và ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên
du lịch sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng về du lịch rất cao
ở khu vực Tây Nguyên và của cả nước Với vị trí địa lý và điều kiện khí hậu
tự nhiên đã tạo cho Lâm Đồng có một sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên như thế nhưng du lịch Lâm đồng mới phát triển quanh Thành phố Đà Lạt, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của vùng Về xã hội, Lâm Đồng là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển nông thôn và phát triển du lịch
Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn
với du lịch ở Lâm Đồng" sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý
luận, thực tiễn cao
2 Mục tiêu của đề tài
Trang 4hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
- Ðề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
3 Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Ðối tượng nghiên cứu
- Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở tỉnh Lâm Đồng
- Ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động kinh tế nông thôn và du lịch ở huyện Lạc Dương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lạc Dương
* Phạm vi về không gian
Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lạc Dương, tập trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Lạc Dương, Dasar, Làng Cù Lần khu
Trang 5du lịch Suối Vàng
Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch
* Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và du lịch dựa vào tài liệu 3 năm từ 2009 đến năm 2011, đồng thời nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp với tài liệu dự báo cho các năm 2012-2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông tin thứ cấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát…, thực hiện các phán đoán suy luận
5 Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
6 Kết cấu
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
Chương III Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương
Trang 6Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
1 Khái quát chung về du lịch nông thôn
1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở Châu Âu Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch
và được phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn… Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường Vì vậy du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng Còn ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại
Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương
1.2 Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp
Trang 7 Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp với tình hình thực tế
Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành thì rất lớn
Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn
Có tính liên ngành và liên vùng cao
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương
Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường
Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt
Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm
Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách
1.4 Đặc trưng của du lịch nông thôn
Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là những nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Du khách đến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn cội không lai tạp Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thì khó thu hút được họ
Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về việc hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối với cây trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm
Trang 8 Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi
mở và hiếu khách
Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn trong quá trình du lịch Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch của mình phải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt
Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình vào cuộc sống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham quan các di tích lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá
1.5 Các hình thức du lịch nông thôn
5 hình thức du lịch nông thôn:
Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí
Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa phương
Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương
Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã
và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại
Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương
Chương II : Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.1 Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Trang 9sự chưa được phát triển
1.1.2 Ðiều kiện địa hình, thổ nhưỡng
Giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng nhìn chung đã thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông thôn
1.1.3 Ðiều kiện khí hậu, thời tiết
Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng mang tính nhiệt đới với hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu vào tháng tư hoặc tháng năm và chấm dứt vào tháng mười, tháng mười một Về mùa mưa, gió Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi đến mang theo nhiều hơi nước cho nên tuy mát mẻ nhưng ẩm ướt Tháng tám là tháng mưa nhiều nhất, lưu lượng lên tới 321mm và nhiệt độ trung bình 25,7oC Mùa khô là thời gian 6 tháng còn lại trong năm Đây là một điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch
2 Ðiều kiện Kinh tế - Xã hội
2.1 Nguồn lực lao động và dân số
Ngoài ra còn có đường thôn xã và nội đồng, trước đây hầu hết là đường đất, nay được sự quan tâm của tỉnh nay đã được đầu tư nâng cấp, sữa chữa, một
số tuyến đã được đầu tư trải cấp phối
+ Quốc phòng - an ninh
Công tác quốc phòng - an ninh được đặc biệt quan tâm Tình hình an ninh luôn được Ðảng và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo chỉ đạo; công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Ðảng, nhà nước luôn được đẩy mạnh; các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư được xây dựng; công tác quốc phòng toàn dân được tăng cường
+ Văn hoá và di tích
Bản sắc văn hoá dân tộc ở Lâm Đồng có tính đa dạng, mang đặc thù riêng chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc đậm đà tiêu biểu của vùng văn hoá Tây
Trang 10Nguyên Là địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là K’Ho, Gia Rai, Ê Ðê, từ lâu đã có sự gắn bó mật thiết với nhau về mặt văn hoá Họ có những đặc điểm về kinh tế xã hội giống nhau Tuy nhiên, ngoài những nét chung mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, sắc thái riêng, có những đặc thù riêng về sinh hoạt cũng như sản xuất Các công trình nhà sàn, nhà rông với các lễ hội đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới đầy màu sắc, rộn ràng âm thanh của những nhạc cụ dân gian đặc trưng đàn gió, đàn nước, cồng chiêng Văn hoá người kinh đang có ảnh hưởng sâu rộng tới vùng dân tộc bản địa, quá trình giao lưu giữa các dân tộc làm tăng tính đa dạng trong nền văn hoá Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đồng hoá tự nhiên này có thể làm mất đi nhanh chóng nhiều sắc thái dân tộc Vì vậy cần phải
có biện pháp bảo tồn giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên
Bên cạnh nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, Lâm Đồng còn có các khu di tích, các danh lam thắng cảnh đẹp, là cơ sở để phát huy thế mạnh về du lịch, có nhiều thác và các buôn làng cổ mang đậm nét Tây Nguyên
2.3 Thu nhập
Nhìn chung, thu nhập chủ yếu của nông dân trên địa bàn Lâm Đồng
là từ trồng cà phê, rau, hoa, và các làng nghề dệt thổ cầm của các đồng bào dân tộc, những năm gần đây có nhiều hộ làm kinh tế trang trại phát triển nghề nuôi cá tằm, cá hồi do vậy cuộc sống kinh tế xã hội của người dân vẫn thăng trầm theo sự biến động giá cả nông sản trên thị trường và mang tính thời vụ trong thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng qua các năm, năm
2011 khoảng 1.273.000/người/tháng theo giá hiện hành
Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị tăng qua các năm, năm
2011 khoảng 2.094.000/người/tháng theo giá hiện hành
Về thu ngân sách từ kinh tế địa phương trên địa bàn năm 2010 đạt 2.643.378 triệu đồng , năm 2011 đạt 3.341.657 triệu đồng thu ngân sách qua các năm đều có xu hướng tăng
Mục tiêu và phương hướng đến năm 2012 là phấn đấu đưa đời sống của nhân dân lên mức cao hơn, giảm hộ đói và xoá hộ nghèo, thu nhập bình quân phải trên 4.000.000/người/tháng
Là một huyện miền núi Tây Nguyên, thu nhập của người dân chủ yếu
Trang 11từ các sản phẩm nông lâm nghiệp Trong những năm qua, do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể
- Chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc phát triển Du lịch, thường xuyên chỉ đạo
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu
3.1.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Huyện Lạc Dương có điều kiện thuận lợi về các mặt cơ sở hạ tầng, văn hoá
xã hội có tiềm năng phát triển nông nghiệp, và các làng nghề truyền thống
Làng Cù Lần là điểm du lịch mới đặc biệt là du lịch sinh thái
Huyện Dasar là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nghề nuôi
cá Hồi, cá Tằm
3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Triển khai nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế gắn với du lịch ở huyện, đã tiến hành điều tra 3 đối tượng tham gia hoạt động kinh tế
Hộ nông dân, hộ dịch vụ du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
và khách du lịch Số mẫu và cơ cấu mẫu điều tra đại diện cho điều kiện và trình
độ phát triển kinh tế và du lịch 3 điểm của tỉnh
3.2 Phương pháp và xử lý tài liệu
Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp
Lạc Dương