Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn 6
1.1 Khái quát chung về du lịch nông thôn 6
1.2 Vài nét về nông thôn Việt Nam 8
1.3 Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam 13
1.4 Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam 16
1.5 Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân địa phương 18
Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 21
2.1 Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình 21
2.2 Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 23
2.3 Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 48
Chương III Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 53
3.1 Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình……….53
3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình 55
3.4 Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 60
KẾT LUẬN 63
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới đưa nền kinh tế phát triển theo cơchế thị trường, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và công nghiệp, chúng ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những suy thoái lớn về môitrường cảnh quan và đạo đức văn hoá vì đất nước ta vốn có xuất phát điểm từ một nềnkinh tế thuần nông Một nguy cơ nữa là tình trạng mất dần đất canh tác nông nghiệpdẫn đến quá trình ly nông, ly hương và bần cùng hoá ở nông thôn đang ngày càng giatăng Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đangtrở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta Nhìn rathế giới, cách đây 30-40 năm tại các nước phát triển cũng đã xảy ra tình trạng tương tự.Chính phủ các nước đã triển khai rất nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn đề này, trong
đó có một hướng đã chứng minh được qua vài chục năm là rất có hiệu quả trong việclàm tăng thu nhập của dân cư nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn Đó chính làviệc chính phủ hướng sự quan tâm của cộng đồng xã hội vào việc phát triển du lịchnông thôn Mô hình du lịch nông thôn rất nên được tiến hành nghiên cứu ở nước ta vớiviệc xây dựng các chính sách vĩ mô và ban hành các luật định cụ thể trong việc thựchiện như một sự hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển bộ mặt nông thôn và gia tăng việctiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhất là trong quá trình phát triển hiện nay của đấtnước ta, khi tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp là đất đai đang dần bị thuhẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển du lịch nôngthôn tại những địa phương có tiềm năng du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa đểgóp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân
Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn Thái Bình có một vị trí đặcbiệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại địa
Trang 3phương Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, nhận thấy Thái Bình là một tỉnh có nhiềutiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa phát huyđược hết những tiềm năng đó nên tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn ở TháiBình” là đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu tất cả các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của các làng quê
ở tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn Thái Bình
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông tin thứcấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát…, thực hiện các phán đoán suyluận
4 Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
5 Kết cấu
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Chương III Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương
Trang 4Chương I Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
1.1 Khái quát chung về du lịch nông thôn
1.1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngànhđường sắt ở Châu Âu Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX,
du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và được phổ biến ở hầu hếtcác quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, ThuỵĐiển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với cácloại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn…
Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển
là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạnghoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lựccủa cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường
Vì vậy du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng Còn ở các quốc giaphát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính
là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại
Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên hình thức
du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ Chẳng hạn, ở xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn; ở Nhật Bản, hình thức dulịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thônđược tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theonhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làngnên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng Phát triển du lịch nông thôn sẽgóp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triểnkinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại
Trang 5Ô-hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việclàm cho phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương.
1.1.2 Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp
Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không giancho phù hợp với tình hình
Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sựphát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển Tuy nhiên, sự cạnh tranhtrong ngành thì rất lớn
Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn
Có tính liên ngành và liên vùng cao
1.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địaphương
Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường
Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt
Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phongphú thêm sản phẩm
Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách
1.1.4 Đặc trưng của du lịch nông thôn
Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là nhữngnơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Du kháchđến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn
Trang 6cội không lai tạp Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thìkhó thu hút được họ.
Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc hạnchế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối với câytrồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm
Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi mở và hiếukhách
Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn trongquá trình du lịch Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch của mìnhphải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt
Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình vào cuộcsống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham quan các di tíchlịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá
1.1.5 Các hình thức du lịch nông thôn
5 hình thức du lịch nông thôn:
Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí
Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địaphương
Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng nhưphúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương
Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dânlàng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại
Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vàocác hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng suất câytrồng của địa phương
Trang 71.2 Vài nét về nông thôn Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến năm 2009, có 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, diệntích đất nông nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích lãnh thổ Việt Nam Chính vì thếcuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội Người dânViệt Nam dù sống khắp nơi trên thế giới vẫn giữ được nhiều nét đặc biệt của nông thônViệt Nam
Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm 68% tổng giá trịsản phẩm ở nông thôn Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo hiện nay đang đóng gópnhiều cho xuất khẩu Tuy nhiên thu nhập bình quân của người nông dân vẫn còn rấtthấp Các ngành dịch vụ tương đối yếu ở nông thôn do khó khăn trong vận chuyển vànhu cầu của địa phương thấp
Làng quê Việt Nam ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều làng vẫn giữđược những nét truyền thống lâu đời Nhắc đến làng quê Bắc Bộ là ta nhớ ngay đếnhình ảnh của luỹ tre, đình làng, cây đa, cổng làng Những hình ảnh đó đã in đậm trongtâm thức của mỗi người dân Việt Nam
Bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam cũng có một ngôi đình Từ baođời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt,
là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội của làngquê Việt Nam qua bao thế kỷ Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hoá, độc đáo
và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống Từ xưa đến nay, người dân ViệtNam vẫn thường gọi chung là đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùngmột ý thức văn hoá Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hoá Phật giáo đến
từ Ấn Độ, Trung Hoa; còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam, là nơi để thờThành Hoàng làng và những người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dânnghề nghiệp sinh sống Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi cân bằngphép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dânlàng Vào những ngày lễ, tết, dân làng lại thắp hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng
Trang 8làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu Đây là lòng tri ân, trọngnghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam Tuy đình là của dân làngnhưng thần không hẳn là người của làng Vì người Việt Nam thừa hưởng nhiều tínngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thầnnước (thần Tản Viên)…, ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằngthờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nốitạo thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiếncho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềmtin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam Có lẽnhững đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhấtnhư: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ Nhấtnhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh Theo quanniệm kiến trúc, đình là một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở chào đón bất kỳngười con nào của đất Việt Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơikhông phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá hiện thực của đờisống nhân dân Mái cong của đình không giống bất cứ mái cong nào của vùng ĐôngNam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao
do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng la tâu đao lá mái, không do vôi vữađắp thành Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, ChuNguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng,đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tínhkhoa học kiến trúc Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệthảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và đồ hoạ Sân đình là nơi tổchức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm Theo từ điển Tiếng Việt, Hèm
có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng, những điều kiêng kỵcủa thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị “Thành Hoàng” bằng cách triều đình “tấnphong” cho các thần linh của thôn xã chức Thành Hoàng làng đã góp phần thúc đẩy
Trang 9ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm sinh hoạt trong xã hội nông thôn Việt Nam để tớinay đình được coi là biểu tượng quê hương Nhìn chung văn hoá đình Việt Nam có tínhhoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hoà mọi nền văn hoákhác thành một nét văn hoá riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong đóyếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lậpnước và bảo vệ đất nước.
Từ bao đời nay, người Việt cũng coi cây đa như một biểu tượng của làng quêtruyền thống Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻodai Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thànhtựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề",biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhânchứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi
là cả một vòng đời người
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hòCây đa bến cũ con đò khác đưa
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờHầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường
ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích Cuộc sống sinh hoạt của làngdiễn ra sôi động xung quanh gốc đa Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất,không có sự phân biệt ngôi thứ Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái
lá, chơi những trò chơi dân gian Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân saunhững giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng Gốc đa còn là nơihẹn hò của trai gái trong làng Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượngtâm linh của con người Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầunhư nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa Tục ngữ có câu:
Trang 10"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
Hay:
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con ngườikhi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên Cây đađược coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ Cây đa nào cànggià cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh Gốc đa ở các di tích thườngđược dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầucho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dânlàng
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực củabiểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừamang đậm yếu tố tâm linh Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây
đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗicon người Việt Nam
Ở những làng quê Việt Nam, đặc trưng với những cây đa, bến nước, con đò, hayvới những cánh cổng làng đơn sơ cổ kính Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn hoáriêng, tùy theo đặc điểm làng đó Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng nghề tất cảnhững cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng.Những cánh cổng ấy thường được gọi với cái tên làng, và tên làng được lấy theo đặctrưng của làng đó, hay một sự kiện, một di tích lịch sử … Ví dụ: làng lụa Vạn Phúc Ởmỗi làng thường chỉ để một hoặc hai lối ra vào và cổng làng thường được dựng ở đây
để làm ranh giới giữa các làng Đối với những người xa quê đã lâu, khi về quê hương,còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắpsửa về đến làng Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnhđất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong làngthường đối xử với nhau như trong một gia đình Cổng làng thường thấy nhiều ở các
Trang 11tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình…, chủ yếu là những vùngtrồng lúa và có văn hoá làng xã Đối với mỗi người dân Việt Nam, cổng làng đã trở nênrất thân thuộc Cổng làng thường là nơi hẹn hò của các đôi trai gái Và với mỗi ngườicon gái khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viêntrong cộng đồng dân cư của làng.Với niềm tin, suy nghĩ giữ làng tức là giữ nước, cổnglàng là nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ thanh niên đã không tiếc hi sinh than mình đểgìn giữ cánh cổng làng Cánh cổng làng là bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đãbiến đổi nhiều trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt Những cánh cổng làng có vẻ như khôngcòn phù hợp với những con đường bê tông mở rộng Nhưng trong một góc tâm thứcnào đó của mỗi người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thuộc và làđặc trưng của mỗi làng quê, làng nghề của miền đồng bằng bắc bộ Hơn nữa, cổng làng
là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc
bộ Việt Nam
Các làng xã ở vùng đồng bằng Nam Bộ khác hẳn so với các làng xã ở vùng đồngbằng Bắc Bộ Sự khác biệt cơ bản nhất đó là tính mở ở các làng Nam Bộ cao hơn rấtnhiều Tính mở được thể hiện ở những điều sau đây:
Làng không có lũy tre như là sự phân cách giữa làng này và làng khác nữa
Làng không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi, có làng được lập một cách nhanhchóng, nhưng cũng có làng tan rã nhanh chóng
Giao thương buôn bán phát triển không còn bị gò bó ở tình trạng tự cung tựcấp
Tính tình người dân Nam bộ cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận những ảnhhưởng từ bên ngoài
Chính vì những đặc điểm đó mà trong thời kỳ kinh tế thị trường, người dân ở cáctỉnh miền Nam nhanh chóng thích nghi và phát triển kinh tế nhanh hơn các tỉnh miềnBắc
Trang 121.3 Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc đến trongcác văn bản pháp lý mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông thôn:Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm đồi, sông suối, biển đảo, hangđộng, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùngBắc Bộ, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thànhlâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hoá tập tục của người xưa,những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ…là những điều kiện để nước ta pháttriển du lịch nông thôn
Người Việt Nam nhân hậu, thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng mếnkhách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu lòng quả cảm đãlàm nên những nét văn hoá truyền thống đặc sắc Việt Nam từ chính tâm hồn mộc mạc
ấy của mình
Một tiềm lực đáng kể ở nhiều vùng nông thôn là truyền thống làm hàng thủ công,như sản xuất đồ gốm sứ, hàng dệt, đồng, da, sơn mài, mây tre và nón… Các mặt hàngnày tuy có tiềm năng phát triển nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức
Du lịch đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập và là công việc đáng kể ởmột vài vùng nông thôn cụ thể Du lịch có tiềm năng mang lại lợi ích trên phạm vi rộnghơn nếu được phát triển một cách bền vững
Ở Việt Nam, du lịch nông thôn đã xuất hiện ở Sa-Pa (Lào Cai), Khánh Hoà, MỹTho, Vĩnh Long, Cần Thơ nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp
Trang 13 Du lịch phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Sự phát triển của du lịch đã tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môitrường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, mà phần nhiều là tiêu cực
Phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiênnhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững Trong khi đó, ngườinông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch,những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tự nhiên
Chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp vàngười dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạtđộng này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứngsản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hoá của địa phương
Nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình thamgia hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt độngnày
Nhân lực phục vụ du lịch vừa thừa, vừa thiếu Các công ty du lịch vàkhách sạn thiếu lực lượng hướng dẫn viên cho khách quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoạingữ, nhưng lại thừa lao động phổ thông không qua đào tạo
Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường sá, cung cấp nước tưới, tiêu, cungcấp điện và thông tin của khu vực hạ tầng còn yếu kém
Khi tham gia các tour về nông thôn ở Việt Nam, ban đầu, nhiều du khách có ấntượng tốt nhưng rất ít người có ý định quay trở lại lần thứ hai.Vì Một trong những điềukhiến họ không muốn quay lại là tình trạng giao thông ở nước ta quá tệ Điển hình như,
từ TP Hồ Chí Minh xuống các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có conđường độc đạo là Quốc lộ 1A nên chuyện kẹt xe, kẹt phà xảy ra thường xuyên khiếntốc độ của xe thực tế chỉ còn 30 - 40km/giờ Việc thiếu đường giao thông kết nối giữacác tỉnh làm cho khách phải đi lại quá nhiều lần trên cùng một tuyến đường, nên rấtkhó thu hút họ đến được các tỉnh xa mất cả ngày đường như Bạc Liêu, Cà Mau Ngoài
Trang 14đường bộ, không thể không nói tới giao thông đường thủy là thế mạnh của vùng sôngnước Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tìm được chuyến tàu cao tốc chạy ổn địnhcũng không phải dễ Ngoài đường bộ, đường thủy, chúng ta còn có đường hàng khôngnhưng đường hàng không thì chỉ có những chuyến bay nhỏ đến Cà Mau, Rạch Giá vàđảo Phú Quốc, trong khi sân bay Cần Thơ (Trà Nóc) mới chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Các tỉnh ở nước ta rất thiếu các tour riêng biệt, nhưng lại thừa những sảnphẩm trùng lắp Ví du như một tuor du lịch nông thôn miền Tây Nam bộ, khách đếnTiền Giang đã vào thăm vườn, ngồi ăn trái cây hái sẵn, nghe đờn ca tài tử, thì sangVĩnh Long, Cần Thơ hay đi Sóc Trăng cũng vẫn thấy các món này Cách làm đơn điệu,thiếu sức hấp dẫn và không có điểm nhấn khiến các tour du lịch nông thôn không thểthuyết phục khách du lịch ở lại lâu hơn
Dịch vụ du lịch ở nông thôn vẫn còn ít lại không đạt tiêu chuẩn về chấtlượng Cơ sở lưu trú ở các làng quê đa phần có chất lượng trung bình, không có cáckhu nghỉ dưỡng cao cấp nên ít khi đón được khách sang ở lâu, có rất ít các loại hình vuichơi giải trí đặc sắc
Có thể khẳng định, du lịch nông thôn phát triển chậm, chắc chắn không phải vìthiếu tài nguyên, cũng chưa hẳn vì thiếu tiền, mà là thiếu cách làm phù hợp với cáikhách cần Lượng khách biết và đặt tuor du lịch nông thôn rất ít Một phần do chưađược phổ biến quảng cáo rộng rãi, phần khác do điều kiện của nước ta chưa đủ, dù lànước nông nghiệp nhiều tiềm năng
1.4 Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam
Tour 1 Hà Nội – Đường Lâm – Sơn Tây
Thời gian: 1 ngày
Phương tiện vận chuyển: xe ô tô
Lịch trình tham quan:
7h30: Sau khi ăn sáng, xe khởi hành đi Đường Lâm – làng Việt cổ
Trang 1510h00: Đến Đường Lâm, du khách xuống xe và hành trình đi thăm Đường Lâm baogồm: Thăm làng Cam Lâm – làng có hai vua, thăm làng cổ Mông Phụ, thăm cổng làng
có niên đại hơn 200 năm, thăm đình làng Mông Phụ với niên đại cổ nhất hơn 400 nămlịch sử đã từng chứng kiến những hào hùng, những thăng trầm của ngôi làng hai vua
Du khách đạp xe vòng quanh làng trên những con đường gạch nghe hướng dẫn viêngiới thiệu về hai vị vua của làng
12h00: Du khách nghỉ ngơi, ăn trưa
14h00: Thăm quan đình thờ vua Phùng Hưng, mộ vua Ngô Quyền.Sau đó đoàn lên xe
về Hà Nội
Tour 2 Một ngày ở làng rau Trà Quế
Thời gian: 1 ngày
7h30: Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đến một hộ nông dân ở làngrau Trà Quế
8h00 – 11h00: Du khách tham quan vườn rau, cùng nông dân tưới nước, đi lấy rong ởđầm Trà Quế về bón cho rau
11h00 – 14h00: Du khách cùng gia đình làm cơm và dùng cơm trưa với các món ănđược chế biến từ rau trong vườn
14h00 – 17h00: Du khách học cách làm đất, gieo hạt giống và thu hoạch rau
17h00: Du khách tạm biệt gia đình, theo hướng dẫn viên trở về điểm hẹn
Tuor 3 Một ngày làm nông dân
07h30: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Trang Trại Ba Vì 08h30: Tới Trang trại Đồng quê, Quý khách đi tham quan vườn trúc, khu chăn nuôi,
trồng trọt nhỏ của trang trại
10h00: Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc dành cho người lớn, các em
nhỏ hoặc theo gia đình do hướng dẫn viên tổ chức
12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đồng quê và nghỉ ngơi tại trang trại
Trang 1614h00: Quý khách đạp xe đạp /đi xe công nông hoặc lội bộ qua các cánh đồng lúa bậc
thang Quý khách tham gia vào hoạt động cấy lúa, tát gầu sòng, lội suối bắt cá; hoặc cóthể tới trang trại rau sạch để trồng, hái và thưởng thức rau ngay tại vườn
16h30: Xe đưa Quý khách về điểm hẹn Kết thúc chuyến đi, chia tay và hẹn gặp lại quý
du lịch lành nghề nhất, những người hướng dẫn tốt nhất về công việc của chính mình.Hơn nữa nhà người dân cũng là nơi lưu trú tuyệt vời nhất cho khách lưu trú qua đêm
Cư dân địa phương cũng là những người đầu bếp phục vụ cho khách những bữa ănmang đặc trưng của quê hương mình, nhà mình Chính những công việc thường ngày
ấy sẽ giúp cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của chínhmình, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế địa phương khi họ tham gia vào cácchương trình du lịch nông thôn
Mặt khác khi muốn chương trình du lịch nông thôn được thực hiện dễ dàng hơnthì các công ty du lịch chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sẽ bỏ vốn đầu tưnâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật tại các làng quê nơi diễn ra hoạt động dulịch nông thôn Chính điều này sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và tạo ra nhữngbước phát triển mới
Đối với công ty du lịch đây cũng là loại hình du lịch mới có khả năng hấp dẫn dukhách Nếu đầu tư phát triển, các công ty du lịch có thể tạo ra sự phong phú cho các
Trang 17sản phẩm du lịch của mình Một thị trường sẽ được mở ra để khai thác làm mới nhữnghoạt động của công ty Đồng thời điều đó cũng giúp cho các công ty du lịch tạo ra dấu
ấn trên thị trường về khả năng của chính mình trong việc tổ chức những chương trình
du lịch nông thôn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khó lấy long du khách
Không chỉ mang lại những mặt tích cực cho cộng đồng địa phương và các công ty
du lịch, du lịch nông thôn còn thỏa mãn một lượng không nhỏ các du khách luôn muốnkhám phá những nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam Họ có thể được thẩm nhận sâusắc hơn cuộc sống của con người sau lũy tre làng Đồng thời họ có thể trực tiếp thamgia vào công việc sản xuất của người nông dân Họ được thử công việc của một ngườigánh mạ, cấy lúa, gặt lúa kể cả là cày ruộng Họ có thể thử làm một người thợ thêu,chạm khắc đồ bạc, đục gỗ…Và sau những giờ làm việc căng thẳng được giải trí bằngnhững điệu chèo truyền thống thấm đẫm tình dân tộc, được ăn những món ăn tuy thanhđạm đơn giản nhưng mang dấu ấn của quê lúa thân thương Thoát khỏi những lo toancủa cuộc sống hàng ngày, những công việc trí óc căng thẳng để tiếp xúc với một cuộcsống mới, làm những công việc chân tay mà du khách đã bỏ quên hay chưa từng làm.Điều đó sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khác lạ và thư giãn bên ngoài cuộcsống hối hả của họ
vì họ muốn nhìn thấy một nét văn hóa cũ mà họ đã biết, họ đã quen thuộc Đồng hóavăn hóa của mình với của du khách là người dân địa phương đang đánh mất dần đi sựthu hút hấp dẫn của chính mình Hơn nữa nó cũng làm mất dần những nét truyền thống
Trang 18của làng Việt, của văn hóa Việt của cả dân tộc Bởi vậy giữ gìn văn hóa dân tộc là điềucần thiết và quan trọng khi muốn phát triển du lịch tại nông thôn.
Mặt khác khi thấy du lịch nông thôn là loại hình du lịch có khả năng thu hút vàhấp dẫn khách du lịch, mang lại một nguồn lợi ích kinh tế lớn thì sẽ có rất nhiều sựcạnh tranh của các công ty du lịch Cạnh tranh là yếu tố dẫn đến sự phát triển trong nềnkinh tế thị trường nhưng nó cũng mang lại nhiều tiêu cực trong môi trường nông thônbình dị Sự dồn dập chạy đua trong việc khia thác tài nguyên cũng như trong việc thựchiện tuor sẽ tạo nên sự quá tải, ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như đời sốngcủa cư dân địa phương
Một lượng khách thiếu ý thức trong du lịch sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cựckhông nhỏ đến cuộc sống nơi thôn quê Điều này có thể tạo nên ấn tượng không tốt vớingười dân cũng như chính quyền địa phương
Mỗi sự khám phá đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực Điều quan trọng là phải nhậnthấy những mặt tiêu cực để từ đó hạn chế và khắc phục đồng thời phát triển những mặttích cực của hoạt động đó
Trang 19Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
2.1 Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Phía Bắc giápvới tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh NamĐịnh và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2 Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thànhphố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư
và thành phố Thái Bình với tổng số 284 xã, phường, thị trấn
Thái Bình cách Thủ đô Hà Nội 110km, cảng Hải Phòng 70km, nằm trong vùngảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế và trung tâm du lịch lớn Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh, gần một số tỉnh có tiềm năng du lịch như Ninh Bình, NamĐịnh, Hải Phòng, là cầu nối quan trọng giữa miền Trung với cảng Hải Phòng, cảng CáiLân Với vị trí địa lý, Thái Bình có những thuận lợi trong giao lưu kinh tế và mở rộnghành lang liên kết kinh tế và du lịch với hầu hết các trung tâm kinh tế, du lịch trongtoàn quốc và một số nước Đông Nam Á
2.1.1.2.Địa hình
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốcnhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từbắc xuống đông nam
Thái Bình được bao bọc bởi một hệ thống sông, biển khép kín Với bờ biển dàitrên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sôngHóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53
Trang 20km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưucấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km Đồng thời có 5cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân) Các sông này đều chịu ảnhhưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượngphù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể.
2.1.1.3.Khí hậu
Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 23ºC- 24ºC Nên mùa đông thường ấm hơn so với các tỉnh nằm sâu trongđất liền Mùa hè nóng nhưng có gió biển mát mẻ Thái Bình có nhiều bão, lũ lụt và một
số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm ảnh hưởng không tốt tới nhiều hoạt động du lịch.2.1.1.4.Dân cư
Thái Bình là tỉnh đông dân cư, nhân dân Thái Bình cần cù, khéo tay, chất phác vàmến khách Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn định và phát triển, đời sốngvật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, bồi dưỡngsức khoẻ tinh thần của người dân càng được thay đổi Điều đó được thể hiện qua sốlượng khách du lịch nội tỉnh tăng trên 10%/năm, đây là lợi thế quan trọng để ngành dulịch Thái Bình phát triển
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày càng hoànthiện Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Đồng Châu với tổng số vốn trên 50 tỷđồng, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc Khu di tích lịch sử các Vua Trầntại Hưng Hà trên 70 tỷ đồng đã và đang được triển khai, 3 khách sạn lớn từ 3 - 4 saođang được nâng cấp và xây dựng mới, hơn 20 khách sạn cỡ nhỏ và vừa với gần 600
phòng tiêu chuẩn đủ sức phục vụ trên 1.000 lượt khách/ngày Trên địa bàn Thái
Bình đã hình thành hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm 57 khách sạn, nhà nghỉvới tổng số 851 phòng nghỉ, trong đó có 210 phòng loại 1 đạt tiêu chuẩn đónkhách quốc tế Các khách sạn, nhà nghỉ đã được đầu tư các trang thiết bị hiệnđại, tiện nghi sang trọng
Trang 21Hệ thống đường 10 đã hoàn thành, đường 39 đang được nâng cấp Tỉnh cũng đãchỉ đạo chuẩn bị khởi công một số dự án cơ sở hạ tầng giao thông để thu hút vốn đầu tưnhư: đường và cầu nối Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, cóvốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng; đường 39B từ thị trấn Thanh Nê đến thị trấn Diêm Điền,vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng; đường vành đai phía Nam Thành phố Thái Bình, vốnđầu tư trên 1.000 tỷ đồng…
Một số cầu đã được xây dựng như cầu Triều Dương nối với Hưng Yên, cầu Tân
Đệ nối với Nam Định, hệ thống đường nông thôn đang phát triển là điều kiện thuận lợicho giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, du lịch giữa Thái Bình với các tỉnh bạn
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp với gần 90% dân số ở các vùng nông thôn và hơn70% lao động nông nghiệp Mặc dù diện tích đất trồng lúa giảm, nhiều dịch bệnh lúamới xuất hiện, nhưng năm qua lại là năm nông nghiệp Thái Bình lập được nhiều kỷlục: là năm đầu tiên được mùa lớn nhất từ trước đến nay với năng suất lúa cả 2 vụ đạt132,35 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay và tốc độ tăng trưởng cũng đạt 6%, cao nhất cảnước, là lá cờ đầu về sản xuất nông nghiệp trong toàn quốc Thái Bình đang phấn đấuxây dựng thương hiệu từ “quê hương 5 tấn” trong thời đánh Mỹ thành “quê hương 15tấn” trong thời kỳ hội nhập
Ban lãnh đạo tỉnh Thái Bình đang thực hiện chính sách xây dựng mô hình nôngthôn mới, tạo ra đời sống mới cho người nông dân
Không chỉ có những bứt phá trong phát triển kinh tế, trong lĩnh vực văn hóa xãhội, Thái Bình cũng đã tạo được những dấu ấn đặc biệt: lần đầu tiên tỉnh tổ chức thànhcông Lễ hội Văn hóa Đồng bằng sông Hồng, quy tụ về đây 13 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Với truyền thống mến khách, người dân quê lúa đã để lại những thiện cảm lớn đối vớicác tỉnh bạn Song, điều quan trọng hơn là Lễ hội đã khơi dậy những tinh hoa văn hóa,truyền thống hào hùng của miền đồng bằng châu thổ sông Hồng
2.2 Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trang 22Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụbởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Hệ thống các công trình thuỷ lợi tưới tiêuthuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14-15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơcấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Tổng diện tích tự nhiên là 153.596 ha Trong đó: Diện tích cây hàng năm là94.187 ha; diện tích ao hồ đã đưa vào sử dụng là 6.018 ha Hầu hết đất đai đã được cảitạo hàng năm có thể cấy trồng được 3-4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng40.000 ha
Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thựcphẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu), cây côngnghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vảithiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh… Đến với Thái Bình không ai là không biếtnhững vườn cây cảnh, cây ăn quả rộng hàng chục hécta tại xã Bách Thuận, xã HoàngDiệu Đây là một lợi thế của Thái Bình để phát triển du lịch nông thôn
Thái Bình có triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp điềukiện để phát triển chăn nuôi trâu, bò, bò sữa, lợn, gà, vịt, cá…
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Du khách tham gia du lịch nông thôn không chỉ được chiêm ngưỡng những nétđặc sắc trong cuộc sống đời thường, cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trườngtrong lành, khí hậu mát mẻ, làm quen với những người dân chất phác, hiền hoà mà họcòn được thực tế khi tham gia cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao động sảnxuất trực tiếp cùng người dân bản địa Thái Bình có tiềm năng lớn trong việc phát triển
du lịch nông thôn đặc biệt là du lịch làng xã Nhiều làng xóm còn giữ được nét quê đặctrưng của nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng với cây đa, giếng nước, sânđình
2.2.2.1 Các làng nghề truyền thống
Trang 23Thái Bình là địa phương thu hút khách du lịch bởi có những làng nghề nổi tiếng
và có truyền thống lâu đời như: làng chạm bạc Đồng Xâm, làng dệt Phương La, làngthêu Minh Lãng, làng đúc đồng An Lộng
Nghề chạm bạc Đồng Xâm
Làng chạm bạc Đồng Xâm nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương thuộc xã HồngThái Ðồng Xâm với những sản phẩm vàng bạc tuyệt mỹ, có một không hai, nổi tiếng
và lâu đời ở Việt Nam
Nghề chạm bạc Ðồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm nay Buổi đầu dân làng chỉ làmnghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vòi ấm tích, điếubát , về sau mới làm đồ kim hoàn, trong đó chuyên sâu về việc chạm bạc Cũng nhưnhiều nghề thủ công cao cấp khác như đúc đồng, luyện kim , nghề kim hoàn có kỹthuật hết sức phức tạp nhưng mang lại thu nhập cao cho người thợ nên suốt mấy trămnăm người Ðồng Xâm luôn giữ bí mật nghề Ðến nay, kỹ thuật này không còn là độcquyền của thợ Ðồng Xâm nữa, nhưng một số thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảonhất vẫn được giữ bí truyền Làng chạm bạc xưa đã qui định chặt chẽ trong hương ướccủa làng rằng: người nào đem bí quyết nghề chạm bạc của làng truyền dạy cho ngườilàng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải phạt tiền thật nặng,hoặc đem đánh đòn trước nhà thờ Tổ, hoặc phải xoá tên trong làng
Các hàng chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơikhác về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, về thủ pháp xử lý sáng-tối nhờ tận dụng đặc tínhphản quang của chất liệu bạc, nhất là ở các đồ án trang trí của Đồng Xâm tinh vi màcân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sựđiêu luyện, tinh tế và hoàn hảo tới mức tối đa Có thể nói rằng tài năng và tính cẩntrọng của nghệ nhân bạc Ðồng Xâm có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về đồ chạm bạccủa những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhất Suốt những năm khángchiến chống thực dân Pháp (1946-1954), nghề chạm bạc của làng bị đình đốn Saungày hoà bình lập lại, từ năm 1955 trở lại đây, sản xuất đồ vàng bạc được phục hồi và
Trang 24phát triển Nhưng các sản phẩm của thời kỳ bao cấp nhìn chung ít sáng tạo, nhỏ lẻ vàkhá đơn điệu Phải đợi đến thời kỳ đổi mới, mấy năm nay, người thợ chạm bạc mớithực sự được tự làm, tự kinh doanh theo kiểu các doanh nghiệp nhỏ, qui mô gia đình,được trực tiếp xuất khẩu Vận hội mới đang quay trở lại với người Ðồng Xâm và nghềchạm bạc Thợ Ðồng Xâm hiện nay phần lớn vẫn làm nghề tại làng và nhờ nghề chạmbạc mà nhiều gia đình trong làng trở nên giàu có Ở môi trường nào cũng vậy, từ xaxưa đến nay, thợ bạc Ðồng Xâm luôn lấy chữ Tín làm trọng Họ giữ phẩm chất, lươngtâm của người thợ và tinh hoa kỹ thuật nghề nghiệp của đất nước quê hương Vì vậy,sản phẩm của họ vẫn giữ được niềm tin của khách hàng ở khắp mọi nơi.
Làng dệt Phương la
Nghề dệt có ở làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà từ nhiều đờinay, làng còn có tên khác là làng Mẹo nổi tiếng khắp cả nước Nghề dệt của làng Mẹotuy có từ lâu đời nhưng mới bắt đầu khởi sắc từ thập niên 80 Khi đó mặt hàng chínhcủa làng là vải sa tanh, đũi, hàng làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó Những năm gầnđây, mặt hàng chủ yếu lại là khăn vì có sức tiêu thụ lớn nên 90% máy dệt của làng tậptrung vào sản xuất loại hàng này Ngoài ra, làng Mẹo còn dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm vàđũi Ngày xưa, làng Mẹo có những bãi dâu xanh tốt nằm bên cạnh con sông Hồng Vàothời nhà Trần, người dân nơi đây từng dệt lụa tơ tằm để tiến vào hoàng cung Công cụdệt là khung con phượng, sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công Trải qua nhiều thế
kỷ, giờ khung dệt được cải tiến nhiều Một số bộ phận bằng gỗ, độ bền thấp nay đượcthay thế bằng sắt, nhôm Nhưng cuộc “cách mạng” lớn nhất ở làng Mẹo chính là việcthay sức người bằng động cơ điện Từ đây, người thợ không phải dùng chân để quaykhung dệt Nhờ có động cơ điện mà năng suất tăng gấp nhiều lần giúp cho nghề dệt ởPhương La ngày càng phát triển
Làng đúc đồng An Lộng
Các sản phẩm chính của đồng An Lộng là đồ tế khí, lư hương và những đồ giadụng như nồi, xoong, ấm, chảo… Dân An Lộng không khỏi tự hào:
Trang 25Muốn ăn cơm trắng cá trôiThì về An Lộng đúc nồi với anhTheo các bậc cao niên trong làng, nghề đúc đồng ở An Lộng vốn được du nhập từThanh Hoá từ cuối thế kỷ XIX Đời nọ nối tiếp đời kia phát triển mở rộng thành làngnghề Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, An Lộng từng có tới trên 100 cơ sở làmnghề đúc đồng Quy trình đúc đồng cầu kỳ và phức tạp vô cùng Trước hết phải chọnđất làm khuôn Mà đất để làm khuôn thì chỉ đất ở vùng này mới đảm bảo cho ra lònhững chiếc lư đạt tiêu chuẩn: nước da lư bóng, hoa văn sắc, gọn, những con vật nhưLong, Ly, Quy, Phụng trông phải thật oai nghiêm, hùng dũng Sau khi mang về, đấtđược xay nhuyễn, lọc bằng túi rồi đem ra phơi Kế tiếp, lại phơi trộn đất với tro trấu,pha nước sền sệt, đợi cho đất quyện lại, lúc đó mới làm khuôn Tuỳ ý đồ, kinh nghiệmcũng như sự khéo léo của người thợ mà người ta sẽ nặn theo khuôn mẫu việc cuốicùng trong khâu làm khuôn là người thợ phải đắp thêm một lớp đất bên ngoài, bao phủlên tất cả phần sáp Khi khuôn hoàn thành, phơi chừng một đến hai nắng gắt mới đưavào lò nung.
Làng thêu Minh Lãng
Làng thêu Minh Lãng thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Thời kỳ Pháp thuộcnghề thêu của làng chỉ chủ yếu là sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhândân trong nước Những năm gần đây xã Minh Lãng nổi lên như một điểm sáng về sảnxuất kinh doanh của thời kỳ đổi mới Ngoài hai hợp tác xã thêu chuyên nghiệp với hơn
800 lao động còn có một hợp tác xã nông nghiệp có kiêm cả nghề thêu với trên 1.500lao động Với nỗ lực của chính mình, những người thợ thêu Minh Lãng đã được đềnđáp xứng đáng bởi nhiều khách hàng từ Châu Âu, Châu Á tìm đến ký hợp đồng ngàycàng nhiều Đặc biệt với các khách hàng khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì thêuMinh Lãng là một sản phẩm được ưa chuộng bởi tính mỹ thuật cao Nghề thêu MinhLãng đang từng bước hội nhập và phát triển với những điều kiện và định hướng pháttriển đất nước chắc chắn nghề thêu Minh Lãng ngày càng có bước phát triển hơn nữa
Trang 26 Làng vườn Bách Thuận
Làng Bách Thuận thuộc huyện Vũ Thư nằm cách Thành phố Thái Bình 10kmtheo hướng cầu Tân Đệ đi Nam Định Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù
sa nơi trồng dâu nuôi tằm Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh
Đến với Bách Thuận, du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gammàu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hoè, cây táo Thiênnhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loạihoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối; bên cạnh những vườn cây
ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, mộtnét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó Dukhách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làngvườn Bách Thuận này Hiện nay, 100% các hộ gia đình trong xã đều tham gia trồnghoa và cây cảnh với tổng diện tích trên 200 ha (chiếm trên 40% diện tích đất canh táctoàn xã) Cây cảnh Bách Thuận đã có mặt khắp trong ngoài tỉnh, giá cả rất đa dạng, từvài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng/cây, tuỳ thuộc vào thế và độ tuổi, xấu đẹp củacây Trồng cây cảnh trở thành nghề chính của các hộ gia đình trong xã Với lợi thế về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lại có nghề trồng hoa và cây cảnh phát triển, năm 2002,Bách Thuận chính thức được công nhận là khu du lịch làng vườn của tỉnh Thái Bình,
du khách đến thăm làng vườn ngày một tăng Bách Thuận đang trên đường đổi mới,không lâu nữa sẽ trở thành vùng nông thôn trù phú, điểm du lịch làng vườn hấp dẫnnhất tỉnh Thái Bình
Làng nghề dệt đũi Nam Cao
Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển hình vềphát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình Người già nhất làng cũng không xác định đượcnghề có từ khi nào Chỉ biết rằng nghề dệt đũi đã làm thay da đổi thịt của mảnh đất này.Làng quê ở đây sung túc hơn rất nhiều những làng quê khác Nhiều năm trước đâynghề nuôi tằm, kéo tơ và dệt đũi đã sớm về gắn bó với đất này Lúc đầu vải đũi được
Trang 27dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùngtrong các lễ hội Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Đếnthời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn.Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đũi Nam Cao đã nổi đình nổi đám, mỗi năm tiêuthụ 4050 nghìn mét vuông Khi thị trường Đông Âu mất đi, đũi Nam Cao cũng ắng lại.Song đũi Nam Cao đã nhanh hơn các sản phẩm khác, kịp thời chuyển hướng sang thịtrường Lào, Campuchia và các nước Tây Á Nghề dệt đũi lại phát triển và còn có sứcmạnh hơn xưa, vươn ra toàn xã Nam Cao, tới cả các xã lân cận như Lê Lợi, ĐìnhPhùng, Quốc Tuấn Đũi Nam Cao đã trở thành hàng độc nhất vô nhị trong làng dệt ViệtNam.
Về Nam Cao hôm nay, chưa qua đất Bình Minh đã có thể cảm nhận thấy làng đũi
ở rất gần Nghề dệt đũi với trung tâm là xã Nam Cao, giờ đã lan tỏa ra 15 xã vệ tinh lâncận Nghề dệt đũi đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ởcác xã Các khung dệt thủ công này hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa vừa giảmsức người lại cho năng suất cao hơn Trong làng dệt đã hình thành 13 doanh nghiệp tưnhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyên dệt Các khâu cung ứng nguyên liệu, tiêuthụ sản phẩm đều đã có những doanh nghiệp chuyên lo Thợ dệt chỉ cần tăng năng suất,đảm bảo chất lượng là có thu nhập 500-800 nghìn đồng/người/tháng Ngày nay, ngườidân Nam Cao vẫn không ngừng cố gắng để đưa nghề dệt đũi Nam Cao đi xa hơn, nhiềuhơn và không chỉ ở Lào, Thái Lan, Tây Á mà cả ở Đông Á, Châu Âu
Trang 28này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của Hoàng tộc nhà Trần Nơiđây có di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần (xã Tiến Đức); khu lăng mộ thái su Trần Thủ
Độ, đình Khuốc, đình Ngừ thờ thái sư, mộ và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung(xã Liên Hiệp); Tam đường – là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thuỷ
tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa…Các vị vua nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng cáchoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tang tại các lăng mộ có tên Thọ lăng,Chiêu lăng, Dự lăng, Quy Đức lăng… Cùng với lăng mộ, nhà Trần còn cho xây dựngcác cung điện như điện Tịnh Cương, điện Hưng Khánh, điện Thiên An, điện DiênHiền
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong nhữngngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ rẽphải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa Nằm ở chân đê sông Hồng giữavùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúaxanh rờn Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ Thiền sư xây dựng
từ năm 1067 Sau khi Không Lộ Thiền sư qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên làThần Quang Tự
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m2 Hiện naytoàn bộ kiến chúc của chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “nộicông ngoại quốc” Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua mộtsân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạmrồng chầu (thế kỷ 16) Điện Phật được bài trí tôn nghiêm Sau điện Phật có đền thờThiền sư Không Lộ Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của chùa là gác chuông Gácchuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc
cổ Việt Nam thời kỳ Hậu Lê Được xây dựng trên một nền gạch vuông vắn, gácchuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau Tầng
Trang 29một có treo một khánh đá dài 1,20m; tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đườngkính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1688; tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏcao 0,62m đường kính 0,69m đúc năm 1796 Đến thăm chùa, du khách có thể nhìn thấynhững đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạtbằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc long lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng
do chính Không Lộ nhặt được thưở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nướctrong những năm tháng tu hành
2.2.2.3 Nghệ thuật dân gian
Nghệ thuật chèo
Thái Bình không chỉ nổi tiếng là quê hương của “Chị Hai năm tấn” mà từ xưa tớinay Thái Bình vẫn được nhắc tới là cái “nôi chèo”, “đất chèo” Hát chèo đã trở thànhnghệ thuật đặc sắc ở Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông nước với môi trường sinh thái tự nhiênthuận lợi cho nghệ thuật chèo nảy mầm và phát triển Cùng với quá trình mở đất lậplàng đã tạo cho cư dân Thái Bình có điều kiện để tiếp thu học hỏi những tinh hoa vănhoá mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc, nhưng vẫn giữ được “bản sắc riêng đậm đà”
Đó là văn hoá của vùng đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận, cùng với các đợt di dân từ cácmiền khác tới Thái Bình, mà đặc biệt là từ Thanh Hoá và ngược lại Đó là sự học hỏitinh hoa văn hoá Trung Quốc trong suốt thời kì Bắc thuộc và nhiều thập kỷ sau Tiếpđến là sân khấu Pháp thế kỷ 20, và nhiều sân khấu hiện đại sau cách mạng thángTám… được bổ sung, chắt lọc, và học hỏi nghiêm túc của bao thế hệ nghệ nhân với ýthức giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hoá địa phương Sở dĩ chèo Thái bình ra đời
và tồn tại đến ngày nay trước hết vì nó dựa trên nền tảng của những trò diễn xướng dângian từ xa xưa và của dân ca dân vũ đồng bằng Bắc Bộ Những trò diễn, điệu múa, lời
ca, lời ru… hiện còn thấy được ở hội làng Thái Bình có quan hệ đến sự ra đời và tồn tạicủa chèo, đến hát chèo, múa chèo Để nghệ thuật chèo phát triển và lưu giữ tới ngàynay là cả một sự nỗ lực không ngừng của bao thế hệ nghệ nhân chèo truyền đời “giữ
Trang 30lửa” tạo nên nét riêng có của chèo Thái Bình Âm nhạc chèo nói chung và âm nhạcchèo Thái Bình nói riêng là sự kết tinh từ chất liệu những điệu hát, nói, hát bỏ bộ trongsinh hoạt nghệ thuật dân gian vùng châu thổ sông Hồng: Xoan ghẹo, chèo tàu tương,hát giặm… bằng cách thức bẻ nắn làn điệu, tức là theo nội dung thơ rồi dựa vào những
âm điệu sẵn có để tạo nên những khúc hát mới
Những nét nghệ thuật riêng hay có người gọi là phong cách chèo Thái Bình có lẽ
là những sáng tạo về quy cách của phần đệm Cùng một làn điệu như nhau nhưngphong cách chèo Thái Bình hát mộc mạc giản dị hơn, phụ âm hư tự và nguyên âm luôncân bằng âm lượng Cùng một tiết tấu nhưng chèo Thái Bình rộn rã, xáo động hơn Lốihát Thái Bình không đi sâu vào nhịp phách phức tạp, không nhả chữ theo lối khônngoan nhà nghề, không làm lẫn phụ âm
Nghệ thuật múa rối nước
Thái Bình cũng là quê hương của nghệ thuật múa rối nước Múa rối nước xuấthiện từ thời Lý (1010 - 1225), là một nghệ thuật kết hợp tinh vi giữa các nghệ nhân,quân rối, buồng trò… Múa rối nước Thái Bình có 7 phường hội cổ truyền ở các làngNguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội thuộc huyện Đông Hưng Con rối được làm bằng
gỗ mít, bên ngoài phủ sơn để chống thấm nước Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắcdân gian, mỗi con một vẻ thể hiện một tính cách Nhân vật tiêu biểu nhất là Chú Tễu,thân hình được cải trang bụ bẫm với nụ cười hóm hỉnh, lạc quan Một buổi biểu diễnrối nước bắt đầu bằng màn bắn pháo hoa rồi Chú Tễu ra giới thiệu Với bộ mặt nghịchngợm, trang phục ngộ nghĩnh, hai tay chỉ trỏ, miẹng hát lời dọn đám Chú Tễu sẽ manglại tràng cười sảng khoái ngay từ phút đầu Nghệ nhân khi biểu diễn phải ngâm mìnhdưới nước để điều khiển con rối theo các diễn biến của vở diễn Nhạc đệm cho cuộcdiễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la
2.2.2.4 Lễ hội truyền thống
Ở Thái Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống có sức thu hút đặc biệt đối với dukhách thập phương
Trang 31 Lễ hội ông Đùng – bà Đà
Làng Quang Lang xưa thuộc huyện Thụy Vân, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạthời Trần Ngày nay, là một làng thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình-nơi nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc như: Hội rước nước (ngày 25 tháng giêng), Hội tếThành hoàng (ngày 27-7 âm lịch), đặc biệt là hội ông Đùng, bà Đà được tổ chức vàongày 14- 4 âm lịch hàng năm - đúng vào mùa hoa Đùng nở rộ Hội được tổ chức tạimột ngôi đền thờ bà chúa Muối - có tên thật là Nguyệt Ánh Theo truyền thuyết kể lạirằng: Một hôm, khi chở muối trên một chuyến đò, Nguyệt Ánh gặp thuyền của vuaTrần Anh Tông trên sông Hồng Mấy người chèo thuyền khát nước, liền gọi đò cô bánmuối đến và xin nước uống Nàng e lệ sượng sùng, khép nép, nước cầm tay, tà áo chemặt Chợt thấy đôi bàn tay xinh xắn của nàng, vua đón sang thuyền mình và sau đó lậplàm vợ ba Sống trong cung điện nhưng nàng không nguôi nhớ về quê nhà, nhà vuađành phải đồng ý xuất lụa là, vàng bạc rồi cho quân lính đưa Nguyệt Ánh về quê.Không lâu, bà lâm bệnh nặng, rồi qua đời vào ngày 14/4 Nhà vua được tin thương tiếc
đã sắc phong cho bà làm Phúc thần, người dân làng Quang Lang biết ơn bà lập đền thờ
để con cháu đời đời tưởng nhớ công lao của bà - đó là đền thờ bà chúa Muối ngày nay
Đã bao đời nay, hàng năm cứ đúng vào ngày 14/4 lại diễn ra lễ hội ông Đùng, bà Đàvới điệu múa ông Đùng, bà Đà mang đậm bản sắc văn hóa địa phương nhằm cầu mong
sự sinh sôi, thịnh vượng Theo các vị lão làng, hình ông Đùng, bà Đà được đan bằng tremỏng, đan theo kiểu mắt cáo Thân hình cao tới 1,5m - 2m, hình chóp nón, đường kínhphía dưới rộng, đủ cho một người chui lọt vào Sáng sớm ngày 14/4 âm lịch, các thôntrong làng mang các hình nộm ông Đùng, bà Đà vào Đền thờ bà chúa Muối để tiếnhành các nghi thức tế lễ một cách nghiêm trang thành kính Tục chính của lễ hội là múaĐùng được diễn ra vào lúc nhập nhoạng tối cùng ngày Trong khi múa người ta xướngvang những câu tụng ca công đức của bà chúa Muối như: "Lạy chúa! Muối của chúanăm nay được mùa lắm! Lạy chúa, lạy chúa…"
Trang 32Dưới góc nhìn văn hoá dân gian, Lễ hội ông Đùng, bà Đà là một mô típ quenthuộc trong các lễ hội dân gian của người Việt, giống như hội Trám (Phú Thọ), hộimúa mo Sơn Đồng (Hà Tây), hội cướp kén làng Dị Nậu (Phú Thọ)….Người ta thườngnói "có nam có nữ mới nên xuân", trong lễ hội các hình nộm mang cả dáng dấp ôngĐùng và bà Đà Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơhội "bày tỏ" tình cảm vui mừng với nhau Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp saocho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau Người Quang Lang giải thích đó là lúcông bà đang "ăn nằm" với nhau Càng về sau các động tác múa càng mạnh hơn vàhưng phấn hơn Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấnquýt xung quanh Đùng bố mẹ Dân làng đi theo nhộn nhịp, vừa đi vừa hát múa Lúcđám rước quay về tới Đền thì dân làng vội vã xô nhau vào để lấy cho được một nannứa trên hình nộm hai ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn, trên thuyền để lấy may Lễhội ông Đùng bà Đà là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sựsản sinh, sinh sôi, dồi dào Nơi đó có sự giao hoà của con người cùng sông nước đấttrời làm lòng người thêm tươi trẻ, cây cối thêm xanh tươi, thóc lúa thêm nhiều, báohiệu một mùa muối dồi dào, bội thu.
Lễ hội bơi trải trên sông Diêm (12 tháng giêng hàng năm)
Cứ vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Thị trấn Diêm Điền, huyệnThái Thụy lại tưng bừng tổ chức lễ hội bơi trải truyền thống trên dòng sông Diêm lịch
sử - quê hương người tiền bối cách mạng Nguyễn Đức Cảnh Theo lời các bậc cao niênnơi này kể lại, lễ hội bơi trải trên sông Diêm không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó
là một nét văn hoá thể thao đặc sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của người dân quêbiển Diêm Điền mà các thế hệ cha ông truyền lại để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã cócông chống giặc ngoại xâm và chinh phục biển cả
Trước đây, làng Diêm Điền được chia thành 5 xóm: Tiền- Trung- Tả- Hữu- Hậu
và hội bơi trải xưa cũng là cuộc đua tài giữa 5 chải của 5 xóm trong làng Người tronglàng cho rằng, chải của làng nào đua tài giành được giải nhất thì năm ấy cả làng sẽ làm