Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
808,93 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Phát triểnkinhtếnôngnghiệp
ở tỉnhKiênGiang
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnhở đồng bằng sông Cửu
Long có điều kiện để pháttriển nền kinhtế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư
nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc
tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo đà pháttriển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng pháttriển
kinh tế. Nhưng hiện nay lĩnh vực nôngnghiệpởtỉnhKiênGiangpháttriển chậm hơn một
số tỉnh thành trong cả nước. Theo xu hướng pháttriển chung việc sử dụng nguồn tài
nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn ởtỉnhKiênGiang có những vấn đề cần quan
tâm là:
- Diện tích hoang hóa vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa còn thống trị, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng thử nhưng chưa pháttriển được. Người nông dân còn
cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình thủy sản- rừng, song mô hình nào tối
ưu vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.
Việc sử dụng đất dưới dạng đa canh hóa vẫn còn khó khăn, do quy trình sản xuất
và tiêu thụ chưa khép kín.
Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã biết tận dụng nguồn nước mưa. Xem
đó là một quỹ nước có ý nghĩa chiến lược nhất là đối với vùng ven biển bị xâm nhập mặn
như Kiên Giang. Tuy vậy vấn đề thiếu nước ngọt vẫn chưa được giải quyết ở đây. Hệ
thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp.
- Đời sống nhân dân vùng nôngnghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa
tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp.
- Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, pháttriểnnôngnghiệp toàn
diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên bị lãng phí do khai thác chưa
hợp lý, nổi bật là nguồn cá đồng và rừng tràm. Diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng.
Những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, xã hội và những hạn chế do con người
tác động vào thiên nhiên không đúng quy luật đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnhKiên Giang, đặc biệt là khu vực nông nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh nghiệm
thực hiện nhiều dự án cho thấy việc điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học của những thành
tựu cũng như tồn tại trong khai thác, sản xuất nông nghiệp, tài nguyên, môi trường của
tỉnh KiênGiang là rất cần thiết, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, để định hướng
quy hoạch và pháttriển vùng nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững.
Đồng thời, pháttriểnkinhtếnôngnghiệp là nhằm ổn định và pháttriểnkinhtế -
xã hội đất nước nói chung và tỉnhKiênGiang nói riêng, khắc phục sự cách biệt giữa
thành thị và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinhtếpháttriển rất nhanh, nếu chỉ chú trọng pháttriểnkinhtếở thành
thị thì sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn diễn ra rất nhanh, khoảng cách
về mức sống ngày càng lớn, tạo ra sự bất ổn cả về kinhtế lẫn xã hội.
Kinh tếnôngnghiệp là một lãnh vực sản xuất ra những sản phẩm tất yếu cho xã
hội, mà khu vực thành thị không thay thế được, chẳng hạn như lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu nôngnghiệp
Phát triểnkinhtếnôngnghiệp là cần thiết vì nó là nơi vừa cung cấp nguyên liệu,
vừa là thị trường cho pháttriển công nghiệp thành thị.
Phát triểnkinhtếnôngnghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, hạn chế làn sóng di
dân ra các đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Nói chung, pháttriểnkinhtếnôngnghiệp trên địa bàn tỉnhKiênGiang là một
vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu, là một chiến lược lớn nhằm pháttriểnkinhtế - xã hội
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tốt Nghị quyết 06/NQ-TW của
Bộ Chính trị về một số vấn đề pháttriểnnôngnghiệp và nông thôn.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài " Pháttriểnkinhtếnôngnghiệpởtỉnh
Kiên Giang " làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, kể từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng ở nước ta, vấn đề pháttriển
kinh tếnôngnghiệp với những mức độ khác nhau đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu như:
- Nguyễn Đình: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Hồng Vinh (chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội, 1999.
- Hội thảo quốc gia: Chuyển đổi cơ cấu kinhtếnông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Hà Nội từ ngày 16-1-2000 đến ngày 18-1-2000.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về pháttriểnkinhtếnôngnghiệpở
tỉnh Kiên Giang.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài luận văn
Điều tra đánh giá tương đối có hệ thống và toàn diện những thành tựu và những
tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên môi trường,đưa ra những định
hướng và các giải pháp pháttriểnnôngnghiệp toàn diện, nâng cao năng suất và hiệu quả
các hoạt động sản xuất, pháttriển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống dân cư, bảo vệ môi
trường sinh thái tự nhiên, từng bước hiện đại hóa nôngnghiệpở tỉnh.
Bổ sung và hoàn chỉnh các luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch pháttriển vùng
nông nghiệp ổn định trong thời gian tới ởKiên Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự pháttriểnkinhtếnôngnghiệp trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang, các lĩnh vực khác chỉ đề cập đến chừng mực nhất định để làm rõ thêm lĩnh
vực pháttriểnkinhtếnông nghiệp.
Mốc thời gian nghiên cứu chủ yếu kể từ khi đổi mới đến nay và theo suốt quá
trình đổi mới đất nước. Địa bàn nghiên cứu: tỉnhKiên Giang.
5. Những đóng góp mới về khoa học
Trên cơ sở vận dụng lý luận chung vào việc phân tích tình hình cụ thể ở một lĩnh
vực địa phương, để từ đó nhận định, đánh giá và đề xuất những định hướng, giải pháp có
tính khả thi cho việc pháttriểnkinhtếnông nghiệp, trên địa bàn tỉnhKiên Giang.
6. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
6.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và
những công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài làm cơ sở lý luận,
đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một
số vấn đề pháttriểnnôngnghiệp và nông thôn.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng những phương pháp chung của kinhtế chính trị, phương pháp khảo sát
thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, để rút ra kết luận.
6.3. ý nghĩa của luận văn
Luận văn nhằm đóng góp những cơ sở khoa học về đánh giá tình hình, rút ra
nguyên nhân, đề xuất những định hướng và giải pháp pháttriểnkinhtếnôngnghiệpở
tỉnh Kiên Giang, để hoạch định các chính sách và phương pháp tổ chức, quản lý của Nhà
nước đối với lĩnh vực này tốt hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
VAI Trò Của kinhtếNÔNGNghiệp
Đối Với PhátTriểnKINHTế -Xã Hội ởTỉnhKIÊNGIANG
1.1. Nhận thức lý luận thực tiễn về kinhtếnôngnghiệp và vai trò của Kinhtế
nông nghiệp
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về pháttriểnkinhtế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng XHCN, đã làm cho kinhtếnôngnghiệppháttriển tốt là nhờ có ba tác nhân quan
trọng đã tác động đến nền kinhtế nước ta trong thời gian qua là:
- Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13-01-1981 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa IV)
về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác
định quyền tự chủ về sức lao động của nông dân.
- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tháng 4 năm 1988 với nội dung chủ yếu là
khoán hộ, đã xác nhận hộ nông dân được quyền tự chủ ruộng đất lâu dài và làm chủ thêm
nhiều tư liệu sản xuất chủ yếu khác như: sức kéo và công cụ sản xuất.
- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII), ban hành tháng 6 năm 1993 và sau đó là
Luật Đất đai ban hành tháng 9/1993 đã chủ trương xây dựng các nông, lâm ngư trại với
quy mô thích hợp, tạo thêm cho các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông
dân quyền làm chủ đất đai trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước.
Chính nhờ những chỉ thị, nghị quyết nêu trên, nông dân gần như đã nhận được
toàn bộ quyền tự chủ về sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất nôngnghiệp khác. Họ
phấn khởi thật sự và sản xuất nôngnghiệp tăng rõ rệt, đời sống nông dân ngày một cải
thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.
1.1.1. Vậy thế nào là nông nghiệp, kinhtếnông nghiệp?
- Khái niệm nông nghiệp: Nôngnghiệp là một ngành kinhtế quốc dân, một trong
những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và
nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những
gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất.
Muốn kinh doanh nôngnghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử
dụng các quy luật kinhtế của sự pháttriển động vật và thực vật. Nôngnghiệp bao gồm
hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất
ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ Ngành chăn
nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm
Trong nôngnghiệp ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc
điểm của ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng ruộng đất đúng đắn, thì độ
phì của đất không bị cạn kiệt, mà tăng lên. Đặc trưng cho nôngnghiệp là tính chất thời vụ
của những công việc quan trọng nhất về sản xuất, sản phẩm, là sự tách rời khá lớn giữa
thời gian sản xuất và thời kỳ làm việc do đặc điểm của sản xuất nôngnghiệp tạo nên.
Nông nghiệp truyền thống Việt Nam là một nền nôngnghiệp thâm canh lúa nước
và trồng màu, nay đã phân chia thành nhiều ngành sản xuất. Từ Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay, nôngnghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng: sản
xuất nôngnghiệp trở nên phong phú và đa dạng, phát huy được tiềm năng của các vùng
tự nhiên đồng bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và giống cây lương
thực) và vật nuôi được cải biến; hệ thống thủy lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu
được cung cấp tương đối đầy đủ. Sản lượng và năng suất trồng trọt và chăn nuôi đều tăng
rõ rệt.
- Khái niệm kinhtếnông nghiệp: Kinhtếnôngnghiệp là một ngành kinhtế của
quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinhtế trong nông nghiệp,
áp dụng những thành tựu kinhtế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều
kiện pháttriển lực lượng sản xuất.
Kinh tếnôngnghiệp còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinhtế
của sản xuất nông nghiệp: mối quan hệ giữa người và người, tác động và sự vận dụng cụ
thể các quy luật kinhtế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông
nghiệp.
Kinh tếnôngnghiệp theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp: Nôngnghiệp theo nghĩa rộng
(bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng
trọt lương thực, chăn nuôi. ở luận văn này nôngnghiệp được nghiên cứu theo nghĩa rộng
của nó.
1.1.2. Vấn đề nôngnghiệp trong một số lý thuyết kinhtế
+ Kinhtế học Mác-Lênin
- Học thuyết kinhtế của Các Mác
Các Mác là người kế thừa có chọn lọc những tư tưởng khoa học
của các nhà kinhtế trước đó người đứng gần Mác nhất là Adam - Smít
và Ricácđô.
- Trong quá trình phân tích Mác đã chỉ ra việc chuyển xã hội từ nền kinhtế tự
nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinhtế hàng hóa là một tất yếu. Kinhtế hàng hóa
là nền kinhtế từ chậm pháttriển sang phát triển.
- Nền kinhtế sinh tồn, tự cấp tự túc đó chính là nền kinhtế mà nôngnghiệp là
hoạt động sản xuất chủ yếu, vậy để pháttriển phải làm chuyển động ngành này.
- Trong các lý thuyết của Mác, học thuyết về phân công lao động xã hội và sự
hình thành các ngành kinhtế quốc dân có nói tới khía cạnh nôngnghiệp là một ngành sản
xuất. Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm "cơ sở chung của mọi nền sản xuất
hàng hóa".
Có ba loại phân công:
+ Phân công lao động chung thành những ngành lớn.
+ Phân công lao động đặc thù (loại và thứ).
+ Phân công lao động cá biệt trong xưởng thợ.
Và cơ sở của mọi sự phân công đó là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt,
giữa nôngnghiệp và công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau và giữa
thành thị với nông thôn. Những sự tách rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có
sự nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nôngnghiệp
phải đạt tới một sự pháttriển nhất định.
- Trong học thuyết về địa tô, Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nôngnghiệp trong
những điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và chất lượng
của đất đai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất. Và việc
đầu tư tư bản vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật, thâm canh
Lý luận về địa tô của Mác là một chỉ dẫn về một nền nôngnghiệppháttriển không chỉ
tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao. Tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp, đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hàng hóa đạt
đến nền nôngnghiệp của kinhtế thị trường.
- Học thuyết kinhtế của V.I.Lênin
Lênin là người kế thừa học thuyết Mác và pháttriển trong điều kiện lịch sử mới.
- Trong tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản pháttriểnở Nga" phân tích sự giải thể của
công xã nông thôn dẫn đến một sự phân hóa và phân tầng xã hội của nông thôn, tới sự
mở rộng sản xuất hàng hóa và do đó tới chủ nghĩa tư bản.
Tư tưởng cơ bản của Lênin ở đây là nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự giải thể
nền sản xuất truyền thống và sản xuất hàng hóa là con đường dẫn đến phát triển. Ông còn
nhấn mạnh đến sự xuất hiện một thứ chủ nghĩa tư bản trong nôngnghiệp tức là pháttriển
một nền nôngnghiệp thương phẩm.
- Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đất nước Xô viết bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Nhưng nội chiến lại xảy ra. Chính sách "Cộng sản thời chiến" được
thực thi trong thời gian này, đặc điểm nổi bật là dùng chính sách "trưng thu lương thực".
Nội chiến kết thúc nước Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng kinhtế - xã hội trầm trọng
đặc biệt là ngành nôngnghiệp bị giảm sút rất nhiều so với trước chiến tranh. Là người rất
nhạy cảm về chính trị và kinh tế, đã sớm nhận ra sự suy sụp không tránh khỏi của nền
kinh tế nếu cứ duy trì "chính sách cộng sản thời chiến". Mùa xuân 1921 Người đã đề ra
"chính sách kinhtế mới" hay mô hình NEP như một chiến lược quá độ dần dần sang chủ
nghĩa xã hội.
+ Về tư tưởng: Nhanh chóng khắc phục sự khủng hoảng kinhtế và chính trị của
nước Nga lúc này. Khơi dậy tính năng động trong nôngnghiệp và nông dân sau đó đến
tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinhtế khác qua động lực lợi ích kinh tế, chuyển chế
độ trưng thu lương thực sang chế độ thuế lương thực.
+ Về biện pháp:
- Thiết lập quan hệ hàng hóa tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân.
- Khôi phục và tổ chức nền sản xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của
công nhân và nông dân.
- Coi thương nghiệp là "mắt xích đặc biệt" để phục vụ thực hiện những nhiệm vụ
phát triểnnông nghiệp, liên kết công - nông nghiệp.
- Thực hiện hạch toán kinh tế. Hướng hoạt động tài chính tín dụng vào việc khôi
phục pháttriểnnông nghiệp.
- Sử dụng sức mạnh của nền kinhtế nhiều thành phần thực hiện rộng rãi các hình
thức kinhtế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp: theo nguyên tắc tự nguyện, tiến hành từ thấp
đến cao và quản lý dân chủ.
Tóm lại: Chiến lược quá độ dần sang chủ nghĩa xã hội trong NEP chính là "bắt
đầu từ nông dân", đây là đột phá khẩu để khôi phục và thúc đẩy kinhtế hàng hóa trong
nông nghiệpphát triển. Một tiền đề cho sự pháttriểnkinhtế - xã hội và sự đứng vững của
chính quyền Xô viết.
- Kinhtế học hiện đại
Kinh tế học hiện đại là một trong những trường phái kinhtế lớn nhất hiện nay,
gồm nhiều nhà kinhtế học ở các nước tư bản phát triển. Lý thuyết kinhtế của họ giải
quyết các vấn đề của nền kinhtế thị trường hiện đại. Đặc trưng của kinhtế học hiện đại là
dùng phương pháp toán học để mô tả và tham gia điều hành nền kinh tế. Lý thuyết "bàn
tay vô hình" của A.Smith là nguyên lý chi phối trong các nền kinhtế hoạt động theo cơ
[...]... quá trình đổi mới kinhtếnông nghiệp, pháttriểnnôngnghiệpở Việt Nam hiện nay 1.1.3 Kinh nghiệm về phát triểnkinhtếnôngnghiệp ở một số nước trên thế giới Nước ta pháttriểnkinhtế xã hội có những điều kiện bên ngoài và bên trong khác với các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa Tuy vậy, nghiên cứu những bài học lịch sử, nhất là về phát triểnkinhtếnôngnghiệpnông thôn lại trở nên cần thiết... kiện làm cơ sở cho việc bảo vệ làm giàu môi trường sinh thái bền vững Chương 2 Thực Trạng KINHTếNÔNGNghiệpởKIÊNGIANG Những NĂM QUA Và Một Số Vấn Đề Đặt RA Cần Giải Quyết 2.1 Đặc điểm tự nhiên- xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tếnôngnghiệpởtỉnhKiênGiang 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội ởtỉnhKiênGiang a) Ranh giới và vị trí tỉnhKiênGiangTỉnhKiênGiang nằm ở phía Tây Bắc... nền kinhtếnôngnghiệp kém pháttriển trở thành các nền kinhtếnôngnghiệp hàng hóa chính là từ những bước khởi đầu của sự thay đổi chính sách đối với nôngnghiệp Tóm lại: Trên đây là những tư tưởng cơ bản của các lý thuyết kinhtế Các lý thuyết kinhtế kể trên có những quan điểm khác nhau về vai trò của nôngnghiệp trong pháttriểnkinh tế: - Hầu hết các quan điểm đều cho rằng kinhtếnông nghiệp. .. trình pháttriểnkinh tế, do đó muốn pháttriểnkinhtế xã hội cần phải chú ý tới phát triểnkinhtếnôngnghiệp Trong số những lý thuyết đó còn có thuyết phân tích sâu hơn: cách làm thế nào để kinhtếnôngnghiệppháttriển và đi từ đâu Ngoài ra những lý thuyết không trực tiếp đề cập tới vấn đề kinhtếnông nghiệp, nhưng từ những quan điểm của các lý thuyết này đã đưa ra những gợi ý cho sự pháttriển kinh. .. về kinh tế, chính trị, xã hội Thực tếở nước ta và các nước khác nôngnghiệp đều là cơ sở kinhtế cho sự ổn định xã hội - tiền đề quan trọng của sự pháttriển và là bước đi ban đầu cho mọi sự pháttriển Về vai trò của nôngnghiệp đối với sự pháttriểnkinhtế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng khẳng định: "Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát. .. trật tự xã hội ở một tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng của Tổ quốc Vị trí của ngành nôngnghiệp và pháttriểnnông thôn đối với pháttriểnnôngnghiệp đồng bằng sông Cửu Long (bảng 4) - PháttriểnnôngnghiệpởKiênGiang còn có vị trí quan trọng trong pháttriểnnôngnghiệp đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm số 1 về lương thực - thực phẩm của cả nước - KiênGiang là tỉnh lớn nhất vùng... vào nôngnghiệp để xác lập những điều kiện ban đầu cho sự pháttriển Về tầm cỡ quốc gia, theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn công nghiệp hóa nhanh và pháttriểnkinhtế thành công, trước hết phải có nền nôngnghiệp mạnh mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo sự pháttriển công bằng xã hội, giải quyết vấn đề về nghèo đói, di cư và nhiều vấn đề khác Đối với tỉnhKiên Giang, kinhtếnông nghiệp. .. nền kinhtế đã giảm từ 59,2% năm 1994 xuống 53,4% năm 1997, ngành công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng từ 20,4% lên 22,2% Ngành dịch vụ pháttriển chưa ổn định, riêng xuất khẩu nông sản còn yếu kém, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng chung và nhất là với pháttriển các loại nông sản chiến lược của tỉnh 2.1.2 Đặc điểm kinhtếnôngnghiệp của tỉnhKiênGiang Trong những năm qua kinhtếnông nghiệp. .. tỉnhKiên Giang, kinh tếnôngnghiệppháttriển có tác động trên nhiều mặt: Một là, kinhtếnôngnghiệp đã đóng góp rất lớn vào quá trình pháttriểnkinhtế của tỉnhKiênGiangKiênGiang với diện tích 6.224,5km2, trong đó trên 98% diện tích thuộc khu vực nôngnghiệp Hiện nay có 80% dân số và 79,8% lao động sống ở vùng nôngnghiệp với sản xuất chính là nông - lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy... nghiệppháttriểnnông thôn, người dân không thể làm chủ nông thôn như mục tiêu đã định Vì thế trong hệ thống quản lý nôngnghiệpnông thôn sản sinh trì trệ, tham nhũng, lộng quyền và thoái hóa Như vậy, chính sách kinhtếnôngnghiệpnông thôn ấy là xa rời cả về lý luận và thực tiễn, nên không đạt được mục tiêu kinhtế và cả mục tiêu xã hội 1.2 Vai trò kinhtếnôngnghiệp trong sự pháttriểnkinhtế nói . với tỉnh Kiên Giang, kinh tế
nông nghiệp phát triển có tác động trên nhiều mặt:
Một là, kinh tế nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển. kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của
quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp,