1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tinh sóc trăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

86 111 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 198,06 KB

Nội dung

Quan điểm của Đảng đối với việc phát triển Kinh tế Nông nghiệp trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...15 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH SÓC

Trang 1

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài: 1

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 2

3.1 Mục tiêu: 2

Nhiệm vụ: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng: 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 3

6 Cấu trúc luận văn: 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm về Nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp 5

1.2.Đặc điểm Nông nghiệp và kinh tế Nông nghiệp ở nước ta hiện nay 6

1.3 Vai trò của kinh tế Nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 10

1.4 Quan điểm của Đảng đối với việc phát triển Kinh tế Nông nghiệp trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 15

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA 22

2.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội ở tỉnh Sóc Trăng 22

2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên 22

2.1.1.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chính 22

2.1.1.2 Diện tích và dân cư 23

2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu 24

2.1.1.4 Tài nguyên 31

2.1.2 Về kinh tế - chính trị 34

2.1.3 Về văn hóa – xã hội 35

Trang 2

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế Nông Nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng 45

2.2.1 Khái quát chung 45

2.2.1.1 Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế tình Sóc Trăng 45

2.2.1.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2000 - 2010) 46

2.2.2 Các nghành nông nghiệp 47

2.2.3 Chăn nuôi 53

2.2.4 Đánh giá chung 61

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 64

3.1 Một số phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế Nông Nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới 64

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu 64

3.1.1.1 Quan điểm 64

3.1.1.2 Mục tiêu 65

3.1.2 Định hướng về phát triển nông nghiệp 66

3.1.4 Về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở nông thôn 69

3.2 Những giải pháp phát triển kinh tế Nông Nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới 71

3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa 71

3.2.1.1 Tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp 71

3.2.1.2 Mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và liên kết 4 nhà 72

3.2.1.3 Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể 73

3.2.1.4 Khuyến khích phát triển trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp 73

3.2.1.5 Tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả 74

3.2.1.6 Đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung .74 3.2.2 Nhóm giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 74

3.2.3 Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến nông 76

3.2.3.1 Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 76

Trang 3

3.2.3.2 Phát triển NNCNC, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất 77

3.2.3.3 Cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch 78

3.2.3.4 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông 79

3.2.3.5 Giống cây trồng, vật nuôi 80

3.2.4 Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 80

3.2.5 Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 82

3.2.6 Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và hành động 82

3.2.7 Giải pháp về đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn 83

3.2.7.1 Ước tính nhu cầu vốn đầu tư 83

3.2.7.2 Giải pháp huy động vốn 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

M Đ U Ở Ầ

1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là nước nông nghiệp, đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Trước tình hình thế giới đầy biến động, nông nghiệpViệt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc ổn định kinh tế xã hội (KT – XH)như: giải quyết việc làm cho người lao động, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninhlương thực, góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước…

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất

cả nước đã, đang và sẽ có những đóng góp đáng kể cho sản xuất nông nghiệp cả nước.Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, có bình quân đất nôngnghiệp trên đầu người khá cao, khí hậu ôn hòa, nguồn nước mặt khá dồi dào, không bịngập lũ, có 72 km giáp biển, điều kiện giao thương trong và ngoài tỉnh thuận tiện Đây

là những tiền đề quan trọng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng có lợi thế cạnhtranh cao Thực tế nông nghiệp Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có nhiềuchuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể Năm 2010 giá trị sản xuất nôngnghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 5033,3 tỉ đồng, chiếm 8,1% vùng ĐBSCL,đứng thứ 6/13 tỉnh ĐBSCL và thứ 12/63 tỉnh, thành phố cả nước; sản lượng lươngthực có hạt đạt 1953,3 nghìn tấn đứng thứ 5 vùng ĐBSCL và cũng thứ 5 cả nước; bìnhquân lương thực có hạt: 1501,6 kg/người, cao gấp 1,2 lần mức trung bình toàn vùngĐBSCL và cao gấp 2,9 lần mức trung bình cả nước Tuy nhiên, nền nông nghiệp củatỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có Xuấtphát từ thực tiễn nêu trên và mong muốn nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển

bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa cho nông nghiệp cả nước, tôi chọn đề tài “ Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tinh Sóc Trăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại vìvậy là một trong những lĩnh vực quan trọng và được các nhà khoa học trên thế giớicũng như Việt Nam nghiên cứu rất nhiều Ở Việt Nam, có thể kể đến những giáo trình

Trang 5

đã được giảng dạy ở khoa các trường ĐHSP như:

Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ

biên), GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2005, trong

đó có dành 1 chương phân tích về vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bốnông nghiệp trên thế giới

Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS Lê Thông (chủ biên),

PGS.TS Nguyễn Văn Phú, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, NXB ĐHSP 2011 (tái bản lần

thứ 4 có bổ sung, chỉnh lí) và giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – GS.TS.

Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), NXB Giáo dục 2001 Trong 2 giáo trình này các tác giảcũng dành 1 chương phân tích về Địa lí nông nghiệp Việt Nam, các ngành trồng trọt,chăn nuôi

Cuốn sách Việt Nam, các tỉnh và thành phố Việt Nam – GS.TS Lê Thông (chủ

biên), NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011 Trong nghiên cứu về nông nghiệp SócTrăng có phân tích nền nông nghiệp của tỉnh

Ngoài ra còn có các giáo trình khác nữa bàn về nông nghiệp (theo cả nghĩa rộng

lẫn nghĩa hẹp) tiêu biểu như: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – GS.TS Nguyễn Thế

Nhã, PGS.TS Vũ Đình Thắng, trong đó trình bày những vấn đề lí luận, phương phápluận và thực tiễn phát triển nông nghiệp

Cuốn Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau

Đặng Kim Sơn hay Một số vấn đề đặt ra sau 30 năm phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long – Nguyễn Sinh Cúc…, trong đó các tác giả đã nghiên cứu

sự phân bố địa lí của sản xuất nông nghiệp, các điều kiện và đặc điểm phát triển nông

nghiệp nói chung giúp học viên có được những quan điểm, nhận thức về lý luận vànhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vềphát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

3.1 Mục tiêu:

Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn, phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu về địa lí nông nghiệp, đề tài nhằm đánh giá các điều kiện cho pháttriển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2000 – 2010 từ đó đề ramột số giải pháp khả thi cho nền nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững vàđạt hiệu quả cao

Trang 6

Nhiệm vụ:

 Để đạt được mục đích trên đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

 Đúc kết có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp, làm cơ sởvận dụng vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng

 Đánh giá các nhân tố (tự nhiên, KT - XH) đến sự phát triển và phân bố nông nghiệptỉnh Sóc Trăng

 Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn côngnghiệp hóa,hiện đại hóa

 Đề xuất một số giải pháp góp phần đưa nền nông nghiệp Sóc Trăng phát triển có hiệuquả và bền vững

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền

thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT - XH nóiriêng Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp theo khía cạnhngành và lãnh thổ là việc làm phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.Trong quá trình thực hiện luận văn tôi sẽ tiến hành thu thập tư liệu, số liệu từ nhiềunguồn khác nhau gồm các tài liệu đã xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ (Cụcthống kê tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân nhân tỉnh Sóc Trăng, Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Sóc Trăng,…) và tài liệu từ các trang web,… để phục vụ cho đề tài nghiêncứu của mình

Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: sau khi thu thập tài liệu, tôi sẽ tiến hành xử

lí nguồn tài liệu thu thập cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu bằng phương phápphân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,…

Phương pháp khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ trên internet: sẽ giúp ích rất nhiều

Trang 7

trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm cho đề tài đảm bảo được tính trực quan và cậpnhật được những thông tin mới nhất

6 Cấu trúc luận văn:

Đề tài “ Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước” ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm có 3 chươngchính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế nông nghiệp.

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng trong thời

gian qua

Chương 3: Phương hướng và giải pháo phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Sóc

Trăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm về Nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp

Để hiểu rõ hơn về Kinh tế nông nghiệp thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu như thế nào

là Nông nghiệp?

Khi bàn về nông nghiệp thì người ta định nghĩa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là nghành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phảidựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lươngthực, thực phẩm,….để thỏa mãn nhu cầu của mình

Nông nghiệp còn hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp,

Như vậy, có thể nói Nông nghiệp là một nghành sản xuất phụ thuộc rất nhiềuvào tự nhiên Tất cả các điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,

….trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi

Nông nghiệp cũng là nghành sản xuất có năng suất rất thấp, vì đây là nghànhsản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là nghành sản xuất mà việc ứng dụng tiến

bộ khoa học – công nghệ gặp rất nhiều khó khăn Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còngắn liền với phương pháp canh tác, lề thói, tập quán,….đã có từ rất lâu

Từ các định nghĩa trên chúng ta có khái niệm bao quát về kinh tế nông nghiệp

như sau: “Kinh tế nông nghiệp là hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ,…để tạo ra

Trang 8

các sản phẩm vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân, làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến và làm nguồn hàng để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cho đất nước”.

Cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở nông thôn không chỉ dừnglại ở khâu công nghiệp chế biến mà còn có thể phát triển những ngành công nghiệp phục

vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: công nghiệp cơ khí sữa chữa máy móc nôngnghiệp, thủy lợi… Công nghiệp ở nông thôn bao gồm một bộ phận tiểu thủ công nghiệpvới các trình độ công nghệ khác nhau, sản xuất các hàng hóa không có nguồn nguyên liệu

từ nông nghiệp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Như vậy, công nghiệp nông thônlàm cho nông nghiệp và công nghiệp kết hợp ngay tại chỗ thành cơ cấu ngành nghề

Lâm nghiệp là nghành kinh tế quốc dân có nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, và sử dụngrừng để phát huy lợi ích kinh tế, công ích xã hội và tác dụng bảo vệ môi trường trên cơ sởnhững phương thức sản xuất và kinh tế nhất định Lâm nghiệp được hình thành và hoạtđộng trên cơ sở vai trò, chức năng và tác dụng của rừng và đất lâm nghiệp đối với đờisống kinh tế xã hội trên các hệ thống khu vực của quốc gia Lâm nghiệp bao gồm cácnghành trồng và khoanh nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịnh vụ và các hoạt động lâmnghiệp khác

1.2.Đặc điểm Nông nghiệp và kinh tế Nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Phần lớn kinh tế nông nghiệp ở nước ta được hình thành và phát triển ở nôngthôn

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối tốt Đặcbiệt, chúng ta xuất khẩu được nhiều nông sản trong điều kiện giá lương thực và nôngsản thế giới đang tăng Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy, vẫn còn nhiều bất cậpkhiến chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của nông nghiệp Tỷ trọngcủa nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa làvai trò của nông nghiệp ngày càng giảm Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ và Pháp, hai nước

có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới cũng là hai nước xuất khẩu nôngsản lớn nhất thế giới Ngược lại, các nước Đông Á, vốn được coi là giải quyết tốt vấn

đề nông nghiệp song song với công nghiệp hóa, thì hiện nay phải nhập khẩu lươngthực và nông sản ngày càng nhiều, vì nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng Việc cácnước đã phát triển đang phải trợ cấp cho nông nghiệp rất nhiều làm cho các nước đang

Trang 9

phát triển gặp không ít khó khăn là cái giá phải trả cho việc đã không chú ý đến nôngnghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Các nước đang phát triển hiện nay có dư lượng lao động nông thôn quá cao và ngàycàng tăng Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo vào năm 2020, nông nghiệp trong GDPcòn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45% Ở nước ta,theo dự báo của chúng tôi, cũng vào năm ấy, nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%, laođộng nông nghiệp vẫn còn 23% Như vậy, ngay khi đã công nghiệp hóa thành công,vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, về thực chất vẫn còn

là nước công - nông nghiệp Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng việc phát triểnnông nghiệp, mà phải coi nó như một trong những mục tiêu trọng tâm của phát triểnkinh tế

Vấn đề lớn của nông nghiệp nước ta sau thời kỳ đổi mới là chất lượng nông sản còn

thấp, vì chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao, năngsuất lao động thấp Muốn tăng giá trị nông sản, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằngcách phát triển các sản phẩm có xuất xứ địa lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh

và an toàn thực phẩm quốc tế và sản phẩm hữu cơ Để làm được việc này, cần xâydựng một thể chế quản lý chất lượng nông sản đi đôi với việc phát triển công nghiệpchế biến nông sản

Thể chế thị trường nông sản, nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân - doanhnghiệp theo kiểu hợp đồng nông nghiệp sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệpchế biến và lưu thông Nông dân, những người sản xuất trực tiếp vẫn chịu nhiều thiệtthòi Muốn giải quyết tình trạng này, phải phát triển các hợp tác xã bao gồm cả hoạtđộng chế biến và buôn bán, lưu thông thì việc phân phối thu nhập mới được côngbằng Nhà nước không thể trợ giúp nông dân thông qua các doanh nghiệp nhà nước, vìthu lợi nhuận là mục tiêu chính và trước hết của doanh nghiệp, bởi vậy, phải thực hiệncác hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dịch vụ công Hiện nay, các dịch vụ công phục

vụ phát triển nông nghiệp còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo ít được hưởng lợi Chúng ta

đã xây dựng được một số hệ thống cung cấp dịch vụ công do các tổ chức nông dânthực hiện cùng với Nhà nước và thị trường, cho phép nâng cao hiệu quả của việc cungcấp dịch vụ cho nông dân, tới đây cần nhân rộng các mô hình này

Một vấn đề khác là, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nôngsản không theo kịp, nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp, lao động

Trang 10

nông thôn đang bỏ ra đô thị kiếm việc làm, lao động nông nghiệp đang bị nữ hóa, giàhóa và chuyển từ thâm canh sang quảng canh, chăn nuôi và nghề phụ đang bị giảmsút Giá một số nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương đang tăng rất nhanh trên thịtrường thế giới mà chúng ta vẫn nghĩ đến việc nhập khẩu, không nhân cơ hội này đểphát triển sản xuất trong nước Nông thôn đang có xu hướng quay trở về độc canh câylúa, từ bỏ việc đa dạng hóa sản xuất Trong điều kiện này, chúng ta thiếu các biện pháp

để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thiếu biện pháp để tăng năng suất laođộng Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và thực phẩm nhưcác nước công nghiệp mới ở Đông Á và Đông Nam Á Theo dự báo của các tổ chứcquốc tế, trong thế kỷ XXI, thế giới sẽ thiếu lương thực, đây có phải là một thời cơ chochúng ta phát triển nông nghiệp không?

Khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nước ta chưa phát triển Các câu hỏi củacông nghệ nông nghiệp thế kỷ XXI như vấn đề hướng công nghệ sinh học bảo đảm cácnguy cơ đối với sức khỏe của con người và môi trường, vấn đề nông nghiệp hữu cơvới dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới, vấn đề phòng chống hiện tượngnóng lên của khí quyển, nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng - vốn được coi lànhững vựa lúa của nước ta, vấn đề nông nghiệp chính xác áp dụng công nghệ định vị,vấn đề nông nghiệp thẳng đứng hay không đất để giải quyết vấn đề thiếu đất và bảo vệmôi trường , hầu hết vẫn chưa tìm được câu trả lời

Các vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng, mà chúng tachưa có các biện pháp bảo vệ nông nghiệp, chống thiên tai và rủi ro Hệ thống bảohiểm chống thiên tai và rủi ro mặc dù phức tạp, nhưng không phải không có cách thựchiện được

Chúng ta cũng chưa có một chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn,hiện đại hóa nông nghiệp như thế nào trong điều kiện đất ít, người đông, quy mô sảnxuất nhỏ, năng suất lao động thấp

Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh

tế của nó lại rất khác nhau Trong công nghiệp, giao thông,… đất đai là cơ sở làm nềnmóng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông,… đểcon người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động

Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủyếu không thể thay thế được Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người khôngthể tăng thêm, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới

Trang 11

hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhucầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm Chính vì thế trong quá trình sử dụngphải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệpsang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộngđất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích vớichi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.

Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinhtrưởng, phát triển và diệt vong) Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sựthay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệtvọng Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thờitiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kếtquả thu hoạch sản phẩm cuối cùng Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sảnxuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếpsản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sảnxuất sau Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyênchọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo

ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng

Do sự biến đổi thời tiết, khí hậu và mỗi loại cây trồng vật nuôi có sự thích ứngnhất định với điều kiện đó dẫn đến sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt

ở các vùng lãnh thổ khác nhau Vào mùa thu hoạch sản phẩm đó trở nên dư thừanhưng ngược lại không phải mùa thu hoạch thì sản phẩm đó trỏ nên rất hiếm

Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được, trong quátrình sản xuất chỉ tìm cách thích nghi với nó Do vậy cần áp dụng các biện pháp làmgiảm tính thời vụ như: thâm canh, tăng vụ, xen canh, luân canh, chuyên môn hóa kết

Trang 12

hợp với kinh doanh tổng hợp, sử dụng máy móc đa năng,… trong sản xuất nôngnghiệp.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhất là vào đất đai khíhậu và nguồn nước Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nôngnghiệp là cây trồng và vật nuôi Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dưỡng chấttrong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia Các yếu tố trên kết hợp và cùng tácđộng với nhau trong một thể thống nhất Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng loạtcác kết hợp khác nhau và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp

1.3 Vai trò của kinh tế Nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm vị trí quan tâm hàng đầu

ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang tiến hành đô thị hóa, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Ở Việt Nam, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, gắn bóvới nông nghiệp nên nhìn chung, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn trở thành vấn

đề hệ trọng của quốc gia

Là một nước có sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, nông nghiệp và nông thôn đã gópphần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển quốc gia Đại hội XI Đảng ta đã nhấn mạnh:

Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảođảm an ninh lương thực quốc gia Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân đã được ổnđịnh hơn trước Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, pháttriển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làngnghề, tiểu thủ công nghiệp,… đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm

và xóa đói, giảm nghèo

Hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu đưa nước ta sắp tới cơbản trở thành một nước công nghiệp Trên chặng đường tiến tới mục tiêu quan trọngnày, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý Bởi

lẽ, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội đất nước

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường,

Trang 13

thực tiễn cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học,công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc pháttriển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển Ở những nước nàycòn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên, ngay cả những nước có nềncông nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không nhiều, nhưngkhối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảocung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực,thực phẩm Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhưhiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được Lương thực, thực phẩm là yếu

tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất cả xã hội loài người Từkhi ra đời đến nay, cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nông nghiệp ngày càngđược mở rộng, các giống cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng phong phú Các Mác

đã khẳng định con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt độngkhác Ông đã chỉ rõ: nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người…

và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và củamọi lĩnh vực sản xuất nói chung Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng củanông nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốcgia cũng như ổn định chính trị - xã hội của đất nước Thực tiễn lịch sử của các nướctrên thế giới đã chứng minh kinh tế chỉ có thể phát triển một cách nhanh chóng, chừngnào quốc gia đó đã có an ninh lương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thìkhó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự pháttriển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn

Nông nghiệp là một trong những nghành quan trọng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho người dân.

Trang 14

Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệpchế biến như: chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da…Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần,nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường Vì thếtrong một chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân

bố các ngành công nghiệp chế biến

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp vàdịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổchức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, công bằng, văn minh, nângcao đời sống vật chất và tinh thần dân cư nông thôn

Như vậy, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối vớiphát triển kinh tế - xã hội, đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nướcnào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốnxây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại

Thứ nhất, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn tạo sự phát triển cho lực lượng sản

xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn

Đại hội Đảng XI đề ra phương hướng, nhiệm vụ cách mạng trong thời gian tới củanước ta là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn;xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, bảođảm vững chắc an ninh lương thực trước mắt cũng như lâu dài,…

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo tiền đề cải tiến công cụ lao động ngàycàng hiện đại hóa, hiệu quả cao hơn Điều này là yếu tố quan trọng cho sự gia tăngnăng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, mang lại hiệu quả kinh tế tối

ưu nhất, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững và hiện đại Có rất nhiều dự

án khoa học - kỹ thuật nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Có rấtnhiều nghiên cứu, phát minh ra đời, được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nôngnghiệp, như máy gặt đập liên hoàn, máy cấy, máy tra hạt, máy phân li giống lúa,…Nông dân được tạo mọi điều kiện, cơ hội để tiếp thu khoa học - công nghệ, ứng dụngkhoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn yêu cầu sản xuất tập trung, quy mô lớn Điềunày dẫn tới việc hình thành hệ thống nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp Như vậy,

Trang 15

đất nông nghiệp (tư liệu sản xuất chính của nền nông nghiệp) cần được quy hoạch và

sử dụng thực sự hiệu quả và bền vững

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải xây dựng một kết cấu hạ tầngđồng bộ và hiện đại Lưới điện phải bảo đảm công suất cho nhu cầu sản xuất nôngnghiệp hiện đại Đường giao thông phải được kiên cố hóa và liền mạch tạo điều kiệncho sự gia tăng của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông Bệnh viện, trườnghọc, nhà văn hóa, khu vui chơi, giải trí,… cần được nâng cấp theo xu hướng văn minh,hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp,nông thôn Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều quyết sách quan trọng đối với việc pháttriển nguồn lực con người trong nông nghiệp, nông thôn Quyết định 1956/QĐ-TTGcủa Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đếnnăm 2020”; Đại hội Đảng XI đề ra: “…nông dân được đào tạo có trình độ ngang bằngcác nước tiên tiến, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới…” Cư dân nông thôn đã cónhiều cơ hội thuận lợi tiếp cận với kiến thức khoa học, được đào tạo kỹ năng lao động,quản lý và sản xuất kinh doanh Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng lên từng ngày, có cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động thư giãn, giảitrí, chăm sóc sức khỏe,…

Thứ hai, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn giúp giải quyết việc làm, trực tiếp

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn

Việt Nam có gần 70% dân số làm nghề nông Đa số dân cư và lao động xã hội sống ởnông thôn - nơi mà đời sống còn nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, sản xuấtnhỏ lẻ và manh mún Nhưng nông nghiệp và nông thôn Việt Nam lại đóng vai trò quantrọng đặc biệt đối với kinh tế - xã hội đất nước Nông nghiệp là ngành cung cấp thựcphẩm, lương thực chủ yếu cho cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực Bên cạnh đó,nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp và nông thôn cũng

là thị trường lớn cho việc tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa

tư liệu sản xuất Nông nghiệp mang lại nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh

tế đất nước

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyểndịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp vàdịch vụ Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phân công lao động theo hướngphù hợp với cơ cấu đó Lao động lĩnh vực nông nghiệp giảm dần, lao động lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ tăng lên trong nội bộ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Địa

Trang 16

bàn nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, phi nông nghiệp.Hàng hóa nông nghiệp gia tăng, dịch vụ, hạ tầng phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh

tế giữa nông thôn và thành thị Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn không ngừng

mở rộng

Cùng với việc giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, chất lượng đời sốngnông dân cũng không ngừng được cải thiện Do thay đổi cách thức sản xuất nôngnghiệp từ việc sử dụng sức người là chính và phụ thuộc vào tự nhiên sang ứng dụngthành tựu khoa học - công nghệ nên năng suất lao động tăng cao Một người lao động

có thể làm ra khối lượng sản phẩm gấp 3, 4 lần trước đây, không chỉ phục vụ đủ nhucầu bản thân và gia đình mà nguồn sản phẩm đó còn trở thành hàng hóa bán ra thịtrường, mang lại lợi nhuận lớn cho người lao động, cải thiện chất lượng đời sống.Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy sự phát triển kết cấu hạ tầng nôngthôn theo hướng hiện đại Các công trình công cộng, như điện, đường, trường, trạm,nhà văn hóa, khu vui chơi,… được đầu tư xây dựng và có nhiều cơ hội phát triển đãngày một nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn Các loại hìnhdịch vụ nông nghiệp phát triển tạo nên sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa nông thôn

và thành thị, giữa các vùng nông thôn với nhau, các gia đình nông thôn có điều kiệntiếp xúc với các phương tiện thông tin giải trí hiện đại hơn trước,… Cư dân nông thônđược tiếp thu văn hóa và kiến thức mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

Thứ ba, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở thúc đẩy quá trình đô thị

hóa, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại, góp phần ổn định kinh tế

- xã hội đất nước

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu phải tiến hành đối vớibất kỳ quốc gia nào Quá trình này gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xãhội: nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp - thị dân - đô thị Như vậy,công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn vừa là đòn bẩy, vừa là nền tảng để côngnghiệp hóa, đô thị hóa, góp phần phát triển xã hội nông thôn ngày càng văn minh vàhiện đại

Có thể thấy rằng, điều đầu tiên, quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kết cấu

hạ tầng nông thôn là hệ thống giao thông nông thôn Tiếp đến là hệ thống đường điện,

hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâmthương mại,… đáp ứng nhu cầu cư dân nông thôn

Khi đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, người dân có cơ hội và nhu cầu nâng caonhận thức, hướng tới lối sống văn minh và lành mạnh, các tập quán sinh hoạt cũng

Trang 17

phát triển theo hướng tiến bộ hơn Các tổ chức xã hội phát triển, thu hút nhiều thànhviên, mang lại những lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần cho người dân Các tổchức chính trị - xã hội có điều kiện để phát triển vững mạnh, bảo đảm an ninh, trật tự

xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh hiện đại cho cư dân nông thôn

Như vậy, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là xu thế khách quan của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là cơ sở để xây dựng nông thônmới theo hướng văn minh hiện đại, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước

Suốt ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước

ta đã có những chiến lược đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phầnquan trọng vào việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất Có thể kể ra rất nhiềuchính sách quan trọng, như tăng cường đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp; thừanhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp,…Những chủ trương, chính sách trên đã thực sự đi vào đời sống thông qua sự điều hànhcủa bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương tới thôn xóm, tạo ra những thành quảnhất định trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn

1.4 Quan điểm của Đảng đối với việc phát triển Kinh tế Nông nghiệp trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một chủtrương lớn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăngthu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên trình độ văn minh, hiện đại

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của nước ta đilên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam luônkhẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Công nghiệp hoá,hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảngnhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cưnông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đấtnước, đưa nông thôn nước ta tiến lên trình độ văn minh, hiện đại

Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta được hình thành và pháttriển khá sớm trong quá trình đổi mới đất nước Từ Hội nghị Trung ương bảy (khoáVII), Đảng ta đã xác định những nội dung cơ bản của CNH, HĐH Đại hội đại biểu

Trang 18

toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996) mở đầu thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đã quyết định và chỉ đạo phải coi trọng và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) nêu rõ: “Conđường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bướctuần tự, vừa có bước nhảy vọt” Đối với nông nghiệp, nông thôn, “tăng cường sự chỉđạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp vànông thôn"(1) Đặc biệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa

IX ra quyết định về Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 –

2010 Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) chủ trương tranh

thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rútngắn quá trình CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế trithức là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Đại hội cũng khẳng định “Đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nôngthôn và nông dân” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấnmạnh: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, pháthuy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giớihóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu câytrồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp,vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn”.Như vậy, qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết của Đảng, có thể thấy sự phát triển

trong tư duy lãnh đạo của Đảng qua mỗi thời kỳ: từ phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế -

xã hội (1991); đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân (2006) Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn (2011)

… Việc xác định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quátrình hiện đại hóa đất nước là thực tế khách quan Với tỷ lệ lớn cư dân nông thôn ViệtNam hiện nay, không có sự giàu có của nông dân thì không có sự giàu có của đất nước,không có hiện đại hóa nông thôn thì không có HĐH quốc gia

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước; là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm anninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 19

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng taxác định là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bềnvững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế vàcác hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoádân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ởnông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyểnbiến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sảnxuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vaitrò làm chủ nông thôn mới.

Giai đoạn 2011-2015: Đảng ta xác định phải phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản

xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triểnnông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo Tạo chuyển biến rõ rệt pháttriển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sảnxuất - chế biến - kinh doanh; phát triển doanh nghiệp nông thôn Hình thành kết cấu hạtầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.Phấn đấu giá trị gia tăng bình quân 5 năm đạt 2,6 – 3%/năm Tỷ trọng lao động nôngnghiệp năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã hội Thu nhập của người dân nông thôntăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010(3) Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nôngthôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh chocây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai

Giai đoạn 2016-2020: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất

hàng hóa lớn, vững bền; hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của

Việt Nam trên thị trường quốc tế Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thônchuyển đổi theo nhu cầu thị trường Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanhnông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn Chuyển phần lớn lao động nông thôn rakhỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội Triển khai

có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm, hìnhthành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong

Trang 20

các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường Nâng cao thu nhập của cư dânnông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nôngthôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng đã xác định quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn ở nước ta hiên nay phải tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông

nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn vớicông nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng caonăng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địaphương Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp,dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp Sớm khắc phục tìnhtrạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền đổithửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệcao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắnvới hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sảnphẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao

Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất làcông nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trangtrại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp côngnghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhànông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quyhoạch, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo

Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau,màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theophương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến

Thứ hai, phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện tích trồng rừng và độ che phủ rừng

trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư Có cơ chế, chínhsách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; hìnhthành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản và phát

Trang 21

triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nguyênliệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giấy Thực hiệntốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảođảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện Phát triển rừngnguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản có công nghệ hiện đại.

Thứ ba, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ

yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảođảm vệ sinh, an toàn thực phẩm Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụngcông nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sởchế biến thuỷ sản Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôitrồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Coi trọng khâu sản xuất và cung cấpgiống tốt, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu

Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, côngtác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn Chuyển giaonhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuấtnông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, công nghệ sauthu hoạch và công nghệ chế biến

Thứ tư, khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn

minh, môi trường lành mạnh Hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp,trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đôthị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắnvới bảo vệ môi trường

Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theocác bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyềnthống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nôngnghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiềulao động Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đốitượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư,bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển Phát huy dân

Trang 22

chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bàitrừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ năm, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông

dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quátrình CNH, HĐH đất nước Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân,trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch

vụ, giao thông, các khu đô thị mới Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theohướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm côngnghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoàikhu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề,chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạođiều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ Nâng caochất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; đầu tư mạnh hơn cho các chương trìnhxóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số Thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo,làm giàu hợp pháp

Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước phát triển nôngthôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nôngthôn Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng về CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đã đi vàocuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước và đã đạt những thành tựu rấtquan trọng

Tuy nhiên, nước ta là nước nông nghiệp, cơ sở nền tảng của nông nghiệp còn yếu,công CNH, HĐH còn ở giai đoạn đầu Vì vậy, việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương khácnhau để triển khai và có kế hoạch thống nhất trong cả nước Mục tiêu chính là thúc đẩyđược sản xuất nông nghiệp phát triển, gắn với kinh tế thị trường, hòa nhập vào quốc tế,điều hòa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng nhanh quátrình hiện đại hóa nông nghiệp, tạo cho nông dân có thu nhập cao hơn và cuộc sốngkhá giả hơn./

Trang 23

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở

TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội ở tỉnh Sóc Trăng 2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chính

Sóc Trăng nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),cách thành phố Cần Thơ (Trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật và là động lực pháttriển của vùng ĐBSCL) 60 km, có tọa độ địa lý từ 9014’28’’ đến 9055’30’’ vĩ độ Bắc;

105034’16’’ đến 106017’50’’ kinh độ Đông

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;

- Phía Đông Nam giáp Biển Đông

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra Srok tức là "xứ",

"cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc" Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc

của nhà vua Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng

Tổng diện tích tự nhiên 331.187 ha (chiếm 8,17% vùng ĐBSCL), dân số năm

2015 là 1.310.703 người (chiếm 7,51% dân số toàn vùng ĐBSCL) so với năm 2010,gồm 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện): thành phố Sóc Trăng, thị

xã Vĩnh Châu, các huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, NgãNăm, Thạnh Trị, Châu Thành và Trần Đề

Nằm không xa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sóc Trăng có nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế thông qua các mối liên hệ qua lại về sản xuất, hàng hóa,công nghệ…

Nhờ mạng lưới giao thông nên Sóc Trăng có thể giao lưu dễ dàng với các tỉnhtrong nước và cả quốc tế

Nằm ở vị trí ven biển và cửa sông Hậu, với nhiều tuyến giao thông thủy bộ quantrọng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam sông Hậu, Quản Lộ Phụng Hiệp, sôngHậu và chiều dài bờ biển hơn 72 km là một lợi thế rất lớn trong mở rộng giao lưu vớicác tỉnh trong khu vực cũng như với các tỉnh bên ngoài và thuận lợi trong phát triển kinh

tế ở cả 3 khu vực (nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), có vị trí quan trọng về

an ninh quốc phòng [16, tr.8]

Trang 24

2.1.1.2 Diện tích và dân cư

Mật độ dân số trung bình 396 người/km2, thấp hơn mật độ trung bình của ĐBSCL

427 người/km2, trong đó thành phố Sóc Trăng có mật độ dân số cao nhất 1.814người/km2, thấp nhất là huyện Cù Lao Dung 241 người/km2 Dân số trung bình của tỉnhnăm 2015 là 1.310.703 người (chiếm 7,51% dân số toàn vùng ĐBSCL), tăng 13.159người so với năm 2010, trong đó: thành thị 401.075 người (chiếm 30,60%), nông thôn909.628 người (chiếm 69,40%), đứng thứ 6 vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau cáctỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang

Bảng 1: Diễn biến dân số tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2015

Trang 25

2.2 Nông thôn Người 546.309 604.655 458.409 -0,35 -5,39

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đang có chiều hướng giảm từ 1,65% năm

2000 xuống còn 1,34% năm 2005, 0,95% năm 2010 và 0,63% năm 2015

Cộng đồng dân cư Sóc Trăng gồm: người Kinh 841.974 người (chiếm 64,24%),người Khmer 402.499 (chiếm 30,71%) và người Hoa 65.808 người (chiếm 5,02%) vàcác dân tộc khác 422 người (chiếm 0,12%)

Sóc Trăng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá đa dạng nơihội tụ của 3 dòng văn hoá người Kinh, người Khmer và người Hoa với tôn giáo chủ yếu làPhật giáo và Thiên chúa giáo Phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất phong phú mangđậm nét văn hoá lúa nước của dân cư Đồng bằng sông Cửu Long

2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu

Về khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với sự

chi phối về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Sóc Trăng có những đặc trưng chính nhưsau:

Nhiệt độ: trung bình năm 26 - 270C, biên độ nhiệt độ theo mùa trung bình 5 - 60;nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) trong năm có thể xuống 23 - 240C, nhiệt độtrung bình tháng cao nhất (tháng 4) có thể lên tới 31 - 320C

Năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình: 140-154 Kcal/cm2năm), nắng nhiều (trung bình: 6,8 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình26-27oC), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi và kiến tạo nhiều tầng sinh thái trong vườn cây lâu năm

Trang 26

-Nhìn chung, nhiệt độ và ánh sáng trong năm khá ổn định, chênh lệch nhiệt độgiữa các mùa trong năm không nhiều Sự ổn định về nhiệt độ là điều kiện tự nhiên hếtsức thuận lợi để thâm canh tăng vụ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các loại sảnphẩm nông nghiệp.

- Độ ẩm: trung bình hàng năm là 84,4% (cao nhất 88,84% mùa mưa, thấp nhất78,4% mùa khô)

Lượng mưa: Lượng mưa lớn, nhưng do tập trung theo mùa và thường không ổnđịnh trong thời kỳ đầu và cuối của mùa mưa nên để phát huy ưu thế về nhiệt độ vàchiếu sáng vào thâm canh tăng năng suất và tăng vụ, cần phải chủ động tưới nướctrong mùa khô, đầu mùa mưa và tiêu úng trong mùa mưa Lượng mưa trung bình 5năm trở lại đây khoảng 2.025,4 mm Hàng năm lượng mưa tập trung vào các tháng từtháng 5 đến tháng 10; biến động lượng mưa trong các tháng trong 5 năm qua cũng rấtlớn Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu như không mưa trong khi lượngbốc hơi cao đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạtnhất là vùng ven biển và vùng sâu, xa nguồn nước Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân tạo nên sự thiếu ổn định của sản xuất nông nghiệp trong tỉnh

Gió: Sóc Trăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai hướng gióchính trong năm, Đông - Bắc và Tây - Nam

Với đặc điểm khí hậu và thời tiết ít có những biểu hiện cực đoan, nhiều thuận lợi chosản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp Điều kiện khí hậu có thể phát triển nềnnông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng nhiệt đới Hạn chế lớn nhất là về mùa khôlượng mưa ít, gây hạn và nhiễm mặn đối với sản xuất Những năm gần đây, lốc thường xảy ratrên địa bàn của tỉnh, lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dânsinh

Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tài nguyên đất khá phong phú, nhiều

tiềm năng phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản, trong đó: đất mặn có diệntích lớn nhất (chiếm 52,92% diện tích tự nhiên), kế đến là đất phèn (chiếm 23,56%diện tích tự nhiên), tiếp theo là đất phù sa (chiếm 4,58% diện tích tự nhiên )và đất cát(chiếm 2,77% diện tích tự nhiên)

Tài nguyên đất của Sóc Trăng khá màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, câycông nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây thực phẩm

Toàn tỉnh lớp đất thổ nhưỡng được chia thành 6 nhóm đất chính:

Nhóm đất cát: có diện tích 8.491 ha chiếm 2,65 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh,

phân bố trên các giống cát chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thành phố SócTrăng Nhóm đất cát được hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong

Trang 27

suốt quá trình lấn biển ở vùng cửa sông Các dòng cát được hình thành tương đối cao

từ 1,2 – 2 m Thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là cát mịn đến cát pha thịt Đất đượckhai thác trồng rau màu và cây lâu năm

Nhóm đất phù sa: có diện tích 6.372 ha chiếm 2 % gồm 3 loại đất chủ yếu trong

đó là đất phù sa đốm rỉ, đất phù sa glây và đất phù sa trung tính Nhóm đất này phầnlớn nằm ven sông Hậu thuộc khu vực huyện Kế Sách, một phần phía Bắc huyện LongPhú, Mỹ Tú Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha thịt nên thích hợpcho việc trồng lúa tăng vụ, cây ăn trái đặc sản, cây công nghiệp Nhìn chung đất đaiphần lớn được khai thác để đưa hết vào gieo trồng

Nhóm đất glây: có diện tích 1.076 ha chiếm 0,3 %, phân bố nhiều ở huyện Kế

Sách, đất có tính chua có tầng sét dày Đối với với loại đất này phải chống chua và cảitạo thành phần cơ giới để đưa vào sử dung có hiệu quả trong nông nghiệp

Nhóm đất mặn: có diện tích 158.547 ha chiếm 49,5 % phân bố ở huyện Vĩnh

Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị,…Vào mùa khô đất bị xâm nhập mặn chiếmđến 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh

Nhóm đất mặn được chia ra các loại sau:

Đất mặn ít và trung bình: thành phần cơ giới chủ yếu là đất sét trung bình đến sét

nặng thích hợp cho việc trồng lúa

Đất mặn nhiều: thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét, hiện nay được sử dụng

vào việc nuôi tôm và trồng lúa một vụ hoặc chuyên canh tôm hoặc canh tác một vụtôm một vụ lúa

Đất mặn sú vẹt đước: tập trung ở bờ biển thuộc hai huyện Long Phú, Vĩnh Châu.

Đất có tính chất mặn thường xuyên và bị ngập triều vì vậy thích hợp cho việc trồngcác loại cây chịu được ngập mặn như: mắm, đước, vẹt, bần, dừa nước… Các loại câynày tuy có giá trị không cao nhưng là loại cây chắn sóng và lấn biển tuyệt vời Hiệnnay đất này dùng để nuôi tôm

Nhóm đất phèn: có diện tích 75.823 ha chiếm 23,7 % phân bố chủ yếu ở vùng

trũng 3 huyện là Mỹ Tú, Thạnh Trị và Ngã Năm Đất phèn là nhóm đất có vấn đềnghiêm trọng bởi ngoài tác hại do các chất độc phèn nhóm đất phèn còn bị nhiễm mặnnên gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vào sản xuất

Nhóm đất nhân tác: có diện tích 46.146 ha chiếm 14,4 %, phân bố trên địa bàn

toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú

Hầu hết đất đai ở Sóc Trăng có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét thường >

40 %), giàu chất hữu cơ, đa số có tầng mặt tơi xốp, tầng mùn dày >30 cm, hàm lượng

Trang 28

mùn cao, lân tổng số từ nghèo đến trung bình (0,05 - 0,1 %), lân dễ tiêu nghèo (<5mg/100g đất), kali tổng số trung bình (1 - 1,5 %), kali dễ tiêu trung bình (15-30mg/100 g đất), hàm lượng cation trao đổi kiềm trong đất trung bình, dung tích hấp thụ

từ trung bình đến khá (CEC = 13 - 19 mc/100 g đất)

Nhìn chung đất thổ nhưỡng của Sóc Trăng là rất màu mỡ, đáp ứng đủ nhu cầusinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, độ PH trong đất hơi thấp (hơi chua) song nhờ kinhnghiệm và kỹ thuật sản xuất của nông dân, đặc biệt từ sau giải phóng (30/4/1975) đếnnay nhờ quan tâm đầu tư công trình thủy lợi nên lượng phèn trong đất đã giảm đáng

kể, hệ số quay vòng đất, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi đã tăng nhanhchóng

Nguồn nước

Nước mặt: Sóc Trăng có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp, giao thông vận tải lẫn công nghiệp

Sông Hậu là nguồn tiếp nước ngọt chủ yếu cho Sóc Trăng, đoạn nằm trên địa bàntỉnh dài 60 km, rộng 1.200 - 1.500 m, sâu 8 - 13 m, có lưu lượng mùa lũ khoảng28.000 - 30.000 m3/s, mùa kiệt 1.500 - 3.000 m3/s, đây là một trong chín nhánh củasông Mê Công đổ trực tiếp ra biển Đông cho nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của thủytriều biển Đông Nước sông Hậu được đưa về địa phận tỉnh Sóc Trăng qua các tuyếnkênh chủ yếu như: Cái Côn, Cái Trâm, Đại Ngãi, Vạch Vọp, Số Một, Kế Sách, Ngan

Rô, Ba Xuyên… với lưu lượng vào khoảng 55 – 60 m3/s Các tuyến kênh chính đócùng với hàng chục kênh nhỏ khác hợp thành hệ thống kênh tự nhiên và nhân tạo vừadẫn ngọt vừa xả lũ, rửa phèn, mặn cho khu vực Đặc biệt kênh Cái Côn nối liền vớikênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp đi Ngã Năm là tuyến kênh sườn quan trọng dẫnnước ngọt cho tỉnh Sóc Trăng trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau của ChínhPhủ

Chất lượng nước trên sông rạch đang khá tốt, độ mặn trên sông Hậu xảy ra chủyếu vào 6 tháng mùa khô, tại Đại Ngãi cách cửa sông 40 km, mặn thường diễn ra từtháng 1 - tháng 5, nồng độ từ 4 - 6gr/l, cao nhất 12 - 14 gr/l, tại vùng ven biển và cửasông Hậu, cửa sông Mỹ Thanh thường xảy ra từ 10 - 11 tháng/năm, nồng độ trong mùakhô từ 20 - 30 gr/l, cao nhất 35 - 40 gr/l, trên sông Mỹ Thanh tại cầu Nhu Gia 8 - 10gr/l, cao nhất 12 - 15 gr/l, xảy ra từ tháng 12 - tháng 6, trên kinh Quản Lộ - PhụngHiệp tại đầu kinh Nàng Rền 4 - 14 gr/l, xảy ra từ tháng 2 - tháng 5 Độ PH trên sôngrạch lớn >= 6, độ phù sa trên sông Hậu 300 - 400 mg/m3, hàm lượng các chất hữu cơnhư: BOD, COD, chất rắn lơ lửng trong nước vẫn còn đảm bảo dưới mức cho phép

Trang 29

theo quy định về chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995).

Chất lượng nước sông Hậu thuộc loại tốt, độ PH = 7 - 10, hàm lượng phù sa trung bình

từ tháng 8 đến tháng 10 trong khoảng 0,27 - 3 kg/m nhưng do địa hình thấp lại nằmcập sông Hậu và các kênh dẫn nước lớn, các sông không có hệ thống đê nên nước sôngngày lên xuống hai lần tự chảy vào đồng ruộng đem lại lượng phù sa lớn đáng kể bồiđắp bổ sung độ phì nhiêu đất đai của tỉnh

Nước dưới đất: Qua kết quả khoan thăm dò và khai thác nước ngầm dưới đất thì ở Sóc

Trăng có 4 tầng chứa nước dưới đất như sau :

Tầng 1 : Ho-lô-xen phân bố ở độ sâu 35 - 60 m

Tầng 2 : Plei-xto-xen phân bố ở độ sâu 60 - 120 m Tầng 3 :

Pli-o-xen phân bố ở độ sâu 120 - 180 m Tầng 4 : Mi-o-xen

phân bố ở độ sâu >300 m

Thực tế ở Sóc Trăng đang khai thác sử dụng phổ biến ở tầng 2 (tầng xen, độ sâu 60 - 120 m) có chất lượng và trữ lượng tốt, chi phí đầu tư thấp, một số khuvực giồng cát khai thác ở tầng 4 (tầng Mioxen, độ sâu >300m), chất lượng rất tốt,nhưng chi phí cao

Plei-xto-Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn ở các sông ngòi và kênh rạch Sóc Trăng bị chi phối bởi 3 yếu tốchính: thủy triều biển Đông, mưa nội vùng, dòng chảy sông Hậu và sông Mỹ Thanhđược phân hóa khá rõ theo mùa

Thủy triều:

Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng hỗn hợp thuỷ triều biển Đông và biển Tây, nhưng chủyếu là triều biển Đông, thông qua nhiều sông rạch lớn trong tỉnh

Triều biển Đông là chế độ bán nhất triều, biên độ thuỷ triều giao động từ

230- 280 cm, cao nhất 310 - 330 cm, mực nước đỉnh triều bình quân 140 – 180 cm, caonhất 230 - 240 cm, mực nước chân triều giao động từ 80 - 160 cm, thấp nhất là 180 -

190 cm (mực nước biển), độ mặn trung bình tại cửa sông Mỹ Thanh 20 - 30 g/l, caonhất 35 - 40 g/l

Tại Đại Ngãi, nơi cách cửa sông 40 km, biên độ thuỷ triều giao động từ 220 - 260

cm, cao nhất 300320 cm, mực nước đỉnh triều bình quân 120 160 cm, cao nhất 220

-230 cm, mực nước chân triều giao động từ 75 - 155 cm, thấp nhất là 175 -180 cm(dưới mực nước biển), không chênh lệch nhiều so vùng cửa sông

Triều biển Tây là chế độ nhật triều, có biên độ nhỏ, tại cửa Rạch Giá cách SócTrăng 85 km, mực nước bình quân đỉnh triều giao động từ 47 cm đến 66 cm, cao nhất

Trang 30

80 - 85 cm, mực nước bình quân chân triều từ 10 - 32 cm, thấp nhất từ 50 - 55 cm,biên độ thuỷ triều từ 56 - 80 cm.

Chế độ thủy văn sông Hậu và sông Mỹ Thanh

Sông Hậu rộng từ 1000 – 1500m, đoạn chạy qua tỉnh Sóc Trăng dài 60km Từtháng 7 đến tháng 12, dòng chảy sông Hậu chịu tác động mạnh của dòng chảy chế độthượng nguồn Từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 đến tháng 5, lưu lượng thượng nguồngiảm, thủy triều biển Đông tác động mạnh mẽ trên toàn hệ thống kênh rạch tỉnh Mựcnước đỉnh cao xuống thấp nhất vào cuối tháng 4 trung bình khoảng 100cm, mực nướcchân triều xuống thấp nhất vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 ở trong khoảng cao trình –80cm so với mực nước biển Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho SócTrăng Tuy nhiên sự truyền triều vào trong cũng gây một số khó khăn như đưa mặnvào nội địa khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô Nhữngngày lũ lớn, kết hợp với triều cường thường gây ngập cho vùng cù lao Điều này tácđộng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng

Sông Mỹ Thanh nằm trọn trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng chảy qua các huyện: VĩnhChâu, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị và Mỹ Tú, sông tuy ngắn nhưng khá rộng,chiều rộng trung bình khoảng 200m, đoạn cửa sông khoảng 240 – 300 m, chiều sâutrung bình 11,5 – 14 m Chế độ thủy văn sông Mỹ Thanh ảnh hưởng trực tiếp của chế

độ thủy triều biển Đông, nước sông Hậu đổ về và chế độ mưa nội vùng Sông chỉ cónước ngọt vào mùa mưa, bị xâm nhập mặn trong suốt mùa khô, sông có chức năng như

là trục tiêu canh tác vào mùa mưa và đồng thời dẫn mặn xâm nhập vào đồng ruộngtrong mùa khô Đây là điều kiện để hình thành vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ vớidiện tích và tiềm năng lớn nếu được khai thác hợp lí và bền vững

Trên các sông rạch lớn, dưới ảnh hưởng của sự truyền triều, các giá trị mực nước đỉnh,chân, biên độ đều giảm dần theo khoảng cách so với sông Hậu và biển Đông và hìnhthành 1 số điểm giáp nước trên kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kinh Phụng Hiệp - SócTrăng,… tại đó biên độ thủy triều và tốc độ dòng chảy đều rất thấp

Trong nội đồng do hệ thống kinh mương phân bố không đều, việc nạo vét hàngnăm không thường xuyên nên sự truyền triều tiếp tục giảm mạnh và hình thành nhiềuvùng giáp nước Qua tính toán khả năng tưới tiêu, ngập úng cho thấy khả năng tướitiêu tự chảy của Sóc Trăng khá lớn, tiết kiệm đáng kể chi phí xăng dầu trong việc bơmnước phục vụ sản xuất, ngập úng chủ yếu xảy ra ở vùng trũng 3 huyện Mỹ Tú, ThạnhTrị và Ngã Năm, độ ngập tối đa 1,2m, thời gian ngập 2 - 3 tháng trong năm

Chế độ mưa nội vùng

Trang 31

Chế độ mưa có tác động rất lớn đến dòng chảy kênh rạch nội vùng nhưng ảnhhưởng không lớn đến dòng chảy của sông chính Các trận mưa đầu mùa có tác dụngtốt cho việc tiêu độc trong đồng ruộng Mưa lớn và tập trung trong thời kì giữa và cuốimùa mưa, cùng với mực nước sông Hậu dâng cao gây ngập úng cho các khu vực trũngthấp, đáng kể là vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp có khoảng 6.000ha bị ngập úng với độsâu 0,6 - 1m làm hạn chế khả năng tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng.

Với những diễn biến nguồn nước như trên, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nên 3vùng sinh thái: ngọt - lợ - mặn rất thuận lợi để Sóc Trăng phát triển một nền nôngnghiệp đa dạng, bền vững, hầu hết sản phẩm đều có năng suất, đặc biệt chất lượng làrất cao

Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển đang có

xu hướng dâng cao một cách từ từ

Về đặc điểm địa hình: Địa hình của tỉnh thấp và tương đối bằng phẳng, cao độ

trung bình 0,5 - 1,0 m so với mặt nước biển, thấp dần từ bờ biển phía Nam lên phíaBắc của tỉnh Cao độ tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, địa hình thay đổi theo 2 hướng chính:

- Hướng từ Đông sang Tây (cao ở phía sông Hậu thấp dần vào trong nội đồng)

- Hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc (cao ven bờ biển thấp dần vào trong đất liền)

Nhìn chung, địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biểnĐông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc của tỉnh (TX Ngã Năm,

H Thạnh Trị) Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đồng đều, xen kẽ là những giồng cát

có địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn Đó là những dấuvết trầm tích của các thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát ở các huyện

Mỹ Xuyên, Long Phú, Trần Đề, TX Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và TP Sóc Trăng

Vùng lòng chảo phía Tây và ven kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp có cao trình rấtthấp (từ 0 đến 0,5 m), mùa mưa thường bị ngập úng ảnh hưởng không tốt đến sản xuất

và đời sống của nhân dân trong vùng Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăngthành 3 vùng địa hình khác nhau như sau:

Vùng địa hình cao: ven sông Hậu, phía Bắc huyện Kế Sách đến sông Mỹ Thanh,giới hạn từ sông Hậu đến kênh Bà Sẩm cao trình từ 1,0 - 1,2 m, giồng cát cao đến 1,4 m,diện tíchkhoảng 60.000 ha, thuận lợi cho phát triển cây ăn trái, lúa, thủy sản ngọt, rau –màu

Trang 32

Vùng địa hình thấp: tập trung khu vực huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị,

TX Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, diện tích khoảng 160.000 ha,thuận lợi cho phát triển lúa, lúa – thủy sản

Vùng địa hình trung bình: các phần còn lại trong tỉnh, diện tích khoảng 80.000

ha, thuận lợi cho phát triển thủy sản, lúa, rau – màu

Như vậy, với địa hình khá bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp, có thể lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy vào các tháng mùa khô, phù hợpcho việc triển khai sản xuất nông ngư nghiệp, đối với vùng xa sông việc tưới tiêu cókhó khăn hơn Tuy nhiên hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sôngngòi và kênh rạch việc đầu tư hạ tầng sẽ khó khăn và tốn kém, nhiều nơi bị nhiễmmặn mùa khô, một số nơi bị úng ngập mùa mưa Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, cầnphải đầu tư nhiều cho xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi

Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy

triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m Thủytriều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dânđịa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, dulịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sôngHậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điềukiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp

2.1.1.4 Tài nguyên

Do điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng được hình thành bởi 3 vùng sinh tháingọt, lợ và mặn, cho nên tài nguyên sinh vật ở đây rất đa dạng và phong phú; có nhiều lợiích trong phát triển kinh tế của tỉnh, nổi bật nhất là tài nguyên thủy hải sản và tài nguyênrừng

Tài nguyên thủy sản: Nằm ở vị trí cửa sông, với 72 km bờ biển, 60 km sông

Hậu với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh(sông Mỹ Thanh) và có trên 23.024 ha là sông - rạch, Sóc Trăng là một trong nhữngtỉnh có tài nguyên thủy sản khá phong phú và đa dạng, bao gồm thủy sản nước ngọt,nước lợ và nước mặn, là một trong những lợi thế cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

Trang 33

nghiệp - nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh Qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35 loàitôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang,mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác Khảnăng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn năm, xa bờ 40 – 50 ngàntấn

Tài nguyên rừng: Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm, tổng diện tích đất rừng

toàn tỉnh là 16.185,4 ha bao gồm: Diện tích đất có rừng là 9.361,1 ha, đất chưa có rừng

là 6.824,3ha Trong diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ là 5.987,5 ha, rừng sản xuất là3.373,6 ha Rừng sản xuất chủ yếu là tràm, lá Rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là bần,đước…

Rừng ở Sóc Trăng ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn về phòng hộ và bảo

vệ môi trường, là nơi cư trú của các loại động vật hoang dã và thủy sản như: các loạichim, rùa, rắn, cá sấu, chồn, cáo, các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò…

Tài nguyên sinh vật nông nghiệp: Rất đa dạng với rất nhiều chủng loại, trong

đó các tài nguyên cây trồng, vật nuôi được người dân đưa vào sản xuất lâu đời như:Lúa, hành tím, rau màu, cây ăn trái, các loại vật nuôi trâu, bò, heo, gia cầm v.v

Như vậy, các tài nguyên đã được đưa vào khai thác lớn nhất là lúa gạo và tômnước lợ, đã đóng góp lớn vào an ninh lương thực, kim ngạch xuất khẩu chung của cảnước, trong tương lai ngoài lúa gạo và tôm nước lợ, các tài nguyên sinh vật khác cũng

sẽ được đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản xuất nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng đểkhông ngừng nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân trong tỉnh

Tài nguyên biển: Diện tích bãi triều rộng lớn cộng với hệ thống sông ngòi,

kênh rạch ven biển có thể xâm mặn vào sâu trong đất liền hàng chục km tạo điều kiện

có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ với quy mô diện tích 60 - 70 nghìn ha,hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung công nghiệp và bán công nghiệp cógiá trị hàng hoá lớn

Đặc biệt do nằm ở khu vực cửa sông Hậu (cửa Định An và Trần Đề), có lợi thếphát triển cảng biển và dịch vụ vận chuyển - kho bãi đường sông, đường biển Trongthời gian tới sẽ xây dựng cảng tổng hợp ở Đại Ngãi và Trần Đề cùng với cải tạo luồnglạch ra vào có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 DWT, hình thành khu cảng biểnkết hợp với phát triển khu công nghiệp và đô thị quan trọng của tỉnh

Trang 34

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh chủ yếu là cát đen trên sông Hậu

trữ lượng khoảng 87 triệu m3, tập trung ở các huyện Kế Sách, Long Phú, Trần Đề, Cù LaoDung, lượng cát khai thác chủ yếu sử dụng cho san lấp mặt bằng và xây dựng các côngtrình

Ngoài nguồn đất sét, cát, các khoáng sản khác là than bùn ở huyện Mỹ Tú vàtitan ở TX.Vĩnh Châu tuy đã được phát hiện nhưng hiện nay vẫn chưa thăm dò, đánhgiá trữ lượng hiện đang tiến hành khảo sát trữ lượng

Tài nguyên nhân văn: Lịch sử phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền

với lịch sử khai phá và hình thành các cộng đồng dân cư người Việt Trước thế kỷ 17 đồngbằng sông Cửu Long là một vùng đất hoang vu, một số cộng đồng người Việt từ miềnTrung di cư vào khai phá lập nên các thôn, ấp Từ năm 1768 khi Chưởng cơ Nguyễn HữuCảnh lập nên phủ Gia Định, công cuộc khai phá đồng bằng sông Cửu Long được tiến hànhmạnh mẽ và có tổ chức Một bộ phận không nhỏ người Hoa không chịu thuần phục NhàThanh đã tới đây, được phép của nhà Nguyễn định cư và khai khẩn cùng với người Việt lậpnên Trấn Hà Tiên (gồm cả Sóc Trăng) Năm 1708 Mạc Cửu dâng phần đất khai phá củamình cho chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn phong chức Tổng binh Trấn Hà Tiên để tiếptục khai phá vùng Hậu Giang

Người Khmer, cùng với người Việt, người Hoa khai phá đồng bằng sông CửuLong và thường sống tập trung ở các giồng cát, các vùng đất cao thành Phum, Sóc, lànhững bộ phận cư dân chính của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của SócTrăng nói riêng

Trong chiến tranh Sóc Trăng được chính quyền cũ đặt tên là tỉnh Ba Xuyên Sau

1975 Sóc Trăng sát nhập với Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang Năm 1992 tỉnh được táilập với TX Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh (nay là TP Sóc Trăng)

Dân số trung bình của tỉnh năm 2015 là 1.310.703 người, mật độ dân số trungbình là 396 người/km2, với 3 dân tộc chính cùng sinh sống: Kinh, Hoa, Khmer, cácphong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc tạo nên đời sống văn hóa, tinh thầncủa người dân đa dạng Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao động, sứcsáng tạo của con người đã tạo cho Sóc Trăng một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng,

có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng như: Lâm viên Bắc Tà Ky, khu văn hóa

du lịch Bình An, Chùa Khleng, Chùa W.Mahatup (Chùa Dơi), Chùa Bửu Sơn (ChùaĐất Sét), Chùa Sa lôn (Chén Kiểu), Chùa Bốn Mặt Các di tích và danh thắng tiêu biểu

Trang 35

tại Sóc Trăng đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ

và hiện đại, giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây đều gắn liền với các lễ hộidân gian truyền thống như lễ hội Oc-om-boc, hội đua Ghe Ngo, lễ hội Nghinh Ông(Trần Đề) đây là ngày lễ mang đậm tính truyền thống của ngư dân vùng biển

Con người tài hoa, thông minh, cần cù, chăm chỉ, nổi tiếng với truyền thống hiếu khách,cùng với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Vũng Thơm làm bánh Pía, làng làm muối,dệt chiếu ở Vĩnh Châu, nghệ thuật trạm khắc những làng nghề này đã tạo ra những sản phẩmtruyền thống có tiếng trong và ngoài nước Với truyền thống lịch sử lâu đời, người dân nơi đây đãtạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc[17, tr.20]

2.1.2 Về kinh tế - chính trị

Tiềm năng kinh tế của Sóc Trăng khá phong phú và đa dạng, nông nghiệp hiệnđang là thế mạnh hàng đầu và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, tham giađồng thời với cả nước về an ninh lương thực, tích lũy và xuất khẩu Ngoài lúa tỉnh còn

có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác như: thủy sản, mía, trái cây Hiện nay, tỉnhđang đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giaothông thủy bộ, điện, thủy lợi, các công trình văn hóa xã hội, nhằm tạo điều kiện thúcđẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh đó, Sóc Trăng vẫn còn là một tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư hạnchế, hạ tầng kỹ thuật thiếu đã ảnh hướng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh, đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, đòi hỏi những

nỗ lực rất lớn của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, pháttriển tỉnh Sóc Trăng trong thập niên tới

2.1.3 Về văn hóa – xã hội

Với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn

ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hộicủa người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm

Trang 36

Lễ hội: Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng, Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe

Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với

lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Nguyệt (sông Maspero) tại trungtâm thành phố Sóc Trăng Năm 2013 là Festival Đua Ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Longđược tổ chức 2 năm một lần, Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer), Lễ CholChnăm Thmây (Vào năm mới), Thanh minh (của người Kinh và Hoa), Lễ hội thí vàng(tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống, Lễ kỳ yên ở các đìnhchùa Mỗi làng xã người Việt, người Hoa thường có đình chùa và được tổ chức vàokhoảng 3 ngày liên tiếp trong năm tùy đình chùa đó Lễ hội chính là cúng thần và trìnhdiễn cải lương

Di tích: Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa,

Khmer Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét(Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa BốnMặt (chùa Barai), chùa Phật Học, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ,

Y tế: Tình hình y tế tại Tỉnh Sóc Trăng nhìn chung cũng tương đối hầu hết ở

các đơn vị hành chính cấp huyện điều có xây dựng các bệnh viện hay những trung tâm

y tế, trạm y tế, để phục vụ cho cuộc sống của người dân, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Bệnh viện 30/4, Bệnh viện Quân Dân Y Sóc Trăng, Bệnh viện

đa khoa Kế Sách, Bệnh viện đa khoa Long Phú,

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 128 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y

tế Trong đó có 11 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực và 105 trạm y

tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.231 giường, trong đó các bệnh viện có 1.460giường, phòng khám đa khoa khu vực có 190 giường, trạm y tế có 581 giường

Giáo dục:Về qui mô trường lớp, năm học 2016-2017, tỉnh có 577 trường (trong đó

có 555 công lập, 22 ngoài công lập)/ 8.413 nhóm - lớp với 261.718 HS, giảm 7.291 HSphổ thông và tăng 1.029 cháu nhà trẻ, mẫu giáo so với đầu năm học Tỷ lệ giảm HSphổ thông là 3,36%, trong đó bỏ học 3.072 HS (tỷ lệ 1,42%)

Cụ thể, ở bậc Mầm non có 134 trường (121 công lập, 13 ngoài công lập)/1.692nhóm-lớp (119 nhóm trẻ, 1.573 lớp mẫu giáo) với 52.294 trẻ đến trường (Nhà trẻ2.701 cháu; MG 49,592 cháu), tăng 1.029 cháu so với đầu năm Mẫu giáo 5 tuổi là21.827 cháu Nhà trẻ chiếm 8,5%, mẫu giáo 87% trẻ em trong độ tuổi

Trang 37

Ở bậc Tiểu học có 292 trường (286 công lập, 06 ngoài công lập)/4.208 lớp với114.471 học sinh, giảm 1.962 HS so với đầu năm (tỷ lệ 1,68%) Trong đó bỏ học 872

HS (tỷ lệ 0,75%), chuyển trường ra khỏi tỉnh 1.090 học sinh (tỷ lệ 0,94%)

Bậc Trung học cơ sở có 113 trường (111 công lập, 02 ngoài công lập)/1.814 lớp với68.988 HS, giảm 3.852 HS so với đầu năm (tỷ lệ 5,3%) Trong đó bỏ học 1.618 HS (tỷ

lệ 2,22%), chuyển đi nơi khác 1.794 HS (tỷ lệ 2,46%), học nghề 98 HS (tỷ lệ 0,13%),rời khỏi địa phương 342 HS (tỷ lệ 0,47%)

Bậc Trung học phổ thông có 38 trường (37 công lập, 01 ngoài công lập)/699 lớp với25.965 HS, giảm 1.477 HS so với đầu năm (tỷ lệ 5,38%) Trong đó bỏ học 582 HS (tỷ

lệ 2,12%), chuyển đi nơi khác 146 HS (tỷ lệ 2,46%), học nghề 465 HS (tỷ lệ 1,69%),rời khỏi địa phương 284 HS (tỷ lệ 1,03%)

Huy động học sinh trong độ tuổi đến cuối năm học 2016-2017 của Nhà trẻ thựchiện được 8,5% (KH giao 7,06%), đạt 120,4 % chỉ tiêu; Mẫu giáo được 87% (KH giao79,09%), đạt 110 % chỉ tiêu, trong đó MG 5 tuổi thực hiện 99,2% (KH giao 99%), đạt100,2% chỉ tiêu; Tiểu học được 99,50%, đạt 100% chỉ tiêu; Trung học cơ sở được93,45%, đạt 99,4 % chỉ tiêu; Trung học phổ thông được 49,93%, đạt 92,46 % chỉ tiêu.Hiện nay, toàn tỉnh có 223/556 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 40,1% Trong

đó, Mầm non có 44 trường; Tiểu học có 111 trường; THCS có 63 trường; THPT có 05trường Để đạt được chỉ tiêu của tỉnh giao năm 2017 là 43% thì từ nay đến cuối năm,ngành giáo dục phải nổ lực phấn đấu công nhận thêm 16 trường[16]

Giao thông:Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương và

phát triển kinh tế, xã hội Toàn tỉnh có 72 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn là Định

An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rấtthuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộvà phát triển kinh tế du lịch trên địabàn tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệthống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700 km Các tuyến đườnggiao thông huyết mạch trong tỉnh gồm có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam SôngHậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp Mạng lưới đường ô tô khá dài chiếm khoảng

129 km

Toàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt, trong đó các tuyến gồm:

1. Tuyến 1: Thành phố Sóc Trăng - Thạnh Trị - Ngã Năm

2. Tuyến 2: Thành phố Sóc Trăng - Châu Thành - Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)

3. Tuyến 3: Thành phố Sóc Trăng - Long Phú - Đại Ngãi

4. Tuyến 4: Thành phố Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề)

Trang 38

5. Tuyến 5: Thành phố Sóc Trăng - Kế Sách.

6. Tuyến 6: Thành phố Sóc Trăng - Mỹ Tú

7. Tuyến 7: Thành phố Sóc Trăng - Vĩnh Châu

8. Tuyến 8: Thành phố Sóc Trăng - Đại Ngãi - An Lạc Thôn

Được đầu tư nâng cấp tương đối đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh, là tiền đề hếtsức quan trọng làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh Hiệnnay mạng lưới giao thông thủy bộ toàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp như sau:

Mạng lưới giao thông đường bộ: Tổng chiều dài 4.028,8 km, trong đó:

Quốc lộ : 04 tuyến, tổng chiều dài 239,4 km, đường cấp 3 đồng bằng, mặt trải nhựa,rộng 6-12 m, tải trọng H30

Đường tỉnh : 14 tuyến, dài 409,3 km, đường cấp 4,5 đồng bằng, mặt trải nhựa, rộng

Với mạng lưới cầu đường bộ như trên, đến năm 2008 về cơ bản đã giải quyếtđược việc đi lại quanh năm giữa tỉnh đến huyện, xã bằng nhiều loại phương tiện giaothông đường bộ Hạn chế tồn tại là mặt đường hẹp, tải trọng cầu, đường thấp, chấtlượng đường còn yếu;

Mạng lưới giao thông đường thuỷ hiện có 659 km đường, có thể đáp ứngphương tiện trọng tải 100 tấn trở lên, bao gồm :

Tuyến giao thông do TW quản lý : 03 tuyến, dài 136 km

Tuyến giao thông thuỷ nội vùng do tỉnh quản lý : dài 523 km, mặt sông rộng

20 - 50 m, sâu 3 - 5 m, tải trọng tối đa 100 - 200 tấn/1 phương tiện

Như vậy, đường thủy Sóc Trăng có vị trí hết sức quan trọng: từ Sóc Trăng ngườidân có thể di chuyển bằng đường thủy đến tất cả các tỉnh ĐBSCL, sang

Campuchia, Lào, và xuôi dòng Mê Công ra biển Đông đi ra thế giới Tuy nhiên vấn

đề nạo vét, cải tạo lòng sông còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động đườngsông của tỉnh

Trang 39

Mạng lưới giao thông thuỷ nội vùng bao gồm hàng ngàn kinh rạch chằng chịtvừa phục vụ giao thông vừa lấy nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản.

Hệ thống điện: Nguồn điện ở Sóc Trăng được cấp từ lưới truyền tải điện Quốc

gia qua các trạm biến áp 110/22 KV tại TP Sóc Trăng, Đại Ngãi, Trần Đề và TP BạcLiêu, ngoài ra còn được cấp 1 phần từ trạm biến áp Vị Thanh (Hậu Giang) Từ lướiđiện cao áp, lưới phân phối điện trung thế (22 KV) đã phủ khắp địa bàn 105 xã,phường toàn tỉnh với tổng chiều dài 2.046 km, trong đó đường dây 3 pha 914 km,đường dây 1 pha 1.132 km Lưới hạ thế 0,4 KV với tổng chiều dài 2.730 km, gồm 3pha 220/380 v và 1 pha 220 V Bán kính phục vụ của đường dây hạ thế là 600-800 mđối với thành thị và 800-1200 m đối với nông thôn

Đến năm 2008 có 100% số xã phường có điện, 85% hộ gia đình sử dụng điện

Cơ cấu sử dụng điện cho tiêu dùng dân cư là 69%, công nghiệp xây dựng là 23%,thương nghiệp - dịch vụ là 2%, nông - lâm - ngư nghiệp 3%, hoạt động khác 3% Nhưvậy có thể thấy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp - thủy sản còn rất thấp, chủ yếu dothiếu đường dây hạ thế 0,4 KV

Mạng lưới bưu điện: được đầu tư đáng kể từ khi tái lập tỉnh, đến năm 2010 có 1 bưu

cục trung tâm và 10 bưu cục ở các huyện, 35 khu vực và 58 bưu điện văn hóa xã, tổng

số máy điện thoại : 567,6 nghìn máy, trong đó máy cố định 180,2 nghìn máy, di động387,4 nghìn máy, bình quân 16.1 máy /100 dân sử dụng điện thoại cố định, số thuê baointernet 20620 Đến năm 2008 mạng lưới viễn thông đã được số hóa 100%, sử dụng kỹthuật hiện đại, các máy truyền dẫn vi ba, cáp quang, mạng dịch vụ viễn thông, đã giúpcho hoạt động thông tin liên lạc trở nên hết sức thuận lợi

Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư, nâng cấp 07 dự án Thủy

lợi lớn là: DA Kế Sách, Long Phú - Tiếp Nhật, Ba Rinh - Tà Liêm, Quản Lộ - PhụngHiệp, Thạnh Mỹ, Ven Biển Đông, Cù lao sông Hậu Tổng số công trình các loại gồm :

Đê ngăn mặn, triều dâng cấp I (B> 4 m) : 383 km

Cống ngăn mặn và điều tiết nước : 1.029 cống ( TĐ: >2m : 75 cống)

Kinh cấp I (B> 17 m) 1.131 km

Kinh cấp II (B>10 m) 4.699 km

Kinh nội đồng (B>3 m) 3.789 km, mật độ 17m/ha

Trạm bơm cố định 02 trạm chủ yếu phục vụ phòng chống cháy rừng

Máy bơm rời trong dân hiện có 73.190 máy các loại công suất 4 - 12 CV, bình quân 2

hộ có 1 máy

Với mức đầu tư từ nguồn Ngân sách hàng năm của TW và Địa phương, bình

Trang 40

quân 100 tỷ đồng/năm, đến cuối năm 2010 hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầungăn mặn cho vùng ngọt, phòng chống triều cường các huyện vùng ven biển, điều tiếtnước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần cải tạo môi trường,phát triển giao thông thủy bộ, phục vụ các ngành kinh tế-xã hội khác Hạn chế còn tồntại là chưa có khả năng chủ động nguồn nước theo nhu cầu phát triển cây trồng, vậtnuôi.

Thị trường

Trong lĩnh vực nông nghiệp thị trường có vai trò quan trọng trong việc xác định cácvùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của từng loại đất Với địa thếkhá thuận lợi cùng với hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng tạo điều kiện phát triểnkinh tế liên vùng đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả thị trường nướcngoài như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…Với nhu cầu của thị trườngtrong nước gồm: lúa đặc sản, ngô, đậu, rau, cây ăn quả, rau các loại, bò, lợn, gia cầm,

…và thị trường nước ngoài gồm: lúa, gạo, thủy hải sản… đã thúc đẩy việc quy hoạchphát triển các vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầucủa thị trường

Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển nôngnghiệp ổn định Song, thị trường trong tỉnh, trong nước và nước ngoài không ổn

định, giá cả hàng hóa bấp bênh gây thiệt hại cho người nông dân Do đó, nhà nước cần

có những biện pháp điều tiết giá cả hợp lí để bảo vệ quyền lợi cho người dân

Tóm lại, thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất và phân bố nôngnghiệp ngược lại nông nghiệp muốn phát triển thì phải vận động theo quy luật của thịtrường, đáp ứng yêu cầu của thị trường

Vốn

- Giai đoạn 2000 – 2005:

Tổng vốn đầu tư 5 năm cho thuỷ lợi, nông - lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là:1.003,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách: 993,3 tỷ đồng, huy động nhân dân: 10,2 tỷđồng Chia ra:

Công trình do Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ quản đầu tư : 300,3 tỷ;

Công trình do tỉnh chủ quản đầu tư: 547,9 tỷ;

Công trình do huyện chủ quản đầu tư: 155,3 tỷ ( trong đó vốn ngân sách: 145,1

tỷ, vốn dân: 10,2 tỷ);

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w