Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án cho thấy việc điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học của những thành tựu cũng như tồn tại
Trang 1
LUẬN VĂN:
Phát triển kinh tế nông nghiệp
ở tỉnh Kiên Giang
Trang 2
mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc
tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo đà phát triển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế Nhưng hiện nay lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển chậm hơn một
số tỉnh thành trong cả nước Theo xu hướng phát triển chung việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang có những vấn đề cần quan tâm là:
- Diện tích hoang hóa vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa còn thống trị, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng thử nhưng chưa phát triển được Người nông dân còn cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình thủy sản- rừng, song mô hình nào tối
ưu vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng
Việc sử dụng đất dưới dạng đa canh hóa vẫn còn khó khăn, do quy trình sản xuất
và tiêu thụ chưa khép kín
Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã biết tận dụng nguồn nước mưa Xem
đó là một quỹ nước có ý nghĩa chiến lược nhất là đối với vùng ven biển bị xâm nhập mặn như Kiên Giang Tuy vậy vấn đề thiếu nước ngọt vẫn chưa được giải quyết ở đây Hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp
- Đời sống nhân dân vùng nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp
- Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là nguồn cá đồng và rừng tràm Diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
Trang 3Những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, xã hội và những hạn chế do con người tác động vào thiên nhiên không đúng quy luật đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là khu vực nông nghiệp
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án cho thấy việc điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học của những thành tựu cũng như tồn tại trong khai thác, sản xuất nông nghiệp, tài nguyên, môi trường của tỉnh Kiên Giang là rất cần thiết, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, để định hướng quy hoạch và phát triển vùng nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững
Đồng thời, phát triển kinh tế nông nghiệp là nhằm ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, khắc phục sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phát triển rất nhanh, nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế ở thành thị thì sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn diễn ra rất nhanh, khoảng cách
về mức sống ngày càng lớn, tạo ra sự bất ổn cả về kinh tế lẫn xã hội
Kinh tế nông nghiệp là một lãnh vực sản xuất ra những sản phẩm tất yếu cho xã hội, mà khu vực thành thị không thay thế được, chẳng hạn như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp
Phát triển kinh tế nông nghiệp là cần thiết vì nó là nơi vừa cung cấp nguyên liệu, vừa là thị trường cho phát triển công nghiệp thành thị
Phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, hạn chế làn sóng di dân ra các đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu, là một chiến lược lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tốt Nghị quyết 06/NQ-TW của
Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Kiên Giang" làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 4Thời gian qua, kể từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp với những mức độ khác nhau đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như:
- Nguyễn Đình: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
- Hồng Vinh (chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
- Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội, 1999
- Hội thảo quốc gia: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Hà Nội từ ngày 16-1-2000 đến ngày 18-1-2000
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài luận văn
Điều tra đánh giá tương đối có hệ thống và toàn diện những thành tựu và những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên môi trường,đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp ở tỉnh
Bổ sung và hoàn chỉnh các luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp ổn định trong thời gian tới ở Kiên Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, các lĩnh vực khác chỉ đề cập đến chừng mực nhất định để làm rõ thêm lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp
Trang 5Mốc thời gian nghiên cứu chủ yếu kể từ khi đổi mới đến nay và theo suốt quá trình đổi mới đất nước Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Kiên Giang
5 Những đóng góp mới về khoa học
Trên cơ sở vận dụng lý luận chung vào việc phân tích tình hình cụ thể ở một lĩnh vực địa phương, để từ đó nhận định, đánh giá và đề xuất những định hướng, giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
6 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
6.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và những công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài làm cơ sở lý luận, đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một
số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng những phương pháp chung của kinh tế chính trị, phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, để rút ra kết luận
6.3 ý nghĩa của luận văn
Luận văn nhằm đóng góp những cơ sở khoa học về đánh giá tình hình, rút ra nguyên nhân, đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, để hoạch định các chính sách và phương pháp tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này tốt hơn
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Trang 6- Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13-01-1981 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa IV)
về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác định quyền tự chủ về sức lao động của nông dân
- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tháng 4 năm 1988 với nội dung chủ yếu là khoán hộ, đã xác nhận hộ nông dân được quyền tự chủ ruộng đất lâu dài và làm chủ thêm nhiều tư liệu sản xuất chủ yếu khác như: sức kéo và công cụ sản xuất
- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII), ban hành tháng 6 năm 1993 và sau đó là Luật Đất đai ban hành tháng 9/1993 đã chủ trương xây dựng các nông, lâm ngư trại với quy mô thích hợp, tạo thêm cho các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông dân quyền làm chủ đất đai trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước
Chính nhờ những chỉ thị, nghị quyết nêu trên, nông dân gần như đã nhận được toàn bộ quyền tự chủ về sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất nông nghiệp khác Họ phấn khởi thật sự và sản xuất nông nghiệp tăng rõ rệt, đời sống nông dân ngày một cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi
1.1.1 Vậy thế nào là nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp?
- Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong
những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và
Trang 7nguyên liệu cho công nghiệp Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm
Trong nông nghiệp ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu Đặc điểm của ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng ruộng đất đúng đắn, thì độ phì của đất không bị cạn kiệt, mà tăng lên Đặc trưng cho nông nghiệp là tính chất thời vụ của những công việc quan trọng nhất về sản xuất, sản phẩm, là sự tách rời khá lớn giữa thời gian sản xuất và thời kỳ làm việc do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tạo nên
Nông nghiệp truyền thống Việt Nam là một nền nông nghiệp thâm canh lúa nước
và trồng màu, nay đã phân chia thành nhiều ngành sản xuất Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng: sản xuất nông nghiệp trở nên phong phú và đa dạng, phát huy được tiềm năng của các vùng
tự nhiên đồng bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và giống cây lương thực) và vật nuôi được cải biến; hệ thống thủy lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu được cung cấp tương đối đầy đủ Sản lượng và năng suất trồng trọt và chăn nuôi đều tăng
rõ rệt
- Khái niệm kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của
quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp,
áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất
Kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế của sản xuất nông nghiệp: mối quan hệ giữa người và người, tác động và sự vận dụng cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông nghiệp
Trang 8Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp: Nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi ở luận văn này nông nghiệp được nghiên cứu theo nghĩa rộng của nó
1.1.2 Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế
+ Kinh tế học Mác-Lênin
- Học thuyết kinh tế của Các Mác
Các Mác là người kế thừa có chọn lọc những tư tưởng khoa học của các nhà kinh tế trước đó người đứng gần Mác nhất là Adam - Smít
và Ricácđô
- Trong quá trình phân tích Mác đã chỉ ra việc chuyển xã hội từ nền kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa là một tất yếu Kinh tế hàng hóa
là nền kinh tế từ chậm phát triển sang phát triển
- Nền kinh tế sinh tồn, tự cấp tự túc đó chính là nền kinh tế mà nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, vậy để phát triển phải làm chuyển động ngành này
- Trong các lý thuyết của Mác, học thuyết về phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành kinh tế quốc dân có nói tới khía cạnh nông nghiệp là một ngành sản
xuất Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm "cơ sở chung của mọi nền sản xuất
hàng hóa"
Có ba loại phân công:
+ Phân công lao động chung thành những ngành lớn
+ Phân công lao động đặc thù (loại và thứ)
+ Phân công lao động cá biệt trong xưởng thợ
Và cơ sở của mọi sự phân công đó là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau và giữa thành thị với nông thôn Những sự tách rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có
Trang 9sự nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nông nghiệp phải đạt tới một sự phát triển nhất định
- Trong học thuyết về địa tô, Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nông nghiệp trong những điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và chất lượng của đất đai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất Và việc đầu tư tư bản vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật, thâm canh
Lý luận về địa tô của Mác là một chỉ dẫn về một nền nông nghiệp phát triển không chỉ tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao Tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hàng hóa đạt đến nền nông nghiệp của kinh tế thị trường
- Học thuyết kinh tế của V.I.Lênin
Lênin là người kế thừa học thuyết Mác và phát triển trong điều kiện lịch sử mới
- Trong tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga" phân tích sự giải thể của
công xã nông thôn dẫn đến một sự phân hóa và phân tầng xã hội của nông thôn, tới sự
mở rộng sản xuất hàng hóa và do đó tới chủ nghĩa tư bản
Tư tưởng cơ bản của Lênin ở đây là nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự giải thể nền sản xuất truyền thống và sản xuất hàng hóa là con đường dẫn đến phát triển Ông còn nhấn mạnh đến sự xuất hiện một thứ chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp tức là phát triển một nền nông nghiệp thương phẩm
- Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đất nước Xô viết bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội Nhưng nội chiến lại xảy ra Chính sách "Cộng sản thời chiến" được thực thi trong thời gian này, đặc điểm nổi bật là dùng chính sách "trưng thu lương thực"
Nội chiến kết thúc nước Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đặc biệt là ngành nông nghiệp bị giảm sút rất nhiều so với trước chiến tranh Là người rất nhạy cảm về chính trị và kinh tế, đã sớm nhận ra sự suy sụp không tránh khỏi của nền
kinh tế nếu cứ duy trì "chính sách cộng sản thời chiến" Mùa xuân 1921 Người đã đề ra
"chính sách kinh tế mới" hay mô hình NEP như một chiến lược quá độ dần dần sang chủ
nghĩa xã hội
Trang 10+ Về tư tưởng: Nhanh chóng khắc phục sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của nước Nga lúc này Khơi dậy tính năng động trong nông nghiệp và nông dân sau đó đến tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác qua động lực lợi ích kinh tế, chuyển chế
độ trưng thu lương thực sang chế độ thuế lương thực
- Coi thương nghiệp là "mắt xích đặc biệt" để phục vụ thực hiện những nhiệm vụ
phát triển nông nghiệp, liên kết công - nông nghiệp
- Thực hiện hạch toán kinh tế Hướng hoạt động tài chính tín dụng vào việc khôi phục phát triển nông nghiệp
- Sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần thực hiện rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước
Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp: theo nguyên tắc tự nguyện, tiến hành từ thấp đến cao và quản lý dân chủ
Tóm lại: Chiến lược quá độ dần sang chủ nghĩa xã hội trong NEP chính là "bắt đầu từ nông dân", đây là đột phá khẩu để khôi phục và thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong
nông nghiệp phát triển Một tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự đứng vững của
chính quyền Xô viết
- Kinh tế học hiện đại
Kinh tế học hiện đại là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay, gồm nhiều nhà kinh tế học ở các nước tư bản phát triển Lý thuyết kinh tế của họ giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thị trường hiện đại Đặc trưng của kinh tế học hiện đại là
dùng phương pháp toán học để mô tả và tham gia điều hành nền kinh tế Lý thuyết "bàn
tay vô hình" của A.Smith là nguyên lý chi phối trong các nền kinh tế hoạt động theo cơ
Trang 11chế thị trường Khi trình độ xã hội hóa cao của sản xuất làm cho nền kinh tế thị trường có
nguy cơ thất bại, thuyết "bàn tay hữu hình" của Keynes ra đời nhằm cứu nguy cho chủ
nghĩa tư bản Sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cho phép kiểm soát được chu kỳ kinh tế và làm cho nền kinh tế tăng trưởng Sau một thời gian áp dụng rộng rãi học thuyết của Keynes, những nhược điểm của học thuyết bộc lộ ra, đó là sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế Những biện pháp can thiệp của Nhà nước làm cho cơ chế linh hoạt vốn có của thị trường bị sơ cứng Sự phục hồi của trường phái tự do kinh doanh, trường phái thể chế đã phê phán mạnh mẽ lý thuyết của Keynes và giúp cho chủ nghĩa tư bản thích ứng với bước phát triển mới của nó ở đây chúng ta lưu ý tới trường phái thể chế mới vì đối tượng nghiên cứu của nó khác hẳn các trường phái lý thuyết kinh tế tư bản
khác Trường phái này đưa yếu tố "thể chế ", yếu tố "kết cấu" vào trong quá trình phân
tích xã hội tư bản Trường phái này cho rằng hệ thống kinh tế chỉ là một bộ phận của tổng hợp nhiều thể chế trong nền văn hóa của con người, do đó nghiên cứu giải quyết vấn đề phát triển phải nghiên cứu cả tổng thể thể chế xã hội Vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế là kế hoạch hóa, kiểm soát nền kinh tế bằng các chính sách để khắc phục những khuyết tật của thị trường
Như vậy kinh tế học hiện đại không trực tiếp đề cập tới vấn đề nông nghiệp trong phát triển kinh tế nhưng trong các luận điểm của nó đã chỉ ra cách thức để phát triển đó là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở một mức độ nhất định Việc chuyển sang kinh tế thị trường ở những nước kinh tế kém phát triển, trong đó nông nghiệp là nền tảng thì vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng Những thay đổi thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp là hết sức cần thiết để gạt bỏ những vật cản bám rễ sâu trong các xã hội này Thực tiễn lịch sử cho thấy những bài học thành công trong việc chuyển nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển trở thành các nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa chính là từ những bước khởi đầu của sự thay đổi chính sách đối với nông nghiệp
Tóm lại: Trên đây là những tư tưởng cơ bản của các lý thuyết kinh tế Các lý
thuyết kinh tế kể trên có những quan điểm khác nhau về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế:
Trang 12- Hầu hết các quan điểm đều cho rằng kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, do đó muốn phát triển kinh tế xã hội cần phải chú ý tới phát triển kinh tế nông nghiệp
Trong số những lý thuyết đó còn có thuyết phân tích sâu hơn: cách làm thế nào
để kinh tế nông nghiệp phát triển và đi từ đâu
Ngoài ra những lý thuyết không trực tiếp đề cập tới vấn đề kinh tế nông nghiệp, nhưng từ những quan điểm của các lý thuyết này đã đưa ra những gợi ý cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, chẳng hạn:
- Lưu ý tới các "cực tăng trưởng" trong nông nghiệp
- Chú ý tới lợi thế so sánh của nông nghiệp trong trao đổi quốc tế tức chú ý tới những nông sản xuất khẩu đem lại ngoại tệ
- Lưu ý tới sự thay đổi cơ chế, tác động của nó tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
Việc chắt lọc những ý tưởng trong các lý thuyết kinh tế trên là hết sức cần thiết
để hiểu biết và vận dụng vào quá trình đổi mới kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1.1.3 Kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nước trên thế giới
Nước ta phát triển kinh tế xã hội có những điều kiện bên ngoài và bên trong khác với các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa Tuy vậy, nghiên cứu những bài học lịch sử, nhất là về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn lại trở nên cần thiết cho sự sáng tạo của nước ta, tránh được những giáo điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn
Trong vấn đề này, chúng tôi chú ý đến bài học phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của các nước quanh ta và cả những bài học ở những nước xã hội chủ nghĩa trước đây
+ Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp nông thôn ở các nước châu á
Trang 13* Kinh nghiệm Hàn Quốc
Nước này mở đầu công nghiệp hóa vào cuối thập kỷ 50, đầu thập
kỷ 60 đã hoàn thành công nghiệp hóa khoảng 30 năm Bài học tổng quát của Hàn Quốc
về chính sách nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hóa là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ở nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp
- Lần thứ nhất, với chính sách "hy sinh" nông nghiệp (kèm giá nông sản thấp hơn
giá thành) để thực hiện công nghiệp hóa, làm cho mức sống nông thôn giảm sút, nên đã gây ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị (khoảng 1,3 triệu người) từ 1955-1960 Bối cảnh đó đã là nhân tố đưa đến cuộc đảo chính quân sự của Pắc Chung Hy (5-1961) Chính quyền mới đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là về tài chính tín dụng, nên đã ổn định nông nghiệp nông thôn và tạo ra thị trường nội địa rộng lớn cho công nghiệp hóa, cải thiện đời sống cho hàng chục triệu nông dân
- Lần thứ hai, khi chuyển hướng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu, chính quyền thực hiện trả lương thấp cho công nhân và trở lại kìm giá nông sản, hạ thấp mức sống của nông dân nông thôn Vì vậy, một làn sóng mới chừng 1,4 triệu
cư dân nông thôn lại đổ ra thành thị, gây nhiều khó khăn cho đô thị Bối cảnh đó đã thúc đẩy một cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng vào tháng 8-1971
Do sức ép bên trong và bên ngoài (quan hệ Nam - Bắc Triều Tiên) Chính phủ
buộc phải trở lại vấn đề nông nghiệp nông thôn với "Chương trình phát triển nông thôn"
gồm bốn nội dung chính:
+ Tăng vốn vay cho nông dân (từ 1,3 tỷ Won năm 1969 lên 78 tỷ Won năm 1974;
+ Mua ngũ cốc với giá cao ở nông thôn và bán giá hạ cho thành thị;
+ Thay giống lúa cũ bằng giống lúa mới năng suất cao;
+ Khuyến khích xây dựng hợp tác xã sản xuất và đội lao động sửa chữa đường
xá, cầu cống, nhà ở
Trang 14Chính sách này có những kết quả tích cực, nhưng sau đó đã bộc lộ nhược điểm trợ giá mua lúa gạo cao đã gây ra thâm hụt ngân sách lớn, xây dựng hợp tác xã và đội lao động theo mệnh lệnh hành chính khiến nông dân bất mãn Đó là bối cảnh gây ra tình hình chính trị - xã hội căng thẳng, đưa đến cuộc đảo chính quân sự của Chun Đô Hoan vào 12-
1979 Tiếp đó, chịu sức ép của chính sách ngoại thương với Mỹ, đã làm cho nông nghiệp Hàn Quốc đình đốn Từ năm 1975-1985 bình quân thu nhập của một hộ nông dân tăng 6,6 lần, trong khi số nợ mà họ đi vay tăng 63 lần
- Tình hình chính trị căng thẳng đã buộc Chính phủ phải đưa ra "kế hoạch tổng
thể về phát triển nông nghiệp nông thôn" tháng 4-1989 và đề ra "Mười năm cải tiến cơ cấu nông thôn" nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, đào tạo lại nguồn nhân lực ở nông
thôn, mở rộng quy mô các nông trại, nâng cao đời sống dân cư nông thôn lên ngang với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở đô thị
* Kinh nghiệm Thái lan
Nhìn lại quá trình cải cách, công nghiệp hóa của Thái Lan mấy thập kỷ qua, có thể rút ra mấy vấn đề:
- Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất châu á, nhưng phần lớn nông dân nhiều thời kỳ lâm vào thiếu đói, vì 85% số hộ nông dân không có ruộng đất, chịu lĩnh canh và làm thuê Giai cấp địa chủ chống lại chính sách hạn chế tập trung ruộng đất của Chính phủ
- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đã tập trung 95% nguồn vốn Nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp, nên coi nhẹ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và bảo vệ tài nguyên
- Tập trung xây dựng công nghiệp ở một số đô thị (80% cơ sở công nghiệp ở Băng Cốc và phụ cận) đã phá hủy sự cân bằng về bố trí không gian lãnh thổ, đưa đến mở rộng sự ngăn cách về trình độ phát triển giữa các vùng, nhất là đô thị với nông thôn Phần lớn nông dân bị bần cùng hóa, đưa đến phong trào đấu tranh của nông dân
- Tình hình trên là một trong những nhân tố dẫn tới khủng hoảng chính trị - xã hội (5 Chính phủ thay nhau trong vòng 1973-1980) Về sau, nhờ đề xuất của một nhóm
nhà khoa học xã hội hàng đầu, Chính phủ đề ra chiến lược mới "Chiến lược phát triển có
Trang 15lựa chọn", đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo tiền đề vững chắc
cho công nghiệp hóa, trong đó khâu then chốt là phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như sợi dây liên kết công nghiệp với nông nghiệp, nhờ đó đã lấy lại thế cân bằng trong phát triển kinh tế trong thập kỷ 80
Như vậy bài học của Thái Lan cũng xoay quanh mối quan hệ nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với đô thị Mối quan hệ này giải quyết như thế nào tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền Do đó, vấn đề hệ thống chính trị phải trở thành nhân tố bên trong của
sự phát triển, chứ không phải là nhân tố bên trên, bên ngoài
* Kinh nghiệm Đài Loan
Do địa vị chính trị đặt ra, đòi hỏi chính quyền Đài Loan tìm ra chính sách kinh tế
- xã hội phù hợp để tồn tại Sức ép đó có lẽ là động lực quan trọng để Đài Loan trở thành
mô hình giải quyết quan hệ giữa công nghiệp hóa với nông nghiệp - nông thôn thành công hơn cả trong số những nước công nghiệp mới Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Đài Loan đã từ một vùng nông nghiệp kém phát triển trở thành một trong mấy "con rồng" châu á Từ năm 1952-1990, sản lượng nông nghiệp tăng 4,5 lần, về giá trị tăng từ 700 triệu USD lên
12 tỷ USD, riêng nông sản xuất khẩu tăng từ 114 triệu USD lên hơn 4 tỷ USD
- Đem lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ Đến năm 1991, tổng số trang trại lên đến 823.256 với quy mô trung bình là 1,08 ha
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn Nhờ đó nông dân có tích lũy để thực hiện nền nông nghiệp đa canh, đồng thời mấy chục vạn lao động nông nghiệp đã làm ngành nghề khác Nhờ cơ sở nông nghiệp nông thôn phát triển đã tạo môi trường vì điều kiện cho sản lượng công nghiệp tăng 50 lần từ 1952-1990
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội để phát triển nông nghiệp nông thôn Nhờ đó kinh tế thị trường nông thôn rộng khắp, điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn khác trước, giáo dục bắt buộc từ 6-9 năm, tỷ lệ tăng dân số giảm dần (từ 3,2% năm 1962 xuống 1,5% năm 1985)
Trang 16- Chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị Tính đến đầu thập kỷ 80, Đài Loan chỉ có 17,7% cơ
sở công nghiệp đặt ở 5 thành phố lớn (trái lại, ở Thái Lan trên 80% cơ sở công nghiệp tập trung ở Băng Cốc ), 42% đặt ở vùng phụ cận, 32% đặt ở nông thôn Đó là một không gian hợp lý của công nghiệp hóa Nhờ đó, mức thu nhập không chênh lệch lớn: 20% dân
số giàu nhất, dân số nghèo nhất thì năm 1950 là 15/1 đã giảm xuống 4/1 vào những năm
1990
- Phát triển cách sử dụng ruộng đất phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp từng bước Công nghiệp hóa nông nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô sản xuất để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không đụng chạm đến quyền sở hữu ruộng đất trang trại, nhưng chuyển quyền sử dụng cho người khác mở rộng quy mô canh tác Phương thức này
vốn là sáng kiến của nông dân, sau được thể chế hóa trong "Luật phát triển nông nghiệp"
(1983)
Để mở rộng quy mô sản xuất, ngoài phương thức ủy thác, nông dân còn áp dụng hình thức làm chung các công việc như làm đất, thu hoạch, mua bán giữa các hộ, hình thức tổ chức dịch vụ, hội khuyến nông trở thành phổ biến Một số nơi đã tổ chức hợp tác
xã sản xuất thử nghiệm, nhưng không được nông dân hưởng ứng
* Ngoài kinh nghiệm các nước nói trên, trong định hướng chính sách nông nghiệp của các nước châu á đang phát triển cũng cho thấy mấy hướng đi
- Coi trọng phát triển nông nghiệp như một bảo đảm cho ổn định kinh tế xã hội
Từ đó có giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm tiết kiệm ngoại tệ vì bảo đảm được nông phẩm, vừa gia tăng nguồn thu ngoại
tệ vì có xuất khẩu Hơn nữa, phát triển nông nghiệp toàn diện thì mới bảo đảm ổn định kinh
tế xã hội nông thôn
- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm cải thiện cơ cấu và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Từ đó đòi hỏi hiện đại hóa nông nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo ba hướng: Phát triển hoạt động đối ngoại nhằm khơi thông và mở rộng thị trường, sử dụng mềm dẻo hàng rào thuế quan; Hỗ
Trang 17trợ ổn định giá nông sản, nhất là mặt hàng chiến lược, đồng thời khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn và có lợi; Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu khoa học
và đào tạo nhân lực, đồng thời cấp phát tín dụng cho nông dân vay
* Bài học về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các nước XHCN trước đây
Nét nổi bật và phổ biến trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các nước này là đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa dưới dạng các hình thức nông trang, nông trường, hợp tác xã hay công xã nhân dân tùy theo mỗi nước
Mục đích giống nhau của các hình thức ấy là xóa bỏ mọi hình thức bóc lột trong nông nghiệp nông thôn và ngăn chặn sản sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa Từ mục đích
ấy để giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất trong nông thôn: Chuyển từ sở hữu cá thể và tư nhân hoàn toàn sang sở hữu tập thể ruộng đất và công cụ sản xuất; thực hiện chủ nghĩa bình quân trong phân phối nhằm ngăn chặn phân hóa giàu nghèo; áp dụng thể chế quản lý
do trên quyết định
Về mặt xã hội: vai trò nhà nước có ý nghĩa quyết định về mặt giáo dục, y tế, công việc làm, nhà ở Nhờ đó tỷ lệ người biết chữ trong nông thôn gần như đạt 100%, số người được học lên các cấp, kể cả đại học ngày càng nhiều Sức khỏe được chăm sóc, hầu hết miễn phí Nhìn chung, nông thôn không có tình trạng đói nghèo, nhưng cũng không có người giàu Đời sống nông thôn ổn định, chầm chậm trôi đi, lặp đi lặp lại những kinh nghiệm đã biết
Sai lầm cơ bản trong chính sách này là ở: Thay đổi quan hệ sản xuất nhưng không dựa trên sự liên tục giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất Hình thức quan hệ sản xuất ấy đến lúc không phù hợp, đã trở thành cản trở nông nghiệp nông thôn phát triển, mặc dù có một số nước đã công nghiệp hóa nông nghiệp
- Giải quyết vấn đề xã hội đã kéo dài đến mức không gắn liền với phát triển kinh
tế Vì vậy cơ cấu xã hội dân cư đến lúc không gắn với kết quả của chuyển dịch cơ cấu và phân công lao động trong kinh tế thị trường
- Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hầu như chỉ là công việc của nhà nước chứ không còn là sự nghiệp của nhân dân Vì thế mặc dù có lúc được phúc lợi bao cấp
Trang 18tốt, học hành nhiều, nhưng mức sống lại thấp Chế độ bao cấp kinh tế và giáo dục tư tưởng đã tạo ra tính thụ động theo kế hoạch có sẵn, và tâm lý chịu ổn bề trên
- Không hình thành được động lực cho dân trong sự nghiệp phát triển nông thôn, người dân không thể làm chủ nông thôn như mục tiêu đã định Vì thế trong hệ thống quản
lý nông nghiệp nông thôn sản sinh trì trệ, tham nhũng, lộng quyền và thoái hóa
Như vậy, chính sách kinh tế nông nghiệp nông thôn ấy là xa rời cả về lý luận và thực tiễn, nên không đạt được mục tiêu kinh tế và cả mục tiêu xã hội
1.2 Vai trò kinh tế nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế nói chung và ở tỉnh Kiên Giang
Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội; nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu và là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực - thực phẩm Do những đặc điểm nổi bật đó, kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời bản thân nó chịu ảnh hưởng to lớn của quá trình phát triển
Nông nghiệp là thị trường hết sức quan trọng đối với cả tư liệu tiêu dùng Với 78,5% dân số (hơn 50 triệu người) sống ở nông thôn, khu vực này là thị trường có nhiều tiềm năng Song điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu nhập của Nhà nước Một chính sách thu nhập không đúng đắn, bất lợi cho nông nghiệp, thu hẹp lợi nhuận của nông dân, tất yếu sẽ làm giảm quy mô tích lũy và tiêu dùng ở khu vực nông thôn sẽ dẫn tới một kết quả là thu hẹp khu vực công nghiệp và dịch vụ
- Hệ sinh thái của nước ta phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp Trong sản xuất, nông nghiệp sử dụng một khối lượng hóa chất lớn gồm hàng triệu tấn phân bón, hàng chục nghìn tấn thuốc trừ sâu, diệt cỏ Hoạt động kinh tế nông nghiệp gần như trải rộng trên hầu hết lãnh thổ, tác động mạnh mẽ tới sự hình thành hệ sinh thái từ nguồn nước, không khí, thảm thực vật tới đất đai Vì vậy, giải quyết vấn đề sinh thái phải gắn liền với chính sách phát triển nông nghiệp
- ổn định chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển Song, bản thân vấn đề này lại phụ thuộc vào những yếu tố khác, trong đó có vấn đề nông
Trang 19nghiệp Là ngành kinh tế duy nhất cung cấp lương thực - thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất và lớn nhất của tiêu dùng xã hội, nông nghiệp tác động trực tiếp tới trạng thái chính trị - xã hội Mặt khác, nó là khu vực kinh tế cung cấp 50% toàn bộ thu nhập quốc dân, và thu nhập của 80% dân số nước ta phụ thuộc vào nông nghiệp Chính vì vậy, sự thịnh, suy của kinh tế nông nghiệp tác động mạnh mẽ tới tâm trạng chính trị của đa số dân cư
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để nó có thể cung cấp lương thực - thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân cư, đồng thời có sản phẩm thặng dư xuất khẩu là một giải pháp có
ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội Thực tế ở nước ta và các nước khác nông nghiệp đều là cơ sở kinh tế cho sự ổn định xã hội - tiền đề quan trọng của sự phát triển và là bước đi ban đầu cho mọi sự phát triển
Về vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng khẳng định: "Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội" Song, phải thấy rằng, đề cao tuyệt đối nông nghiệp cũng sai lầm như coi nhẹ nông nghiệp và đều làm suy yếu nền kinh tế quốc dân Công nghiệp và dịch vụ mới có thể tạo nên sự phát triển mạnh và mức tăng trưởng cao Điều cần khẳng định ở đây là, trong tình trạng lạc hậu hiện nay của nước ta, phải biết dựa vào nông nghiệp để xác lập những điều kiện ban đầu cho sự phát triển Về tầm cỡ quốc gia, theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn công nghiệp hóa nhanh và phát triển kinh tế thành công, trước hết phải có nền nông nghiệp mạnh mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo sự phát triển công bằng xã hội, giải quyết vấn đề về nghèo đói, di cư và nhiều vấn đề khác Đối với tỉnh Kiên Giang, kinh tế nông nghiệp phát triển có tác động trên nhiều mặt:
Một là, kinh tế nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang với diện tích 6.224,5km2, trong đó trên 98% diện tích thuộc khu vực nông nghiệp Hiện nay có 80% dân số và 79,8% lao động sống ở vùng nông nghiệp với sản xuất chính là nông - lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra khu vực
Trang 20này cũng có điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghiệp chế biến và dịch vụ Nông nghiệp Kiên Giang đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong những năm qua, GDP từ khu vực nông nghiệp chiếm 70% trong GDP của tỉnh, hàng năm đã sản xuất từ 1,5 - 2 triệu tấn lúa, 25.000 - 30.000 tấn thịt, trên 200.000 tấn tôm cá các loại trong giai đoạn tới tỷ trọng GDP từ khu vực nông nghiệp sẽ giảm dần còn 50% GDP toàn tỉnh, nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm, cung cấp khối lượng hàng hóa lớn về nông hải sản
Hai là, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng thông qua xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản
Hàng năm tỉnh cung cấp một lượng lớn lúa hàng hóa từ, 800.000 đến 1 triệu tấn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Do vậy hàng xuất khẩu nông sản chủ yếu
là gạo, chiếm tỷ trọng từ 50% - 70% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 1998 đạt 19,4 triệu USD, trong đó gạo 76.224 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm 1990 Về giá gạo xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường và giá gạo thế giới cũng như chất lượng gạo và công tác tiếp thị của các doanh nghiệp nhà nước
Tình hình sản xuất gạo 1990 - 1998 của tỉnh
Giá bán trung bình
(USD/ tấn)
240 208 190 283 272 238 255 Nhìn chung, lao động xuất nhập khẩu nông sản trong thời gian qua có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu so với sản lượng hàng
Trang 21hóa của tỉnh (chỉ xuất được khoảng 20% lượng hàng hóa của tỉnh) Mặt khác, một số sản phẩm nông sản có khối lượng hàng hóa lớn nhưng chưa xuất khẩu được như tiêu, hạt điều, hột vịt muối, nước dứa cô đặc và đóng hộp Hàng tư liệu và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu còn hạn chế
Ba là, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, một bộ phận lao động của xã hội
Năm 1998 dân số tỉnh Kiên Giang là 1.491.998 người, trong đó số dân sống ở vùng nông thôn là 1.187.367 người chiếm tỷ lệ 79,58%, nguồn lao động 870.625 người
chiếm 58,32% so với số dân toàn tỉnh (trong đó nguồn lao động khu vực nông thôn có
732.334 người chiếm 84,15% lao động)
Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997 cho thấy chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, nhất là khu vực nông thôn tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 70% - 93%; lao động nông nhàn còn lớn, chỉ mới sử dụng 50% quỹ thời gian trong năm Nhiệm vụ đào tạo cho lực lượng lao động nông thôn là nhiệm vụ hết sức cần thiết và bức xúc trong giai đoạn sắp tới Nhìn chung nguồn lao động ở nông thôn của tỉnh rất dồi dào, đây là một lợi thế nhưng cũng là sức ép đối với nền kinh tế, tỉnh sẽ có kế hoạch để đào tạo và giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn Bởi vì đời sống dân
cư nông thôn từng bước có được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm đáng kể, bộ mặt nông thôn được thay đổi một bước nhưng đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn còn thấp khoảng cách xa so với thành thị, tình trạng sang nhượng cầm cố ruộng đất có xu hướng tăng, nhà ở tạm bợ còn nhiều, tỷ lệ sử dụng điện còn thấp, nước sinh hoạt một số còn khó khăn, điều kiện về chăm sóc sức khỏe học hành còn hạn chế Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn hiện nay còn thấp kém
Bốn là, nơi bảo vệ làm giàu môi trường sinh thái bền vững
Ngày nay sự tàn phá môi trường tự nhiên, khí hậu đất đai biến động theo chiều hướng bất lợi - điều kiện ngoại cảnh thay đổi, thì việc cố gắng duy trì một nền nông
Trang 22nghiệp sinh thái bền vững với đối tượng là sinh vật (cây trồng, vật nuôi ) là thử thách có tính chất sống còn của nhân loại
Đối với nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, về cơ bản, có hai loại tác động tổng hợp sản sinh ra sản phẩm: tác động của con người, bao gồm kết cấu hạ tầng, giống cây, giống con các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch tác động của tự nhiên, bao gồm khí hậu, đất, nước, rừng và các loại sinh vật tự nhiên Hai mặt có tính tổng hợp này tác động qua lại lẫn nhau, qua đó con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng có lợi cho cộng đồng
Các tác động tự nhiên, khí hậu thuộc phạm vi rộng lớn phụ thuộc vào trái đất, khí quyển, bởi tác nhân vũ trụ, đất canh tác, nước tưới cho nông nghiệp, độ che phủ của rừng cây, các tác động vừa phụ thuộc tự nhiên, vừa phụ thuộc con người Sức con người (lao động trí tuệ và khoa học kỹ thuật) càng lớn mạnh càng có khả năng khống chế, hạn chế được các mặt bất lợi của đất và nước Đồng thời con người phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, nguồn nước và mở rộng diện tích rừng Đó là điều kiện làm cơ sở cho việc bảo vệ làm giàu môi trường sinh thái bền vững
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội ở tỉnh Kiên Giang
a) Ranh giới và vị trí tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long, ranh giới hành chính được xác định như sau:
Trang 23* Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Campuchia
* Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu
* Phía Đông giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ
* Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan
Theo ranh giới này, Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.224,5 km2, bao gồm 2 huyện đảo (Phú Quốc, Kiên Hải) và 11 huyện thị ở đất liền (thị xã Rạch Giá, Hà Tiên, các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận), trải rộng trên 4 vùng sinh thái: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và hải đảo
Tỉnh có trên 200 km bờ biển ở đất liền, 105 hòn đảo, 56,8 km đường biên giới quốc gia và nhiều cảnh quan nổi tiếng, cùng với ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên phong phú đã tạo cho Kiên Giang có các lợi thế nổi bật nghề đánh bắt hải sản, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - du lịch
b) Điều kiện tự nhiên
* Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo với những đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều: Trung bình từ 6,5 - 7,5 giờ/ngày, có chiều hướng tăng dần theo trục
từ Tây sang Đông Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 150-160kcal/cm2năm Nhiệt độ cao và ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm từ 27 - 280C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng giêng nhiệt độ cũng nằm trong khoảng 25 -
260C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình cũng chỉ
28-290C Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ít có thiên tai là những thuận lợi rất cơ bản cho phát triển nông nghiệp của Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Trang 24Lượng mưa lớn, mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long Hạn chế rõ nét trong chế độ mưa ở đây là trong thời kỳ đầu của mùa mưa thường hay gặp hạn Hạn đầu vụ ít ảnh hưởng với các vùng phù sa được tưới nhưng lại rất nghiêm trọng với đất mặn, đất phèn nằm ở cuối nguồn nước ngọt Mưa nhiều trong thời kỳ cuối mùa mưa cũng có tác hại do gây ngập úng, nhất là gặp các năm
lũ lớn thì tác hại của mưa nhiều trong thời kỳ này càng rõ Vì vậy để tăng vụ và sản xuất
ổn định cần phải đặc biệt coi trọng biện pháp cung cấp nước vào mùa khô và tiêu tưới trong mùa lũ
* Nguồn nước - thủy văn:
+ Nguồn nước:
Nước mặt:
- Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho Kiên Giang, theo số liệu của Phân viện khảo sát và quy hoạch thủy lợi Nam bộ lưu lượng sông Hậu đo tại đầu
nguồn (Châu Đốc) và cuối nguồn (Cần Thơ) như sau:
Bảng 1: Lưu lượng nước sông Hậu tại Châu Đốc và Cần Thơ
Lưu lượng trung bình
835
13.680
- Nước sông Hậu được đưa về Kiên Giang qua các kênh trục chính như: Vĩnh Tế, Tri Tôn, Mười Châu Phú, Ba Thê, Kiên Hảo - Chóc Năng Gù, Rạch Giá - Long Xuyên, Đòn Dông (kênh Tròn), Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô Môn, các kênh HK, kênh Xà No Khi được nạo vét và mở rộng có thể cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của vùng Tây sông Hậu, tứ giác Long Xuyên và phần phía đông của bán đảo Cà Mau
- Chất lượng nước mặt từ nguồn Sông Hậu nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung bình 250g/m3 Nhưng phù sa đã bị kết lắng hầu hết ở các khu vực đầu nguồn thuộc
Trang 25An Giang và Cần Thơ Hai yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước ở đây là phèn và xâm nhập mặn từ biển Tây
Bảng 2: Hàm lượng mặn (S) và độ PH trong nước
6,4 7,4 6,2 5,3 0,4 0,3 30,0
3,2 3,9 3,0 4,0 1,6 0,7 23,8
8,6 8,5 19,8 0,4 1,6 0,7 23,8
2,7 3,1 2,5 3,2 3,4 3,7 4,0
9,9 24,1 16,7 0,6 0,4 0,4 17,7
2,8 3,4 3,0 3,3 3,4 3,6 3,7
0,8 2,8 0,9 0,6 0,5 0,4 0,5 + Vùng bán đảo Cà Mau thường bắt đầu bị xâm nhập mặn từ cuối tháng 11, thời
kỳ từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 hầu hết các kênh rạch trong vùng bị nhiễm mặn
+ Vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu xâm nhập mặn diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 đầu tháng 7, trong đó tháng 4 có tần suất lớn và mức độ nặng nhất, trong những năm bình thường mặn xâm nhập sâu từ
7 - 8km (tính từ cửa kênh) ứng năm hạn nặng nước mặn xâm nhập vào sâu từ 11 - 12
Trang 26(2) Phức hệ chứa nước các trầm tích Pleistoxen (Q.I - III)
(3) Phức hệ chứa nước các trầm tích Neogen (N)
(4) Phức hệ chứa nước các trầm tích lục nguyên xen phun trào Jura muộn Kreta (J3 - Kpq)
(5) Phức hệ chứa khe nứt các trầm tích lục nguyên xen Carbonat triat giữa (T2ht) (6) Phức hệ chứa nước Cac-tơ, khe nứt các trầm tích Carbonat Pec - mi muộn (P2ht)
(7) Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên xen phun trào Pleistoxen sớm giữa (Pz 1 - 2)
Trong 7 phức hệ chứa nước nêu trên, chỉ có phức hệ Pleistoxen (QI - III) là đối tượng trực tiếp cấp nước sinh hoạt, đã và đang được khai thác
Có thể phân vùng khả năng cung cấp nước ngầm ở Kiên Giang như sau:
Vùng 1: Vùng có nước ngầm với trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt (hàm lượng
CI<400 mg/lít và độ sâu khai thác từ 80 - 130 m) phân bố ở An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Châu Thành, khu vực giáp An Minh của An Biên, một phần của Giồng Riềng tại khu vực tiếp
giáp với Châu Thành và Tân Hiệp
Vùng 2: Vùng có nước ngầm với chất lượng tốt nhưng trữ lượng nghèo (hàm
lượng CI<400mg/lít, độ sâu khai thác 50 - 70 m, có nơi 80 - 110 m) Phân bố ở khu vực Bình
Sơn
Vùng 3: Vùng có nước ngầm với chất lượng không tốt nhưng tạm sử dụng được
(hàm lượng CI 300 - 1.000mg/lít), độ sâu khai thác từ 40 - 60 m Phân bố trong phạm vi các huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, Hà Tiên Riêng thị xã Rạch Giá, An Minh và khu vực phía tây An Biên có độ sâu từ 80 - 110 m
Vùng 4: Vùng có nước ngầm bị mặn (hàm lượng CI>1.000mg/lít) Phân bố ở
phần còn lại thuộc Hà Tiên (Hòa Điền, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa, Mỹ Đức) An Biên (Trung thái và khu vực phía nam kênh thứ 9)
Trang 27Riêng ở Phú Quốc nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 1 - 3 m, chất lượng tốt, hầu hết nhân dân trong huyện đã đào giếng để sử dụng nguồn nước này Ngược lại ngầm tầng sâu có lưu lượng nhỏ, việc cung cấp nước cho đô thị và các khu công nghiệp tập trung phải giải quyết bằng biện pháp xây dựng hồ chứa nước mặt
Tình trạng ngập:
- Ngoại trừ các đảo và đồi núi, hầu hết diện tích trong đất liền đều bị ngập nước
từ giữa mùa mưa đến đầu mùa khô
- Vùng tứ giác Long Xuyên lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 Trung bình cứ vài ba năm lại có một trận lũ lớn, nhưng những năm gần đây lũ lớn xảy ra liên tục Vùng bị ngập sâu phân bổ từ kênh Rạch Giá -Hà Tiên tới giáp An Giang (từ 1m -1,5 m) Vùng ven biển có độ ngập từ 0,5m trở xuống Thời điểm nước bắt đầu rút thường từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, thời điểm kết thúc ngập thường vào đầu tháng
1
- Vùng Tây sông Hậu lũ đến muộn hơn (tháng 9) và mức ngập nông hơn (0,5 - 0,7 m) so với vùng tứ giác Long Xuyên nhưng rút nước muộn hơn (từ tháng 12 đến đầu tháng 1)
- Với sản xuất nông nghiệp, những khu vực bị ngập từ 0,5m trở lên mà đặc biệt lớn hơn 1m không thể tiến hành làm 3 vụ được, những năm lũ về sớm ảnh hưởng lớn đến thu hoạch lúa Hè thu, nhất là trên các chân ruộng gieo trễ Tại các vùng ngập dưới 0,5 m tuy không hạn chế bởi yếu tố ngập nhưng do nằm ở cuối nguồn nước ngọt hoặc ở địa hình cao nên bị hạn chế về khả năng tưới vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa Tuy nhiên, lũ cũng có nhiều mặt lợi mà nhất là đối với vùng có nhiều phèn thì lũ có tác dụng tốt để ém phèn, rửa phèn và tiêu độc cho đồng ruộng Vì vậy, chương trình chống lũ trên đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tứ giác Long Xuyên nói riêng ngoài việc hạn chế tác hại còn phải có các biện pháp khai thác tốt các nguồn lợi từ lũ
- Vùng bán đảo Cà Mau không bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước lũ mà chủ yếu bị ngập úng do mưa Mức ngập trung bình 30 - 60cm, một khu vực trũng mức ngập trung bình từ 50 - 100cm, thời gian ngập thường từ tháng 7 đến tháng 11
Trang 28* Điều kiện đất đai:
Theo tài liệu và bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 do trường Đại học Cần Thơ xây dựng, toàn tỉnh có 7 nhóm đất chính với 40 đơn vị phân loại đất
Nhóm đất phù sa:
Diện tích 137.401 ha, chiếm 22,08% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực phía nam vùng tứ giác Long Xuyên và phía đông vùng Tây sông hậu, bao gồm 2 đơn vị phân loại đất:
(1) Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ: 120.509 ha
(1) Đất phù sa bị ngập mặn thường xuyên: 6.325 ha
(2) Đất phù sa phát triển nhiễm mặn: 67.155 ha
(3) Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ nhiễm mặn:14.329 ha
Nhóm đất phèn:
Diện tích 319.599 ha, chiếm 51,37% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực tứ giác Long Xuyên, một phần ở vùng Tây sông Hậu, bao gồm 25 đơn vị phân loại đất:
+ Đất phèn tiềm tàng: 52.889 ha (8,49%)
(1) Đất phát triển, phèn tiềm tàng sâu, tầng sinh phèn 50 - 100 cm: 2.481 ha (2) Đất phèn tiềm tàng sâu, tầng mặt giàu hữu cơ: 1.853 ha
(3) Đất phèn tiềm tàng sâu, nhiễm mặn: 17.342 ha
(4) Đất phèn tiềm tàng sâu, tầng giàu mặt hữu cơ, mặt thường xuyên: 1.000 ha
Trang 29(5) Đất phèn tiềm tàng nông, tầng mặt giàu hữu cơ: có 4.614 ha
(6) Đất phèn tiềm tàng nông, tầng mặt giữa hữu cơ, mặn thường xuyên: 19.875
ha
(7) Đất phèn tiềm tàng nông, mặn thường xuyên: 5.814 ha
+ Đất phèn hoạt động (ĐPHĐ): 266.710 ha (42,88%)
(8) ĐPHĐ nặng, có tầng phèn không Jajosite trong vòng 50 cm: 35.708 ha
(9) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50 cm: 27.697 ha (10) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50 cm: 640 ha (11) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50, nước mặn: 15.039 ha
(12) ĐPHĐ nặng, có tầng Jajosite trong vòng 50cm nhiễm mặn 15.872 ha
(13) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng Jajosite trong vòng 50cm, nước mặn: 37.505 ha
(14) ĐPHĐ trung bình, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite
(17) ĐPHĐ trung bình, có tầng Jajosite 50 - 100 cm: 5.083 ha
(18) ĐPHĐ trung bình, tầng sinh phèn từ 50 - 100 cm, nước mặn: 3.852 ha
(19) ĐPHĐ trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 - 100, nước mặn: 2.502 ha (20) ĐPHĐ trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 - 100, nước mặn: 810 ha (21) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 -100 cm: 10.090 ha
Trang 30(22) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn không Jajosite 50-100
cm, tầng mặt hữu cơ: 33.191 ha
(23) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn Jajosite
50 - 100 cm, nước mặn: 4 903 ha
(24) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn Jajosite
50 - 100 cm, nước mặn, hữu cơ tầng mặt: 29.029 ha
Nhóm đất than bùn phèn:
Diện tích 2.310 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác trên các chân đất thấp trũng, bao gồm 2 đơn vị phân biệt loại đất:
(1) Đất hữu cơ, phèn hoạt động trung bình, tần phèn>50 cm: 1.250 ha
(2) Đất hữu cơ, phèn tiềm tàng, tầng phèn>50 cm: 1.060 ha
Trang 314 năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,13% năm 1995 xuống 1,89% năm
1998 Dân sống ở vùng sản xuất nông nghiệp là 1.187.376 người chiếm tỷ lệ 79,58% so với dân trung bình toàn tỉnh Dân cư phân bố không đều, các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành có mật độ dân số khá cao: 310 - 460 người/km2, các huyện Hòn Đất, Kiên Lương có mật độ dân số rất thấp 85 - 90 người/km2
Năm 1998 toàn tỉnh có 870.265 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,32% so với tổng dân Trong đó lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp có 732.334 người, chiếm tỷ lệ 84,15% lao động toàn tỉnh Bình quân mỗi năm (1995-1998) lao động toàn tỉnh tăng 37.615 người, trong đó khu vực sản xuất nông nghiệp tăng 30.625 người
Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997 cho thấy chất lượng lao động
ở Kiên Giang còn thấp, nhất là ở khu vực sản xuất nông nghiệp Qua số liệu ở 4 huyện
Hà Tiên (huyện cũ), An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận thì tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 70 - 93%
Bình quân mỗi lao động nông nghiệp có 0,38 ha đất nông nghiệp, riêng vùng Tây sông hậu chỉ có 0,32 ha Với hệ thống quay vòng dưới 2 lần thì lao động nhàn rỗi còn nhiều chiếm tỷ lệ rất cao (lớn hơn 50%) Vì vậy, trong tương lai không nên đưa nhiều lao động từ
Trang 32ngoài tỉnh vào mà chủ yếu là điều phối lại lao động giữa các vùng và các ngành trong nội bộ nền kinh tế của tỉnh
Trong thời gian qua, kinh tế Kiên Giang phát triển nhanh và khá vững chắc Tốc
độ tăng GDP trung bình hàng năm trong thời kỳ 1994 - 1997 đạt 10,3%, trong đó nông - lâm - thủy: 6,97%, công nghiệp - xây dựng: 13,07%, dịch vụ:15,33% Kinh tế phát triển nên thu ngân sách tăng khá cao, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng từ 608,45 tỉ đồng năm 1995 lên 869,4 tỉ đồng năm 1997, trong đó thu ngân sách địa phương tăng tương ứng từ 352,6 tỷ đồng Chi ngân sách thấp hơn thu ngân sách địa phương khoảng 10
tỷ đồng Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo đà cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong tương lai
Bảng 3: Tổng sản phẩm và cơ cấu theo ngành thời kỳ 1994-1997
Trang 330 778.605 775.515 100,0 59,2 20,4 24,4
4.359.31
3 2.650.78
5 897.229 811.117 100,0 60,8 20,6 18,6
4.850.71
3 2.796.79
4 1.013.28
9 1.040.63
0 100,0 57,7 20,9 21,4
5.076.14
2 2.761.11
1 1.125.46
9 1.18956
2 100,0 53,4 22,2 23,4
10,03 6,97 13,07 15,33
Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển đổi xu thế tích cực, ngành nông lâm thủy sản vẫn tăng trưởng khá nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế đã giảm từ 59,2% năm 1994 xuống 53,4% năm 1997, ngành công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng từ 20,4% lên 22,2% Ngành dịch vụ phát triển chưa ổn định, riêng xuất khẩu nông sản còn yếu kém, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng chung và nhất là với phát triển các loại nông sản chiến lược của tỉnh
2.1.2 Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang
Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp đã đóng vai trò to lớn và vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Hiện thu hút 79,8% lao động xã hội, chiếm 80% dân số, đóng góp 70% GDP, đảm bảo an ninh cho trên 99% diện tích lãnh thổ của toàn tỉnh
Trong 5 - 10 năm tới khu vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao (từ 50% trở lên) trong tổng GDP toàn tỉnh Nông nghiệp và nông thôn phát triển sẽ đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm một cách vững chắc cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh,
Trang 34cung cấp nguyên liệu và nguồn lao động cho phát triển công nghiệp, tạo nguồn cho xuất khẩu, tạo thu hút cho nhập khẩu Mặt khác vùng sản xuất nông nghiệp là thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bền vững
sẽ là nhân tố quyết định cho bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng và trật tự xã hội ở một tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng của
- Kiên Giang là tỉnh lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lại có tiềm năng to lớn về phát triển sản xuất các loại nông sản thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt về sản xuất lúa, mía, khóm, tiêu, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, bảo tồn loại hệ sinh thái rừng đặc sắc của đồng bằng sông Cửu Long Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng to lớn của Kiên Giang sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao về nông nghiệp của toàn vùng
Bảng 4: Một số chỉ tiêu so sánh về nông nghiệp
đồng bằng sông cửu Long với cả nước
Cả nước
3.956 2.632 2.008
622
388
304
1,90 4,95 7,42
15,72 14,74 15,14
Trang 3529.155 13.844
1.228 1.320
283 11.996
15.306 5.539
188
270
658
113 1.187
6,56 2,86
0,98 11,82
39,93 9,89
12,49 7,15 49,46 4,44 23,71
+ Ngăn mặn, hạn chế mất nước vào mùa kiệt
Để đáp ứng yêu cầu trên, phải triển khai một số lượng công việc đồ sộ, được tiến hành trong nhiều năm và với sự cố gắng vượt bậc của ngành thủy lợi và các địa phương trong tỉnh Tính đến năm 1998 tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng mới và nạo vét 590 công trình thủy lợi với tổng chiều dài là 1.625 km, phục vụ tưới tiêu trên 200.000 ha đất canh tác lúa Hiệu quả đạt được do đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi là diện tích tăng vụ từ 95.000 ha lên 207.000 ha, năng suất lúa trung bình mỗi năm tăng 0,1 tấn/ha Ngoài ra còn góp phần vào việc bố trí dân cư, cải tạo mạng lưới giao thông thủy bộ, cải tạo môi trường
Trang 36So với yêu cầu, đến nay đã xây dựng các công trình quan trọng như sau:
Đã hình thành được hệ thống kênh trục có chức năng dẫn ngọt, tiêu úng và thoát
lũ cho vùng tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau Hình thành mạng lưới kênh cấp II và kênh nội đồng
Cùng với các đường trục chính đã hình thành hệ thống đê bao ven kênh trục và kênh cấp II nhưng năng lực chống lũ còn hạn chế, chưa đủ sức bảo vệ cơ sở hạ tầng khi gặp lũ lớn Chưa có sự kết hợp tốt giữa các công trình dẫn ngọt, ngăn mặn, thoát lũ và hạn chế thất thoát nước trong mùa kiệt
Đã hình thành được tuyến đê cho vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau và trên các tuyến đê này đã xây dựng được một số cống ngăn mặn cuối các kênh trục: T5, T6, 286, Vàm Rầy, Kim Quy Tuy nhiên, so với yêu cầu thì kết quả trên mới đáp ứng được một phần nhỏ, đây là công tác trọng tâm trong phát triển thủy lợi của tỉnh trong những năm tới
Giao thông:
Mạng lưới đường thủy:
- Đã hình thành mạng lưới giao thông thủy trên các tuyến kênh trục rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và ra vùng ngoài Cùng với mạng lưới đường thủy
đã xây dựng được các bến cảng đáp ứng yêu cầu bốc dỡ hàng hóa vận chuyển nội địa
- Tổng chiều dài các tuyến đường thủy: 2.105,2 km, trong đó:
+ Đường do Trung ương quản lý: 254,2 km, bao gồm các tuyến: sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Xáng Xẻo Rô - Cà Mau, sông Cái Sắn - Rạch Sỏi - Tà Niên, Cái Sắn - Rạch Giá - Kiên Lương - Ba Hòn, Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Thị Đội, sông Trẹm - Cạnh Đền - Vĩnh thuận, kênh Cái Tư - Cái Bé
+ Đường do địa phương quản lý: 1.751 km với 2.293 tuyến sông-kênh
+ Khả năng lưu thông theo trọng tải tàu:
Dưới 10 tấn: 1.025 km
Từ 10 - 50 tấn: 708 km
Trang 37Từ 50 - 500 tấn: 322 km
- Ngoài các tuyến đường sông còn có các tuyến đường biển nối đất liền với các đảo và nối Kiên Giang với thành phố Hồ Chí Minh như: Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc, Rạch Giá - Hòn Tre, Rạch Giá - Nam Du, Rạch Giá - Lại Sơn, Rạch Giá - Thổ Châu, Hòn Chông - TP Hồ Chí Minh Riêng tuyến Hòn Chông - TP Hồ Chí Minh là tuyến chuyên chở Clinke nhà máy xi măng Sao Mai cảng Cát Lái
+ Cảng sông gồm có: Cảng nhà máy xi măng Kiên Lương, cảng xuống vật tư nông nghiệp Rạch Sỏi, cảng dầu Mong Thọ, cảng cá Tắc Cậu, bến tàu khách Rạch Mẻo, bến tàu khách Rạch Sỏi và còn có 300 m các bến của các huyện thị
+ Cảng biển gồm có: Cảng Hòn Chông, cầu tàu An Thới, cảng Hòn Thơm, cảng Rạch Giá, cảng Nam Du, các cầu tàu khách ở Rạch Giá, cảng Thổ Châu Trong đó cảng Hòn Chông đã xuống cấp trầm trọng không thể khai thác được, cảng Thổ Châu đang được xây dựng
Mạng lưới giao thông đường bộ:
- Mạng lưới đường bộ kém phát triển lại thường xuyên bị lũ lớn uy hiếp Theo báo cáo của Sở Giao thông Kiên Giang, bình quân mật độ đường trên diện tích tự nhiên
là 0,099 km/km2, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước là 0,32 km/km2 Nếu tính cả các tuyến giao thông nông thôn thì bình quân đạt 0,3 km/km2 Tổng chiều dài
ô tô đang sử dụng là 620,58 km, trong đó:
tư xây dựng nông thôn theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm
1998 đã có 83 xã - phường - thị trấn có đường ô tô đến trung tâm Đã thực hiện đầu tư
Trang 38xây dựng mới và cải tạo nâng cấp sửa chữa các đường nội ô thị xã Tuy vậy, mạng lưới đường giao thông nông thôn còn kém phát triển, lưu thông chủ yếu bằng xe thô sơ, xe máy và đi bộ
Mạng lưới điện:
Những năm qua trong địa bàn nông thôn tỉnh đã thực hiện đầu tư được 692 km đường dây trung thế, 866 km đường dây hạ thế và 16.574 KVA Đến năm 1998 đã có 77/111 xã có điện đến trung tâm với tỷ lệ sử dụng điện trong vùng nông thôn là 24,31% (toàn tỉnh 38%)
Kinh tế nông nghiệp là tổng thể các nguồn tự nhiên, hệ thống tài sản nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp Việc đánh giá, xác định đầy đủ và khai thác, sử dụng các nguồn lực đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội về lâu dài cũng như đề ra nhiệm vụ kế hoạch cho thời gian những năm trước mắt
Những năm trước đây, hiện trạng về các nguồn lực phát triển kinh tế mới chỉ được nhìn nhận như là tiềm năng chưa có chương trình khai thác và sử dụng hợp lý Trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo một cơ cấu tối
ưu cần nghiên cứu, phân tích các nguồn lực đó, thể hiện trong kế hoạch khai thác và sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp ở Kiên Giang
Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển ở tỉnh nhưng chưa
ổn định Trong giai đoạn năm 1991 -1995 GDP tăng bình quân hàng năm 9,6%, đến giai đoạn năm 1996 - 1998 có xu hướng chậm lại (bình quân 5,4% năm) Năm 1998, GDP khu vực nông nghiệp đạt 3.708 tỷ đồng chiếm 67% GDP của tỉnh và bằng 185% GDP năm 1990 GDP bình quân đầu người chỉ bằng 44% khu vực thành thị Thành tựu nổi bật nhất của kinh tế nông nghiệp những năm qua là sản xuất lương thực và khai thác thủy sản tăng nhanh (tăng bình quân hàng năm 120.000 tấn tôm, cá) Tuy nhiên hai ngành này hiện nay tăng trưởng thấp so với giai đoạn trước, 3 năm (1996 - 1998) tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,2% - 4,4% (giảm 4,3% - 9,5% so với bình quân 5 năm trước) Các
Trang 39ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ tuy vẫn giữ mức tăng trưởng từ 11 - 12% hàng năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp nông thôn
Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chủ yếu là nông lâm nghiệp và thủy sản, trong điều kiện sản xuất chủ yếu ngành này chịu tác động rất lớn của thiên nhiên và thị trường nên phát triển chưa bền vững
2.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
2.2.1 Thực trạng kinh tế nông nghiệp trước đổi mới
Đất đai trong tỉnh bị nhiễm phèn, mặn chiếm trên 75% diện tích; lại nằm cuối nguồn nước và tiếp giáp với biển nên thường bị thiếu nước tưới và bị nước mặn xâm nhập trong mùa khô Trên 60% diện tích hàng năm bị ngập lũ (vùng Tứ giác Long xuyên, một phần vùng Tây sông Hậu) và 1/3 diện tích sản xuất hoàn toàn dựa vào nước mưa (vùng bán đảo Cà Mau)
Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật thấp kém, mức sống nhân dân thấp nên năng lực đầu tư hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa
Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là thủy lợi, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất Giao thông bộ, điện, nước sinh hoạt hầu như chưa có gì, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn Mặt khác, do nằm xa các trung tâm kinh tế, giao thông không thuận lợi nên quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường vấn đề lưu thông vật tư, nông sản gặp nhiều khó khăn và thường chịu sức ép về giá cả, khả năng cạnh tranh
Năm 1975, Kiên Giang có trên 193.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó có 185.000 ha đất sản xuất lúa, với tập quán canh tác một vụ lúa mùa, quảng canh nên năng suất thấp, cho sản lượng 416.500 tấn Trong khi đó, đất hoang hóa còn nhiều, trên 90% dân số sống bằng nghề nông nên thu nhập của người dân rất thấp Nạn đói, nhất là lúc giáp hạt thường xảy ra ở nhiều nơi, nhà nước phải cứu đói, cứu tế để giữ ổn định cuộc sống nhân dân
Trang 40Từ năm 1976-1980 tỉnh phải tập trung giải quyết các hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, đồng thời lo đối phó với chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng thủy lợi, coi đây là biện pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ, tăng sản lượng Do điểm xuất phát quá thấp cùng với những khó khăn khách quan do thiên tai, dịch họa và những hạn chế yếu kém chủ quan do cơ chế, chính sách tập trung quan liêu bao cấp cùng với sự nhận thức bảo thủ, lạc hậu, chủ quan, nóng vội trong tổ chức quản lý chỉ đạo, điều hành nên thời kỳ này kinh tế nông nghiệp phát triển chậm và không ổn định, sản lượng lương thực hàng năm dao động ở mức 430-450 ngàn tấn, tương đương năm 1976; có năm giảm thấp còn 365.000 tấn (1978); cá biệt năm 1980, sản lượng lương thực tăng cao với 610.000 tấn, trong đó lúa 587.000 tấn bằng 1,46 lần so với năm
1975 Từ năm 1978 thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới, đến năm 1985 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng hợp tác hóa trên một số lĩnh vực với 14 hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp, 51 HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 130 HTX mua bán, 10 HTX giao thông vận tải và 3.680 tập đoàn sản xuất nông nghiệp Đối với nông nghiệp đã tổ chức nông dân vào làm ăn tập thể dưới hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất nông nghiệp là hợp tác xã nông nghiệp dựa trên cơ sở tập thể hóa về ruộng đất, đưa hơn 90% diện tích sản xuất lúa vào hợp tác hóa Trong thời kỳ này việc thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đã phạm một số sai lầm khuyết điểm nhưng thành công nổi bật có ý nghĩa quyết định ở thời kỳ này tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp sau là: đưa diện tích lúa 2 vụ từ 13.300 ha lên 36.600ha, tăng gấp hai lần và đưa vụ Đông xuân vào cơ cấu mùa vụ sản xuất chính của tỉnh, bắt đầu từ năm 1979, trên cơ sở khắc phục hậu quả lũ năm 1978 và sử dụng giống lúa cao sản ngắn ngày kháng rầy để phòng chống rầy nâu năm 1979
Từ năm 1981-1986, việc đẩy mạnh thâm canh, mở rộng tăng vụ (Hè thu) và chuyển vụ (Đông xuân) được đặc biệt quan tâm Năm 1982, với chương trình sản xuất lúa cao sản, đã làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người nông dân, từ quảng canh sang thâm canh, tăng vụ Đến năm 1986, Kiên Giang đã có 57.500 ha lúa hai vụ, trong đó có trên 40.000ha lúa hai vụ Đông xuân - Hè thu, sản lượng lương thực đạt trên