Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 65 - 67)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.3.Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn là những vấn đề có tầm quan trọng mang tính chiến lược trong thời kỳ mới. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ ra rằng: "Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn".

Và như đồng chí Đỗ Mười, Cố vấn BCH Trung ương Đảng đã nói: "Công nghiệp hóa nông thôn, nông nghiệp là nhiệm vụ số một của sự nghiệp công nghiệp hóa nước ta hiện nay".

Phát triển kinh tế nông nghiệp phải được gắn với công nghiệp chế biến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, cùng với việc xây dựng nông thôn mới, nhằm khai thác mọi tiềm năng về lao động, đất đai và các nguồn tài nguyên khác, để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nói đến công nghiệp hóa là nói đến quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới tương ứng với mỗi trình độ đạt được của cơ sở vật chất kỹ thuật ấy. Thực tế đã chỉ rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, nếu không có chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn đúng đắn, sẽ diễn ra quá trình di cư một cách ồ ạt từ nông thôn ra đô thị và khu công nghiệp, mà quá trình đó sẽ kéo theo những hậu quả hết sức phức tạp về mặt xã hội. Khi kinh tế nông nghiệp phát triển bản thân nó đã thu hút một lực lượng lao động tương đối. Kết hợp với chúng, đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn. Trước mắt cần xây dựng các điển hình về áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phương thức tổ chức các loại hình dịch vụ ở từng vùng và tiểu vùng, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở như: điện, đường, trường, trạm và chợ nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn làm tốt công tác khuyến nông-lâm- ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật và xây dựng các trung tâm thí nghiệm, ứng dụng, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở đó phát triển việc lai tạo giống cho năng suất cao phục vụ cho sản xuất, chế biến và bảo quản sản

phẩm, nhất là thời kỳ sau thu hoạch, nhằm tránh thất thu cho người sản xuất và thiệt hại cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 65 - 67)