Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 86 - 96)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

3.2.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp

- Các cấp các ngành cần nhận thức rõ ý nghĩa chiến lược phát triển tăng cường quản lý điều hành phát triển nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao vai trò quản lý toàn diện về tài nguyên của nông nghiệp nhất là tài nguyên đất, nước, rừng...và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo và theo dõi sâu sắc kịp thời các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt quy chế dân chủ, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ nhân dân tự quản.

- Các đoàn thể nhân dân cùng tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp tham gia, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân thay đổi tập quán sản xuất, nêu cao ý thức tự lực vươn lên vượt qua đói nghèo vươn lên khá, nông nghiệp ngày càng phát triển, nông thôn ngày càng đổi mới. Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ cơ chế chính sách để mọi người dân phát huy được nội lực của mình. Đồng thời ngoài những chính sách đất đai, đầu tư, khuyến nông, đào tạo... đã nêu ở phần (3.2.4) ở trên sẽ thiếu sót không nhỏ nếu bỏ qua một số chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ở tầm vĩ mô như: cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, tỷ suất hối đoái, kế

hoạch hóa và hợp tác hóa... Những vấn đề vừa nêu, nếu không có chính sách rõ ràng sẽ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Trong lĩnh vực cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản có ba mối quan hệ về giá trị hàng hóa cần được xem xét khi xác định một mức giá phù hợp. Đó là mối quan hệ giá đối với nông dân và giá đối với người tiêu dùng; giữa giá mua nông sản và giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón; giữa giá trong nước và giá xuất khẩu để cạnh tranh về chất lượng và chủng loại như giá gạo trong nước chịu sự chi phối trực tiếp giá gạo trên thị trường quốc tế; hạn chế chủ yếu trong xuất khẩu gạo của ta hiện nay là công nghệ chế biến từ lúa ra gạo đang sử dụng ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, nhất là về quy cách, màu sắc, độ bóng, chọn lựa hạt... do vậy nên giá xuất khẩu gạo của ta thường thấp hơn giá cùng loại trên thị trường quốc tế.

- Việc mở cửa kinh tế ở nông thôn làm cho phân bón và các vật tư nông nghiệp khác dồi dào hơn, nhất là những nơi thuận tiện cho việc giao thông và gần thành phố, đô thị, và ngược lại, nông dân có nhiều cơ hội hơn để bán nông sản của họ. Do vậy, giá cả hàng hóa nông sản của nông dân cũng biến động theo giá của thị trường thế giới (khi gạo thế giới lên cao nhất thì giá gạo trong nước cũng tăng lên cao nhất và ngược lại).. Cao trào xuất khẩu gạo vào những năm 1996 trở lại đây, một phần là do tích cực và khả năng lưu thông trong khu vực tư nhân thông qua việc thu gom hàng từ trong nông dân bảo quản vận chuyển và điều tiết giá cả thị trường của thành phần kinh tế Nhà nước, mà nhất là thương nghiệp Nhà nước đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp, giá nông sản ở vào các thời điểm cần thiết.

- Kinh nghiệm của nhiều nước châu á cho thấy không có nước nào có thể hiện đại hóa nền nông nghiệp của mình trong khi độc quyền phân phối phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu và nhiên liệu; đồng thời cũng không có nước nào chuyển toàn bộ nhiệm vụ này cho khu vực kinh tế tư nhân. Cách tiếp cận tốt nhất có thể là khuyến khích cạnh tranh giữa hai khu vực Nhà nước và tư nhân để phục vụ lợi ích của nông dân được tốt hơn.

- Đối với hàng nông sản xuất khẩu, chúng ta thường chấp nhận giá thấp hơn các nước láng giềng cho những mặt hàng có chất lượng tương tự, là do có sự cạnh tranh ráo riết giữa các đơn vị xuất khẩu và sự thiếu thông tin của họ về thị trường xuất khẩu. Như

vậy giải pháp có tính khả thi là gom các nông sản xuất khẩu vào một đầu mối để giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường trong nước và trên thế giới.

- Hiện nay giữa lợi ích của nông dân và lợi ích của khách hàng có một khoảng chênh lệch. Để thu hẹp khoảng chênh lệch này, bí quyết là giảm chi phí tiếp thị. Nếu không nông dân phải bán sản phẩm với giá thấp, còn người tiêu dùng thì phải trả giá cao. Điều bất hợp lý này có thể do: Chi phí cao trong quá trình vận chuyển từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến, cũng có thể một phần do lãi suất tín dụng cao, khấu hao thiết bị..., đó là những khoản chi phí thật sự và hữu hình, để giảm bớt chi phí này có thể bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở chế biến, thay thế những thiết bị lỗi thời bằng thiết bị hiện đại để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng chi phí tiếp thị cao một phần còn do tính vô hình, để khắc phục phải tìm kiếm thông tin về các cơ hội buôn bán. Vấn đề này có vai trò trọng yếu để nâng cao hiệu quả của việc định giá trong nền kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi phải có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để nắm bắt một cách kịp thời về diễn biến thị trường.

- Một vấn đề quan trọng nữa đối với kinh tế nông nghiệp là vấn đề hợp tác và hợp tác xã của các hộ nông dân.

- Các hộ nông dân sản xuất hàng hóa, vì vậy có nhu cầu hợp tác để giúp nhau cạnh tranh thắng lợi trên thị trường và giải quyết các nhu cầu xã hội. Qua khảo sát một số hộ nông dân ở Kiên Giang cho thấy các hộ có yêu cầu hợp tác với nhau trên nhiều mặt, từ xây dựng kết cấu hạ tầng như mở đường từ nơi cư trú đến nơi tổ chức sản xuất; chế biến nông, lâm sản như gạo, khóm, mía; tiêu thụ sản phẩm (nếu không hợp tác thì sẽ bị tư thương ép giá); áp dụng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, vận chuyển hàng hóa và cả bảo vệ tài sản và thành quả lao động... Với xu hướng này, trong tương lai sẽ hình thành các hợp tác xã chuyên nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu mà nếu không có bộ phận chuyên nghiệp thì từng hộ nông dân không có khả năng đảm trách được như: dịch vụ cây trồng, dịch vụ kỹ thuật bảo vệ cây trồng, thủy lợi, vận chuyển, chế biến, sửa chữa... Do vậy, có thể kết luận rằng: Khi kinh tế nông nghiệp phát triển thì nhu cầu hợp tác, hợp tác xã là tất yếu, vấn đề này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, một khi lực lượng sản xuất được giải phóng, và phát triển đến một chừng mực nhất định, thì yêu cầu quan hệ sản

xuất cũng phải phát triển đến quy mô và trình độ thích hợp. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy: Để tăng thêm sức mạnh và có khả năng đối phó lại sức ép kinh tế các thành thị, các trang trại đã từng bước liên kết lại nhiều lĩnh vực như công nghiệp chế biến, tín dụng, bảo hiểm... hình thành những tổ hợp nông-công nghiệp (Tây Âu giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đầu thế kỷ XX còn các nước trong khu vực có chậm hơn) và quá trình đó kéo dài từ 100-150 năm.

ở nước ta, những yếu tố vật chất của các tổ hợp nông-công nghiệp đã có sẵn, nhưng ở trình độ thấp và rời rạc, còn mang tính tự phát. Nếu tìm được hình thức tổ chức thích hợp, để kết hợp những yếu tố đó lại thì con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn sẽ được rút ngắn.

Về quan hệ pháp lý - xã hội chính trị:

Từ cơ chế cũ chuyển sang cơ chế mới, nông thôn nước ta đang hoán đổi về hình thức kinh tế, về cơ cấu thành phần, về phân tầng thu nhập... đó là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và tác động của cơ chế thị trường. Tất cả các yếu tố đó hợp lại trong mối quan hệ tương tác sẽ làm biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn. Do đó chính sách xã hội nông thôn hình thành trong cơ chế cũ không còn phù hợp, không có cơ sở kinh tế để thực hiện. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ còn tồn tại trong một thời gian khá dài. Để giải quyết chính sách xã hội phải quán triệt quan điểm dân giàu, nước mạnh đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Chính vì lẽ đó, phát triển kinh tế nông nghiệp với mức độ giàu có của nó sẽ không mâu thuẫn với chính sách xã hội của Đảng ta, và bản thân nó sẽ là nhân tố tích cực góp phần thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, đất đai là tài sản quý hiếm của Quốc gia, nó không sinh sôi nảy nở thêm trong khi dân số sống về lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn (gần 80%) nên cần có chính sách khống chế mức tích tụ ruộng đất sao cho hợp lý. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình chỉ đạo điều hành.

Kết Luận

Kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung, Kiên Giang nói riêng đã có từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh gần đây. Có thể xem việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân là khởi đầu của việc đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp. Với những thành tựu của việc thực hiện chính sách đổi mới, trong đó sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu đã có tích lũy, tạo tiền đề phát triển kinh tế. Sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (1993) và đặc biệt là sau khi Luật Đất đai ra đời quy định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế nông nghiệp thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Cùng với kinh tế hộ nó góp phần chuyển nền kinh tế từ tự cung cấp sang nền kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ phát triển; chuyển dịch cơ cấu ngành mà rõ nhất là cây, con trong nông nghiệp và lãnh thổ hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn tạo ra việc làm, có thêm điều kiện tích tụ vốn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng; thực hiện có kết quả kế hoạch định canh định cư, xóa đói giảm nghèo; nâng cao trình độ dân trí, trình độ tiếp cận và vận dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất, từ đó rút ngắn được khoảng cách về thu nhập, về trình độ nhận thức mọi mặt giữa nông thôn và thành thị.

Kết quả việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm qua là bằng chứng hùng hồn để khẳng định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng đắn và đã đi vào lòng dân, được nhân dân đón nhận một cách tự giác và vận dụng sáng tạo mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Kiên Giang là một tỉnh lớn có tài nguyên đa dạng và phong phú, có nhiều tiềm năng về mở rộng diện tích tăng vụ, tăng năng suất và đa dạng hóa sản xuất, vì vậy đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển nông thôn và nền kinh tế đa dạng của tỉnh mà còn có vai trò to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp toàn đồng bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế

nông nghiệp tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ có bước chuyển biến lớn; cùng với sự phát triển chung của cả nước, sẽ có sức cạnh tranh mới trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thị trường của khu vực và thế giới.

Giải quyết tốt quan hệ đất đai, tạo điều kiện cho mỗi hộ có quy mô đất đai liền vùng, liền khoảnh, để mở rộng sản xuất. Đồng thời cần có biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng mua bán, sang nhượng, đất đai trái phép trong nhân dân và trong các đơn vị kinh tế, không để tình trạng nông dân, nhất là người dân tộc, trắng tay không có đất sản xuất. Cần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm đất ở và đất nông nghiệp), giúp các hộ nông dân có thêm điều kiện để vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng như là tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Kinh tế Nhà nước phải vươn lên phát huy vai trò chủ đạo, thực sự là chất xúc tác để định hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo những bước đi vững chắc. Ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường nông sản, thực hiện tốt những chính sách kinh tế lớn đối với nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

Công cuộc đổi mới của đất nước nói chung của Kiên Giang nói riêng, có tiến triển hay không còn tùy thuộc vào quá trình tìm tòi sáng tạo ra các bước đi mới khoa học, phù hợp quy luật phát triển chung của nhân loại với các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Việc chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp đúng hướng là một trong những nhân tố góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhanh chóng đưa nước ta tới dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tiến bộ.

DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo

[1]. Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1996 - 2010. UBND tỉnh Kiên Giang, 1995.

[2]. Chương trình của an ninh lương thực tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 1999.

[3]. Dự thảo đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 1998 -2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998.

[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000. Nxb Sự thật, Hà Nội 1991.

[5]. Đề án chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. UBND tỉnh Kiên Giang, 1999.

[6]. Nguyễn Điền. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, 1990.

[7]. Định hướng phát triển nông nghiệp giai đoạn 1996-2000 và 2010 tỉnh Kiên Giang. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 1995.

[8]. Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn. Nxb Nông nghiệp, 1996.

[9]. Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

[10]. Đông á con đường dẫn đến phục hồi. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.

[11]. Hoàng Hải. Nông nghiệp Châu á, những kinh nghiệm phát triển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.

[12]. Chử Văn Lâm. Những vấn đề kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1991.

[13]. V.I. Lênin. Toàn tập. Vấn đề ruộng đất và những kẻ phê phán Mác, tập 5. Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1975.

[14]. Các- Mác. Tư Bản, quyển 3, tập 1. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1993. [15]. Các Mác. Tư Bản, quyển 1, tập 2. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1993.

[16]. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 328. [17]. Một số vấn đề then chốt, cấp bách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)