Phương hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 62 - 65)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.2.Phương hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường

thức nuôi thủy sản tự nhiên, quảng canh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật hoặc hợp tác trong và ngoài nước thành lập đơn vị chức năng tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, thức ăn... Phục vụ nuôi trồng thủy sản, từng bước hình thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Ban hành chính sách ưu đãi thu hút, khuyến khích nuôi trồng thủy sản theo hộ gia đình, giao quyền sử dụng đất, tạo điều kiện về vốn tín dụng... Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò hậu cần, dịch vụ, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật mới.

3.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường trường

Kiên Giang có nhiều lợi thế về tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng cũng có những hạn chế khá cơ bản về điều kiện tự nhiên (đất phèn, mặn, nằm cuối nguồn nước ngọt, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu). Vì vậy cần phải được tập trung ưu tiên đầu tư mới có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Kiên Giang phải bắt đầu từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu cho cả trước mắt và lâu dài, là nền tảng để phát triển bền vững về kinh tế và ổn định về chính trị, xã hội. Gắn phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng

hóa với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, giữa phát triển sản xuất với cải tạo và bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp phải đồng thời nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giải quyết không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa để khơi dậy cho được nội lực của từng cấp lãnh đạo, từng tổ chức và đặc biệt là từng hộ gia đình, tập trung thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu, phát huy truyền thống cần cù trong lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng để đầu tư phát triển sản xuất.

Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhưng phải lựa chọn đầu tư trước những công trình phát huy hiệu quả nhanh làm chuyển biến cả vùng và khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là thành tựu về sinh học.

Tích cực phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh toàn diện, đi đôi với hợp tác liên kết các doanh nghiệp Nhà nước để hình thành liên minh công nông - trí thức vững chắc. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, phát huy và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Với phương châm tập trung nguồn lực để làm bật dậy tiềm năng to lớn của tỉnh, sử dụng có hiệu quả về tài nguyên đất đai, lao động... phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, giải quyết được việc làm, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Mục tiêu phấn đấu cụ thể như sau:

Đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1999 -2000: 10,4%, thời kỳ 2001 - 2005: 8,7% và thời kỳ 2006 - 2010: 8,8%. Tỷ trọng GDP khu vực sản xuất nông nghiệp năm 2010 chiếm 50% GDP toàn tỉnh.

Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa và dịch vụ nông thôn, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản (kể cả đánh bắt) từ 80,5% năm 1998 xuống

61% năm 2010 (chiếm 31% GDP toàn tỉnh), tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 9% năm 1998 lên 20,4% năm 2010 và dịch vụ tăng tương ứng từ 10,5% lên 18,6%. Trong nông nghiệp tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi (không kể nuôi trồng thủy sản) từ 6,5% năm 1998 lên 10,5% năm 2005, và 16% năm 2010, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là nông - thủy sản qua chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu để có thể đạt 137 triệu USD năm 2000, 197 triệu USD năm 2005 và 465 triệu USD năm 2010.

Phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa kết hợp với chuyên môn hóa các cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, mía, khóm, heo, cá đồng, trâu bò và gia cầm..., năm 2010 sản lượng lương thực đạt 2,9 - 3,2 triệu tấn, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 331 - 332 ngàn tấn (trong đó cá, tôm nuôi là 27 - 28 ngàn tấn), đàn heo 550 - 600 ngàn con.

Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông hải sản, công nghiệp cơ khí, đóng mới sửa chữa tàu thuyền, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, nâng tỷ lệ cơ giới hóa ngành nông nghiệp (làm đất, bơm tưới, suốt lúa) lên khoảng 95%, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp. Giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn mỗi năm trong thời kỳ 2001 - 2005 là 10.000 lao động, thời kỳ 2006 - 2010 là 12.000 lao động.

Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, đặc biệt là thủy lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt... phấn đấu 100% số xã đất liền có đường ô tô và có điện đến trung tâm xã vào năm 2000. Có 90% dân số sử dụng nước sạch (toàn tỉnh là 95%) và trên 90% hộ được sử dụng điện (toàn tỉnh 95%) vào năm 2010. Bảo đảm đủ trường lớp, trạm y tế xã, nâng cao đời sống dân cư, năm 2000 xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10% và năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 760 USD vào năm 2010, nâng cao đáng kể mặt bằng dân trí khu vực nông thôn.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ, bảo đảm ổn định chính trị- xã hội và đoàn kết, tăng cường quan hệ sản xuất, đẩy mạnh hoạt động tổ nhân dân tự quản, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển, nhất là các loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã.

Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1997 -2010 do Sở Địa chính Kiên Giang kết hợp với Trung tâm Quy hoạch đất đai thuộc Tổng cục Địa chính xây dựng trong năm 1996, đã thông qua Hội đồng Nhân dân và UBND cấp tỉnh, quỹ đất của tỉnh đã được dự kiến sử dụng đến năm 2010 như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh : 622.450 ha.

(1) Đất nông nghiệp : 388.200 ha ( 62,33%) Đất lúa : 290.000 ha (2) Đất lâm nghiệp :167.684 ha ( 26,92%) (3) Đất chuyên dùng : 39.605 ha ( 6,36%) (4) Đất ở đô thị : 5.208 ha ( 0,84%) (5) Đất ở nông thôn : 12.290 ha ( 1,97 %) (6) Đất chưa sử dụng : 9.843 ha ( 1,58%)

Để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường cần tập trung đẩy mạnh phát triển cây lương thực đặc biệt là cây lúa, tạo ra lượng lúa hàng hóa lớn, ưu tiên phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả... cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất.

- Dự kiến giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1999 - 2000: 9,4%, thời kỳ 2001 - 2005: 5,5% và thời kỳ 2006-2010: 2,5%. Tỷ trọng giá trị trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ giảm từ 90,5% năm 1998 xuống còn 89,2% năm 2000, 85% vào năm 2005 và 78% năm 2010. Trong giá trị sản phẩm ngành trồng trọt, giá trị sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng từ 9% năm 1998 lên 25% năm 2010.

- Sản lượng lương thực (lúa) năm 2010: 2,9 -3,1 triệu tấn, sản lượng lúa hàng hóa: 1,7 - 2,0 triệu tấn, khóm: 236.000 tấn và tiêu: 2.000 tấn, mía 1.399.000 tấn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 62 - 65)