Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 33 - 39)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

2.1.2.Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang

Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp đã đóng vai trò to lớn và vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Hiện thu hút 79,8% lao động xã hội, chiếm 80% dân số, đóng góp 70% GDP, đảm bảo an ninh cho trên 99% diện tích lãnh thổ của toàn tỉnh.

Trong 5 - 10 năm tới khu vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao (từ 50% trở lên) trong tổng GDP toàn tỉnh. Nông nghiệp và nông thôn phát triển sẽ đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm một cách vững chắc cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh,

cung cấp nguyên liệu và nguồn lao động cho phát triển công nghiệp, tạo nguồn cho xuất khẩu, tạo thu hút cho nhập khẩu. Mặt khác vùng sản xuất nông nghiệp là thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bền vững sẽ là nhân tố quyết định cho bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng và trật tự xã hội ở một tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng của Tổ quốc.

Vị trí của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (bảng 4).

- Phát triển nông nghiệp ở Kiên Giang còn có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm số 1 về lương thực - thực phẩm của cả nước.

- Kiên Giang là tỉnh lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lại có tiềm năng to lớn về phát triển sản xuất các loại nông sản thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt về sản xuất lúa, mía, khóm, tiêu, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, bảo tồn loại hệ sinh thái rừng đặc sắc của đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng to lớn của Kiên Giang sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao về nông nghiệp của toàn vùng.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu so sánh về nông nghiệp

đồng bằng sông cửu Long với cả nước

Chỉ tiêu Số lượng % kg so với Đơn vị Cả nước ĐBSCL Kiên Giang Cả nước ĐBSCL 1. Đất đai - Tổng diện tích - Đất nông 103 ha 103 ha 103 ha 32.688 7.843 4.200 3.956 2.632 2.008 622 388 304 1,90 4,95 7,42 15,72 14,74 15,14

nghiệp - Đất lúa - Đất rừng 2. Dân số NN 3. Sản phẩm - Lúa - Mía - Khóm - Heo hơi - Khai thác cá 103 ha 103 ng 103 tấn 103 tấn 103 tấn 103 tấn 103 tấn 10.169 52.668 29.155 13.844 1.228 1.320 283 11.996 15.306 5.539 188 270 658 113 1.187 1.912 396 93 12 156 1,06 2,25 6,56 2,86 0,98 11,82 39,93 9,89 12,49 7,15 49,46 4,44 23,71 Kết cấu hạ tầng:

Kết cấu hạ tầng còn rất yếu và nhất là các vùng sâu, vùng xa Thủy lợi:

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong điều kiện cụ thể của tỉnh, đã đặt ra cho công tác thủy lợi các yêu cầu chính như sau:

+ Tiếp, trữ, giữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. + Tiêu úng và thoát lũ.

+ Tiêu độc, ém phèn.

+ Ngăn mặn, hạn chế mất nước vào mùa kiệt.

Để đáp ứng yêu cầu trên, phải triển khai một số lượng công việc đồ sộ, được tiến hành trong nhiều năm và với sự cố gắng vượt bậc của ngành thủy lợi và các địa phương trong tỉnh. Tính đến năm 1998 tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng mới và nạo vét 590 công trình thủy lợi với tổng chiều dài là 1.625 km, phục vụ tưới tiêu trên 200.000 ha đất canh tác lúa. Hiệu quả đạt được do đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi là diện tích tăng vụ từ 95.000 ha lên 207.000 ha, năng suất lúa trung bình mỗi năm tăng 0,1 tấn/ha. Ngoài ra còn góp phần vào việc bố trí dân cư, cải tạo mạng lưới giao thông thủy bộ, cải tạo môi trường...

So với yêu cầu, đến nay đã xây dựng các công trình quan trọng như sau:

Đã hình thành được hệ thống kênh trục có chức năng dẫn ngọt, tiêu úng và thoát lũ cho vùng tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau. Hình thành mạng lưới kênh cấp II và kênh nội đồng.

Cùng với các đường trục chính đã hình thành hệ thống đê bao ven kênh trục và kênh cấp II nhưng năng lực chống lũ còn hạn chế, chưa đủ sức bảo vệ cơ sở hạ tầng khi gặp lũ lớn. Chưa có sự kết hợp tốt giữa các công trình dẫn ngọt, ngăn mặn, thoát lũ và hạn chế thất thoát nước trong mùa kiệt.

Đã hình thành được tuyến đê cho vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau và trên các tuyến đê này đã xây dựng được một số cống ngăn mặn cuối các kênh trục: T5, T6, 286, Vàm Rầy, Kim Quy... Tuy nhiên, so với yêu cầu thì kết quả trên mới đáp ứng được một phần nhỏ, đây là công tác trọng tâm trong phát triển thủy lợi của tỉnh trong những năm tới.

Giao thông:

Mạng lưới đường thủy:

- Đã hình thành mạng lưới giao thông thủy trên các tuyến kênh trục rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và ra vùng ngoài. Cùng với mạng lưới đường thủy đã xây dựng được các bến cảng đáp ứng yêu cầu bốc dỡ hàng hóa vận chuyển nội địa.

- Tổng chiều dài các tuyến đường thủy: 2.105,2 km, trong đó:

+ Đường do Trung ương quản lý: 254,2 km, bao gồm các tuyến: sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Xáng Xẻo Rô - Cà Mau, sông Cái Sắn - Rạch Sỏi - Tà Niên, Cái Sắn - Rạch Giá - Kiên Lương - Ba Hòn, Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Thị Đội, sông Trẹm - Cạnh Đền - Vĩnh thuận, kênh Cái Tư - Cái Bé.

+ Đường do địa phương quản lý: 1.751 km với 2.293 tuyến sông-kênh + Khả năng lưu thông theo trọng tải tàu:

Dưới 10 tấn: 1.025 km. Từ 10 - 50 tấn: 708 km.

Từ 50 - 500 tấn: 322 km.

- Ngoài các tuyến đường sông còn có các tuyến đường biển nối đất liền với các đảo và nối Kiên Giang với thành phố Hồ Chí Minh như: Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc, Rạch Giá - Hòn Tre, Rạch Giá - Nam Du, Rạch Giá - Lại Sơn, Rạch Giá - Thổ Châu, Hòn Chông - TP. Hồ Chí Minh. Riêng tuyến Hòn Chông - TP Hồ Chí Minh là tuyến chuyên chở Clinke nhà máy xi măng Sao Mai cảng Cát Lái.

+ Cảng sông gồm có: Cảng nhà máy xi măng Kiên Lương, cảng xuống vật tư nông nghiệp Rạch Sỏi, cảng dầu Mong Thọ, cảng cá Tắc Cậu, bến tàu khách Rạch Mẻo, bến tàu khách Rạch Sỏi và còn có 300 m các bến của các huyện thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cảng biển gồm có: Cảng Hòn Chông, cầu tàu An Thới, cảng Hòn Thơm, cảng Rạch Giá, cảng Nam Du, các cầu tàu khách ở Rạch Giá, cảng Thổ Châu. Trong đó cảng Hòn Chông đã xuống cấp trầm trọng không thể khai thác được, cảng Thổ Châu đang được xây dựng.

Mạng lưới giao thông đường bộ:

- Mạng lưới đường bộ kém phát triển lại thường xuyên bị lũ lớn uy hiếp. Theo báo cáo của Sở Giao thông Kiên Giang, bình quân mật độ đường trên diện tích tự nhiên là 0,099 km/km2, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước là 0,32 km/km2. Nếu tính cả các tuyến giao thông nông thôn thì bình quân đạt 0,3 km/km2. Tổng chiều dài ô tô đang sử dụng là 620,58 km, trong đó:

* Quốc lộ: 316,24 km * Tỉnh lộ: 221,54 km * Huyện lộ: 82,80 km.

Tổng chiều dài đường bộ nông thôn: 1.218 km, trong đó đường đất thường và cát núi là 664 km, đường có mặt sỏi đỏ và đá dăm là 617 km. Những năm qua được sự tập trung ưu tiên đầu tư của tỉnh cùng với sự nỗ lực của địa phương trong việc tham gia đầu tư xây dựng nông thôn theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 1998 đã có 83 xã - phường - thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Đã thực hiện đầu tư

xây dựng mới và cải tạo nâng cấp sửa chữa các đường nội ô thị xã. Tuy vậy, mạng lưới đường giao thông nông thôn còn kém phát triển, lưu thông chủ yếu bằng xe thô sơ, xe máy và đi bộ.

Mạng lưới điện:

Những năm qua trong địa bàn nông thôn tỉnh đã thực hiện đầu tư được 692 km đường dây trung thế, 866 km đường dây hạ thế và 16.574 KVA. Đến năm 1998 đã có 77/111 xã có điện đến trung tâm với tỷ lệ sử dụng điện trong vùng nông thôn là 24,31% (toàn tỉnh 38%).

Kinh tế nông nghiệp là tổng thể các nguồn tự nhiên, hệ thống tài sản nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp... Việc đánh giá, xác định đầy đủ và khai thác, sử dụng các nguồn lực đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội về lâu dài cũng như đề ra nhiệm vụ kế hoạch cho thời gian những năm trước mắt.

Những năm trước đây, hiện trạng về các nguồn lực phát triển kinh tế mới chỉ được nhìn nhận như là tiềm năng chưa có chương trình khai thác và sử dụng hợp lý. Trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo một cơ cấu tối ưu cần nghiên cứu, phân tích các nguồn lực đó, thể hiện trong kế hoạch khai thác và sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp ở Kiên Giang.

Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển ở tỉnh nhưng chưa ổn định. Trong giai đoạn năm 1991 -1995 GDP tăng bình quân hàng năm 9,6%, đến giai đoạn năm 1996 - 1998 có xu hướng chậm lại (bình quân 5,4% năm). Năm 1998, GDP khu vực nông nghiệp đạt 3.708 tỷ đồng chiếm 67% GDP của tỉnh và bằng 185% GDP năm 1990. GDP bình quân đầu người chỉ bằng 44% khu vực thành thị. Thành tựu nổi bật nhất của kinh tế nông nghiệp những năm qua là sản xuất lương thực và khai thác thủy sản tăng nhanh (tăng bình quân hàng năm 120.000 tấn tôm, cá). Tuy nhiên hai ngành này hiện nay tăng trưởng thấp so với giai đoạn trước, 3 năm (1996 - 1998) tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,2% - 4,4% (giảm 4,3% - 9,5% so với bình quân 5 năm trước). Các

ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ tuy vẫn giữ mức tăng trưởng từ 11 - 12% hàng năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp nông thôn.

Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chủ yếu là nông lâm nghiệp và thủy sản, trong điều kiện sản xuất chủ yếu ngành này chịu tác động rất lớn của thiên nhiên và thị trường nên phát triển chưa bền vững.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 33 - 39)