Thực hiện hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với văn hóa xã hội nông dân, nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 67 - 69)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.4. Thực hiện hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với văn hóa xã hội nông dân, nông thôn

hội nông dân, nông thôn

Để phát triển kinh tế gắn với văn hóa xã hội nông dân, nông thôn cần phải phân bố lại lao động và dân cư nông thôn ở Kiên Giang không chỉ có vai trò quan trọng về giải quyết công ăn việc làm, phát triển các vùng kinh tế mới mà còn có ý nghĩa về an ninh - quốc phòng.

- Hiện nay có khoảng 15.000 hộ nông dân không có đất và số hộ không có đất có thể sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Dự kiến trong thời kỳ 1999 - 2010 sẽ di chuyển khoảng 12.000 hộ, trong đó đến vùng Tứ giác Long Xuyên: 7600 hộ (thời kỳ 1999-2000: 1600 hộ, thời kỳ 2001-2005: 3500 hộ, thời kỳ 2006 - 2010: 2500 hộ), vùng bán đảo Cà Mau: 2800 hộ (thời kỳ 1999 - 2000: 500 hộ, thời kỳ 2001 - 2005: 1300 hộ, thời kỳ 2006 - 2010: 1000 hộ), vùng hải đảo: 1600 hộ (thời kỳ 1999 - 2000: 400 hộ, thời kỳ 2001 - 2005: 700 hộ, thời kỳ 2006 - 2010: 500 hộ).

- Riêng ở vùng tứ giác Long Xuyên có khoảng 33.000 ha có khả năng phát triển nông lâm nghiệp, khi giải tán Kiên Tài có thể giữ lại 12.000 ha đất lâm nghiệp và mở rộng khoảng 20.000 - 25.000 ha đất nông nghiệp. Sau khi để lại các khu vực cho di chuyển các dân cư trong nội bộ các huyện trong vùng và tiếp nhận số hộ nêu trên, có thể tiếp nhận thêm khoảng 9 - 10 ngàn hộ, trong đó vào khu vực Quân khu 9 khoảng 4000 hộ, khu vực Kiên Tài khoảng 7-9 ngàn hộ. Trước mắt tập trung đưa từ 8 -10 ngàn hộ đến khai thác các khu vực trong phạm vi quản lý của Quân khu 9, ven và phía Bắc kinh Tà Phô. Sau khi dự án giải thể Kiên Tài được hoàn tất sẽ đưa thêm khoảng 7-9 ngàn hộ vào khu vực này.

Vốn đầu tư cho di dân khoảng 12 tỷ đồng (không kể vốn cho khai hoang, thủy lợi nội đồng và đền bù).

- Hiện nay đã hình thành và ổn định các tuyến và điểm dân cư ở các vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và khu vực phía đông Tri Tôn thuộc vùng tứ giác Long Xuyên. Trong những năm tới sẽ xây dựng các tuyến dân cư kết hợp với di dân ở các khu vực khác vào vùng tứ giác Long Xuyên. Dự kiến sẽ hình thành các tuyến dân cư ven các kênh trục như Tám Ngàn, T6, T5, T4, T3, T2, Nông trường, Hà Giang, Tà Phô. Tổng số dân dự kiến định cư trong khu vực này khoảng 20 ngàn hộ, trong đó điều động dân cư trong tỉnh khoảng 15 - 16 ngàn hộ, điều động từ tỉnh ngoài vào khoảng 4 - 5 ngàn hộ. Tổng nhu cầu đầu tư cho hình thành các tuyến dân cư khoảng 51 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu trên cần:

- Tập trung sức đẩy mạnh phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân.

- Bản thân người dân phải vươn lên, tăng cường phát huy nội lực, thay đổi tập quán sản xuất và sinh hoạt, vươn lên làm giàu cho bản thân mình và góp phần làm giàu cho xã hội.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động mọi nguồn vốn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, văn hóa thể thao...

- Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, hỗ trợ về vốn, có cơ chế chính sách phù hợp như chính sách về đất đai, vốn, thuế... trước mắt có chính sách hỗ trợ để cho những hộ thiếu đất, không đất hoặc cầm cố ruộng đất có đất sản xuất ổn định cuộc sống. Nhà nước tập trung đầu tư các công trình lớn, thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, giải quyết về chế biến tiêu thụ sản phẩm, khoa học kỹ thuật...

Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải có trọng điểm, phát huy hiệu quả, tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt phát huy tốt nguồn lực của địa phương, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng tham gia xây dựng và quản lý.

Dự kiến tổng vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp thời kỳ 1999- 2010 là 3.487 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương đầu tư là 1.249,1 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.393,5 tỷ đồng, vốn dân đầu tư là 519,3 tỷ đồng và vốn khác là 325,2 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang pot (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)