Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
711,81 KB
Nội dung
1
Luận văn
Nguồn nhânlựcchophát
triển kinhtế-xãhộiởtỉnh
Kon Tum
2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NNL là nhân
tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và pháttriểnkinh tế.
NNL vừa là nguồnlực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn
bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinhtế nhanh và bền
vững; chỉ có NNL mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồnlực vật chất
khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng
hiệu quả NNL trong pháttriển nền kinhtế thị trường định hướng XHCN là
một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát
triển cả ở cấp cơ sở, địa phương và cấp quốc gia, góp phần thực hiện chiến
lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo ra sự tăng trưởng bền vững của
Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tại ngã ba Đông Dương - giáp với
hai nước Lào và Campuchia, KonTum có vai trò quan trọng trong các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong
công cuộc xây dựng đất nước, pháttriểnkinhtế hiện nay.
Với cơ cấu dân số trẻ, lại giàu tiềm năng kinhtế rừng, môi trường và
sinh thái nhưng KonTumvẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.
Mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, số người chưa biết chữ và chưa tốt
nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ cao (30,65%), phân bố dân cư và NNL chưa phù
hợp với yêu cầu pháttriểnkinhtế-xãhội (tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
là 77,21%, công nghiệp xây dưng là 6,39% và thương mại - dịch vụ là
3
16,387%). Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn
nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 21%, sản xuất hàng hóa
chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn [8].
Do vậy, việc pháttriển NNL đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân, sớm đưa khoa học công nghệ vào trong
sản xuất, nâng cao hiệu quả, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá
trình pháttriểnkinhtế-xã hội, góp phần ổn định chính trị -xãhội đang là
vấn đề cấp thiết đối với tỉnhKonTum hiện nay.
Cho nên, vấn đề " Nguồn nhõn lựccho phỏt triểnkinhtế- xó hộiở
tỉnh KonTum " được chọn làm đề tài luậnvăn tốt nghiệp Cao học kinhtế
chuyên ngành Kinhtế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề NNL và vai trò của NNL chopháttriểnkinhtế-xãhội đã được
nhiều công trình, bài viết đăng tải- tiêu biểu như:
- “Nguồn nhânlực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam”, TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
- “Vấn đề pháttriển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá”, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -1996.
- " Sử dụng nguồnnhânlực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta", Trần Kim Hải, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh,1999.
- “Xây dựng nguồnnhânlựccho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành
phố Đà Nẵng”, Vương Quốc Được, Luậnvăn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1999.
- " Nguồnnhânlựccho công nghiệp, hóa hiện đại hóa ởtỉnh Đắk
Nông", Đinh Khắc Đính, Luậnvăn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, 2007.
4
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết đăng trên nhiều tạp chí đề cập đến
NNL chopháttriểnkinhtế-xã hội, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên
cứu đã được công bố đó, chủ yếu chỉ đề cập đến NNL chất lượng cao cho các
khu công nghiệp, các thành phố lớn,… và do vậy việc nghiên cứu vấn đề "
NNL chopháttriểnkinhtế-xãhộiởtỉnhKonTum " trên phương diện kinh
tế chính trị như đề tài luậnvăn đã nêu là không trùng lắp.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luậnvăn
3.1. Mục đích
Đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu pháttriển NNL đáp ứng yêu
cầu pháttriểnkinhtế-xãhộiởtỉnhKon Tum.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của NNL chopháttriển
kinh tế- xãhội của một địa phương miền núi Tây nguyên.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng NNL của tỉnhKon-Tum thời gian
qua, luậnvăn đề xuất phương hướng và giải pháp pháttriển NNL chophát
triển kinh tế- xãhộiởtỉnhKonTum trong giai đoạn đến 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luậnvăn chú trọng nghiên cứu vai trò, mối quan hệ giữa NNL với phát
triển kinhtế-xãhộiởtỉnhKon Tum.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luậnvăn tập trung nghiên cứu NNL KonTum giai đoạn từ 2001
đến nay và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, luậnvăn sử dụng các phương pháp chủ yếu, đặc trưng của kinhtế chính trị
học như: trừu tượng hóa khoa học, tổng hợp, phân tích, so sánh v.v
5
6. Đóng góp của luậnvănLuậnvăn khái quát hóa đặc điểm NNL và vai trò của NNL chophát
triển kinhtế-xãhộiở một tỉnh nghèo miền núi, từ đó đề xuất phương hướng,
giải pháp pháttriểnnguồnnhânlựcchopháttriểnkinhtế-xãhộiKonTum
từ nay đến 2010 và định hướng đến 2015.
7. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luậnvăn
gồm 3 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
Lý luận chung về nguồnnhânlựcchopháttriểnkinhtế-xãhộiở miền núi
1.1. Đặc điểm cơ bản của nguồnnhânlựcở miền núi
1.1.1. Khái niệm nguồnnhânlực
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NNL mà nòng
cốt là đội ngũ tri thức là nhân tố trung tâm có vai trò quyết định đối với sự
tăng trưởng và pháttriển của nền kinh tế. Do đó, việc nhận rõ nội dung, tính
chất, đặc điểm của sự pháttriển và sử dụng hiệu quả NNL là vấn đề lý luận
đặc biệt quan trọng, vì thế NNL đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau, và đã có nhiều phương cách khác nhau được sử
dụng để nâng cao chất lượng NNL phục vụ chopháttriểnkinhtế-xã hội.
Theo Liên hợp quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng kinh
nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự pháttriển
của mỗi cá nhân và của cả đất nước” [44, tr.8].
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, NNL gồm những người đủ 15 tuổi
trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình
không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác như nghỉ
hưu trước tuổi [37].
Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lựcpháttriển trong nền
kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam" do GS. TSKH Lê
Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thể
7
thống nhất hữu cơ giữa năng lựcxãhội của con người (thể lực, trí lực, nhân
cách) và tính năng động của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở
quá trình biến nguồnlực con người thành vốn con người [34, tr.14 ].
Một số nhà khoa học tham gia đề tài, “Con người Việt Nam - mục tiêu
và động lực của sự pháttriểnkinhtế-xã hội” chương trình khoa học - công
nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07 do GS, TS KH Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm thì cho rằng: “nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng
con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và
phẩm chất” [17, tr.328]. Còn gần đây, trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp,
các nhà khoa học - công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc nguyên Thủ tướng
Phan Văn Khải đã khẳng định: "Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao
động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” [22].
Tiến sỹ Đoàn Văn Khái lại cho rằng trong thực tế, khái niệm “nguồn
nhân lực” ngoài nghĩa rộng như “nguồn lực con người”, thường còn hiểu theo
nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng lao động.
Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với ý nghĩa nhấn mạnh
phương diện khách thể của con người, coi con người như một nguồn tài nguyên,
một loại của cải quý giá cần được khai thác hơp lý, có hiệu quả, nhất là tiềm
năng trí tuệ, và cho rằng "Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu
dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó
trong sự pháttriểnxã hội” [7, tr.260].
Theo quan điểm của một số nhà khoa học khác thì nguồnnhânlực được
xem là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức
khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ và phong cách lao động.
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên NNL có nội hàm rất rộng,
nhưng có thể cụ thể hóa và phân loại các yếu tố cấu thành NNL theo các
nhóm sau đây:
8
- NNL trước hết gắn với con người- sức khỏe, trí tuệ, số lượng cùng với
các đặc trưng về chất lượng như trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề
nghiệp, thái độ và phong cách làm việc. Được biểu hiện ra là người lao động,
là lực lượng lao động, là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có
trong tương lai gần). Từ khía cạnh này, có thể hiểu khai thác, sử dụng có hiệu
quả NNL trước tiên là tạo việc làm và khai thác hợp lý nguồn lao động. Đồng
thời khái niệm NNL cũng phản ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư
và tốc độ tăng dân số của một nước trong một thời kỳ nhất định tham gia vào
phát triểnkinhtế -xã hội .
- NNL có tính cụ thể- xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa
phương (tỉnh, thành phố …). Vì vậy, NNL bao giờ cũng mang sắc thái riêng, đặc
thù cho mỗi quốc gia, dân tộc đó nó, có tính lịch sử - cụ thể.
- NNL là phạm trù pháp lý, nó được phản ánh trên phương diện môi
trường pháp luật, thể chế và các chính sách tạo động lực để con người phát triển,
phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình.
- NNL là phạm trù kinh tế, nó được xem xét với tư cách là một nguồn lực-
nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồnlực của sự pháttriểnxã hội. Là một
nguồn lực, như các nguồnlực khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ…),
con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự pháttriển của
một quốc gia, dân tộc. Song, khác với các nguồnlực khác ở chỗ, có nó, các
nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với phát
triển xã hội, vì thế nó là nguồnlực xuất phát, khởi động của mọi nguồnlực phi
nhân lực.
Do con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất,
quyết định sự vận động và pháttriển của lực lượng sản xuất, quyết định quá
trình sản xuất nên nó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong
lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất, một nguồnlực chủ yếu để pháttriểnkinhtế-xã hội, con người
9
còn được nhìn nhận như là một phương tiện chủ yếu, đảm bảo tốc độ tăng
trưởng sản xuất và dịch vụ.
- Trên phương diện xã hội, con người là tế bào xã hội, mọi sự pháttriển
của xãhội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do con
người quyết định. Song con người chinh phục cải biến tự nhiên không phải
chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là con người xãhội
là những thành viên trong cộng đồng xã hội. Do vậy, sự pháttriển của con
người bao giờ cũng mang tính chỉnh thể, thống nhất, nhưng cũng hết sức phức
tạp và đa dạng. Chính sự phức tạp và đa dạng đó trong tiến trình pháttriển
lịch sử xãhội đã tạo nên tính không đồng đều trong sự pháttriểnkinhtế-xã
hội ở các nước, các khu vực, các châu lục khác nhau. Điều này nó ảnh hưởng
đến các giá trị truyền thống, đạo lý xãhội của các quốc gia dân tộc, hình
thành nên bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống… của mỗi vùng
lãnh thổ, mỗi nền kinhtế khác nhau.
- NNL hiện nay không thể tách rời với vấn đề quốc tế. Thực tếcho thấy
xu hướng toàn cầu hóa kinhtế đã lôi cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của
nó, dù đó là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, pháttriển hay chậm phát triển.
Toàn cầu hóa kinhtế tạo ra những thời cơ và thách thức mới, ở đâu nắm được
thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ pháttriển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt
hậu xa hơn. Vì vậy, pháttriển NNL phải đảm bảo có đủ khả năng thích nghi
được với xu thế thời đại, phát huy được tính tự tôn dân tộc, quyết tâm làm cho
đất nước phát triển, sánh vai với các nước trên thế giới.
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, với những nội hàm khác nhau,
trên phương diện kinhtế chính trị và để đáp ứng yêu cầu luậnvăn thì NNL
được hiểu là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao
động xãhội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm
lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra
10
của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của
đất nước.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồnnhânlựcở miền núi
Thứ nhất, về quy mô.
Nguồnnhânlựcở miền núi có quy mô nhỏ, mật độ dân số thấp so với
mật độ dân số trung bình của cả nước. ở Tây Bắc 62 người/ km
2
, Tây Nguyên
68 người/km
2
, Đông Bắc 160 người/ km
2
. Năm 2004, trong tổng NNL của cả
nước vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ 5,6%, Tây Bắc 3,2%,…nhưng ở miền núi
lại có tốc độ tăng dân số cao, ngoài việc tăng dân số tự nhiên thì ở khu vực
này dân số tăng về cơ học rất lớn. Đây vừa tiềm năng vừa là thách thức trong
quá trình pháttriềntriểnkinhtế-xãhội trên địa bàn này.
Thứ hai, về cơ cấu.
Nguồnnhânlực miền núi bị quy định với cấu trúc dân tộc- nghĩa là
được phân bố theo hình thức cư trú dân tộc. Từ trong lịch sử, mỗi dân tộc đã
sớm tạo riêng cho mình một vùng cư trú. Phạm vi cư trú của từng dân tộc
không phân định theo ranh giới hành chính, thực tế đã cho thấy sự có mặt của
cư dân các thành phần dân tộc không ngừng thay đổi trên địa bàn và có sự đan
xen.
Ngoài ra, phân bố NNL theo ngành ở các vùng lãnh thổ chịu sự tác động
của cơ cấu kinhtế ngành và cơ cấu lao động của từng vùng. Chuyển dịch cơ
cấu lao động theo vùng lãnh thổ phụ thuộc vào định hướng xây dựng cơ cấu
ngành và đã được Nhà nước quan tâm, có những chính sách đầu tư phát triển.
Hiện nay, quá trình cơ cấu lại lao động theo ba nhóm ngành (nông- lâm- ngư
nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) ở miền núi chậm hơn so với cả
nước và khu vực đồng bằng- điều đó được phản ánh ở cơ cấu lao động năm
2004 theo 3 nhóm ngành của các vùng như sau:
[...]... được nhu cầu pháttriểnkinhtế-xãhội của khu vực miền núi nói riêng cũng như CNH, HĐH đất nước Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinhtếpháttriển ổn định 1.2 Vai trò của nguồnnhânlực đối với pháttriểnkinhtế - xãhội 1.2.1 Nguồnnhânlực là tiền đề quyết định pháttriểnkinhtế-xãhội Trong bất... là vấn đề có ý nghĩa then chốt góp phần pháttriển nền kinhtế một cách bền vững 1.3 Kinh nghiệm phát triểnnguồnnhânlựcchopháttriểnkinhtế - xãhộiở một số địa phương 1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách pháttriển vùng đồng bào dân tôc thiểu số ởtỉnh Lâm Đồng Là tỉnh miền ở phía Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 9.764,79 km2 với 143 xã, phường, thị trấn, dân số gần 1,2 triệu... lợi cho đầu tư và xãhội ổn định Nếu xem xét dưới góc độ pháttriển bền vừng bao gồm tăng trưởng kinh tế, an toàn xãhội và bảo vệ môi trường, thì pháttriểnnguồn vốn con người, vốn nhânlực vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất của quá trình pháttriển của ở mỗi quốc gia Vì nó gắn với pháttriển con người và lấy con người làm trung tâm của sự pháttriển Tuy nhiên, nguồn lực. .. dộc là nhân tố quan trọng để hình thành và pháttriểnvăn minh của nhân loại đó chính là môi trường lành mạnh cho pháttriểnkinhtế - xãhộiở nước ta Môi trường văn hoá là cơ sở pháttriển con người, việc tạo lập môi trường văn hoá phù hợp với yêu cầu CNH là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn sự hình thành và pháttriển NNL của miền núi Truyền thống lịch sử và nền văn hoá... người đó phải được pháttriển và huy động tối đa vào quá trình pháttriểnkinhtế-xã hội, đảm bảo có đủ việc làm, tiến tới việc làm có năng suất và được tự do lựa chọn, tức là việc làm mang tínhnhân văn, trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng lao động (tức là sử dụng có hiệu quả năng lựcxãhội của nguồnnhân lực) , thì mới trở thành nguồn lực, động lực và là yếu tố cơ bản nhất của sự pháttriển bền vững... rất cần thiết đối với quá trình pháttriểnkinhtế-xãhộiở miền núi, bởi điều kiện kinhtếxãhội của miền núi rất thấp kém, do vậy một trong những giải pháp tốt nhất mà các địa phương này đang thực hiện là quan tâm đầu tư chovấn đề đầu tư chovấn đề phát triểnnguồnnhânlực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồnnhânlực của địa phương, để đẩy nhanh sự tăng trưởng mọi mặt, góp phần khắc phục... của xãhội nhưng chủ yếu là do quá trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan hệ xãhội mà hình thành nên Những nhân tố tổng hợp chủ yếu ảnh hưởng đến nguồnnhânlực miền núi là: Thứ nhất, tác động của sự pháttriểnkinhtế-xãhội đến chất lượng nguồnnhânlực- Tác động này trước hết được thể hiện ở trình độ của nền kinhtế tác động đến chất lượng NNL, vì đó là cơ sở để... "về pháttriểnkinhtế-xãhội miền núi", Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 22, khóa V "Về chủ trương, biện pháp xây dựng kinhtế-xãhội vùng dân tôc"; tiếp đó là Chỉ thị 25 - CT/TU của ban thường vụ tỉnh ủy "Về tiếp tục đầu tư xây dựng và pháttriểnkinhtế - xãhội vùng đồng bào dân tôc"… Thông qua nhiều chương trình, dự án do Trung ương đầu tư, hỗ trợ, đồng thời tích cực xây dựng và triển. .. CNH- HDH từng bước pháttriểnkinhtế tri thức Bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinhtế tri thức trong điều kiện trình độ pháttriểnkinhtế -xã hội còn thấp ở nước ta, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và pháttriển bền vững Bởi vì: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinhtế thế... thị của Tỉnh ủy về pháttriểnkinhtế-xãhội vùng đồng bào dân tộc, các vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đều có sự pháttriển kể cả kinh tế, xãhội cũng như cũng cố quốc phòng - an ninh Một trong những chính sách nổi bật pháttriển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Lâm Đồng những năm qua là thực hiện tốt cuộc vận động định canh - định cư, xóa đói - giảm nghèo cho đồng bào Từ năm 1986 trở lại đây, . của NNL cho phát triển kinh tế - xã hội ở một tỉnh nghèo miền núi, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Kon Tum từ nay đến 2010 và. phân tích thực trạng NNL của tỉnh Kon - Tum thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNL cho phát triển kinh t - xã hội ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn đến 2015 Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NNL là nhân