Muốn vậy, Nhà quản trị phải nắm được thực trạng tình hình tài chính Công ty đang như thế nào, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc
tế Vì vậy, để đứng vững được trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này thì doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình không chỉ nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh mà còn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng mục tiêu trong đầu tư, và các biện pháp để phát huy tiềm lực của của mình Muốn vậy, Nhà quản trị phải nắm được thực trạng tình hình tài chính Công ty đang như thế nào, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh để có chiến lược phù hợp Và chỉ có phân tích tài chính mới giúp nhà quản trị biết được những điều đó
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh luồng tiền vào, luồng tiền ra trong kỳ của một doanh nghiệp Do đó, Báo cáo tài chính là đối tượng phân tích của phân tích tài chính doanh nghiệp Qua báo cáo tài chính, phân tích tài chính cho ta thấy được thực trạng về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp từ đó dự đoán được xu thế phát triển về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
Kết quả của phân tích tài chính không chỉ có ý nghĩa với các nhà quản trị doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa rất lớn với các đối tượng khác như các nhà cho vay, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý cấp trên…
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho người sử
Trang 2dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp Trên cơ sở đó lựa chọn phương án kinh tế tối ưu
Như vậy, phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kiinh doanh Thế nhưng, trên thực tế, công tác phân tích tài chính lại chưa được quan tâm đúng mức trong rất nhiều doanh nghiệp hiện nay
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Mỹ Nghệ, Nghệ An, em nhận thấy công tác phân tích tài chính tại Công ty chưa được chú trọng Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính với doanh nghiệp và tình
hình thực tế tại Công ty, em quyết định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty cổ phần Mỹ nghệ Nghệ An” làm đề tài
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế nên báo cáo thực tập còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo Đặng Hương Giang và các cô chú để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 3CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP
VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
I KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1 Doanh nghiệp
Nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa giá trị tài
sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được chia thành:
- Doanh nghiệp Nhà Nước
- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2 Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến viêc hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Tài chính được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên
lý khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau:
Trang 4- Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
- Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ trốn dưới các hình thức khác nhau
- Khía cạnh thời hạn của các loại vốn
- Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể
- Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi cấu trúc của nó
3 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Nội dung của các mối quan hệ tài chính Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác Mối quan hệ tác động qua lại này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó thường xuyên giữa phân phối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Phân phối vừa phản ánh kết quả của sản xuất và trao đổi, lại vừa là điều kiện cho sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình thường và liên tục
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh
có tư cách pháp nhân và là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính Vì tại đây diễn ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với qua trình sản xuất, đầu tư, tiêu thụ và phân phối
Tài chính - thoạt nhìn chúng ta lại hiểu là tiền tệ, như một doanh nghiệp
sẽ phải trích một khoản tiền lương để trả cho cán bộ công nhân viên Tiền lương đó được phân phối giữa các loại lao động có trình độ nghề nghiệp khác nhau và điều kiện làm việc khác nhau Tài chính tham gia phân phối sản phẩm quốc dân cho người lao động thông qua quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ phúc lợi công cộng khác Do vậy giữa tài chính và tiền là hai phạm trù kinh tế khác nhau
Tài chính cũng không phải là tiền tệ, và cũng không phải là quỹ tiền tệ
Nhưng thực chất tiền tệ và quỹ tiền tệ chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính, còn bên trong nó là những quan hệ kinh tế đa dạng Nhân loại
đã có những phát minh vĩ đại trong đó phải kể đến việc phát minh ra tiền,
mà nhờ đó người ta có thể quy mọi hoạt động khác nhau về một đơn vị đo thống nhất, và trên cơ sở đó có thể so sánh, tính toán được với nhau Như vậy tiền chỉ là phương tiện cho hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng Thông qua phương tiện này, các doanh
Trang 5nghiệp có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong mọi lĩnh vực, nếu như chúng ta chỉ nhìn bề ngoài thì chỉ thấy các hoạt động đó hoạt động tách riêng nhau, nhưng thật ra lại gắn bó với nhau trong sự vận động và chu chuyển vốn, chúng được tính toán và so sánh với nhau bằng tiền
Do vậy toàn bộ các quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong doanh nghiệp thể hiện nội dung của tài chính doanh nghiệp Nó bao gồm các quan hệ tài chính sau:
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Xuất phát từ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như những mối quan hệ về phân phối và phân phối lại dưới hình thức giá trị của cải vật chất sử dụng và sáng tạo ra ở các doanh nghiệp
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức
Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ ở doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước
Thể hiện trong việc các doanh nghiệp nộp thuế cho chính phủ và sự tài trợ của chính phủ trong một số trường hợp cần thiết để thực hiện vai trò can thiệp vào kinh tế của mình
Ở nước ta có thành phần kinh tế quốc doanh nên sự tài trợ của nhà nước được thể hiện rõ bằng việc bảo đảm một phần vốn pháp định cho các doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước sẽ được nhà nước chú trọng đầu tư vốn nhằm giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn Cũng trong quá trình hoạt động kinh doanh này, các doanh nghiệp nhà nước phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí như các doanh nghiệp khác và còn phải nộp thuế sử dụng vốn cho ngân sách nhà nước Khoản thu này chiếm tỉ trọng lớn trong thu ngân sách giúp nhà nước
có nguồn để phục vụ cho quốc kế dân sinh nói chung và tạo hành lang pháp
Trang 6lý để bảo vệ nền kinh tế cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc không hoạt động ở những then chốt, nhà nước sẽ cho cổ phần hoá Nghĩa là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp theo dạng này sẽ bao gồm : Cổ phần của nhà nước, cổ phần của doanh nghiệp và cổ phần của ngân hàng Nếu doanh nghiệp bán cổ phần của mình cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thì lúc đó sẽ có các cổ phần của cán bộ công nhân viên ở một chừng mực nào đó, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vận hành thì cổ phần đó sẽ được mua đi bán lại trên thị trường và nảy sinh ra cổ phần xã hội Trong điều kiện đó mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước với doanh nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể Nhà nước còn tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một cổ đông
Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tài chính trung gian
Hiện nay các tổ chức tài chính trung gian ở nước ta mới chỉ hiện rõ nét bằng hoạt động của các ngân hàng thương mại và của công ty bảo hiểm
Nhưng để có một nền kinh tế thị trường phát triển tất yếu phải có sự thiết lập các hình thức phong phú, đa dạng trong lĩnh vực môi giới về vốn Nhằm biến những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp
và các tổ chức khác thành những nguồn vốn dành để đầu tư cho kinh tế
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm và dịch vụ, trong việc góp vốn liên doanh, vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn liên doanh cổ phần mang lại
Cùng với sự phát triển của các yếu tố cấu thành trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế giữa các doanh nghiệp có xu thế ngày càng tăng lên Các hoạt động đó đan xen vào nhau và tự điều chỉnh theo các quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ và khả năng thu hút lợi nhuận
Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài Phát sinh trong quá trình vay, cho vay, trả nợ và đầu tư với giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế trên thế giới
Nền kinh tế thị trường gắn liền với chính sách mở cửa, các hoạt động giữa các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng có xu thế hoà nhập lẫn nhau, hợp tác với nhau để phát huy hết khả
Trang 7năng và thế mạnh của mình trong việc khai thác các nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh để có chi phí ít nhất với hiệu quả kinh tế cao nhất
Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền
tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội
Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh
II Đặc điểm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
* Gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh: quan hệ nộp, cấp phát giữa doanh nghiệp và nhà nước; quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp
* Sự vận động của các quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt Sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư và lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
2.1 Chức năng tạo vốn và luân chuyển vốn
Đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng vốn đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Về phía Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp là tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng để tạo vốn và phát triển các loại hình tín dụng thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư, tạo nguồn vốn cho vay dồi dào đối với mọi loại hình doanh nghiệp
Trang 82.2 Phân phối thu nhập bằng tiền doanh nghiệp Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiêp phân phối Phân phối tài chính ở doanh nghiệp có thể được diễn ra giữa 2 chủ thế khác nhau, chuyển một bộ giá trị từ hình thức sở hữu này sang hình thức sở hữu khác Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp cho chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và mua bán nguyên liệu, vật liệu để tiếp tục cho chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng hình thức các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn đã lợi tức cổ phần nếu có
Chức năng phân phối tài chính của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh
và hình thức sở hữu doanh nghiệp
2.3 Chức năng giám đốc (hoặc kiểm tra) bằng tiền đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp thường căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Cụ thể qua tỷ trọng, cơ cấu nguốn vốn huy động, việc sử dụng nguồn vốn huy động, việc tính toán các yếu tố chi phí vào giá thành và chi phí lưu thông, việc thanh toán các khoản công nợ với người bán, với tín dụng, với công nhân viên và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng của doanh nghiệp Trên cơ sở đó giúp cho các chủ thể quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, những sơ hở trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn kịp thời khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì nâng cao quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, chức năng này trong phạm vi doanh nghiệp nơi mà hoạt động hằng ngày, hằng giờ thực hiện việc tiêu dùng sản xuất vật tư và lao động thì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng
=> Ba chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau
Chức năng tạo vốn và phân phối được tiến hành đồng thời qua trình thực hiện chức năng Giám đốc Chức năng Giám đốc thực hiện tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn, đảm bảo các tỷ
lệ phù hợp với quy mô sản xuất, phương hướng sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành liên tục Việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút mọi nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu
Trang 9vốn cho các doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả đồng vốn, tạo ra nguồn tài chính dồi dào là điều thuận lợi cho việc thực hiện chức năng Giám đốc tài chính của doanh nghiệp
3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Vai trò của tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái tạo, hay còn được coi như “ cái gốc của nền tài chính” Sự phát triển hay suy thoái của sản xuất- kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính Vì vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý ; sau đó nó còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế vĩ
mô của nhà nước
Song song với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã hoạch định hàng loạt chính sách đổi mới nhằm xác lập cơ chế quản lý năng động như các chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh, mở rộng khuyến khích giao lưu vốn Trong điều kiện như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò sau:
+ Tài chính doanh nghiệp- một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh
Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp phải có một yếu tố tiền đề - đó là vốn kinh doanh
Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp trước đây, vốn của các doanh nghiệp nghiệp nhà nước được nhà nước tài trợ hầu hết Vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn không được đạt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sống còn với doanh nghiệp
Chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới nhằm thu hút được lợi nhuận cao đã trở thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, khi đã có nhu cầu về vốn, thì nảy sinh vấn đề cung ứng vốn Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và khả năng để chủ động khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình
Trang 10+ Tài chíh doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả
Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm
và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế
đã đặt ra trước mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khe khắt; sản xuất không phải với bất kỳ giá nào Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng các số liệu của kế toán và bảng tổng kết tài sản Với đặc điểm này, người cán bộ tài chính có khả năng phân tích, giám sát các hoạt động kinh doanh để một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
+ Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh
Khác với nền kinh tế tập trung, trong nền kinh tế thị trường các quan
hệ tài chính doanh nghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn Đó là những quan hệ với hệ thống ngân hàng thương mại, với các tổ chức tài chính trung gian khác, các thành viên góp vốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp Những quan hệ tài chính trên đây chỉ
có thể được diễn ra khi cả hai bên cùng có lợi và trong khuôn khổ của pháp luật Dựa vào khả năng này, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích thu hút vốn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn có thể dễ dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
=> Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán
Trang 11thống kê, xây dựnghệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
4 Hoạt động của tài chính doanh nghiệp 4.1 Tổ chức tài chính doanh nghiệp
4.1.1 Khái niệm tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính là việc hoạch định chiến lược tài chính và xây dựng
hệ thống các biện pháp để thực hiện các chiến lược đó, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ nhất định
4.1.2 Các loại hình tổ chức tài chính trong doanh nghiệp
Căn cứ vào chế độ sở hữu và hình thức kinh doanh, tổ chức tài chính gồm:
* Doanh nghiệp Nhà nước: gồm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (những ngành then chốt) và doanh nghiệp công ích
- Nguồn vốn: do Nhà nước cấp và tổ chức quản lý, nếu thiếu vốn doanh nghiệp được vay theo pháp luật
- Phân phối kết quả kinh doanh:
+ Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thông qua nộp thuế
+ Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quy định của Nhà nước
* Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản vốn liếng của mình về hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn)
- Nguồn vốn do chủ doanh nghiệp tự khai và có quyền tăng, giảm vốn đầu tư Nếu thiếu vốn doanh nghiệp được vay theo quy định của pháp luật
- Phân phối kết quả kinh doanh:
+ Bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thông qua thuế
Trang 12+ Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quy định của chủ doanh nghiệp
- Nguồn vốn:
+ Sự đóng góp của cổ đông
+ Thiếu vốn có thể phát hành chứng khoán để huy động
+ Công ty được vay theo luật định
- Phân phối kết quả kinh doanh:
+ Bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thông qua thuế
+ Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quyết định của đại hội
cổ đông (đại biểu cố đông…)
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu vốn Công ty có tư cách pháp nhân và không được phát hành cổ phiếu, chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn
bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác
- Phân phối kết quả kinh doanh:
+ Bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thông qua thuế
+ Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quyết định của công ty
Trang 13* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên không quá 50 người chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ của công ty trong phần vốn góp, không được quyền phát hành cổ phiếu
- Phân phối kết quả kinh doanh: lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quyết định của chủ doanh nghiệp Nếu là công ty do nhiều người hùn vốn, phần này sau khi trích lập các quỹ, số còn lại đem chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp
* Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm
- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam
có thể do 2 hay nhiều bên tham gia để tiến hành đầu tư
- Doanh nghiệp liên doanh chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp
- Phân phối kết quả kinh doanh thoe tỷ lệ vốn góp mỗi bên
+ Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, không được phát hành cổ phiếu Tự phân phối kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa 2 hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam Quy định trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ lệ vốn góp, không thành lập thành viên mới
Trang 14* Hợp tác xã: Vốn của hợp tác xã do xã viên góp vốn, thu nhập sau khi trừ chi phí, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích vào quỹ hợp tác
xã theo quy định phần còn lại được phân phối cho xã viên
4.2 Các hoạt động của tài chính doanh nghiệp
4.2.1 Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
- Đặc trưng của vốn kinh doanh:
+ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt, vì
nó nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh (tức là nhằm mục đích tích lũy)
+ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mục tiêu sinh lời
và luôn thay dổi hình thái biểu hiện, nó vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền
Vốn cố định
- Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản
cố định của doanh nghiệp
- Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại:
+ TSCĐ hữu hình: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ TSCĐ vô hình: tài sản không có hình thái vật chất cụ thể ( bằng sáng chế, phát minh bản quyền, phần mềm…)
- Đặc điểm TSCĐ:
+ Trong quá trình sản xuất linh doanh, TSCĐ không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị giảm dần, hao
Trang 15mòn Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan đến giảm giá trị sử dụng của TSCĐ Hao mòn vô hình liên quan tới việc mất giá của TSCĐ
+ TSCĐ hữu hình thường bị cả hai loại hao mòn hữu hình và vô hình, còn TSCĐ vô hình thì chỉ bị hao mòn vô hình
- Đặc điểm của vốn cố định
+ Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ
+ Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển
- Phương thức bù đắp và quản lý vốn cố định
+ Vốn cố định được thu hồi bằng biện pháp khấu hao – trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu hao
+ Việc quản lý vốn cố định gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp – quản lý cả về mặt giá trị (quản
lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp
- Bảo toàn và phát triển vốn cố định
+ Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất mà còn duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó
+ Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, phát triển khoa học - công nghệ
Vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16- TSLĐ của doanh nghiệp là những đối tượng lao động được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
+ TSLĐ sản xuất: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,…
+ TSLĐ lưu thông: sản phẩm thành phẩm chở tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn thanh toán, chi phí trả trước,…
- Đặc điểm của vốn lưu động: đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra Vốn lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng và thu tiền về; lúc đó kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn
- Quản lý và sử dụng vốn lưu động: muốn quản lý hiệu quả vốn lưu động thì phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện của vốn, cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao
+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ
+ Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển, ngăn chặn chiếm dụng vốn,…
+ Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh
Trang 174.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp
- Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính
+ Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền các loại vật tư đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí hoạt động tài chính: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn và hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong một
kỳ nhất định Nó bao gồm:
Chi phí trả tiền lãi vay vốn kinh doanh trong kỳ
Chi phí liên quan đến việc doanh nghiệp tiến hành cho các tổ chức hay các doanh nghiệp khác vay vốn…
Ngoài chi phí kinh doanh trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh chi phí khác như chi phí có tính chất bất thường, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi thanh lý nhượng bán TSCĐ…
- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
+ Chi phí vật tư
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
Trang 18+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:
+ Chi phí vật tư trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh:
+ Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thuộc loại này có: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản
lý, lãi tiền vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng
+ Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất Thuộc loại này có chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp…
- Khái niệm giá thành: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch
Trang 19vụ Bao gồm: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ; khấu hao TSCĐ phân xưởng, tiền lương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm
- Lập kế hoạch giá thành sản phẩm - dịch vụ:
+ Đối với các khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp) như chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ta tính được bằng cách lấy định mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm nhân với đơn giá kế hoạch
+ Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm, ví dụ: phân bố theo giờ công định mức, tiền lương chính của công nhân sản xuất, hoặc số giờ chạy máy
- Các biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm:
+ Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật
và sản xuất Tuy nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp
Trang 20+ Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trình sản xuất… từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành
+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
+ Phải tăng cường công tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp
4.2.3 Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp:
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
- Doanh thu bao gồm các khoản sau:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu sản xuất kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính:
+ Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường: là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch
vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệnh lãi do bán ngoại tệ, chênh lênh tỷ giá ngoại tệ;
chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế khi để lại trích các
Trang 21quỹ của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập)
- Thu nhập khác: gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhậ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác
- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu + Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ
+ Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
+ Giá cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ
+ Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng
- Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp + Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế tài nguyên
+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Tiền thu về sử dụng vốn ngân sách
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế phải nộp theo quy định
Trang 22- Lợi nhuận của các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Lợi nhuận từ các dịch vụ tài chính
- Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp + Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước
+ Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nào có sử dụng vốn ngán sách nhà nước) Nếu lợi nhuận sau thuế không đủ để nộp khoản tiền này theo mức quy định thì doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi nhuận sau thuế (thuế thu nhập)
+ Doanh nghiệp phải trả các khoản tiền bị phạt như phạt do vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, phạt do vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lý hợp lệ chưa được trừ khi các định thuế thu nhập phải nộp
+ Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế
+ Trả lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, lơi tức cho các bên tham gia liên doanh, liên kết
+ Bù đắp bảo toàn vốn của doanh nghiệp
+ Trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
Trang 23CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ, NGHỆ AN
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ, NGHÊ AN
1 Lịch sử ra đời, hoạt động, phát triển công ty cổ phần Mỹ
- Giấy CNĐKKD: Số 0103006536 đăng ký lần đầu tiên ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2005 do Sở Kế Hoạch
và Đầu tư thành phố Vinh cấp
- Tiền thân là Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Nghệ An, được thành lập theo Quyết định số 617/ BNgT-TCCB ngày 23/12/1970 của Bộ Ngoại Thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Căn cứ vào Quyết định
số 1424/QĐ- BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Công
ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần
Mỹ nghệ, Nghệ An
- Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng, miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng xãhội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam trong công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Trong bối cảnh Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ
Trang 24Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao
- Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng Công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và tổ chức sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988 Công ty xuất khẩu được gần 100 triệu rúp , đồng thời Công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
- Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, Công ty gặp nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo của
Bộ Thương Mại, Công ty đã dần dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch
- Thời kỳ từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới và Đông Nam Á, sự cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song Công ty đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường
Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương lao động hạng nhất năm 2004 Tới năm 2005, thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phẩn, sự chuyển đổi mô hình hoạt động này buộc Công ty phải tự vươn lên
để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con đường hội nhập và phát triển Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định Do đó Artimex cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của Công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế
- Từ 2009 tới nay, Artimex không ngừng phát triển, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, thị trường và uy tín Công ty ngày càng mở rộng Mặc dù hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn tới thị trường xuất nhập khẩu, điều đó đã và đang gây khó khăn rất lớn cho Công ty, nhưng với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty vẫn đứng vững và kinh
Trang 25doanh có lãi Với những tiền đề hiện có, trong tương lai, Artimex sẽ không ngừng phát triển và vươn xa hơn nữa, tiếp tục khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế
- Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành trên các chặng đường lịch sử, Công ty luôn phát huy truyền thống và những kinh nghiệm đã tích luỹ được, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương chính sách của ngành, phát huy tính chủ động sáng tạo và ý chí tự
lực tự cường Công ty đã nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở giữ vững mặt hàng truyền thống, đồng thời liên tục có sự phát triển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu toàn ngành
2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Đối với mỗi đơn vị kinh doanh độc lập, để quản lý tốt và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, năng động, sáng tạo Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ là một đơn vị kinh doanh độc lập và không nằm ngoài quy luật đó
Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban với bộ máy quản lý gọn nhẹ
- Chức năng chủ yếu của các bộ phận quản lý và kinh doanh:
+ Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Quyết định những vấn đề dược Luật pháp và điều lệ Công ty quy định
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
+ Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông,
do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc
+ Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc là người điều hành
và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
Trang 26về việc thực hiện các quyềnvà nhiệm vụ được giao Hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách tài chính và phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, ngoài việc thực hiện chuyên môn của mình còn phải giúp giám đốc trong chỉ đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho Công ty khi Tổng giám đốc vắng mặt
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: có chức năng trong việc lập
kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, định kỳ báo cáo Ban Tổng Giám đốc các thông tin về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn ( hợp đồng nhập khẩu phôi thép, hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị…) lưu giữ hồ sơ chứng từ, sổ sách liên quan đến tài chính, kế toán, kế hoạch
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị
+ Ban xúc tiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài, nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới
và tham mưu cho lãnh đạo Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia
+ Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được
+ Xưởng thêu ( trực thuộc phòng thêu): Có bộ phận thêu mẫu sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty, tính toán và xác định giá phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài Bên cạnh đó có bộ phận kiểm định chất lượng hàng thêu trước khi giao hàng cho khách
+ Xưởng gỗ ( trực thuộc phòng mỹ nghệ): Có bộ phận sản xuất hàng Sơn mài- Mỹ nghệ sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty, tính toán và xác định giá phù hợp giúp các đơn vị trong Công
ty đàm phán với khách hàng nước ngoài
+ Xí nghiệp gốm ( trực thuộc phòng gốm): Có chức năng sáng tác, thể hiện mẫu, trưng bày mặt hàng gốm tại xí nghiệp Vinh
Trang 27Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý Công ty thành sơ đồ sau:
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Artimex
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM TRA CHỦ TỊCH HĐQT
KHỐI KINH DOANH
PHÒNG XNK TH1 PHÒNG XNK TH2 PHÒNG XNK TH3 PHÒNG XNK TH5 PHÒNG XNK TH9 PHÒNG XNK TH10 PHÒNG CÓI NGÔ PHÒNG THÊU REN PHÕNG GỐM SỨ PHÕNG MỸ NGHỆ
CHI NHÁNH
CHI NHÁNH VINH
VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN VINH
CHI NHÁNH TP HÀ TĨNH
KHỐI LIÊN DOANH
- CÔNG TY TNHH FABI SERECT VIỆT NAM
- CÔNG TY CP DỆT SỢI DAMSAN
XƯỞNG SẢN XUẤT
XƯỞNG THÊU TOÀN SÂM
XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ VINH XƯỞNG GỖ MỸ NGHỆ
Trang 28II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN XUẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ, NGHỆ AN
1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Artimex trong
những năm gần đây Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính Công ty trong các năm 2009-2011
Đơn vị tính: TRĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010
Chênh lệch
Tỷ trọng
%
Chênh lệch
Tỷ trọng
Từ số liệu Bảng 1 ta thấy ba năm liên tiếp Công ty kinh doanh có lãi
Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiếu biến động, không ổn định
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 55,031 trđ so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 9.43%, tuy nhiên năm 2011, Doanh thu giảm mạnh 120,498 trđ với tốc độ
Trang 29doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm vừa qua
+ Mặc dù Doanh thu tăng mạnh trong năm 2010 và giảm mạnh trong năm 2011 nhưng Lợi nhuận sau thuế năm 2010 lại thấp nhất 85 trđ giảm 7,077 trđ tương ứng với tốc độ giảm 98.81% so với năm 2009 Sang năm 2010, Lợi nhuận sau thuế tăng đột ngột 9,225 trđ nhiều gấp 109 lần so với năm 2010 Sự bất thường trong chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế có thể là do chỉ tiêu Tổng chi phí kinh doanh Trong năm 2010, Tổng chi phí 635,193 trđ tăng 64,166 trđ tương ứng với tốc độ tăng 11.24% so với năm 2009 Sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm mạnh 135,416 trđ với tốc độ giảm 21.32% so với năm 2010 Chứng tỏ trong năm vừa qua, Công ty đã quản lý tốt chi phí
và đã cắt giảm được chi phí hoạt động, thực hiện tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh Đó là một điều đáng mừng cần phát huy của doanh nghiệp
+ Tài sản bình quân của Công ty đều tăng qua các năm Năm
2010 tăng so với năm 2009 là 40,160 trđ tương ứng với tốc độ tăng 14,87%
Năm 2011, Tài sản bình quân tăng nhẹ so với năm 2010 là 4,727 trđ tương ứng 1.52% Sự tăng này là chủ yếu là do sự tăng lên của Tài sản dài hạn bình quân Năm 2010, Tài sản dài hạn bình quân tăng 24.01%, sang năm
2011, tỷ lệ này là 51.52% chứng tỏ Công ty trong những năm vừa qua đang chú trọng đầu tư xây dựng phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
+ Vốn chủ sở hữu bình quân cũng tăng mạnh trong 3 năm Năm
2010 tăng 20,103 trđ tương ứng với tốc độ 32,82% so với năm 2009 và năm
2011, tăng 33.29% ứng với 27,078 trd so với năm 2010
+ Các chỉ tiêu tỷ suất Lợi nhuận ROA và ROE đều ở mức thấp
ROA năm 2010 chỉ đạt 0.0003 (0.03%) sang năm 2011 tăng lên 8900%
Mặc dù đã có sự đầu tư tài sản để hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty thấp ROE cũng ở mức thấp đặc biệt là năm 2010,
cứ 1000đ VCSH đầu tư vào kinh doanh thì chỉ tạo ra được 1đ Lợi nhuận
Sang năm 2011 con số này là 8,6 đ mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp Công ty đang có vấn đề
về hiệu quả phân phối và sử dụng vốn, tài sản trong kinh doanh
Trang 30Nhƣ vậy, qua những nhận xét trên ta thấy tình hình tài chính của cônng ty chƣa lành mạnh, không ổn định Đặc biệt Công ty đang gặp vấn đề trong quản lý chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn Trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn
2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty Mỹ nghệ,
Nghệ An
2.1 Chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty
Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty
2010)
(2011-Chênh lệch%
2009)
tài sản (ROA) Tài sản bình quân
Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế 0.086 0.001 0.122 8.5 -12.1
VCSH (ROE) VCSH bình quân
Trang 31Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty như về khả năng thanh toán, khả năng tự chut về tài chính, khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu
Thông qua các chỉ tiêu trên bảng 2 ta thấy, Tổng tài sản năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 với số tuyệt đối 113.119 trđ, tăng 36,2%, chứng tỏ quy mô tài sản tăng nhanh Tổng tài sản trong năm 2011 giảm mạnh với số tuyệt đối 85,664 trđ với tốc độ giảm 24% so với năm 2010, chứng tỏ quy mô tài sản giảm, trong năm qua Công ty thu hẹp hoạt động Tuy nhiên, Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng mạnh 77.7% so với 2009, Năm 2011 tăng 8,608 trđ với tốc độ 8% so với 2010 Điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên so với năm 2010
Vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho các Hệ số tài trợ cũng tăng lên Hệ
số tài trợ của VCSH năm 2011 tăng 12.3% so với năm 2010 Hệ số tài trợ VCSH năm 2010 tăng nhẹ 6.8% so với 2009 Hệ số tài trợ TSDH năm 2010 tăng không đáng kể 0.1% so với 2009 nhưng đến 2011 hệ số tài trợ TSDH từ VCSH tăng nhanh 23.4% so với 2010, chứng tỏ TSDH tăng trong năm chủ yếu được đầu tư
từ Vốn chủ sở hữu Mặc dù tính tự chủ về tài chính đã tăng lên so với năm trước, tuy nhiên, các hệ số này đang ở mức thấp, chứng tỏ Công ty vẫn đang phụ thuộc nhiều trong hoạt động tài chính
Hệ số thanh toán nhanh ở mức rất thấp,Năm 2010 tăng 14.7% so với
2009, năm 2011 là 0.065, giảm 11.4% so với 2010 Công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn Là một Công ty thương mại dịch vụ phải có hệ số thanh toán tức thời ở mức cao mới có khả năng tránh được những rủi ro tài chính có thể xảy ra Nếu tình trạng này kéo dài Công ty sẽ dễ bị phá sản Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát của Công ty ở mức 1.707 tăng 29.7%
so với 2010, và 2010 cũng tăng 12.3% so với 2009 Đến năm 2011 còn tiến triển tốt hơn nữa Chứng tỏ Công ty vẫn hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản
nợ
Trang 32Khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu 2010 đều giảm so với
2009 , ROA giảm 2.67%, ROE giảm 12.1%, năm 2011 đã tăng hơn so với 2010, ROA tăng 3%, ROE tăng 8.5% Tuy nhiên, cả 3 năm đều ở mức rất thấp Chứng
tỏ Công ty đang có vấn đề trong vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, ta tiếp tục phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn hiện tại của Công ty
2.2 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích biến động các mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh có thích hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay không?
Trang 33BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
A Tài sản ngắn hạn 145,186 53.35 264,881 74.03 210,881 80.28 -119,694 -45.19 54,000 25.61
I Tiền và các khoản tương đương tiền 8,077 5.56 39,226 14.80 5,916 2.80 -31,149 -79.41 33,310 563.05
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8,481 5.84 1,120 0.422 88 0.04 7,361 657.20 1,032 1172.7 III Các khoản phải thu ngắn hạn 112,092 77.20 177,329 66.94 118,325 56.11 -65,236 -36.79 -996 -0.842
Trang 34 Nhận xét:
Qua bảng 3 ta thấy, năm 2010 có bước tiến triển rõ rệt Tổng tài sản 2010 tăng 95,119 trd, tỷ lệ 36.21% so với 2009, do chính tài sản dài hạn tăng mạnh 40,728 trd, tỷ lệ 78.03% và TSNH tăng 54,000 trd ứng với tỷ lệ 25.61% Tổng Tài sản năm 2011 của công ty giảm 85,664 trd tương ứng với giảm 23.94%, nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn cuối năm giảm mạnh so với đầu năm
là 119,694 trđ tương ứng với mức giảm 45.19%, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản cũng giảm 20.68% (74.03% - 53.35%) Trong khi đó, TSDH lại tăng 34,030 trđ, tỷ trọng tăng 36.62% Sự tăng lên của tài sản dài hạn không đủ để bù đắp sự giảm xuống của TSNH làm cho Tổng tài sản giảm Như vậy, cơ cấu của Tài sản Công ty là TSNH chiếm 53%- 74%, TSDH chiếm 26%- 47% Là một Công ty thương mại dịch vụ thì kết cầu tài sản TSNH nhiều hơn TSDH như thế là khá hợp lý Và trong năm 2011, Công ty đang có xu hướng tăng TSDH và giảm TSNH Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích những nguyên nhân:
TSNH năm 2010 tăng 25.61% tương ứng 54,000 trd so với 2009 Tài sản ngắn hạn tăng 54,390,948,754 đồng (25.84%) Nguyên nhân của sự gia tăng này
là do lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã tăng 33,310 trd từ 5,916 trd lên đến mức 39,226 trd (tăng gấp 5.63 lần so với năm 2009) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng khá cao, vào cuối năm đầu tư tài chính ngắn hạn đã đạt 1,120 trd, tăng 11.73 lần so với con số 88 triệu đồng năm 2009 Tài sản ngắn hạn gia tăng một nguyên nhân khác là do các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 59,003 trd ứng với 49.87% Bên cạnh đó khoản mục hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác lại có chiều hướng giảm Hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 75,836 trd xuống còn 37,590 trd, giảm 50.43% Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ 709 trd, giảm 6.87% TSNH 2011 giảm 45.19% tương ứng với mức giảm 119,694 trđ so với 2010 Trong năm 2011, tổng mức giảm của TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhiều nhất 65,236 trđ tương ứng với mức giảm 36.79%, trong đó khoản phải thu khách hàng có mức giảm lớn
Trang 35nhất 25,663 trđ (78,340 - 104,003) Chứng tỏ tình hình thu nợ của Công ty được thực hiện khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn Tiền và các khoản tương đương tiền và Hàng tồn kho cũng giảm mạnh
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 tăng 33,310 trd so với
2009 nhưng đến năm 2011 giảm mạnh 31,149 trđ tương ứng với mức giảm 79.41% chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm điều này làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn Điều này cũng chứng tỏ Công ty phải sử dụng nhiều nguồn tiền tín dụng ngân hàng để
thanh toán các khoản nợ, Công ty có sự phụ thuộc vào ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ
Hàng tồn kho năm 2010 giảm mạnh 38,246 trd, tỷ lệ 50.43%, đến năm
2011 lại giảm mạnh 30,198 trđ tương ứng với mức giảm 80.33% so với cuối năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của Công ty 2.72% Là một Công
ty thương mại dịch vụ nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là Hàng hóa, không có thành phẩm Riêng với các sản phẩm hàng đá xuất khẩu được xuất khẩu thẳng, không qua kho Còn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng đặt hàng trước nên tồn kho ít Hàng hóa tồn kho chủ yếu là hàng nhập khẩu lưu kho Hàng hóa cuối năm giảm so với đầu năm chứng tỏ trong năm vừa qua công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa của Công ty là tốt, giảm thiểu chi phí lưu kho lưu bãi, tránh được vốn ứ động trong hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển của vốn
Tổng tài sản công ty năm 2010 tăng, TSDH tăng mạnh với 78.03%, ứng với 40,728 trd so với 2009 Trong khoản mục tài sản cố định, mặc dù tài sản cố định hữu hình giảm 7.49% so với đầu năm còn tài sản cố định vô hình không thay đổi giá trị nhưng khoản mục tài sản cố định vẫn tăng 23,366 trd (52.78%)
Đó là do chi phí xây dựng dở dang của doanh nghiệp đã tăng đột biến 26,599 trd
từ 817 trd lên 27,417 trd, tăng 32.52 lần Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2007 việc đầu tư xây dựng trụ sở mới ở số 29 Hà Huy Tập thay cho văn
Trang 36phòng cũ đi vào giai đoạn hoàn thiện nên doanh nghiệp phải chi trả 1 khoản tiền lớn cho chủ thầu; đồng thời trong năm này doanh nghiệp cũng tiến mở rộng qui
mô của các xưởng sản xuất (xưởng thêu, xưởng gốm và xưởng gỗ) Điều này cũng thể hiện qua việc khoản mục tài sản dài hạn khác tăng 3.67 lần Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư cho các công ty liên kết liên doanh do vậy các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã tăng lên 54.68% Như vậy, trong năm
2010 cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường xây mới và sữa chữa mở rộng
Việc gia tăng đầu tư dài hạn, đầu tư vào các công ty liên kết liên doanh
sẽ giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận trong tương lai.Tổng tài sản Công ty năm 2011 giảm TSDH cuối năm lại tăng so với 2010 là 36.62% tương ứng với mức tăng 34,030 trd, trong đó chủ yếu là do sự tăng nhanh của TSCD
và các khoản đầu tư tài chính dài hạn TSCĐ tăng nhanh nhất 29,879 trđ tương ứng với tốc độ tăng 44.17% , trong đó, TSCĐ hữu hình tăng nhiều nhất 46,254 trđ tương ứng với tốc độ tăng 115.85%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 17,408 trđ tương ứng 63.49% so với 2010 Tuy nhiên, để biết được năng lực và
xu hướng phát triển của doanh nghiệp ta cần xem xét hệ số đầu tư
Trang 37Tài sản cố định của Công ty năm 2010 giảm nhẹ 0.25% so với 2009, đến
2011 đã cải thiện khá nhiều, tăng 16.94% Nguyên nhân là do trong năm vừa qua Công ty tiếp tục hoàn thiện và đưa và sử dụng toàn nhà 29 Hà Huy Tập, ngoài ra, Công ty cũng đầu tư mua sắm một số phương tiện vận tải mới Chứng
tỏ Công ty đang có xu hướng chiến lược đầu tư nhiều vào TSCĐ
Như vậy, nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản khá hợp lý, tuy tổng tài sản giảm nhưng đó là do TSNH giảm còn TSDH tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối Trong tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường biến động nhiều như hiện nay thì một cơ cấu tài sản nhiều TSNH sẽ có rủi ro rất lớn Cơ cấu tài sản Công ty chuyển dịch theo hướng tăng TSDH và giảm TSNH
là hợp lý Mặc dù khả năng sinh lời cũng như tốc độ luân chuyển vốn sẽ giảm nhưng đảm bảo được an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo toàn vốn Việc đầu tư vào TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo tiền đề phát triển trong tương lai khi thị trường ổn định
2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Một cơ cấu tài sản hợp lý thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa TSNH và TSDH, tuy nhiên nếu tài sản Công ty được đầu tư bằng những nguồn chưa hợp
lý thì nó cũng không mang lại kết quả kinh doanh tốt được Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho ta thấy được khả năng và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp như thế nào cũng như các khó khăn mà Công ty đang gặp phải
Trang 38BẢNG 4: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CÔNG TY ARTIMEX
4 Thuế và các khoản phải nộp
Trang 39 Nhận xét:
Qua bảng 4 phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn của công
ty năm 2010 tăng khá tốt 95,119 trd với tỷ lệ 36,21% so với 2009 nhưng đến năm 2011 lại bị giảm khá nhiều với 85,664 trd và tỷ lệ 23.94% so với 2010 là do các tác động của các nhân tố sau:
- Nợ phải trả năm năm 2010 tăng so với năm 2009 là 49,571 trd với
tỷ lệ 24.29% Năm 2011 giảm so với 2010 là 37.16% tương ứng với 94,273 trđ, trong đó Nợ ngắn hạn giảm còn Nợ dài hạn tăng lên Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn năm 2010 đều tăng so với 2009 Cụ thể nợ ngăn hạn tăng 28,960 trd, tỷ lệ 15,16% Trong nợ ngắn hạn, mặc dù mở rộng sản xuất kinh doanh, các khoản vay ngắn hạn để thực hiện hợp đồng hay tiền nợ các nhà cung cấp đều giảm nhưng khoản mục phải trả khác lại tăng gấp 12.19 lần Vay và nợ ngắn hạn năm
2010 giảm 45.75% ứng với 61,606 trd so với 2009 Phải trả người bán cũng giảm 24.57% tương ứng 7,656 trd Người mua trả tiền trước năm 2010 tăng mạnh với 11,973 trd tương ứng 131.1% so với 2009 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 50.51% tương ứng với 3,699 trd Chi phí phải trả tăng mạnh với 111.86% tương đương 1,744 trd Các khoản phải trả, phải nộp khác cũng tăng đột biến với tỷ lệ 1218% tương đương 88,258 trd Năm 2010, nợ dài hạn cũng gia tăng đáng kể, tăng 20,610 trd (157.74%) Đây chính là khoản công ty vay nợ của ngân hàng để mở rộng nhà xưởng sản xuất và đầu tư vào xây mới cơ
sở vật chất Việc mở rộng và xây mới cơ sở này cũng thể hiện ở khoản mục quỹ đầu tư và phát triển trong vốn chủ sở hữu Năm 2010 so với năm 2009 quỹ đầu
tư và phát triển giảm 2,520 tỉ đồng, tương đương với 78.78% Đặc biệt phải chú
ý đến mức lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2010 là âm 309 trd đã góp phần làm giảm mức tăng của vốn chủ sở hữu Sở dĩ con số này âm là khá lớn là do hoạt động không hiểu quả nhưng công ty vẫn phải tiến hành chia cổ tức nhằm giữ chân các nhà đầu tư Trong cuộc họp cổ đông thường niên năm tài chính
2010, công ty đã thông qua phương án chia cổ tức ở mức 600 đồng/cổ phần