1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam

109 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 154,91 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0) đang tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới với khả năng làm thay đổi các tiến trình sản xuất và quy trình công nghiệp tại các quốc gia. Đây được coi là bước phát triển tiếp theo trong quá trình số hóa lĩnh vực sản xuất, được quyết định bởi bốn yếu tố mang tính đột phá: Sự bùng nổ về khối lượng dữ liệu, sức mạnh tính toán và kết nối; sự ra đời của các công nghệ phân tích dữ liệu và kinh doanh thông minh; những mô hình tương tác người máy mới như giao diện cảm ứng và các hệ thống thực tế ảo; cũng như việc đưa những cải tiến kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày, như công nghệ robot và in 3D. Tuy nhiên, dù muốn hay không, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư luôn đi kèm những rủi ro, bất trắc nhất định mà như theo một số nhận định đã đưa ra rằng “Cách mạng công nghiệp 4.0 là con dao hai lưỡi, với thế mạnh là những công nghệ đột phá, nhưng bên cạnh đó là các vụ tấn công an ninh mạng gây tổn thất rất lớn” . Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới. Dựa trên báo cáo của We Are Social, năm 2020 Việt Nam có 96,9 triệu dân, số lượng người dùng internet là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% dân số); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% dân số); số người dùng internet tại Việt Nam tăng 6,2 triệu (+ 10,0%) từ năm 2019 đến 2020, năm 2021 dân số Việt Nam là 97,95 triệu người, tăng thêm 0,9% so với năm 2020. Trong đó, có 68,72 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 70,3%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020) . Có thể thấy rằng tốc độ sử dụng và khai thác các công cụ công nghệ thông tin của nước ta đang phát triển với tốc độ vô cùng ấn tượng. Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Dữ liệu nói chung và dữ liệu cá nhân đang trở thành “nguồn vốn” hay “tài sản” có tầm quan trọng hàng đầu của nền kinh tế số hay nền kinh tế vận hành trên cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ số. Tuy nhiên mặt trái kéo theo đó là tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Ngày càng nhiều chủ thể thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích khác nhau nhưng không thông báo cho khách hàng hoặc để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật. Thách thức trước những dịch vụ mới, sử dụng thông tin cá nhân trên không gian mạng, những ứng dụng công nghệ mới như: Thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp qua mạng... đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây nguy cơ mất an ninh mạng. Trong khi đó, các quy định về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư vẫn còn đang thiếu vắng ở Việt Nam. Hiện nay, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật với mức độ khác nhau ở Hiến pháp, Luật, Nghị định và Thông tư. Trong bối cảnh của thời đại thông tin ngày nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Có thể thấy rằng yếu tố tiên quyết để tham gia có hiệu quả cách mạng công nghiệp 4.0 là xây dựng thể chế, chú trọng thiết lập thể chế về dữ liệu, coi dữ liệu là một loại tài sản với điều kiện bảo vệ được quyền riêng tư của người dân, bảo đảm dữ liệu được thu thập, được truyền tải, sử dụng và quản lý phục vụ sự phát triển đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu cá nhân trong thời kỳ công nghệ lên ngôi Bộ công an đã đẩy nhanh hoàn thiện và lấy ý kiến cho Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Việc đề xuất xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bộ Công an là một bước tiến mới trong bối cảnh còn thiếu hành lang pháp lý bảo vệ người dân khỏi những hành vi xâm phạm đến thông tin cá nhân vẫn đang diễn ra phổ biến trên môi trường mạng, cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Rõ ràng công nghệ đã tạo ra cơ hội cho nhiều chủ thể, bao gồm các chính phủ và các công ty, dễ dàng thu thập dữ liệu và theo dõi, giám sát các cuộc đàm thoại, trao đổi, các giao dịch thương mại, các hoạt động và thói quen của mọi cá nhân. Sự riêng tư của cá nhân, thậm chí là quyền tự do của con người, sẽ không còn nữa khi các chủ thế khác có thể quan sát tất cả các hoạt động của họ, dự báo các hành động tương lai của họ và từ đó định hướng, kiểm soát cuộc sống của họ. Điều này có thể làm trầm trọng hơn sự mất cân bằng quyền lực giữa cá nhân và các thiết chế, cả thiết chế công và tư, trong xã hội hiện đại. Tóm lại, quyền về dữ liệu cá nhân nói riêng, quyền về sự riêng tư nói chung là một quyền con người có ý nghĩa to lớn để các cá nhân có thể khẳng định phẩm giá, sự tự chủ và nhân trạng của mình, đồng thời dữ liệu cá nhân cũng là kim chỉ nam trong hoàn thiện dữ liệu hóa cá nhân trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển. Mặc dù vậy, công nghệ thông tin với khả năng thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu về các cá nhân ngày càng tinh vi đã đặt ra nhu cầu cấp bách về bảo vệ quyền với dữ liệu cá nhân nói riêng và quyền về sự riêng tư nói chung. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực cũng như bất lợi. Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 càng trở nên cấp thiết hơn giao giờ hết. Việt Nam cần nhận thức được thách thức to lớn này trong những bước ngoặt lịch sử này để có biện pháp giải quyết hiệu quả, cụ thể là ban hành những chính sách và văn bản pháp luật, có những giải pháp phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân trước sự vi phạm của bất kỳ chủ thể nào, kể cả các cơ quan công quyền và các thiết chế tư nhân. Với bối cảnh và thực trạng nêu trên, việc học viên lựa chọn đề tài “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam” tại thời điểm này thực sự cần thiết để nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật và các vấn đề thực tiễn nhằm gợi mở, đưa ra các giải pháp pháp lý trong lĩnh vực này. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Mục đích Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ cở sở lý luận của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đề xuất và đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Một là, phân tích và làm rõ khái niệm dữ liệu cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân, những đặc điểm, cách phân loại, nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân; phương thức bảo vệ, vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Luận văn nêu lên nêu lên mối tương quan của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân với các quyền dân sự; nghiên cứu, so sánh với pháp luật ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam Hai là, phân tích và làm rõ thực trạng pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh công nghiệp lần thứ tư, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục của thực trạng này. Ba là, nghiên cứu và đưa ra một số định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn về lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế tại Việt Nam và tham khảo số liệu, tài liệu nước ngoài. Luận văn nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các dữ liệu thuộc lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các dữ liệu của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật Nhà nước. Trong khuôn khổ luận văn này chỉ chú trọng pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, thời điểm nghiên cứu của luận văn từ năm 1946 (thời điểm có bản Hiếp pháp đầu tiên) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, thực thi dân chủ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh… để nghiên cứu các nội dung cụ thể trong từng chương của luận văn. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chương. Do tính chất của từng chương, từng phần nên trong mỗi chương, mỗi nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng một trong các phương pháp trên làm chủ đạo. - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động nghiên cứu, phân tích tài liệu, đánh giá, phỏng vấn,... Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của chính tác giả trong luận văn. Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để phân tích cả tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đối với các vấn đề có liên quan đến đề tài đã được các tác giả khác thực hiện. - Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân qua đó đánh giá những quy định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đối với Việt Nam và gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền với dữ liệu cá nhân ở Việt Nam. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập, nghiên cứu tổng hợp các tài liệu phản ánh thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài Thứ nhất, luận văn là công trình mới nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ lý luận về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thứ hai, luận văn đã nêu lên và làm rõ thực trạng pháp luật hiện nay về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thứ ba, luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng bối cảnh, những vấn đề thực tế phát sinh, từ đó chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất những kinh nghiệm gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền với dữ liệu cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở và kết, cấu trúc luận văn bao gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề khái quát chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân và thực tiễn áp dụng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HOÀI THƠ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HOÀI THƠ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn Tác giả Hoàng Thị Hoài Thơ LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của các cá nhân, tập thể để giúp tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này Mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng song đây là đề tài nghiên cứu mới, phạm vi rộng và năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất kính mong những ý kiến góp ý chân thành từ các Quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hoài Thơ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN 7 1.1 Khái niệm dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân 7 1.1.1 Khái niệm dữ liệu cá nhân 7 1.1.2 Khái niệm bảo vệ dữ liệu cá nhân .10 1.2 Đặc điểm, phân loại, nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân 11 1.2.1 Đặc điểm dữ liệu cá nhân 11 1.2.2 Phân loại dữ liệu cá nhân 12 1.2.3 Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân 14 1.3 Ý nghĩa bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 18 1.3.1 Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư .18 1.4 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong mối tương quan với các quyền dân sự .27 1.4.1 Bảo vệ dữ cá nhân trong mối tương quan với các quyền nhân thân 27 1.4.2 Bảo vệ dữ cá nhân trong mối tương quan với các quyền tài sản (mai viết lại) .29 1.5 Phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân 30 1.6 Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân 31 1.6.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân 31 1.6.2 Pháp luật một số quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 41 2.1 Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân .41 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân 41 2.1.2 Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để bảo vệ dữ liệu cá nhân 44 2.2 Thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 54 2.2.1 Một số hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân .54 2.2.2 Hậu quả của hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân 64 2.3 Một số hạn chế của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng 4.0 67 2.3.1 Một số hạn chế trong pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam 67 2.3.2 Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 76 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam 76 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam 79 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam 79 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt AI BLDS BLHS BLTTDS BLTTHS CMCN DLCN GDPR IoT IT QCD QCN TTCN TTTT Từ đầy đủ Artificial Intelligence Bộ luật Dân sự Bộ luật Hình sự Bộ luật Tố tụng dân sự Bộ luật Tố tụng hình sự Cách mạng công nghiệp Dữ liệu cá nhân General Data Protection Regulation Internet of Things Information technology Quyền công dân Quyền cá nhân Thông tin cá nhân Thông tin truyền thông MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0) đang tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới với khả năng làm thay đổi các tiến trình sản xuất và quy trình công nghiệp tại các quốc gia Đây được coi là bước phát triển tiếp theo trong quá trình số hóa lĩnh vực sản xuất, được quyết định bởi bốn yếu tố mang tính đột phá: Sự bùng nổ về khối lượng dữ liệu, sức mạnh tính toán và kết nối; sự ra đời của các công nghệ phân tích dữ liệu và kinh doanh thông minh; những mô hình tương tác người máy mới như giao diện cảm ứng và các hệ thống thực tế ảo; cũng như việc đưa những cải tiến kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày, như công nghệ robot và in 3D Tuy nhiên, dù muốn hay không, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư luôn đi kèm những rủi ro, bất trắc nhất định mà như theo một số nhận định đã đưa ra rằng “Cách mạng công nghiệp 4.0 là con dao hai lưỡi, với thế mạnh là những công nghệ đột phá, nhưng bên cạnh đó là các vụ tấn công an ninh mạng gây tổn thất rất lớn”1 Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới Dựa trên báo cáo của We Are Social, năm 2020 Việt Nam có 96,9 triệu dân, số lượng người dùng internet là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% dân số); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% dân số); số người dùng internet tại Việt Nam tăng 6,2 triệu (+ 10,0%) từ năm 2019 đến 2020, năm 2021 dân số Việt Nam là 97,95 triệu người, tăng thêm 0,9% so với năm 2020 Trong đó, có 68,72 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 70,3%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020) 2 Có thể thấy rằng tốc độ sử dụng và khai thác các công cụ công nghệ thông tin của nước ta đang phát triển với tốc độ vô cùng ấn tượng Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ 1 Ngọc Phạm, Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức về an ninh mạng, https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/cach-mang-cong-nghiep-40-va-nhung-thach-thuc-ve-anninh-mang-c55a1062917.html 2 https://wearesocial.com/digital-2021, truy cập ngày 22/8/2022 1 sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn Dữ liệu nói chung và dữ liệu cá nhân đang trở thành “nguồn vốn” hay “tài sản” có tầm quan trọng hàng đầu của nền kinh tế số hay nền kinh tế vận hành trên cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ số Tuy nhiên mặt trái kéo theo đó là tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng Ngày càng nhiều chủ thể thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích khác nhau nhưng không thông báo cho khách hàng hoặc để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật Thách thức trước những dịch vụ mới, sử dụng thông tin cá nhân trên không gian mạng, những ứng dụng công nghệ mới như: Thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp qua mạng đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây nguy cơ mất an ninh mạng Trong khi đó, các quy định về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư vẫn còn đang thiếu vắng ở Việt Nam Hiện nay, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật với mức độ khác nhau ở Hiến pháp, Luật, Nghị định và Thông tư Trong bối cảnh của thời đại thông tin ngày nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết Có thể thấy rằng yếu tố tiên quyết để tham gia có hiệu quả cách mạng công nghiệp 4.0 là xây dựng thể chế, chú trọng thiết lập thể chế về dữ liệu, coi dữ liệu là một loại tài sản với điều kiện bảo vệ được quyền riêng tư của người dân, bảo đảm dữ liệu được thu thập, được truyền tải, sử dụng và quản lý phục vụ sự phát triển đất nước Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu cá nhân trong thời kỳ công nghệ lên ngôi Bộ công an đã đẩy nhanh hoàn thiện và lấy ý kiến cho Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Việc đề xuất xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bộ Công an là một bước tiến mới trong bối cảnh còn thiếu hành lang pháp lý bảo vệ người dân khỏi những hành vi xâm phạm đến thông tin cá nhân vẫn đang diễn ra phổ biến trên môi trường mạng, cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân 2 phù hợp với mục đích sử dụng của tổ chức này: theo dõi và đưa ra đề xuất về khách sạn gần nhất; ngược lại, những thông tin này sẽ không được xem là thông tin cá nhân vì chúng không cần thiết đối với một ứng dụng nghe nhạc trên điện thoại Như vậy, mục đích sử dụng thông tin cá nhân có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định dữ liệu đang xử lý là dữ liệu cá nhân Tóm lại, để xác định thông tin nào là thông tin định danh, Việt Nam cần cân nhắc đến các yếu tố như: (a) những nội dung trong thông tin ấy có liên quan trực tiếp đến một người nào đó và hoạt động của họ hay không; (b) mục đích của việc truy cập và xử lý dữ liệu; và (c) hệ quả hoặc sự tác động đến chủ thể dữ liệu sau khi dữ liệu được truy cập và xử lý Thứ tư, tăng chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân Tăng mức phạt hành chính lên cao hơn, có thể xác định mức phạt hành chính căn cứ theo giá trị thiệt hại và các khoản tiền do hành vi vi phạm mà có Cần tăng thêm hiệu quả của cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua khởi kiện dân sự Bên cạnh biện pháp đòi hỏi phải gia tăng mức phạt trong xử lý bằng con đường hành chính hay hình sự, cần đảm bảo hiệu quả giải quyết vụ việc theo cơ chế luật - đó là khởi kiện dân sự Song song với khởi kiện là các yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Bộ luật Dân sự năm 2015 Các quy định về chế tài nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân còn “khá nhẹ”, chưa đảm bảo tính răn đe Vì vậy, phải xem xét bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ đối với dữ liệu cá nhân trong Bộ luật Hình sự Một số hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quy định chi tiết và có thể xem xét hình sự hóa như: hành vi thu thập, sử dụng, khai thác, chuyển nhượng trái phép dữ liệu cá nhân Do đó, việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết, bởi luật sẽ bao hàm được nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc hơn Thứ năm, cần xem xét quyền đối với dữ liệu cá nhân là một dạng tài sản phi truyền thống Có thể khẳng định rằng cốt lõi của nền kinh tế mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ sở dữ liệu Theo đó, quyền với DLCN sẽ có bóng dáng 87 của quyền đối với một loại tài sản mới - tài sản phi truyền thống Bởi DLCN đang chứng minh nó là kho dự trữ không giới hạn, bởi đó là tổ hợp những thông tin, dữ liệu luôn biến đổi theo thời gian, bối cảnh, mối quan hệ… và dữ liệu đã và đang trở thành loại tài nguyên giá trị trong kỷ nguyên số, thậm chí được ví von như nguồn dầu mỏ đặc biệt trong nền kinh tế số Tuy nhiên, có những câu hỏi đặt ra: Ai là người sở hữu dữ liệu cá nhân, ai sẽ là người có quyền bán hay mua những thông tin đó? DLCN thu thập được bị tiết lộ đến đâu là quá giới hạn? Đây là những câu hỏi lớn mà hệ thống pháp luật Việt Nam chưa giải đáp được” Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế số đã làm thay đổi nhận thức về các loại tài sản Rất nhiều loại “tài sản ảo” có thể quy đổi ra thành tiền, thành tài sản thật Do vậy, thực tiễn cũng đã chứng minh rằng chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận, từ chỗ coi quyền bảo vệ DLCN là quyền nhân thân thuần túy, chuyển sang tư duy nhận thức mới, khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu cá nhân Khi dữ liệu đang ngày càng trở thành “trái tim” của nền kinh tế số, và đáng chú ý trong đó dữ liệu cá nhân trở thành “mỏ dầu” mới biến các công ty công nghệ như Google, Facebook trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới thì ứng xử với “tài sản dữ liệu” trở thành điểm nóng 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam - Nâng cao ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng Mỗi người cần tự nâng cao ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình trên môi trường số, đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thư điện tử, Facebook Đây vẫn là giải pháp hàng đầu để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Kiểm tra chính sách về quyền riêng tư đối với các app, trang web mà mình sử dụng, hoặc có nhu cầu sử dụng Những trang web, ứng dụng, phần mềm… không cần thiết hoặc nhu cầu ít thì nên cân nhắc không tải về các thiết bị điện thoại, máy tính tránh việc chia sẻ dữ liệu của bản thân bên thứ hai, thứ mà bản thân không biết hoặc không thể kiểm soát Đối với các app khi tạo thông báo cho phép truy cập vào danh bạ, bộ sưu tập… thì người dùng nên chú ý đọc kĩ và chỉ chọn vào mục cần 88 thiết để cho phép truy cập thay vì cho truy cập đồng bộ, tránh trường hợp vô tình đồng ý cho các app nắm được các DLCN của bản thân Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua CCCD/CMND hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng Đồng thời, không đăng tải, chia sẻ hình ảnh CCCD/CMND hoặc tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội Với mỗi giao dịch trên các trang thương mại điện tử, người dùng cũng tiết lộ cho chủ sở hữu trang web thông tin cá nhân, hay với mỗi lần nhấn nút like, share, comment trên các trang mạng xã hội, chính chúng ta đã tiết lộ xu hướng hay sở thích của bản thân Do vậy khi người dùng sử dụng mạng xã hội càng lâu, chia sẻ càng nhiều thông tin thì “chân dung” của người dùng càng cụ thể, các đơn vị vận hành mạng xã hội sẽ thu thập mỗi ngày và tạo nên cơ sở dữ liệu, đồng thời có thể bán thông tin người dùng cho những đơn vị cần mua Việc tự bảo vệ tài khoản trực tuyến không bao giờ thừa; hạn chế và tuyệt đối không chia sẻ thông tin danh tính cá nhân nhạy cảm lên mạng xã hội Theo đó, mỗi người chỉ nên sử dụng dịch vụ của các tổ chức uy tín, đã được tín nhiệm tại Việt Nam và tránh cung cấp thông tin cá nhân hay xác minh danh tính cho dịch vụ của các tổ chức chưa được xác nhận như hệ thống app cho vay, tiền ảo Thực tế cho thấy có tới 80% nguyên nhân lộ, lọt thông tin cá nhân xuất phát từ chính sự bất cẩn của người dùng7 Người dùng cũng cần trang bị kiến thức và chuẩn bị các kịch bản đối với mình cũng như người thân, sẵn sàng thông báo cho cơ quan chức năng khi có nghi ngờ vi phạm dữ liệu cá nhân; đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến (như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thư điện tử, tài khoản mạng xã hội hoặc tố giác và cung cấp ngay tài liệu, chứng cứ đến cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện các đối tượng mượn, chụp, thuê CCCD/CMND; mời chào cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng…; đặc biệt đối với tài khoản có chức năng thanh toán trực tuyến , chỉ mở các tính năng này 7 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xử lý nghiêm hành vi làm lọt, lộ thông tin cá nhân, https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/xu-ly-nghiem-hanh-vi-lam-lot-lo-thong-tin-ca-nhan-615327.html, truy cập ngày 20/8/2022 89 khi cần sử dụng); đảm bảo số điện thoại đang gắn với các tài khoản ngân hàng, ví điện tử…khi không sử dụng nữa cần thông báo, cập nhật cho đơn vị cung cấp dịch vụ - Quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ dữ liệu cá nhân Thống nhất về chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân Các cơ quan chức năng cần thường xuyên đánh giá việc thực thi các quyền đối với dữ liệu cá nhân của người dân trên các nền tảng tương tác với chính quyền địa phương Cần xây dựng hướng dẫn quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khu vực công và ban hành quy chế mẫu về chính sách quyền riêng tư cho các nền tảng trực tuyến - Nâng cao trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của các tổ chức cung cấp dịch vụ Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến cần nghiêm túc thực hiện rà soát, thống kê lại những hệ thống có xử lý thông tin cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo cấp độ để đảm bảo dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được đảm bảo an toàn thông tin, tránh việc lộ lọt dữ liệu không đáng có các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, thống kê những và triển khai đảm bảo an toàn cho các hệ thống theo cấp độ Tăng cường triển khai các giải pháp kĩ thuật, giải pháp quản lý và chính sách về đảm bảo an toàn về DLCN trên môi trường mạng theo Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản pháp luật có liên quan Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng theo quy định tại Điều 16, Luật An toàn thông tin mạng; đồng thời triển khai đầy đủ quy định về “Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” theo Điều 17, “Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” theo Điều 18, “Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” theo Điều 19 của Luật này - Tăng cường công tác bảo vệ thông tin, dữ liệu công dân của các cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (bệnh viện, trường học…) cũng là 90 những đơn vị nắm giữ lượng lớn dữ liệu cá nhân, do đó cần nhận thức rõ tầm quan trọng của những dữ liệu này, tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Xây dựng cơ chế cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tiến hành tự xây dựng bộ quy chuẩn kĩ thuật, an toàn, an ninh đối với quy trình, công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng cho công tác xử lý dữ liệu, để tạo cơ sở chủ động cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với dữ liệu mà họ xử lý Để đạt được sự đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường số, cần liên tục đánh giá, nghiên cứu các thông lệ, cách làm tốt Từ đó khái quát thành những quy định, hướng dẫn cụ thể để các địa phương nắm bắt được các chuẩn mực, dễ dàng bám sát, tuân theo, tạo cơ sở pháp lý để các tỉnh, thành phố bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn trên môi trường số Cần bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ DLCN vào bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng các văn bản mẫu cho các cơ quan chính quyền địa phương sử dụng trong quá trình cung cấp các DVCTT, bảo đảm quyền riêng tư, bảo vệ DLCN.Và vấn đề cần được quan tâm đó là cần thiết lập bộ phận chuyên trách để tiếp nhận tin báo, khiếu nại về các trường hợp vi phạm nghĩa vụ trong xử lý dữ liệu cá nhân, hoặc các trường hợp rò rỉ dữ liệu hệ thống - Các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền tăng cường kiểm tra rà soát kịp thời phát hiện các vấn đề thiếu sót, sai phạm Cần tổ chức kiểm tra, tăng cường bảo mật hệ thống thông tin, bao gồm cả tài khoản cá nhân, thiết bị cá nhân, máy móc, đường truyền kết nối phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành rà soát, phát hiện lỗ hổng và kiểm tra, xử lý kỹ thuật đối với thiết bị cá nhân có dấu hiệu nhiễm mã độc, có dấu hiệu bị lộ lọt Đơn vị chủ quản các hệ thống thông tin có trách nhiệm xây dựng phương án rà soát, kiểm tra, rà quét, phát hiện các tài khoản của công dân bị lộ lọt thông tin đăng nhập để đảm bảo vận hành của hệ thống dịch vụ công trực tuyến - Ứng dụng công nghệ chống mất cắp dữ liệu cá nhân 91 Mặt trái của cách mạng 4.0 đã khiến tình trạng lộ lọt, đánh cắp dữ liệu cá nhân diễn ra ngày càng nghiêm trọng Đặc biệt việc đánh cắp dữ liệu cá nhân bằng mã độc đã dần trở thành một ngành công nghiệp đen do nguồn lợi khổng lồ mà các hacker thu được.Trong số những giải pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân thì việc sử dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 để giảm thiểu tối đa tác hại từ nó được coi là giải pháp đặc biệt hiệu quả Trên thực tế nhiều giải pháp công nghệ mới ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI đã giúp phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi nguy hiểm như đánh cắp tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản email, các cookies cũng như các dữ liệu cá nhân quan trọng khác của người dùng 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Quyền về sự riêng tư là quyền con người cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng,được công nhận và bảo vệ bởi luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của hầu hết quốc gia Sự phát triển của công nghệ đã cải thiện đáng kể đời sống của con người, song cũng là một nguy cơ lớn với quyền về sự riêng tư, do công nghệ có thể trở thành công cụ để nhiều chủ thể, trong đó có nhà nước, giám sát và can thiệp và đời sống riêng tư của con người Ở Việt Nam, quyền riêng tư được bảo vệ bởi Hiến pháp và nhiều luật chuyên ngành, song trong thực tế sự bảo vệ của Nhà nước với quyền này còn thiếu hiệu quả, những nỗ lực đã được thực hiện chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó Đặc biệt, Luật An ninh mạng hiện còn có những lỗ hổng tiềm ẩn khả năng cơ quan nhà nước tuỳ tiện can thiệp vào đời tư thông qua việc thu thập dữ liệu riêng tư của cá nhân Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý đủ mạng để thúc đẩy và bảo vệ hiệu quả hơn quyền về sự riêng tư nói chung, quyền về dữ liệu cá nhân nói riêng theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân là đòi hỏi khách quan xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn Đây là nhiệm vụ, yêu cầu cấp bách trong bối cảnh chuyển đổi số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật tại chương II, chương 3 của luận văn đã nêu một số hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ dữ liệu cá nhân và nêu một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật nói riêng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân nói chung 93 KẾT LUẬN Chúng ta không thể không cảm ơn sự xuất hiện của cách mạng 4.0 và ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ của nó Tuy nhiên mỗi quốc gia khi hòa mình vào làn sóng công nghệ này, trong đó có Việt Nam cần có cái nhìn thấu đáo về những cơ hội và thách thức được đặt ra Như vậy chúng ta mới có được sự phát triển mạnh mẽ nhưng không tạo ra những bất ổn, mất cân bằng đáng tiếc trong kinh tế, chính trị Bảo vệ DLCN do đó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ và internet toàn cầu Trong những năm qua, với hệ thống văn bản pháp luật nhiều thứ bậc, Việt Nam đã bước đầu đưa ra những quy định nền tảng để bảo vệ DLCN Mặc dù vậy, những quy định này còn những mâu thuẫn, bất cập, nhiều quy định còn thiếu vắng, chưa bắt kịp thực tiễn, chưa đủ sức răn đe nhằm bảo vệ DLCN của con người Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam” có tính cấp thiết về lý luận cũng như thực tiễn Trong luận văn, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ DLCN, xây dựng khái niệm DLCN, khái niệm bảo vệ DLCN cũng như xác định các đặc điểm, phân loại, vai trò, ý nghĩa của bảo vệ DLCN Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ DLCN thông qua phân tích các quy định pháp luật cũng như việc thực hiện các quy định đó trong thực tiễn cuộc sống Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ DLCN trên thực tiễn 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Văn bản quy phạm pháp luật 1 Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 về công tác nghiên cứu, giảng dạy vấn đề quyền con người, Hà Nội 2 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 29/04/2008 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 về Quy định phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao 4 Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự 5 Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; 6 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp ngày 18/12/1980, Hà Nội 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp ngày 15/4/1992, Hà Nội 9 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, ngày 29/11/2005, Hà Nội 10.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, ngày 29/06/2006, Hà Nội 11.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Bưu chính số 49/2010/QH12, ngày 17/06/2010, Hà Nội 95 12.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Chứng khoán số 62/2010/QH10, ngày 24/11/2010, Hà Nội 13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Viễn thông số 41/2010/QH12, ngày 23/11/2010, Hà Nội 14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Xử lý vi phạm Hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012, Hà Nội 15.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp ngày 28/11/2013, Hà Nội 16.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự số 86/2015/QH13, ngày 19/11/2015, Hà Nội 17.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13, ngày 25/11/2015, Hà Nội 18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật An toàn thông tin 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015, Hà Nội 19.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 80/2015/QH13, ngày 22/11/2015, Hà Nội 20.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Báo chí số 103/2016/QH13, ngày 05/4/2016, Hà Nội 21.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Trẻ em số 102/2016/QH13, ngày 05/4/2016, Hà Nội 22.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 10/07/2017, Hà Nội 23.Quốc hội nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật Hình sự 1985, Hà Nội 24.Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp năm 1959, Hà Nội 25.Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm 96 bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; 97 Sách, Luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học 26 Luận văn thạc sĩ “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam” – Nguyễn Thị Hòa – Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội; 27 Nguyễn Thị Quế Anh , (2021), Trang nghiên cứu lập pháp – Một số khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực luật tư khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo ; https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/330225/CVv2 13S222021003.pdf 28 Nguyễn Văn Cừ – Trần Thị Huệ, “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015”, Nxb Công An Nhân Dân 29 Tạp chí an toàn thông tin - Lê Minh Hồng, Đỗ Tiến Dũng, Pháp luật quốc tế về bảo vệ thông tin cá nhân, bản in số 3/2019; 30 Tạp chí Luật học - Thái Vĩnh Thắng (2017), ''Bảo vệ quyền riêng tư ở Mỹ, Pháp và những kinh nghiệm cho Việt Nam'', tr.15-17; 31 Tạp chí nghiên cứu lập pháp - Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân –Bạch Thị Nhã Nam; 32 Trần Thị Hồng Hạnh, “Hoàn thiện pháp luật về thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn tiến sĩ (2018), Hà Nội 33 Trang nghiên cứu lập pháp – Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam - Vũ Công Giao; Lê Trần Như Tuyên - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; 34 Trang nghiên cứu lập pháp - Nguyễn Ngọc Điện, Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong Luật Dân sự; 35 Trang nghiên cứu lập pháp - Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện - Nguyễn Văn Cương Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; Bài báo, trang web 2019, http://vtec.edu.vn/index.php? 98 option=com_content&view=article&id=995:nh-ng-thanh-t-u-co-b-n-c-acac-cu-c-cach-m-ng-cong-nghi-p-trong-l-ch-s-th-gii&catid=93&Itemid=492; 36 Chính phủ, Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Du-thao-Nghidinh-quy-dinh-ve-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-465185.aspx; 37 Đức Hoa (2019), “Sau vụ Văn Mai Hương lộ clip nóng – Chuyên gia lắp đặt camera an ninh hé lộ lỗ hổng”, truy cập tại: https://tinmoi.vn/sau-vuvan-mai-huong-lo-clip-nong-chuyen-gia-lap-dat-camera-an-ninh-he-lo-lohong-011536963.html; 38 H.Thủy (2019), “Trí tuệ nhân tạo và lỗ hổng trong xử lý dữ liệu”, truy cập tại: https://bnews.vn/tri-tue-nhan-tao-va-lo-hong-trong-xu-ly-du- lieu/125389.html; 39 Hoàng Thị Ngọc Lan, “Những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới” 40 Lê Phương (2022), “Tại sao sản phụ bệnh viện Từ Dũ bị lộ thông tin cá nhân”, truy cập tại: https://nacis.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/-/viewcontent/214123/phap-luat-hien-hanh-cua-viet-nam-ve-bao-ve-du-lieuthong-tin-ca-nhan-va-quyen-rieng-tu; 41 Lê Thị Diễm Hằng, Ngô Hà Chi, Nguyễn Hà Giang, Trần Mai Huyền (2022), “Nhận diện cơ bản về thông tin cá nhân và hành vi xâm phạm thông tin cá nhân”, truy cập tại: https://nacis.gov.vn/nghien-cuu-traodoi/-/view-content/214123/phap-luat-hien-hanh-cua-viet-nam-ve-bao-vedu-lieu-thong-tin-ca-nhan-va-quyen-rieng-tu; 42 Nguyễn Hương Ly (2020), “Pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân và quyền riêng tư” truy cập tại: https://nacis.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/-/view-content/214123/phap-luathien-hanh-cua-viet-nam-ve-bao-ve-du-lieu-thong-tin-ca-nhan-va-quyenrieng-tu; 99 43 Nguyễn Phương Nam –Nguyễn Văn Thọ (2021), “Những thách thức trong an toàn thông tin hệ thống IoT và một số đề xuất giải pháp bảo mật, truy cập tại: https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-thach-thuc- trong-an-toan-thong-tin-he-thong-iot-va-mot-so-de-xuat-giai-phap-baomat-78403.htm; 44 Nguyễn Thị Quế Anh, Nhận diện sự thay đổi của pháp luật trong bối cảnh công nghệ số Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Luật học trước biến đổi của thời đại", tổ chức tại Khoa Luật - ĐHQGHN, tháng 8/2019, tập 2; 45 Nguyễn Thị Quế Anh Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số - Kinh nghiệm Châu Âu Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện pháp luật tư trong bối cảnh kỷ nguyên số - kinh nghiệm từ Đức và Việt Nam”, Hà Nội, 3.2019; 46 Thanh Chân – Ngọc Lê (2022), “Vụ lộ thông tin sản phụ: Bệnh viện Từ Dũ sẽ mã hóa số điện thoại bệnh nhân” tại địa chỉ: https://laodong.vn/yte/vu-lo-thong-tin-san-phu-benh-vien-tu-du-se-ma-hoa-so-dien-thoaibenh-nhan-1084418.ldo; 47 Theo https://ictvietnam.vn (2022), “Những mối đe dọa phát sinh từ IoT”, truy cập tại: https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154834/Nhungmoi-de-doa-phat-sinh-tu-IoT.html; 48 https://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/bao-ve-du-lieu-ca-nhan-trong-chuyen- doi-so-3344195/, truy cập 4:55 PM ngày 25/9/2022; 49 https://laodong.vn/phap-luat/bao-mat-cac-du-lieu-ca-nhan-nhay-cam- 879144.ldo; 50 http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/211048/Hoan-thien-phap-luat-ve-bao-vedu-lieu-ca-nhan.html; Tiếng Anh 51 Danny Palmer, “What is GDPR? Everything you need to know about the new general data protection regulations”, 2019, https://www.zdnet.com/article/gdpr-an-executive-guide-to-what-you-need- 100 to-know/ 52 Dlapiperdataprotection (2018), ''Data Protection Laws of the World'', on page http://www.dlapiperdataprotection.com, [accessed on 13/8/2022] 53 European Commission, “What is personal data?”, https://ec.europa.eu/info/law/law-topic/data-protection/reform/whatpersonal-data_en https://www.bcg.com/publications/2013/marketing-sales-trust-advantagewin-with-big-data.aspx https://www.rmit.edu.au/industry/develop-your-workforce/tailoredworkforce-solutions/c4de/industry-40 54 John Rose, Christine Barton & Rob Souza, “The Trust Advantage: How to Win with Big Data”, Boston Consulting Group (2013) 55 RMIT University, “what is Industry 4.0?”, 56 https://gdpr-info.eu/ 57 https://gdpr.eu/ 101 ... pháp luật Việt Nam bảo vệ liệu cá nhân 41 2.1.2 Các quy định hành pháp luật Việt Nam để bảo vệ liệu cá nhân 44 2.2 Thực tiễn bảo vệ liệu cá nhân bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ. .. liệu cá nhân, bảo vệ liệu cá nhân, đặc điểm, cách phân loại, nguyên tắc bảo vệ liệu cá nhân; phương thức bảo vệ, vai trò ý nghĩa việc bảo vệ liệu cá nhân bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. .. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam bảo vệ liệu cá nhân 2.1.1 Lịch

Ngày đăng: 11/10/2022, 15:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BLHS Bộ luật Hình sự - Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam
lu ật Hình sự (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w