Lịch sử loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn với những phát minh then chốt làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của toàn nhân loại, đưa nhân loại đến những tầm cao mới về sự phát triển công nghệ như: phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ điện, điện tử, máy tính kỹ thuật số,… Đầu thế kỷ XXI, chúng ta chứng kiến thêm một cuộc cách mạng cơng nghiệp có ảnh hưởng to lớn và tồn
diện đến nhiều mặt của cuộc sống, đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cịn gọi là cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0). Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng “sôi động” nhất là tại các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu và tại một số nước ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Không chỉ vậy, tại một số quốc gia đang phát triển, công nghệ số 4.0 cũng đang dần “len lỏi” vào đời sống kinh tế, chính trị,... Khi thuật ngữ cách mạng 4.0 xuất hiện, đã có rất nhiều định nghĩa về nó được đưa ra. Một trong số những thuật ngữ được biết đến rộng rãi là định nghĩa của Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới) và Klaus Schwab (người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới). Theo đó Gartner cho rằng, cách mạng Cơng nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Cịn Klaus Schwab lại có định nghĩa đơn giản hơn. Theo đó, ơng nhận định: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Tóm lại, có thể hiểu rằng Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là sự hợp nhất các công nghiệp, làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng này đã phát triển thành các xu hướng công nghiệp lớn và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, điện tốn đám mây, dữ liệu lớn, cơng nghệ in 3D, thiết bị tự lái, công nghệ chuỗi khối,…
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi phương thức sống của con người, những thay đổi đột phá về khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mơ hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia. Hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật theo các phương thức truyền thống đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Tại Việt Nam, khái niệm Công nghiệp 4.0 đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 4-5-2017, “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tận dụng cơ hội và ứng phó với những thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần này. Cũng như các quốc gia trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, các mảng của cuộc sống. Cụ thể, trong mảng kỹ thuật số, cuộc cách mạng này đã và đang xây dựng và phát triển 3 yếu tố cốt lõi chính. Đó chính là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).
Các yếu tố này đã tác động to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, vượt ra khỏi khuôn khổ của những phương pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân truyền thống, đặt quốc gia , con người vào thách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân cực kỳ to lớn. Cụ thể như sau:
(1) AI (trí tuệ nhân tạo) và vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân
AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các q trình này bao gồm việc thu thập thơng tin và các quy tắc sử dụng thông tin, lập luận để đạt được kết quả gần đúng hoặc được xác định từ trước, và tự sửa lỗi.
Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống nhận dạng tiếng nói và nhận diện khn mặt, vật thể hoặc chữ viết. Chúng hiện đang được ứng dụng khá rộng rãi trên nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh (smartphone), loa thông minh, camera an ninh hay cao hơn nữa là các máy chủ và các phương tiện tự vận
hành.
Sự tham gia ngày càng phổ biến của các công nghệ mới trong các lĩnh vực của đời sống con người đang đặt ra bài toán về mối quan hệ giữa chúng với con người tự nhiên. Thông tin đến nay cho thấy, những cơng nghệ mới hồn tồn có thể thay thế con người trong việc “tư duy” và “quyết định hành động” (như trí tuệ nhân tạo). Điều đó có nghĩa là con người đang đứng trước những mối quan hệ pháp lý mới hoàn toàn khác so với những thực thể pháp lý chúng ta đã từng gặp như các pháp nhân, thậm chí cả các giao dịch điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử,…). Bởi vì, cho đến nay, dù có tư cách pháp lý riêng nhưng các pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử vẫn phải được thực hiện thông qua hành vi của con người. Trong khi đó, sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo sẽ có thể khơng cần tới, thậm chí, khơng thể bị điều khiển bởi ý chí của con người. Minh chứng điển hình là hồi cuối tháng 7/2017, hai chương trình trí tuệ nhân tạo do các kỹ sư Facebook phát triển đã tự tạo ra một ngôn ngữ riêng để liên lạc với nhau mà không kỹ sư nào hiểu được nội dung giao tiếp đó, dù rằng sau đó các nhà nghiên cứu nói rằng “có thể hiểu được kết quả của cuộc hội thoại”…
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, hành vi vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân diễn ra ngày càng phổ biến, dễ dàng và tinh vi. Sử dụng công nghệ AI cũng là một cách thức mà tội phạm sử dụng để tấn công mạng với quy mô lớn cùng mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Giống như điện, máy tính hay Internet, cơng nghệ trí tuệ nhân tạo hay AI được kỳ vọng sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ đắc lực để tội phạm thực hiện ý đồ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhiều cách thức được tạo ra để vượt qua hàng rào phòng thủ tự động của hệ thống IT. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh phần mềm độc hại sử dụng cơng nghệ AI để tìm ra các điểm yếu trong thuật toán phát hiện mã độc của các phần mềm chống virus. AI cịn có thể được sử dụng để hỗ trợ các kỹ thuật hack khác như thu thập mật khẩu của người dùng bị rò rỉ từ những vụ đánh cắp dữ liệu trên các trang web.
phép. Sau khi xác định mục tiêu, tội phạm mạng sử dụng AI để đối sánh ảnh người dùng trên các nền tảng khác nhau, từ đó xác định tất cả hồ sơ mạng xã hội của họ. Tiếp đến, tin tặc tạo hình ảnh, âm thanh và thậm chí video giả mạo để khiến nạn nhân tin rằng họ đang tương tác với người mà họ tin tưởng. Europol đã xác định được một công cụ cho phép thực hiện nhân bản giọng nói trong thời gian thực. Chỉ với một bản ghi âm 5 giây, tin tặc có thể sao chép giọng nói của bất kỳ ai và sử dụng để truy cập vào các dịch vụ, hoặc để đánh lừa người khác.
(2) Iot và vi phạm dữ liệu cá nhân
IoT (tiếng Anh: Internet of Things) hay còn gọi là Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet là một kịch bản của thế giới mới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thơng tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Internet vạn vật đóng vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa mơi trường thực và môi trường số.
Cấu trúc của hệ thống IoT bao gồm 4 thành phần chính sau: Thiết bị hay cịn gọi là (Things), trạm kết nối (Gateways), các hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ xử lý phân tích dữ liệu (Services-creation and Solution Layers). Trong IoT, có rất nhiều thiết bị được kết nối với nhau, điều này làm tăng rủi ro bảo mật như rị rỉ thơng tin, xác thực sai, làm sai lệch dữ liệu. Các “things” trong hệ thống thuộc về nhiều chủ sở hữu khác nhau và chứa thông tin cá nhân của họ. Do đó, các hệ thống IoT cần bảo vệ quyền riêng tư của chúng trong quá trình truyền, tổng hợp, lưu trữ, khai thác và xử lý dữ liệu.
Theo thống kê của Gartner cho thấy, năm 2015 có 4,9 tỷ thiết bị IoT được kết nối, 2016 là 6,4 tỷ, 2017 là 8,4 tỷ, 2020 là 20,8 tỷ. Đồng nghĩa phát triển thiết bị IoT thì doanh thu sẽ là rất lớn. Tới năm 2025 dự báo doanh thu do IoT mang lại khoảng 6.200 tỷ USD. IDC cũng đưa ra dự báo sẽ có 41,6 tỷ thiết bị IoT sẽ được kết nối vào năm 2025.4
4 Những mối đe doạ phát sinh từ IoT, https://english.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/154834/Nhung-moi-de-doa-
Ví dụ việc sử dụng một ngơi nhà thông minh đang tiềm ẩn những vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cá nhân. Ngơi nhà có thể cho biết khi nào một người thức dậy (khi máy pha cà phê thông minh được kích hoạt), đánh răng như thế nào (nhờ bàn chải đánh răng thông minh), âm thanh được bật (nhờ loa thông minh), loại thực phẩm được nấu (nhờ lò nướng hoặc tủ lạnh thông minh), thời gian đi làm hay về nhà (nhờ cửa thông minh), người vào nhà hay thậm chí là đi ngang qua ngơi nhà (nhờ chuông cửa thông minh)….. Các tiện ích này có thể gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền riêng tư, đặc biệt là các vụ vi phạm dữ liệu cá nhân cũng như theo dõi riêng tư. Theo các chuyên gia bảo mật, những thiết bị IoT, các thiết bị như Router, Modem Wi-Fi, camera giám sát... đang trở thành đích ngắm yêu thích của tội phạm mạng.
Số lượng ngày càng tăng các thiết bị IoT sẽ dễ làm tin tặc tăng tần số và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công, tạo cơ hội cho tin tặc và tội phạm mạng khai thác lỗ hổng trong các thiết bị IoT để ăn cắp dữ liệu quan trọng, nhạy cảm và xâm nhập sự riêng tư của người dùng. Vì thế, các hệ thống IoT hiện nay luôn là môi trường rất hấp dẫn và phổ biến cho tin tặc xâm nhập so với các hệ thống IT. Tin tặc sẽ nhanh chóng kiểm sốt tồn bộ mạng hệ thống và làm tê liệt nhiều thiết bị IoT cùng một lúc, làm cầu nối chuyển qua tấn công dữ liệu doanh nghiệp trong hệ thống IT.
(3) Big data và vi phạm dữ liệu cá nhân
Big Data (Dữ liệu lớn) là thuật ngữ chỉ các tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống khó có thể thu thập, quản lý và phân tích đủ nhanh và chính xác. Dữ liệu của Big Data có thể đến từ những nguồn như các trang web, mạng xã hội, thơng tin người dùng từ ứng dụng dành cho máy tính hoặc smartphone, báo chí, các loại hình báo cáo, bên cạnh các thiết bị thuộc hệ thống IoT. Dữ liệu chính là tiền bạc của doanh nghiệp, là sức mạnh của Chính phủ. Những thơng tin về thói quen, sở thích của khách hàng có được từ lượng dữ liệu khổng lồ được các doanh nghiệp thu thập khi khách hàng ghé thăm và tương tác với trang web của mình, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách
hàng, hành vi và sở thích tiêu dùng của họ. Với tiềm năng ưu việt, Big Data không chỉ ứng dụng trong kinh doanh mà cịn có khả năng tác động đến hầu hết ngành nghề khác. Hiện nay, khối lượng thông tin trên thế giới được trao đổi online và số hóa ngày càng khổng lồ. Việc tận dụng, khai thác những dữ liệu này một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống.
Ví dụ: khi mua sắm trực tuyến trên những sàn thương mại điện tử, chúng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tương tự. Ví dụ khi tìm kiếm áo thun, trang web sẽ tự động gợi ý chúng ta quần, phụ kiện liên quan.Đây là dữ liệu của khách hàng thao tác hàng ngày trên những trang web ấy. Doanh nghiệp khai thác hiệu quả Big Data đã giúp tăng lợi nhuận cho chính mình mà cịn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng.
Ngồi ra, Big Data cũng có thể được ứng dụng bởi các tổ chức, chính phủ trong việc dự đốn tỷ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp hiện tại và tương lai để đầu tư cho những hạng mục đó, cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, thậm chí là ra phương án phịng ngừa trước một dịch bệnh nào đó,...
Tuy nhiên ranh giới giữa ứng dụng Big Data và lạm dụng dữ liệu cá nhân không rõ ràng. Nguồn dữ liệu cá nhân nằm trong tay các cơ quan quản lý, mạng xã hội hay các nhà cung ứng dịch vụ là rất lớn và không loại trừ khả năng các nhà cung ứng đưa dữ liệu này cho các cơng ty khác để phân tích, tính tốn. Điều đó dẫn đến việc hỗn loạn trong phân tích số liệu và vi phạm nguyên tắc đời sống riêng tư.
Năm 2015, khi Facebook đưa ra phân tích nhận diện mặt người, đã có sự thiên lệch về chủng tộc, do nguồn dữ liệu đầu vào ít ảnh người da màu. Hoặc mới đây là cảnh báo nhận diện bệnh ung thư cho kết quả khơng chính xác; truy tìm ngun nhân, thì do trong quá trình huấn luyện AI, các kỹ sư phần mềm đưa nhiều dữ liệu khơng chính xác, nhiều chi tiết là do giả định. Vì vậy, kết quả phân tích sau này lệch so với thực tế.
1.3.2. Vai trị, ý nghĩa của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư
đổi, cải thiện bộ mặt kinh tế toàn cầu thế nhưng đi kèm với cơ hội lớn luôn là những tiềm ẩn thách thức không hề nhỏ. Cách mạng cơng nghệ này có thể tạo ra sự bất bình đẳng, phá vỡ thị trường lao động khi mà máy móc dần dần được sử dụng một cách rộng rãi, các lao động con người sẽ bị thay thế, khiến cho hàng triệu lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Có những bất ổn trong đời sống con người xuất hiện, tất yếu sẽ dẫn đến bất ổn về mặt chính trị, kinh tế. Theo đó, cơng nghệ có thể tạo ra những thay đổi về quyền lực, tạo nên những mối lo ngại lớn về an ninh, an toàn của hệ thống quốc gia.
Như đã đề cập ở trên, cuộc cách mạng công nghệ đã dẫn đến sự bao trùm của sức mạnh Internet trong thời kỳ 4.0, những hành vi vi phạm pháp luật sử dụng công nghệ xâm phạm dữ liệu cá nhân đặt con người vào nỗi lo sợ lộ lọt thông tin cá nhân