Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong mối tương quan với các quyền dân sự

Một phần của tài liệu Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 39)

1.4.1. Bảo vệ dữ cá nhân trong mối tương quan với các quyền nhân thân

Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015 quy định: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, có thể hiểu quyền nhân thân là là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của

mình được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự, đây là quyền gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của BLDS năm 2005, hiện nay, tại BLDS năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền cụ thể sau: Quyền có họ, tên (Điều 26); Quyền thay đổi họ (Điều 27); Quyền thay đổi tên (Điều 28); Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29); Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30); Quyền đối với quốc tịch (Điều 31); Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32); Quyền sống, quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33); Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); Quyền hiến, nhận mơ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35); Quyền xác định lại giới tính (Điều 36); Chuyển đổi giới tính (Điều 37); Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38) và Quyền nhân thân trong hơn nhân và gia đình (Điều 39). Nhìn vào những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quyền nhân thân có thể thấy rằng đối tượng được pháp luật bảo vệ trong quyền nhân thân và trong bảo vệ dữ liệu cá nhân có những điểm giao thoa nhau. Chính trong nội hàm của quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền nhân thân có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ thể:

Một là, đối tượng của bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền nhân thân có sự giao thoa khi cùng bảo vệ quyền con người, cả hai đều là công cụ để bảo tồn và thúc đẩy các giá trị và quyền cơ bản của con người, là cơ sở để thực hiện các quyền tự do khác, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp của công dân[50].

Hai là, có những quyền vừa là đối tượng được bảo vệ trong quyền nhân thân, vừa là đối tượng được bảo vệ trong quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân, ví dụ như: quyền đối với hình ành và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Riêng với thuật ngữ dữ liệu cá nhân thì đã được ghi nhận và trở nên phổ biến trong khoa học pháp lý từ vài thập niên gần đây, khi được tiếp cận trên quan điểm là một

vấn đề gắn liền với bảo vệ quyền con người (human rights), cụ thể hơn là quyền riêng tư (rights to privacy). Dẫn đến việc trước đây khái niệm bảo vệ dữ liệu cá nhân thường được thay thế bằng một vài khái niệm như: bảo vệ quyền riêng tư, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ thơng tin bí mật đời tư, bảo thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… Chính trong chỉ thị số 95/46/EC, bảo vệ DLCN được coi là nhằm thực thi quyền riêng tư, quyền bảo vệ DLCN nằm trong nội hàm của quyền riêng tư. Tuy nhiên, cho đến nay GDPR đã chọn cách tiếp cận ghi nhận quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là một quyền độc lập bên cạnh các quyền khác, trong đó có quyền riêng tư.

Tuy nhiên, trên những góc nhìn, khía cạnh nhất định thì đối tượng của quyền nhân thân mở rộng hơn so với đối tượng của quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ví dụ như: Quyền nhân thân là một nhóm quyền rộng, bao gồm trong đó là quyền riêng tư. Mặt khác quyền riêng tư luôn gắn liền với chủ thể quyền là cá nhân, trong khi đó cá nhân lại là chủ thể của dữ liệu liên quan đến họ nên để bảo vệ quyền riêng tư thì phải bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tức là, khái niệm dữ liệu đã được thu hẹp hơn một mức là những thông tin của cá nhân liên quan đến sự riêng tư của cá nhân.

Ngược lại, trên những phương diện khác thì đối tượng của bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng có những khác biệt so với đối tượng của quyền nhân thân bởi có những dữ liệu cá nhân chưa được ghi nhận ở quyền nhân thân. Ví dụ: quyền chuyển đổi giới tính hiện nay chưa được pháp luật ghi nhận là một quyền nhân thân cần được bảo vệ. Tuy nhiên dữ liệu chuyển đổi giới tính của một cá nhân đang được xem xét là một loại dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 2 Dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đó ghi nhận “Dữ liệu cá nhân về

tình trạng giới tính là thơng tin về người được xác định có giới tính nam, nữ, người kết hợp giữa nữ và nam, khơng phải nữ hồn tồn hoặc nam tồn tồn, khơng phải nữ cũng khơng phải nam hoặc là tình trạng của chủ thể dữ liệu có ý thức về giới tính khơng phù hợp với giới tính được xác định khi sinh”.

1.4.2. Bảo vệ dữ cá nhân trong mối tương quan với các quyền tài sản (maiviết lại) viết lại)

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 BLDS 2015). Theo đó, điều 105 BLDS 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bản chất của các quyền tài sản là một dạng tài sản. Khi nhìn nhận quyền tài sản với tư cách là đối tượng của giao dịch dân sự. Giữa quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền tài sản có mối tương quan chặt chẽ, cụ thể:

Quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân trong một số trường hợp cũng nhằm bảo vệ quyền tài sản của một cá nhân. Trong bối cảnh mới, dữ liệu nói chung và dữ liệu cá nhân nói riêng đang là yếu tố đóng vai trị then chốt cho sự tiến bộ của thời đại ngày nay. Dựa trên sự phát triển của các công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến cho phép thu thập một khối lượng dữ liệu lớn từ các cá nhân. Với những giá trị kinh tế mà dữ liệu cá nhân mang lại, cần thay đổi cách nhìn nhận để coi dữ liệu cá nhân là một loại tài sản phi truyền thống thay vì coi đó là một quyền nhân thân thuần túy. Ví dụ: thơng tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng bằng sự thu thập hợp pháp có thể là một đối tượng của quyền tài sản.

Ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy định thì chủ thể của dữ liệu cá nhân có đầy đủ quyền năng khai thác trọn vẹn lợi ích mà dữ liệu cá nhân của chủ thể đó mang lại, bao gồm cả quyền bán dữ liệu cá nhân của chính chủ thể cho các tổ chức…

1.5. Phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trước hết thuộc về nhà nước. Theo đó, nhà nước quy định các phương thức và cơ chế để bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có một số phương thức cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương thức lưu trữ hồ sơ. Phương thức này được áp dụng với hầu

hết các lĩnh vực và do các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện, quy trình, thời hạn lưu trữ, trách nhiệm của chủ thể lưu trữ được quy định cụ thể trong các văn bản luật, dưới luật.

chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Theo quy định tại Điều 38 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và Điều 10 Nghị định số 56/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người quy định việc bảo vệ TTCN bằng phương pháp mã hố thơng tin: "Mọi thơng tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người

phải được mã hố thơng tin và bảo mật" và theo nguyên tắc vô danh.

Thứ ba, phương thức hợp đồng. Phương thức này áp dụng trong lĩnh vực

dân sự, các hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, …và các hoạt động kinh doanh khác. Hợp đồng với các nguyên tắc hay điều

Một phần của tài liệu Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w