1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam

113 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Trị Vốn Lưu Động Tại Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ, Bảng Điện Hải Nam
Tác giả Hoàng Thị Hải
Trường học Học Viện Tài Chính
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 707,92 KB

Nội dung

Nói cách khác, đó làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợinhuận.Theo đặc điểm luân c

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hoàng Thị Hải

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 4

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 4

VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 4

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 5

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động 7

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động 7

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 8

1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 9

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.2.1.1 Khái niệm, sự cần thiết của quản trị vốn lưu động 9

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 15

Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp 15

1.2.2.3 Kết cấu vốn lưu động 19

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền 21

1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu 24

1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ 27

1.2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 32

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan 32

Trang 3

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI 36

CÔNG TY TNHH HẢI NAM TRONG THỜI GIAN QUA 36

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HẢI NAM 36

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty TNHH Hải Nam 36

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hải Nam 36

2.1.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu đạt đươch trong thời gian qua của công ty 36

2.1.2.3.Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh 37

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam 38

2.1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 38

2.1.2.2 Sản phẩm dịch vụ kinh doanh 38

2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 39

2.1.2.4 Cơ sở vật chất và lực lượng lao động 41

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Hải Nam 42

2.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty 42

2.1.3.2.Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty 44

2.1 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HẢI NAM TRONG THỜI GIAN QUA 50

2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động 50

2.2.2 Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động 50

2.2.3 Thực trạng kết cấu vốn lưu động 55

2.2.4 Thực trạng quản lý vốn bằng tiền 62

2.2.5 Thực trạng quản lý nợ phải thu 71

2.2.6 Thực trạng quản trị vốn tồn kho dự trữ 76

2.2.7 Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 80

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Nam 83

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY TNHH HẢI NAM 86

Trang 4

3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG

THỜI GIAN TỚI 86

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 86

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty TNHH Hải Nam trong thời gian tới 87

3.2.1 Bố trí lại cơ cấu tài sản theo hướng tiếp tục tăng tỷ trọng TSDH 89

3.2.2 Chú trọng công tác xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý và có kế hoạch huy động vốn phù hợp 90

3.2.3 Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý, khai thác thêm nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp 92

3.2.4 Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền 94

3.2.5 Tăng cường quản trị khoản phải thu của khách hàng 95

3.2.6 Tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho, thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 97

3.2.7 Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách tiếp cận khoa học, công nghệ mới 99

3.2.8 Một số giải pháp khác 99

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 102

3.3.1 Điều kiện thực hiện giải pháp 102

3.3.2 Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp 103

KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh

2 CKPT : Các khoản phải thu

3 DTT : Doanh thu thuần

4 HĐKD : Hoạt động kinh doanh

5 LNTT : Lợi nhuận trước thuế

6 LNST : Lợi nhuận sau thuế

7 NVLĐ : Nguồn vốn lưu động

8 NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên

9 NVLĐTT : Nguồn vốn lưu động tạm thời

10.NVTX : Nguồn vốn thường xuyên

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Bảng 2.2: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận Bảng 2.3: Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty tnhh hải nam.

Bảng 2.4: Sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động năm 2015 Bảng 2.5: Kết cấu vốn lưu động theo hình thái và tính thanh khoản

Bảng 2.6: Phân bổ vốn lưu động theo vai trò Bảng 2.7 : Quy mô vốn bằng tiền tại công ty Bảng 2.8: Diễn biến dòng tiền thuần của công ty qua các năm Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty Bảng 2.10: Tình hình quản lý các khoản nợ phải thu của công ty

Bảng 2.11: Phân tích công tác thu hồi nợ

Bảng 2.12: So sánh khoản phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn tại công ty tnhh hải nam.

Bảng 2.13: Kết cấu vốn tồn kho dự trữ Bảng 2.14: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Bảng 2.15: Bảng phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

tnhh hải nam.

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động

Sơ đồ 1.2: Nguồn VLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp:

Hình1.1 : Mô hình tài trợ thứ nhất:

Hình1.2 : Mô hình tài trợ thứ hai:

Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba:

Hình 2.1: Sự thay đổi cơ cấu tài sản năm 2014 - 2015

Hình 2.2: Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn Hình 2.3: Tình hình biến động kết quả kinh doanh năm 2012 - 2015

Hình 2.4: Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam cuối

năm 2015

Hình 2.5: Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam đầu

năm 2015 Hình 2.6: Tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động của Công ty

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo

cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mởrộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏtrong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tếtoàn cầu.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiệnnay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu

tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũngkhông nằm ngoài yêu cầu đó VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinhdoanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng

kỳ của doanh nghiệp

Hơn lúc nào hết, vấn đề vốn lưu động và tăng cường quản trị vốn lưuđộng ngày càng trở thành vấn đề hóc búa đối với các doanh nghiệp trong tìnhhình kinh tế khó khăn hiện nay

Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nếu vốn cố định được coi là xươngcốt của một cơ thể sống thì vốn lưu động được coi là huyết mạch của cơ thểsống đó Bởi vì vốn lưu động có đặc điểm vận động tuần hoàn liên tục gắn vớichu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó việc quản trị vốn lưu động luônđược xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lý luận

và thực tiễn đã học qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất tủ bảngđiện Hải Nam Dưới sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty,

Trang 9

em đã hiểu rõ được một số vấn đề còn vướng mắc trong khâu quản lý và quản

trị vốn lưu động tại đây Vì vậy em đã chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu

nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện Hải Nam” mong góp một phần nào đó cho việc quản trị

vốn kinh doanh nói chung và quản trị vốn lưu động của Công ty nói riêng mộtcách có hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốnlưu động

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại công tyTNHH sản xuất tủ, bảng điện Hải Nam trong thời gian qua

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tạicông ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện Hải Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ,bảng điện Hải Nam

Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH sản xuất tủ, bảngđiện Hải Nam, dựa trên số liệu 2 năm gần nhất 2014-2015 về tình hình tàichính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trên: bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến độngcủa các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp sốchênh lệch…

Trang 10

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Nam.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Nam.

Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nênluận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.NGƯT Vũ Công Ty, ban lãnh đạoCông ty và các anh chị phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đềtài nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Hoàng Thị Hải

Trang 11

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải

có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanhnghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điềukiện kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư muasắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiềnứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiếtcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, đó làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và

sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợinhuận.Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh màdoanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.Mỗi loại vốn cóvai trò riêng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Nếu như vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựnghoặc mua sắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh, là số vốn tiền tệ ứngtrước để xây dựng mua sắm TSCĐ, thì vốn lưu động của doanh nghiệp lại là

số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản lưu động của doanh nghiệp căn cứtheo phạm vi sử dụng thường được chia thành 2 bộ phận:

Trang 12

- TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ,các nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và cácloại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.

- TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưuthông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục Để hình thành các TSLĐ, doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, sốvốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Như vậy, ta đưa ra định nghĩa vốn lưu động như sau:

“Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, do đó, đặc điểmcủa vốn lưu động bị chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động:

* Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển vốn:

Trong doanh nghiệp sản xuất vốn lưu động được chuyển hóa và vậnđộng thông qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn dự trữ vật tư Vốn bằng tiền chuyển hóa thành vốn

dự trữ

Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất Vốn lưu động được chuyển hóa từ vốn

dự trữ thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và kết thúc quá trình sản xuấtchuyển thành thành phẩm

Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông Vốn lưu động từ hình thái thành phẩm

hàng hóa chuyển lại thành tiền như hình thái ban đầu của nó, kết thúc chu kỳ

Trang 13

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động

Mua

thu tiền bán thu

hàng

tiền ngay

sản xuất

Bán chịu

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động cần phải tiến hành phânloại vốn lưu động theo những tiêu thức nhất định Thông thường có các cách

Tiền mặt

Sản phẩm mới Khoản phải thu

Vật tư dự trữ

Trang 14

phân loại sau:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức này thì vốn lưu động được chia thành:

Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm Trong doanh nghiệp thương mại, vốn

về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ

Vốn bằng tiền và các khoản phải thuVốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạtđộng kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cầnthiết nhất định

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thểhiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau Ngoài ra doanhnghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho,khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động chia thành 3 loại: VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất,VLĐ trong khâu sản xuất và VLĐ trong khâu lưu thông Cụ thể:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận VLĐ để

thành lập dữ trữ về vật tư, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinhdoanh, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường Baogồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiênliệu, động lực, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ nhỏ…

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận VLĐ kể từ khi

Trang 15

doanh nghiệp xuất vật tư vào sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm Baogồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trướcngắn hạn.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phận VLĐ kể từ khi

thành phẩm nhập kho, xuất bán đến khi thu tiền về Bao gồm các khoảnvốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắnhạn

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trongquá trình sản xuất kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn bố trí cơcấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo cân đối về năng lực sản xuất giữa các giaiđoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng tốc độluân chuyển vốn

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn, nguồn vốn

lưu động được chia thành:

- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài

hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn VLĐ thường xuyên củadoanh nghiệp tại một thời điểm được xác định:

Nguồn VLĐ thường xuyên

=Vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn

Giá trị còn lại của TSCĐ

-và các tài sản dài hạn khác Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Có thể xem xét mô hình nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 1.2: Nguồn VLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp:

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Nguồn vốnthường xuyênNguồn VLĐ thường xuyên Nợ trung và

dài hạnTài sản

dài hạn

VCSH

- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới

một năm), được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời

về VLĐ, phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưuđộng thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong công việc đảm bảonhu cầu chung về vốn lưu động của doanh nghiệp

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổchức nguồn vốn Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất

1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm, sự cần thiết của quản trị vốn lưu động

Trên cơ sở định hướng kết hợp giữa nền tảng lý luận về quản trị tài chínhdoanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với đặc điểm và tính chất củavốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau:

“ Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn,

ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều

Trang 17

tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”.

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trịcủa chủ sở hữu, hay cổ đông trong công ty, đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnkết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong môi trường kinh doanhđầy sự biến động Từ đó có thể đưa ra mục tiêu của quản trị vốn lưu động củadoanh nghiệp như sau:

- Tối đa hóa sinh lời hay lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánh qua hiệuquả sử dụng vốn lưu động đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuấtkinh doanh

- Đảm bảo cho vốn lưu động của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng

có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn lưu động, đặc điểmngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán chodoanh nghiệp trong ngắn hạn

- Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượcdiễn ra thường xuyên liên tục

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, quản trị tốt vốn lưu động sẽ tạo tiền đề cho việc sửdụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất,tăng lợi nhuận Nội dung quản trị vốn lưu động bao gồm:

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ,

bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách

Trang 18

hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường, liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,cần thiết của doanh nghiệp.

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưuđộng tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.Dưới mức nàysản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ,gián đoạn.Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây ra tình trạng ứ đọng vốn, sửdụng vốn lãng phí, kém hiệu quả

Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chútrọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp vớiquy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quan niệm nhucầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầuVLĐ được xác định theo công thức:

NCVLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấpTrong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu dùng để dự trữ nguyênnhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanhnghiệp

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:

Qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính thời vụ của ngành nghềkinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật

tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp; trình độ kĩ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách củadoanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác địnhđúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầuVLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả

Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương

Trang 19

pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

 Phương pháp trực tiếp+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: bao gồm vốn hàng tồn kho trongcác khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông

- Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Công thức tổng quát như sau:

Nhu cầu vốn HTK = ∑

j=1 m

i=1 n

- Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Nhu cầu vốn sản phẩm dởdang, bán thành phẩm được xác định như sau:

Nhu cầu VLĐ sản xuất = Pn x CKsx x Hsd

Trang 20

 Phương pháp gián tiếp+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với nămbáo cáo Công thức như sau:

Trang 21

Kkh, Kbc: kỳ luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo.

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ xác đinhcăn cứ theo doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kếhoạch Công thức như sau:

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ thực hiện

- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếmdụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặtchẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanhthu thực hiện trong kỳ

- Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu đểước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở dựkiến năm kế hoạch

Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu vốnlưu động so với doanh thu

Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo

Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tàisản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanhthu

- Bước 4: Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp

Trang 22

Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là tính toán một cách nhanh chóng và dễdàng hơn so với phương pháp trực tiếp, tuy nhiên độ chính xác của phươngpháp này không cao.

1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp

Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

 Mô hình 1:

Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảmbảo bằng nguồn vốn tạm thời Ưu điểm của mô hình này là:

- Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ

an toàn cao hơn

- Giảm bớt được chi phí sử dụng vốnTuy nhiên, mô hình này có những hạn chế nhất định như:

- Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn chiếmdụng có tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồnthường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng mô hình nàylại không nói đến

- Doanh nghiệp thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyênkhá lớn ngay cả khi khó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh

Trang 23

Hình1.1 : Mô hình tài trợ thứ nhất:

Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT

TSLĐ TX Nguồn vốn TX

TSCĐ Thời gian

 Mô hình 2:

Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tàisản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần tàisản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Hình1.2 : Mô hình tài trợ thứ hai:

Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT

TSLĐ TX Nguồn vốn TX

TSCĐ Thời gian

Trang 24

Sử dụng mô hình này có ưu điểm là tăng cường khả năng thanh toán chodoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an toàn ở mức cao.

Và mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như:

- Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp khi phải sử dụngphần lớn nguồn vốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu

là nguồn có chi phí sử dụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều

- Gây lãng phí vốn của doanh nghiệp khi mà phải duy trì mộtlượng vốn thường xuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trongkhi có những thời điểm doanh nghiệp không phát sinh các nhu cầu vềloại tài sản này

 Mô hình 3:

Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên đượcđảm bảo bằng nguồn vốn TX, phần tài sản lưu động thường xuyên còn lại vàtoàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời:

Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba:

Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT

TSLĐ TX TSLĐ TX Nguồn vốn TX TSCĐ Thời gian

Mô hình thứ ba giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết

Trang 25

nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn cótính chất chu kỳ và tương đối ổn định.

Hạn chế khi sử dụng mô hình này là doanh nghiệp đối mặt với nguy cơrủi ro cao và không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi doanh nghiệpcần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn

Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thườngxuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luânchuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bánthành phẩm và nợ phải thu khách hàng Những tài sản lưu động này gọi là tàisản lưu động thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên

Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thườngxuyên.Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nàocũng được tiến hành một cách bình thường mà có những lúc xuất hiện nhữngbiến cố thay đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành bộ phận TSLĐ có tính chấttạm thời, các nguyên nhân có thể kể đến là:

- Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng, hoặc có những chuyến hàngchở vật tư chưa về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch, làm vật tư dự trữ tăngđột biến, nên cần có nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải

- Sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp tăng đột biến, do có nhiều thuậnlợi trong việc bán hàng, làm hàng tồn kho tăng lên, do đó nhu cầu vốn lưuđộng cũng tăng theo

- Trong trường hợp nhận được đơn hàng ngoài kế hoạch, cũng làm chonhu cầu vốn lưu động tăng lên đột biến

Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, về cơ bản, nguồn VLĐ thường xuyên đảm bảo cho VLĐ

Trang 26

thường xuyên còn nguồn VLĐ tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu VLĐ tạmthời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo điều kiện cho việc

sử dụng linh hoạt nguồn tài chính

Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểxác định theo công thức sau:

NVLĐTX = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạnHoặc có thể xác định theo công thức:

NVLĐTX = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

1.2.2.3 Kết cấu vốn lưu động

Phân bổ vốn lưu động hay là việc xác định kết cấu vốn lưu động là mộtcông việc quan trọng trong quản trị vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là tỷtrọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động tại 1 thời điểmnhất định.Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau kết cấu VLĐ cũng khác nhau Việcphân bổ kết cấu VLĐ hợp lý là một trong các công việc của quản trị VLĐ

Việc nghiên cứu kết cấu VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hìnhphân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm tại các thời điểm như thế nào

là hợp lý, để từ đó lập kế hoạch, chính sách quản lý VLĐ nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng VLĐ trong từng điều kiện cụ thể Tỷ lệ giữa giá trị mỗi loại vànhóm trong toàn bộ VLĐ hợp lý thì chỉ hợp lý tại một thời điểm nào đó vàtính hợp lý chỉ mang tính nhất thời

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng sốvốn lưu động tại một thời điểm nhất định Thông thường, có những cách phânloại chủ yếu sau:

- Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động:

Vốn lưu động được chia ra thành vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn tồnkho nguyên vật liệu, sản phẩm dỏ dang, bán thành phẩm, thành phẩm); vốn

Trang 27

khoản phải thu…) Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh được mức

độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản, tính thanh khoảncủa các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp

- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động:

Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trongkhâu dự trữ sản xuất (bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế,công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); vốn lưu động trong khâu sản xuất (gồmvốn thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và vốn lưu độngtrong khâu lưu thông (gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tưngắn hạn, vốn bằng tiền) Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loạivốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơcấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giaiđoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động:

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằngvốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quy định trong huyđộng và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:

sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang

Trang 28

* Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:

- Khoảng cách giữa DN với các nhà cung cấp, khoảng cách giữa DN vớikhách hàng Khoảng cách này càng xa thì dự trữ vật tư thành phẩm càng lớn

- Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng ảnh hưởng đến vật

tư, thành phẩm dự trữ.Nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại

- Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì phải

dự trữ nhiều và ngược lại

- Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc vềthời hạn cung cấp hoặc giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cungcấp thường xuyên thì lượng dự trữ ít hơn

* Nhóm nhân tố về mặt thanh toán:

- Phương thức thanh toán nhanh hợp lí, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽlàm giảm tỉ trọng vốn phải thu

- Tình hình quản lí khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỉ luậtthanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu Nếu vốn phảithu lớn thì khả năng tái sản xuất sẽ khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ của

Trang 29

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vàochứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận.

Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bánchứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng

Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu nhằm đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùngtiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Quyết địnhtồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sựđánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giaodịch do giữ quá ít tiền mặt

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lýchặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng Thựchiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thuchi ngoài quỹ Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa

kế toán và thủ quỹ Việc nhập xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹthực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp Phải thực hiện đối chiếu,kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày Theo dõi quản lý chặt chẽ cáckhoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán ( tiền đang chuyển),phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả

Trang 30

nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện dựbáo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất quỹ trong từng thời kỳ đểchủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.

Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉtiêu thanh toán của doanh nghiệp Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ Bao gồm:

Kết cấu vốn bằng tiền: Cũng như kết cấu VLĐ, kết cấu vốn bằng

tiền là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng số vốn bằngtiền của doanh nghiệp Cụ thể:

Tỷ trọng từng loạivốn bằng tiền =

Giá trị từng loại vốn bằng tiền

x 100%

Tổng vốn bằng tiền

Các hệ số khả năng thanh toán: Xem xét các hệ số khả năng thanh

toán giúp đánh giá được mức độ an toàn hay nguy hiểm trong việc trả cáckhoản nợ bằng các loại tài sản của doanh nghiệp Theo tính thanh khoản tăngdần ta có các hệ số sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tàisản ngắnhạn

Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền

để trang trải nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Trang 31

Nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp so với hệ số thanh toán hiện thời Hệ số này cho biết khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phải thanh lý khẩn cấp hàngtồn kho

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền

- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:

Hệ số khả tạo tiền từ hoạt động

Trang 32

1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều cókhoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phảithu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khôngkiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quảntrị tài chính của doanh nghiệp

Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận

và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa,dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất

đi cơ hội thu lợi nhuận Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tớilàm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng chi phí quản trị khoản phảithu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ

Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phảithu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thìdoanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lờinhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa,dịch vụ

Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thựchiện các biện pháp sau đây:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:

Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thờihạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chiphí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp

Trang 33

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thựchiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín kháchhàng theo các thông tin thu nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắtchặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Tùy theo điều kiện cụ thể có áp dụng các biện pháp phù hợp như:

Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính

Để đánh giá tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ , ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

 Kết cấu nợ phải thu :

 Số vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳChỉ tiêu này phảnh ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào

 Kỳ thu tiền trung bình :

Trang 34

Kỳ thu tiền trung bình = 360

Vòng quay nợ phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào chính sách bán chịu và tổ chứcthanh toán của doan nghiệp

Tỷ lệ các khoản phải thu so với

các khoản phải trả =

Các khoản phải thuCác khoản phải trảChỉ tiêu trên phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn bị chiếm dụng vớinguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ là những loại tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vàosản xuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vài trò của chúng tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữtrên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục.Nếu căn cứ vàomức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho

có suất đầu tư cao, thấp hoặc trung bình

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sốVLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh đượctình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doah của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩynhanh tốc độ luân chuyển VLĐ

Trang 35

- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào:

quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả cácloại vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa DN và nhà cung ứng; hìnhthái xuất nhập…

- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là:

đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sảnphẩm; thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât;

sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm…

- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khốilượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN

Các biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho

- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kì

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá

Dự đoán xu thế biến động trong kì tới để có quyết định điều chỉnh kịp thờiviệc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho DN trước sự biến độngcủa thị trường

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá

Trang 36

- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịpthời tình trạng ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phóngnhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.

- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho Biện pháp này giúp DN chủ động trong thựchiện bảo toàn VLĐ

Để đánh giá tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ , ta sử dụng các chỉ tiêusau:

 Kết cấu hàng tồn kho :

Tỷ trọng từng loạihàng tồn kho =

Giá trị từng loại hàng tồn kho

x 100%

Tổng giá trị hàng tồn kho

Trang 37

 Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòngtrong 1 kỳ Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm củangành kinh doanh Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so vớidoanh nghiệp cùng ngành thì việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanhnghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tưquá mức, dẫn tới ứ đọng VLĐ

 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) =

360 ngày

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của 1vòng quay hàng tồn kho

1.2.2.7.Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường

sử dụng những chỉ tiêu sau:

Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức cácmặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ có hợp lý hay không Thông quanghiên cứu, phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển VLĐ giúp cho người quản

lý TCDN đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ của những năm trước, rút rabài học kinh nghiệm để đề ra những biện pháp nhằm tăng cường quản lý vànâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở những kỳ tiếp theo

Trang 38

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:

- VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức sau:

2 4 3

2 1

2

Vcq Vcq

+ Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ (độ dài vòng quay VLĐ )

Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luânchuyển VLĐ Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và

Trang 39

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số ngày rút ngắn kỳluân chuyển VLĐ

 Hàm lượng VLĐ:

Là số lượng VLĐ cần có thể đạt được một đồng doanh thu thuần Chỉtiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại:

Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng tốt và ngược lại

Tỷ suất LNTT (LNST)

LNTT (LNST) trong kỳ

Số VLĐ bình quân trong kỳ

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu

động của doanh nghiệp

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

 Xác định nhu cầu VLĐ:

Trang 40

Việc xác định nhu cầu VLĐ đúng đắn, phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh cụ thể của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả.

 Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm:

Quản trị VLĐ để tạo được hiệu quả trong sử dụng VLĐ của doanhnghiệp trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Do vậy các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc sản xuất sảnphẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu và với mức giá nào để còn cóphương án huy động các nguồn lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuậntối đa

Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinhdoanh đều do thị trường quyết định Việc dự đoán, nắm bắt thời cơ là yếu

tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh Vì vậy việc lựa chọn phương

án kinh doanh, phương án sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Từ những quyết định lựa chọn dự ánđầu tư, phương án kinh doanh, nhà quản trị đưa ra các cách thức phươngpháp huy động, đầu tư và sử dụng vốn nói chung cũng như VLĐ nóiriêng, có biện pháp quản trị riêng

Do trình độ của nhà quản trị, nhân viên:

Trình độ quản trị của nhà quản trị mà yếu kém sẽ dẫn đến công tác quảntrị VLĐ yếu kém, thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ,sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sửdụng vốn thấp

Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có hiệu quả sử dụngVLĐ Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốnnhàn rỗi, nâng cao

 Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh:

Ngày đăng: 11/10/2022, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Mơ hình 2: - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
h ình 2: (Trang 23)
Hình1. 1: Mơ hình tài trợ thứ nhất: - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 1. 1: Mơ hình tài trợ thứ nhất: (Trang 23)
Sử dụng mô hình này có ưu điểm là tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an toàn ở mức cao. - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
d ụng mô hình này có ưu điểm là tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an toàn ở mức cao (Trang 24)
CƠNG TY TNHH SX TỦ,BẢNG ĐIỆN HẢI NAM Hội đồng quản trị - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
i đồng quản trị (Trang 47)
2.1.3.2.Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
2.1.3.2. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty (Trang 51)
Hình 2.1: Sự thay đổi cơ cấu tài sản năm 2014-2015 - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.1 Sự thay đổi cơ cấu tài sản năm 2014-2015 (Trang 52)
Hình 2.2: Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.2 Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn (Trang 52)
Hình 2.3: Tình hình biến động kết quả kinh doanh năm 2012 -2015 - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.3 Tình hình biến động kết quả kinh doanh năm 2012 -2015 (Trang 54)
BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN (Trang 55)
BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐNLƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY TNHH HẢI NAM. - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.3 NGUỒN HÌNH THÀNH VỐNLƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY TNHH HẢI NAM (Trang 58)
BẢNG 2.4: SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐNLƯU ĐỘNG NĂM 2015 - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.4 SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐNLƯU ĐỘNG NĂM 2015 (Trang 59)
Hình 2.5: Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam đầu năm 2015 - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.5 Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam đầu năm 2015 (Trang 61)
Hình 2.4: Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam cuối năm 2015 - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.4 Biểu đồ tài trợ nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hải Nam cuối năm 2015 (Trang 61)
Bảng 2.5: KẾT CẤU VỐNLƯU ĐỘNG THEO HÌNH THÁI VÀ TÍNH THANH KHOẢN - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Bảng 2.5 KẾT CẤU VỐNLƯU ĐỘNG THEO HÌNH THÁI VÀ TÍNH THANH KHOẢN (Trang 63)
Hình 2.6: Tình hình phân bổ nguồn vốnlưu động của Công ty - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
Hình 2.6 Tình hình phân bổ nguồn vốnlưu động của Công ty (Trang 64)
BẢNG 2.6: PHÂN BỔ VỐNLƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.6 PHÂN BỔ VỐNLƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ (Trang 67)
BẢNG 2.6: PHÂN BỔ VỐNLƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.6 PHÂN BỔ VỐNLƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ (Trang 67)
BẢNG 2.8: DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN THUẦN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.8 DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN THUẦN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM (Trang 73)
BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÔNG TY - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.9 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÔNG TY (Trang 75)
BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÔNG TY - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.9 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÔNG TY (Trang 75)
BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.10 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY (Trang 78)
BẢNG 2.11: PHÂN TÍCH CƠNG TÁC THU HỒI NỢ - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.11 PHÂN TÍCH CƠNG TÁC THU HỒI NỢ (Trang 80)
BẢNG 2.11: PHÂN TÍCH CƠNG TÁC THU HỒI NỢ - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.11 PHÂN TÍCH CƠNG TÁC THU HỒI NỢ (Trang 80)
BẢNG 2.12: SO SÁNH KHOẢN PHẢI THU NGẮNHẠN VÀ NỢ PHẢI TRẢ NGẮNHẠN TẠI CÔNG TY TNHH HẢI NAM. - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.12 SO SÁNH KHOẢN PHẢI THU NGẮNHẠN VÀ NỢ PHẢI TRẢ NGẮNHẠN TẠI CÔNG TY TNHH HẢI NAM (Trang 82)
BẢNG 2.13: KẾT CẤU VỐN TỒN KHO DỰ TRỮ - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.13 KẾT CẤU VỐN TỒN KHO DỰ TRỮ (Trang 84)
BẢNG 2.14: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.14 PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO (Trang 86)
BẢNG 2.14: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.14 PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO (Trang 86)
BẢNG 2.15: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI NAM. - (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam
BẢNG 2.15 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI NAM (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w