để công tác thihành án được thi hành đúng theo quy định của pháp luật thì vai trò của Viện kiểmsát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự hết sức quan trọng, được quy định
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu của chuyên đề 2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 3
2.1 Khái quát về hoạt động thi hành án dân sự 3
2.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự 3
2.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự 4
2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động thi hành án dân sự 6
2.2 Khái quát về hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự 6
2.2.1 Khái niệm hoạt động Kiểm sát thi hành án dân sự 6
2.2.2 Đối tượng của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự 7
2.2.3 Phạm vi của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự 7
PHẦN 3: THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI 10
3.1 Tình hình chung về hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười 10
3.1.1 Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình 10
3.1.2 Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động .10
Trang 23.1.3 Kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện ThápMười .11
3.2 Thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười 12
3.2.1 Quá trình phân công công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Việnkiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười 123.2.2 Quy trình kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dânhuyện Tháp Mười 123.2.3 Những vi phạm trong công tác thi hành án dân sự của cơ quan thihành án dân sự huyện Tháp Mười qua thực tiễn kiểm sát 143.2.4 Đánh giá về công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện Kiểm sátnhân dân huyện Tháp Mười 21
PHẦN 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI 25 4.1 Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa Tòa án nhân dân – Viện kiểm sát nhân dân – Cơ quan thi hành án dân sự 25 4.2 Nâng cao trình độ của Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành
án dân sự 26 4.3 Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo đối với lĩnh vực thi hành án dân sự 26 PHẦN 5: KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp nối cuối cùng của quá trình tố tụng,nếu những phán quyết của tòa án không được đưa ra thi hành thì các giai đoạntrước đó của quá trình tố tụng không còn ý nghĩa trên thực tế để công tác thihành án được thi hành đúng theo quy định của pháp luật thì vai trò của Viện kiểmsát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự hết sức quan trọng,
được quy định tại điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 “Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cá nhân liên quan điến việc thi hành án được đúng theo pháp luật” Và quy định tại điều
24 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Xuất phát từ những lý do trên, Em đã chọn đề tài: “Thực tiễn công táckiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười – TỉnhĐồng Tháp” để làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp, qua đó đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị về hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sátnhân dân huyện Tháp Mười
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập chung làm rõ thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự trên
cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về thực tiễn công tác kiểm sát thi hành
án ở địa phương Để thực hiện được các mục tiêu trên đề tài phải giải quyết đượccác vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, làm rõ hơn về hoạt động thi hành án dân sự vàhoạt động kiểm sát thi hành án dân sự;
Thông qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy được những khó khăn,vướng mắc trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự và thi hành án dân sự;
Trang 4Phân tích được những hạn chế trong quá trình giám sát kiểm sát thi hành
án dân sự và đưa ra những đề xuất pháp lý
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề báo cáo thực tập tốt nhiệp tập chung nghiên cứu những vấn đề
cơ bản về thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhândân huyện Tháp Mười
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp sử dụng các phương pháp chính:khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá và tổng hợp…
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp : “Thực tiễn công tác kiểm sát thihành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp”nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 phần chính:
Phần cơ sở lý luận về hoạt động thi hành án dân sự và hoạt động kiểm sátthi hành án dân sự: phần này nội dung nêu lên những cơ sở pháp lý về hai hoạtđộng: hoạt động thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự giúp ta hiểusâu hơn về những vấn đề cơ bản của hai hoạt động trên trong quá trình kiểm sátthi hành án dân sự;
Phần thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại viện kiểm sát nhândân huyện Tháp Mười, là phần trọng tâm của đề tài, nội dung bao gồm các hoạtđộng cụ thể trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự và thực tiễn công tác kiểmsát thi hành án tại địa phương;
Phần một số kiến nghị, đề xuất về công tác kiểm sát thi hành án dân sự tạiViện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười: Nội dung bao gồm những kiến nghị,
đề xuất trong quá trình thực tế thực tập tại đơn vị
Trang 5PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
3
2.1 Khái quát về hoạt động thi hành án dân sự
2.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan
hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó (ví dụ: việc thi hành cácquyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án; trong quá trình thi hành án, Chánh ánToà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành ánhoãn việc thi hành án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án để xem xét lại bản ántheo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm ) Tuy nhiên, thi hành án lại có tínhđộc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định củaThủ trưởng cơ quan thi hành dân sự đối với thi hành án dân sự Những quyếtđịnh này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm
và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án Các cơ quan, tổ chức, công dân, trongphạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện đểthi hành án đạt hiệu quả Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một đặctrưng chứng tỏ nó không đơn thuần là hoạt động tố tụng thuần tuý Bên cạnh cácchủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát, chúng ta có thể thấy các chủ thể tham gia vàogiai đoạn thi hành án đông đảo và đa dạng hơn so với các giai đoạn tố tụng trước
đó, ví dụ Ủy ban nhân dân địa phương nơi người phải thi hành án cư trú; cơquan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc Thi hành án và các giai đoạn
tố tụng trước đó có mối quan hệ nhân quả với nhau Trong lĩnh vực thi hành ánhình sự, nếu ở giai đoạn điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng không kiên quyết
áp dụng đầy đủ, kịp thời các biện pháp ngăn chặn như thu giữ, kê biên, phong tỏatài sản thì đến giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ gặp rất nhiều khókhăn do đương sự cất giấu, tẩu tán tài sản dẫn đến tình trạng án tồn đọng khôngthể thi hành được Hoặc nếu một bản án, quyết định được Tòa án tuyên một cách
Trang 6công bằng, thấu tình, đạt lý, rõ ràng, cụ thể, được dư luận ủng hộ, đồng tình thìviệc thi hành án sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều Ngược lại, nếu bản án,quyết định của Tòa án được tuyên không khách quan, toàn diện và công bằng,thiếu tính khả thi sẽ gây cản trở cho việc thi hành án, làm giảm lòng tin của nhândân đối với các cơ quan nhà nước Đồng thời, việc thi hành án nhanh chóng, kịpthời sẽ có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xét xử, củng cố, tăng cường
uy tín của cơ quan xét xử
2.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự
Tính chất pháp lý của thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự tuy có tính phức tạp hơn so với thi hành án hình sự,nhưng khi thi hành lại thể hiện sự mềm dẻo trên nguyên tắc của Luật dân sự “cácđương sự tự định đoạt”, “nguyên tắc thiện chí” và thỏa thuận Vì vậy có một sốbản án, quyết định tuy có hiệu lực pháp luật nhưng chỉ ra quyết định thi hành ánkhi có yêu cầu của người được thi hành án, một số bản án, quyết định được thihành khi chưa có hiệu lực pháp luật, một số bản án, quyết định do các trở ngạikhách quan hoặc do tình trang kinh tế của người phải thi hành án khó khăn kéodài Một số bản án bị kéo dài nên cơ quan thi hành án dân sự không thể ra quyếtđịnh thi hành án theo đúng quy định của pháp luật đã gây ảnh hưởng nhất địnhđến quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án
Hình thức tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự
Vấn đề tổ chức cơ quan thi hành án dân sự hiện nay được quy định mộtcách đầy đủ, toàn diện và cụ thể trong văn bản pháp lý đó là Luật thi hành án dân
sự Theo Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định “ Hệ thống Cơ quan
tổ chưc thi hành án bao gồm:
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan thi hành án dân sự:
Trang 7Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
Cơ quan thi hành án cấp quân khu và tương đương( sau đây gọi chung
là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chưc cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự”.
Những quy định cơ bản về thủ tục thi hành án dân sự
Được quy định khá đầy đủ, chặt chẽ từ Điều 26 đến Điều 65 Luật thi hành
án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thihành án dân sự và một số văn bản khác như: hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành
án dân sự và thời hiệu yêu cầu thi hành án; thủ tục gửi và nhận đơn yêu cầu thihành án; ra quyết định, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án,gửi quyết định và thông báo về thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; biệnpháp bảo đảm thi hành án; thứ tự thanh toán tiền thi hành án; hoãn thi hành án,tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án, trả đơn yêu cầu thi hành án, kết thúc thi hành
án và xác nhận kết quả thi hành án; ủy thác thi hành án; miễn giảm nghĩa vụ thihành án và bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án…
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm sáu loại sau: Khấu trừ tiềntrong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành Trừvào thu nhập của người phải thi hành án Kê biên, xử lý tài sản của người phải thihành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Khai thác tài sản của người phảithi hành án, buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ Buộcngười phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án
Trang 8Luật thi hành án dân sự 2008 quy định cụ thể về khiếu nại, tố cáo và giảiquyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự từ điều 140 đến điều 159, đặc biệt làvấn đề thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền giải quyết, quyền, nghĩa vụ của ngườikhiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền
2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động thi hành án dân sự
Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trênthực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước Thông qua thi hành
án, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấm dứt các hành vi
đó Thi hành án còn có ý nghĩa giúp cho việc phát hiện những khiếm khuyết củacác quy định của pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quyđịnh của pháp luật Qua thi hành án có thể kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó
để rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử Thi hành án
có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, tráchnhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minhcủa pháp luật và sức mạnh của nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc
2.2 Khái quát về hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự
2.2.1 Khái niệm hoạt động Kiểm sát thi hành án dân sự
Kiểm sát thi hành án dân sự là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sátnhân dân năm 2002, Luật thi hành án dân sự năm 2008 Là một hoạt động tố tụng
dân sự được quy định tại điều 379 Bộ luật tố tụng dân sự: “Viện kiểm sát nhân
dân trong Phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án,chấp hành viên và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toàn án kịp thời, đầy
đủ, đúng pháp luật” Bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng.
Trang 92.2.2 Đối tượng của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự
Đối tượng của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự là sự tuân thủ phápluật của các chủ thể trong hoạt động thi hành án dân sự Bao gồm:
Sự tuân theo pháp luật của Tòa án trong hoạt động cấp, chuyển giao bản
án đã có hiệu lực thi hành, những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quyđịnh của pháp luật;
Sự tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự trong việc ra quyếtđịnh thi hành án và ra quyết định có liên quan đến hoạt động thi hành án;
Sự tuân thủ pháp luật của chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành bản
án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, các quyết định tuyên bố phásản doanh nghiệp;
Sự tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quantrong việc thi hành án
Các chủ thể bị kiểm sát trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự
Tòa án nhân dân;
Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có nhiệm vụ ra quyết địnhthi hành án;
Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án; Cơ quan, tổ chức, đơn vị
và cá nhân có liên quan tới việc thi hành án
2.2.3 Phạm vi của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự
Khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyếtđịnh được thi hành theo quy định của pháp luật thì lúc đó Viện kiểm sát nhân dânbắt đầu họat động kiểm sát thi hành án, kết thúc hoạt động kiểm sát thi hành ánkhi các chủ thể bị kiểm sát thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án Điều 23
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định “Viện kiểm sát nhân
dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi
Trang 10hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật bảo đảm các bản án, quyết định
đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ kịp thời” Tại Điều 12 Luật Thi hành án
dân sự năm 2008, quy định “Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật”.
Như vậy, phạm vi của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự bắt đầu khibản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực phápluật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật, kết thúc khi bản án,quyết định đó được thi hành xong
Kiểm sát thi hành án dân sự bắt đầu khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật baogồm các bản án, quyết định sau:
Bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,kinh tế có hiệu lực pháp luật;
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọngtài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
Quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản,truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Tòa án
về hình sự;
Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa
án về hành chính;
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam;
Bản án, quyết định khác do pháp luật quy định;
Trang 11Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
Quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự,bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án;
Kết thúc hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự khi bản án, quyết định dân
sự được các chủ thể thi hành xong
Trang 12PHẦN 3: THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
Về giải quyết việc dân sự: Tổng số việc Tòa án thụ lý là 07 việc, trong đóyêu cầu dân sự 05 việc và yêu cầu hôn nhân 02 việc Viện kiểm sát ban hành 02kháng nghị phúc thẩm đều được Viện kiểm sát cấp trên chấp nhận, bảo vệ khángnghị
3.1.2 Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động
Viện kiểm sát đã kiểm sát 100% các vụ án hành chính, kinh doanh thươngmại do Tòa án thụ lý Tổng số 20 vụ trong đó án tranh chấp hành chính 07 vụ, ánkinh doanh thương mại 13 vụ Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa mình, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười thực hiện tốt các nhiệm vụ
Trang 13đặt ra, đạt được một số kết quả: không có án bị đình chỉ điều tra, tỷ lệ kiểm sátcác vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động ở Viện kiểm sát đạt tỷ lệcao và ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị để công tác giải quyết các vụ án vềhành chính, kinh doanh thương mại, lao động được nâng cao và đúng thời hạnluật định đối với các cơ quan có thẩm quyền và đều được chấp nhận.
3.1.3 Kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười
Qua nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm sát tại Viện kiểm sát nhân dânhuyện Tháp Mười về công tác kiểm sát thi hành án dân sự trong 10 tháng năm
2013 có thể thấy Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười đã thực hiện đúngchức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật trong quá trình kiểm sát.Công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện ThápMười đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo các vụ việc được thực thi mộtcách công bằng đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi của người được thi hành án vàngười bị thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân góp phần không nhỏ vào việc cácbản án, quyết định của Tòa án được thực thi Nhờ tuân theo đúng trình tự và thờihạn luật định cộng với thái độ làm việc nghiêm túc có trách nhiệm nên ViệnKiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười đã hạn chế được tình trạng thi hành án bị
án tồn đọng Điều đó được thể hiện rõ ở những số liệu thông kê sau đây về kếtquả công tác kiểm sát thi hành án dân sự trong 10 tháng của năm 2013: Tổngcộng: 1.506 việc, trong đó số việc năm 2012 chuyển qua 227 việc, số việc cóđiều kiện thi hành: 1.408 việc Tổng số tiền phải thi hành là 52.196.684.000đồng, đã thu được 10.724.462.000 đồng, đã chi trả cho đương sự 8.969.711.000đồng
Bên cạnh đó số việc chưa có điều kiện thi hành: 98 việc với tổng sống tiền6.024.428.000 đồng Qua số liệu trên cho thấy số việc thi hành án với số lượng
vụ việc nhiều, tính chất vụ việc thi hành án ngày càng phức tạp, trình độ nhậnthức pháp luật của người phải thi hành án không cao, người có điều kiện thi hànhnhưng không tự nguyện thi hành, cố tránh né nghĩa vụ của mình…Lực lượngkiểm sát viên chưa đáp ứng về năng lực nghiệp vụ so với yêu cầu hiện tại Cho
Trang 14nên với kết quả đạt được như trên đã là một cố gắng lớn của Viện kiểm sát nhândân huyện Tháp Mười.
Nguyên nhân của số việc tồn đọng và chưa có điều kiện thi hành án là doviệc phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự và Tòa án và Viện kiểm sát nhândân huyện Tháp Mười chưa chặt chẽ, riêng đối với Viện kiểm sát nhân dân huyệnTháp Mười thì khối lượng công việc ngày càng nhiều trong khi cán bộ, kiểm sátviên làm nghiệp vụ về khâu thi hành án dân sự ít, biên chế chưa tuyển đủ và cómột số cán bộ đi học nên chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự chưacao
3.2 Thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười
3.2.1 Quá trình phân công công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười có 05 kiểmsát viên trong đó có 02 lãnh đạo Đồng chí Trần Thanh Sang - phó Viện trưởng làngười được phân công phụ trách về công tác kiểm sát thi hành án dân sự Chịutrách nhiệm thực hiện kế hoạch kiểm sát, yêu cầu cơ quan hữu quan cử thànhviên tham gia để giúp Viện kiểm sát nhân dân đánh giá đúng trong kết luận trựctiếp kiểm sát
3.2.2 Quy trình kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười
Công tác chuẩn bị kiểm sát thi hành án dân sự: Xây dựng kế hoạch chi
tiết về nội dung, kế hoạch phải nêu rõ các việc cần kiểm sát, mục đích, yêu cầu
và thời gian cụ thể Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyết định trực tiếp kiểmsát Viện trưởng hoặc phó Viện trưởng ký duyệt kế hoạch trực tiếp kiểm sát vàgửi cho chủ thể sẽ bị kiểm sát trực tiếp: cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.Chuẩn bị các văn bản pháp luật cần thiết phục vụ cho việc kiểm sát trực tiếp cóliên quan đến việc đánh giá những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và các vi phạm
Trang 15pháp luật trong thi hành án dân sự Viện kiểm sát nhân dân ra quyết định trực tiếpkiểm sát và gửi quyết định trực tiếp kiểm sát cùng kế hoạch trực tiếp kiểm sátcho cơ quan thi hành án dân sự.
Tiến hành hoạt động trực tiếp kiểm sát: Kiểm sát viên và cán bộ được
giao nhiệm vụ trực tiếp nghe cơ quan thi hành án dân sự báo cáo tình hình côngtác tổ chức thi hành án, địa điểm thi hành án Sau khi nghe cơ quan thi hành ándân sự báo cáo kiểm sát viên sẽ tiến hành trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ sách cácquyết định, chứng từ, biên lai, hóa đơn thu, nộp, chi trả có liên quan trực tiếp đến
hoạt động thi hành án Kiểm tra tài sản, tiến hành kê biên tang vật, tài sản, tiền
quỹ, thu sổ sách, kế toán và các chứng từ, hồ sơ thi hành án Kiểm sát viên saukhi kiểm tra thấy tài sản, sổ sách chứng từ có dấu hiệu bất thường thì áp dụng
ngay các biện pháp kiểm tra và ra quyết định niêm phong Yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự và người phải thi hành án có trách nhiệm giải trình các vấn đề cóliên quan đến nội dung kiểm sát mà kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thấychưa rõ Yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải nêu đầy đủ nội dung yêu cầukiểm tra lại bằng văn bản về thời điểm kiểm tra, thời hạn trả lời theo quy địnhcủa pháp luật Việc trả lời của cơ quan thi hành án dân sự cũng phải bằng mộtvăn bản trả lời có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan Sau khi nhận được văn bản trảlời của cơ quan bị yêu cầu, Viện kiểm sát nghiên cứu kỹ và có bản kết luận chínhthức nêu rõ tình hình chấp hành pháp luật của chủ thể trong việc thi hành án vàgửi cho cơ quan thi hành án dân sự , gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và gửi
các cơ quan hữu quan Để thực hiện tốt hoạt động trực tiếp kiểm sát thi hành án
dân sự, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ phải thống kê toàn
bộ phần thi hành án của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản
án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật Tiến hành thống
kê riêng các trường hợp thi hành án dân sự như: Bản án, quyết định hoặc phầnbản án, quyết định thuộc loại chủ động ra quyết định thi hành án theo khoản 1
Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008; Các trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành ándân sự 2008