1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

242 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Sự Phát Triển Văn Hóa Nhà Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Nghệ An Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay
Tác giả Phan Trọng Đông
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, TS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Học viện quản lý giáo dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển văn hóa luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bởi văn hóa giúp cho quốc gia phát triển có hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển văn hóa và văn hóa nhà trường, điều này được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ rõ đối với ngành giáo dục cần phải giáo dục văn hoá tạo ra những con người vừa có đức vừa có tài để phục vụ đất nước: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [34]; Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam..." [33]. Văn hóa nhà trường là một hệ thống các niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, tạo nên bản sắc của nhà trường đó. Văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong nhà trường. Đối với giáo viên, văn hóa nhà trường có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Đối với học sinh, văn hóa nhà trường có tác động tạo ra một bầu không khí học tập tích cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị. Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá và tích cực tương tác với giáo viên, bạn bè. Học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, tạo ra môi trường thân thiện an toàn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau. Do đó, văn hóa nhà trường có vai trò to lớn trong việc thay đổi và phát triển nhà trường. Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường là tiến hành nâng cao các hoạt động giảng dạy, giáo dục; xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện trong nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tiện dụng, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, không gian và cảnh quan sạch đẹp. Hiện nay, quản lý sự phát triển văn hoá nhà trường có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, tâm huyết và cầu thị của các nhà trường, trong đó có vai trò quan trọng của người lãnh đạo, quản lý nhà trường bởi chính họ là người định hướng và quản lý sự phát triển văn hoá nhà trường từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường đến lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động nhằm giúp phát triển văn hoá nhà trường tạo điều kiện cho việc quản lý nhà trường hiệu quả, giúp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi của một nhà trường, duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp và ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía môi trường xã hội. Ở Việt Nam đang tiến hành CHN-HĐH đất nước, những năm gần đây sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng đem lại nhiều tác động to lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông cũng phần nào tác động tiêu cực đến các hoạt động giáo dục – đào tạo của nhà trường. Các biểu hiện như chất lượng giáo dục còn hạn chế; cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn nghèo nàn, lạc hậu; đạo đức của một bộ phận học sinh và giáo viên xuống cấp (như các hành vi chơi cờ bạc, nghiện hút, vi phạm nội quy học tập của nhà trường, bạo lực học đường như học trò tấn công thầy giáo, hiện tượng phụ huynh đánh giáo viên ngay trong trường học; giáo viên thô bạo với học sinh bằng lời nói, hành động; giáo viên quỳ gối xin việc làm;…) phần nào đã thể hiện văn hóa nhà trường còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Tại Hội thảo quốc gia “Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, ngày 17/10/2018, của Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An phối hợp với Công đoàn Trường Đại học Vinh tổ chức đã chỉ ra thực trạng khi khảo sát sơ bộ và thống kê trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 22 trường, 43 lớp, trực tiếp lấy ý kiến qua phiếu khảo sát đối với 295 giáo viên và 1.494 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 cho thấy: Đang có sự suy giảm về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học. Càng lên cấp học trên, tỉ lệ học sinh hạnh kiểm tốt giảm xuống, thay vào đó là tỉ lệ hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Nhận thức của giáo viên về vấn đề học đường cũng chưa được đầy đủ. Nhiều giáo viên khi được hỏi về văn hóa học đường tỏ ra lúng túng, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề này, điều đó làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền giáo dục học đường cho học sinh tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh hiện nay. Trong hội thảo có 08 ý kiến phát biểu trực tiếp và 25 ý kiến gửi bằng văn bản về cho Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An của các nhà khoa học, các đại biểu xoay quanh vấn đề cần "Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu quản lý sự phát triển văn hóa của các trường trung học phổ thông ở nước ta hiện nay cũng như ở tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, vì vậy đề tài “Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” cần được đặt ra để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông ở tỉnh Nghệ An nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển văn hóa nhà trường Trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường ở các Trường Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An còn bộc lộ những hạn chế nhất định (nhận thức của một số CBQL; GV và HS về văn hóa nhà trường chưa đầy đủ; còn hạn chế trong các khâu lập kế hoạch; tổ chức,chỉ đạo,kiểm tra đánh giá việc kế thừa và phát huy các giá trị vật chất cũng như tinh thần trong việc phát triển văn hóa nhà trường; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc phát triển văn hóa nhà trường còn chưa được mạnh mẽ; chưa có bộ tiêu chí để làm công cụ đánh giá văn hóa nhà trường THPT nhằm khích lệ các nhà trường phấn đấu;…). Trên cơ sở lý thuyết về quản lý sự thay đổi và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An, luận án tìm ra nguyên nhân cũng như những hạn chế, tồn tại chưa được khắc phục, từ đó đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường các trường THPT 5.3. Khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An, làm rõ các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó để có các giải pháp khắc phục. 5.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tại tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5.5. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý sự phát triển VHNT của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng của các trường THPT. Tiến hành khảo sát thực trạng và tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trường THPT Diễn Châu II, Diễn Châu III, Diễn Châu V, Nghi Lộc III, Quỳ Hợp II, Quỳnh Lưu I, Quỳnh Lưu IV, Nguyễn Xuân Ôn, Hà Huy Thập, Lê Viết Thuật, Anh Sơn I, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Cảnh Chân, Đô Lương I và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; Phòng GDĐT thành phố Vinh và Phòng GDĐT huyện Diễn Châu) trong thời gian năm học 2017 – 2018 đến 2018 - 2019. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu 7.1.1.Tiếp cận hệ thống Trường THPT là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức nên nó mang các đặc trưng của văn hóa tổ chức. Do vậy, quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung có quan hệ biện chứng với nhau, khi nghiên cứu đề tài cần đặt trong bối cảnh phân tích tổng thể, có hệ thống. 7.1.2. Tiếp cận theo chức năng quản lý Để thực hiện công tác quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT, đề tài tiến hành theo bốn chức năng của quản lý là: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo triển khai thực hiện và Kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong đó các hoạt động này do chủ thể quản lý là Hiệu trưởng của các trường THPT thực hiện. 7.1.3. Tiếp cận theo mức độ biểu hiện của văn hóa tổ chức Văn hóa của một tổ chức được biểu hiện qua 3 mức độ (Các vật thể hữu hình; Các giá trị được tuyên bố; Các giả định, niềm tin). Trên cơ sở tiếp cận các mức độ biểu hiện của văn hóa tổ chức, đề tài tiến hành xác định các thành tố cơ bản của văn hóa nhà trường THPT. 7.1.4. Tiếp cận lịch sử và giá trị truyền thống Tiếp cận lịch sử được chọn sử dụng để nghiên các vấn đề về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường mang tính lịch sử, theo giai đoạn hoặc theo thời kỳ phát triển nhà trường. Văn hóa nhà trường THPT hiện nay đều được hình thành và phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, khi quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường đề tài sẽ dựa trên những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam; của vùng miền và nhà trường để thực hiện. 7.1.5. Tiếp cận theo lý thuyết “Quản lý sự thay đổi” Lý thuyết “Quản lý sự thay đổi” được nhiều lĩnh vực khác nhau vận dụng để quản lý trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nhà trường chịu tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau, mức độ văn hóa nhà trường có sự thay đổi. Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường cần dựa trên lý thuyết “Quản lý sự thay đổi” để đạt được mục tiêu cho sự phát triển của nhà trường. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2.1.1. Phương pháp tổng hợp lý luận: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến văn hóa nhà trường và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT. 7.2.1.2. Phương pháp hồi cứu tư liệu: Hồi cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn và các báo cáo của ngành, báo tạp chí, sách,…liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng hệ thống câu hỏi, bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh về văn hóa nhà trường và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh hiện nay. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này nhằm ghi chép lại về không gian, điều kiện giáo dục và đào tạo trong các trường; Quan sát thái độ, hành vi, tác phong, ứng xử giữa các đối tượng được khảo sát. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn sâu Ban Giám hiệu nhà trường; Giáo viên; phụ trách công tác Đoàn; nhân viên và phụ huynh học sinh nhằm đưa ra một bức tranh cụ thể về thực trạng văn hóa và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường hiện nay. 7.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và hồi cứu tư liệu sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý phục vụ cho phân tích và đưa ra các nhận định, đánh giá về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh hiện nay. Đề tài sử dụng phần mềm xử lý số liệu (SPSS) và phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát, đưa ra kết quả bảng tính là giá trị % và giá trị trung bình, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được sử dụng để xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về hoàn thiện đề cương nghiên cứu, phiếu hỏi và báo cáo kết quả nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm Để chứng minh tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất, Đề tài sử dụng phương pháp Khảo nghiệm và tiến hành Thử nghiệm một số giải pháp trong khuôn khổ thời gian, điều kiện nghiên cứu luận án. 8. Câu hỏi nghiên cứu 8.1. Thế nào là văn hóa nhà trường? Nghiên cứu quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường dựa trên cơ sở lý thuyết nào? Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đặt ra những yêu cầu gì đối với quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển văn hóa nhà trường THPT? 8.2. Thực trạng văn hóa nhà trường và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào? 8.3. Cần có những giải pháp gì để quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay? Các giải pháp đề xuất đó có đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi hay không? 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Đề tài đưa được khung lý thuyết về quản lý sự thay đổi vào xây dựng khung lý luận của quản lý phát triển văn hóa nhà trường và khẳng định được bản chất của quản lý phát triển văn hóa nhà trường là quản lý sự thay đổi của nhà trường về tầm nhìn, sứ mệnh, tư tưởng, hành vi, phong cách giảng dạy và học tập của toàn thể CBQL, GV, HS, PH và nhân viên nhà trường. 9.2. Kết quả khảo sát thực trạng sẽ khắc họa được ưu điểm cũng như hạn chế trong quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An hiện nay, từ đó có các giải pháp hạn chế những nhược điểm trên. 9.3. Luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 3: Giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -˜˜˜ - PHAN TRỌNG ĐÔNG QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -˜˜˜ - PHAN TRỌNG ĐÔNG QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN TS NGUYỄN THỊ THANH HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Tác giả luận án Phan Trọng Đông ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án “Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay” theo chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục do Học Viện quản lý giáo dục tổ chức Trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Lãnh đạo, các thầy/cô giáo trong Học viện Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Học viện; các Phòng/ban thuộc Học viện quản lý giáo dục Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn đến GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến; TS Nguyễn Thị Thanh là người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học và luôn theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình để tôi có thể hoàn thành luận án Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở/phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, thực nghiệm, thử nghiệm các nội dung của đề tài Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè,…đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh Tác giả luận án Phan Trọng Đông iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí THPT Trung học phổ thông GD Giáo dục GV Giáo viên NV Nhân viên HS Học sinh PHHS Phụ huynh học sinh QLGD Quản lí giáo dục VH Văn hóa VHTC Văn hóa tổ chức VHNT Văn hóa nhà trường QLSTĐ Quản lý sự thay đổi QLSPT Quản lý sự phát triển GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ x DANH MỤC SƠ ĐỒ .xi MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4 Giả thuyết khoa học 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6 Phạm vi nghiên cứu .4 7 Phương pháp nghiên cứu .4 8 Câu hỏi nghiên cứu .6 9 Đóng góp mới của luận án 7 10 Cấu trúc của luận án 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 8 1.1 Tổng quan các nghiên cứu vấn đề 8 1.1.1 Nghiên cứu về văn hóa nhà trường 8 1.1.2 Nghiên cứu về quản lý sự thay đổi 12 1.1.3 Nghiên cứu về quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường .15 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 19 1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .19 1.2.2 Nhà trường THPT, quản lý nhà trường THPT 23 1.2.3 Văn hóa, văn hóa tổ chức 24 1.2.4 Văn hóa nhà trường, văn hóa nhà trường THPT .29 1.2.5 Phát triển văn hóa nhà trường THPT .31 1.2.6 Quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT 32 1.3 Nội dung về văn hóa nhà trường và phát triển văn hóa nhà trường THPT 32 1.3.1 Vai trò của văn hóa nhà trường 32 1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường trung học phổ thông .36 1.3.3 Phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông 43 v 1.4 Nội dung quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT 48 1.4.1 Quản lý sự phát triển 48 1.4.2 Nội dung quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT 52 1.5 Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT .54 1.5.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và tầm quan trọng của quản lý sự phát triển VHNT 54 1.5.2 Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường 58 1.5.3 Yêu cầu đặt ra cho Hiệu trưởng đối với quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường .60 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT 62 1.6.1 Các yếu tố chủ quan 62 1.6.2 Các yếu tố khách quan 68 Kết luận chương 1 74 Chương 2 CỞ SƠ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY .76 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, GD cấp THPT ở tỉnh Nghệ An 76 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 76 2.1.2 Đặc điểm giáo dục - đào tạo cấp THPT tỉnh Nghệ An 77 2.2 Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng phát triển và quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh nghệ An 79 2.2.1 Mục đích, nội dung khảo sát .79 2.2.2 Phương pháp, công cụ khảo sát 80 2.2.3 Địa bàn và đối tượng khảo sát 80 2.2.4 Thời gian khảo sát .84 2.3 Xử lý kết quả khảo sát đánh giá thực trạng 84 2.4 Thực trạng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 85 2.4.1 Thực trạng nhận thức về văn hóa nhà trường và tầm quan trọng của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An 85 2.4.1 Thực trạng mức độ biểu hiện các thành tố của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An 87 2.5 Thực trạng quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 119 2.5.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay 119 vi 2.5.2 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An 121 2.5.3 Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An 124 2.5.3 Thực trạng quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An 126 2.5.5 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý sự phát triển và củng cố, duy trì những kết quả tốt của văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An .129 2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay 132 2.6.1 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 132 2.6.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan .133 Kết luận chương 2 .138 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY .139 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 139 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .139 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 140 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 140 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .140 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 140 3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 140 3.2 Giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .141 3.2.1 Giải pháp 1: Tổ chức các hoạt động thay đổi nhận thức cho đối tượng tham gia về tầm quan trọng của sự phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 141 3.2.2 Giải pháp 2: Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa nhà trường THPT đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .147 3.2.3 Giải pháp 3: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường THPT làm căn cứ xếp loại thi đua 151 3.2.4 Giải pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tiến hành các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên 157 3.2.5 Giải pháp 5: Tăng cường sự phối giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng trong việc phát triển văn hóa nhà trường 160 vii 3.2.6 Giải pháp 6: Tổ chức xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục .163 3.2.7 Giải pháp 7: Quản lý kiểm tra, giám sát, có hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với việc thực hiện các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường 167 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 170 3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất 172 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 172 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm .172 3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 172 3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 172 3.4.5 Cách thức tiến hành 172 3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 173 3.4.7 Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi 179 3.5 Thử nghiệm 180 3.5.1 Mục đích thử nghiệm 180 3.5.2 Giả thuyết thử nghiệm .180 3.5.3 Đối tượng, thời gian và phạm vi thử nghiệm 180 3.5.4 Nội dung thử nghiệm 181 3.5.5 Cách thức thực hiện 181 3.5.6 Phương pháp đánh giá giải pháp thử nghiệm 182 3.5.7 Tiến hành thử nghiệm 183 3.5.8 Đánh giá kết quả thử nghiệm 187 Kết luận chương 3 .193 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 194 1 Kết luận 194 2 Khuyến nghị 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO 198 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 205 PHỤ LỤC viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm nhà trường và đội ngũ CBQL, GV, NV tại 15 trường khảo sát tỉnh Nghệ An năm học 2019 – 2020 81 Bảng 2.2 Tổng hợp mẫu khảo sát 82 Bảng 2.3 Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu 83 Bảng 2.4 Đánh giá tầm quan trọng của phát triển VHNT THPT .86 Bảng 2.5 Thực trạng phát triển văn hóa vật chất tại 15 trường THPT khảo sát 87 Bảng 2.6 Thực trạng phát triển văn hóa tinh thần tại 15 trường THPT khảo sát 88 Bảng 2.7 Thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển VHNT tại 15 trường THPT tỉnh Nghệ An 90 Bảng 2.8 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết về logo, biểu tượng của nhà trường 92 Bảng 2.9 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết về khẩu hiệu, phương châm làm việc 93 Bảng 2.10 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết về kiến trúc của nhà trường 95 Bảng 2.11 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết về không gian, cảnh quan của nhà trường 96 Bảng 2.12 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết về trang phục của nhà trường .99 Bảng 2.13 Đánh giá mức độ biểu hiện nhận biết hệ giá trị của nhà trường 101 Bảng 2.14 Đánh giá mức độ biểu hiện về thái độ đối với việc thực thi nhiệm vụ 105 Bảng 2.15 Đánh giá mức độ biểu hiện về thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của nhà trường hiện nay 106 Bảng 2.16 Đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc của nhà trường .107 Bảng 2.17 Đánh giá mức độ nhận biết về quy trình, thủ tục trong giải quyết ` PL11 của nhà trường Câu 20: Xin thầy/cô cho ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện kế hoạch quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường nơi thầy/cô công tác? (Mức độ: 1- Kém; 2 - Yếu; 3 – Trung bình; 4 – Khá; 5 -Tốt) Mức độ biểu hiện TT Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch 1 2 3 4 5 I Thực trạng chỉ đạo quản lý sự phát triển các giá trị văn hóa mới 1 Ra quyết định triển khai các hoạt động phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 2 Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 3 Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 4 Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn tài liệu về phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 5 Chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 6 Chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phương tiện vật chất phục vụ phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường II Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý sự phát triển các giá trị văn hóa đã có 1 Chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phương tiện vật chất phục vụ phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 2 Ra quyết định triển khai các hoạt động phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường 3 Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường 4 Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường 5 Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn tài liệu về phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường Câu 21: Thầy/Cô cho ý kiến về mức độ thực hiện nội dung kiểm tra, đánh giá quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường nơi thầy/cô công tác? (Mức độ: 1- Kém; 2 - Yếu; 3 – Trung bình; 4 – Khá; 5 -Tốt) Mức độ biểu hiện TT Nội dung kiểm tra, đánh giá 1 2 3 4 5 I Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý sự phát triển các giá trị văn hóa mới 1 Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 2 Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả về phát triển những giá trị văn hóa ` 4 5 II 1 2 3 4 5 PL12 mới của nhà trường Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về phát triển những giá trị văn hóa mới của nhà trường Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý sự phát triển các giá trị văn hóa đã có Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường Kiểm tra, đánh giá kết quả về phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về phát triển những giá trị văn hóa đã có của nhà trường C- ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VHNT Câu 22: Thầy/cô vui lòng cho ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường? (Mức độ: 1- Không ảnh hưởng; 2- Ảnh hưởng ít; 3- Ảnh hưởng; 4 - Ảnh hưởng nhiều; 5 - Rất ảnh hưởng) Mức độ ảnh hưởng TT Tiêu chí ảnh hưởng của các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan Điều kiện cơ sở vật chất Nhận thức của giáo viên Nhận thức của gia đình Nhận thức của xã hội Đặc điểm của HS THPT 2 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương Cơ chế, chính sách sự chỉ đạo của ngành giáo dục Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông Câu 23: Xin thầy/cô cho ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường nơi thầy/cô công tác? (Mức độ: 1- Không ảnh hưởng; 2- Ảnh hưởng ít; 3- Ảnh hưởng; 4 - Ảnh hưởng nhiều; 5 - Rất ảnh hưởng) Mức độ ảnh hưởng TT Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất 1 2 3 4 5 1 Cơ sở vật chất phục vụ quản lý sự phát triển những giá trị văn hóa mới 2 Cơ sở vật chất phục vụ quản lý sự phát triển những giá trị văn hóa đã có ` 3 PL13 Huy động quản lý nguồn tài chính thông qua công tác xã hội hóa nhằm phát triển những giá trị văn hóa đã có Câu 24: Thầy/Cô vui lòng cho ý kiến đánh giá về năng lực quản lý của Lãnh đạo nhà trường đến công tác quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường hiện nay? (Mức độ: 1- Không ảnh hưởng; 2- Ảnh hưởng ít; 3- Ảnh hưởng; 4 - Ảnh hưởng nhiều; 5 - Rất ảnh hưởng) Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng của năng lực quản lý của Lãnh đạo TT nhà trường 1 2 3 4 5 1 Năng lực chỉ đạo lập kế hoạch xây 2 Năng lực chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch 3 Năng lực vận động cán bộ, giáo viên, học sinh trong phát triển văn hóa nhà trường 4 Năng lực hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin 5 Năng lực tổ chức, chỉ đạo một số hoạt động của văn hóa nhà trường 6 Năng lực xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường 7 Khả năng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc 8 Năng lực thực hiện chính sách thi đua khen thưởng 9 Năng lực thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ PL14 ` Phụ lục 02 PHIẾU SỐ 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học sinh cấp THPT tỉnh Nghệ An) Để đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào nội dung mà Em cho là phù hợp: Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Em THÔNG TIN HỌC SINH: Trường:……… Quận/Huyện: ………… Lớp học: ……………………………………………Giới tính: Nam ˜ Nữ ˜ CÂU HỎI KHẢO SÁT: Câu 1: Em vui lòng cho biết ý kiến về vai trò tầm quan trọng của phát triển văn hóa nhà trường? 1 Rất quan trọng ˜ 2 Quan trọng ˜ 3 Bình thường ˜ 4 Không quan trọng ˜ 5 Hoàn toàn không quan trọng ˜ Câu 2: Em có hiểu biết gì về mức độ nhận biết các giá trị văn hóa nhà trường? (Mức độ: 1- Chưa biết; 2- Biết nhưng không rõ; 3 - Biết; 4 - Biết rõ; 5 - Biết rất rõ) Mức độ biểu hiện TT Nội dung nhận biết các giá trị văn hóa nhà trường 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Logo, biểu tượng Khẩu hiệu, phương châm Kiến trúc của nhà trường Không gian, cảnh quan Trang phục của nhà trường Tầm nhìn, mục tiêu Hệ giá trị của nhà trường Phong cách lãnh đạo Phong cách làm việc Hành vi ứng xử Phương pháp truyền thông Câu 3: Trường em học đã có Logo, biểu tượng của nhà trường chưa? 1 Đã có ˜ 2 Chưa có ˜ ` PL15 Câu 4: Nếu có, xin em cho ý kiến đánh giá về Logo, biểu tượng của nhà trường hiện nay? (Mức độ: 1- Không phù hợp; 2- Phù hợp một phần; 3- Phù hợp; 4- Khá phù hợp; 5- Rất phù hợp) TT 1 2 3 Logo, biểu tượng của nhà trường Mức độ biểu hiện 1 2 3 4 5 Tính đơn giản, hợp lý Tính thẩm mỹ Phản ánh được tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường Câu 5: Trường em học đã có khẩu hiệu, phương châm học tập chưa? 1 Đã có ˜ 2 Chưa có ˜ Nếu có, xin em cho biết khẩu hiệu và phương châm làm việc của nhà trường hiện nay là gì? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Câu 6: Em cho ý kiến đánh giá về khẩu hiệu, phương châm của nhà trường hiện nay? (Mức độ: 1- Không phù hợp; 2- Phù hợp một phần; 3- Phù hợp; 4- Khá phù hợp; 5- Rất phù hợp) Mức độ biểu hiện TT Khẩu hiệu, phương châm của nhà trường 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Tính dễ hiểu, dễ nhớ, có tính thuyết phục Phản ánh được phương châm làm việc của nhà trường Mang tính triết lý giáo dục vì con người Phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước Phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phương Câu 7: Em cho ý kiến đánh giá về không gian, cảnh quan của nhà trường hiện nay? (Mức độ: 1- Không phù hợp; 2- Phù hợp một phần; 3- Phù hợp; 4- Khá phù hợp; 5- Rất phù hợp) Mức độ biểu hiện TT Không gian, cảnh quan của nhà trường 1 2 3 4 5 1 Tính hợp lý, thuận tiện của không gian, cảnh quan trường lớp 2 Tính thẩm mỹ của không gian, cảnh quan trường lớp 3 Diện tích không gian đảm bảo đúng quy định số lượng học sinh 4 Không gian, cảnh quan nhiều cây xanh, bóng mát 5 Trường lớp luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường 6 Học sinh và Giáo viên luôn thấy an toàn khi ở trường 7 Cách bài trí, sắp xếp lớp học và cảnh quan xung quanh ` PL16 Câu 8: Em có ý kiến kiến đánh giá về trang phục của nhà trường hiện nay thế nào? (Mức độ: 1- Không phù hợp; 2- Phù hợp một phần; 3- Phù hợp; 4- Khá phù hợp; 5- Rất phù hợp) Mức độ biểu hiện TT Kiến trúc của nhà trường 1 2 3 4 5 1 Giáo viên ăn mặc lịch sự, đẹp, thể hiện tính thẩm mỹ văn hóa cao 2 Giáo viên ăn mặc nghiêm túc 3 Một bộ phận giáo viên ăn mặc chưa đẹp, chưa lịch sự 4 Đồng phục của học sinh lịch sự, trang nhã 5 Đồng phục của học sinh đơn giản, chưa đẹp 6 Đồng phục của học sinh chất lượng chưa được tốt Câu 9: Em tự đánh giá mức độ biểu hiện của mình về các hành vi trong nhà trường? (Mức độ: 1 - Không; 2- Rất ít; 3 – Ít; 4 – Nhiều; 5 – Rất nhiều) Mức độ biểu hiện TT Nội dung biểu hiện 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thiếu tôn trọng, lịch sự, lễ phép với thầy/công và nhân viên trong trường Xưng hô với bạn bè không thân mật, thiếu tôn trọng, hòa nhã với bạn bè Nói tục, chưởi thề, sử dụng tiếng nóng Không biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với bạn bè Không mặc đồng phục khi đến trường theo qui định Đi học muộn Tự ý bỏ tiết, bỏ học (không có lý do) Tóc nhuộm màu, đeo khuyên tai, trang điểm lòe loẹt,… Mua thức ăn, nước uống, quà vặt trước cổng trường và ăn vặt trong trường Viết, vẽ bậy, lên bàn ghế, tường và trong khuôn viên nhà trường Vứt rác tùy tiện trong lớp học và trong khuôn viên nhà trường Sử dụng môi trường mạng để nói xấu người khác, câu like, share tuyên truyền những hình ảnh không tốt Quay cóp, sử dụng tài liệu khi thi, kiểm tra Câu 10: Em vui lòng cho ý kiến đánh giá về hệ giá trị của trường nơi em đang theo học? (Mức độ: 1- Không phù hợp; 2 – Phù hợp một phần; 3 – Phù hợp; 4 – Khá phù hợp; 5 – Rất phù hợp) Mức độ biểu hiện TT Hệ giá trị của nhà trường 1 2 3 4 5 1 Sự tôn trọng 2 Sự trung thực 3 Sự lắng nghe, khách quan, công bằng 4 Tính kỷ luật 5 Tính trách nhiệm 6 Tinh thần hợp tác 7 Lòng nhân ái ` PL17 Câu 11: Em cho ý kiến đánh giá của mình về hiệu quả của các phương pháp truyền thông của nhà trường nơi em đang theo học? (Rất kém; 2- Kém; 3 – Bình thường; 4 – Tốt; 5 – Rất tốt) Mức độ biểu hiện TT Phương pháp truyền thông trong nhà trường 1 2 3 4 5 1 Việc chia sẻ thông tin của nhà trường Nhà trường chia sẻ hoạt động giảng dạy, giáo dục lên các phương tiện thông tin, cổng giao tiếp điện tử, website của trường HS và PHHS có thể truy cập vào các trang điện tử của nhà trường để lấy thông tin học tập và chia sẻ thông tin quảng bá về nhà trường 2 Hình thức truyền thông trong nhà trường Tổ chức tuyên truyền hoạt động giáo dục học sinh thường xuyên qua buổi chào cờ hàng tuần Tuyên truyền qua các hình thức pano, áp phích, khẩu hiệu Tuyên truyền qua giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn Nhà trường tuyên truyền qua các cuộc thi, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao Nhà trường tuyên truyền thông qua các hoạt động ngoại khoá, dã ngoại của nhà trường Truyền thông qua cổng thông tin điện tử của nhà trường, mạng xã hội Phụ `lục 03 PL18 PHIẾU SỐ 3 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Cán bộ quản lý và Giáo viên cấp THPT tỉnh Nghệ An) Để quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn Các thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, mà không sử dụng để đánh giá cá nhân hoặc tập thể của cá nhân tham gia trả lời Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô THÔNG TIN CÁ NHÂN: Trường: ……… .Quận/Huyện:………………… Giới tính: Nam ˜ Nữ ˜ Tuổi: Dưới 30 tuổi ˜ Từ 30 đến 39 tuổi ˜ Từ 40 đến 49 tuổi ˜ 50 tuổi trở lên ˜ Trình độ đào tạo: Cao đẳng ˜ Đại học ˜ Thạc sĩ ˜ Tiến sĩ Số năm công tác:…… Chức vụ:……… ………………………………………… NỘI DUNG PHỎNG VẤN: Câu 1: Thầy/cô cho biết ý kiến về các “giá trị cốt lõi” của phát triển văn hóa nhà trường nơi thầy/cô đang công tác? Theo thầy/cô đâu là ưu điểm? đâu là hạn chế và nguyên nhân của nó? Câu 2: Tại nhà trường thầy/cô công tác đã tổ chức những cuộc vận động, phong trào, cuộc thi nào để phát triển các giá trị văn hoá nhà trường? Thầy/cô có thể đánh giá tính hiệu quả của những cuộc vận động, phong trào, cuộc thi đó? Câu 3: Thầy/cô có thể cho biết nguyên nhân nào dẫn đến các giá trị văn hoá nhà trường nơi thầy/cô công tác chưa được phát triển tốt? Câu 4: Xin thầy/cô cho biết vai trò của mình trong việc phát triển các giá trị văn hóa nhà trường? Hiện nay thầy cô đã làm gì để phát triển tốt văn hóa nhà trường? Câu 5: Việc phát triển văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay, nhà trường nơi thầy cô đang công tác có những thuận lợi, khó khăn gì? Câu 6: Thầy/cô cho biết ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường hiện nay? Theo thầy/cô ảnh hưởng của công nghệ thông tin, đặc biệt là việc sử dụng Internet và thiết bị như điện thoại thông minh tác động tích cực và tiêu cực gì đến học sinh? Câu 7: Để quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì theo thầy/cô cần có những giải pháp nào? Trong các giải pháp đề xuất, theo thầy/cô giải pháp nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Tại sao? ` PL19 Phụ lục 04 PHIẾU SỐ 4 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Phụ huynh học sinh cấp THPT tỉnh Nghệ An) Để quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xin Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách trả lời phỏng vấn các câu hỏi sau Thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, mà không sử dụng để đánh giá cá nhân hoặc tập thể của cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/bà THÔNG TIN CÁ NHÂN: PHHS trường: …… Quận/Huyện:…… Giới tính: Nam ˜ Nữ ˜ Tuổi: Dưới 30 tuổi ˜ Từ 30 đến 39 tuổi ˜ Từ 40 đến 49 tuổi ˜ 50 tuổi trở lên ˜ Trình độ đào tạo: Cao đẳng ˜ Đại học ˜ Trên đại học ˜ Nghề nghiệp:……………… ….…………………………………………… ………… … NỘI DUNG PHỎNG VẤN: Câu 1: Theo ông/bà thì khẩu hiệu và phương châm làm việc của nhà trường nơi con ông bà theo học có đúng với phong cách làm việc nhà trường và việc giảng dạy học sinh hay không? Câu 2: Trường nơi con ông/bà đang theo học có không gian, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện học tập tốt hay không? Câu 3: Ông/bà cho ý kiến đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trang phục của các con đang mặc? Nguyên nhân của các nhược điểm đó? Câu 4: Ông/bà có đánh giá gì về cách làm việc, giao tiếp, ứng xử của các thầy/cô giáo nơi con ông/bà đang theo học? Câu 5: Ông/bà tiếp nhận thông tin từ nhà trường qua các kênh, phương tiện nào? Các thông tin truyền tải có hợp lý không? Câu 6: Ông/bà thấy môi trường văn hóa nhà trường nơi con ông bà theo học có những ưu điểm và nhược điểm nào? Đâu là những nguyên nhân của nhược điểm đó? Câu 7: Ông/bà có đề xuất gì để tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng trong việc phát triển văn hóa nhà trường nơi con ông/bà theo học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay? ` Phụ lục 05 PL20 PHIẾU SỐ 5 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho Cán bộ quản lý và Giáo viên cấp THPT tỉnh Nghệ An) Để đánh giá giải pháp quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào nội dung mà Thầy/cô cho là phù hợp theo các câu hỏi dưới đây Các thông tin thu thập từ phiếu này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, mà không sử dụng để đánh giá cá nhân hoặc tập thể của cá nhân tham gia trả lời phiếu Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô THÔNG TIN CÁ NHÂN: Trường: Quận/Huyện:………………… Giới tính: Nam ˜ Nữ ˜ Tuổi: Dưới 30 tuổi ˜ Từ 30 đến 39 tuổi ˜ Từ 40 đến 49 tuổi ˜ 50 tuổi trở lên ˜ Trình độ đào tạo: Cao đẳng ˜ Đại học ˜ Thạc sĩ ˜ Tiến sĩ ˜ Số năm công tác:…….…………………… Chức vụ:……….…………………………… Câu 1: Xin thầy/cô cho ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp? (Mức đánh giá: 1- Không cần thiết; 2- Ít cần thiết; 3- Bình thường; 4-Cần thiết; 5- Rất cần thiết) Mức đánh giá TT Tên các giải pháp 1 2 3 4 5 Tổ chức hoạt động thay đổi nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của sự phát triển 1 văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Xây dựng chiến lược/kế hoạch sự phát triển văn hóa nhà trường 2 THPT đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá văn hóa nhà trường THPT làm 3 căn cứ xếp loại thi đua Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tiến hành các hoạt động phát triển 4 văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và cộng 5 đồng trong việc phát triển văn hóa nhà trường Tổ chức xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ 6 thông tin và truyền thông nhằm phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục Quản lý kiểm tra, giám sát, có hình khen thưởng và kỷ luật đối 7 với việc thực hiện các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường ` PL21 Câu 2: Thầy/cô cho ý kiến đánh giá về mức độ khả thi của các giải pháp (Mức đánh giá: 1- Không khả thi; 2- Ít khả thi; 3 – Bình thường; 4 – Khả thi; 5 – Rất khả thi) TT Tên các giải pháp 2 Tổ chức hoạt động thay đổi nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của sự phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Xây dựng chiến lược/kế hoạch sự phát triển văn hóa nhà trường THPT đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 3 Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá văn hóa nhà trường THPT làm căn cứ xếp loại thi đua 4 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tiến hành các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên 5 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng trong việc phát triển văn hóa nhà trường 1 6 7 Mức đánh giá 1 2 3 4 Tổ chức xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát triển văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục Quản lý kiểm tra, giám sát, có hình khen thưởng và kỷ luật đối với việc thực hiện các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường Ý kiến khác:………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 5 PL22 ` Phụ lục 06 PHIẾU SỐ 6 PHIẾU THỬ NGHIỆM Để đánh giá hiệu quả của giải pháp thử nghiệm vừa thực hiện, xin Quý Thầy/Cô vui lòng trả lời phiếu hỏi bằng cách đánh dấu X vào mức độ lựa chọn tương ứng Các thông tin thu thập từ phiếu này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, mà không sử dụng để đánh giá cá nhân hoặc tập thể của cá nhân tham gia trả lời phiếu Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô! Xin Thầy/Cô vui lòng đánh dấu X vào mức độ đạt được ở từng nội dung trước và sau tiến hành thử nghiệm, trong đó 1 là mức độ thấp nhất và 5 là mức độ cao nhất TT Nội dung 1 1 2 3 4 5 6 7 Kiến chung về VHNT, giá trị cốt lõi của VHNT, phát triển VHNT THPT; quản lý sự phát triển VHNT, mục tiêu, tầm quan trọng của quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường; bối cảnh đối mới giáo dục, các chủ trương/chính sách/quy định pháp luật về phát triển VHNT và các yếu tố tác động tới phát triển VHNT Kỹ năng xây dựng kế hoạch cho một nội dung hoạt động phát triển VHNT Bồi dưỡng kỹ năng triển khai thực hiện các hoạt động phát triển VHNT Kỹ năng kiểm tra, đánh giá các hoạt động khi triển khai Kỹ năng xử lý các tính huống, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, ứng xử học đường Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm Kỹ năng chia sẻ các thông tin, truyền thông hoạt động Trước thử nghiệm 2 3 4 5 1 2 Sau thử nghiệm 3 4 5 ... sở lý luận quản lý phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông bối cảnh đổi giáo dục Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thơng tỉnh Nghệ An bối cảnh. ..BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -˜˜˜ - PHAN TRỌNG ĐÔNG QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY. .. cảnh đổi giáo dục Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thơng tỉnh Nghệ An bối cảnh đổi giáo dục ` Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Ngày đăng: 01/10/2022, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2012), “Kiến giải về văn hóa nhà trường và quản lý xây dựng văn hóa nhà trường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 84, tháng 9/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (2012), “Kiến giải về văn hóa nhà trường và quản lý xây dựngvăn hóa nhà trường”, Tạp chí "Khoa học Giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2012
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007, về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 về triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), "Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT về việc phát độngphong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 vềtriển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2008
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 282/BGDĐT- CTHSSV ngày 25/01/2017, về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa học đường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2017
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Quyết định số 1506/QĐ - BGDĐT, ngày 31/05/2019, về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), "Quyết định số 1506/QĐ - BGDĐT, ngày31/05/2019, về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóaứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2019
6. Chử Xuân Dũng (2013), “Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội với công tác xây dựng văn hóa nhà trường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95, tháng 08/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chử Xuân Dũng (2013), “Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông cônglập ở Hà Nội với công tác xây dựng văn hóa nhà trường”, Tạp chí "Khoa họcGiáo dục
Tác giả: Chử Xuân Dũng
Năm: 2013
7. Vũ Dũng (2009), Văn hoá học đường - Nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo Văn hoá học đường – Lý luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Dũng (2009), Văn hoá học đường - Nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn,Kỷ yếu hội thảo "Văn hoá học đường – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Vũ Dũng
Năm: 2009
8. Lê Hiển Dương (2009),“Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá trường đại học trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo Văn hoá học đường - Lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hiển Dương (2009),“Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá trườngđại học trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo "Văn hoá học đường - Lí luậnvà thực tiễn
Tác giả: Lê Hiển Dương
Năm: 2009
9. Trần Ngọc Giao (Chủ biên) và cộng sự (2008), Tài liệu tập huấn chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Giao (Chủ biên) và cộng sự (2008)
Tác giả: Trần Ngọc Giao (Chủ biên) và cộng sự
Năm: 2008
10. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (1994), "Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục
Năm: 1994
11. Phạm Minh Hạc (2008),“Quan hệ người - người: Giá trị quan trọng nhất trong nhân cách”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 5 (38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (2008),“Quan hệ người - người: Giá trị quan trọng nhất trongnhân cách”, Tạp chí "Nghiên cứu Con người
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2008
12. Phạm Minh Hạc (2009), Giáo dục giá trị xây dựng văn hoá học đường, Kỷ yếu hội thảo Văn hoá học đường - Lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 7 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (2009), Giáo dục giá trị xây dựng văn hoá học đường, Kỷ yếuhội thảo "Văn hoá học đường - Lí luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2009
13. Phạm Minh Hạc (2012), “Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà trường”, Tạp chí Ban Tuyên giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (2012), "“Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâmcủa mọi nhà trường”
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2012
14. Phạm Minh Hạc (2014), Luận bàn về giáo dục – Quản lý giáo dục – Khoa học giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (2014), "Luận bàn về giáo dục – Quản lý giáo dục – Khoa họcgiáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2014
15. Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý (2002), Nghiên cứu con người, đối tượng và những hướng chủ yếu, Niên giám nghiên cứu số 1, Nhà xuất bản Khoa học – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý (2002), "Nghiên cứu con người, đối tượng vànhững hướng chủ yếu
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học –xã hội
Năm: 2002
16. Đặng Xuân Hải (2005),“Vận dụng lí thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Xuân Hải (2005),“Vận dụng lí thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổimới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2005
17. Đặng Xuân Hải (2015), Quản lý thay đổi trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Xuân Hải (2015), "Quản lý thay đổi trong giáo dục
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
18. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), "Quản lí giáo dục, quản lí nhà trườngtrong bối cảnh thay đổi
Tác giả: Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
20. Phạm Thị Minh Hạnh (2009), Văn hoá học đường: quan niệm, vai trò, bản chất và một số yếu tố cơ bản, Kỷ yếu hội thảo “Văn hoá học đường - Lí luận và thực tiễn”, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Minh Hạnh (2009), "Văn hoá học đường: quan niệm, vai trò, bảnchất và một số yếu tố cơ bản", Kỷ yếu hội thảo “Văn hoá học đường - Lí luậnvà thực tiễn
Tác giả: Phạm Thị Minh Hạnh
Năm: 2009
21. Bùi Minh Hiền (chủ biên), (2009), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Hiền (chủ biên), (2009), "Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sưphạm
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w