1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục

285 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã xác định mục một trong các tiêu của đổi mới giáo dục đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc…. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…”. Với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội; để có được sản phẩm đào tạo “giỏi về chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học, tinh thông nghiệp vụ” với năng lực làm việc tốt và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế, các trường đại học cần tập trung xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất để sinh viên phát huy được tiềm năng trong khám phá tri thức, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ. Chính vì lý do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường Đại học được chú trọng và khuyến khích phát triển. Khoản 2 điều 28 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 [65] quy định một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện là “Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.” Bên cạnh đó, Khoản 2 điều 55 của Luật này cũng quy định “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo” là một nhiệm vụ quan trọng của Giảng viên trường đại học. Tuy nhiên, đối tượng của hoạt động Khoa học công nghệ trong nhà trường đại học không chỉ bao gồm giảng viên và các nhà khoa học khác, mà còn có cả sinh viên thuộc các loại hình đào tạo đang theo học tại trường. Điều này thể hiện qua mục tiêu “Hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho người học” mà hoạt động Khoa học Công nghệ của nhà trường hướng tới (Điều 39, Khoản 2, Luật Giáo dục Đại học). Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các trường đại học đối mặt với các yêu cầu đổi mới giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những phương thức học tập có hiệu quả nhất trong việc đào tạo nhân lực trình độ đại học. Đây là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra và có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết bài báo cáo, tham dự Hội nghị nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu... sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học mà cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.Việc tổ chức, quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên cũng là một trong những giải pháp đáp ứng các tiềm năng mà trường đại học cần tạo cho sinh viên để họ có thể đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học chưa có một cơ chế tự chủ, phân cấp cụ thể, rõ ràng về công tác quản lý cũng như chưa tạo thành một mảng đặc thù trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị còn nhiều lúng túng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các hình thức, phương pháp, nội dung nghiên cứu còn chậm đổi mới, chưa có sự sáng tạo, chưa hình thành một “vườn ươm trong nghiên cứu và khởi nghiệp”. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên vẫn còn thiếu tính chiến lược, mang tính tự phát, quy trình quản lý đã cũ với mục tiêu của hoạt động là tăng cường năng lực thực hành, ứng dụng vào thực tế trong quá trình học tập, nghiên cứu và nhất là chưa gắn kết nhiều với chuẩn đầu ra ngành đào tạo và nhu cầu xã hội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đặc biệt trong lĩnh vực nhân văn chủ yếu mang nặng tính chất lý thuyết, trừu tượng nên còn yếu trong việc công bố kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào trong thực tế. Các sản phẩm và nghiên cứu khoa học của lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và nhanh chóng như khoa học tự nhiên hay khoa học công nghệ. Hiệu quả của nó là hiệu quả kinh tế - xã hội có ý nghĩa rộng lớn, được thể hiện thông qua nhiều dạng hoạt động thực tiễn khác nhau và nhiều khi, phải sau một thời gian nhất định, thậm chí là lâu dài mới cho thấy đầy đủ. Vì vậy, các trường cần phải chú trọng hơn nữa đối với công tác quản lý hoạt động này, nói cách khác là cần phải có những giải pháp quản lý mang tính đồng bộ, khả thi để điều khiển, kích thích động lực học tập, và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu. Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên (SV) ở các trường đại học (ĐH) trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động NCKH của SV nhằm nâng cao chất lượng NCKH, theo đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục 4. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động quan trọng đối với SV gắn liền với quá trình học tập và đào tạo tại các trường ĐH. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi SV cần có năng lực NCKH một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên, hoạt động NCKH tại các trường ĐH hiện nay chưa thu hút được nhiều SV tham gia, nội dung các vấn đề nghiên cứu chưa đổi mới sáng tạo dẫn đến chất lượng các công trình nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế chưa cao. Công tác quản lý còn chưa thể hiện sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp trong vấn đề xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình tổ chức, chưa có các quy định phân cấp cụ thể cho các bên liên quan trong nhà trường. Theo cách nghiên cứu, tiếp cận khoa học của luận án sẽ đề xuất được các giải pháp quản lý hoạt động NCKH cho SV các trường ĐH, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của SV các trường ĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.2. Khảo sát và phân tích cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động NCKH của SV các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động NCKH của SV các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu quản lý hoạt động NCKH của SV là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rất rộng. Luận án đặt trọng tâm phạm vi nội dung nghiên cứu với chủ thể chính là Hiệu trưởng các trường ĐH triển khai quản lý các hoạt động NCKH của SV hiện nay nói chung và các trường về lĩnh vực nhân văn nói riêng. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu Các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: ĐH Lao động - Xã hội; ĐH Sư phạm; Học viện Báo chí - Tuyên truyền; ĐH Văn hoá; ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội) 6.3. Về số liệu khảo sát Các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2014 đến năm 2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháo luận Để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động NCKH của SV một cách toàn diện, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp các chức năng quản lý gắn với hoạt động NCKH của SV trong quá trình học tập và đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH của SV các trường ĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chất lượng hoạt động NCKH của SV phản ánh rõ nét hiệu quả quản lý của chủ thể, trong đó quản lý hoạt động NCKH của SV là một quá trình thực hiện các chức năng quản lý tác động lên đối tượng quản lý với phương tiện, công cụ và phương pháp phù hợp. Vì vậy tiếp cận theo hướng xem xét chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý như thế nào trong quá trình tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý sẽ cung cấp cơ sở để nghiên cứu về thực tiễn quản lý hoạt động NCKH của SV. Lấy kết quả hoạt động NCKH của SV làm thước đo hiệu quả quản lý và phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn vận dụng linh hoạt các quan điểm của tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoạt động và tiếp cận năng lực nghiên cứu khoa học của SV... trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu. 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Hệ thống là tập hợp các phần tử có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, và với môi trường xung quanh theo các quy luật nhất định, tạo thành một chỉnh thể, hoạt động nhằm thực hiện chức năng hay mục tiêu định trước. Hệ thống có tính trồi, là tính chất mà chỉ hệ thống mới có còn từng phần tử thì không có được tính chất ấy, do đó trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, cần xem xét các thành tố của hoạt động ấy cũng như các bộ phận trong cơ sở giáo dục ĐH để tạo môi trường giúp các thành tố tương tác với nhau đúng quy luật, vận hành hiệu quả đạt được mục tiêu chung; Mặt khác, trường đại học là một hệ thống, để quản lý hoạt động NCKH của SV có nhiều bộ phận chức năng tham gia. Để quản lý được cần dựa trên các nguyên lý như nguyên lý về mối liên hệ ngược, nguyên lý khâu xung yếu, nguyên lý phân cấp... Trong đào tạo và quản lý hoạt động NCKH của SV trong quá trình ĐT là một hệ thống thống nhất với các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một thành tố trong cấu trúc hệ thống không hiệu quả thì cả hệ thống cũng không thể có kết quả. Luận án sử dụng tiếp cận hệ thống trong việc phân tích đánh giá các khâu của quá trình quản lý hoạt động NCKH của SV, xem xét mối quan hệ giữa các khâu đó để tạo ra một chỉnh thể thống nhất của quá trình quản lý; Chú ý việc kiểm tra đánh giá quá trình quản lý hoạt động NCKH của SV để tạo lập kênh liên hệ ngược; thường xuyên đánh giá, rà soát quá trình để phát hiện khâu yếu, nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục khâu yếu đó nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH của SV. 7.1.2. Tiếp cận hoạt động Dựa trên các hoạt động chính của SV trong các trường ĐH bao gồm: Học tập và NCKH thì các hoạt động quản lý cũng tập trung vào những mảng chính là quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động NCKH của SV. Quản lý hoạt động NCKH của SV được phân cấp đến các phòng chức năng, Khoa gồm các nội dung sau: Tổ chức triển khai các nội dung, hình thức NCKH cho SV; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH cho SV; Tham dự và viết bài báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt học thuật, câu lạc bộ khoa học sinh viên; Tham gia vào hoạt động ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn, giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 7.1.3. Tiếp cận năng lực Các nghiên cứu cho rằng, năng lực NCKH là một hệ thống mở và không ngừng phát triển, bao gồm các “kiến thức tuyên bố” và các kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân cho phép người ta thực hiện một nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của họ. Đa số các quan điểm cho rằng, năng lực NCKH gồm chủ yếu ba thành tố như các năng lực khác gồm: (i) kiến thức cùng hiểu biết (ii) kỹ năng và (iii) thái độ [4] Tiếp cận năng lực trong luận án này là việc dựa trên các yếu tố về năng lực NCKH của SV đó là: Kiến thức hiểu biết bao gồm kiến thức về chuyên ngành; kiến thức về phương pháp NCKH; Kỹ năng bao gồm: kỹ năng xây dựng nội dung nghiên cứu; kỹ năng thu thập dữ liệu nghiên cứu; kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích; kỹ năng phê phán, phản biện khoa học; kỹ năng lập luận khoa học; kỹ năng viết báo cáo khoa học; Thái độ nhiệt tình, say mê khoa học, nghiêm túc; kiên trì...nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động NCKH của SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường ĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Hồi cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các tài liệu khoa học (Bài báo, giáo trình, luận án, sách chuyên khảo...) liên quan đến hoat động NCKH, quản lý hoạt động NCKH của SV, một số văn bản qui định về hoạt động NCKH trong các trường ĐH để tổng quan các nghiên cứu vấn đề, xác định hướng nghiên cứu của đề tài và xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Mục tiêu của phương pháp là thu thập các tư liệu sống động trực tiếp bổ sung cho các phương pháp khác để đưa ra những nhận xét đánh giá về thực trạng Nội dung của phương pháp quan sát, gồm: - Quan sát thực tế khuôn viên, cảnh quan, cơ sở vật chất tại các trường. - Quan sát các trang web giới thiệu các trường. - Quan sát việc thực hiện các khâu, các bước trong quy trình quản lý hoạt động NCKH của SV như lựa chọn SV tham gia NCKH; Hội nghị/ Hội thảo khoa học; tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả NCKH của SV; hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Để có 1 "bức tranh" về thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của SV trong các trường ĐH, đề tài đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi ý kiến với các đối tượng là CBQL, GV và SV của một số trường ĐH trên địa bàn TP. Hà Nội. Mục tiêu của phương pháp nhằm thu thập số liệu thực trạng mang tính định lượng trên diện rộng để đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý hoạt động NCKH của SV ở các trường đại học thuộc phạm vi khảo sát. Các phiếu hỏi được thiết kế với các câu hỏi nhiều lựa chọn về các mức độ thực hiện hay mức độ phù hợp/ cần thiết của các nội dung để người được hỏi sẽ lựa chọn phương án thích hợp để trả lời; Mỗi mức độ được gán với một điểm số tương ứng. Kết quả sẽ được tính bằng điểm trung bình và định khoảng để xác định mức độ đánh giá chung. Nội dung phiếu khảo sát bao quát các vấn đề về thực trạng NCKH của SV, thực trạng quản lý hoạt động NCKH của SV tại các trường ĐH và các yếu tố ảnh hưởng. 7.2.2.3. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu. Mục tiêu của phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV), SV và chuyên gia để làm rõ thêm một số khía cạnh của thực trạng quản lý hoạt động NCKH của SV. Nội dung của phương pháp: Thiết kế và sử dụng khung phỏng vấn thu thập thông tin bổ sung cho phiếu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động NCKH của SV các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nhằm thu thập các minh chứng xác thực về thực trạng để có thể đưa ra các nhận xét, kết luận xác thực về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu quy trình quản lý hoạt động NCKH của SV tại các trường gồm chương trình, kế hoạch thực hiện, thông báo, các qui định về hoạt động NCKH của SV các trường ĐH, các biên bản cuộc họp triển khai, hướng dẫn SV cách thực hiện nghiên cứu, hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu các cấp và các sản phẩm nghiên cứu được công bố trên kỷ yếu, đặc san, tạp chí... Ngoài ra, luận án nghiên cứu cơ chế quản lý phân cấp trong các quy định về hoạt động NCKH của SV tại các trường trong phạm vi khảo sát. Ngoài các phương pháp trong nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên, luận án còn tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp để khẳng định tính khả thi của các nội dung đề xuất. 7.2.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Tổng kết kinh nghiệm QL hoạt động NCKH của SV các trường ĐH trong và ngoài nước để có thêm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát, lập biểu bảng, phân tích số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. - Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thu được trong phiếu khảo sát bằng hệ số Cronbach Alpha; - Thống kế mô tả về tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,... - Thống kê suy luận về các kiểm định T-test, tương quan Pearson,... - Số liệu thu thập qua các phiếu khảo sát được tổng hợp và xử lý trên phần mềm thống kê SPSS. 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý hoạt động NCKH của SV các trường ĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn với nâng cao chất lượng học tập của SV và đào tạo của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 8.2. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động NCKH của SV, cần phải tăng cường quản lý, bồi dưỡng năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV đối với hoạt động NCKH trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 8.3. Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của SV trong bối cảnh đổi mới giáo dục, thì cần có các giải pháp quản lý hoạt động NCKH cho SV các trường ĐH phù hợp với thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng NCKH của SV nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 9. Câu hỏi nghiên cứu 9.1. Các trường ĐH đã xem hoạt động NCKH của SV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? 9.2. Để thực hiện hoạt động NCKH của SV thì cần phải có sự chỉ đạo của các cấp quản lý về mục tiêu, nội dung, phương thức, kiểm tra, đánh giá...như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV và chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục?

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC - - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC - - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MINH ĐỨC TS NGUYỄN LIÊN CHÂU HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các kết nghiên cứu luận án trung thực, chưa công bố công trình tác giả khác Tác giả luận án Nguyễn Thị Huyền Trang ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục Thầy Cô giáo Học viện tạo điều kiện để tơi học tập, nghiên cứu hồn thành chương trình đào tạo tiến sĩ hồn thành luận án Tơi đặc biệt cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Đức TS Nguyễn Liên Châu, người hướng dẫn khoa học tận tình hướng dẫn tơi suốt q trình nghiên cứu luận án Tôi xin cảm ơn Giảng viên, Sinh viên trường ĐH Lao động & Xã hội; ĐH Sư phạm; Học viện Báo chí & Tuyên truyền; ĐH Văn hoá; ĐH Khoa học xã hội Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội cung cấp thông tin theo nội dung khảo sát đề tài, giúp tơi có minh chứng cần thiết để hồn thành luận án Tơi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè anh chị đồng nghiệp thường xuyên động viên, khích lệ giúp đỡ suốt q trình cơng tác, học tập hoàn thành luận án Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Huyền Trang iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán quản lý ĐH: Đại học ĐT: Đào tạo GV: Giảng viên KH – CN: Khoa học – công nghệ NCKH: Nghiên cứu khoa học QL: Quản lý QLKH: Quản lý khoa học SV: Sinh viên iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .x MỞ ĐẦU Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 12 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12 1.1.1 Những nghiên cứu chung hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học 13 1.1.2 Những nghiên cứu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 19 1.1.3 Đánh giá chung hướng nghiên cứu 27 1.2 Các khái niệm luận án 29 1.2.1 Quản lý 29 1.2.2 Nghiên cứu khoa học 30 1.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 33 1.2.4 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .34 1.3 Những vấn đề bối cảnh đổi giáo dục đặt hoạt động nghiên cứu khoa học quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 35 1.3.1 Những vấn đề trọng tâm đổi giáo dục – giáo dục đại học .35 1.3.2 Định hướng chiến lược hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục .40 1.3.3 Yêu cầu bối cảnh đổi giáo dục đặt hoạt động nghiên cứu khoa học quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .43 1.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục .48 1.4.1 Các nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 48 1.4.2 Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .49 1.4.3 Ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .50 1.4.4 Đặc điểm nghiên cứu khoa học sinh viên .51 1.4.5 Năng lực nghiên cứu khoa học sinh viên 51 v 1.4.6 Những thuận lợi khó khăn tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên 52 1.5 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục .54 1.5.1 Phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học 54 1.5.2 Quản lý hoạt động nâng cao lực nghiên cứu khoa học sinh viên 56 1.5.3 Quản lý quy trình tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 59 1.5.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết nghiên cứu khoa học sinh viên 62 1.5.5 Quản lý hoạt động xuất bản, công bố ứng dụng cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên vào thực tiễn 64 1.5.6 Quản lý nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 66 1.5.7 Quản lý môi trường nghiên cứu khoa học cho sinh viên .68 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 70 1.6.1 Yếu tố lực học tập – nghiên cứu khoa học sinh viên 70 1.6.2 Các yếu tố lực giảng dạy – nghiên cứu khoa học giảng viên .72 1.6.3 Các yếu tố môi trường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 76 1.6.4 Các yếu tố nhà trường, gia đình phát triển kinh tế - xã hội 78 Kết luận chương .82 Chương CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .84 TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 84 2.1 Khái quát trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội .84 2.2 Khái quát trường đại học phạm vi nghiên cứu luận án .85 2.3 Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 90 2.3.1 Mục đích khảo sát 90 2.3.2 Nội dung khảo sát 90 2.3.3 Đối tượng phạm vi khảo sát 91 2.3.4 Quy trình tổ chức khảo sát 91 2.3.5 Phương pháp khảo sát 92 2.3.6 Thang đánh giá phương pháp xử lý số liệu .92 vi 2.4 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường Đại học địa bàn thành phố Hà Nội 93 2.4.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học 93 2.4.2 Hoạt động tham gia viết báo cáo hội nghị/ hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên 98 2.4.3 Tư tưởng, thái độ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 101 2.4.4 Nhận thức ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .103 2.4.5 Nhận thức cần thiết hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .104 2.4.6 Về lực nghiên cứu khoa học sinh viên .105 2.4.7 Những thuận lợi khó khăn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học .109 2.5 Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường Đại học địa bàn thành phố Hà Nội 114 2.5.1 Thực trạng phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .114 2.5.2 Thực trạng quản lý hoạt động nâng cao lực nghiên cứu khoa học sinh viên 123 2.5.3 Thực trạng quản lý quy trình tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 126 2.5.4 Thực trạng quản lý hoạt động nghiệm thu, đánh giá kết nghiên cứu khoa học sinh viên 129 2.5.5 Thực trạng quản lý hoạt động xuất bản, cơng bố ứng dụng cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên .135 2.5.6 Thực trạng quản lý nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 137 2.5.7 Thực trạng quản lý môi trường nghiên cứu khoa học cho sinh viên 146 2.6 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 148 2.6.1 Yếu tố sinh viên 148 2.6.2 Yếu tố giảng viên .151 2.6.3 Thực trạng yếu tố nhà trường xã hội ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .152 2.7 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội 156 2.7.1 Về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội 156 vii 2.7.2 Về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội .158 2.7.3 Nguyên nhân hạn chế .161 Kết luận chương .162 Chương GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 164 3.1 Những nguyên tắc định hướng 164 3.1.1 Đảm bảo đồng hoá hệ thống giải pháp .164 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 164 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 165 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa phát triển 166 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu khả thi 166 3.2 Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục 166 3.2.1 Tăng cường công tác đạo lãnh đạo nhà trường việc phối hợp thực cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 166 3.2.2 Tổ chức hoạt động nâng cao lực nghiên cứu khoa học cho SV, kích thích hứng thú tư sáng tạo cho sinh viên 173 3.2.3 Quản lý cải tiến quy trình tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 181 3.2.4 Đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá, khen thưởng sinh viên công tác thông tin phản hồi để cải tiến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 187 3.2.5 Chỉ đạo tăng cường triển khai ứng dụng kết nghiên cứu khoa học sinh viên vào thực tiễn 192 3.2.6 Quản lý nguồn lực điều kiện cần thiết cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 197 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết tính khả thi giải pháp 201 3.3.1 Mục đích khảo nghiệm .201 3.3.2 Nội dung khảo nghiệm .201 3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 202 3.4 Thử nghiệm giải pháp đề xuất 208 3.4.1 Tổ chức phương pháp thử nghiệm 208 3.4.2 Kết thử nghiệm 209 Kết luận chương .215 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 217 Kết luận 217 Khuyến nghị .219 viii DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 223 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 224 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô sinh viên đội ngũ giảng viên trường đại học 89 Bảng 2.2: Tổng hợp mẫu khảo sát 91 Bảng 2.3: Tổng hợp số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên 94 Bảng 2.4: Kết xếp loại đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên 95 Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng sinh viên tham gia buổi Hội nghị/ Hội thảo, Xemina nghiên cứu khoa học 98 Bảng 2.6: Tổng hợp số lượng viết báo cáo khoa học buổi Hội nghị/ Hội thảo/ Xemina nghiên cứu khoa học 100 Bảng 2.7: Tư tưởng, thái độ SV tham gia NCKH 101 Bảng 2.8: Nhận thức ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 103 Bảng 2.9: Sự cần thiết hoạt động nghiên cứu khoa học 104 Bảng 2.10: Đánh giá mức độ nhận thức mức độ thực kỹ nghiên cứu khoa học sinh viên .107 Bảng 2.11: Những thuận lợi khó khăn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 110 Bảng 2.12: Đánh giá quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường .116 Bảng 2.13: Đánh giá quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Khoa 119 Bảng 2.14: Đánh giá vai trò giảng viên hướng dẫn 121 Bảng 2.15: Thực trạng quản lý hoạt động nâng cao lực nghiên cứu khoa học sinh viên 124 Bảng 2.16: Thực trạng quản lý quy trình tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 127 PL23 Ý kiến khác quý Thầy/ Cô có? (người hỏi ghi tóm tắt): c) Câu hỏi Đề nghị quý Thầy/ Cô cho biết khó khăn bất cập việc phát triển hoạt động NCKH cho SV trường Thầy/ Cơ? Tóm tắt nội dung trả lời người trả lời (do người hỏi ghi) d) Câu hỏi Đề nghị quý Thầy/ Cô cho biết bối cảnh đổi giáo dục hiên nay, trường q Thầy/ Cơ cần có giải pháp quản lý để phát triển hoạt động NCKH cho SV trường Thầy/ Cơ Tóm tắt nội dung trả lời người trả lời (do người hỏi ghi) PL24 e) Câu hỏi Đề nghị quý Thầy/ Cô cho biết yêu cầu đổi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH SV trường đại học bối cảnh đổi giáo dục? Tóm tắt nội dung trả lời người trả lời (do người hỏi ghi) Chữ ký người trả lời (không bắt buộc) Chữ ký người hỏi PL25 PHỤ LỤC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Quý Thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến thân tính hợp lý tính khả thi giải pháp QL (đánh dấu X vào ô thể phương án lựa chọn) Quy ước: Rất cấp thiết/rất khả thi: điểm; Cấp thiết/khả thi: điểm Bình thường/ Bình thường: điểm; Khơng hợp lý/không khả thi: điểm TT Nội dung biện pháp Tăng cường công tác đạo lãnh đạo nhà trường việc phối hợp thực cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Tổ chức hoạt động nâng cao lực NCKH cho SV, kích thích hứng thú tư sáng tạo cho SV Quản lý cải tiến quy trình tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá, khen thưởng sinh viên công tác thông tin phản hồi để cải tiến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Chỉ đạo tăng cường triển khai ứng dụng kết nghiên cứu khoa học sinh viên vào thực tiễn Quản lý nguồn lực điều kiện cần thiết cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Tính cấp thiết Tính khả thi 4 PL26 PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CẢI TIẾN QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI NCKH CHO SV THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CHỦ ĐỘNG CHO SV (DÀNH CHO CHO CBQL, GV) Để có sở cho việc Quản lý cải tiến quy trình tổ chức triển khai hoạt động NCKH SV, xin Thầy/ Cơ vui lịng cho biết ý kiến theo nội dung sau Trân trọng cảm ơn! MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TT NỘI DUNG Nội dung 1: Mục tiêu, nội dung kế hoạch quản lý cải tiến quy trình tổ chức triển khai phù hợp bối cảnh đổi giáo dục Nội dung 2: Nội dung, phạm vi nghiên cứu mở rộng nhằm phát triển lực NCKH cho SV Nội dung 3: Quy trình quản lý, thực cân đối nội dung, mục đích NCKH Nội dung 4: Hình thức quản lý, tổ chức đại, phù hợp nhu cầu SV quan, doanh nghiệp hỗ trợ Nội dung 5: Nội dung cải tiến đảm bảo tính mở Ý kiến khác (xin vui lịng nêu cụ thể) …… PHỤ LỤC Hồn Đồng Băn Khơng tồn ý khoăn đồng ý đồng ý PL27 PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CẢI TIẾN QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI NCKH CHO SV THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CHỦ ĐỘNG CHO SV (DÀNH CHO CHO SV) Để có sở cho việc Cải tiến quy trình tổ chức triển khai NCKH theo hướng tăng cường chủ động cho SV, bạn vui lòng cho biết ý kiến theo nội dung sau Trân trọng cảm ơn! MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TT NỘI DUNG Nội dung 1: Mục tiêu, nội dung kế hoạch quản lý cải tiến quy trình tổ chức triển khai phù hợp bối cảnh đổi giáo dục Nội dung 2: Nội dung, phạm vi nghiên cứu mở rộng nhằm phát triển lực NCKH cho SV Nội dung 3: Quy trình quản lý, thực cân đối nội dung, mục đích NCKH Nội dung 4: Hình thức quản lý, tổ chức đại, phù hợp nhu cầu SV quan, doanh nghiệp hỗ trợ Nội dung 5: Nội dung cải tiến đảm bảo tính mở Ý kiến khác (xin vui lịng nêu cụ thể) …… Hồn Đồng Băn Khơng tồn ý khoăn đồng ý đồng ý PL28 PHỤ LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -Số: 19/2012/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng năm 2012 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Căn Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Bộ, quan ngang Bộ; Căn Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng năm 2008 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Bộ Giáo dục Đào tạo; Căn Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng năm 2006 Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật Giáo dục Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng năm 2011 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng năm 2006 Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật Giáo dục; Căn Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật Khoa học Công nghệ; Căn Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng năm 2010 Thủ tướng Chính phủ việc ban hành "Điều lệ trường đại học"; Theo đề nghị Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ Môi trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo định: Điều Ban hành kèm theo Thông tư Quy định hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên sở giáo dục đại học Điều Thơng tư có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng năm 2012 thay Quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng năm 2000 Bộ trưởng PL29 Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Quy chế nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học, học viện cao đẳng Điều Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ Môi trường, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo, thủ trưởng sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phịng Chính phủ; - Uỷ ban VHGD, TN, TN&NĐ QH; - Ban Tuyên giáo TW; - Các bộ, quan ngang bộ, quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Bộ Khoa học Cơng nghệ; - Kiểm tốn Nhà nước; - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (để báo cáo); - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Cơng báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, PC, KHCNMT KT BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Quang Quý PL30 QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/ 2012/ TT-BGDĐT ngày 01 tháng năm 2012 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng Văn quy định hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên sở giáo dục đại học, bao gồm: xây dựng thực kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên; trách nhiệm quyền sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học người hướng dẫn Thông tư áp dụng sở giáo dục đại học bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung trường đại học) Điều Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Phát huy tính động, sáng tạo, khả nghiên cứu khoa học độc lập sinh viên, hình thành lực tự học cho sinh viên Góp phần tạo tri thức, sản phẩm cho xã hội Điều Yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Phù hợp với khả nguyện vọng sinh viên Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo trường đại học Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học công nghệ trường đại học Kết nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính sáng tạo Điều Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Thực đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực đào tạo lĩnh vực khác phù hợp với khả sinh viên PL31 Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ, câu lạc khoa học sinh viên, giải thưởng khoa học cơng nghệ trong, ngồi nước hình thức hoạt động khoa học cơng nghệ khác sinh viên Tham gia triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phịng Cơng bố kết nghiên cứu khoa học sinh viên Điều Tài cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Tài cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên gồm nguồn sau: Ngân sách nhà nước Tài trợ, viện trợ tổ chức, cá nhân nước Trích từ nguồn thu hợp pháp trường đại học Huy động từ nguồn hợp pháp khác Chương II XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCHHOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Điều Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Hàng năm, sở định hướng phát triển khoa học công nghệ, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp trường; nhu cầu thực tế xã hội, doanh nghiệp sở sản xuất thuộc lĩnh vực đào tạo trường, trường đại học xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên phần kế hoạch khoa học công nghệ trường đại học, bao gồm nội dung: a) Xác định danh mục đề tài, giao đề tài, triển khai thực đề tài tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên theo quy định chung Bộ Giáo dục Đào tạo b) Tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên hình thức hoạt động khoa học công nghệ khác sinh viên PL32 c) Tham gia Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên d) Tổ chức triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phịng đ) Tổ chức hoạt động thơng tin khoa học công nghệ sinh viên Điều Xác định danh mục đề tài, giao đề tài triển khai thực đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên a) Đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học Trên sở quy định trường đại học, giảng viên, cán nghiên cứu sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học với khoa/bộ môn b) Hội đồng khoa học đào tạo khoa/bộ môn xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên c) Thời gian hoàn thành việc xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: tháng hàng năm d) Hiệu trưởng trường đại học phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, giao đề tài cho sinh viên phân công người hướng dẫn phù hợp Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên người hướng dẫn Triển khai thực đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên a) Sinh viên triển khai thực đề tài theo đề cương duyệt Số sinh viên tham gia thực đề tài không năm người, phải xác định sinh viên chịu trách nhiệm b) Kết thực đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trình bày báo cáo tổng kết đề tài (Phụ lục) Điều Tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa/bộ môn Hội đồng khoa học đào tạo khoa/bộ môn nhận xét, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nội dung đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thủ trưởng khoa/bộ môn định sở văn hướng dẫn trường đại học hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên PL33 Căn kết đánh giá hội đồng, khoa/bộ môn xét chọn đề tài gửi tham gia xét giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường Điều Tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường Trường đại học thành lập hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên để nhận xét, đánh giá đề tài tham gia xét giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường Nội dung đánh giá đề tài a) Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý chọn đề tài b) Mục tiêu đề tài c) Phương pháp nghiên cứu d) Nội dung khoa học đ) Đóng góp mặt kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phịng e) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài g) Điểm thưởng (có cơng bố khoa học từ kết nghiên cứu đề tài tạp chí chuyên ngành nước) Xếp loại đánh giá đề tài a) Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo mức: xuất sắc, tốt, khá, đạt không đạt b) Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập cách cho điểm theo nội dung phiếu đánh giá (mẫu - Phụ lục) Căn vào điểm trung bình cuối (theo thang 100 điểm) thành viên hội đồng có mặt, đề tài xếp loại mức xuất sắc: từ 90 điểm trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến 80 điểm; mức đạt: từ 50 điểm đến 70 điểm không đạt: 50 điểm c) Kết xếp loại ghi biên họp hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên (mẫu - Phụ lục) Điều 10 Tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên với nội dung sau: a) Tổng kết, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên PL34 b) Báo cáo kết đề tài nghiên cứu sinh viên thực tiểu ban c) Xét thưởng, công bố kết trao thưởng đề tài đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường Thời gian tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên: trước ngày 15 tháng hàng năm Trường đại học tổ chức hình thức hoạt động khoa học công nghệ khác sinh viên như: hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ, câu lạc khoa học sinh viên Điều 11 Tham gia Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên Trường đại học lựa chọn đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” số đề tài đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, theo Thể lệ Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên Bộ Giáo dục Đào tạo Thời gian gửi hồ sơ tham gia xét Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên: trước ngày 30 tháng hàng năm Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tham gia xét Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” đánh giá xét giải theo Thể lệ Giải thưởng “Tài khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên Bộ Giáo dục Đào tạo Điều 12 Tổ chức triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn Trường đại học tạo điều kiện cho sinh viên triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn từ kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đánh giá xếp loại xuất sắc Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực đề tài triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn Điều 13 Tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ sinh viên Trường đại học tổ chức hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ, phổ biến thông tin khoa học công nghệ sinh viên, bao gồm: PL35 Xuất tập san, thông báo khoa học, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Quản lý, lưu giữ đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên hệ thống thông tin - thư viện trường đại học Công bố kết nghiên cứu khoa học sinh viên theo quy định hành; đăng tải kết nghiên cứu khoa học sinh viên trang thông tin điện tử trường đại học phương tiện thông tin đại chúng khác Chương III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Điều 14 Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Xây dựng tổ chức thực kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên hàng năm Huy động nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Khen thưởng, vinh danh cán bộ, giảng viên sinh viên có thành tích xuất sắc hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Định kỳ tổng kết, đánh giá kết hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên; thực chế độ báo cáo định kỳ hàng năm, năm báo cáo đột xuất hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên với quan quản lý trực tiếp Bộ Giáo dục Đào tạo Điều 15 Chức năng, nhiệm vụ phịng (ban) khoa học cơng nghệ trường đại học quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Giúp hiệu trưởng đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Chủ trì, phối hợp với phịng/ban, khoa/bộ mơn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên tổ chức, đoàn thể khác để tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Điều 16 Nhiệm vụ quyền hạn hiệu trưởng trường đại học quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên PL36 Chỉ đạo, tổ chức thực đảm bảo nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên theo kế hoạch khoa học công nghệ trường đại học Ban hành văn hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên quy định Bộ Giáo dục Đào tạo Bộ, ngành liên quan hoạt động khoa học công nghệ; đồng thời phù hợp với định hướng, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo điều kiện nghiên cứu khoa học trường Quy định mức chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên quy chế chi tiêu nội trường đại học sở quy định tài hành Nhà nước khả ngân sách trường Quy định số nghiên cứu khoa học cho người hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; quy định mức tăng thêm số nghiên cứu khoa học cho người hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đánh giá xếp loại xuất sắc triển khai ứng dụng vào thực tiễn Quy định hình thức khen thưởng cán bộ, giảng viên, sinh viên có thành tích xuất sắc hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Quy định hình thức xử lý cán bộ, giảng viên, sinh viên vi phạm quy định hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Chương IV TRÁCH NHIỆM, QUYỀN CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN Điều 17 Trách nhiệm quyền sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Trách nhiệm sinh viên a) Thực đề tài nghiên cứu khoa học triển khai ứng dụng tiến khoa học công nghệ vào thực tiễn theo kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ trường đại học b) Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học hoạt động khoa học công nghệ khác trường đại học c) Trung thực nghiên cứu khoa học, chấp hành nghiêm chỉnh quy định hành hoạt động khoa học công nghệ PL37 Quyền sinh viên a) Được tham gia thực đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học b) Được sử dụng thiết bị sẵn có trường đại học để tiến hành nghiên cứu khoa học c) Công bố kết nghiên cứu kỷ yếu, tập san, tạp chí, thơng báo khoa học trường đại học phương tiện thông tin khác d) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ kết nghiên cứu công bố khoa học sinh viên thực theo quy định hành đ) Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc Điều 18 Trách nhiệm quyền người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học Giảng viên, cán nghiên cứu có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học chịu trách nhiệm nội dung đề tài phân công hướng dẫn Được hướng dẫn tối đa hai đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thời gian Được tính nghiên cứu khoa học sau hoàn thành việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học Được ưu tiên xét danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng có thành tích hướng dẫn sinh viên thực đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá xếp loại xuất sắc triển khai ứng dụng vào thực tiễn Điều 19 Khen thưởng xử lý vi phạm Sinh viên, người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên khen thưởng cấp theo quy định hành Cá nhân, tập thể vi phạm quy định hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tùy tính chất mức độ sai phạm bị xử lý hình thức kỷ luật khác theo quy định hành ... động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục Giả thuyết khoa. .. động nghiên cứu khoa học quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên .43 1.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục .48 1.4.1 Các nội dung hoạt. .. nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học bối cảnh đổi giáo dục .54 1.5.1 Phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trường đại học 54 1.5.2 Quản lý hoạt động

Ngày đăng: 01/10/2022, 12:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w