1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

43 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT ...thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đưa ra, đã chứngminh đây là phương thức giáo dục rấ

Trang 1

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học cácmôn học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành góp phần quan trọng vào sựhình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Mặt khác, trường THPT là một trường miền núi, học sinh chủ yếu làcon em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản vì ít có cơ hội giao lưu,học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết mà học sinh THPT nên và cần đượctruyền dạy

-Nghiên cứu những HĐNGLL tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

- Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ đối với việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh THPT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh THPT

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc, chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể Tổng hợp các

Trang 2

thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn.

5.2 Phương pháp lấy mẫu

Nhóm nghiên cứu gồm 200 học sinh đang theo học ở cấp trung học phổthông tại trường THPT trong năm học 2020-2021 và 2021-2022 Dữ liệu củanhóm mẫu trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuậntiện

5.3 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệuchính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp

6 Tổng quan và tính mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” đã góp phần phát

triển lý luận về việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáodục, đặc biệt là giáo dục THPT với mục đích phát triển một cách toàn diện cho họcsinh trung học phổ thông tại các vùng miền núi

Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đưa ra, đã chứngminh đây là phương thức giáo dục rất có hiệu quả Trong quá trình thực hiện đề tài,

từ việc điều tra thực tiễn đã cho thấy một thực trạng, đó là học sinh trường

THPT còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống Từ thực tế đó, đề tài Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đã góp phần giúp cho nhà trường có được những quan điểm đúng

đắn về kỹ năng sống cũng như có được phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệuquả và toàn diện cho học sinh Đề tài đã giúp cho những em học sinh dân tộc thiểu

số của trường tự tin hơn, mạnh dạn hơn, biết ứng phó với những khó khăntrong cuộc sống, biết xác lập mục tiêu cuộc đời… khắc phục lối sống thụ động, tự

ti, mặc cảm

Đây là những đóng góp rất thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay,HĐNGLL đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiếnthức lý thuyết sang thực hành để học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng sống mộtcách toàn diện

Trang 3

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

1.1 Kỹ năng sống

Để một con người có thể sống và tồn tại trong xã hội này, ngoài những kiếnthức và tri thức về khoa học, kỹ thuật, con người còn cần phải biết và nắm bắtđược những kỹ năng sống Đây cũng là một trong những vấn đề mà cả xã hội, nhàtrường và gia đình đều đặc biệt quan tâm để giáo dục cho học sinh

Kỹ năng sống là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và phổ biến với rấtnhiều đối tượng, tầng lớp cũng như độ tuổi

Theo quan niệm từ tổ chức UNESCO, “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột củagiáo dục thế kỷ XXI: Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để làmngười Theo đó kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thựchiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”

Còn theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống lànhững kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụngtrong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác,giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộcsống hàng ngày”

Như vậy, kỹ năng sống được hiểu là một tập hợp các hành vi tích cực vànhững khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu

và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Những kỹ năng sống này, con người nói chung và học sinh nói riêng đượctiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, để giúp cho con người, đặc biệt làhọc sinh trung học phổ thông có những thông tin và phương pháp xử lý những vấn

đề mà cuộc sống đặt ra và trả lời được các câu hỏi thường gặp trong cuộc sống

1.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động thường xuyên củahọc sinh, được hiểu là các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ so với cácmôn văn hóa khác nhằm đáp ứng những mục tiêu giáo dục, hình thành và pháttriển những năng lực và phẩm chất nhân cách cho học sinh để học sinh có thể theokịp và đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện nay Hoạt động ngoài giờlên lớp là sự tiếp nối hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường quan trọng để gắn

lý thuyết với thực tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động

Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã và đang trở thành một trong những hoạt động

vô cùng quan trọng cũng như một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giáodục hiện nay của các nhà trường, đặc biệt là các trường trung học phổ thông nhằmcung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng

Trang 4

sống nhằm đáp ứng với sự thay đổi của xã hội hiện tại.

Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thể hiện ởcác hoạt động của nhà trường như: hoạt động văn hóa, hoạt động văn nghệ, thamquan, hoạt động lao động, các hoạt động xã hội như thăm viếng, giao lưu,…Từ cáchoạt động ngoài giờ lên lớp nói trên, giáo viên sẽ lồng ghép kiến thức một cáchkhéo léo để có thể truyền đạt được kiến thức đến với học sinh trung học phổ thông

1.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với rèn luyện kỹ năng sống

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục đangdần trở thành một hoạt động bắt buộc và vô cùng ý nghĩa đối với học sinh, đặc biệt

là học sinh trung học phổ thông Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinhtrung học sẽ đạt được những mục tiêu như:

- Thứ nhất, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống dân tộc, biết tiếpthu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố được những kiến thức đã được họctrên lớp như lịch sử, địa lý,… Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trách nhiệm đối vớichính bản thân mình cũng như xã hội Đây cũng là một trong những bước đầu quantrọng trong việc hỗ trợ cho học sinh có cái nhìn khái quát, tổng quan, giúp các em

có ý thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này cho bản thân

- Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ rèn luyện cho các em về các kỹnăng sống cần thiết, đặc biệt với các bạn trung học phổ thông sắp bước vào mộtngưỡng cửa mới cần những kỹ năng để đối mặt với cuộc sống như: kỹ năng tựhoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng trong cuộc sống Bêncạnh đó, học sinh cũng cần bổ sung những năng lực hoạt động chính trị xã hội,những năng lực quản lý, hợp tác để có những nền tảng cơ bản cho ngưỡng cửa tiếptheo

- Thứ ba, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng sẽ giúp cho học sinh bồi dưỡngnhân sinh quan, thế giới quan khoa học để học sinh có được những thái độ đúngđắn trước những vấn đề của cuộc sống, và biết điều chỉnh hành vi cho đúng vớiquy chuẩn đạo đức, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình

1.3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

1.3.1 Vai trò của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc thay đổi phương pháp giáo dụccũng như có thêm những yêu cầu mới đối với giáo dục ngày càng trở thành mộttrong những vấn đề quan trọng và trọng tâm Vậy nên, việc rèn luyện và phát triển

kỹ năng sống cũng trở thành một vấn đề có vai trò quan trọng, cấp thiết đối với họcsinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông

Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh được pháttriển một cách toàn diện, phù hợp với khoa học giáo dục ngày nay

Trang 5

Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh có nền tảng

cơ bản về những kỹ năng sống để tồn tại, thích ứng cũng như khẳng định được sựtồn tại của bản thân trong môi trường xã hội công nghiệp, hiện đại Mà trong xã hội

ấy, học sinh không chỉ cần có kiến thức về các môn văn hóa, mà còn cần có nhữngkiến thức để học cách chung sống, học cách để nhận biết và học cách để thực hànhnhững kiến thức được học

1.3.2 Ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông

Khi xã hội hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện về nhiều lĩnhvực trong cuộc sống như văn hóa, đời sống, kinh tế cũng như lối sống với tốc độnhanh chóng làm nảy sinh những vấn đề mới chưa từng trải nghiệm, ứng phó…Đối với học sinh trung học phổ thông cũng vậy Chính vì vậy, việc rèn luyện vàphát triển kỹ năng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh trung họcphổ thông

Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ thúc đẩy sự phát triển cánhân của học sinh, ngăn ngừa những vấn đề có thể phát sinh đối với học sinh vàbảo vệ quyền công dân của mình Bên cạnh đó, việc rèn luyện và phát triển kỹnăng sống đối với học sinh cũng sẽ giúp học sinh có được cái nhìn khách quan vềcác hành vi mang tính xã hội tích cực để xây dựng và đóng góp các mối quan hệtốt đẹp hơn Từ đó làm giảm bớt những tệ nạn xã hội do thanh thiếu niên dẫn đến

Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ giúp học sinh trung học phổthông có những kiến thức cần thiết giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xửmột cách tự tin nhất, đồng thời cũng là một phương pháp để hoàn thiện bản thâncủa chính học sinh

Thứ ba, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cũng giúp học sinh trung họcphổ thông có những hoạt động thực tiễn giúp biến những kiến thức được học trênsách vở của học sinh thành những kiến thức được sử dụng trong đời sống Học điđôi với hành

Thứ tư, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh trung họcphổ thông có một tâm hồn đẹp, lành mạnh và phát triển toàn diện với những thóiquen tốt

Trang 6

- Thứ nhất, về mặt nhận thức: 100% giáo viên tại trường đã có nhận thức vềvai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp đến việc rèn luyện và phát triển các

kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông, cũng như vai trò và ý nghĩacủa việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông

- Thứ hai, về quá trình tổ chức: Hiện tại, nhà trường đã tổ chức khá nhiềuhoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạngkhác nhau, thu hút được nhiều học sinh tham gia như các hoạt động: lao động tạinghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, hoạt động chào mừng ngày 22/12, ngày hội kểchuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chào mừng ngày sinh của Bác, cáchoạt động thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ

- Thứ ba, về công tác quản lý: Qua khảo sát 200 học sinh, có 178 học sinhchiếm 89% học sinh cho rằng công tác quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp củanhà trường, giáo viên là rất tốt và ổn định

Có thể nói, về thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT đã

có những bước đầu đạt được những khả quan và ưu điểm nhất định Tuy nhiên, bêncạnh đó, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề cầnkhắc phục:

- Thứ nhất, việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được đồng

bộ và chuẩn hóa, vẫn còn nhiều hoạt động ngoài giờ thiếu tính chuyên môn, chưađạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức cho học sinh

- Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp đôi khi chỉ mang tính hình thức, chạyđua với quy chuẩn giáo dục bắt buộc đặt ra chứ chưa thực sự có tính thực hành,truyền đạt cho học sinh

- Thứ ba, các hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa đa dạng, khả thi Kinh phí dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp còn chưa được chú trọng

Chính những nhược điểm này đã ảnh hưởng nhiều tới việc tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp, đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực củađội ngũ giáo viên Đây cũng là những nhược điểm mà nhà trường cần khắc phục

2.2 Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ở Trường trung học phổ thông

Trường THPT nằm ở miền Tây xứ Nghệ thuộc khu vực địa bàn miềnnúi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản

vì ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội

Trong những năm qua, theo từng năm học, nhà trường đều tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như:

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Những hoạt động này góp phần tạo ra sự tựtin cho các em học sinh, tạo tiền đề để gắn kết tình bạn, xây dựng mối quan hệ thânthiết với những người xung quanh Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Trang 7

cũng là một trong những cơ hội để học sinh có thể trao đổi ý kiến, tự xây dựng, quản lý quy trình cho tiết mục văn nghệ của lớp mình.

- Nhóm hoạt động tham quan, dã ngoại: Nhóm hoạt động này được nhàtrường tổ chức với nhiều hình thức đa dạng nư: những chuyến tham quan, thăm hỏinhân dịp những ngày lễ, tưởng niệm (làm đẹp cảnh quan tại nghĩa trang liệt sĩ,thăm hỏi các cựu chiến binh nhân dịp ngày 22/12, nghe những câu chuyện thật,người thật về lịch sử kháng chiến cứu nước) Những hoạt động này là một trongnhững phương pháp sinh động nhất trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lênlớp Những chuyến tham quan này cũng giúp cho học sinh có được những kỹ năngnhư kĩ năng giao tiếp, đối thoại và khai thác thông tin Không chỉ có vậy, việc nhànhà trường tổ chức những buổi tham quan những di tích lịch sử, những khu vực địa

lý nổi bật đã giúp các em học sinh có được một cái nhìn đa chiều hơn

- Nhóm những hoạt động biện hộ, thuyết trình tranh luận cũng là một trongnhững nhóm hoạt động được nhà trường thường tổ chức Những buổi thuyết trìnhtranh luận về những đề tài mang tính thời sự là cơ hội để cho em bạn học sinh có

cơ hội được trình bày quan điểm, tìm cách lập luận thuyết phục cũng như thảo luận

về những vấn đề mang tính thời sự này Trong suốt năm năm vừa qua Nhà trường

đã tổ chức được hơn 15 cuộc thi, hoạt động biện hộ tại trường Bên cạnh đó, vềphía từng lớp học, các giáo viên cũng thường xuyên tạo điều kiện tổ chức nhữngbuổi thảo luận, thuyết trình và tranh luận về những vấn đề liên quan đến đời sốngthực tiễn được đề cập đến trong bài học Có thể nói, đây là một trong những biệnpháp áp dụng rất phù hợp để rèn luyện kĩ năng sống của học sinh

Nhà trường cũng phát động nhiều hoạt động như đền ơn đáp nghĩa, tươngthân tương ái… nhằm rèn luyện và trau dồi cho các em nhiều đức tính tốt và cầnthiết bên cạnh những kiến thức giáo dục bắt buộc

Qua khảo sát và điều tra hơn 200 em học sinh của trường, có 55 em chiếm tỉ

lệ 30% học sinh cho rằng mình đã nhận được những kiến thức về kỹ năng sống cơbản như biết tự phục vụ cho bản thân, quản lý và tổ chức thời gian cho bản thân, có

65 em học sinh chiếm tỉ lệ 32,5% cho rằng mình đã học được nhiều điều về các kỹnăng khác, những kiến thức khác nằm ngoài sách vở, và được áp dụng những kiếnthức trên sách vở vào thực tiễn

Có 80 em học sinh chiếm tỉ lệ 37,5 % cho rằng những hoạt động này chưathực sự tạo cho các em những hứng thú, cũng như truyền đạt được với các emnhững kiến thức bổ ích, chưa rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cần thiết

để đáp ứng những nhu cầu phức hợp và đa dạng của cuộc sống

Không thể phủ nhận rằng, do đặc điểm của một ngôi trường miền núi, vìđiều kiện không cho phép đã khiến cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trườngchưa thực sự hiệu quả Có trên 40% các em học sinh chưa tham gia được hết tất cảcác hoạt động ngoại khóa của nhà trường, 30% các em học sinh chưa tham giađược hết các hoạt động ngoại khóa của lớp và giáo viên phụ trách tổ chức Là con

Trang 8

em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, các em còncần phụ giúp gia đình vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, điều đó ảnh hưởngđến thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của các em.

Việc ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hộikhiến cho việc tham gia các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được các em quantâm bên cạnh những hoạt động giáo dục văn hóa bắt buộc khác

Bên cạnh đó, vẫn còn một số thầy cô giáo cho rằng, kỹ năng sống và rènluyện kỹ năng sống đối với các em học sinh miền núi vẫn còn là một vấn đề nhỏ,không đáng chú trọng Những hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn mang nặng tínhhình thức, chưa thực sự bổ ích và hấp dẫn với các bạn học sinh

3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.1 Kỹ năng sống cần phát triển cho học sinh trường trung học phổ

thông

Bên cạnh những kiến thức về giáo dục bắt buộc như kiến thức về toán, văn,địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác, kỹ năng sống thật sự vô cùng cần thiếtđối với học sinh THPT Có rất nhiều kỹ năng sống, mặc dù chúng đều rất quantrọng, nhưng trong nhà trường THPT chỉ sẽ tập trung vào những kĩ năng sống cơbản, phù hợp với môi trường giáo dục

Theo nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu của Thạc sỹ, giảng viên tâm

lý học Nguyễn Hữu Long có 10 nhóm kỹ năng cần thiết cho học sinh trung họcphổ thông bao gồm:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân: kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng cơbản nhất mà bất cứ một người nào cũng cần phải có Đối với các em học sinh ởmiền núi, kỹ năng này có thể là kỹ năng mà các em đã có được khi gắn với cuộcsống còn nhiều khó khăn vất vả

- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời: Kỹ năng này là một trong những kỹnăng vô cùng quan trọng, là kỹ năng xây dựng nền tảng, cũng như trụ cột của mộtcon người Với các bạn học sinh, với độ tuổi còn trẻ, các bạn có thể còn mông lungkhi đối diện với một khung trời mới, cũng như là một cuộc sống khác biệt khinhững điều kiện đã thay đổi Vì vậy, kĩ năng này giúp các em biết cách xác lậpđược mục tiêu của cuộc đời, giúp các em có một vectơ định hướng đúng, một conngười của riêng mình và không bao giờ đi lạc, luôn làm một người có ích cho xãhội

- Kỹ năng quản lý thời gian: kỹ năng quản lý thời gian là một trong nhữngcông cụ vô cùng quan trọng đối với các em học sinh Kỹ năng này giúp các em cóthể cân bằng được việc học, việc nhà, việc chơi Khi thời gian của con người là cóhạn, việc có một quỹ thời gian hợp lý là giải pháp giúp các em có thể nâng caođược hiệu quả công việc cũng như cân bằng cuộc sống

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng dạy

Trang 9

các em điều chỉnh và bộc lộ cảm xúc đúng lúc, đúng nơi Đặc biệt là đối với độtuổi của các bạn học sinh trung học phổ thông, đây là độ tuổi khá sốc nổi, việc thayđổi tâm lý và muốn chứng minh cái tôi của mình thì kĩ năng điều chỉnh và quản lýcảm xúc là vô cùng quan trọng Khi không thể điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc,các em sẽ rất dễ dàng có những hành động không đúng.

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân: Mỗi một con người đều cần cónhững kỹ năng để tự đánh giá và nhận thức về bản thân mình, biết được điểmmạnh, điểm yếu của bản thân Học sinh trung học phổ thông khi có được kỹ năngnày là một công cụ để phát triển bản thân Hiểu biết điểm mạnh của mình

để phát huy, hiểu được điểm yếu để khắc phục, hiểu được cảm xúc để điều chỉnh

và quản lý

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: giao tiếp và ứng xử giúp cho học sinh trongcuộc sống cũng như xã hội có khả năng trao đổi và tiếp nhận thông tin Chỉ khithông tin được đưa đi và nhận lại thành công thì giao tiếp giữa người với người và

xử lý vấn đề mới thực sự hiệu quả Khi học sinh không biết cách giao tiếp và ứng

xử có thể gây ra nhiều hậu quả xấu

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Việc thể hiện được sự tự tincủa mình giúp cho các em có thể thể hiện được bản thân, mong muốn cũng như làsuy nghĩ của mình Không chỉ vậy, việc thể hiện được sự tự tin cũng giúp các em

có được khả năng truyền đạt quan điểm, thông tin đến với mọi người, cũng nhưkhẳng định được chính mình

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Mọi người trong xã hội sống với nhau theo tậpthể, từ gia đình, đến bạn bè, nhà trường, lớn lên là đồng nghiệp, xã hội Không baogiờ con người sống hay sinh hoạt chỉ có một mình Vậy nên, việc hợp tác cũng nhưchia sẻ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để con người có thể sốngtrong môi trường tập thể

- Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn: Cuộc sống không bao giờ là dễdàng, càng lớn thì con người càng đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc sống.Vậy nên, việc rèn luyện cho học sinh việc đối diện và ứng phó với các khó khăntrong cuộc sống sẽ giúp các em không bị bỡ ngỡ cũng như mất niềm tin khi gặpphải những khó khăn này và có hướng xử lý

- Kỹ năng đánh giá người khác: Ngoài việc đánh giá được bản thân mình,học sinh còn cần có kỹ năng đánh giá người khác, xem xét điểm mạnh, điểm yếu,điểm tốt điểm xấu ở một người để có thể học tập cũng như phòng tránh những đứctính ấy Đặc biệt, trong cuộc sống, không phải tất cả mọi người đều là người tốt,vậy nên học sinh đều cần phải có kỹ năng đánh giá người khác Xem xét hành vi vànhận xét xem họ là người xấu hay người tốt để có được phán đoán xem có nên thựchiện hành vi giống họ hay không

Trên đây là những kỹ năng cần thiết nhất đối với học sinh mà nhà trường xem xét và phát triển rèn luyện cho học sinh

Trang 10

3.2 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông

3.2.1 Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân)

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi tranh luận, thuyết trình, ứng xử

TRƯỜNG THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LỚP 10C2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nghĩa Đàn, ngày 01 tháng 03 năm 2022

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI TRANH LUẬN, THUYẾT TRÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH

- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trườngTHPT

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động cá nhân năm học 2021-2022

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

- Giúp học sinh hình thành một số kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹnăng thuyết trình, kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học, kỹ năng quản lý thờigian, kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân và kỹ năng đánh giá người khác,

kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông

- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng của việc họctập, gắn lý thuyết với thực hành, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông quahiệu quả hoạt động nhóm

2 Yêu cầu

Tất cả học sinh trong lớp tham gia đầy đủ, nhiệt tình

II HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1 Hình thức tổ chức

- Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 10C2 năm học 2021-2022

- Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm Các thành viên trong nhómtìm hiểu về vấn đề ý nghĩa, vai trò của tình bạn, tình yêu và gia đình để đề xuất các

ý tưởng quan điểm của mình Thống nhất chọn quan điểm phù hợp nhất làm ý kiếncủa nhóm

- Sau khi nhóm thống nhất ý kiến, nhóm thảo luận để tham gia cuộc thi

- Các nhóm hoàn thành để báo cáo trước lớp

- Giáo viên chủ nhiệm nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý

Trang 11

* Ý nghĩa của hoạt động:

Tổ chức các hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử theonhóm và cá nhân là một trong những hình thức phổ biến, đa dạng, có ảnh hưởngtích cực đến việc xây dựng những kỹ năng sống cần thiết, quan trọng cho học sinh

* Các bước tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động:

+ Chủ đề cuộc thi: Xác định được chủ đề và nội dung cuộc thi: Thi thuyết trình về tình bạn, tình yêu và gia đình

+ Địa điểm tổ chức: tại lớp học 10C2

+ Xác định hình thức tổ chức: tổ chức thi giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ trong một lớp

+ Thời gian dự kiến: Chiều ngày 07/03/2022

+ Thành phần tham gia: GV chủ nhiệm, GV dạy ngoài giờ lên lớp

Bước 2: Cách thức tổ chức hoạt động

+ Người dẫn chương trình tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia

+ Giới thiệu nội dung chương trình

Bước 3: Tổ chức hoạt động:

- Trước hết giáo viên yêu cầu HS của 3 nhóm đọc kỹ câu hỏi, nắm được nộidung GV hướng dẫn cụ thể về nội dung buổi thuyết trình Chủ đề “Thanh niên vớitình bạn, tình yêu và gia đình”

- HS Nắm được định hướng trong quá trình thực hiện yêu cầu:

Nhóm 1: Tình bạn chân chính là tình bạn như thế nào? Vai trò của bạn bè là

Trang 12

gì? Có tình bạn khác giới hay không?

Nhóm 2: Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Tình yêu ở lứa tuổi học trò nên hay không nên?

Nhóm 3: Gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục con cái?

Sau khi các nhóm thống nhất, đại diện nhóm lên trình bày, các thành viên trong nhóm bổ sung

Học sinh lớp 12A3 trường THPT năm học 2020-2021 thi thuyết trình

(Nhóm 1: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình bạn”)

Trang 13

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT năm học 2021-2022

(Nhóm 2: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”)

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT năm học 2021-2022

(Nhóm 3: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”)

Trang 14

Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm

- Buổi hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và

cá nhân) dễ tổ chức và mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc trau dồi, rèn luyện

kỹ năng sống cho học sinh Các em rất hứng thú, các nhóm làm việc nhiệt tìnhhăng say, phát huy được năng lực tiềm ẩn của các em mà bấy lâu nay chưa có cơhội thể hiện Sau buổi thi các em vui vẻ và thu nhận được nhiều điều bổ ích

* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động:

- Kỹ năng quản lý thời gian: Khi học sinh biết phân bổ thời gian chuẩn bị cho bài tranh luận bên cạnh thời gian học tập trên lớp

- Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và kỹ năng đánh giá người khác:Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè để phụ trách công việctrong nhóm

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Kỹ năng này được học sinh vận dụng trongquá trình trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, đưa ra được bài thuyếttrình tốt nhất, màn tranh luận xuất sắc nhất

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Khi làm việc nhóm, tất cả các em đều cần hợptác với nhau để đưa ra được kết quả cuối cùng và cùng chia sẻ công sức nghiên cứucủa bản thân để tạo ra một kết quả tốt nhất

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Trong quá trình tranh luận, các bạn học sinh sẽ đưa ra ý kiến của mình trước bạn bè Đây là một trong những

cơ hội tốt để học sinh thể hiện và trau dồi sự tự tin của bản thân

3.2.2 Tổ chức hoạt động thi văn nghệ, văn hóa

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi văn hóa, văn nghệ trường THPT :

Trang 15

niên trong toàn trường; tạo cơ hội bồi dưỡng tài năng cho các bạn học sinh.

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh

- Tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các bạn học sinh trong toàn trường

2 Yêu cầu

- Các chi đoàn tham gia đầy đủ, nhiệt tình, sáng tạo và thực hiện theo đúng

kế hoạch đã đề ra

- Cuộc thi phải thiết thực, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm

II.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM

GIA 1 Thời gian

- Vòng loại sơ khảo: 14h30 các ngày 09, 10/11/2020

- Vòng chung khảo: Sau chương trình kỷ niệm vào sáng 19/11/2020

2 Địa điểm

- Vòng loại sơ khảo: Phòng hội đồng nhà trường

- Vòng chung khảo: Lễ đài ngoài trời

3 Đối tƣợng tham gia

Là học sinh của Trường THPT

III NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CÁCH ĐÁNH GIÁ

+ Liên hệ đăng ký đ/c: Trần Văn Giáp Bí thư Đoàn trường

+ Thời gian đăng ký: từ ngày 02/11/2020 đến 11 h00 ngày

07/11/2020 - Dự thi:

+ Vòng sơ khảo: thể hiện 1 tiết mục mà thí sinh lựa chọn (thể hiện trên sânkhấu nếu có nhạc beat phải tự chuẩn bị và gửi về địa chỉ email của đồng chí Giáptrước 12h ngày 08/11/2020)

+ Vòng chung khảo: Các thí sinh được chọn vào vòng chung khảo sẽ thể hiện lại tiết mục đã diễn ở vòng sơ khảo hoặc thay đổi nhưng phải cùng thể loại

+ Các tiết mục dự thi vòng chung khảo được sử dụng sự hỗ trợ của các diễn viên phụ họa (như múa, nhảy,…)

+ Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 tiết mục nhưng có thể tham gia phụ họa

Trang 16

cho thí sinh khác ở vòng chung khảo

+ Nếu Đăng ký nhóm thì không quá 5 thành viên

3 Thang điểm, cách đánh giá

- Thang điểm nội dung vòng sơ khảo:

Do giám khảo tự quyết định Tổng điểm: 20 điểm

Sau vòng sơ khảo Ban giám khảo chọn ra 10 tiết mục đặc sắc nhất vào chung kết

Thí sinh sẽ phải dừng phần trình diễn nếu cả 3 ban giám khảo ra hiệu dừng biểu diễn

- Thang điểm nội dung vòng chung khảo:

Tổng điểm: 20 điểm Do giám khảo tự quyết định

- Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi và triển khai tới các chi đoàn

- Chuẩn bị khánh tiết Loa đài, thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo chohội thi

2 Các chi đoàn

- Trên cơ sở kế hoạch của Đoàn trường các chi đoàn chủ động lựa chọn, tập luyện và đăng ký tham gia

- Những chi đoàn không đăng ký tham gia dự thi sẽ không được tính thi đua

VI BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO

1 Ban tổ chức

1 Đ/c: Chu Thống Nhất - Trưởng ban

2 Đ/c: Trần Văn Giáp - Phó ban

3 Đ/c: Hoàng Văn Tiệp - Ban Viên

2/ Ban giám khảo:

2/ Đ/c: Trần Thị Thanh Hải - Phó ban3/ Đ/c: Hồ Vĩnh Dương - Thành Viên

Trang 17

3 Dẫn chương trình:

*Ý nghĩa của hoạt động:

Việc tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, văn hóa là một trong những hoạtđộng được nhiều em học sinh hưởng ứng, với lợi thế là sôi động, nhiều màu sắc,các hoạt động này thường tạo được những hiệu ứng tốt như giúp các em điều chỉnhđược cảm xúc, giao tiếp cởi mở hơn và dễ dàng trao đổi thông tin cho nhau Cũnggiống hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cánhân), hoạt động thi văn nghệ, văn hóa giúp các em rèn luyện và phát triển những

Học sinh lớp 12A3 trường THPT tham gia hội diễn văn nghệ

Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2020

Trang 18

* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động:

- Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và Kỹ năng đánh giá người khác:Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè để phụ trách công việctrong nhóm

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Khi làm việc nhóm, tất cả các em đều cần hợptác với nhau để đưa ra được kết quả cuối cùng và cùng chia sẻ công sức nghiên cứucủa bản thân để tạo ra một kết quả tốt nhất

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông

3.2.3 Tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

TRƯỜNG THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LỚP 10C2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_

Nghĩa Đàn, ngày 10 tháng 11 năm 2021

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT NHỮNG DÒNG CẢM XÚC

VỀ THẦY CÔ GIÁO

- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trườngTHPT

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt cá nhân năm học 2021-2022

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

- Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: Kỹ năng đánh giá người khác, kỹnăng quản lý thời gian, kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,giải quyết vấn đề

- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo

- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giải bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết, thông qua hiệu quả hoạt động nhóm

2 Yêu cầu

Tất cả học sinh lớp 10C2 tham gia đầy đủ, nhiệt tình

II HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1 Hình thức tổ chức

- Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 10C2

- Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm Các thành viên trong nhómtìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, truyền thống củatrường THPT

- Sau khi nhóm thống nhất, nhóm thảo luận viết bài để tham gia cuộc thi

Trang 19

- Giáo viên nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý cho bài viết.

- Hiệu quả làm việc nhóm

- Nội dung bài viết

- Hình thức thể hiện

- Khả năng thuyết trình

* Ý nghĩa của hoạt động:

Bên cạnh việc bày tỏ

cảm xúc về thầy cô giáo có

những lời văn Các em được

cũng là một phương pháp để

bằng lời nói, lời ca thì hoạt động thi viết những dònglợi thế trong việc giúp các em biểu thị cảm xúc bằngquyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của mình,các em giao tiếp, ứng xử với thầy cô

* Các bước tiến hành hoạt động

Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động

+ Chủ đề cuộc thi: Thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

+ Địa điểm tổ chức: tại lớp học 10C2

+ Thời gian dự kiến: Chiều ngày 20/11/2021

+ Thành phần tham gia: GV chủ nhiệm, GV dạy ngoài giờ lên lớp

Bước 2: Cách thức tổ chức hoạt động

+ Người dẫn chương trình tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia

+ Giới thiệu nội dung chương trình và hình thức cuộc thi

Bước 3: Tổ chức hoạt động

GV hướng dẫn học sinh thi viết giữa các tổ, mỗi tổ sẽ bắt thăm một câu hỏi:

- Tổ 1: Bạn hãy kể về một người người thầy, cô giáo cũ để lại dấu ấn đẹp nhất trong cuộc đời của mình?

- Tổ 2: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo nhưcây thiếu ánh mặt trời”?

Trang 20

- Tổ 3: Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền", suy nghĩ của bạn như thế nào?

Sau khi các tổ nhận câu hỏi sẽ tiến hành thảo luận để đưa ra ý kiến chung.Đại diện tổ trình bày trước lớp GV nhận xét đánh giá phần hoạt động giữa các tổ

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT năm học 2021-2022 (Tổ

1: Trình bày phần thi “Viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo”)

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT năm học 2021-2022 (Tổ

2: Trình bày phần thi “Viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo”)

Trang 21

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT năm học 2021-2022 (Tổ

3: Trình bày phần thi “Viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo”)

Bước 4: Đánh giá rút kinh nghiệm cho hoạt động

Thông qua hoạt động các em đã tự tin hơn, dám bày tỏ ý kiến, dám nói lêntiếng lòng của mình với thầy cô giáo, dám nói lên cảm xúc thật của mình trước tậpthể Các em nhận thức được vai trò to lớn của người giáo viên Biết đánh giá ngườikhác, phát triển được khả năng giao tiếp… Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn rụt

rè, chưa dám thể hiện bản thân, cần khắc phục trong giờ học tiếp theo

* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt

động - Kỹ năng đánh giá người khác

- Kỹ năng quản lý thời gian

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

- Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề

- Kỹ năng tự tin trước đám đông

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Ngày đăng: 25/09/2022, 18:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

*Về hình thức tổ chức. - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
h ình thức tổ chức (Trang 17)
* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động - Kỹ năng đánh giá người khác - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
t số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động - Kỹ năng đánh giá người khác (Trang 21)
* Một số kỹ năng được hình thành thơng qua hoạt động: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử. - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
t số kỹ năng được hình thành thơng qua hoạt động: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Trang 27)
* Kỹ năng sống được hình thành thơng qua hoạt động. - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
n ăng sống được hình thành thơng qua hoạt động (Trang 31)
B. Hoạt động hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng sống - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
o ạt động hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng sống (Trang 33)
thế nào trong việc giáo hình thành - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
th ế nào trong việc giáo hình thành (Trang 34)
Bảng 2. Kết quả đạt được về kỹ năng sống trước và sau tác động - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT         thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bảng 2. Kết quả đạt được về kỹ năng sống trước và sau tác động (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w