1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Khoáng sản

51 486 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lời cam đoan …………………………………………�� �…………………..1 Lời mở đầu …………………………………………�� �…… …………...….4 Lời cảm ơn ………………………………

Trang 1

Mục lục

Lời cam đoan ……… 1

Lời mở đầu ……… ………… ….4

Lời cảm ơn ……… ……… 6

Chương 1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu ……… ….7

1.1 Đặc điểm của nghiệp vụ Xuất khẩu ……… ….7

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu ……… 7

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân ……… 10

1.2 Đặc điểm của hình thức xuất khẩu khoáng sản ……… 13

1.2.1 Quy định về việc Xuất khẩu Khoáng sản ……… 13

1.2.2 Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện Khoáng sản xuất khẩu ……….16

1.2.3 Thủ tục xuất khẩu Khoáng sản ……… ….18

1.3 Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản ……… 19

1.3.1 Sự hình thành và phát triển ……….19

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ……… 21

1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các bộ phận ………22

1.3.4 Các nguồn lực của Công ty ……….25

Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản ……… 27

2.1 Hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản……… 27

2.1.1 Giá trị kim ngạch Xuất khẩu ………27

2.1.2 Cơ cấu ngành hàng Xuất khẩu ……….28

2.1.3 Cơ cấu thị trường Xuất khẩu ……… 31

Trang 2

2.2 Đánh giá hoạt động Xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản

2.2.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh Xuất khẩu của Công ty………… 32

2.2.2 Đánh giá khả năng và những lợi thế cạnh tranh của Công ty …… 33

2.2.3 Một số bất cập còn tồn tại ………36

Chương 3 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Công ty cổ phần XNK Khoáng sản ………38

3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ……….38

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu của Công ty ……… 40

3.2.1 Các giải pháp đối với bản thân Công ty ……… 40

3.2.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ……… 40

3.2.1.2 Xác định cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu hợp lý và đa dạng hóa các hình thức Xuất khẩu ………41

3.2.1.3 Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ……… 43

3.2.1.4 Huy động, sử dụng vốn có hiệu quả và giảm chi phí kinh doanh ……… 44

3.2.2 Các giải pháp đổi với các cơ quan liên ngành ……… 45

3.2.2.1 Về các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách Thuế ……… 46

3.2.2.2 Kiến nghị với Hải quan ……….46

3.2.2.3 Ngoài ra, Nhà nước cần phải cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp ………47

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình quốc tế hóa đã tạo nên những quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều,phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo ra những thay đổi lớn lao trên thếgiới Trong bức tranh toàn cảnh đó, thương mại quốc đã và đang nổi lên nhưmột vấn đề trọng tâm Mặc dù thương mại quốc tế ra đời từ cách đây rất lâusong chưa bao giờ lịch sử lại chứng kiến tác động to lớn của nó trên phạm vitoàn cầu như hiện nay Nó có thể biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thànhmột nước công nghiệp phát triển, đồng thời có thể làm cho một quốc gia độc

Trang 4

lập trở nên bị phụ thuộc… Ngày nay, khi không một quốc gia nào có thểphát triển tách biệt khỏi quỹ đạo chung của nến kinh tế thế giới, thương mạiquốc tế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Việt Namcũng không nằm ngoài quy luật vận động chung của nền kinh tế thế giới.Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thếgiới (WTO), đây được coi là một điểm mốc quan trọng đối với sự phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam Nó chứng tỏ sự phát triển tất yếu của nền Kinh tếViệt Nam, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trongnền Kinh tế thế giới Tuy nhiên để có thể thực sự hòa nhập, Việt Nam cầnthiết phải đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạtđộng Xuất khẩu nói riêng Đó chính là tính tất yếu của đề tài.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này gắn liền với hoạt độngXuất khẩu Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây, hoạt động xuấtkhẩu đã góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn tạo điều kiện cân bằng cáncân thanh toán quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng vàthúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Tuy nhiên các doanhnghiệp hoạt động xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều những hạn chế và bất cập,thể hiện trong sự chênh lệch cán cân giữa nhập và xuất, thị trường xuất khẩuchưa phong phú Do đó vấn đề đặt ra là phải luôn tổng kết, đánh giá lại quátrinh hoạt động, từ đó đề ra mục tiêu và giải pháp có hiệu quả cho hoạt độngxuất khẩu trong hiện tại cũng như cho tương lai.

Với những nhận thức trên cùng với sự tìm hiểu của bản thân trong quátrình thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em đã tìmtòi, học hỏi và thấy được những thành tựu, những thế mạnh cũng như mộtsố tồn tại trong hoạt động Xuất khẩu của Công ty Đó cũng là những điểmmà em sẽ trình bày trong Chuyên đề mang tên : “ Thúc đẩy hoạt động Xuấtkhẩu của Công ty Cố phần Xuât nhập khẩu Khoáng sản ”

Trang 5

Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 Chương:

Chương 1 : Những lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK

Khoáng sản

Chương 3 : Định hướng và giái pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản

Chuyên đề được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu: Duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử, quan sát thực tế kết hợp với các tài liệu về xuấtkhẩu để so sánh, phân tích tổng hợp và rút ra kết luận.

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Quốctế - Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã định hướng và tạo điều kiện thuận lợigiúp đỡ em trong thời gian thực tập Em cũng xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệttình của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên phòngKinh doanh 1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã cung cấpcho em đầy đủ số liệu cũng như những ý kiến đánh giá rất quý báu Đặc

Trang 6

biệt em xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sỹ NguyễnThị Thúy Hồng đã giúp em hoàn thành Chuyên đề nghiên cứu này

Trong quá trình thực tập còn nhiều bỡ ngỡ với trình độ nhận thứccòn hạn chế, kiến thức thực tế còn thiếu nên bài viết không tránh khỏinhững thiếu xót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầycô và các bạn đọc để giúp em có thể hoàn thiện Chuyên đề nghiên cứu này

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.1 Đặc điểm của nghiệp vụ Xuất khẩu1.1.1 Khái niệm xuất khẩu.

Ngoại thương có vai trò rất to lớn trong chiến lược phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia Trên lý thuyết và trong lịch sử phát triển của kinh tế toàncầu cho thấy một quốc gia không thể tồn tại riêng rẽ mà vẫn phát triển thuận

Trang 7

lợi được Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi nước, nó chophép một quốc gia tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơnmức có thể tiêu dùng với giới hạn của khả năng sản xuất trong nước nếu nóthực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán với bên ngoài.

Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khácthông qua các hoạt động mua và bán Trong đó, nhập khẩu là mua hàng hóavà dịch vụ của nước ngoài, xuất khẩu là bán hàng hóa và dịch vụ cho nướcngoài trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đâycó thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia.

Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổihàng hóa trong nước Khi việc trao đổi này giữa các quốc gia đem lại lợi íchcho cả hai bên, các nước đều quan tâm mở rộng hoạt động này.

Thực tế cho thấy nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình,áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươnlên, củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân.

Xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâuđời và ngày càng phát triển Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiệnkinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng đến xuất khẩu hàng hóa sản xuất,từ máy móc thiết bị đến các công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt độngtrao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.

Xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian lẫn thời gian.Nó có thể chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của các nước khác nhau, có thểđược tiến hành trong một hai ngày hoặc kéo dài hằng năm.

Theo David Ricardo – nhà kinh tế học người Anh thì cơ chế xuất hiệnlợi ích của ngoại thương là:

- Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế bởivì ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi nước do chỉ

Trang 8

chuyên môn hóa vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hànghóa của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác.

- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác, hoặc bịkém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sảnphẩm thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốctế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng vàkém lợi thế so sánh về một số mặt hàng khác.

David Ricardo cho rằng lợi ích của thương mại quốc tế chính là bắtnguồn từ sự khác nhau về chi phí cơ hội – chi phí bỏ ra để sử dụng cho mộtmục tiêu nào đó - ở các quốc gia Khi các cơ hội ở tất cả các quốc gia đềugiống nhau thì không có lợi thế so sánh và cũng không có khả năng nảy sinhcác lợi ích do chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế Đó chính lànội dung cơ bản của quy luật lợi thế so sánh: các nước sẽ có lợi khi chuyênmôn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơhội nhỏ hơn các nước khác.

Phát triển lý thuyết của D.Ricardo, Eli Hecksher và Bertil Ohlin – hainhà kinh tế học người Thụy Điển – đã trình bày thuyết ưu đãi về các nguồnlực sản xuất vốn có, gọi là lý thuyết H-O và đề ra quy luật H-O về tỷ lệ cân

đối các yếu tố sản xuất: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản

xuất nó cần nhiều nhân tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩuloại hàng hóa mà việc sản xuất cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khanhiếm hơn ở nước đó Quy luật này chi phối động thái phát triển của thương

mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nướcđang phát triển và chưa phát triển Nó chỉ ra rằng, với các nước đông dân vànhiều lao động nhưng lại thiếu vốn trong giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hóa cần tập trung sản xuất và xuất khẩu nhiều những hàng hóa sửdụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều vốn Việc

Trang 9

lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược vềcác mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với các lợi thế so sánh về cácnguồn lực sản xuất vốn có sẽ là điều kiện cần thiết để các nước này có thểnhanh chóng hội nhập vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, trên cơ sởlợi ích thu được từ ngoại thương đó sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của ngoại thương, nó mangtính chất tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế Donhững điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có lợi thế về những lĩnh vực nàyvà bất lợi về những lĩnh vực khác trong việc sản xuất những hàng hóa khácnhau Để có thể dung hòa được nguy cơ và lợi thế, tạo ra sự cân bằng trongquá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi vớinhau, bán những gì mình có thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu trong nước vàphải mua những gi mình chưa có hoặc không có khả năng sản xuất từ nhữngnước khác

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra ởnhững quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, các quốc giakhông có lợi thế về điều kiện như nhân lực, tài chính, tài nguyên thiênnhiên, công nghệ, thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽthu được nhiều lợi ích, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước.

Tính tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu đã được chứng minh rất rõthông qua lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo Theo đó, nếu mộtnước có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất hầu hếtcác loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vì có thểtạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua quốc gia có thể mất cơ hội pháttriển Nói cách khác, trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể tìm ra nhữngđiểm có lợi nhất để khai thác Khi tiến hành xuất khẩu, quốc gia có hiệu quảthấp trong việc sản xuất ra tất cả cá loại hàng hóa sẽ có thể chuyên môn hóa

Trang 10

vào sản xuất loại hàng hóa ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khácvà nhập về những hàng hóa mà việc sản xuất ra nó là bất lợi nhất để tiếtkiệm được những nguồn lực của mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuấttrong nước.

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu là một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối vớicác quốc gia, đặc biệt là nước ta, một nước có nền kinh tế phát triển chậm,cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh Sựtăng trưởng kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những điều kiện về nhânlực, tài nguyên, vốn và công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hóacủa mình Song hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam đều nằmtrong tình trạng thiếu vốn, công nghệ và thứa lao động Thực tế kinh nghiệmmột số nước NICs và ASEAN cho thấy chiến lược tăng trưởng kinh tế trongcông cuộc công nghiệp hóa là phát triển hướng về xuất khẩu Xuất khẩu đãđược xác định là một trong những mũi nhọng có ý nghĩa quyết định đối vớiquá trình phát triển kinh tế của một quốc gia Công tác xuất khẩu được đánhgia quan trọng như vậy là do vai trò hết sức to lớn của nó đối với nền kinhtế quốc dân.

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụcho công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đườngtất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của mỗi quốc gia.Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có mộtsố vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu chủ yếu được hình thành từ cácnguồn như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch,

Trang 11

dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động, hàng hóa trong nước ra nướcngoài…

Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… tuy quantrọng nhưng vẫn phải trả theo cách này hay cách khác Như vậy, nguồn vốnquan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước chỉ có thể trôngchờ vào xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng củanhập khẩu.

Tại các nước đang phát triển và chậm phát triển, một trong nhữngnguyên nhân thiếu vốn trong quá trình phát triển là do ít có cơ hội xuấtkhẩu Không xuất khẩu được một mặt không thu được ngoại tệ từ hoạt độngnày, mặt khác cac nhà đầu tư cũng không ưu thích đầu tư vào quốc gia màhọ không thấy có khả năng phát triển xuất khẩu do đó lại càng thiếu vốnhơn nữa.

Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển.

Các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại đẫ làm cho cơ cấusản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa từ nôngnghiệp sang công nghiệp là phù hợp với xu thế tất yếu của nền kinh tế thếgiới.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một là, xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt

quá nhu cầu nội địa Theo cách hiểu này thì đối với những quốc gia lạc hậuvà chậm phát triển khi mà sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉthụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ và tăngtrưởng chậm, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.

Trang 12

Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.

Quan điểm này chính là xuất phát từ quan điểm coi nhu cầu của thị trườngthế giới là nhu cầu cần đáp ứng để tổ chức sản xuất Điều đó tác động tíchcực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tácđộng này thể hiện ở chỗ:

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cùng có cơ hội pháttriển thuận lợi Ví dụ, khi phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩmxuất khẩu có thể kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế tạo thiết bị phụcvụ nó hoặc nếu phát triển ngành giầy dép xuất khẩu thì các ngành sản xuấtnguyên liệu như chăn nuôi, thuộc da, hóa chất… cũng phát triển theo.

Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sảnxuất phát triển và ổn định.

Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn, thu hút kỹ thuậtcông nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đấtnước, tạo ra năng lực sản xuất mới.

Thông qua xuất khẩu, hàng hóa các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc cạnhtranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Do cạnh tranh sâu sắctrên thị trường quốc tế, các quốc gia buộc phải tổ chức lại sản xuất sao chophù hợp và từ đó hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý.

Thứ ba, xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việclàm và cải thiện đời sống nhân dân.

Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộcsống, sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo ra hàng triệu chỗ làm, góp phần giảiquyết công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động Đồng thờixuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùngmà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả nhằmđáp ứng nhu cầu ngày một đầy đủ hơn, nâng cao mức sống của người dân.

Trang 13

Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinhtế đối ngoại.

Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại có thể phát triển sớm hơncác hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ thương mại, bảohiểm hàng hóa, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế, kinhdoanh du lịch, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có Cuốicùng, hoạt động xuất khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hóa quốc tế,là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao đông, nâng cao uytín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Như vậy, với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, việc đẩy mạnhxuất khẩu đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đẩu trong chiến lượcphát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung cũng như của Việt Nam nóiriêng.

1.2 Đặc điểm của hình thức xuất khẩu khoáng sản1.2.1 Quy định về việc Xuất khẩu Khoáng sản

Theo Thông tư 02/2006/TT-BCN của Bộ Công Nghiệp về việc xuấtkhẩu Khoáng sản thì :

1 Khoáng sản phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau mới đượcphép xuất khẩu:

a Được khai thác từ các mỏ không nằm trong quy hoạch và cân đối phục vụ cho chế biến trong nước.

b Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện quy định tại Danh mục kèm theo Thông tư này Tiêu chuẩn chất lượng của các loại khoáng sản có yêu cầu hàm lượng % kim loại phải được các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS xác nhận.

Trang 14

2 Doanh nghiệp được phép xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của pháp luật, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

a Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, có Hợp đồng mua khoáng sản để chế biến với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực.

c Có Hợp đồng mua khoáng sản hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu khoáng sản với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực.

3 Việc xuất khẩu khoáng sản theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

4 Việc xuất khẩu than mỏ được thực hiện theo Thông tư BCN ngày 14 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện kinh doanh than mỏ Trường hợp xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc thực hiện theo Thông tư số 15/2000/TT-BTM ngày 10 tháng 8 năm 2000 của Bộ Thương mại.

02/1999/TT-5 Khoáng sản là dầu khí thực hiện theo Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000.

Trang 15

6 Trường hợp khoáng sản đã qua phân loại, tuyển rửa và chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Danh mục kèm theoThông tư này hoặc đối với các chủng loại khoáng sản chưa được nêu trong Danh mục, Bộ Công nghiệp (đối với khoáng sản rắn và phi kim loại) và Bộ Xây dựng (đối với khoáng sản vật liệu xây dựng) có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Trường hợp đặc biệt có thay đổi, bổ sung quy hoạch phải báo cáoThủ tướng Chính phủ.

1.2.2 Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện Khoáng sản xuấtkhẩu

DANH MỤC, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHOÁNG SẢN XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

Loại khoáng sản xuấtkhẩu

Hàm lượngThời hạn, điều kiện

1 Tinh quặng Cromit ≥ 46% Cr203

Trang 16

2 Sản phẩm từ quặng Titan- Tinh quặng Ilmenite (sakhoáng)

≥ 52% Ti02

(< 57%)

Chỉ được xuất khẩuđến hết 2008- Tinh quặng Ilmenite

≥ 48% Ti02 Mỏ Cây Châm (TháiNguyên) chỉ được xuất

khẩu đến hết 2008- Tinh quặng Zircon ≥ 65% Chỉ được xuất khẩu

đến hết tháng 4 năm2007

- Tinh quặng Rutile ≥ 83% Ti02

- Tinh quặng Monazite ≥ 57% Re03 Tinh quặng sulfur chì ≥ 50% Pb

4 Tinh quặng đồng ≥ 18% Cu Chỉ được xuất khẩuđến hết 20065 Sản phẩm quặng kẽm

- Tinh quặng sulfur kẽm ≥ 50% Zn Chỉ được xuất khẩuđến hết 2006- Quặng oxyt kẽm ≥ 25% Zn Chỉ được xuất khẩu

cầu luyện thép trongnước

7 Quặng sắt vê viên ≥ 66% FeCỡ hạt 8-15 mm8 Tinh quặng Magnetit ≥ 75% Fe203

10 Tinh quặng Wolframit ≥ 65% W03

Trang 17

11 Tinh quặng bauxit ≥ 48% Al203 Đối với các mỏ nằmngoài khu vực Tây

≥ 48% Al203 Đối với mỏ Bảo Lộc,Lâm Đồng (CtyTNHH 1 thành viênHC cơ bản Miền Nam)

chỉ được xuất khẩuđến hết 2006.12 Quặng cao lanh

≥ 17% Al203

13 Quặng fluorit ≥ 65% CaF2

14 Cát trắng Đã qua tuyển rửa Trừ phần mỏ CamRanh (Khánh Hòa) do

Bộ Xây dựng quản lýLoại II; đã qua

tuyển rửa < 98%SiO2

Đối với mỏ Vân Hải(Quảng Ninh)

15 Sỏi, cát vàng Đã qua tuyển rửa16 Đá khối (block) Đã được cắt gọt,

gia công chế biến

chế biến

công, chế biến19 Bột đá trắng Độ trắng ≥ 90%20 Barit

- Quặng Barit Đã qua tuyển rửa

21 Fenspat ≥ 12% K20+Na20

Trang 18

1.2.3 Thủ tục xuất khẩu Khoáng sản

Hiện nay có 4 quy định về quy hoạch khoáng sản được phê duyệt gồm: Đối với quặng sắt: quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Đối với quặng chì kẽm: Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò,khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006-2015, địnhhướng đến năm 2020.

Đối với quặng titan: Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác,chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm2025.

Đối với quặng cromit mangan: Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày26/7/2007 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch phân vùngthăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng cromit, mangan giai đoạn2007-2015, định hướng đến năm 2025.

Khi doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản xuất trình giấy tờ chứng minhđáp ứng đủ điều kiện nêu tại Điểm II.2 Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày14/4/2006 của Bộ Công nghiệp, cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu nguồngốc khoáng sản ghi trên Giấy phép với danh mục các mỏ, điểm mỏ của Quyhoạch khoáng sản đã được phê duyệt tương ứng để xác định mỏ có nằmtrong quy hoạch và cân đối phục vụ cho chế biến trong nước hay không.Việc này đã được Bộ Công nghiệp giải thích tại điểm 1 công văn số

Trang 19

4821/BCN-CLH ngày 24/8/2006 của Bộ Công nghiệp (Tổng cục Hải quanđã sao gửi tại Công văn số 4339/SY-VP ngày 20/9/2006)

1.3 Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản

1.3.1 Sự hình thành và phát triển

Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là đơn vị kinh tế quốc doanh trựcthuộc Bộ thương nghiệp được thành lập vào ngày 05/03/1956, là một trongnhững đơn vị được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất trong ngànhthương nghiệp của Việt Nam.

Trước đây, với vai trò là một tổng công ty làm nhiệm vụ xuất nhậpkhẩu chủ yếu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hộichủ nghĩa Vào thời gian này phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh củacông ty rất lớn, có thể nói mặt hàng kinh doanh của công ty bao gồm tất cảcác lĩnh vực như: than, xi măng, khoáng sản, xăng dầu, hóa chất, phân bón,sắt thanh lý, tân dược và thiết bị y tế Có thể nói đây là giai đoạn hoạt độngmạnh về quy mô và chức năng của công ty là lớn nhất, uy tín và vị thế củacông ty không ngừng được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty lên tới 800 – 900 triệu USD,nhờ đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành thương nghiệpcủa Việt Nam nói riêng và của kinh tế quốc doanh nói chung Công ty đãđược Nhà nước và Bộ trao tặng nhiều Huân chương lao động và cờ luânlưu, cờ thi đua…

Trong thời gian này, hình thức kinh doanh của công ty là xuất khẩunghị định thư, tức là các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu đều theo hạn ngạchcủa của Bộ Thương nghiệp cấp, trên cơ sở chỉ tiêu của Nhà nước và các bạnhàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là Liên xô và các nước XHCN ĐôngÂu.

Trang 20

Trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển, công ty đã thuđược nhiều thành tích đáng kể Song do nhu cầu và sự thay đổi cơ cấu củanền kinh tế đất nước nên đã có sự phân bố lại hoạt động kinh doanh theo cácngành nghề sau đây:

• Từ năm 1986, mặt hàng than được chuyển sang Bộ Công nghiệp vàthành lập công ty xuất khẩu than.

• Cũng trong năm 1986, mặt hàng dược chuyển sang Bộ Y tế và thànhlập công ty xuất nhập khẩu dược phẩm.

• Năm 1988, mặt hàng xi măng được chuyển sang Bộ xây dựng thànhlập Tổng công ty xuất nhập khẩu xi măng.

• Năm 1989, mặt hàng phân bón được chuyển sang Bộ Nông nghiệpthành lập Tổng công ty vật tư nông nghiệp.

• Năm 1993, công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã đăng kí lại vàđược Bộ thương mại cấp giấy phép hoạt động.

Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại theo Quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 31 TM/TCCB ngày 31/03/1993của Bộ Thương mại Đăng kí thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 108377ngày 21/04/1994 tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đăng kí kinh doanh số 11600/GP ngày 25/05/1993 của BộThương mại Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản vẫn lấy tên cũ với tên giaodịch quốc tế là:

Vietnam National Minerals Export-Import Corporation

Tên viết tắt là: MINEXPORT

Trụ sở chính tại: 35 Hai Bà Trưng – 28 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 35-37 Bến Chương Dương,quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, với tên giao dịch quốc tế là MINEXPORT-Sài Gòn.

Trang 21

Đại diện giao nhận tài Hải Phòng: 18 đường Cù Chính Lan, HảiPhòng, với tên giao dịch là MINEXPORT-Hải Phòng.

Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước, trựcthuộc Bộ Thương mại, thực hiện các chế độ hạch toán độc lập và có tàikhoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK vàngân hàng TMCP xuất nhập khẩu EXIMBANK Các mặt hàng kinh doanhxuất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa đã được Bộ Thương mại phêduyệt và phù hợp với chính sách quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu.

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty1.3.2.1 Chức năng

Công ty xuất nhập khẩu có các chức năng sau:

- Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo giấy phép kinhdoanh của công ty và phù hợp với quy chế của Nhà nước hiện hành.

- Tổ chức tiêu thụ hàng hóa trong nước.

- Liên doanh, liên kết, đầu tư cho sản xuất các mặt hàng trong giấyphép với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.

- Nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoàinước theo yêu cầu.

1.3.2.2 Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản bao gồm:- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công tytheo quy chế hiện hành phù hợp.

- Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho kinh doanh xuất khẩu, quản lý khai thácvà sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý xuất khẩu và giao dịch đốingoại.

Trang 22

- Thực hiện các chính sách về thuế và các nghĩa vụ khác đối với quychế của doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chiến lược và gia tăngkhối lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế.

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng ngoại và hợp đồng nộithương.

1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các bộ phận1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản có tổng nhân viên là 60 người, với độtuổi trung bình là 40 tuổi và có tới 95% có trình độ là đại học, bao gồm:

Ban giám đốc công ty,bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.Giám đốc do Bộ Công thương bổ nhiệm và là người điều hành và hoạt độngcủa công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu mọi trách nhiệm của công tytrước Bộ và Nhà nước Hai phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và tư vấncho giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty Dướiđó là các phòng ban trực thuộc, được chia thành 2 khối: Khối kinh doanh vàkhối quản lý.

• Khối kinh doanh bao gồm:

- Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu gồm có: phòng xuất nhậpkhẩu số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và số 6 Đứng đầu là các trưởng phòng vàphó phòng, các phòng thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu đượcgiám đốc giao quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh Các trưởng phòngchịu trách nhiệm của phòng mình trước ban giám đốc.

- Chi nhánh tại HCM cũng có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩubao gồm 2 phòng: phòng nghiệp vụ và phòng quản lý.

- Đại diện giao nhận tại Hải Phòng làm nhiệm vụ giao nhận hàng củacông ty cho các đơn vị bốc dỡ của cảng.

Trang 23

- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử Trước đây, công ty chỉ cócửa hàng kinh doanh điện tử SONY liên doanh với SONY Việt Nam, nhưngđến cuối năm 1999, công ty đã cải tạo lại cơ sở vật chất và cho LG thuê gianhàng tại 35 Hai Bà Trưng và một cửa hàng tại 28 Bà Triệu kinh doanh sảnphẩm điện tử của Trung Quốc.

- Một xí nghiệp sản xuất chế biến phân bón và phục vụ nông nghiệpđóng tại Gia Lâm, Hà Nội.

• Khối quản lý bao gồm 2 phòng:

Phòng tổng hợp và phòng kế toán tài vụ Phòng tổng hợp bao gồm 2 phònglà phòng tổ chức cán bộ và phòng hành chính quản trị.

1.3.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

• Phòng kê toán tài vụ

- Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn nhằmđảm bảo vốn cho các phòng kinh doanh hoạt động.

- Tham mưu cho giám đốc xét duyệt phương án kinh doanh để đảmbảo đủ chi phí an toàn vốn và có lãi.

- Chủ động trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách nhànước.

- Theo dõi tình hình kinh doanh, phát hiện và báo cáo với giám đốckịp thời những lãng phí không cần thiết và những vị phạm tài sản trong kinhdoanh.

- Kiểm tra số liệu của từng chứng từ thanh toán, nếu kí duyệt phảichịu trách nhiệm liên đới cùng các phòng kinh doanh, phạm vi mức độ dogiám đốc quy định thùy theo nội dung và tính chất của thiếu sót.

- Hướng dẫn và cùng các phòng kinh doanh mở sổ tính toán theo dõithu chi để quyết toán tiền lương.

• Phòng tổng hợp

Trang 24

- Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc sắpxếp, đào tạo, tổ chức và quản lý lao động trong công ty theo nhiệm vụ củacông ty để có hiệu quả, phù hợp với bộ Luật lao động, thỏa ước lao động tậpthể và hợp đồng lao động.

- Nghiên cứu xây dựng ngày càng hoàn thiện các nội dung quy chếcủa công ty như nội dung lao động, quy chế trả lương, trả lương khi nângngạch, trình giám đốc.

- Theo dõi trả lương theo mẫu trả lương.

- Tham mưu cho giám đốc giải quyết các chế độ về tiền lương và thựchiện các công việc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyềnlợi cho các bộ phận trong toàn công ty.

- Xây dựng đơn giá tiền lương, báo cáo quyết toán quỹ tiền lương vàbáo cáo về lao động, báo cáo về thu nhập để gửi Bộ và các ngành.

- Qũy tài sản của công ty theo dõi chi tiêu hành chính, sử dụng cácphương tiện thông tin, xăng xe cho từng phòng kinh doanh và bộ phận quảnlý tạo điều kiện cho việc hạch toán.

- Phục vụ kịp thời cho yêu cầu kinh doanh của công ty.

- Đối với đội xe thì tổ trưởng đội phải theo dõi tình hình sử dụng vàbảo quản xe, định kì phải báo cáo với trưởng phòng tổng hợp để tìm biệnpháp xử lý Trong quá trình đi công tác phỉa được các phòng xác nhận sốnhiên liệu phải phù hợp với mức tiêu thụ của từng loại xe Các trường hợptu sửa thì phải có dự toán trước và có chữ kí của tổ trưởng, trưởng phòngtổng hợp trước khi qua tài vụ và giám đốc duyệt.

• Phòng kinh doanh

- Trên cơ sở các mặt hàng được kinh doanh theo chỉ tiêu kim ngạchđược phân bổ đầu năm, trưởng phòng kinh doanh nhận chỉ tiêu và được sử

Trang 25

dụng số lao động hiện có của phòng để thực hiện kinh doanh, đồng thời chịutrách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của phòng mình trước giám đốc.

- Các trưởng phòng kinh doanh tiến hành nghiên cứu kĩ khách hàngvề đăng kí kinh doanh, khả năng vốn để tiến hành kinh doanh trên cơ sởphương án được xét duyệt, chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng, khiếu nại,bồi thường, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm chi phí, hạn chế thấp nhất nhữngrủi ro có thể xảy ra.

- Các phòng được dùng vốn của công ty theo quy định, được công tybảo lãnh để vay vốn ngân hàng theo khế ước vay Các phòng phải chịu tráchnhiệm bảo toàn, phát triển vốn, trả lãi suất tiền vay và sử dụng vốn đúngmục đích, có hiệu quả Trong mọi trường hợp các phòng dùng vốn của ngânhàng, vốn tự bổ sung đều phải trả quyền sử dụng vốn bằng lãi suất vay ngânhàng tại Việt Nam.

• Đối với đại diện, chi nhánh.

- Đại diện chi nhánh tại Hải Phòng: làm nhiệm vụ giao nhận hàng,mọi chi phí phát sinh đều có dự trù và báo cáo thông qua phòng kế toán tàivụ và giám đốc phê duyệt.

- Đối với chi nhánh tại HCM: hạch toán phụ thuộc, tự chị trách nhiệmvề kinh doanh, tài chính, công nợ và các khoản với ngân sách Nhà nước,việc mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn phải có báo cáo công ty duyệttrước khi thực hiện.

1.3.4 Các nguồn lực của Công ty1.3.4.1 Khả năng tài chính

Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập theo quy địnhthành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 331 TM/TCCB ngày 31/03/1993 củaBộ Thương mại Với số vốn ban đầu là: 13.042.000.000 đồng

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w