1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá

102 400 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá

Trang 1

Chương I

1.Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá:

1.1.Quy trình thẩm định

- Các khoản vay tại hội sở NHNo&PTNT Thanh Hoá

+ Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng chi nhánh cấp dưới hoặc ý kiến của trưởng phòng tín dụng NHNo tỉnh Thanh Hoá và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và trước Pháp luật, chuyển cho Phòng thẩm định

+ Nhận được báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ do chi nhánh cấp dưới hoặc phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng thẩm định rà soát , nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung

+ Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định

+ Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước Pháp luật về các ý kiến đó Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác; nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay

+ Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên

và trước Pháp luật

+ Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt; Phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng để hoàn tất thủ tục còn lại, trình lãnh đạo quyết đinh: ký kết hợp đồng tín

Trang 2

dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, các thông báo có liên quan… Hoặc sẽ gửi lên trên nếu vượt cấp.

+ Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi

- Trường hợp thẩm định các dự án vượt quyền của Ngân hàng cấp dưới:

+ Phòng thẩm định nhận được báo cáo thẩm định, tờ trình của chi nhánh cấp dưới kèm toàn bộ hồ sơ khoản bay (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc của giám đốc chi nhánh cấp dưới), Trưởng phòng Thẩm định kiểm soát nếu đầy đủ thì nhận hồ sơ, nếu thiếu yêu cầu bổ sung

+ Các bước công việc tiếp theo thực hiện như với trường hợp trên.+ Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc Phó giám đốc được phân công của NHNo tỉnh phê duyệt; Phòng thẩm định lập thông báo trình lãnh đạo NHNo tỉnh ký gửi cho chi nhánh dưới để thực hiện hoặc chuyển một bản báo cáo thẩm định kèm các hồ sơ có liên quan sang phòng tín dụng để hoàn thiện các thủ tục gửi ban thẩm định NH cấp trên (đối với món vay vượt quyền phán quyết)

- Trường hợp do Tổng giám đốc chỉ định:

+ Ban thẩm định giới thiệu về khách hàng vay, tóm tắt những thông tin có liên quan kèm bản sao hồ sơ và phiếu yêu cầu thẩm định gửi NHNo tỉnh Thanh Hoá

+ Căn cứ vào phiếu yêu cầu, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay có ý kiến của Trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước Pháp luật, chuyển cho phòng thẩm định

+ Nhận được báo cáo thẩm định về khách hàng vay do cán bộ tín dụng thực hiện cùng các loại hồ sơ có liên quan do phòng tín dụng chuyển sang; Trưởng phòng thẩm định rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung

+ Phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định.+ Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước

Trang 3

cấp trên và pháp luật về các ý đó Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác; Nếu không cho vay phải nêu rõ lý

do vì sao không cho vay

+ Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến

cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật

+ Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc Phó giám đốc được phân công của NHNo tỉnh Thanh Hoá phê duyệt; Phòng thẩm định chuyển 1 bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng, để phòng tín dụng tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các bước công việc tiếp theo như sau:

Báo cáo Tổng giám đốc (thông qua ban thẩm định) về kết quả thẩm định và ý kiến của chi nhánh

Đối với món vay mà số tiền cho vay thuộc quyền phán quyết của chi nhánh, Tổng giám đốc thông báo giao cho giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá quyết định

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh giao cho ban thẩm định, thực hiện thẩm định

NHNo tỉnh Thanh Hoá phải thực hiện đúng thời hạn ghi trong phiếu yêu cầu thẩm định

Phân tích thẩm định dự án đầu tư:

Bước 1: Xem xét tổng thể PASXKD/DAĐT

Việc thẩm định PASXKD/DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng được đề cập tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng PASXKD/ DAĐT Các nội dung chính khi thẩm định được tiến hành phân tích đánh giá:

Trang 4

(1) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của PASXKD/DAĐT:

- Mục tiêu đầu tư của PASXKD/DAĐT là gì?

- Khác hàng thực sự cần thiết đầu tư?

- Quy mô đầu tư như thế nào?

- Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của PASXKD/DAĐT ra sao?

- Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào?

- Quy mô vốn đầu tư là bao nhiêu?

- Kế hoạch kinh doanh sẽ được thực hiện từ những nguồn nào?

- Thời gian dự kiến thực hiện dự án bao lâu?

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

(2) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm PASXKD/DAĐT

- Tình hình nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án như thế nào?

- Sản phẩm của phương án có hình dạng ra sao?

- Những đặc tính của nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là gì?

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định như thế nào?

- Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là bao nhiêu? (dự tính)

- Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự

án được dự tính là bao nhiêu?

- Mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm (dự tính) là bao nhiêu? (tham khảo mức gia tăng trong quá khứ)

- Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm phương án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng

Trang 5

(3) Đánh giá về cung sản phẩm

- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu Liệu việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?

- Mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào?

- Sản lượng nhập khẩu trong những năm vừa qua là bao nhiêu? dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới là bao nhiêu?

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:

- Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay

- Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm

- Sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư (Phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế)

(4) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự

án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án/phương án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác Việc định hướng thị trường này có hợp lý không

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

- Thị trường nội địa

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không

Trang 6

+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không

- Thị trường nước ngoài

+ Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không?

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu?

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không?

+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào?

(5) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Sản phẩm của phương án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào,

có cần hệ thống phân phối không?

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không?

- Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối là bao nhiêu?

- Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay như thế nào?

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không

(6) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

- Theo như những ước định nói trên thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu?

- Khách hàng liệu có kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường?

Trang 7

- Mức độ biến động về giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng/quý/năm

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có) như thế nào?

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu?

(8) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư)

- Địa điểm xây dựng

+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, có nằm trong quy hoạch không

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án khác

- Quy mô sản xuất và sản phẩm dự án

+ Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không

+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay có sẵn trên thị trường

+ Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào

+ Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản phẩm có cao không

- Công nghệ, thiết bị

Trang 8

+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, mức độ nào của thế giới.

+ Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này

+ Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không

+ Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây truyền sản xuất

+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thì thiết bị này có đáp ứng được hay không

+ Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không

+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không

+ Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, Các nhà cung cấp thiết bị

có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể

- Quy mô, giải pháp xây dựng

+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với

dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không

+ Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không

+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết

bị, có phù hợp với thực tế hay không

+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước

Trang 9

- Môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC): Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được

cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa

Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không

(9) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư).

Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án

- Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết

bị - công nghệ (nếu đã có thông tin)

- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án

(10) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư).

- Tổng vốn đầu tư dự án

Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn sản phẩm với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án

Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu

tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá,

Trang 10

phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án

có sử dụng ngoại tệ Thông thường, kết quả, phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự

đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu

tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hàng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v.) Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét Từ

đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án

Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm địnhphải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem xét nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án 9dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư)

Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án

và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu

tư trước

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thưòi gian vay trả

Trang 11

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu

tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án

(11) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nựo của

dự án đầu tư Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu Kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành nhữn giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này

sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu

ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách

Trang 12

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu qủa tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải tiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm:

- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ)

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ

- Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:

Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%)

Khấu hao cơ bản

Thời gian hoàn trả vốn vay

DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)

Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực,.v.v.v sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể

(12) Phân tích rủi ro dự án

Mục này phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh trong từng dự án sản xuất, kinh doanh,…của khách hàng vay vốn Đối với mỗi dự án có thể phát

Trang 13

sinh những rủi ro khác nhau Tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau Sau đây là một số ví dụ:

- Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng)

+ Rủi ro: hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện

+ Biện pháp giảm thiểu rủi ro

=> Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm

=> Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đòng: bảo lãnh chất lương công trình

=> Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng

=> Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán

=> Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng

=> Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên

- Rủi ro về thị trường

+ Rủi ro: nguồn cung cấp và giá cả của nguyên vật liệu đầu vào thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hàng hoá sản xuất ra không phù hợp nhu cầu thị trường , thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng , mẫu mã , công dụng…

+ Biện pháp giảm thiểu rủi ro: tìm hiểu xem:

=> Khách hàng đã dự liệu như thế nào trong trường hợp nguồn nguyên nhiên vật liệu thay đổi ngoài dự kiến ban đầu (về cả lượng, giá cả, người cung cấp, v.v…)

=> Khách hàng có nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần một cách nghiêm túc không?

=> Khách hàng dự kiến cung cầu một cách thận trọng?

=> Khách hàng có tiến hành phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng?

Trang 14

=> Khách hàng có kinh nghiệm và có thể tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng cách phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất?

- Rủi ro về môi trường và xã hội

+ rủi ro: dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường

và dân cư xung quanh

+ Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản

Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án

Tuân thủ các quy định về môi trường

- Rủi ro kinh tế vĩ mô:

+ rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất.v.v

+ Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

=> Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản

=> Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và mua bán kỳ hạn.v.v

=> Điều khoản bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng )

=> Đảm bảo hay cam kết (của nhà nước, ngân hàng.v.v ) về nguồn ngoại hối v.v

Bước 2: dự tính/tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT.

Bước này được chia thành hai phần: phần dành cho "cho vay ngắn hạn"

và phần dành cho "cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư"

Trang 15

Phần cho vay ngắn hạn

Trên cơ sở:

- Những đánh giá ở bước 1 nói trên

- Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán

- kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm

- Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn

- Các hợp đồng kinh tế (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ.v.v )

- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả (đối với khoản vay ngắn hạn)

- Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (hợp đồng bảo hiểm hàng hoá,

dự toán chi phí hoạt động được duyệt…)

+ CÁc chi phí nguyên vật liệu đầu vào;

+ Chi phí nhân công, quản lý

+ Khấu hao

+ Chi phí tài chính;

+ Thuế các loại,v.v

Trang 16

- Xem xét các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán của chúng và so sánh các kết quả tính được ở phần 1 trên đây để ước tính khả thi của các báo cáo tài chính dự tính cung cấp bởi khách hàng.

- Thiết lập "báo cáo kết quả kinh doanh dự tính" theo mẫu tại các phụ lục 8K2, 8K3 và 8K4 để xem xét về lợi nhuận dự tính và tính ra được khả năng trả nợ món vay

Phần cho vay trung dài hạn

Việc phân tích và thẩm định dự án đầu tư có thể được khái quát qua sơ

Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và

báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lập báo cáo cân đối

Trang 17

(1) Xác định mô hình dự án đầu tư.

Từ báo cáo khả thi, cán bộ tín dụng phải xác định được mô hình của dự

án thuộc loại nào trong những loại dưới đây

- Dự án xây dựng mới

- Dự án mở rộng nâng cao công suất

- Dự án kết hợp cả hai: xây dựng mới và mở rộng nâng công suất

Việc xác định mô hình nói trên sẽ giúp tính toán/ ước định được những khoản thu nhập và chi phí của những giá trị mới được tạo ra vàdo đó sẽ biết được hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư

(2) phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán.

Trên cơ sở

- Những phân tích đánh giá ở về thị trường, cung, cầu về sản phẩm của

dự án nói trên

-Báo cáo khả thi của dự án đầu tư

- Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán CBTD tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của DAĐT:

- Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào

- Chi phí nhân công, quản lý

- Khấu hao

- Chi phí tài chính;

- Thuê các loại, v.v

Trang 18

(3) Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí.

I/ Sản lượng , doanh thu

- Công suất thiết kế

- Công suất hoạt động

III/ Đầu tư

- Chi phí xây dựng nhà xưởng

- Chi phí đầu tư khác

- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí

Trang 19

Lập các bảng tính trung gian

Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự

án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau

Sau đây là mẫu các bảng tính trung gian đối với một dự án:

- Bảng tính sản lượng và doanh thu

- Bảng tính chi phí hoạt động

- Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

- Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng

- Lịch khấu hao

- Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn

- Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn

- Bảng tính nhu cầu vốn lưu động

Trang 20

Bảng tính sản lượng và doanh thu.

Công suất hoạt động

Thuế VAT được khấu hao

Chi phí hoạt động đã khấu trừ

thuế VAT

Trang 21

Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

mua

CP vận chuyển

CP mua hàng khác

Tỷ giá Giá

thành

Định mức/ĐVSP

Định mức CP/ĐVSP

Trang 22

Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn

Dư nợ đầu tư

Vay trong kỳ

Trả nợ gốc trong kỳ

Dư nợ cuối kỳ

Nợ dài hạn đến hạn trả

Lãi vay trong kỳ

Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn

Dư nợ đầu kỳ

Vay trong kỳ

Trả nợ gốc trong kỳ

Dư nợ cuối kỳ

Lãi vay trong kỳ

- Lịch vay trả nợ ngắn hạn căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trường hợp nếu không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dựa vào nhu cầu vốn lưu động dự kiến ban đầu và phát sinh hàng năm để tính toán

- Thực chất đây là một bước điều chỉnh lại hiệu quả dự án theo tình hình tiền mặt thiếu hụt tạm thời cần phải vay vốn lưu động (nếu có)

Trang 23

Bảng tính nhu cầu, vốn lưu động

dự trữ

Số vòng quay (360/số ngày DT)

Nhu cầu

XXNhu cầu tiền mặt tối

Nhu cầu vốn lưu động

Thay đổi nhu cầu vốn

lưu động

Cách tính toán đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng

Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau:

- Số ngày dự trữ: thông thường 10 - 15ngày

- Bảng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý) chia cho số vòng quay

Thông thường trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu

Các khoản phải thu:

-Số ngày dự trữ: dựa vào dặc điểm của ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp

-Cách tính: bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay

Nguyên vật liệu:

- Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của nguồn cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay ngoài nước, thời gian vận chuyển), thường xác định riêng cho từng loại

- Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong năm chia cho số vòng quay

Trang 24

Để chính xác, nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên nhiên vật liệu.

Bước 4: Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh

1

Năm 2

Năm 3

Năm XX1.Doanh thu sau thuế

2 Chi phí hoạt động sau thuế

3 Khấu hao

4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

5 Lãi vay

6 Lợi nhuận trước thuế

7 Lợi nhuận chịu thuế

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp

9 Lợi nhuận sau thuế

10 Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL

11 Lợi nhuận tích luỹ

12 Dòng tiền hàng năm từ dự án

- Luỹ kế dòng tiền

- Hiện giá dòng tiền

- Luỹ kế hiện giá dòng tiền

Trang 25

Dòng tiền hàng năm từ dự án = khấu hao cơ bản + lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế.

(Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR)

Bảng cân đối trả nợ

(Khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

1 Nguồn trả nợ

- Khấu hao cơ bản

- Lợi nhuận sau thuế để

Trang 26

- Điểm hoà vốn lời lỗ (%)

- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án phân tích độ nhạy.

Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này

Cách lập các nhóm như sau:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

- Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp

- Cách lập thường dùng là cách gián tiếp:

Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao (là khoản chi hí phân bổ cho nhiều năm) và lãi cho vay (thực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho)

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:

Trang 27

- Dòng tiền ra (chủ yếu): bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.

- Dòng tiền vào: bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối

kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhucầu vốn lưu động cuối kỳ)

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

- Dòng tiền vào: bao gồm các khoản như góp vốn tự có, vốn vay

- Dòng tiền ra: bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, trả cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng, v.v…

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp)

1 Lợi nhuận ròng : (lãi+lỗ )

2 Khấu hao cơ bản: (+)

3 Chi phí trả lãi vay: (+)

4 Tăng giảm nhu cầu vốn lưu

động (tăng -, giảm+)

Dòng tiền ròng

II Dòng tiền từ hoạt động

đầu tư

1 Chi đầu tư TSCĐ (-)

2 Vốn lưu động ban đầu: (-)

3 Giá trị thu hồi

Trang 28

7 Chi cổ tức (chi quỹ phúc

lợi, khen thưởng): (-)

Dòng tiền ròng

IV Dòng tiền ròng của dự án

- Dư tiền mặt đầu kỳ

- Dư tiền mặt cuối kỳ

V Dòng tiền từ hoạt động

kinh doanh và đầu tư

- Luỹ kế dòng tiền

- Hiện giá dòng tiền

- Luỹ kế hiện giá dòng tiền

Các tỷ số đánh giá hiệu quả

Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân

tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự

án Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này

Các bước thực hiện:

- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy như đã được đề nghị tại bước về phân tích tìm dữ liệu

Trang 29

- Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).

- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (với cá chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi

- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời

Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch

- Mục đích.

- cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án

- tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ) của dự án trong các năm

kế hoạch

- Nguyên tắc lập

Bảng cân đối kế hoạch được lập dựa vào nguyên tắc cơ bản sau:

Tài sản = nguồn vốn

Hay: tài sản lưu động + TSCĐ = nghĩa vụ nợ + Vốn chủ sở hữu

Hay: Tiền mặt + các khoản phải thu + hàng tồn kho + (nguyên giá TSCĐ - khấu hao luỹ kế) = nghĩa vụ nợ ngắn hạn + nghĩa vụ nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu

Các khoản phải thu: được lấy từ bảng tính nhu cầu vốn lưu động

Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu dự trữ, bán thành phẩm, thành

phẩm tồn kho (được lấy từ bảng tính nhu cầu vốn lưu động)

Tài sản cố định: Được lấy từ lịch đầu tư và mức trích khấu hao

Trang 30

Nghĩa vụ nợ dài hạn: được lấy từ bảng lịch vay trả dài hạn, bẳng khoản

nợ cuối kỳ trừ đi nợ dài hạn đến hạn trả

Vốn chủ sở hữu: bao gồm.

* Vốn tự có góp: được lấy từ bảng báo cáo lưu chuyển tiền mặt

* Lợi nhuận tích luỹ được lấy từ bảng báo cáo thu nhập

Bảng cân đối kế hoạch

Trang 31

2 Lợi nhuận giữ lại

Với khách hàng vay vốn là dân cư

Việc phân tích phương án SXKD/dự án đầu tư sẽ dựa theo cách trên, cụ thể như sau:

- Phân tích tương tự từ đầu đến hết bước 1

- Tiếp theo, xác định mô hình dự án đầu tư

- Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán

Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự tính theo những ước tính nói trên.

1.2.Thẩm định dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt:

Cùng với sự phát triển về nền kinh tế và đầu tư, nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng gia tăng Thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành

đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho

Trang 32

nền kinh tế xã hội Dự án nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt là dự án thành phần của của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tại tỉnh Thanh Hóa Nếu thực hiện dự án sẽ tích cực góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Thanh Hoá.

Thời gian để thẩm định dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt:

Tổ thẩm định với thành phần như sau:

1.2.1.Thẩm định cơ sở pháp lý và chủ đầu tư

- Cơ sở pháp lý:

Trên cơ sở xem xét hồ sơ, sau khi thảo luận, Tổ thẩm định chung thống nhất báo cáo như sau:

Tóm lược về dự án:

Giới thiệu về dự án đầu tư:

♦ Tên dự án : Công trình Thủy điện Cửa Đạt

♦ Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt

♦ Địa điểm thực hiện dự án: xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

♦ Quy mô dự án và các thiết bị chính:

+ Công suất lắp máy : 97 MW

+ Cấp công trình : Cấp II theo TCVN 285 - 2002

+ Diện tích lưu vực : 5.708km2

+ Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường: 1.364 triệu m3

+ Mực nước dâng bình thường : 119m

+ Điện lượng bình quân : 410 triệu kwh

- Các hạng mục công trình chủ yếu và giải pháp kết cấu chính:

+ Công trình đầu mối gồm:

+ Tuyễn năng lượng bờ phải gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, kênh xả

Trang 33

+ Trạm biến áp

- Vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển Hòa Bình 430 tỷ đồng

- Vay Ngân hàng thương mại : 38,5% tương đương 616,3 tỷ đồng

♦ Tiến độ triển khai thực hiện: Dự kiến sẽ bắt đầu thi công vào QI/2005 và dự kiến đưa công trình vào vận hành đầu năm 2009 và chính thức phát điện từ 01/04/2009

- Chủ đầu tư:

+ Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

Nhóm thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án đẩu tư đã có kết luận: hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định hiện hành

- Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt

- Tiếng Anh : Cửa Đạt Hydro Power joint Stock Company

- Trụ sở giao dịch : xã Xuân Mỹ, Thường Xuân, Thanh Hóa

- Văn phòng tại Hà Nội: Tần 2, Văn phòng 5, khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính

và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thiết bị, kinh doanh thiết bị xây dựng

- Vốn điều lệ : 240.000.000.000 đồng

* Số cổ phần : 2.400.000

* Cổ phần phổ thông : 2.400.000

Trang 34

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000165 do Sở Kế hoạch

- Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 18 tháng 5 năm 2004

- Điều lệ Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt được các thành viên HĐQT thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 23/04/2004

- Biên bản họp các cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt ngày 23/04/2004 bầu Ông Nguyễn Thành Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty

- Quyết định số 01 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 22/5/2004 của Chủ tịch HĐQT V/v bổ nhiệm ông Vương Hoàng Minh giữ chức vụ Giám đốc Công ty

- Quyết định số 08 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 21/06/2004 của Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cửa Đạt V/v bổ nhiệm ông Lưu Đức Vĩnh giữ chức

vụ Kế toán trưởng Công ty

- Tài khoản tiền gửi số : tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.Như vậy: Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần, các thành viên góp vốn đều là các Tổng Công ty lớn tại Việt Nam, có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam, Công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành

vi dân sự

+ Tình hình góp vốn và mục đích sử dụng vốn góp:

Trang 35

Qua đánh giá sơ bộ về năng lực của các cổ đông cho thấy: các cổ đông đều là các tổng công ty có uy tín, có khả năng tài chính tốt…

+ Tổng Công ty XNK XD Việt Nam (VINACONEX):

Là tổng Công ty được thành lập ngày 20/11/1995 theo quyết định số 992/BXD-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Hiện nay, TCT có 20 đơn vị thành viên và 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài

Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 110729 ngày 25/5/1996, thay đổi lần thứ 19 ngày 25/11/2003

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: tổng thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, đường xây và trạm biến thế đến 500 KV

+ Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà:

Là Tổng Công ty được thành lập ngày 15/11/1995 theo quyết định số 996/BXD-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Hiện nay, TCT có 22 đơn vị thành viên

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109576 ngày 20/3/1996, thay đổi lần thứ 6 ngày 03/12/2002

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, thủy lợi, các công trình đường xây và trạm biến thế, quản lý vận hành khai thác hệ thống truyền tải điện

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi,

tư vấn về xây dựng và khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp, giám định chất lượng chất lượng và vật liệu xây dựng và chất lượng xây dựng công trình thủy điện

+ Tổng Công ty Cơ điện và XD thủy lợi:

Trang 36

Là Tổng Công ty được thành lập ngày 11/6/2003 theo quyết định số 67/2003/QĐ/BNN - TCCB do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký về việc sáp nhập TCT XD thủy lợi 1 và TCt Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi thành TCT Cơ điện - XD Nông nghiệp và thủy lợi Hiện nay, TCt có

Một số số liệu tổng quát về tình hình tài chính của 4 TCT được thể hiện trên bảng sau:

Trang 37

325,870 785,87

1

57,393 61,864 133,590 137,35

7Tổng doanh

thu

2,380,999

3,745,531

2,647,650

4,535,774

358,295

393,323

627,567 586,92

228,926 422,35

lệ phải góp

Số tiền góp vốn điều lệTổng Công

ty Vinaconex (51%)

Tổng Công

ty Sông Đà (17%)

Tổng Công ty Agrimeco (16%)

Tổng Công

ty Xây dựng 4 (16%)

Trang 38

- Tiến độ góp vốn thực tế tính đến 31/12/2004 (Bảng kê chi tiết kèm theo):

Tổng Công ty Agrimeco

Tổng Công

ty Xây dựng 4

Tổng cộng

Số phải

góp

Số đã góp

Số phải góp

Số đã góp

Số phải góp

Số đã góp

Số phải góp

Số đã góp

Số phải góp

Số đã góp

0

5.391

+ Mục đích vay vốn:

Qua hồ sơ vay vốn và qua thẩm định cho thấy việc vay vốn để đầu tư

dự án thủy điện Cửa Đạt, là dự án thành phần của của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tại tỉnh Thanh Hóa Công trình thủy điện Cửa Đạt có công suất 97

MW nằm trên sông Chu thuộc hệ thống quy hoạch bậc thang Thủy điện sông

Mã Công trình nằm trên địa phận xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 75km về phía Tây Riêng tuyến đường dây truyền tải điện 110 KV đi qua địa phận các huyện: Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa Ngoài chức năng phát điện, công trình còn phục vụ mục tiêu chống lũ, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, đẩy mặn

1.2.2.Thẩm định dự án đầu tư:

1.2.2.1 Hồ sơ pháp lý của dự án

Các căn cứ để xem xét tính đầy đủ theo luật định của hồ sơ pháp lý:

- Công văn số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998 của Thủ tướng V/v phê duyệt báo cáo NCTKT dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa

- Công văn số 464 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 24/06/1999 của Cục địa chất & Khoáng sản Việt Nam về thông tin khoáng sản vùng Hồ Cửa Đạt

- Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 18/7/2000 của Văn phòng Chính

Trang 39

thực hiện báo cáo NCKT các công trình thủy lợi Tả Trạch, Định Bình, Phước Hòa, Cửa Đạt.

- Tờ trình xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa số 1340/TTr - UB ngày 31/05/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa

- Hồ sơ báo cáo NCKT do Công ty tư vấn XDTL I lập và hoàn chỉnh theo ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp

&PTNT và báo cáo thẩm định của Công ty tư vấn xây dựng Hồng Hà

- Tờ trình số 1752 BNN/XDCB ngày 15/06/2001 của Bộ No&PTVT V/

v xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thị dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa

- Công văn số 3313 BNN/XDCB ngày 08/11/2001 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn V/v giải trình về một số vấn đề báo cáo nghiên cứu khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa

- Công văn số 3746/CV-EVN-KD&ĐNT ngày 21/08/2003 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam V/v thông báo cơ chế chào giá cạnh tranh bán điện lên lưới điện quốc gia

- Công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn V/v góp ý dự thảo quyết định phê duyệt dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Phụ lực diễn giải về tổng mức đầu

tư dự án công trình thủy lợi đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa (kèm theo công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

- Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 07/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v đầu tư dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa

- Công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004 V/v đầu tư phát triển dự án thủy điện Cửa Đạt thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Công văn số 112/ CV/CĐ-TCKT ngày 16/10/2004 V/v đề nghị bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt của Công

ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt gửi Bộ Tài chính

Trang 40

- Công văn số 652/PCVB-KTTH ngày 29/10/2004 của văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án Thủy điện Cửa Đạt.

- Công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính thống nhất cho phép dự án thủy điện Cửa Đạt được vay vốn tín dụng nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án, những không thực hiện trực tiếp bảo lãnh cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần

mà chỉ bảo lãnh cho một hoặc các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp Nhà nước (theo quy chế bảo lãnh được ban hành kèm theo quyết định số 233/QĐ-TTg ngày 20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ)

- Văn bản số 6275/VPCP - KTTH ngày 17/11/2004 của Văn phòng Chính phủ V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt

Nhận xét: hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.2.2.Quá trình hình thành dự án:

Từ năm 1960 - 1990, Viện thiết kế thủy điện (này là Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I) đã nghiên cứu quy hoạch khai thác sông Chu trong đó đề nghị xây dựng hồ chứa tại khu vực ngã ba Cửa Đạt để điều tiết chống lũ cho hạ du kết hợp phát điện, bổ sung nước cho hệ thống Bái Thượng

Năm 1990 - 1999, Công ty khảo sát thiết kế điện I (nay là Công ty tư vấn xây dựng điện I) đã nghiên cứu quy hoạch bậc thang thủy điện sông Mã, sông Chu và kiến nghị chọn công trình xây dựng đợt đầu là thủy điện Cửa Đạt

có công suất lắp máy 120Mw

Năm 1998 Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I đã tiến hành khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại văn bản số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998

Trên cơ sở hợp đồng khảo sát số 87 ngày 24/05/1999 và hợp đồng thiết

kế số 338 ngày 09/12/1999 về đề cương phối hợp khảo sát thiết kế số 464C-06-ĐCTN với Công ty tư vấn xây dựng thủy điện I, Công ty tư vấn xây

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tính chi phí hoạt động - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính chi phí hoạt động (Trang 20)
Bảng tính sản lượng và doanh thu. - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính sản lượng và doanh thu (Trang 20)
Bảng tính chi phí nguyên vật liệu - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính chi phí nguyên vật liệu (Trang 21)
Bảng tính nhu cầu, vốn lưu động - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính nhu cầu, vốn lưu động (Trang 23)
Bảng cân đối trả nợ - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng c ân đối trả nợ (Trang 25)
Bảng tính điểm hoà vốn - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính điểm hoà vốn (Trang 26)
Bảng cân đối kế hoạch - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng c ân đối kế hoạch (Trang 30)
Sơ đồ nối điện chính được thiết kế bảo đảm độ tin cậy cao, an toàn và  linh hoạt trong cung cấp điện, bảo vệ rơ le và tự động hoá đơn giản, thuận tiện  trong quản lý vận hành. - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Sơ đồ n ối điện chính được thiết kế bảo đảm độ tin cậy cao, an toàn và linh hoạt trong cung cấp điện, bảo vệ rơ le và tự động hoá đơn giản, thuận tiện trong quản lý vận hành (Trang 54)
Bảng tính toán hiệu quả và khả năng trả nợ - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính toán hiệu quả và khả năng trả nợ (Trang 85)
Bảng 2: Bảng tính khấu hao cơ bản - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng 2 Bảng tính khấu hao cơ bản (Trang 87)
Bảng 4: Bảng tính doanh thu - chi phí - lợi nhuận - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng 4 Bảng tính doanh thu - chi phí - lợi nhuận (Trang 89)
Bảng 7:bảng tính độ nhạy của dự án khi 1 biến thay đổi - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng 7 bảng tính độ nhạy của dự án khi 1 biến thay đổi (Trang 93)
Bảng 8:bảng tính độ nhạy của dự án khi nhiều biến thay đổi Diễn   biến   của - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng 8 bảng tính độ nhạy của dự án khi nhiều biến thay đổi Diễn biến của (Trang 95)
Bảng 10: Bảng tính lãi vay thời gian xdcb - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng 10 Bảng tính lãi vay thời gian xdcb (Trang 97)
Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng. - Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá
Bảng t ính các chi phí quản lý, bán hàng (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w