1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - Hà Nội

73 637 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 722,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Ở Việt Nam hiện nay hội nhập toàn diện và sâu sắc được xác định như làmục tiêu để phát triển.Mục tiêu hội nhập cũng phù hợp với mục tiêu chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của đất nước ta là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh củanền kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Những yêu cầu đổi mớiđòi hỏi Ngân hàng phải có những bước chuyển mình Quyết định 42/2003/QĐ-NHNN ngày 13/01/2003 của Thống đốc NHNN Việt Nam xác định nhiệm vụcủa ngành ngân hàng trong thời kỳ mới là “… Củng cố và cơ cấu lại các tổchức tín dụng nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh

cả về năng lực tài chính , trình độ công nghệ cũng như năng lực quản lý để cóthể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Chuyển dịch và mở rộng cơ cấu cả vềchủng loại và chất lượng cung ứng các dịch vụ tài chính theo hướng cung cầuthị trường để các tổ chức tín dụng tự chủ hơn trong việc ra quyết định kinhdoanh, tự chịu trách nhiệm, tự tìm kiếm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạtđộng, có khả năng cạnh tranh trong nước, trên khu vực và trên thế giới” Trongbối cảnh đó sức hấp dẫn của các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nói chung

và thanh toán thẻ nói riêng đã thúc đẩy các ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực mới

mẻ này Nhiều ngân hàng đã chọn thẻ không chỉ như một sản phẩm cần thiếtcủa ngân hàng bán lẻ hiện đại mà còn để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngàycàng tăng của đất nước Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thẻtrong kinh doanh ngân hàng hiện đại, Chi nhánh Ngân hàng Công thương BaĐình Hà Nội đã triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ trên cơ sở

Trang 2

thuận lợi về mặt công nghệ và thị trường.Tuy vậy đây là một lĩnh vực mới,kinh nghiệm còn hạn chế nên ngân hàng vẫn gặp không ít khó khăn.

Nhận thấy sự cấp thiết của đề tài, sau một thời gian thực tập, tìm hiểuthực tế tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội, em đã chọn

đề tài

“Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - Hà Nội” làm

chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ những lý luận chung về nghiệp vụthẻ và thực tiễn hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàngcông thương khu vực Ba Đình để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện,nâng cao hiệu quả nghiệp vụ này trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tạiChi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - Hà Nội

Thời điểm nghiên cứu là kể từ ngày 9/2/2006

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chuyên đề tốt nghiệp sự dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồmthống kê, thu thập tài liệu, so sánh, tổng hợp, logic lịch sử, duy vật biện chứng

5 KẾT CẤU, BỐ CỤC BẢN KHÓA LUẬN

Trang 3

Về kết cấu và bố cục, ngoài lời mở đầu và kết luận, bản chuyên đề được

CHƯƠNG I

Trang 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIỆP VỤ PHÁT

HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG

1.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG:

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng

Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do một doanh nhân người Mỹtên là Frank Namara sáng chế Sáng kiến này phát sinh sau một lần ông dùngbữa tối ở một cửa hàng và bỗng phát hiện ra mình quên mang tiền Ông đã gọiđiện cho vợ để thanh toán Từ đó ông nghĩ rằng phải có một phương tiện để chitrả trong những trường hợp tương tự như vậy và thẻ Diners Club ra đời

Sự xuất hiện của thẻ Diners Club khởi đầu cho nhiều loại thẻ mới ra đờinhư Gorden Key, Trip Charge, Gourmet Club, Esquir Club Năm 1958 thẻCarte Blanche, American Express ra đời Lúc đó phần lớn thẻ là dành cho cácdoanh nhân nhưng ngân hàng nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượngchủ yếu trong tương lai Ngân hàng Mỹ là ngân hàng đầu tiên đã thành côngvới thẻ Bank Americard Năm 1966 Bank Americard mà ngày nay được biếtđến với tên gọi Visa Card liên kết với các ngân hàng ở tiểu bang khác để pháttriển mạng lưới thẻ Nó đã phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Well Fargo liênkết với 77 ngân hàng chủ nhân của Masters Charge( ngày nay là Master card)

Thẻ Diners Club thẻ du lịch và giải trí đầu tiên được phát hành năm

1949 Năm 1960 có mặt tại Nhật chi nhánh được quản lý bởi City Corp ngườiđứng đầu trong số ngân hàng phát hành thẻ Năm 1990 Diners Club có 6,9 triệungười sự dụng với doanh số 16 tỷ đôla Năm 1993 doanh số giảm xuống còn7,9 tỷ đôla với 1,5 triệu thẻ lưu hành

Trang 5

Thẻ Amex ra đời năm1958, hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch và giảitrí lớn nhất thế giới.Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club, gấp 2 lầnJCB Năm 1990 tổng doanh thu là 111,5 triệu đôla và 36,5 triệu thẻ lưu hành.

Năm 1993 doanh thu khoảng 124 tỷ với 35,4 triệu thẻ lưu hành và 3,6triệu cơ sở chấp nhận thẻ Khác với các thẻ khác, Amex tự phát hành cho chínhmình và trực tiếp quản lý chủ thẻ nhờ đó mà họ nắm bắt được nhu cầu thực tếcủa khách hàng từ đó có chương trình phát triển như phân loại khách hàng đểcung cấp dịch vụ Năm 1997 Amex cho ra đời loại loại thẻ tín dụng mới có khảnăng cung cấp tín dụng hoàn toàn cho khách hàng là Optima Card để cạnhtranh với Master và Visa

Thẻ Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of America phát hànhnăm 1960 Ngày nay là loại thẻ có quy mô phát triển nhất toàn cầu Cuốinăm1990 có 25 triệu thẻ với doanh thu 354 tỷ đôla Cuối năm 1993 doanh thu

là 542 tỷ đôla với 164.000 máy ATM ở 65 nước Visa không trực tiếp pháthành thẻ mà giao cho các thành viên, điều này giúp Visa mở rộng thị trườnghơn các loại thẻ khác

JCB xuất phát từ Nhật năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa và phát triểnthành cơ sở quốc tế năm 1981 Mục tiêu hướng vào thị trường du lịch và giảitrí, hiện đang là loại thẻ cạnh tranh với Amex Năm 1990 doanh thu đạt 16,5 tỷđôla với 17 triệu thẻ lưu hành Năm 1992 doanh thu là 30,9 tỷ đôla và pháthành được 27,5 triệu thẻ Ngày nay thẻ JCB được công nhận trên 400.000 nơi

và trên 109 quốc gia ngoài nước Nhật

Master card ra đời năm 1966 với tên ban đầu là Master Charge do hiệphội thẻ liên ngân hàng ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới.Năm 1990 hệ thống ATM lớn nhất thế giới được đưa và sự dụng để phục vụcho các chủ thẻ Master trên 50.000 địa phương trên thế giới, phát hành 178triệu thẻ với 5.000 thành viên phát hành, 9 triệu cơ sở chấp nhận thẻ Năm

Trang 6

1993 doanh thu đạt 320,6 tỷ đôla, và 215,8 triệu thẻ được phát hành và lưuhành ở 220 nước Với 162.000 máy ATM ở 152 nước Đến nay mạng lướiđược triển khai rộng rãi với 29.000 thành viên tham gia vào hiệp hội Mastertrên 191 chi nhánh ngân hàng

1.1.2 Khái niệm

1.1.2.1 Khái niệm

Thẻ: phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát hành bởi

các ngân hàng hoặc các công ty dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóadịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ

Thẻ ngân hàng: Công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho

khách hàng sự dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ

Chủ thẻ: người được ngân hàng cấp thẻ để sự dụng

- Chủ thẻ chính: Người đứng tên xin cấp thẻ và được ngân hàng phát

hành thẻ cấp thẻ sự dụng

- Chủ thẻ phụ: Người được ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ theo đề nghị

của chủ thẻ chính

Ngân hàng phát hành thẻ: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ phát hành,

cấp thẻ cho chủ thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liênquan đến thẻ đó

Ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ

ủy quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng hoặc thành viên chínhthức hoặc thành viên liên kết với tổ chức thẻ quốc tế thực hiện dịch vụ thanhtoán theo thỏa ước ký kết với tổ chức thẻ quốc tế đó

Đơn vị chấp nhận thẻ: Tổ chức cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa,

dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngânhàng thanh toán thẻ

Trang 7

Tổ chức thẻ quốc tế: Hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng tham gia

phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Tổ chức này chỉ là trung tâm xử lý cungcấp thông tin phục vụ cho quy trình phát hành và thanh toán thẻ ở các ngânhàng mà không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ

PIN: Mã số mật mã cá nhân do ngân hàng phát hành ấn định cho mỗi thẻ

và được sự dụng trong một số loại hình giao dịch thẻ

1.1.2.2 Cấu tạo thẻ :

Xét theo công nghệ làm thẻ trên thế giới hiện nay sự dụng hai loại thẻ làthẻ từ và thẻ thông minh (thẻ chíp) trong đó hiện nay phổ biến nhất là thẻ từ.Thẻ được cấu tạo theo nguyên tắc không chỉ dễ nhận biết, phân biệt các loại thẻvới nhau mà còn đảm bảo an toàn, chống giả mạo, hạn chế rủi ro trong thanhtoán Trong phần này ta chỉ tìm hiểu cấu tạo của thẻ từ Thẻ được là từ nhựacứng, hình chữ nhật với kích thước tiêu chuận là 96mm x 54mm x 0,76mm.Thẻ có 3 lớp, màu sắc trên thẻ thay đổi tùy thuộc vào ngân hàng phát hành vàquy định của mỗi tổ chức thẻ

Mặt trước của thẻ có các yếu tố:

 Số thẻ: Được in rõ ràng cách đều nhau, chia thành các nhóm cách biệt,không mờ nhạt hoặc có dấu vết của thẻ bị in nổi lại

Thẻ Visa có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4

Thể Master có 16 số, bắt đầu bằng số 5

Thẻ JCB có 16 số, bắt đầu bằng số 35

Thẻ Amex có 15 số, bắt đầu bằng số 34 hoặc 37

 Họ tên chủ thẻ: Được dập nổi

 Tên ngân hàng phát hành thẻ

 Biểu tượng và thương hiệu của thẻ: dùng để phân biệt với các loại thẻcủa các hệ thống ngân hàng khác nhau và chống giả mạo

Trang 8

Thẻ Visa: Biểu tượng là hình chim bồ câu in chìm trong hình chữ nhật

màu bạc nằm ở bên phải, khi nghiên qua lại thì sẽ thấy cánh chim chấpchới Thương hiệu hình chữ nhật 3 màu kẻ ngang xanh tím, trắng, vàngnâu có dòng Visa chạy ngang dòng kẻ trắng nằm ở góc bên phải biểutượng

Thẻ Master: Biểu tượng là hai quả địa cầu lồng vào nhau nằm bên phải,

khi nghiêng quay lại sẽ thấy đủ 5 châu lục hình địa cầu.Thương hiệu 2hình tròn lồng vào nhau màu da cam và đỏ, dòng Mastercard màu trắngchảy ngang giữa nằm ở góc bên phải thẻ dưới biểu tượng

Thẻ Amex: Biểu tượng là hình đầu người chiến binh đội mũ sắt ở giữa

hoặc ở góc bên trái Thương hiệu hình chữ nhật màu xanh nước biển,dòng AMERICAN EXPRESS chạy ngang giữa

Thẻ JCB: Thương hiệu 3 màu xanh lam, đỏ, lá cây dòng JCB trắng chảy

ngang giữa

 Ngày hiệu lực là thời hạn thẻ được lưu hành

 Ngoài ra thẻ còn có một số đặc điêm riêng.Thẻ Master trước ngày hiểulực là 4 số in nổicho biết mă số ICA của ngân hàng phát hành , sau ngàyhiệu lực có chữ V(CV, PV với thẻ chuẩn, RV, GV với thẻ vàng).ThẻMaster sau ngày hiệu lực có chữ M và C viết lồng vào nhau.Thẻ JCB cóchữ G sau ngày hiệu lực nếu là thẻ vàng Thẻ Amex còn in số mật mãđợt phát hành

Mặt sau của thẻ có băng mực từ tính chứa đựng các yếu tố bảo mật như số thẻ,tên chủ thẻ, thời hạn cấp

 Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành : Thẻ được các tổ chức phi ngânhàng phát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ dongân hàng phát hành Ngày nay, thẻ này được sự dụng rộng rãi trên thếgiới và trở thành những thương hiệu nổi tiếng như Diners Club, Amex,

Trang 9

JCB hiệu lực, mã số bí mật, hạn mức tín dụng Dải băng từ này có 2hoặc 3 rãnh được đọc bởi các thiết bị chuyên dùng như POS, Veriphone… rãnh thứ 3 được dùng cho máy ATM để khách hàng rút tiềnmặt qua PIN.

1.1.3 Phân loại thẻ

1.1.3.1 Theo chủ thẻ phát hành

Thẻ do ngân hàng phát hành: Thẻ được ngân hàng phát hành cho khách

hàng để khách hàng sự dụng tài khoản của mình hoặc khoản tín dụng do ngânhàng cấp để thanh toán hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp…

Thẻ do các công ty hoặc các đại lý phát hành:

1.1.3.2 Theo hạn mức tín dụng

Thẻ vàng: Phát hành cho những khách hàng có uy tín, có khả năng tài

chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn Ở Việt Nam hạn mức thẻ này từ 50triệu - 100 triệu đồng

Thẻ chuẩn: Hạn mức thẻ thấp hơn so với thẻ vàng, ở Việt Nam hạn mức

này từ 10 triệu - 50 triệu đồng

1.1.3.3.Theo phạm vi sự dụng

Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành và

được sử dụng thanh toán trong nước, giao dịch bằng đồng nội tệ

Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành,

được sử dụng thanh toán trong nước và ngoài lãnh thổ nước đó hoặc thẻ đượcphát hành ở nước ngoài nhưng sự dụng thanh toán trong nước, thẻ được thanhtoán bằng ngoại tệ

1.1.3.4 Theo công nghệ làm thẻ

Trang 10

Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được là dựa trên kỹ thuật khắc chữ nội, các thôngtin cần thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó lưu dữ được ít thông tin và thẻ dễ

bị làm giả, hiện nay những loại thẻ này không còn được sự dụng nữa

Thẻ băng từ : Thẻ có băng mực từ tính lưu trữ thông tin Nhược điểm của nó làchứa đựng ít thông tin, chỉ mang được những thông tin cố định, thông tin chưađược mã hóa do vậy kém an toàn, dễ là giả

Thẻ thông minh: Thẻ có gắn con chíp điển tử để lưu trữ thông tin, có thểlưu trữ chi tiết tối đa 200 giao dịch gần nhất.Thẻ có nhiều ưu điểm nổi trội hơnhẳn các thẻ trên như chứa đựng nhiều thông tin hơn, thông tin được mã hóa dovậy độ an toàn cao hơn, khó là giả Hiện nay, thẻ thông minh đã được sự dụngphổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được coi là phương tiện thanh toán antoàn và hiệu quả

1.1.3.5 Theo tính chất thanh toán

Thẻ tín dụng (credit card): còn gọi là thẻ dùng để chi tiêu trước trả tiềnsau trong đó chủ thẻ sự dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, rút tiềnmặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợpđồng

Thẻ ghi nợ (debit card): thẻ này có qua hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoảntiền gửi hoặc tài khoản check Thẻ thường được ngân hàng phát hành chokhách hàng có số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên dư có Khi sử dụng thẻ đểmua hàng hóa dịch vụ, các giao dịch sẽ được ghi nợ ngay vào tài khoản củachủ thẻ, ghi có và tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ Khách hàng có thể thỏathuận với ngân hàng được thấu chi, khoản thấu chi này được coi như khoản tíndụng ngắn hạn

Thẻ rút tiền (ATM Card): Đây là loại thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ sửdụng thẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự độngATM hoặc sự dụng các sản phẩm dịch vụ do máy ATM cung ứng

Trang 11

1.1.3.6 Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán

Thẻ cá nhân: Thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủđiều kiện phát hành thẻ Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêutrên thẻ bằng nguồn tiền của bạn thân mình Chủ thẻ cá nhân có thể phát hànhthêm thẻ phụ Hạn mức thẻ phụ phụ thuộc vào hạn mức của thẻ chính và mọigiao dịch trên thẻ phụ do chủ thẻ chính thanh toán, chỉ chủ thẻ chính mới cóthể thay đổi hạn mức, ngừng sự dụng thẻ đối với thẻ phụ…

Thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sự dụng: Thẻ phát hành cho cá nhânthuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và ủy quyền cho cá nhân

đó sự dụng thẻ Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cáckhoản chi tiêu trên thẻ bằng các nguồn tiền của tổ chức, công ty đó.Tổ chức,công ty xin phát hành thẻ phải nêu việc ủy quyền này trong đơn xin phát hànhthẻ Cá nhân được ủy quyền sự dụng thẻ không được phép phát hành thẻ phụ

1.2- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ :

Kh¸ch

hµng

Ng©n hµng ph¸t hµnh

HiÖp héi thÎ

§¬n vÞ

chÊp

nhËn thÎ

Ng©n hµng than to¸n

(1) (12) (2) (13)

Trang 12

(1) Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ bao gồm các đơn yêu cầuphát hành thẻ, các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư (hộ chiếu), tìnhhình tài chính hoặc thu nhập của các nhân nếu là khách hàng cá nhânhoặc giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh , báo cáo tàichính , chữ ký của giám đố và kế toán trưởng… nếu là khách hàng côngty.

(2) Ngân hàng phát hành thẻ tiếp nhận hồ sơ, phân loại khách hàng, tùytheo nhu cầu và năng lực tài chính của khách hàng mà quyết định cấploại thẻ nào , hạn mức bao nhiêu Những thông tin này cũng là cơ sở đểngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng muốn phát hành thẻ phải kýquỹ, cầm cố thế chấp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng hay tín chấp.Sau đó, ngân hàng phát hành mã hóa các thông tin của khách hàng đãcung cấp vào hệ thống máy chủ của ngân hàng, ấn định số PIN, mã sốkhách hàng và phát hành thẻ cho khách hàng

(3) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt(4) Đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra xác định tính chân thực của thẻ, xin cấpphép với những giao dịch vượt quá hạn mức Đơn vị chấp nhận thẻ lậphóa đơn thanh toán và yêu cầu khách hàng ký Hóa đơn được lập thành

4 liên rồi giao dịch vụ cho chủ thẻ kèm 1 liên hóa đơn, Đơn vị chấpnhận thẻ giữ 1 liên

(5) Sau đó, đơn vị chấp nhận thẻ lập giấy đòi tiền đến ngân hàng thanhtoán

(6) Ngân hàng thanh toán kiểm tra hóa đơn rồi thanh toán tạm ứng cho đơn

vị chấp nhận thẻ Nếu đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toánkhông có quan hệ đại lý với nhau thì quy trình (5), (6) thực hiện thôngqua ngân hàng đại lý

(7) Ngân hàng thanh toán tổng hợp dự liệu, gửi giấy báo nợ đến hiệp hội thẻ

Trang 13

(8) Hiệp hội thẻ báo có ngân hàng thanh toán

(9) Hiệp hội thẻ báo nợ cho ngân hàng phát hành

(10) Ngân hàng phát hành báo có cho hiệp hội thẻ

(11) Hàng tháng ngay sau ngày sao kê, Ngân hàng phát hành sẽ gửi bạn sao

kê tới chủ thẻ để làm căn cứ trả nợ Sao kê là bản chi tiết các khoản chi tiêu

và trả nợ của chủ thẻ cùng lãi và phí phát sinh trong một chu kỳ dùng thẻ (12) Định kỳ khách hàng thanh toán sao kê cho ngân hàng

1.3 - NHỮNG TIỆN ÍCH VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THANH TOÁN THẺ

1.3.1 Những tiện ích của thẻ ngân hàng

1.3.1.1 Dưới góc độ của ngân hàng

Nghiệp vụ thẻ trước hết đem lại cho hệ thống ngân hàng một kênh huyđộng nguồn vốn rẻ Ngân hàng luôn có một nguồn tiền gửi rất lớn từ tài khoảnthanh toán thẻ của khách mà phải trả lãi rất thấp Tài khoản giao dịch phát triểncho phép mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và là điều kiện tạo tiền ghi

sổ, chức năng tạo tiền của ngân hàng được thực hiện Cũng qua tài khoản này,ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức thấu chi dựa trêndựa trên cầm cố tài sản, thế chấp hoặc tín chấp Những khách hàng sử dụng thẻtín dụng được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng theo đó khách hàngđược chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ trong hạn mức tín dụng được cấp.Hạn mức tín dụng này là hạn mức tuần hoàn do đó khi khách hàng đã thanhtoán thì hạn mức sẽ tự động tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc khách hàngđược ngân hàng cấp một khoản tín dụng mới Phương thức này vừa đơn giảnvừa an toàn, giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, mở rộng thị trường Bằng việcgia tăng tiện ích của thẻ nói riêng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàngnói chung, ngân hàng không chỉ duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ mà cònthu hút thêm khách hàng mới.Việc đa dạng hóa các dịch vụ giúp ngân hàng

Trang 14

phân tán rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận Thu nhập có được

từ việc cung cấp các dịch vụ hiện đại chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thunhập, song trong tương lai đây là nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Hơnnữa, phát triển loại hình dịch vụ này còn tạo cơ hội để ngân hàng mở rộng quan

hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới, học hỏi kinhnghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện vị thế của ngânhàng trên thị trường trong nước và quốc tế

1.3 1.2 Dưới góc độ khách hàng

Sự dụng thẻ đem lại sự thuận lợi trong tiêu dùng Khách hàng dễ dàngmua hàng hóa, dịch vụ thông qua một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chấpnhận thẻ, không phải mang quá nhiều tiền mặt, không sợ bị mất cắp hay bị tiềngiả, có thể ngồi ỏ nhà mà vẫn thực hiện được các giao dịch thông qua điệnthoại, internet…Thẻ tín dụng đem lại cho chủ thẻ một khoản tín dụng tuầnhoàn mà không phải nhiều lần đến ngân hàng xin vay với những thủ tục phứctạp do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí Ngoài ra với đặc điểm chi tiêutrước trả tiền sau, chủ thẻ tín dụng vẫn có thể mở rộng các giao dịch tài chínhtrong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp mà không phải trả lãi (trong khoản thờigian nhất định theo qui định của ngân hàng) Hơn nữa, những khách hàng có

uy tín và năng lực tài chính lành mạnh có thể được ngân hàng xem xét cấp mộthạn mức thấu chi Hình thức này giúp khách hàng cân đối ngân quỹ mà lãi chỉtính trên số dư thực tế của tài khoản vãng lai phải trả cho ngân hàng Kháchhàng còn có thể dùng thẻ để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, internet, phíbảo hiểm…hoặc nhận lương hàng tháng Bằng việc phát hành thêm thẻ phụ,khách hàng dễ dàng thanh toán, kiểm soát được các khoản chi phí của con emđang du học ở nước ngoài Thông qua các dịch vụ sao kê, vấn tin, xem số dưtài khoản, chủ thẻ sẽ kiểm soát được những khoản chi tiêu hàng tháng từ đó lên

Trang 15

kế hoạch chi tiêu hợp lý Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng lãi trên số dư tàikhoản vãng lai.

Thanh toán thẻ là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tương đối antoàn và hiệu quả Nếu bị mất thẻ hoặc bị lộ mã số cá nhân thì chủ thẻ vẫn cóthể không bị mất tiền khi kịp thời thông báo cho ngân hàng để tạm khóa thẻhoặc đưa và danh sách bulletin Thêm vào đó kỹ thuật là thẻ ngày càng tinh vi,hiện đại, hệ thống bảo mật tốt và sự liên kết giữa các ngân hàng trong hoạtđộng phát hành và thanh toán thẻ, tính an toàn của thẻ ngân hàng sẽ một ngàycàng năng cao Hơn nữa khách hàng luôn giữ thế chủ động, linh hoạt khi sựdụng, khách hàng có quyền chọn cách thức thanh toán như ghi nợ trực tiếp vàotài khoản hoặc rút tiền mặt trực tiếp để thanh toán Không những thế kháchhàng còn tiếp cận với các phương thức thanh toán giao dịch hiện đại như muahàng qua thư, điện thoại, internet Ngoài ra, sự dụng thẻ giúp khách hàng tiếpcận với nhiều dịch vụ khác của ngân hàng và được cung cấp một số dịch vụnhư dịch vụ khách hàng 24/24, dịch vụ tư vấn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm mấtmát hàng hóa…

1.3.1.3 Dưới góc độ của các đơn vị chấp nhận thẻ

Trước hết, thanh toán thẻ giúp các đơn vị chấp nhận thẻ giảm chi phíkiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, giảm rủi ro do tiền giả và tình trạngchậm thanh toán của khách hàng Đồng thời với việc đa dạng hóa các phươngthức thanh toán các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có thể tăng tính cạnhtranh, thu hút được nhiều khách hàng, nhờ đó tăng doanh số bán hàng, mở rộngthị trường Thẻ là phương thức thanh toán hiện đại xóa đi các giới hạn vềkhông gian và thời gian Chính lợi thế này khiến cho đơn vị chấp nhận thẻ cóthể triển khai các phương thức bán hàng hiện đại thông qua hình thức thư điện

tử, điện thoại, internet thu hút không chỉ khách hàng trong nước mà cả nướcngoài, mở rộng thị trường mà tốn ít chi phí Các đơn vị chấp nhận thẻ cũng

Trang 16

được lợi do việc tiết kiệm chi phí nhân công, trụ sở trong khi vẫn đảm bảo thuđúng, thu đủ, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn Hiểu quả kinh tế của đồngvốn tăng, lợi nhuận tăng Thêm vào đó các đơn vị này còn được hưởng lợi từchính sách khách hàng của ngân hàng, được ưu đãi về tín dụng, có cơ hội đượcgiới thiệu với công chúng bằng hình thức quảng cáo mới trên ATM… Ngoài racác đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán còn được ngân hàng trang bị cho các thiết

bị hiện đại, đào tạo nhân viên phục vụ cho hoạt động thẻ

1.3.1.4 Dưới góc độ xã hội

Việc phát triển và sự dụng các loại thẻ giúp giảm lượng tiền mặt tronglưu thông do đó giảm chi phí xã hội như chi phí bảo quản, chi phí in ấn, chi phínhân công, chi phí quản lý…hạn chế rủi ro do mất cắp, tiền giả, tiền xấu, thiệthại do cháy Ngân hàng là một kênh dẫn vốn của nền kinh tế Do đó khi khốilượng giao dịch qua ngân hàng tăng dẫn đến nguồn vốn được khơi thông, tốc

độ chu chuyện vốn tăng sẽ làm tăng hiệu quả đồng vốn Ngoài ra thanh toánthẻ giúp kiểm soát khối lượng giao dịch của dân cư cũng như toàn bộ nền kinh

tế, hạn chế những hoạt động của kinh tế ngầm, tăng cường sự quản lý của nhànước, chống thất thu thuế Kiểm soát được lượng tiền giao dịch cũng có nghĩa

là kiểm soát được lượng tiền cung ứng và đảm bảo thực thi có hiệu quả chínhsách tiền tệ quốc gia Thanh toán thẻ thể hiện lối sống văn minh hiện đại, phùhợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Ngày nay khi khoa kỹ thuật ngàycàng phát triển thực hiện thanh toán thẻ không chỉ đơn thuần là phục vụ nhucầu thanh toán của khách hàng trong phạm vi địa lý giới hạn mà còn là một sảnphẩm cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế

1.3.2 Một số rủi ro trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ

Đơn phát hành thẻ với những thông tin giả mạo: Đơn phát hành thẻ

của khách hàng có các thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, khi thẩm định

Trang 17

ngân hàng không phát hiện ra sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi chủthẻ sự dụng thẻ mà không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán

Thẻ giả: Những thẻ này được làm căn cứ vào các thông tin có được từ

các chứng từ giao dịch thẻ, từ các thẻ bị mất cắp, thất lạc Đây là loại rủi ronguy hiểm nhất mà các tổ chức phát hành và chấp nhận thẻ rất quan tâm và gâytổn thất cho ngân hàng phát hành thẻ vì theo tổ chức thẻ quốc tế thì ngân hàngphát hành thẻ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch mang mã sốngân hàng phát hành thẻ

Thẻ mất cắp, thất lạc: Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc mà chủ thẻ chưa kịp

thông báo đến ngân hàng phát hành thẻ để tạm ngưng sự dụng thẻ thì rủi ro xảy

ra do thẻ bị người khác sự dụng ngân hàng phát hành thẻ không chịu tráchnhiệm

Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành thẻ gửi: Ngân

hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện nhưng thẻ bịđánh cắp trên đường đi do vậy thẻ bị sự dụng mà chủ thẻ không biết Rủi ronày do ngân hàng phát hành chịu

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng

thẻ qua thư, điện thoại, internet Rủi ro xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ cungcấp dịch vụ theo yêu cầu qua thư, điện thoại, internet, fax… dựa trên nhữngthông tin giả mạo như loại thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực…khi đó ngânhàng thanh toán sẽ từ chối những giao dịch giả mạo

Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ: Khi thực hiện giao dịch nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều

hóa đơn thanh toán nhưng chỉ giao một hóa đơn cho chủ thẻ ký Sau đó, nhânviên này giả mạo chữ ký của chủ thẻ và nộp những hóa đơn đó cho ngân hàngthanh toán để đòi tiền

Trang 18

Sao chép, tạo băng từ giả: Các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên

băng từ của thẻ thật được sự dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc tại cácmáy ATM sau đó mã hóa các thông tin đã được đánh cắp để tạo ra các thẻ giả.Hình thức này rất tinh vi, rất khó phát hiện và gây nên những tổn thất lớn chongân hàng phát hành

Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra kh thẻ được sự dụng nhưng không được

thanh toán

Ngoài những rủi ro nêu trên còn có các rủi ro do lộ PIN, sự dụng thẻ đãbáo mất, hệ thống máy bị trục trặc, đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hay cố tìnhchấp nhận thẻ giả, đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán vượt hạn mức giao dịch màkhông xin cấp phép , không cung cấp kịp thời danh sách Bulletin…

1.4- NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG 1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát hành và thanh toán thẻ:

1.4.1.1 Nhân tố khách quan:

a Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý được coi là một yếu tố quan trọng quyết định sựhình thành và phát triển của thẻ Nó quy định các chủ thể tham gia, các lĩnhvực hoạt động và điều chỉnh mối quan hệ pháp lý phát sinh Nếu môi trườngpháp lý không đầy đủ và đồng bộ sẽ không đảm bảo lợi ích của các bên thamgia, gây nên những khó khăn phiền hà thậm chí tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng

và không khuyến khích thị trường này phát triển Thanh toán thẻ ở Việt Namvẫn là hoạt động còn rất nhiều mới mẻ Một trong những nguyên nhân thanhtoán thẻ ở Việt Nam chưa phát triển là văn bản pháp luật nước ta hiện nay chưa

có quy định hạn chế thanh toán tiền mặt nên chưa thay đổi được thói quen tiêutiền mặt của người dân

Trang 19

b Khách hàng:

Thẻ là một phương tiệ thanh toán hiện đại, thể hiện trình độ văn minh,trình độ phát triển của nền kinh tế Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển của thẻ là thói quen tiêu dùng của người dân Ở một số nước nhưViệt Nam nơi thanh toán tiền mặt đã trở thành một thói quen và giao dịch quangân hàng vẫn còn khá mới mẻ thì để phát triển nghiệp vụ phát hành và thanhtoán thẻ trước hết phải bắt đầu từ việc vận động người dân thay đổi thói quenđó

Sự phát triển của nền kinh tế, khi nền kinh tế đất nước đang phát triển.Các giao dịch trong nền kinh tế tăng, dòng chảy hàng hóa tăng, thị trường ngàymột mở rộng, lúc này nhu cầu thanh toán sẽ tăng và đây là một yếu tố tác độngđến sự phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ Ngoài ra, thu nhập của người dân

có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thị trường thẻ Với khoản thunhập hàng tháng ít ỏi người dân sẽ muốn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sửdụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà phải trả phí cho các dịch

vụ đó… Khi thu nhập tăng nhu cầu của người dân cũng tăng, họ đòi hỏi cácdịch vụ đa dạng hơn, tiện lợi và nhanh chóng hơn Nhu cầu phát sinh thúc đẩycác ngân hàng đưa ra nhiều tính năng mới hấp dẫn hơn Dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt nói chung và dịch vụ thanh toán bằng thẻ sẽ có điều kiệnphát huy những tiện ích của nó

Là sản phẩm của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự phát triển của thẻ chịu

sự ảnh hưởng của trình độ dân trí Trình độ dân trí ở đây được hiểu là khả năngtiếp cận và sự dụng các sản phẩm dịch vụ về thẻ của người dân Khi trình độcủa công chúng tăng thì khả năng tiếp cận và sự dụng thẻ cũng tăng

c Đối thủ cạnh tranh:

Thẻ là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ Việc cho ra đời thẻ sau đối thủcạnh tranh giúp ngân hàng tận dụng lợi thế đi sau nhưng thị trường bị chia sẻ

Trang 20

Ngược lại nếu cho ra một loại thẻ hoàn toàn mới thì ngân hàng gặp trở ngại vìthiếu kinh nghiệm Vì vậy ngân hàng phải tính toán khi nào nên phát hành thẻ

để đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng Có thể nói cạnh tranh

là yếu tố thúc đẩy ngân hàng nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới cũngnhư ngày càng hoàn thiện để sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn Tínhcạnh tranh của thị trường cũng là một yếu tố cản trở hay thúc đẩy ngân hàngtham gia thị trường thẻ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ đem lại cho ngânhàng sự công bằng và cơ hội phát triển nhiều hơn thị trường độc quyền

d Sự phát triển của khoa học công nghệ:

Nghiệp vụ thẻ ứng dụng nhiều sự tiến bộ của khoa học công nghệ vàchính những tiến bộ này đem lại nhiều tiện ích kỳ diệu Từ hình thức sơ khaiban đầu để thanh toán thay tiền mặt đến nay thẻ càng phát triển thêm nhiều tínhnăng mới đem lại an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả cho chủ thẻ Nókhông chỉ giúp ngân hàng tăng tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của các sản phẩmdịch vụ ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng mà còntối thiệu chi phí, rủi ro

Ngoài những nhân tố trên, nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ cònchịu ảnh hưởng bởi số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ, điều kiện kinh tế như

sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự ổn định của tiền tệ, các điều kiện chính trị xãhội…

1.4.1.2 Nhân tố chủ quan

Trước hết vì thẻ là phương tiện thanh toán ứng dụng nhiều tiến bộ khoahọc công nghệ và máy móc hiện đại nên ngân hàng cần một lượng vốn lớn đểcung ứng dịch vụ Tiếp đó muốn là thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế để đượcphát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh Chiphí trang bị thiết bị, vận hành, bảo dưỡng máy ATM, máy cà thẻ, các thiết bịđầu cuối khá lớn trong khi đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các thiết bị

Trang 21

này cũng dễ bị lạc hậu Theo tính toán thì để lắp đặt 1 máy ATM mất 32.000USD - 80.000 USD, chi phí cho mỗi năm hoạt động của một máy là 80 triệuđồng Đây cũng là một khoản chi phí lớn cho ngân hành khi mở rộng dịch vụnày Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến hoạt độngphát hành và thanh toán thẻ Một ngân hàng có quy mô lớn, phạm vi hoạt độngrộng lớn, có uy tín sẽ dễ dàng đầu tư, phát triển sản phẩm mới, trang bị côngnghệ tiên tiến tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng hiện đại.

Thẻ thanh toán được chuẩn hóa cao, ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại

Để thực hiện được nghiệp vụ thẻ, ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ công nhânviên có khả năng tiếp cận vận hành được các máy móc, thực hiện được các quytrình nghiệp vụ Thêm vào đó, để phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toánthẻ đòi hỏi đội ngũ nhân viên có năng lực, không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp

vụ mà còn giỏi kỹ năng giao tiếp, marketing….Sở dĩ như vậy vì thẻ là một sảnphẩm dịch vụ và cũng như các sản phẩm dịch vụ khác sự phát triển của nó phụthuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng

1.4.2.- Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng

Như một công cụ tài chính đa năng, thẻ ngân hàng có tầm quan trọngngày càng tăng trên thị trường cạnh tranh hiện đại của các ngân hàng thươngmại Tuy vậy, chi phí đầu tư cho thiết bị và nhân lực là rất lớn, thời gian hoànvốn dài khiến cho các ngân hàng không thể triển khai ngay ở tất cả các chinhánh mà chỉ có thể mở rộng từ từ Vì thế ngân hàng cũng bị mất nhiều cơ hộikinh doanh Để giải quyết bài toán này ở các nước phát triển thiết bị kết nốithường do các công ty cung cấp và ngân hàng chỉ thuê Điều này không chỉgiúp các ngân hàng tiết kiểm chi phí mà còn đảm bảo sự phát triển an toàn, tính

Trang 22

tương thích của các thiết bị, tăng khả năng mở rộng thị trường Mặc dù chi phíđầu tư cho máy ATM là khá tốn kém nhưng nó vẫn được coi là kinh tế so vớiviệc thiết lập một chi nhánh cung cấp đầy đủ các dịch vụ Ngày nay có nhiềungân hàng thường sự dụng chung máy ATM (các máy này được nối mạng vớihàng trăm máy khác) nhằm mục đích giảm chi phí Bên cạnh đó, dịch vụ tàichính cá nhân ở những nước này luôn được đề cập đến như một lĩnh vực cơbản để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh khác và tiếp cận với khách hàng.Ngành kinh doanh thẻ được coi là phần quan trọng và cơ bản của kinh doanhngân hàng mà không chỉ đơn thuần là bổ sung vào công tác kinh doanh tíndụng của ngân hàng Bởi vậy số lượng máy ATM, thiết bị đầu cuối POS ở cácnước phát triển chiếm tỷ lệ cao so với dân số Đơn cử ở Nhật sốdân/ATM=1.399, số POS=12.152, Mỹ số dân/ATM=2.700, ố POS=4.149,ở Bỉ

số dân/ATM=10.638, số POS=353 Chính sự thuận lợi của công cụ thanh toánthẻ khiến cho ngày càng nhiều người sự dụng thay thế cho séc Ở những nướcnày tiền gửi thanh toán không được trả lại mà ngược lại khách hàng thanh toánqua ngân hàng phải trả phí thanh toán Phí này tùy theo mỗi ngân hàng mà cócác bảng phí khác nhau Những dịch vụ thanh toán sử dụng các phương tiện kỹthuật hiện đại phải trả phí cao hơn nhưng khách hàng vẫn ưa chuộng vì tính ưuviệt của nó như: nhanh chóng, an toàn, thuận lợi Khi tính phí sử dụng chokhách hàng, một số ngân hàng thường căn cứ vào bảng giá có điều kiện nếu số

dư tiền gửi khách hàng giảm xuống dưới mức nhất định thì sẽ tính phí cho mỗilần giao dịch với máy ATM, ngược lại có thể sự dụng miễn phí Theo kinhnghiệm của những nước này, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặttrước hết cần phát triển hệ thống tài khoản và các dịch vụ liên quan đến tàikhoản đó Chẳng hạn ở Cộng Hòa Liên Bang Đức từ năm 1960 trở lại đây việctrả lương qua tài khoản cá nhân đã làm cho thanh toán không dùng tiền mặtphát triển nhanh Ở nước này số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của các

Trang 23

doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cũng như số dư của tài khoản đó rất lớn Mộtđiều khá quan trọng là thẻ phải đảm bảo lợi ích cho các chủ thẻ, doanh nghiệp

và ngân hàng Ở một số nước phát triển chủ tài khoản được phép thấu chi tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn, đối với cá nhân tối đa là ba tháng tiền lương, vớidoanh nghiệp tối đa bằng với hạn mức tín dụng Các ngân hàng đưa ra các mứclãi suất khác biệt dựa trên những khoản mua bằng thẻ tín dụng để khuyến khíchkhách hàng, khách hàng có những tín dụng thấu chi tốt Chính sách này phảilinh hoạt nhằm đảm bảo lợi nhuận và thị phần của ngân hàng Những người sởhữu thẻ tín dụng có thể có thể vay trả dần hoặc trả một lần Nếu trả dần họ phảichịu mức phí hàng tháng Các công ty phát hành thẻ tín dụng nhận thấy rằngnhững người sự dụng thẻ tín dụng trả dần mang lại cho ngân hàng nhiều lợinhuận hơn so với người trả một lần.Tuy vậy việc giám sát thẻ tín dụng là vôcùng quan trọng vì có một lượng lớn thẻ bị đánh cắp và bị sự dụng gian lận.Bên cạnh đó chính sách Marketing cũng đóng vai trò quan trọng và phải có tiêuđiểm tập trung nhiều vào khuyếch trương thị trường và dịch vụ Cán bộmarketing thường chiếm 20% trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng Theo chứcnăng bộ phận này được phân chia thành dịch vụ kinh doanh, dịch vụ kháchhàng, quảng cáo, tư vấn… Họ phải kết hợp giữa tiêu chuẩn mang tính khuônmẫu với các dịch vụ cụ thể để cung cấp đến khách hàng gói sản phẩm tốt nhấtvới chất lượng dịch vụ cao Để kích thích tiêu dùng thẻ, ngân hàng các nướcnày triển khai một hệ thống cộng dồn tính điểm Theo đó ngân hàng cung cấpcho khách hàng một số điểm ban đầu tùy theo những thông tin về thu nhập, chitiêu của khách hàng … Số điểm này sẽ được điều chỉnh theo số lần tiêu dùnglượng tiêu dùng , số lần vi phạm nguyên tắc trung thực… Ngân hàng cũng cóthể mở rộng hay thu hẹp giao dịch, hạn mức tín dụng, sự ưu đãi đối xử theo sốđiểm này Phương pháp này sẽ khuyến khích những khách hàng ở thứ hạng caotăng tiêu dùng, tăng sự trung thành của khách hàng với ngân hàng, tăng thu

Trang 24

nhập cho ngân hàng Đây là phương thức quản lý rủi ro năng động, tăng thếchủ động cho ngân hàng

1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thức tế phát triển thị trường thẻ các nước, Việt Nam có thể rút ra nhiều bàihọc kinh nghiệm cho mình

 Giải pháp về mặt kỹ thuật :

i Cần đa dạng hóa các loại thẻ

ii Cải thiện cấu trúc thẻ

iii Tăng tính năng an toàn cũng như tiện ích cho thẻ

iv Tăng tính năng của máy ATM

v Hệ thống máy ATM phải đồng bộ

 Thực hiện hoạt động Marketing có hiệu quả

i Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

ii Có chính sách ưu đãi đôi với khách hàng tiêu dùng nhiều, có số dưlớn, thanh toán đúng hạn, khách hàng truyền thống

iii Có chương trình quảng cáo khuếch trương sản phẩm rộng rãi giúpkhách hàng hiểu về ngân hàng cũng như tiện ích của việc sự dụngdịch vụ ngân hàng, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của ngườidân

 Tổ chức ngân hàng :

i Nên chia ra thành các bộ phận theo chức năng nhiệm vụ cụ thể, cóphân định rõ ràng quyền hạn và rách nhiệm cho mỗi thànhviên.Để hoạt động thẻ phát triển , các ngân hàng nên liên minh vớinhau nhằm giảm thiệu chi phí, đầu tư và hoạt động, phục vụ tốtkhách hàng

ii Để tránh tình trạng hoạt động phân tán, tăng hiệu quả hoạt động,các ngân hàng tăng cường hợp tác với nhau trong các lĩnh vực

Trang 25

cung cấp dịch vụ cũng như quản trị rủi ro Do vậy trong giai đoạnđầu Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò quan trọng trong việchướng dẫn các ngân hàng , có chính sách khuyến khích các ngânhàng thương mại.

iii Ngoài ra các ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức, các đơn vị

để thanh toán dịch vụ, phí , trả lương quan ngân hàng

 Ngoài ra để hoạt động thẻ được phát triển một cách bền vững thì đòi hỏi

phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện vừa bảo vệ quyềnlợi của các chủ thể tham gia thị trường vừa thúc đẩy thịtrường phát triển

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Trang 26

những đơn vị ngân hàng được thành lập đầu tiên trên địa bàn thủ đô Hà Nội, cótrụ sở tại số nhà 126 phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội Trải qua hơn 48năm hoạt động Trải qua bao nhiêu thăng trầm của nền kinh tế, hoạt động ngânhàng liên tục phải đối mặt với những thử thách khó khăn.

Trong 4 ngân hàng chuyên doanh được thành lập tại Việt Nam theo Nghịđịnh số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng Bộ trưởng có Ngân hàngCông thương Việt Nam chuyên hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp.Cũng từ đây mô hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quận BaĐình được chuyển đổi cho phù hợp với sự vận động phát triển của nền kinh tếnói chung và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng- với tên gọi mới:

“Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình”

Giai đoạn 5 năm đầu chuyện đổi mô hình tổ chức hoạt động 1993):

(1988-Khi mới chuyện giao mô hình hoạt động, với chức năng là một ngânhàng chuyên doanh, tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực

Ba Đình trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội(với 7 đơn vị thành viên trực thuộc), nằm trên một địa bàn kinh tế trọng điểm,

là khu trung tâm kinh tế- chính trị-văn hóa- xã hội của cả nước Hoạt động củaChi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình lúc này vẫn mang năng tính tưduy của thời bao cấp, hoạt động chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu,chi ngân sách vẫn còn tồn tại và hoạt động song song với chức năng kinhdoanh trong nội bộ ngân hàng Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh trong giaiđoạn này còn gặp phải rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, biênchế quá đông (trên300 cán bộ), trình độ cán bộ thấp (trên 80% trình độ sơ cấp

và chưa qua đào tạo) không đủ đáp ứng với yêu cầu đổi mới kinh tế nói chung

và đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng Cơ sở vật chất cũ kỹ, lạc hậu,phương tiện làm việc thiếu thốn chủ yếu là việc theo phương thức thủ công,

Trang 27

công nghệ ngân hàng hoàn toàn không có và còn rất xa lạ Quy mô nguồn vốnthấp chỉ có 8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nề kinh tế mới chỉ đạt con số 4.980triệu đồng Thực trạng đó cho thấy khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàngCông thương Ba Đình có xuất phát điểm gần như chưa có gì.

Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90, hoạt động kinh doanh củangân hàng đã dần rõ nét hơn do hoạt động thu, chi ngân sách được chuyển giao

về Ngân hàng Nhà nước thông qua việc hình thành Phòng đại diện Ngân hàngNhà nước tại các quận, huyện - tiền thân của hệ thống kho bạc nhà nước ngàynay Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động tíndụng ngân hàng ra đời, phần nào đáp ứng được yêu cầu vận động của nền kinh

tế phù hợp với quy luật phát triển của của cơ chế thị trường, có tác động thúcđẩy thúc đẩy hoạt động hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng đivào quỹ đạo, đúng với chức năng Nhà nước giao

Giai đoạn 1993-2003: Giai đoạn này hệ thống ngân hàng công thươngchú trọng đến việc chấn chỉnh bộ máy, phát triển hoạt động kinh doanh vớimục tiêu kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật

Ngày 24/03/1993 Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam đã

ra Quyết định số 93/NHCT-TCCB về việc giải thể Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Thành phố Hà Nội, đồng thời chuyển giao hoạt động của các chi nhánhNgân hàng Công thương trên địa bàn Thủ đô trực thuộc Ngân hàng Côngthương Việt Nam Theo đó, tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khuvực Ba Đình được hình thành và có hiệu lực từ đây Với mô hình Ngân hàngCông thương hai cấp (Cấp Trung ương- Chi nhánh khu vực) không qua môhình cấp trung gian (tỉnh , thành phố) đã thực sự cởi trói cho hoạt động kinhdoanh của các chi nhánh do các cơ chế điều hành của Trung ương trực tiếp vàsát hơn với thực tế cơ sở , mọi phát sinh của cơ sở được xử lý và giải quyết kịpthời, bên cạnh đó Chi nhánh cũng được Trung ương giao cho quyền chủ động

Trang 28

hơn nhiều trong điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh Bước đột phá củaNgân hàng Công thươngViệt Nam trong việc sắp xếp lại tổ chức Ngân hàngCông thương trên địa bàn Hà Nội đã tạo ra cho Chi nhánh tư duy mới, chủđộng, linh hoạt hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh Mặt khác Chinhánh cũng đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy, mạnh dạn đề bạt bổ nhiệmcán bộ trẻ có năng lực, có trình độ, nhanh nhảy với thực tế tình hình để thay thếcho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không còn phù hợp với

cơ chế điều hành mới Vận động và hộ trợ kinh phí cho gần 30 cán bộ lâu năm

tự nguyện về hưu trước tuổi, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ vớinhiều hình thức như:: đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo tập trung,tại chức Tiến hành tuyển dụng cán bộ có năng lực trình độ, được đào tạo cơbản, chính quy để bổ sung cho các nghiệp vụ chủ chốt như: tín dụng, thanhtoán quốc tế, kế toán giao dịch, công nghệ thông tin, marketinh

Đồng thời với việc đổi mới tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ lãnh đạotrẻ có năng lực, chi nhánh còn đẩy mạnh khai thác khách hàng, thực hiện chínhsách tuyên truyền, tiếp thị khách hàng để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinhdoanh Đến cuối năm 1993, Chi nhánh đã phát triển thêm đựợc trên 200 kháchhàng mới là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả trên địa bàn HàNội Tính đến nay Chi nhánh đã có gần 60.000 khách hàng tiền gửi và kháchhàng vay vốn Mô hình tổ chức hiện nay của Chi nhánh Ngân hàng côngthương khu vực Ba Đình được thể hiện bởi sơ đồ sau:

Trang 29

Phã Gi¸m

§èc

Phßng kiÓm to¸n néi bé

P.th«ng tin ®iÖn to¸n

P.tµi tµi trë th ¬ng m¹i

P Ng©n quüP.tæng hîp tiÕp thÞ

Trang 30

Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ thuộc ban lãnh đạo Ngân Hàng Côngthương Việt Nam, Ban Giám đốc Chi nhánh đã thành lập tổ thẻ, trực thuộc Bangiáo đốc Tổ này có chức năng phát hành, thanh toán và giám sát các hoạt độngkinh doanh về thẻ của chi nhánh trên địa bàn Quận Ba Đình và Thủ đô Hà Nội.

Mở rộng các cơ sở chấp nhận thẻ, tiến hành lắp đặt và phát triển mạng lưới cácmáy ATM tại các khách sạn và nhà hàng lớn, các trung tâm thương mại lớn tại

Chênh lệch 2005

Chênhlệch

Huy động vốn

(tỷ đồng) 2975 3192 (+7,3%)217 3639 (+14%)447 4164 (+14,43%)525

1.Tiền gửiTCKT 1406,6 1407,5

0,9 (+0,06%) 1604,55

197.05 (+14%) 1826.42

221,87 (+13,83%) 1.1Không kỳ hạn 711,33 528,74

(-182,59) (-25,6%) 610,32

81,58 (+15,43%) 704.25

92,93 (+15,23%) 1.2.Có kỳ hạn 595,32 878,73

283,41 (+48%) 994.15

115,5 (+13,14%) 1122

127.85 +12,86%)

2.Tiền gửi dân cư 1567,3 1784,44

217,14 (+13,9%) 2032,25

247,81 (+13,89%) 2337.58

305,33 (+15,02%)2.1.Tiền gửi

tiết kiệm 1314,8 1494,52

179,72 (+13,67%) 1722,25

227,73 (+15,24%) 1995,58

273,33 (+15,87%)2.2 Phát hành

công cụ nợ 252,5 289,92 (+14,81%)37,41 310 (+7%)20,08 342 (+10,32%)32

Trang 31

Nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển xuất nhập khẩu và thanh toánluôn

là nhiệm vụ đặt ra với chi nhánh Trong những năm gần đây thị trường vốntrong nước rất sôi động, trên địa bàn Hà Nội các ngân hàng thương mại cạnhtranh rất gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và các hình thức huy độngvốn hấp dẫn Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã tích cựctriển khai nhiều chương trình như: Tiết kiểm dự thưởng, lãi suất huy động bậcthang, huy động tiền gửi với nhiều kỳ hạn và khuyến khích khách hàng gửi với

kỳ hạn dài…từ các hoạt động đó mà chi nhánh đã tăng được nguồn vốn trung

và dài hạn, tăng khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 là3.192 tỷ tăng 217 tỷ so với năm 2002 Trong tiền gửi VNĐ là 2.718 tỷ, tăng sovới cùng kỳ năm trước là 365 tỷ (tốc độ tăng 15,5%),huy động vốn ngoại tệquy đổi VNĐ là 434 tỷ so với năm trước giảm 69 tỷ( -13,7%) Đến năm 2004vốn huy động đạt 3.639 tỷ đồng So với năm 2003 tăng 447 tỷ đồng tốc độ tăngtrưởng đạt 14%(trong toàn hệ thống tăng 2,6%) Trong đó tiền gửi VNĐ là2.984 tỷ, tăng 266 tỷ đồng (+9,79%), tiền gửi ngoại tệ quy đổi là 655 tỷ, tăng

181 tỷ đồng(+38,2%) Năm 2005, huy động vốn đạt 4.164 tỷ, tăng 14,43%sovới năm 2004 Trong đó huy động VNĐ là 3.469 tỷ , tăng 16,25% huy độngngoại tệ quy đổi là 218 tỷ tăng 15,33% Nhìn chung trong những năm gần đâytốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh đều đạt mức trên 14% Đó là sự

cố gắng lớn của toàn chi nhánh trong việc triển khai các giải pháp về huy độngvốn, từ việc thực hiện chính sách tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các

dự án có nhận vốn của các tổ chức Quốc tế đến công tác vận động tuyên truyềnquảng bá các sản phẩm tiền gửi, với các hình thức phong phú đa dạng và cácchính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư

Trang 32

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm đượcthể hiện trên biểu đồ1 dưới đây:

Biểu 1: Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân

hàng Công thương Ba Đình Hà Nội

n¨m 2002 2003 2004 2005 0

500 1000

Công tác điều hành vốn của chi nhánh luôn tuân thủ quy chế quản lý vốn

do Ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành và thực hiện tốt phương châm

an toàn và hiệu quả

Tăng trưởng dư nợ tín dụng trong những năm gần đây của chi nhánh:

Chỉ số/ Năm 2002 2003

Chênh lệch 2004

Chênh lệch 2005

Chênhlệch

I.Cho vay 1632,57 1702,76

81,19 (+5%) 1894

191,24 (+11,2%) 2816

922 (+48,7)1.Cho vay

ngăn hạn 1233,54 1112,24

(-121,3) (-9,8%) 1261

148,76 (+13,4%) 1796

535 (+42,4%)

Trang 33

2.Cho vay

trung dài hạn 388,03 590,52

202,47 (+52%) 633

42,48 (+7,2%) 1020

387 (+61,1%)

Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, chi nhánh đã chủ động mở rộnghoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, tăngcường nguồn vốn cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam đặc biệt là vốnngoại tệ

Công tác tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trongnhững năm gần đây thực sự khởi sắc về cả quy mô lẫn chất lượng Năm 2003cho vay là 1.703 tỷ đồng (trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.112 tỷ đồng, dư nợtrung và dài hạn là 591 tỷ đồng) Tăng so với năm 2002 là 85 tỷ, tốc độ tăngtrưởng cho vay là 5,2% Mặt khác Chi nhánh tập trung vốn đầu tư trung và dàihạn cho những đơn vị kinh tế và dự án lớn có hiệu quả kinh tế nên cho vaytrung và dài hạn tăng 209 tỷ đạt tốc độ tăng trưởng là 52,3% Công tác thu hồi

nợ quá hạn năm 2003 của chi nhánh đã thu được 17,4 tỷ Đến cuối năm dư nợquá hạn chỉ còn 6,1 tỷ đồng chiếm 0,36% tổng dư nợ

Năm 2004 dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, tổng dư nợ cho vay nềnkinh tế đạt 1.894 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 191 tỷ đồng, tốc độtăng 11,2% Trong đó dự nợ cho vay ngắn hạn là 1.261 tỷ đồng tăng 149 tỷđồng Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 633 tỷ đồng

Về chất lượng tín dụng : Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính củadoanh nghiệp gặp khó khăn, vốn ít , hiệu quả kinh doanh thấp Mặt khác giánguyên liệu đầu vào một số ngành tăng giảm bất thường như phôi thép, ximăng, phân bón… nợ nần kéo dây dưa, kéo dài, không được thanh toán vốnkịp thời trong lĩnh vực XDCB, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư tín dụng nhất

là trong các DNNN thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải… Do vậy ngay

từ đầu năm Chi nhánh đã rất chú trọng công tác thẩm định tín dụng Đặc biệt là

Trang 34

sau Hội nghị sơ kết hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2004 của Ngân HàngCông Thương Việt Nam, Chi nhánh đã kịp thời triển khai thực hiện 7 giải pháp

“ Về nâng cao chất lượng tín dụng” trong đó đánh giá thực trạng về dư nợ vàchất lượng tín dụng Cùng với biện pháp đó Chi nhánh đã áp dụng một loạt cácgiải pháp khác như rà soát các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tổ chức, bổsung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu

tư cho vay các thành phần kinh tế khác, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, xác địnhmức tín dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn Bằng những biện pháp thíchhợp như thế tình hình nợ tồn đọng, nợ quá hạn được cải thiện, chất lượng tíndụng tăng Trong năm nợ tồn đọng của nhóm 03 tiếp tục được xử lý là 6.913triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ đã khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợcủa những đơn vị đã ngừng hoạt động Về nợ quá hạn phát sinh trong năm36.814 triệu đồng, đã thu được 30.960 triệu đồng, dư nợ quá hạn đến cuối năm

2004 chỉ còn 5.904 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 0.31% trên tổng dư nợ, so với

kế hoạch dự nợ quá hạn của NHCTVN giao là 11.000 triệu đồng thì đã giảmđược 46%

Hoạt động tín dụng năm 2005 Tổng dư nợ cho vay đạt 2.816 tỷ đồng sovới dư nợ cuối năm tăng 922 tỷ (+48,7%) Mức dư nợ tăng cao so với năm

2004 chủ yếu do chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn kháchhàng có tình hình tài chính lành mạnh về vốn Đồng thời thường xuyên nắm bắttình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các doanhnghiệp vay vốn Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cựcthu hồi nợ xấu, nợ quá hạn và nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản bảođảm Do vậy tình hình dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm đã có nhiều chuyểnbiến tốt

Tính đến cuối quý 1 năm 2006 dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 2.200 tỷđồng vượt mức chỉ tiêu của kế hoạt 16%

Trang 35

Sự phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thể hiện qua sự tăngtrưởng dư nợ qua các năm trên biểu đồ 2 dưới đây:

Biểu đồ 2: Diễn biến tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Ngân

hàng công thương khu vực Ba Đình

Trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh là một lợi thếcủa ngân hàng Do chức năng đặc trưng của ngân hàng là phục vụ côngthương nghiệp nên khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ,nhu cầu cần được bảo lãnh trong quá trình hoạt động lớn nên dịch vụ bảo lãnhcủa ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong các hoạt động cung cấp dịch vụ tạiChi nhánh.Tính đến cuối năm 2003 số dư bảo lãnh là 574,3 tỷ đồng Năm 2004

Trang 36

đã phát hành 879 món giá trị trên 400 tỷ, số dư tính đến cuối năm 2004 là 570

tỷ đồng, trong năm không có trường hợp nào Chi nhánh phải thực hiện nghĩa

vụ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh Năm 2005 Chi nhánh phát hành 1374món với giá trị 308 tỷ đồng Tính đến cuối năm 2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷđồng, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ đồng, nguyên nhân do Chi nhánh hạnchế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giaothông vận tải và xây dựng

Ngoài nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanhngoại tệ cũng đem lại hiệu quả cao cho Chi nhánh, trong những năm gần đâyhoạt động này phát triển một cách nhanh chóng Tính đến năm 2003 doanh thumua bán ngoại tệ đạt 205 triệu USD, tăng 6% so với năm 2002 , thanh toánquốc tế được 1.462 món với số tiền 104 triệu USD Công tác kế toán thanhtoán đến nay đã có trên 4.000 đơn vị có quan hệ với 8.500 tài khoản hoạt động.Đến năm 2004, với việc chi nhánh chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ muacủa các đại lý, mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp,

tự cân đối và được sự hỗ trở của NHCT Việt Nam nên đã đáp ứng đủ nhu cầungoại tệ thanh toán cho khách hàng Thu chênh lệch giá mua bán và tỷ giá đạt1.125 triệu đồng Năm 2004 tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 273.253.876USD, so với năm trước tăng 33,19% Về thanh toán quốc tế, khối lượng thanhtoán quốc tế ngày càng tăng về cả số món và giá trị thanh toán Chi nhánh đãđảm bảo được quyền lợi của các bên mua bán trong các hợp đồng thanh toánhàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền Các giao dịch thanh toán được thực hiệnkịp thời, chính xác Ngoài ra chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng lựa chọn cácphương thức thanh toán thích hợp , phối hợp với các phòng khách hàng để ápdụng các chính sách phí dịch vụ và lãi suất phù hợp Nhờ những biển pháp trênkhối lượng thanh toán của Chi nhánh ngày càng tăng Thanh toán hàng nhậpkhẩu là 118.327.659 USD tăng 23,17% so với năm 2003, thanh toán hàng xuất

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn bản chế độ nghiệp vụ phát hành thẻ –Ngân hàng Công thuơng Khác
2. Quy trình nghiệp vụ sự dụng và thanh toán thẻ ngân hàng-Ngân hàng công thương Khác
3. Tạp chí ngân hàng , tạp chí INCOMBANK Khác
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình các năm 200, 2004,2005 Khác
6. Tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006 của Incombank Khác
7. Thẻ thanh toán quốc tế và việc sự dụngthr thanh toán tại Việt Nam – PGS.TS Lê Văn Tề Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phí phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng công thương Việt Nam - Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình - Hà Nội
Bảng ph í phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w