Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số biện pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Giáo viên hướng dẫn:TS.Đàm Quang VinhSinh viên : Phạm Thị Thu Hoài
Khóa : 46
Hệ : Chính qui
Hà Nội, 2008
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, do đó các hoạt độngkinh doanh quốc tế sẽ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày cànghội nhập sâu hơn và rộng hơn Các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực thamgia vào quá trình hội nhập của đất nước Các giao dịch buôn bán thương mạidiễn ra với số lượng ngày càng nhiều Nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càngcao Lĩnh vực ngân hàng cũng không đứng ngoài quá trình hội nhập đó, ngànhngân hàng đang dần mở cửa theo tiến trình gia nhập WTO mà Việt Nam đã camkết Đây là một cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với ngành ngân hàng Nhậnthức được những cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập các ngân hàng cũngđang ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Để chuẩn bị cho quá trìnhhội nhập, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agriculture Bank)cũng cần phải nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ của mình nói chung cũngkhách hàng hiện tại và tìm kiếm các khách hàng mới để có thể nâng cao khảnăng của mình trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới.
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng em nhận thấy sự cần thiết phảiphát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triểnNông thôn Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phát triểnhoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nôngthôn Nam Hà Nội”.
Trang 33 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn Nam Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này chỉ tập chung nghiên cứu các Hoạt động Thanh Toán Quốc Tếtại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội trong 3 năm từnăm 2005 – 2007.
CHƯƠNG III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế, do đó đềán của em không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được quan tâmgiúp đỡ của các Thầy, Cô để nội dung đề án được hoàn thiện hơn.
Trang 4CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, các
quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động, đa dạng và phức tạp Quá trìnhtiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữacác chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng diễn ra trên thị trườngrộng, phức tạp hơn, bởi khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi luật lệcủa mỗi nước, bởi sự khác biệt trong đồng tiền thanh toán… Các doanh nghiệp,tổ chức và cá nhân đều không thể tự thực hiện thanh toán quốc tế Việc thanhtoán được thực hiện thông qua trung gian là các ngân hàng.
Như vậy,” Thanh toán quốc tế ( TTQT ) là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinhtế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữamột quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng củanước liên quan”{1}.
{1}: trích tài liệu (7)
Theo khái niệm trên ta thấy rằng, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạtđộng là kinh tế và phi kinh tế.mặt khác, do hoạt động TTQT được hình thành trêncơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương,do đó trong lĩnh vực kinh tế người ta thường chia hoạt động TTQT thành hai lĩnhvực rõ ràng là : Thanh toán trong ngoại thương (hay còn gọi theo cách cũ là thanhtoán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (tức thanh toán phi mậu dịch) Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trêncơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nướcngoài theo giá cả thị trường quốc tế.
Trang 5Thanh toán quốc tế phi ngoại thương : là việc thực hiện thanh toán khôngliên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao động cho nướcngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.
1.2.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nềnkinh tế của các quốc gia cũng theo đó mà phát triển Các quốc gia đang ra sứcphát triển kinh tế trong nước, mở của, hợp tác với kinh tế các nước khác và ngàycàng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế của những nước khác trên thế giới Thấyđược tầm quan trọng của việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, ngày naycác quốc gia trên thế giới đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạtđộng kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đấtnước Điều đó làm thúc đẩy hoạt động TTQT ngày càng phát triển nhanh hơn, ngàycàng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế đất nước
Vai trò của hoạt động TTQT được thể hiện cụ thể như sau :
1.2.1 Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗinước, nó được coi là trung gian, là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinhtế các nước khác, là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa giữa cáctổ chức, cá nhân ở những nước khác nhau, do đó nếu không có hoạt động TTQTthì kinh tế các nước khó có thể tồn tại và phát triển như ngày nay.
Khi hoạt động TTQT ra đời nó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơntrong việc mua bán hàng hóa vì từ nay họ không phải trực tiếp thanh toán vớinhau mỗi khi phải thực hiện các giao dịch mua bán, việc thanh toán đã được thựchiện thông qua bên thứ ba đó là ngân hàng Hoạt động TTQT càng phát triển hoạtđộng thương mai trong nước cũng như thương mại quốc tế của mỗi quốc gia pháttriển hơn
TTQT phát triển góp phần thúc đẩy, mở rộng và phát triển các hoạt độngthương mại quốc tế, do đó, nó thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia nhanhchóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới Hơn nữa, nó còn góp phần thúc đẩy thị
Trang 6trường tài chính trong nước hội nhâp quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối từ nướcngoài gửi về nước để thực hiện các hoạt động đầu tư.
TTQT được thực hiện tốt sẽ làm tăng uy tín của mỗi quốc gia trên thịtrường quốc tế, từ đó thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, tăng lượngngoại tệ góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời thu hút vốn đầutư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất nhậpkhẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh
1.2.2.Đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động chính của cácngân hàng thương mại hiện nay, doanh thu từ hoạt động TTQT ngày càng tăng vàchiếm tỉ lệ khá cao trong tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại Vì vậy,TTQT có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng, vai trò của TTQT được thểhiện cụ thể dưới đây.
TTQT giúp nâng cao uy tín của ngân hàng: TTQT là nghiệp vụ đòi hỏi rất
cao về khả năng chuyên môn,trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc…, do đónếu ngân hàng cung cấp dịch vụ TTQT tốt sẽ tạo được niềm tin cho khách hàngvà nâng cao uy tín của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thu hút khách hàng,mở rộng thị trường cũng như khẳng định ưu thế và tăng khả năng cạnh tranh củaNgân hàng trong cơ chế thị truờng Ngoài ra, khi hoạt động TTQT của ngân hàngphát triển nó giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài,nâng cao uy tín trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn vốn tài trợ củacác Ngân hàng nước ngoài cũng như nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tếđể đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng ở trong cũng như ngoài nước
TTQT giúp ngân hàng tăng doanh thu và phân tán rủi ro: Một đóng góp quan
trọng của TTQT là làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng thông quanguồn thu từ phí dịch vụ với mức phí được quy định nhất định, và với việc kinhdoanh nguồn ngoại tệ thu được Và với việc kinh doanh nhiều loại dịch vụ hơn, cácngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro khi có sự biến động của kinh tế trong nướchay kinh tế thế giới.
Trang 7TTQT giúp ngân hàng nâng cao tính thanh khoản, thông qua khoản tiền ký
quỹ với một tỷ lệ nhất định mà Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải nộp Mặtkhác, kỳ hạn thanh toán cho nước ngoài chưa đến hạn cũng là một nguồn tạothanh khoản cho Ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tập trung chờ thanh toán.Ngoài ra, TTQT còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩyphát triển các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như : kinh doanh ngoạitệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh Ngân hàng trong ngoại thương, tăng cườngnguồn vốn huy động, đặc biệt vốn bàng ngoại tệ.
1.2.3 Đối với các doanh nghiệp XNK
Nhờ có phương thức TTQT mà các doanh nghiệp có thể thanh toán chonhau các khoản cần phải thanh toán do thực hiện các hợp đồng XNK một cách dễdàng hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước khi chưa cóphương thức thanh toán này Bởi vì, trước kia dù các doanh nghiệp có cách xanhau hàng nghìn km thì khi buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau họ phải thựchiện việc thanh toán trực tiếp, điều đó làm cho việc thanh toán được thực hiện rấtkhó khăn vì không dễ dàng gì mà người ta có thể mang theo một lượng tiền mặtlớn theo mình, rủi ro mà nhà nhập khẩu gặp phải là rất lớn.
Hoạt động TTQT giúp cho các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trìnhthực hiện hợp đồng XNK, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giaodịch mua bán với nước ngoài.
1.3 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Phương tiện TTQT thể hiện bằng các chứng từ tài chính được sử dụngtrong việc chi trả tiền lẫn nhau Nó được ra đời từ khi có hoạt động buôn bán đếnnay và không ngừng ra tăng thêm các phương tiện thanh toán mới, hiện nay cácphương tiện thanh toán đang được sử dụng chủ yếu trong kinh tế bao gồm : Tiềnmặt, Hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ Ngân hàng Tuy nhiên, việc sử dụng công cụthanh toán nào còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của mỗi giao dịch thươngmại, phương thức thanh toán, do thỏa thuận giữa người mua, người bán và phápluật của từng nước.
Trang 8Hiện nay, trong TTQT chủ yếu sử dụng các phương tiện thanh toán là : hốiphiếu, kỳ phiếu và séc.
1.3.1 Hối phiếu
Khái niệm
Hối phiếu là phương thức thanh toán quốc tế được ra đời sớm nhất trongcác phương thức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, do đó Có rất nhiều quanniệm khác nhau về hối phiếu, dưới đây em đưa ra hai khái niệm được nhiềungười sử dụng nhất.
Theo sự định nghĩa của luật các công cụ chuyển nhượng do quốc hội Việt Nam
ban hành thì “ Hối phiếu là giấy tờ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị
kí phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vòamột thời điểm nhất định trong tương lai”.{2}
Còn theo định nghĩa của các nhà kinh tế học, “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu
cầu trả tiền vô điều kiện, do một người kí phát cho người khác, yêu cầu ngườinày : Hoặc khi nhìn thấy tờ hối phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai;hoặc tại một ngày có thể xác định được trong tương lai phải trả một số tiền nhấtđịnh cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người kháchoặc trả cho người cầm phiếu”.{3}
{2},{3}: trích tài lỉệu (7)
Từ hai định nghĩa trên ta thấy, thực chất hối phiếu là một giấy tờ có giá trị,trong đó nó ràng buộc trách nhiệm của người lập nên tờ hối phiếu đó và ngườiphải thanh toán tờ hối phiếu đó là khi người phải thanh toán hối phiếu nhìn thấytờ hối phiếu này thì phải có trách nhiệm thanh toán cho người cầm tờ hối phiếunày ngay lập tức hoặc sau một thời gian nhất định nào đó được ghi trong hốiphiếu.
Từ định nghĩa trên ta thấy hối phiếu có một số đặc điểm như sau :Hối phiếu có tính trừu tượng:
Trang 9Trên hối phiếu không phải nêu nguyên nhân lập hối phiếu mà chỉ phải ghinội dung có liên quan đến việc trả tiền, số tiền phải trả, và khi đã tách ra khỏi hợpđồng thương mại thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụthuộc vào hợp đồng thương mại nữa Hay nói cách khác,nghĩa vụ trả tiền của hốiphiếu là trừu tượng.
Hối phiếu có tính bắt buộc trả tiền :
Người bị kí phát trả tiền phải trả tiền theo đúng nội dung đã được nêu ratrong tờ hối phiếu, không được viện bất kì lý do riêng hoặc chung nào để từ chốitrả tiền, việc trả tiền không kèm theo bất kì điều kiện nào trừ khi hối phiếu đượclập ra trái với luật lệ điều chỉnh nó.
Hối phiếu có tính lưu thông trên thị trường:
Hối phiếu là một chứng từ có giá, có tính trừu tượng và tính bắt buộc nênhối phiếu có tính lưu thông, điều đó có nghĩa là nó có thể được mua bán, chuyểnnhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó.
Phân loại hối phiếu
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại hối phiếu, tùy theo từng căn cứ nhất địnhmà người ta phân loại hối phiếu thành những loại khác nhau Dưới đây là một sốphân loại phổ biến.
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán
Hối phiếu được chia làm hai loại :
+ Hối phiếu trả tiền ngay : là loại hối phiếu, trong đó nó quy định người bị ký
phát phải thanh toán cho người cầm tờ hối phiếu ngay khi nhìn thấy nó Gọi là trảngay, nhưng thông thường việc thanh toán sẽ được thực hiện trong vòng hai ngàylàm việc sau ngày xuất trình.
+ Hối phiếu có kì hạn : là loại hối phiếu mà người bị ký phát phải trả tiền ghi
trên hối phiếu sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu được tính từ ngày kýphát hối phiếu hoặc từ ngày chấp nhận hối phiếu, hoặc tính từ ngày khác quyđịnh cụ thể
Trang 10- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu được chia làm
ba loại :
+ Hối phiếu đích danh : là loại hối phiếu trong đó nó có ghi rõ họ tên người
hưởng lợi hối phiếu mà không kèm theo điều kiện theo lệnh Loại hối phiếu nàyvẫn có thể chuyển nhượng theo thủ tục kí hậu trừ khi trên hối phiếu ghi rõ ràng là“không được chuyển nhượng”
+ Hối phiếu vô danh : là loại hối phiếu mà bất kì người nào cầm tờ hối phiếu
trong tay cũng trở thành người hưởng lợi của hối phiếu.
+ Hối phiếu theo lệnh : là loại hối phiếu chi trả theo lệnh của người hưởng lợi hối
phiếu Loại hối phiếu này có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu theo quyđịnh
- Căn cứ vào chứng từ có kèm theo, hối phiếu được chia làm hai loại :
+ Hối phiếu trơn : là loại hối phiếu không kèm theo bất cứ chứng từ nào khác khi
nó được gửi đến đòi tiền người bị ký phát Loại hối phiếu này thường được dùngđể đòi tiền những nhà nhập khẩu tin cậy.
+ Hối phiếu kèm chứng từ : là loại hối phiếu khi nó được gửi đi để đòi tiền người
bị ký phát thì phải kèm theo chứng từ hàng hóa Hối phiếu kèm chứng từ có hailoại : loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay( viết tắt là D/P) vàloại hối phiếukèm chứng từ chấp nhận thanh toán( viết tắt là D/A ).
- Căn cứ vào người kí phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại :
+ Hối phiếu thương mại : là loại hối phiếu do người xuất khẩu hoặc người cho
vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc Ngân hàng mở L/C.
+ Hối phiếu Ngân hàng : là loại hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho
đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ địnhtrên hối phiếu.
- Căn cứ vào trạng thái chấp nhận, hối phiếu được chia làm hia loại sau:
+ Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận thanh toán : loại hối phiếu này
đã được người bị ký phát chấp nhận hối phiếu, do đó họ đã bị ràng buộc tráchnhiệm phải thanh toán hối phiếu đến khi đến hạn
Trang 11+ Hối phiếu chưa được ký chấp nhận : là hối phiếu chưa được người bị ký chấp
nhận, do đó người bị ký phát chưa bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán hối phiếu vàngười ký phát vẫn có nghĩa vụ thanh toán cho người cầm hối phiếu.
1.3.2 Kỳ phiếu
1.3.2.1 Khái niệm
Cũng như hối phiếu, kỳ phiếu cũng có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khácnhau tùy thuộc vào phương diện, mục đích của người định nghĩa, nhưng tựu
chung lại thì “Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu
kí phát, trong đó người này hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác,hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu” {4}
Kỳ phiếu và hối phiếu gần giống nhau, do đó ta có thể coi kỳ phiếu là một hốiphiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền.tuy nhiên kỳ phiếu cũng vẫn có mộtsố đặc điểm riêng để phân biệt với hối phiếu.
1.3.2.2.Đặc điểm riêng của kỳ phiếu
- Kỳ phiếu do người có nợ kí phát ra để nhận nợ, do đó tính tin cậy của nó kémhơn hối phiếu vì mặc dù kí phát ra nó nhưng người co nghĩa vụ thanh toán có thểkhông thanh toán khoản nợ đó.
- Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ trên kỳ phiếu.
- Do có tính tin cậy kém hơn hối phiếu do đó kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh củaNgân hàng hoặc của công ty tài chính nhằm đảm bảo khả năng kỳ phiếu đượcthanh toán.
- Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người kí phát để cam kết thanh toán chomột hay nhiều người.
1.3.3 Séc
1.3.3.1 Khái niệm
Là phương thức ra đời khi mà hệ thống các ngân hàng trên thế giới đã phát triểnrất mạnh mẽ Khi khách hàng không muốn hoặc không có thời gian để tự mình rarút hoặc khi họ phải thanh toán tiền cho người khác mà không muốn phải ra ngânhàng làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền thanh toán họ chỉ việc viết một tờ séc
Trang 12chuyển đến ngân hàng để lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của họ một sốtiền đã được ghi trong tờ séc để trả cho người trình diện tờ séc đó.
“Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh choNgân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho ngườiđược chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người hoặc trả cho người cầmséc” {5}
{4},{5}: trích tài liệu (7}.
1.3.3.2 Phân loại séc
Séc cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là những cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.
- Phân loại theo người hưởng lợi, có ba loại séc :
+ Séc theo lệnh : là loại séc ghi trả theo lệnh của người lợi được ghi rõ trên tờ séc
đó,loại séc này có thể được chuyển nhượng bằng cách kí hậu Chỉ có ngườihưởng lợi mới được phép thanh toán hoặc chuyển giao cho người khác.
+ Séc đích danh : là loại séc có ghi tên người hưởng lợi trên tờ séc Séc đích danh
có hai loại là :
Séc đích danh không thể chuyển nhượng bằng cách kí hậu Trên tờ séc có ghi“ not to order”, điều đó có nghĩa là chỉ có người hưởng lợi mới được lĩnh tiền ởNgân hàng.
Séc đích danh có thể chuyển nhượng bằng cách kí hậu, trên tờ séc thườngkhông ghi “ not to order “ Do đó, loại séc này có thể chuyển nhượng được thôngqua việc kí hậu, bất kì người nào mang tờ séc này đến ngân hàng đều có thể nhậnđược tiền mà không phải có điều kiện gì đi kèm.
+ Séc để trống (hoặc còn gọi là séc vô danh) : là loại séc không ghi tên người
hưởng lợi mà chỉ ghi “trả cho người cầm séc “ Do đó bất cứ người nào cầm séccũng có thể nhận tiền của tờ séc mà không phải chứng minh quyền của mình vớitờ séc đó Loại séc này có thể được chuyển nhượng bằng cách trao tay mà khôngphải kí hậu chuyển nhượng Séc vô danh có thể chuyển thành séc theo lệnh hayséc đích danh bằng thủ tục kí hậu
Trang 13- Phân loại theo người phát hành séc, có hai loại :
+ Séc cá nhân : loại séc này do chủ tài khoản phát hành trực tiếp để trả cho các
nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ cung câp cho họ.
+ Séc bảo chi : là loại séc do ngân hàng phát hành ra thay mặt cho khách hàng
của họ chi trả cho người bán bằng cách ghi nợ cho người bán của khách hàng vớigiá trị séc tương đương theo giá bán cộng với lệ phí, hoa hồng và phí Ngân hàng.
- Phân loại theo cách thanh toán, có các loại séc sau :
+ Séc tiền mặt : Ngân hàng thanh toán sẽ chi trả tiền mặt cho người nào cầm séc
đến Ngân hàng Người cầm séc không cần được sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.
+ Séc chuyển khoản : khi khách hàng cầm tờ séc đến yêu cầu được thanh toán thì
Ngân hàng thanh toán sẽ chỉ trả tiền qua việc ghi có vào tài khoản.
- Một số loại séc đặc biệt :
+ Séc gạch chéo : là loại séc trên mặt trước có hai gạch chéo song song với
nhau.lạo séc này không dùng để rút tiền mặt mà thường dùng đế chuyển khoảnqua Ngân hàng.
Séc gạch chéo có hai loại :
để chống hoặc ghi chung chung là “ Ngân hàng” Ngân hàng chi trả chỉ thanhtoán cho ngân hàng hoặc khách hàng của mình mà thôi.
chéo trong đó giữa hai gạch chéo ghi tên một Ngân hàng đích danh Ngân hàngtrả tiền chỉ thanh toán tiền cho Ngân hàng có tên trên tờ séc hoặc cho khách hàngcủa Ngân hàng này.
+ Séc du lịch : là loại séc đích danh, cho phép khách du lịch có thể thanh toán cho
các dịch vụ à hàng hóa dịch vụ mà không cần tiền mặt khi đi du lịch Loại sécnày do Ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nàocủa Ngân hàng phát hành.
Trang 141.4.CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Phương thức thanh toán quốc tế xác định quy trình kỹ thuật, địa điểm vàthời gian thực hiện việc thanh toán của người mua cho người bán với tư cách làcác đối tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế Các phương thức thanh toán khácnhau sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán, quyển lợi ở các mức độ khác nhaucho các bên Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vàotừng điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm của mối quan hệ đối tác và mức độtin cậy giữa các bên.Do đó, Phương thức thanh toán quốc tế là một trong nhữngđiều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế vậy phương thứcthanh toán quốc tế là gì?
“ Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức trả tiền của
người nhập khẩu đối với người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoạithương.” {6}
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ và ngày càngphát triển, các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phongphú hơn để có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về thanh toán cho khách hàng Hiện nay, trong thanh toán quốc tế sử dụng bốn phương thức thanh toán chủ yếu:
1.4.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
1.4.1.1 Khái niệm
Chuyển tiền được coi là phương thức thanh toán ra đời sớm nhất và đơngiản nhất hiện nay, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền vẫn thanhtoán trực tiếp với nhau, ngân hàng chuyển tiền chỉ có vai trò trung gian trongthanh toán, họ chỉ có trách nhiệm chuyển tiền để nhận tiền hoa hồng mà không bịràng buộc trách nhiệm gì về việc chuyển tiền đó để thanh toán gì, và số tiền đó cóđủ để chi trả cho người thụ hưởng hay không Sau khi chuyển tiền xong, ngânhàng đã hết trách nhiệm với cả người gủi tiền và người nhận tiền.
“Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng(người cần chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
Trang 15định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa chỉ nhất định bằngphương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”.{7}
{6}, {7}: trích tài liệu (7)
Do tính chất của việc chuyển tiền là không có sự liên đới trách nhiệm củangân hàng, do đó phương thức này rất ít sử dụng, nó chỉ thường sử dụng trongnhững trường hợp sau:
- Thanh toán bằng chuyển tiền thường áp dụng cho các hợp đồng mà hai bên cómối quan hệ lâu năm và có tín nhiệm với nhau.
- Thanh toán bằng chuyền tiền thường sử dụng trong phi mậu dịch, chuyển tiền ranước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư, hoặc để chuyển lợi nhuận về nước,chuyển kiều hối.
Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới sử dụng chủ yếu hai phương thứcchuyển tiền sau:
- Chuyển tiền bằng thư : là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của
Ngân hàng chuyển tiền được chuyển tiền bằng thư cho Ngân hàng trả tiền chongười thụ hưởng.
- Chuyển tiền bằng điện : là hình thức chuyển tiền, trong đó lện thanh toán của
Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho Ngânhàng trả tiền cho người thụ hưởng bằng telex hay mạng swift.
1.4.1.2 Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
- Ưu điểm :
Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là phương thức đơn giản, thuận tiện nhấttrong tất cả các phương thức thanh toán quốc tế,trong phương thức này ngânhàng chỉ đóng vai trò trung gian còn người mua và người bán thanh toán trực tiếpcho nhau.
- Nhược điểm : Phương thức thanh toán này mang lại lợi thế cho bên nhập khẩu
do đó nó đem lại rủi ro khá cao cho bên xuất khẩu, vì nếu áp dụng phương thứcthanh toán này thì việc thanh toán sẽ được thực hiện sau khi việc giao hàng đãthực hiện xong khi đó việc có thanh toán hay không phụ thuộc rất nhiều vào thiện
Trang 16chí của nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu có thể không tiến hành việc chuyển tiềnhoặc cố tình chuyển tiền muộn so với cam kết trong hợp đồng để chiếm dụngvốn của nhà xuât khẩu, ngân hàng không có vai trò là gì và cũng không phải chịutrách nhiệm gì khi họ đã thực hiện xong việc chuyển tiền.
Quy trình chuyển tiền.
Hình 1.1 : Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam thực hiện việc chuyển tiềntheo quy trình sau:
Bước 1 : Sau quá trình đàm phán, thương thảo, hai bên (bên nhập khẩu và bênxuất khẩu) sẽ kí kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc giaohàng hóa, dịch vụ, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ như : hóa đơn thươngmại, vận đơn,…cho nhà nhập khẩu.
Bước 2 : Khi nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, bên nhập khẩu sẽ kiểmtra bộ chứng từ nếu thấy bộ chứng từ phù hợp (hoặc khi đã nhận được hàng hóa)thì nhà nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (trong trườnghợp có tài khoản tại Ngân hàng) hoặc mang tiền mặt (nếu không có tài khoản tạiNgân hàng) tới ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền.
Bước 3 : Sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết và các điều kiện chuyển tiền theoquy định, nếu Ngân hàng thây rằng khách hàng có đủ khả năng thanh toán và có
Ngân hàng trả tiền
Ngân hàng chuyển tiền
Người thụ hưởng
Người chuyển tiền
(3)
Trang 17đủ giây tờ hợp lệ sẽ tiến hành việc chuyển tiền và gửi thông báo về việc đãchuyểnt tiền cho người chuyển tiền.
Bước 4 : Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiến tới Ngân hàng đại lýtại nước ngoài để chuyển trả tiền cho người thụ hưởng.
Bước 5 : Ngân hàng đại lý ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thờigửi giấy báo có cho người thụ thưởng (nếu người thụ hưởng có tài khoản tạiNgân hàng đại lý) hoặc gửi giấy báo yêu cầu nhận tiền (nếu người thụ hưởngkhông có tài khoản tại Ngân hàng đại lý).
{8},: trích tài liệu (7).
Phương thức nhờ thu được sử dụng khi người mua và người bán thốngnhất với nhau là sử dụng phương thức khi kí kết hợp đồng thương mại, và nó làmột điều khoản được ghi trong hợp đồng thương mại.
Phương thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn phương thức chuyển tiền,nhưng chi phí lại không lớn bằng khi thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ.
1.4.2.2 Phân loại
Thực chất của việc nhờ thu là quá trình Ngân hàng thu hộ từ người mua để trảcho người bán Tùy thuộc vào mức độ tin cậy giữa người mua và người bán mà
Trang 18người bán có thể trao tòan bộ chứng từ cho người mua hoặc chỉ trao một phầnnàp đó mà thôi, phần còn lại sẽ được trao khi thanh toán xong.
Căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu người ta chia phương thức nhờ thu làmhai loại : là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
1.4.2.2.1 Nhờ thu phiếu trơn
“Nhờ thu phiếu trơn là một phương thức TTQT trong đó người bán sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ủy thác cho Ngân hàng thu hộtiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra và các chứng từ tài chínhcòn các chứng từ thương mại thì được gửi thẳng tới người mua không thông quaNgân hàng”.{9}
{9}: trích tài liệu (7).
Thực chất của phương thức này là việc ngân hàng được người bán ủyquyền thu tiền hộ tiền từ người mua, nhưng ngân hàng không được người muagiao cho bất cứ giấy tờ hóa đơn thương mại nào, mà chỉ dựa vào hối phiếu dongười bán lập ra để đòi tiền người mua Do đó, phương thức cũng có rủi ro rấtcao cho người xuất khẩu vì họ không có bất kì chứng từ hóa đơn thương mại nàotrong tay, nên khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên họ thường là người chịu phầnthiệt thòi hơn.
Quy trình thanh toán.
(3) (4)
Ngân hàng thu hộ
Ngân hàng nhờ thu
Người mua (1) Người bán
(8)
(2)
Trang 19Hình 1.2 Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn
Thông thường, quy trình thanh toán của một quá trình nhờ thu như sau:
- Bước 1 : Người bán và người mua kí kết hợp đồng kinh tế, trong đó điều khoảnthanh toán có ghi là áp dụng phương thức “ Nhờ thu phiếu trơn”.
- Bước 2 : Người bán gửi hàng hóa, sau đó hoàn thành bộ chứng từ thương mạigửi trực tiếp cho người mua.
- Bước 3 : người bán gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng với các chứng từ tài chínhcho NHNT để thu tiền từ người mua.
- Bước 4 : NHNT gửi thư ủy nhiệm nhờ thu kèm với các chứng từ tài chính tớiNHTH để thu tiền từ người mua.
- Bước 5 : NHTH thông báo cho người mua và yêu cầu người mua thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán.
- Bước 6 : Người mua sau khi kiểm tra thì trả tiển ngay hoặc chấp nhận trả tiền.- Bước 7 : NHHT chuyển tiền hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT.- Bước 8 : NHNT chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận thanhtoán cho người bán.
1.4.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ
Để khắc phục nhược điểm của phương thức nhờ thu phiếu trơn, người tađã đưa ra sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ Trong phương thức này,người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua, ngân hàng đượcngười bán giao cho các chứng từ hóa đơn thương mại và ngân hàng chỉ trao bộchứng từ đó cho người mua khi họ đã thanh toán hoặc cam kết thanh toán tại mộtthời điểm nhất định trong tương lai.
“Nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức nhờ thu, trong đó người bánủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền từ người mua không những căn cứ vào hốiphiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ kèm theo (các chứng từ thương mại cóhoặc không có các chứng từ tài chính) NHTH chỉ trả bộ chứng từ cho ngườimua hàng khi người này đã trả tiền, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiệncác điều kiện khác đã quy định trong Lệnh nhờ thu”
Trang 20{10}: trích tài liệu (7)
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu kèm chứng từ được mô tảtheo hình 1.3
Hình 1.3 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được diễn giải như sau:
- Bước 1: Sau khi thương thảo người bán và người mua kí kết hợp đồng mua bán,trong đó có điều khoản thanh toán bằng phương thức “nhờ thu kèm chứng từ”.- Bước 2 : Người bán gửi hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua.
- Bước 3 : Người bán lập hối phiếu đòi tiền người mua cùng với bộ chứng từ đầyđủ (chứng từ thương mại và các chứng từ tài chính, nếu cần) ủy thác cho Ngânhàng của mình đòi tiền hộ mình bằng cách nhờ thu.
- Bước 4 : NHNT lập lệnh nhờ thu cùng các chứng từ cho NHTH để thu hộ tiềntừ người mua.
- Bước 5 : NHTH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, gửi thông báo yêu cầu thanh toáncùng với hối phiếu yêu cầu người mua thanh toán.
- Bước 6 : Người mua chấp nhận thanh toán ngay (bằng hối phiếu trả ngay, séchoặc kỳ phiếu) hoặc chấp nhận hối phiếu.
(2) (7) (6)
Người mua
Ngân hàng thu hộ
Ngân hàng nhờ thu
Người bán
(9)
Trang 21- Bước 7 : NHTH gửi trả bộ chứng từ cho người mua.
- Bước 8 : NHTH chuyển tiền thu được (trong trường hợp người mua trả ngay)hoặc gửi hối phiếu (trong trường hợp hối phiếu đã được chấp nhận) cho NHNT.- Bước 9 : NHNT chuyển trả tiền thu được hoặc hối phiếu đã được kí chấp nhậnthanh toán cho người bán
1.4.3.Phương thức tín dụng chứng từ
1.4.3.1 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhấthiện nay vì nó quy tụ được rất nhiểu ưu điểm của các phương thức khác.
“ Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức TTQT, là sự thỏa thuận,
trong đó NHPH (Ngân hàng mở thu tín dụng) thực hiện theo yêu cầu của kháchhàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) là sẽ phát hành một bức điện (gọi là L/C),theo đó NHPH cam kết là sẽ trả tiền cho bên thứ ba (người hưởng lợi) hoặc chấpnhận hối phiếu của người này khi người này xuất trình bộ chứng từ thanh toánđầy đủ và phù hợp với các điều khoản của L/C cho NHPH” {11}
{11}: trích tài liệu (7)
Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng không chỉ đóng vai tròchung gian giữa người mua và người bán nữa mà đóng vai trò là người quản lý,tổ chức trả tiền, đại diện cho người mua thanh toán tiền hàng cho người bán, làngười bảo đảm cho việc thanh toán được thực hiện (vì nếu người mua khôngthanh toán thì Ngân hàng phải có trách nhiệm phải thanh toán khi người bán xuấttrình bộ chứng từ phù hợp) và bảo đảm cho việc cung cấp hàng hóa một cách đầyđủ khi đến tay người mua ( vì nếu không cung cấp hàng hóa đầy đủ thì người bánkhông thể xuất trình bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của L/C do đó họ không thểlấy được tiền).
1.4.3.2 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ.
Ưu điểm : Đây là phương thức tốt nhất trong tất cả các phương thức TTQT hiện nay,nó bảo đảm được quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu, đó là nhà
Trang 22xuất khẩu chắc chắn sẽ thu được tiền hàng nếu giao hàng đầy đủ và hoàn thànhđược bộ chứng từ đầy đủ và hoàn hảo (vì có sự cam kết thanh toán từ phía Ngânhàng là sẽ trả tiền cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu thực hiện đúng các điềukhoản trong L/C) Ngoài ra,nếu nhà xuất khẩu muốn lấy tiền trước thời hạn thì cóthể thực hiện chiết khấu hàng xuất nếu xuất trình bộ chứng từ đầy đủ với Ngânhàng Và quyền lợi của nhà nhập khẩu thể hiện ở chỗ, nếu nhà xuất khẩu khôngxuất khẩu đúng chủng loại hàng hóa, đúng số lượng hàng hóa theo như cam kếttrong hợp đồng thì họ sẽ không có được bộ chứng từ hoàn hảo, do đó họ khôngthể được ngân hàng thanh toán (trừ trường hợp được sự đồng ý của nhà xuất khẩulà cho phép thanh toán trong trường hợp có sai xót như vậy).
Ngoài ra, khi sử dụng phương thức này, nó giúp cho người nhập khẩu tiết kiệmđược thời gian do việc thanh toán được giao cho Ngân hàng thực hiện tất cả vàhạn chế rủi ro từ phía người bán đem lại do ngươì bán không thực hiện đúng camkết.
Nhược điểm :
Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là Ngân hàng chỉ có thể giúpnhà nhập khẩu kiểm tra trên bề mặt của chứng từ chứ không thể kiểm tra thựctrạng hàng hóa bên trong khi nó đã được bao gói Do đó, có tình trạng là ngườixuất khẩu lừa nhà nhập khẩu và Ngân hàng.
Ngoài nhược điểm trên, phương thức này còn có nhược điểm là nếu ngườinhập khẩu không có thiện chí làm ăn hoặc có ý muốn phá vỡ hợp đồng bằng cáchkhông chấp nhận những lỗi sai xót rất nhỏ trong bộ chứng từ do đó nó thể đem lạibất lợi cho nhà xuất khẩu.
1.4.3.3 Nội dung của phương thức tín dụng chứng từ
Nội dung chủ yếu thể hiện trong phương thức tín dụng chứng từ là thư tíndụng Thư tín dụng là cốt lõi trong phương thức tín dụng chứng từ, nó là xươngsống trong việc xác lập cũng như thực hiện việc thanh toán theo phương thức tíndụng chứng từ.
Trang 23 Thư tín dụng (L/C):” là một văn bản (một chứng thư) do Ngân hàng mở
L/C phát hành theo yêu cầu của người xin mở L/C ( người nhập khẩu ), trong đóNgân hàng mở L/C cam kết là nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phùhợp với các điều khoản của L/C thì sẽ thanh toán đầy đủ cho họ (theo như sốtiền trong L/C có ghi)” {12}
{12}: trích tài liệu (7).
Nội dung chính của thư tín dụngThư tín dụng thường gồm các nội dung sau :
- Số hiệu, địa điểm và ngày phát hành L/C.
- Tên và địa chỉ của những người có liên quan, gồm :+ Người yêu cầu mở L/C.
- Thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng.
- Những nội dung liên quan đến hàng hóa, vận tải và giao nhận hàng hóa.- Những chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình.
- Sự cam kết trả tiền, chữ kí của Ngân hàng mở L/C Phân loại L/C.
Tùy theo mục đích sử dụng, và tùy thuộc vào các điều kiên đi kèm theo nómà người ta phân chia L/C thành nhiều loại khác nhau Tuy nhiên, Hiện naytrong TTQT người ta sử dụng chủ yếu các loại L/C sau:
- L/C có thể hủy ngang : là loại L/C mà sau khi đã được mở ra, người mở L/C
vẫn có quyền yêu cầu NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần có sựchấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng.
Trang 24- L/C không hủy ngang : Là loại L/C mà khi đã mở rồi thì Ngân hàng mở L/c
không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu nhưkhông có sự đồng ý của các bên liên quan (đó là người thụ hưởng và NHXH).
Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán vìngười nhập khẩu không thể đơn phương hủy bỏ L/C nếu như không có sự đồng ýcủa người xuất khẩu, do đó nó bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu.
- L/C không hủy ngang có xác nhận : Là loại L/C không thể hủy ngang, trong
đó nó được một Ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền cho L/C này theo yêucầu của Ngân hàng đã mở nó
Nếu như NHPH không thể thanh toán thì NHXN phải thanh toán cho L/Cđó, trách nhiệm của NHXN và NHPH là như nhau trong việc trả tiền, do đóNHPH phải trả một khoản phí xác nhận và thường phải kí quỹ tại NHXN.
L/C này là loại L/C bảo đảm nhất cho nhà xuất khẩu vì họ có tới hai Ngânhàng đứng ra cam kết trả tiền cho họ.
Trong thực tế việc yêu cầu mở loại L/c không do xuất phát từ phía ngườimở mà xuát phát từ yêu cầu của người hưởng lợi khi họ nghi ngờ khả năng thanhtoán, cũng như uy tín của NHPH hay họ nghi ngờ về việc có thể xảy ra sự bất ổnvề chính trị của nước người mua, do đó người bán yêu cầu phải có xác nhận củaNgân hàng thứ hai nằm ngoài nước của người bán (Là một Ngân hàng có uy tínhơn) xác nhận cho L/C đó
- L/C hủy ngang miễn truy đòi : là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được
thanh toán tiền hàng thì Ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại khoản tiềnđó trong bất cứ trường hợp nào.
- L/C có thể chuyển nhượng : là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó có quy
đinh người thụ hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu Ngân hàng mở L/C chuyểnnhượng cho một hhay nhiều người khác toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên L/C Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần mà thôi, Chi phí chuyểnnhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chi trả.
Trang 25- L/C tuần hoàn : Là loại L/C không thể hủy ngang, mà sau khi nó đã được sử
dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực của lần đó thì nó lại (tựđộng) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng, được tuần hoàn trong một thờihạn nhất định cho đến khi nào tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện xong.
- L/C giáp lưng : Người xuất khẩu sau khi đã nhận được L/C do người nhập
khẩu mở cho mình, thì đem đi thế chấp để mở một L/C khác có nội dung tươngtự như L/C mang đi thế chấp cho một người khác hưởng L/C được mở sau nàygọi là L/C giáp lưng Còn L/C mang đi thế chấp gọi là L/C chủ.
- L/C dự phòng : Để bảo đảm quyền lợi cho nhà nhập khẩu trong trường hợp
người xuất khẩu đã nhận được L/C, và các khoản tiền ứng trước, tiền đặt cọc màkhông giao hàng hoặc không có khả năng giao hàng thì Ngân hàng của ngườixuất khẩu mở một L/C trong đó cam kết là sẽ thanh toán lại cho nhà nhập khẩunếu như người xuất khẩu không thể hoàn thành nghĩa vụ giao hàng L/C do Ngânhàng của người xuất khẩu mở ra được gọi là L/C dự phòng.
- L/C đối ứng : là L/C được mở ra để đối ứng với một L/C khác , L/C này chỉ có
hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở.
- L/C điều kiện đỏ : là L/C mà trong đó NHPH cho phép NHTB ứng trước cho
người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuấthàng hóa theo như điều khoản trong L/C đã mở.
Quy trình thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ
Trang 26Hình 1.4 Quy trình thanh toán bằng L/C.
Việc thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ được thựchiện qua những bước sau:
- Bước 1 : Người bán và người mua kí kết hợp đồng mua bán.
- Bước 2 : Sau khi kí hợp đồng, người mua đến Ngân hàng xin mở L/C.
- Bước 3 : Ngân hàng mở L/C thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến ngânhàng thông báo L/C ở nước của người bán.
- Bước 4 : Sau khi nhận được thông báo, ngân hàng thông báo L/C chuyển thôngbáo cho người bán toàn bộ nôi dung thông báo về việc mở L/C và khi nhận đượcL/C chín thức thì gửi ngay cho người bán.
- Bước 5 : Người bán sau khi kiểm tra L/C được chuyển đến cho mình, nếu chấpnhận được L/C thì tiến hành việc giao hàng, nếu thấy không chấp nhận được thìthông báo cho Ngân hàng, yêu cầu họ sửa đổi hoặc bổ sung L/C cho phù hợp vớihợp đồng đã kí.
- Bước 6 : Sau khi giao hàng xong, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C đã ghi, thông qua ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ tới Ngân hàngmở L/C.
- Bước 7 : Khi nhận được bộ chứng từ từ người bán, ngân hàng thông báo gửi bộchứng từ sang cho ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(2) (10) (11)(4) (6) (9)(3)
(7)
(8)
Trang 27- Bước 8 : Ngân hàng mở L/C sau khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàngthông báo, sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hànhchuyển tiền tới Ngân hàng thông báo Nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanhtoán và gửi trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng thông báo.
- Bước 9 : Nếu nhận được tiền thanh toán thì ngân hàng thông báo sẽ thanh toáncho người bán, nếu không thì sẽ gửi trả lại bộ chứng từ cho người bán.
- Bước 10 : Sau khi thanh toán tiền hàng cho người bán, ngân hàng mở L/C đòitiền người mở L/C, nếu nhận được tiền thì trả bộ chứng từ cho người mua.
- Bước 11 : Người mua kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp vớiL/C thì trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp thì có quyềnkhông thanh toán.
Trang 281.4.4 Một số phương thức thanh toán khác
1.4.4.1 Phương thức ứng trước
Đây là phương thức thanh toán trong đó người mua hàng thường ứng trướcmột số tiền nhất định hoặc toàn bộ tiền hàng cho người bán để người bán có đủvốn để có thể thu mua, sản xuất được số hàng đó và để làm tăng uy tín của ngườimua đối với người bán
Như vậy, “phương thức ứng trước là phương thức trong đó người mua khi chấpnhận giá hàng của người bán bằng một đơn đặt hàng chắc chắn (không thể hủybỏ) sẽ đồng thời chuyển tiền để thanh toán toàn bộ hay một phần tiền hàng chongười bán, điều đó có nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa đượcngười bán chuyển giao cho người mua” {13}
{13}; trích tài liệu (1).
Đây là phương thức rất ít được sử dụng hiện nay, vì nó có rất nhiều rủi rođối với cả người bán lẫn người mua hàng Người mua hàng sau khi thanh toántiền hàng cho người bán có thể gặp phải rủi ro là không nhận được hàng hóa dogiá cả hàng hóa đột ngột tăng giá, do khan hiếm hàng hóa hoặc nhận được hàngkém chất lượng nhưng do vì đã thanh toán đầy đủ tiền hàng nên người mua rấtkhó khăn trong việc yêu cầu người bán thực hiện đúng trong hợp đồng đã kí.
Bên cạnh đó người bán cũng có thể gặp phải rủi ro là vì tin tưởng rằngngười mua đã thanh toán trước một số tiền nhất định nên họ an tâm trong việc thugom, sản xuất hàng hóa nhưng vì một vài lý do nào đó mà người mua không chịunhận hàng và thanh toán số tiền còn lại gây ứ đọng vốn cho người bán vì họ đãbỏ ra rất nhiều chi phí cho việc thu gom, sản xuất chỗ hàng đó trong khi đó hànghóa lại không được người mua chấp nhận và họ phải mất rất nhiều công sức đểtìm được người mua số hàng đó và thường họ chỉ bán được số hàng đó thấp hơngiá trị thực tế.
Mục đích của việc thanh toán trước.
Nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu Thông thường trường hợpnày xảy ra khi người mua và người bán đã làm ăn lâu dài với nhau, do đó họ đã
Trang 29tin tưởng lẫn nhau Khi người mua có đơn đătc hàng lớn, nhưng người bán khôngcó đủ vốn để sản xuất và thu mua hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau dể ngườimua ứng trước tiền cho người bán (còn gọi là cấp tín dụng) để người bán có thểcó đủ vốn để hoạt động sản xuất hay thu mua, đổi lại người mua do đã ứng trướctiền nên được giảm giá mua hàng so với việc mua hàng trả tiền sau.
Nhà nhập khẩu ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với tính chất là tiền đặtcọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng Trường hợp này thường xảy ra khi hai bênchưa có quan hệ làm ăn trước đó Nhà sản xuất (người bán hàng) thường yêu cầungười mua hàng đặt trước một khoản tiền để đảm bảo, sau đó người bán hàngmới tiến hành giao hàng.
1.4.4.2 Phương thức ghi sổ
Khác với những phương thức sử dụng ở trên, trong phương thức này chỉ sựtham gia của hai bên thanh toán là người bán và người mua mà không có sự thamgia của ngân hàng với chức năng là người thực hiện việc thanh toán.
“Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán, mà trong đó người bánmở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàngthì ghi Nợ tài khoản chi bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi, đến từng địnhkỳ nhất đinh (như đã thỏa thuận) người mua sẽ trả phải thanh toán các khoản nợnày” {14}
{14}; trích tài liệu (1).
Thực chất, phương thức này là phương thức ngược lại với phương thứcthanh toán ứng trước Trong phương thức ứng trước thì người bán nhận được mộtphần hoặc toàn bộ số tiền trước khi giao hàng còn trong phương thức này thìngười bán chỉ ghi nợ cho người mua vào một cuốn sổ theo dõi còn tiền sẽ đượcthanh toán sau đó.
Trang 30 Quy trình thanh toán
Hình 1.5 Quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ
Đây là phương thức thanh toán mà ngân hàng chỉ có nghĩa vụ thực hiện việc chuyển tiền cho người bán sau khi người mua đã nhận được tiền Quy trình thanh toán được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1 : Người mua và người bán kí kết hợp đồng mua bán.
Bước 2: Người bán giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua, đồngthời gửi chứng từ cho người mua.
Bước 3 : Sau khi giao hàng, người bán báo nợ trực tiếp cho người mua Bước 4 :Khi đến kì hạn, người mua dùng phương thức chuyển tiền để thanh toán tiền trảngười bán.
1.5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNQUỐC TẾ.
1.5.1.Các yếu tố khách quan.
1.5.1.1.Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Hiện nay chính phủ đang áp dụng rất nhiều chính sách để làm hành lang
pháp lý cho hoạt động TTQT Các chính sách được đưa ra có chính sách đem lại
ảnh hưởng tích cực tới TTQT nhưng có những chính sách gây ảnh hưởng xấu làmcản trở hoạt động TTQT phát triển bởi vì hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô
Ngân hàng bên bán
Ngân hàng bên mua
Người bán Người mua
(4)
Trang 31của nhà nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ngoạithương do đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT : như các chính sách vềthuế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chínhsách ngoại hối…
Do đó, nếu nhà nước đưa ra được các chính sách đúng đắn và kịp thời sẽđem lại ảnh hưởng tốt làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa trong nước,giúp cho hoạt động TTQT có thể phát triển tốt Ngược lại nếu đưa ra chính sáchkinh tế không hợp lý như: chính sách thuế quá nặng sẽ không khuyến khích xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu làm giảm hoạt động TTQT, tương tự đó nếu nhà nước đưara các chính sách quản lý ngoại hối không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cânthanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiế đến khả năng cân đối ngoại tệ trong nước dođó không thể đáp ứng nhu cầu TTQT của các Ngân hàng.
1.5.1.2 Sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
Tình hình thương mại của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngTTQT của các Ngân hàng thương mại tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tếlại chịu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như các nhân tố thuộcmôi trường kinh tế, chính trị luật pháp, xã hội…do đó, nếu quốc gia nào có môitrường kinh tế chính trị ổn định, môi trường xã hội an ninh thì sẽ thu hút đượcnhiều các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đầu tư máy móc sản xuất hànghóa làm cho thương mại quốc tế của quốc gia đó phát triển Thương mại quốc tếphát triển kéo theo sự phát triển hoạt động TTQT của quốc gia đó phát triển theo,ngược lại nếu thương mại quốc tế không phát triển hoặc phát triển chậm thì sẽlàm thu hẹp hoạt động TTQT của quốc gia nói chung và của các Ngân hàngthương mại nói riêng.
1.5.2 Các nhân tố chủ quan.
1.5.2.1 Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên
Uy tín của các Ngân hàng về hoạt động TTQT phần lớn do trình độ nghiệpvụ của các thanh toán viên tạo nên Nếu một Ngân hàng có đội ngũ thanh toánviên giỏi về nghiệp vụ, nắm bắt thông tin tốt, nhanh nhạy, bảo đảm việc tư vấn
Trang 32cho khách hàng sử dụng sản phẩm hiệu quả sẽ đem lại uy tín cho Ngân hàngcũng như cho bộ phận TTQT Bởi vì, thanh toán viên là người trực tiếp gặp gỡvới khách hàng, trực tiếp nhận bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ và thực hiệncác nghiệp vụ có liên quan, do đó họ tạo nên hình ảnh của Ngân hàng đối vớikhách hàng Hình ảnh của Ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng càng tốt đẹp thìuy tín của Ngân hàng càng được khẳng định hơn và như vậy, sẽ càng nhiềukhách hàng tìm đến Ngân hàng hơn nữa.
1.5.2.2 Trình độ hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng
Kết quả của một vụ mua bán ngoại thương được thể hiện thông qua việcthanh toán hay nói cách khác để có một vụ mua bán thành công thì ngoài việcthương thảo thành công còn cần phải có việc thanh toán thành công Nhưng hiệuquả của việc thanh toán lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ am hiểu các kiếnthức TTQT của khách hàng khi tiến hành các giao dịch thanh toán tại Ngân hàng,nếu khách hàng có kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ trong lĩnh vực thanh toánquốc tế thì sẽ giúp cho việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, hạn chếđược những tranh chấp không đáng có xảy ra sau này từ đó giảm thiểu được rủiro cho Ngân hàng
1.5.2.3 Mạng lưới các ngân hàng đại lý
Với một Ngân hàng có hệ thống đại lý rộng thì Ngân hàng thương mại đócó điều kiện để thực hiện làm đại lý cho các Ngân hàng đối tác, do đó có thể tăngthu từ việc thực hiện các dịch vụ ủy thác của Ngân hàng đại lý của mình, mởrộng nghiệp vụ TTQT như : trở thành Ngân hàng thu hộ, Ngân hàng bảo lãnh hayNgân hàng chiết khấu…ngược lại, nếu một Ngân hàng có hệ thống đại lý ít ỏi vàhạn chế thì các Ngân hàng rất khó để có thể thực hiện được các nghiệp vụ TTQTcủa mình một cách thông suốt do các Ngân hàng nước ngoài có thể từ chối thựchiện các giao dịch họ không có quan hệ đại lý trước đó với Ngân hàng đó.
Trang 331.6 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNQUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆNNAY
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tếViệt Nam nói riêng đang diễn ra rất mạnh mẽ làm tác động đến việc giao lưubuôn bán giữa các nước làm cho các hoạt động trao đổi, buôn bán, giữa các nướcdiễn ra hết sức mạnh mẽ nhờ đó làm cho hoạt động TTQT cũng theo đó mà pháttriển.
Việt Nam vừa ra nhập WTO, trong vài năm tới theo tiến trình cam kết củaViệt Nam với WTO thì nước ta phải mở cửa hoàn toàn ngành Ngân hàng Do đóngành Ngân hàng phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những nguồn lực cần thiết để cóthể cạnh tranh được với các Ngân hàng nước ngoài vốn đã sẵn có tiềm lực vềvốn, công nghệ, nhân lực Để làm được điều đó các Ngân hàng trong nước cầnnâng cao trình độ cán bộ công nhân viên hoạt động trong nghành Ngân hàng,nâng cao chất lượng, phát triển, hoàn thiện các dịch vụ sẵn có, và cung cấp thêmmới các dịch vụ trong đó có dịch vụ TTQT.
Hơn nữa, hoạt động TTQT hiện đang là một trong những hoạt động manglại doanh thu rất lớn cho các Ngân Hàng của Việt Nam hiện nay, do đó việc nângcao chất lượng hoạt động TTQT là vấn đề cấp bách cần được thực hiện ngay củacác Ngân hàng thương mại.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về các vấn đề lýthuyết có liên quan đến hoạt động TTQT từ các khái niệm chung nhất vềTTQT đến vai trò của hoạt động TTQT, và khái quát về các phương thứcTTQT cụ thể mà chúng ta đang sử dụng hiện nay, trong chương này tôi dãđưa ra ưu nhược điểm của từng phương thức để có thể dễ dàng lựa chọnphưong thức thanh toán tốt nhất, đồng thời cũng đưa ra các nhân tố tác độngđến hoạt động TTQT
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt độngTTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong thời gian gần đây.
Trang 34CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI.
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
- Tên ngân hàng :Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội - Tên giao dịch : NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
- Trụ sở : Toà nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân.- Ngày thành lập : 12/3/2001.
- Số quyết định : Theo Quyết Định số 48/NHNo/QĐ-HĐQT của Hội Đồng QuảnTrị Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
- Cơ quan chủ quản : Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
-Qui mô lúc thành lập : Khi mới thành lập, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có tổngsố vốn là 631 tỷ đồng, với tổng số 36 cán bộ, công nhân viên.
- Quá trình hình thành và phát triển :
NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết Định số48/NHNo/QĐ HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nông NghiệpViệt Nam, đặt trụ sở chính tại toà nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân.
Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, các hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Nam Hà Nội luôn phát triển rất nhanh chóng và liên tục qua các năm Dohoạt động kinh doanh liên tục được mở rộng , phát triển, luôn luôn quản lý chặtchẽ các khoản chi phí, sử dụng tốt các khoản vốn huy động được cũng như cáckhoản vốn tự có, sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí, ngoài ra chi nhánh luônchú trọng triển khai mở rộng mạng lưới các chi nhánh, luôn đổi mới các dịch vụtheo hướng hiện đại, đổi mới các phương thức quản lý điều hành Đến nay, chi
Trang 35nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang tiến bước những bước vững chắc đếntương lai.
Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Hiện nay, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có một giám đốc và 3 phó giámđốc phụ trách các mảng hoạt động khác nhau, ngoài ra còn có sáu phòng chức
năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau :
- Giám đốc : Là người có quyền hành cao nhất trong NHNo & PTNT Nam Hà
Nội, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và HĐQT về tất cả các hoạt độngkinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội Giám Đốc là người quản lý chungtất cả các mặt của ngân hàng, nhưng chỉ quản lý trực tiếp 2 phòng quan trọng
Giám đốc
Các chi nhánh cấp hai và các phòng giao dịch
TP Kế Toán- Ngân Quỹ
TP Tín Dụng
TP thanh Toán Quốc
TP NV- KH Tổng
TP KT- KT nội bộ
Trang 36nhất là phòng NV-KH tổng hợp và phòng KT-KT nội bộ, còn các phòng ban cònlại giao cho các Phó Giám Đốc trực tiếp quản lý
- Phó Giám Đốc 1 : Là người giúp việc cho Giám Đốc,trực tiếp quản lý phòng
Hành Chính và phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Chịu trách nhiệm trước Giám Đốcvề tình hình hoạt động của 2 phòng Hành Chính và Kế Toán – Ngân Quỹ
- Phó Giám Đốc 2 :Cũng là người giúp việc cho Giám Đốc trong việc điều hành
phòng Tín Dụng Trực tiếp quản lý phòng Tín Dụng, chịu trách nhiệm trướcGiám Đốc về tất cả các hoạt động kinh doanh của Phòng Tín Dụng.
- Phó Giám Đốc 3 : Giúp việc cho Giám Đốc, có trách nhiệm giúp Giám Đốc
trong việc quản lý phòng Thanh Toán Quốc Tế, Trực tiếp quản lý phòng ThanhToán Quốc Tế, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tình hình hoạt động củaphòng Thanh Toán Quốc Tế.
Các phòng ban :
- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu đề
xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn của khu vực mình đảmtrách Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đồng thời tổng hợptheo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và cân đối, sử dụng các nguồn vốn vàthực hiện các nhiệm vụ do giám đốc chi nhánh giao cho.
- Phòng Thanh toán quốc tế:: Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và
thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnhngoại tệ, tín dụng có liên quan đến TTQT, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ kiềuhối và chuyển tiền, mở tài khoản cho khách hàng người nước ngoài Thực hiệncông tác TTQT thông qua mạng SWIFT của NHNo & PTNT Việt Nam Và thựchiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.
- Phòng tín dụng: Nhiệm vụ trực tiếp là tham mưu cho Giám Đốc và các Phó
Giám Đốc về lĩnh vực hoạt động của mình, và nghiên cứu xây dựng chiến lượckhách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất cá chính sách ưu đãi đối vớitừng nhóm khách hàng Phân tích, lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn và đạt
Trang 37hiệu quả cao Thực hiện các dự án, các chương trình thuộc nguồn vốn trong vàngoài nước.
- Hành chính – Nhân sự: Có nhiệm vụ xây dựng các chương trình công tác theo
từng thờ kỳ của chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên theo dõi và đôn đốc việcthực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt Lưu trữ các văn bản phápluật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT ViệtNam Thực hiện việc quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện việc sữa chữa tàisản cố định… Chăm lo đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho toàn thể nhânviên của chi nhánh đồng thời thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và
thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam.Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính,quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phêduyệt Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tham mưu cho giám đốc các chinhánh cấp II Tổng hợp và lưu trữ tài liệu về hạch toán, kế toán, các báo cáo thưoquy định Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.
- Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý
phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT ViệtNam và đặc điểm cụ thể của đơn vị Phải tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo kiểm tra,kiểm toán Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo chương trình công táckiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, đồngthời phải thực hiện việc tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết đơn thưthuộc thẩm quyền, chống tham ô lãng phí, và thực hiện các nhiệm vụ do giámđốc giao
Ngoài ra, hiện nay chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội còn có ba chinhánh và bốn phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của chi nhánh Nam hànội.
Trang 382.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động quan truyền thống và là hoạt động quan trọng nhất củaNHNo&PTNT Nam Hà Nội Hầu hết, nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cóđược thông qua hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong khu vựcngân hàng hoạt động Hiện nay tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã cung cấp hầunhư đầy đủ các loại hình dịch vụ huy động vốn như: huy động từ các cá nhân, tổchức, doanh nghiệp…
Chuyển tiền trong nước
Hiện nay, ngân hàng cung cấp hai dịch vụ là dịch vụ chuyển tiền đến từ tấtcả các ngân hàng trên thế giới và dịch vụ chuyển tiền đi tới hơn 220 ngân hàngđại lý tren toàn thế giới.
Dịch vụ ngân quỹ
Ngân hàng hiện đang cung cấp khá nhiều loại hình dịch vụ ngân quỹ như:dịch vụ cầm cố giấy tờ có giá, dịch vụ đổi tiền, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ kinhdoang ngoại tệ và một số dịch vụ khác.
Các Nghiệp vụ bảo lãnh
Ngân hàng hiện đang là một trong những ngân hàng uy tín nhất Việt Namhiện nay trong lĩnh vực bảo lãnh để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạtđộng đầu tư Ngân hàng đang cung cấp một số hoạt động bảo lãnh: bảo lãnh đểvay vốn thực hiện dự án, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, xác nhận bảo lãnh….
Hoạt động thanh toán quốc tế.
Đây là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận khá cao cho ngân hàng,do đó đây cũng là hoạt động được chú trọng phát triển tại NHNo&PTNT Nam HàNội.
Dịch vụ khác
Trang 39Ngoài các dịch vụ trên, NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn cung cấp thêm một sốdịch vụ khác như: dịch vụ thẻ, dịch vụ ATM, dịch vụ đăng kí trực tuyến…
2.1.3 Tình hình lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những nămgần đây.
Tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn có sự biến động về tổng số lao độngvì luôn có sự luân phiên thay đổi cán bộ tại chi nhánh Nam Hà Nội đi các chinhánh khác, tuy nhiên sự biến động đó là không đáng kể và luôn có sự bổ sungcán bộ kịp thời từ trụ sở chính cũng như từ các chi nhánh khác tới.
Trong năm 2005, tại chi nhánh có tổng số 129 người trong biên chế chínhthức, đến năm 2006 có 131 người và tăng lên 151 người năm 2007
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm2005 - 2007.
Sốlượng( người)
Tỷ trọng(%)
Số lượng( người)
Tỷ trọng(%)Theo độ
20-35 62 48.1 62 47.4 74 4935-50 35 27.1 36 27.4 41 27.2Trên 50 32 24.8 33 25.2 36 23.8Theo giới
Nam 38 30.2 42 32.1 46 30.5Nữ 91 69.7 91 67.9 105 69.5Theo trình
Đại Học 27 20.9 23 17.5 29 19.2Đại Học 91 70.6 96 73.3 103 68.2
Trên Đại
Học 11 8.5 12 9.2 19 12.6
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của NHNo&PTNT Nam Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy rằng, trong năm 2005, 2006 tình hình lao độngtrong NHNo&PTNT Nam Hà Nội có sự biến động không lớn Nhưng đến năm2007 thì số lao động chính thức của chi nhánh tăng lên đáng kể có điều đó là do
Trang 40trong năm 2007, chi nhánh đã mở rộng hoạt động của phòng TTQT và phòng tíndụng lam cho nhu cầu lao động tăng lên rõ rệt làm tăng tổng số lao động của chinhánh
NHNo&PTNT Nam Hà Nội tỉ lệ cán bộ công nhân viên trong độ tuổi từ 20- 35 chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động theo độ tuổi, trong 3 năm độ tuổinày giao động trong khoảng từ 47.4% - 49%, tiếp đó là độ tuổi từ 35- 50 chiếmkhoản từ 27.1% - 27.4%, còn độ tuổi từ 50 trở lên chiếm khoảng 25% trong tổngsố lao động Điều này cho thấy rằng hầu hết lao động của NHNo&PTNT NamHà Nội là lao động trẻ, có trình độ cao, và lao động ở đây đều có trình độ khá cao( lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 80%) Trong đó, laođộng có trình độ đại học trong 3 năm gần đây trong luôn giao động trong khoảngxấp xỉ 70%, lao động có trình độ trên đại học chiếm từ 8.5%-12,6%
Do hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, là ngành rất cần đến tính cẩn thận, sựcần cù, do đó số lao động là nữ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động củaNHNo&PTNT Nam Hà Nội Cụ thể là tỉ lệ lao động nữ trong các năm 2005,2006, 2007 lần lượt là : 69.7%, 67.9% & 69.5%, trong 3 năm qua tuy tỉ lệ laođộng nữ có giảm nhẹ trong cơ cấu tổng số lao động nhưng lao động nữ vẫn chiếmtỉ lệ rất lớn trong tổng số lao động ở đây Còn lại số lao động nam chỉ chiếmkhoảng 1/3 trong tổng số lao động, đây là đặc điểm chung của hầu hết các ngânhàng của Việt Nam hiện nay.
Trình độ học vấn, năng lực và kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhânviên của chi nhánh luôn tăng lên qua các năm, do tại chi nhánh và tại trụ sở chínhluôn có chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên của mình học tập nângcao khả năng, và hàng năm ngân hàng luôn mở nhiều buổi hội thảo, trao đổi kinhnghiệm cho cán bộ, nhân viên.
2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
2.1.4.1 Tình hình Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động của Ngân hàng
qua các năm