Đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986 tập trung nghiên cứu các nội dung: Lê Minh Khuê trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1986; thế giới hiện thực trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986.
Trang 1LÊ THỊ HÔI 3 TRANG
THE GIOI NGHE THUAT
TRUYEN NGAN LE MINH KHUE SAU 1986
LUẬN VAN THAC Si KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VAN
Trang 2
LÊ THỊ HỎNG TRANG
THÊ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYEN NGAN LE MINH KHUE SAU 1986
Chuyên ngành: Văn học
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bồ trong bắt kì công trình nào khác
'Tác giả luận văn
Trang 41, Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8 5 Bố cục luận văn 8
CHƯƠNG 1: LE MINH KHUE TRONG DONG CHAY CỦA TRUYỆN
NGAN VIET NAM SAU 1986 9 1.1 LÊ MINH KHUE ~ HANH TRINH SANG TAO VA QUAN NIEM VAN CHUONG 9 1.1.1 Hành trình sáng tạo 9 1.1.2 Quan niệm văn chương 3 1.2, LE MINH KHUF TREN HANH TRINH DOL MOI TRUYEN NGAN VIET NAM SAU 1986 18
1.2.1 Diện mạo truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới 18 1.2.2 Lê Minh Khuê và những nỗ lực đổi mới thể loại truyện ngắn 27 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGAN LE
MINH KHUÊ SAU 1986 3 2.1 THE GIGI HIEN THUC QUA CAC VAN DE XA HOI DUGC PHAN
ANH 3
2.1.1 Những ám ảnh về chiến tranh 3
Trang 53.1 KẾT CẤU, 3.1.1 Kết cấu đảo tuyến 3.1.2 Kết cấu tâm lý 3.1.3 Kết cấu lồng ghép 3.2 NGÔN NGỮ 3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật 3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 3.3 GIỌNG ĐIỆU 3.3.1 Giọng điệu triết lý, suy nạ
3.3.2 Giọng điệu giễu nhại, châm biếm
3.3.3 Giọng điệu hoài nghỉ, thương cảm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHAO,
Trang 6Tir sau 1986, dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới tư duy cùng sự thay
đổi của những giá trị tích cực trong xã hội, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ Bên cạnh những cây bút tiêu biểu đã được bạn đọc biết đến từ lâu như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,
Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh còn có sự xuất hiện và bền bi dan than của lực lượng khá đông đảo nhiều cây bút nữ như Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Sự hiện diện của họ
Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thi
làm cho bức tranh truyện ngắn thời kì này thêm nhiêu khởi sắc
Bang Idi tư duy nghệ thuật hiện đại, Lê Minh Khuê đã khẳng định được
tên tuổi và vị trí của mình trên văn đản Bà được đánh giá là một “cây bút truyện ngắn sung sức” (Lê Thị Đức Hạnh) và là “một ngôi bút có sức bền”
(Bùi Việt Thắng) Sự thành công của bà đã được ghi nhận bằng những giải
thưởng văn học trong nước và quốc tế: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
(năm 1987) cho tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phổ, giải thưởng Tạp chí
‘Van nghé Quân đội (năm 1994) cho tập truyện Bi kich nhỏ, giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam (năm 2001) cho tập truyện ngắn ?zong làn gió heo may, giải thưởng văn học mang tên văn hảo Byeong-ju Lee của Hàn Quốc (năm
2008) cho tập truyện Những ngồi sao, trái đắt, đồng sông
'Với những chuyển biến về bút pháp, Lê Minh Khuê đã khá thành công
khi tạo dựng được một thể giới nghệ thuật độc đáo riêng Có thể nói, đọc
truyện ngắn của bà, chúng ta thấy hiện ra trước mắt một bức tranh hiện thực
đời sống thật sinh động, với nhiều số phận khốn khó, cơ cực khi đất nước
Trang 7cỗi nhân tính Như vậy, trong thế giới nghệ thuật của Lê Minh Khuê, bức tranh cuộc sống xã hội và con người hiện ra với tính đa dạng, phong phú và phức tạp
iéu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986 là địp chúng tôi khám phá một phong cách truyện ngắn độc đáo trên cả Đi vào tìm
hai phương diện nội dung và nghệ thuật Đồng thời nhận diện những bút phá và thành công trong việc đổi mới nghệ thuật của Lê Minh Khuê
Vi những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thể giới nghệ thuật truyện gắn Lê Minh Khuê sau 1986 đề nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà văn được đánh giá cao bởi sự nghiêm túc và ý thức luôn tìm tồi, đổi mới trong sáng tác, Lê Minh Khuê đã làm say mê bao thể hệ độc giả Chính vì thể, tác phẩm của bà nhận được khá nhiều sự quan tâm của công, chúng cũng như các nhà nghiên cứu phê bình
Trong cudn Sé tay truyện ngắn, khi nói về các tác giả truyện ngắn giai đoạn chống Mỹ, nhà văn Tơ Hồi cho rằng: “Lớp sau hòa bình có Đỗ Chu,
Triệu Bôn, Lê Lưu, Lê Minh Khuê hay, có không khí” [25, tr.§]| Giáo sư Hà Minh Đức trong bài Những tác giả nữ trong nỗ
in xudi chống Mỹ đã nhận định: "Lê Minh Khuê là một cây bút trẻ, xông xáo trong những năm chống Mỹ Chị đã có ý thức chuyển nhanh sang thời kỳ mới và tỏ ra khá nhạy bén trong cách cảm nhận nghệ thuật của mình” [4, tr.10]
Trong bai Lé Minh Khuê ~ một cắt cách văn chương đăng trên Tạp chi ăn hóa doanh nhân, tác giả Vũ Hà nhận xét "Rắt dễ hòa lẫn trong đám đông nhưng gặp một lần ở ngoài đời, một lần đọc truyện của cây bút ấy là không,
Trang 8‘M6t chiéu xa thanh phé ra déi nim 1986 — 1a tap truyén ngin thể hiện
rõ những nỖ lực vượt mình của Lê Minh Khuê trong giai đoạn văn học thời kỳ
đổi mới Trong bài viết Đọc Một chiều xa thành phố đăng trên Báo Độc lập, số 3, Hồ Anh Thái khẳng định: “Một chiểu xa thành phố là một thành công mới của Lê Minh Khuê Đến tập thứ ba này, Lê Minh Khuê thực sự thuyết
phục được người dọc bởi chị đã thoát ra khỏi cách nhìn nhận duy cảm, trở nên
khách quan hơn, đa diện hơn nhưng không phải vì thế mà kém phần nồng
hậu” [38, tr11] Đánh giá đóng góp của tập truyện này, Lê Thị Đức Hạnh
trong bài Lẻ Minh Khuê - cây bút truyện ngắn sung sức đã cho rằng: “Lê
Minh Khuê đã có nhiều khám phá Với bút pháp cường điệu, phóng đại, Lê Minh Khuê đã mô tả cái ác, cái trơ tráo, phi lý đang lắn lướt mà mọi người
dường như bắt lực” [7, tr.32] Cũng ban về tập truyện này, tác giá Bùi Việt
Thắng ở bài Trong tắm gương của thể loại nhỏ đã khẳng định: “Một chiều xa thành phổ của Lê Minh Khuê là tập truyện được chú ý trong năm” [39, t l6]
Theo Bai Việt Thắng: “Một số truyện ngắn của Lê Minh Khuê gần đây đã bộc lộ khả năng cảm nhận đời sống trong những ấn tượng rất mơ hồ nhưng lại có căn cứ" [39, tr.17] Trong bài Để có sức bền ngỏi bút một lần nữa tác giả khẳng định: “Một chiểu xa thành phố của Lê Minh Khuê đang ở thời kỳ nỗ lực rất cao để vượt lên những gì đã có” [40, tr.15]
Đoạt giải thưởng Tạp chỉ Văn nghệ Quân đội vào năm 1994, Bi kịch
nho là tập truyện gây được nhiều xôn xao dư luận, thậm chí có nhiều ý kiến
Trang 9kiến phê phán thì lời khen tập truyện cũng không ít Bùi Việt Sỹ tâm die: “Bi kịch nhỏ gây ấn tượng mạnh” [37, tr.18], Bai Việt Thắng thì coi tập truyện này là “Một thể nghiệm mới của Lê Minh Khuê trong truyện ngắn” [41, 1.25] Tée giả Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Truyện ngắn Bi kịch nhỏ của
Lê Minh Khuê là một cố gắng của chị, của thể loại truyện ngắn và của văn
học hôm nay di tim lại lịch sử qua thân phận con người” [26, tr.9] Nhà văn
Bảo Ninh thì nhìn nhận một cách bình tĩnh và khách quan: “Vấn để không
phải ở xung đột, ở mâu thuẫn, ở bi kịch giữa các nhân vật trong truyện mà là lều khá
bị kịch trong lòng người đọc” [28, tr31] Nhìn chung các ý
ng nhất ghi nhận sự tìm tòi, khám phá của Lê Minh Khuê không chỉ trên phương diện hiện thực, con người mã còn ở phương diện thể loại
Khi tập truyện ngắn Trong lan gió heo may của Lê Minh Khuê ra mắt bạn đọc, là một nhà nghiên cứu luôn bám sát những bước đi của các cây bút truyện ngắn đương đại, Bùi Việt Thắng da nhận xét: "Lê Minh Khuê từ Aói
chiều xa thành phố đến Bì kịch nhỏ, Trong làn gió heo may đã chứng tỏ là một cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, có nội lực và biến ảo” [43, tr.27]
Cuối năm 2012, Lê Minh Khuê đã khuấy động đời sống văn học bằng tập
truyện mới mang tên Nưệt đới gió màa và giới nghiên cứu phê bình đã giành
nhiều sự quan tâm chú ý Đặc biệt, trong buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngày
19/12, trên trăng hutp://giaitri vnexpress.net, biên tập viên Hà An ghỉ lại một số ý
kiến của các nhà nghiên cứu PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét “Lê Minh Khuê có cách giải quyết chiến tranh khiến người đọc rơi nước mắt Viết về
chiến tranh mà nhà văn cho người đọc thấy ngay trong một gia đình, giữa những con người chung huyết thống, chiến tuyến rạch đôi tại đây và người ta nhìn nhau
Trang 10con người ~ điều mà trước đây rất ít nhà văn đề cập tới” [49] Tác giả còn cho
rằng: “Đằng sau những con chữ sắc lạnh của Lê Minh Khuê là một tâm hồn, một
tắm lòng bao dung, đôn hậu” [49] Nhà văn Tạ Duy Anh nhận xét: * Tác phẩm của Lê Minh Khuê cho thấy sự lão luyện của ngồi bút, cảm giác tự nhiên như
không, tác giả đã vượt qua được yếu tố hình thức, khiến người đọc có nghề cũng không nhận ra mối ghép giữa hư cấu và hiện thực” [49] Theo nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên: "Cái tên Nhiệt đói gió mùa dễ khiến người đọc liên tưởng cđến những thứ nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng bên trong lòng tác phẩm lại là cả một câu chuyện âm i, sue sôi” [49] Cũng trong bài Nhiét déi gió mùa — rác phẩm
mới của Lê Minh Khuê đăng trên hưip://nensing.vn, Thiên Thanh viết: “Vẫn
trong khuôn khổ nhỏ xinh của truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã khéo lựa chọn và
đưa vào tác phẩm của mình những lát cit sic lem, tinh tế về cuộc sống hiện đại” [55] Tác giả còn đưa ra nhận định: “Đề tài chiến tranh ám ảnh không xuyên suốt
nhưng nó khiến những câu chuyện luôn có màu sắc của sắt máu, luôn có sự náo nhiệt của một vùng đất không bao giờ yên ổn” [55] Đáng chú ý hơn cả là bài
viết Nhiệt đới gió mùa và nhiệt hứng vẫn chương đăng trên Tạp chỉ Sông Hương
— số 289, Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định: “Lê Minh Khuê là nhà van hai
liệt đến tân cùng và cũng ï đến tân cùng” [42, tr7]
Theo tac gid: “Doc tap truyện Nhiệt đới gió mùa một lần nữa độc giả chứng kiến
sự uyễn chuyển của ngôi bút Lê Minh Khuê từ cái nhìn xa đến cái nhìn gần cuộc
trong mét — quy
sống và con người thời đại Tôi cứ hình dung ngòi bút của nhà văn giống như
một cái kính hiển vi với độ phóng cực đại không chỉ trong cái truyện làm nồng cốt là NHưệt đới gió mùa mà cả trong 11 truyện còn lại trong tập” 42, t8]
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến thế giới nghệ
Trang 11Minh Khuê không chỉ quan tâm đến hiện thực mà chị phản ánh, chị quan tâm
nhiều hơn đến cách trình bày cái hiện thực đó Chị rất có ý thức nói bằng
giọng của mình - tiết chế, đôi khi như chúng chẳng khô khan, nhưng đầy hàm
9” [17, 439-440] Nha van cOn đưa ra nhận xét: *Lê Minh Khuê khéo viết
đối thoại Gọn gàng, chắc chắn, hiếm khi thừa lời và có ấn tượng Những đối
thoại chính xác, chứa đầy thông tin và ngỗn ngang tâm lf” [17, tr.449]
Trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn Việt Nam - lịch sử, thí pháp chân dụng do GS Phan Cự Đệ chủ biên, nhà phê bình Bủi Việt Thắng có bài tiểu luận về Truyện ngắn Lê Minh Khuê Ông đặc biệt chú trọng đến đặc sắc nghệ thoại, các chỉ tiết nghệ thuật và đoạn kết truyện ngắn Theo tác giả: “Đối thoại trong truyện ngắn Lê Minh Khuê rất hoạt, có tác dụng thúc đẩy diễn biến câu chuyện và làm phát lộ tình huống, tính
cách nhân vật cũng như tạo không khí truyện [3, tr760] Trong những truyện
ngắn của mình, Lê Minh Khuê “gây được ấn tượng, tạo ám ảnh nghệ thuật chính là nhờ các chỉ tiết nghệ thuật đặc sắc” [3, tr.764] Và “những đoạn kết được Lê Minh Khuê viết ra một cách tự nhiên như thể cuộc sống ắt phải diễn ra như thế,
giản dị và không một sự gò ép, khiên cưỡng nào” [3, tr 76S]
thuật trong truyện ngắn của nhà văn đó là
Đức Anh trong bài NHiợt đổi gió mùa của Lẻ Minh Khuở đã đưa ra một
số nhận định: “Các truyện trong cuốn sách được nhà văn viết với một giọng
văn mới so với các cuốn trước của bà, cách viết liễn mạch, trong các câu văn nha van rat ít sử dụng dấu phẩy, cá câu kể lẫn câu thoại đều viết liền nhau
Mỗi truyện là một máng đời sống được nhà văn miêu tả khá thành công” [S1]
'Và "qua lối viết thẳng, lạnh lùng của minh, nhà văn giúp độc giả có cái nhìn trực điện vào đời sống mỗi con người ~ nhân vật trong từng câu chuyện, giải
Trang 12ngắn Lê Minh Khuê nhìn từ thỉ pháp thể loại, Cao Thị Hồng đã chú trọng
khám phá cấu trúc biểu hiện nghệ thuật trên cắp độ từ quan niệm nghệ thuật
về con người đến xây dựng nhân vật, kết cấu, lời văn Phan Thị Thanh Vân
đi vào
trong luận văn Aghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khu‹
khám phá các điểm nhìn trần thuật cũng như một số phương diện về ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật Và đến gần đây nhất, luận văn /fình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuẻ của Nguyễn Thị My Lai da đi sâu tìm hiểu về thể giới nhân vật nữ của truyện ngắn Lê Minh Khuê trong mối quan hệ với lí
tưởng và cách mạng, với tình yêu và hôn nhân, với tâm linh và tính dục
Nhìn chung truyện ngắn Lê Minh Khuê đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà phê bình văn học lâu nay Đã có một số bình diện được
phân tích, đánh giá khá kỹ như ngôn ngữ nhân vật, bút pháp, nhưng cũng còn
nhiều bình điện chưa được làm sáng tỏ, nếu được để cập thì cũng chỉ dừng lại
ở mức độ nhận xét cảm tính, cụ thé,
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát của luận văn là toàn bộ truyện ngắn đã được xuất
bản sau 1986 của Lê Minh Khuê Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu
thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn, để góp phần làm sáng tỏ diện
mạo riêng của cây bút nữ này 3⁄2 Phạm vỉ nghiên cứu
Dé tai tập trung khảo sát bổn tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê: Mới
cchiéu xa thành phổ (1986), Bí kịch nhỏ (1993), Trong làn gió heo may (1999), Nhiệt đới giỏ mùa (2012) Phạm vì nghiên cứu được giới hạn bởi những bình
Trang 13Nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau
1986, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
4.1 Phương pháp cấu trúc — hệ thống
Xem tác phẩm là một hệ thống cấu trúc thống nhất, để từ đó soi xét đánh giá lại thế giới nghệ thuật của tác giả trên các mặt về thế giới nhân vật,
ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu
4.2 Phương pháp phân tích — tỗng hợp
Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, lý giải các vấn đẻ, các chỉ tiết nghệ thuật để từ đó khái quát lên những đặc điểm chung vẻ nội dung cũng như sự độc đáo về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
4.3 Phương pháp khảo sát — thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê những số liệu cần thiết liên quan đến thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, từ đó phân loại để
phân tích, đánh giá
4.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Để làm sáng tỏ những nét riêng trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng tôi còn đặt nó trong sự so sánh với truyện ngắn của các nhà văn khác
như Trần Thùy Mai, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,
§ Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
‘gm ba chong:
“Chương 1: Lê Minh Khuê trong dòng chảy cửa truyện ngắn Vigt Nam sau 1986
Chương 2: Thế giới hiện thực trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986
Trang 14TRUYEN NGAN VIỆT NAM SAU 1986
1.1 LÊ MINH KHUÊ - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VA QUAN NIỆM
VAN CHƯƠNG
1.1.1 Hành trình sáng tạo
Lê Minh Khuê tên khai sinh Lê Minh Khuê, bút danh khác là Vũ Thị Miễn, sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa Sinh ra và lớn lên lúc đất nước bị xâm lăng, chia cắt, năm mười
sáu tuổi, cô gái tỉnh Thanh đã tình nguyện tham gia đội nữ thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước Trải qua những năm tháng gian khổ, đối đầu với bom rơi đạn nổ suốt ngày đêm trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, người
con gái ấy đã tận mắt chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh và đây cũng
chính là nguồn cảm xúc đồi dào cho những sáng tác sau này của nhà văn Lê Minh Khuê đã từng chia sẻ cái cơ duyên để bà cầm bút viết văn chỉ là một khoảnh khắc rất ngắn ngủi: “Đó là năm 17
quân y viện Khi đó buồn lắm Một số người
i, năm 1967, khi tôi nằm trong
ghế qua, họ cho mượn sách,
tôi đọc rất là nhiều Có một anh bộ đội gợi ý, bảo tôi, hay là em viết đi! Tôi
‘bat đầu viết cho báo Tiển Phong từ đó với những bài ký” [54] Rồi trở về sau
“đi tới đâu bà viết tới đó HỄ gặp chiếc xe nào ra Bắc, bà lại gửi bai về tòa
soạn” [58] Hiện nay, bà đang đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Văn
xuôi Hội nhà văn Hà Nội, phó Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam
Từng tham gia trên nhiều lĩnh vực như làm báo, phóng viên, xuất bản,
biên tập viên nhưng dường như nghiệp văn mới là một sự an bài trong số phân của Lê Minh Khuê, giúp bà thành danh và nhanh chóng được người đọc
Trang 15từng tâm sự: “Nghề biên tập viên đã làm chỗ dựa, để có thẻ hết mình đến với nghiệp văn” [50] Trong sự nghiệp sáng tác, Lê Minh Khuê luôn nỗ lực phắn
đấu không ngừng để cho ra đời những tác phẩm có giá trị cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể: Những ngồi sao xa xôi (Truyện ngắn - 1973), Cao điểm mùa hạ (Tập truyện ngắn - 1978), Đoạn kết (Tập truyện ngắn - 1981), Một
chiều xa thành phố (Tập truyện ngắn — 1986), Em đã không quên (Tiểu thuyết
— 1990), Bí kịch nhỏ (Tập truyện ngắn ~ 1993), Trong làn giỏ heo may (Tập
truyện ngắn — 1999), Truyện ngắn chọn lọc - Những dòng sông buổi chiều, cơn mưa (Tập truyện ngắn — 2002), Màu xanh man trá (Tập truyện ngắn —
2003), Một mình qua đường (Tập truyện ngẫn — 2006), Những ngôi sao, trái
đất, dòng sông (Tập truyện ngắn - 2008), Nhiệt đới gió mùa (Tập truyện ngắn — 2012) Ngay từ khi ra mắt, những tác phẩm trên đã gây ấn tượng trong lòng
độc giả, đặc biệt Lê Minh Khuê đã hai lần nhận giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam: Năm 1987 với tập Một chiểu xa thành phố, năm 2000 với tập
Trong làn gió heo may, một lần đoạt giải của Tạp chi Văn nghệ Quân đội năm
1994 với tập Bi kịch nhỏ Nhiều tác phẩm xuất sắc của bà đã được dịch và giới thiệu ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc, Tiêu biểu la tip truyén The Stars, the Earth, the River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) đã đoạt giải thưởng Quốc tế văn học
Byeong ~ Iulee năm 2008 trong Liên hoan văn học Quốc tế Hadong - Hàn
Quốc Đây quả thật là những thành công vô củng quý giá trong cuộc đời cằm
bút của Lê Minh Khuê
Trong những tác phẩm đã được xuất bản của Lê Minh Khuê, tập truyện
ngắn Những ngôi sao xa xôi, được xem là tác phẩm đầu tay đánh dấu bước
khởi đầu cho con đường văn học của nhà văn Có thể nói, chính những năm tháng gian khổ, hào hùng của thời chống Mỹ ở thành nguồn cảm xúc đồi dào
Trang 16phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết
báo Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở
lại một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh Họ cũng là những người trẻ, hẳu hết là học sinh trung học, những sinh viên đ tham gia
kháng chiến Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một
hồn cảnh vơ cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu va chia sẻ cho nhau Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ điêu Và bởi vẻ đẹp kỳ điệu đó mà họ sẵn sing hy sinh Đó cũng chính là ý
tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này” [53] Tiếp nối nguồn mạch hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1978, Lê Minh Khuê tiếp tục trình làng tập truyện ngắn Cao điểm mùa hạ Đó là tập truyện đẹp, giản dị Những câu chuyện được đặt trong hoàn cảnh chiến tranh,
với giọng kế ngợi ca, thán phục Lê Minh Khuê đã viết nên những truyện ngắn đầy màu sắc tươi sáng, trong trẻo Mỗi truyện đều có nhân vật anh hùng, dũng sĩ Họ là những con người có tỉnh thần, trách nhiệm với vai trò là một
công dân đối với vận mệnh quốc gia, với đồng đội, đồng chí Vẻ đẹp của họ chính là hăng say chiến đấu, tỉnh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai Lê
Minh Khuê khám phá con người ở phẩm chất anh hùng cao đẹp với một thái độ tôn kính Các nhân vật của nhà văn dẫu đảm nhân những công việc khác
nhau nhưng họ đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp chung Bà đã phát
hiện ra con người công đồng trong mỗi cá nhân, con người luôn có ý thức
công đồng, dũng cảm kiên cường trong chiến đấu Cũng trên tỉnh thần đó, bà
tiếp tục cho ra mắt tập Đoạn kết (1980) nhưng tác phẩm chưa gây được tiếng vang Phải đến tập Âột chiểu xa thành phố (1986) mới thực sự là bước
Trang 17đổi lúc âm thằm, lúc mạnh mẽ trong đời sống tỉnh thần của con người hiện
đại Không chỉ có vậy, vào năm 1993, ¡ kjch nhỏ xuất hiện được xem là một
cột mốc đáng nhớ trong văn nghiệp của Lê Minh Khuê Đây chính là một thử
nghiệm mới, một cách viết nhập cuộc uyển chuyển Tập truyện này gồm chín
truyện ngắn Xuyên suốt chiều sâu tập truyện là một nỗi đau về sự bắt ổn,
biến chất của con người trong xã hội mới, kể cả những kẻ có địa vị cao Khi được hỏi về những tác phẩm ở giai đoạn sau của mình như Öi kịch nhỏ, Đẳng
6 la vi dai, Lan nước diu dang, Anh link To-ny D , nha van n6i ring: "Khác
chăng là cách chọn cốt truyện, đẻ tài Chữ nghĩa không khác nhau Cách nghĩ
cũng vậy Chỉ có một người trẻ và một người tuổi xê xế Tuổi trẻ thì vui tươi
ngu dại Đứng tuổi rẻ
ai chả hoài nghỉ tuyệt vọng Tôi thích cái phần hồi
nghi trong tơi Nó đúng với cuộc sống mà tôi đang trải” [50] Cứ viết, cứ
viết để dàn trải nỗi đau lên trang giấy, viết để chuyển những khát vọng không
thành lời, viết để thể hiện tình yêu con người Đến năm 2008, chị vinh dự là
nhà văn đầu tiên đoạt giải thưởng văn học Quốc tế mang tên văn hào Hàn
Quốc Byeong-zu Lee lần thứ nhất (tháng 4/ 2008) với tập truyện ngắn: The
Stars, The Earth, The River (Những ngôi sao, trái đất, dàng sông) do Nhà
xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ Với thông báo của Hội đồng Giải thưởng ngày 7/3/2008: “Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu
được bi
¡ng những tác phẩm các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đổi với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đắt nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hoá và tinh thần khi đất nước chuyển
sang một xã hội tiêu thụ Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn
Trang 18ngắn: Nghĩ ngợi quần quanh, Xe camry ba chấm, Nước trong, Chuyện bắp múc, Trên đường đề, ĐỒ cũ, Lăng mạn nứa mùa, Một mình, Ngày còn đài,
“Sống chậm, Nhiệt đới gió mùa, Ráp Liệt Vẫn trung thành với phong cách của một cây bút chính thống sắc sáo, Lê Minh Khuê đã khai thác một để tài không,
mới là chiến tranh, thời bao cắp kéo dài đến hiện đại Lần này, nữ tác giả còn
lồng vào những chỉ tiết cuộc đời có thật của gia đình, bản thân Sự kiên định trong khai thác đề tải và văn phong lão luyện của Lê Minh Khuê hấp dẫn cả
những độc giả khó tính nhất
Trên bốn mươi năm cằm bút với hơn 12 tập truyện ngắn, không thể nói là ít cũng không nhiều đối với một văn nghiệp Tuy nhiên, với tài năng và cả inh, Lê Minh Khuê đã khẳng định được vị thế của bả
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Trong hành trình sáng tác của nhà văn, sự nỗ lực vươn lên của người đọc cảm thấy Lê Minh Khuê “luôn trăn trở, vật lộn, tìm kiếm một cách nhìn, cách thể hiện mới" [25]
1.12 Quan niệm văn chương
Là một nhà văn chuyên nghiệp, Lê Minh Khuê đã để lại dấu ấn đẹp
trong lòng công chúng và góp phần làm phong phú thêm diện mạo truyện
ngắn Việt Nam đương đại Qua những tác phẩm của Lê Minh Khuê, ta có thể thấy được quan niệm văn chương mới mẻ của nhà văn trên một số phương
diện: quan niệm về nghề văn, nhà văn; quan niệm về vai trò của văn học và quan niệm về đặc trưng thể loại
'Với ngòi bút truyện ngắn sung sức, Lê Minh Khuê đến với nghề bằng
thái độ nghiêm túc và sự lao động nghệ thuật chân chính Bà xem nghề văn là
một trong vô vàn những công việc của đời sống nên cần có cái tâm và niềm
Trang 19muôn vàn công việc Không thể thiểu và không quá quan trọng, nhưng đã làm nhà văn nên nghĩ mình viết lách sao cho như người thợ lành nghề, không, được làm âu Tôi rất ghét những người đan lát, dối trá, chữ nghĩa cứ tuôn ra
rảo rào, không có thời gian đọc lại cái mình viết Điều đó giống như tình trạng
làm hàng giả đang đầu độc cuộc sống” [53] Có thể nói, để có những trang,
viết đi vào lòng ngườ
Minh Khuê đã đặt ra cho mình những yêu cầu khắt khe trong công việc, bởi
khẳng định dấu ấn riêng của phong cách cá nhân, Lê
viết văn là phải bộc lộ được ý tưởng, tiếng nói và cảm xúc cá nhân vào trong đó Nhà văn thay mặt người đọc chuyển tải nhanh nhất cái cảm xúc đó đến
với độc giả chứ không dung nạp những điều tầm thường, vô nghĩa,
chẳng còn gì đọng lại sau khi người ta gấp trang sách lại Vì vậy, theo bả: tết không nên kể sống sit cho xong,
*Văn chương phải là văn chương Người
một câu chuyện, một tâm trạng mà không bộc lộ được ý tướng chính Đã viết văn, thì cẳn phải cdn than từng dấu chấm, dấu phẩy, cách dùng chữ, cách diễn đạt cảm xúc” [54] Có lần bà đã chia sẻ: “Nghề văn thực sự khổ cực chứ không phải là chuyện chơi chơi, chị bảo may mà mình có nghề biên tập viên
làm chỗ dựa, để có thể hết mình với nghiệp văn” (50] Cũng nhờ ảnh hưởng nghề nghiệp này mà bà luôn tự nhắc nhở mình đừng viết khơi khơi, đừng viết |, trong mdi trang viết, một dấu chấm, dấu phẩy phải được đặt
ảo ảo Với
đúng chỗ, đúng nơi Nghề văn với Lê Minh Khuê là những gì rung động nhất mà bà muốn nhắn gửi với người đọc
Bên cạnh quan niệm về nghề văn, Lê Minh Khuê còn bộc bạch suy nghĩ của mình về nhân cách, phong cách của nhà văn Hơn ai hết, bà hiểu rằng nhà văn là phải có phong cách, nó biểu hiện qua việc nhà văn phải đem
đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo bằng những phương thức, phương tiện
Trang 20nhằm lẫn với ai Do đó, bà khẳng định: “Văn chương phải mang dấu ấn của người viết Mỗi nhà văn phải có ngôn ngữ, giọng điệu riêng không lẫn với người nào càng tốt Mỗi khi viết tôi chú trọng chỉ tiết, cách nói năng, cách
ứng xử của nhân vật, không để nó quá là của mình ~ nghĩa là nhà văn và nhân
vật phải có khoảng cách Nhân vật sống đời sống của nó, nhà văn đứng ở xa
quan sát Tạo được cách viết này cũng là tạo được một phong cách” [57] Để tạo nên dấu ấn phong cách, Lê Minh Khuê luôn đổi mới cách viết của mình
Bà luôn đi sâu vào những mảng tối của hiện thực cuộc sống đang diễn ra để lật tây những mặt trái, góc khuất của cuộc sống và con người Phong cách ấy được biểu hiện qua nhiều truyện ngắn Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may,
Anh linh Tén-ny D, và đặc biệt là những sáng tác về sau như Nhiệt đới gió
mùa, Rép liệt, in, Lê Minh Khuê tâm sự: “Minh không thích việc trả
lương để ngồi viết văn Nhà văn phải năng động, luôn đương đầu với mọi
chuyện, và khi ngồi viết cảm thấy sung sướng, vì đã giành chút thời giờ cho công việc yêu thích” [59] Quả đúng như vậy, những tác phẩm sau này như
Rap Liệt, tác giả đã đụng chạm đến yếu tố bạo lực, một vấn đề đang thường
nhật xây ra trong cuộc sống xung quanh chúng ta Cho nên, Lê Minh Khuê dã
không ngần ngại mà đi thẳng trực diện phản ánh những vấn để nhức nhối đó để lên tiếng cảnh báo thái độ sống của con người trước thời đại mới Không
t đến dầu đến
những thể, bà còn bộc bach: “Nhà văn chuyên nghiệp có thể
đũa bất cứ khi nào muốn và cần phải viết” [59] Ngoài ra, điều mà bà luôn
quan tâm đối
ới một nhà văn và là điều quan trọng nhất đó là yếu tổ nội lực
Bà nghĩ “Có nội lực rồi thì khi viết không cần cố gắng gồng mình, chỉ cần cắn
thân Đôi khi đọc lại truyện của chính minh, tôi cũng ngạc nhiên, không hiểu
vì sao mình lại viết được thế Như truyện Những ngồi sao xa xi, truyện đầu
Trang 21khổ tôi ngạc nhiên vì sao vào thời điểm đó con người mình có thể trẻ thơ đến như vậy” [54] Lê Minh Khuê còn xác quyết một điều mà có thể là bài học
cho những người viết trước: "Nội lực của nhà văn cần được kết hợp với lao
động cẩn thận, làm thé nào để không bị trùng lắp với chính mình, không bị
hời hợt Không nên viết ra những điều vô nghĩa Đó là vì sao tôi viết không ều, tôi thực tình không thích lắm nhiề
phẩm tôi chỉ chọn được khoảng mười cái truyện có thể đọc lại” [54] Bà dẫn
tu truyện ngắn của tôi Trong các tác
ra cụ thể một sáng tác của mình để chứng minh cho điều đó Ví như truyện Anh linh Té-ny D trong đó có màu sắc chiến tranh, sự tối tăm khi con người lao vào những tham vọng nhỏ nhặt, tội ác, những sự ám ảnh về chết chóc Ban đầu chỉ là ý tưởng đơn giản, nhưng sau đó Lê Minh Khuê đã phát triển truyện ngắn này và nâng được nó lên được ý tưởng sâu sắc Không những thế, theo bà: “Nhà văn cần có đời sống riêng tư ở chiều hướng tinh thần, tránh nạp quá
nhiều thông tin thời sự vặt từ báo chí Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng điều đó đúng Các thông tin vặt từ báo chí tác động mạnh lên tâm trí của
người sáng tác Suốt ngày anh chạy theo thông tin, sẽ gây loạn, mệt mỗi Một
người viết cần duy trì đời sống riêng tư, có khoảng cách với thơng tin” [54]
Ngồi quan niệm về nghề văn, nhà văn, Lê Minh Khuê còn quan niệm
về vai trò của văn học Theo bà, văn học phải phản ánh được hiện thực, đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn đối với bất kì nhà văn nào Để
có những vụ mùa bội thu, những người cằm bút bao giờ cũng dày công tìm
hiểu và cày xới kĩ càng mảnh đất hiện thực ấy Lê Minh Khuê cũng vậy,
nhưng quan niệm về phản ánh hiện thực của nhà văn thật đơn giản, bình dị mà
lại rất riêng và sâu sắc Với Lê Minh Khuê, hiện thực là chiến tranh, là những
Trang 22bảo: “Viết văn còn có cả sự tưởng tượng hay nghe bâng quơ đâu đấy một câu chuyện và mình viết tiếp” [58] Nhưng có lẽ, một khi người ta trải qua biết
bao sự khốc liệt thì sự chịu đựng quá khứ trong lòng lại cảng dồn nén, lại rõ
ràng hơn Đó cũng chính là động lực cằm bút của nhà văn Lê Minh Khuê Kí ức ấy đã được bà tái hiện qua Những ngói sao xa xôi chuyện kể về ba nữ
thanh niên xung phong gan dạ, trách nhiệm và yêu dời Hiện thực là cuộc
chiến tranh chống Mỹ ác liệt, cùng với đó là sự mắt mát hy sinh của các đồng đội, đồng chí trên trận tuyển Hiện thực chiến tranh còn có cả sự khốc liệt, dữ din, tré tréu trong Nhiét đới gió mùa — truyện ngắn mới nhất của nhà văn, bà
đã thể hiện một cách viết mới lạ, tiêu biểu cho số những nhà văn, tác phẩm viết về đề tài chiến tranh khi đề cập đến những xung đột mà ít người ngại nhắc đến Bức tranh hiện thực được Lê Minh Khuê trải dài qua các trang
vì chỉ có ở đó bà mới có thể bộc bạch được hết những tâm tư của mình Ngay
từ sau giải phóng, hiện thực với Lê Minh Khuê còn là những xói mòn trong đời sống tinh thần của từng cá nhân, khi mà người ta bớt nghĩ về "cái ta" để
sống với “cái tôi” nhiều hơn Như Tân và Viện trong Một chiểu xa thành phổ, cách sống của hai người đàn bà sau khi cởi bỏ tắm áo lính khiến người đọc giật mình nhìn lại, làm thế nào để không rơi vào trạng thái “mụ mị quá đà”
cũng không phái là chuyện giản dơn Như vậy, câu chuyện của bà cũng diễn ra hết sức tự nhiên, như chính hơi thở của chính bà hỏa vào hơi thở của cuộc
sống và được đi qua bộ lọc của nhà văn Tác phẩm của bà viết ra không cần kể một câu chuyện cụ thể nào cả, nhưng lại lắng đọng Điều mà bà đem lại
cho người đọc là sau khi đọc đến dấu chấm hết, họ sẽ có một phát khởi về điều gì đó, hoặc sáng tỏ điều gì đó đang quản quanh trong đầu Có thể nói, dù
viết về vấn đề gì = những ngày tháng chiến tranh ác liệt, số phận con người,
những máng tối của xã hội, hay những nhân vật suy thoái đạo đức trầm
Trang 23tính nhân văn và tạo dư âm trong lòng người đọc
Trong sự nghiệp văn chương, có thể thấy Lê Minh Khuê chỉ quan tâm nhiều đến thể loại truyện ngắn Chính vì vậy, ở thể loại này nhà văn đã có
những quan niệm riêng Có lần bà chia sẻ: “Tôi cũng đã thử viết dài rồi đấy,
nhưng tôi dừng lại vì cảm thấy không phải là mình Ngôn ngữ truyện ngắn
thường súc tích, giờ viết lê thê cũng được, nhưng đọc xong tôi thấy không, thích Tôi không ép mình cổ làm gì cả, cứ để cho mọi thứ tự nhiên” [54] Đôi
khi nhà văn còn bộc lộ quan điểm của mình về dung lượng giữa thể loại truyện ngắn so với tiểu thuyết: “Với vải dòng trong truyện ngắn, anh có thể viết ra được vài chục trang trong một thứ gọi là tiểu thuyết Viết dài đòi hỏi nhà văn phải giữ được mạch truyện, lắm khi phải trói chân mình ở bàn Viết
phải mang vác nặng nhọc Viết truyện ngắn thì lại có cái
năng nhọc khác” [54]
Suốt cuộc đời cằm bút, Lê Minh Khuê luôn thể hiện trải nghiệm của
ính trái
bản thân trên những trang viết theo quan điểm riêng xuất phát từ c
tìm và tâm hồn nhà văn Việc lựa chọn thể loại này để dựng bút, bao giờ Lê Minh Khuê cũng khéo léo truyền tải đến người đọc quan niệm văn chương của mình thông qua các tác phẩm Vì thế, những suy nghĩ, trăn trở của bà về nghề văn, nhà văn, vai trò của văn học, đặc trưng thể loại có những chỗ quyết
liệt và có những điều sâu sắc, thấm thia
1.2 LÊ MINH KHUÊ TRÊN HANH TRÌNH ĐƠI MỚI TRUYỆN NGAN
VIET NAM SAU 1986
1.2.1 Diện mạo truyện ngắn Việt Nam thời kì đối mới
Trang 24với nhu cầu và ý thức giao lưu văn hóa được mớ rộng Chính vì vậy, điện mạo
truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã có nhiều khởi sắc đáng kế
“Trong thời kì này, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn được tôn trọng cùng những chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với lao động nghệ thuật đã
khiến cho đội ngũ nhà văn tăng lên và được phân thành các thể hệ Trước hết,
phải kể đến thế hệ đã trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến và được bạn đọc biết đến từ lâu như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Vũ
Bão, Nguyễn Kiên, Mai Ngữ, Dỗ Chu, Phạm Hoa, Xuân Thiều với ý thức
đổi mới ngòi bút của mình họ đã bắt kịp với những biến chuyển của thời cuộc,
tạo nên những gương mặt vừa phong phú vừa độc đáo của truyện ngắn
'Việt Nam thời kì này Các gương mặt truyện ngắn của thế hệ tiếp theo xuất
hiện ngay từ thời kỳ đầu của văn học đổi mới đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi những đột phá trong bút pháp Đó là Nguyễn Huy
Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Quang Lập, Hỗ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Sương Nguyệt Minh, Phan
Triều Hải với những chuyển hướng trong tư duy, thế hệ nhà văn này đã có những khám phá mới về hiện thực và con người Tiếp bước thế hệ của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái là một loạt gương mặt cá tính ở thế hệ 7x,
8x như Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc
,, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang,
Phan Việt, Nguyễn Quỳnh Trang, Từ Nữ Triệu Vương, Nguyễn Thị Cảm
Thuan, Phong Điệp, long Dit
Đây thực sự là những gương mặt mà ngay ở những tác phẩm đầu tay đã tạo được ấn tượng trên văn đàn Điều đáng ghi nhận ở thể hệ nay là ý thức vươn tới những thể nghiệm mới mẻ, lạ hóa Nhu cầu “viết khác đi” dường như trở
thành nỗi trăn tở chung của thể hệ này Tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam sau 1986, không thể không nhắc đến đội ngũ nhà văn nữ vừa
Trang 25lâu đã đi vào lòng công chúng như Lê Minh Khuê, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Trần
Thủy Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Ẩm, Y Ban, Lý Lan, Di Li Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không chỉ đem lại cho văn chương cái mới
lẫn cái lạ mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền Có thể nói, đội ngũ tác
giả với sự tiếp nối các thế hệ cầm bút đã góp phẩn không nhỏ làm cho diện
mạo truyện ngắn sau 1986 ngày cảng mới mẻ và phong phú hơn
'Bên cạnh sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ những người cằm bút, truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới đã hình thành một số khuynh hướng văn học chính Tuy nhiên, không phải các khuynh hướng này đều xuất hiện ngay sau năm 1986 bởi sự tồn tại và phát triển của mỗi khuynh hướng cũng có quy
luật và con đường riêng, nhưng tắt cả đều góp phần làm nên sự phong phú, đa
dạng cho truyện ngắn giai đoạn này
“Thứ nhất, khuynh hướng thế sự - đời tư Có thể nói, chiến tranh đã đi qua, cuộc sống thời bình trở lại thì con người cũng dần trở về với
quan hệ
thế sự và nhu cầu của đời sống riêng tư Phản ánh đời sống trong các quan hệ thế sự hằng ngày và đời sống riêng tư của con người trở thành mối quan tâm lớn của văn học nói chung, cũng như của truyện ngắn nói riêng Khuynh hướng thể sự - đời tư đã nảy nở ngay từ những năm đầu sau chiến tranh, được
phát triển trong những năm tám mươi và trở thành khuynh hướng bao trim
trong văn xuôi ở thập kỉ chín mươi cho đến gần đây Dương Thu Hương với nhiều truyện ngắn thu hút sự chú ý của người đọc bởi lần đầu tiên sau nhiều
năm, khát vọng hạnh phúc cá nhân và hành trình tìm kiếm nó của những,
người phụ nữ đã trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm Trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, lại thường có những phát hiện khái cquát khá sâu về trang thái nhân thể và các quan hệ xã hội ở một thời kì khủng
Trang 26(Tướng về hưu, Không có vua, Huyễn thoại phố phường, Những người thợ xẻ
của Nguyễn Huy Thiệp; Năm ngày, Tiệm may Sai Gon của Phạm Thị Hoài)
Từ giữa những năm chín mươi cho đến nay, đời sống thế sự, riêng tư cảng trở
thành mối quan tâm hàng đầu, phổ biến của các cây bút văn xuôi, đặc biệt là những cây bút trẻ, những nhà văn nữ Sự suy thoái về đạo đức, nhân cách, sự
sa doa trong lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là trong lớp trẻ, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đã được thể hiện trong nhiều truyện ngắn của
Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo Tình yêu, những lầm lạc và bi kịch trên con
đường tìm kiếm hạnh phúc luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cây bút
nữ (Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, ) Cuộc
sống ở vùng Nam Bộ với những đặc thủ vẻ thiên nhiên, phong tục tập quán,
tâm lí và tính cách con người cùng số phận thăng trầm của họ qua những thiên xã hội đã được hiện ra với sức hấp dẫn và ám ảnh trong những trang văn
của các cây bút Nam Bộ thuộc nhiều thé hệ từ Trang Thế Hy đến Mạc Can,
Nguyễn Ngọc Tư
“Thứ hai, khuynh hướng nhận thức lại Vào nửa cuối những năm tám mươi và đầu những năm chín mươi, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực
với cảm hứng phê phán được phát triển mạnh mẽ trên tinh thần nhân văn, nhân bản Cùng với những trăn trở trong vấn đề viết về chiến tranh, nhu cầu
nhận thức lại hiện thực ở thời kì trước và đổi mới cái nhìn đời sống hiện tại
sau chiến tranh đã được thể hiện trong sáng tác của một số nhà văn mẫn cảm én tranh được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số phận và tính cách con người (Có /zu) Hậu quả của chiến
trước đời sống Chỉ
tranh đối với cuộc đời và số phận của những con người đã đi qua cuộc chiến cũng được cảm nhận thắm thía ở thời hậu chiến (Người sót lại Rừng Cười của
Trang 27trị và lỗi sống (Tướng về hưu, Không có vua) Có thể thấy, khuynh hướng nhận thức lại trong truyện ngắn ở đoạn đầu thường đặt trọng tâm vào cảm
hứng phê phán, về sau lại được nhắn mạnh hơn ở cảm hứng phân tích, triết
luận, nhiều khi nhập vào khuynh hướng triết luận đến khó mà tách biệt được
Các truyện mượn đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp cũng có thể coi là sự
nhận thức lại về lịch sử, đề xuất những giả thuyết về lịch sử trên tỉnh thần giải thiêng bằng cách phát huy tối đa ý thức chủ quan, năng lực tưởng tượng của
người viết
"Thứ ba, khuynh hướng triết luận Khi văn học không chỉ dừng lại ở nhu
cầu nhận thức lại hiện thực mà coi trọng hơn sự nghiền ngẫm, lí giải ví
thực, đề xuất những ý tưởng mới, cách nhìn mới thì hệ quả t
1í, suy tưởng được gia tăng và dẫn đến việc hình thành rõ nét khuynh hướng,
triết luận Từ sau năm 1986, nội dung triết luận trong truyện ngắn được mở rộng tới những vấn đề nhân sinh, thế sự, lịch sử Chuyển từ chính luận sang triết luận nhân sinh là hướng vận động của ngòi bút Nguyễn Khải Trong các truyện ngắn của ông ở thời kì đổi mới, nỗi lên rất nhiều chủ để triết lí như: quyền lực, niềm tin, sự lựa chọn, thời thế và bản lĩnh, nhân cách của cá
nhân, Triết luận cũng trở thành nót phong cách nỗi trội ở nhiều cây bút của
thế hệ đổi mới từ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đến Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Hòa Vang, Cả trong những trang viết tinh tế, nhạy cảm, dường như rất hồn nhiên của Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần cũng chứa đựng những ý vị triết lí bàng bạc, có khi khá sâu sắc về đạo đức, nhân sinh Nguyễn Minh Châu từ sự quan sát đời sống thường ngày của
Trang 28trong những hình tượng nhân vật giàu sức ám ảnh: chiến tranh và số phận con
người qua các nhân vật Lực, Thai, Quang trong Cé law; s6 phan va tinh cach
người nông dân trong những biến thiên của xã hội, lịch sử qua lão Khúng trong Khách ở qué ra và Phiên chợ Giát Nguyễn Huy Thiệp chẳng những đã
“ném ra” vô số triết lí về cuộc đời, về con người, về nghệ thuật và còn phát
biểu cả những triết lí thâm trằm vẻ lịch sử, trong đó không phải không có những triết lí nhuốm màu sắc hoài nghỉ
Ngoài ra, thời gian gần đây người ta quan tâm khá nhiều đến thể loại truyện ngắn mang nhiều yếu tố huyền thoại Huyền thoại thực sự đã tạo nên một hình thể truyện ngắn mới ở Việt Nam Dựa vào những thể mới của
truyện ngắn - huyền thoại Việt Nam, người ta cho rằng, đó lả kết quả sự ảnh hưởng của truyện ngắn huyền ảo (Magical short stories), một trong ba xu hướng truyện ngắn phát triển mạnh của truyện ngắn hậu hiện đại thể giới
Việc đưa yếu tố huyền thoại, kì ảo vào truyện ngắn Việt Nam cũng là sự cổ gắng
để cách tân thể loại Đọc nhiều truyện ngắn của Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài và
một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai, Võ Thị Hảo, ta thấy rõ điều này
Nhìn lại vị trí của truyện ngắn trên văn đàn những năm trước đổi mới, có thể thấy rằng thể loại này gần như “Lịm đi, bị đè bẹp dưới sức nặng của tiểu thuyết đã chiến ngồn ngôn” [25, tr.43] Sau 1986, truyện ngắn bỗng nổi
bật lên hàng đầu như Nguyên Ngọc nhận định: “Bây giờ len qua kẻ hở của vô
số tiểu thuyết ngôn ngang kia, nó ngoi lên và bừng nở Tôi có cảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn Truyện ngắn đông, nhiều và thực sự có một số truyện ngắn hay” [25, tr.44] Bùi Việt Thắng cũng khẳng
định sự thành công đó: Truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới” [44, tr201-203] Đúng vay, sau 1986 truyện ngắn trở
nên nhạy cảm với công cuộc đôi mới của đắt nước và đã đạt được nhiều thành
Trang 29Với nhiều gương mặt mới xuất hiện và một lượng lớn truyện ngắn hay ra đời được xem là thành tựu đầu tiên của truyện ngắn Việt Nam những năm
sau đổi mới Từ Có lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra (Nguyễn Minh
Châu) cho đến 7ướng vẻ ñưw (Nguyễn Huy Thiệp) rồi Một chiều đông
gió (Ma Văn Kháng) và các tác phẩm như Ga xép (Lê Minh Khuê), Chuyện sót lại ở thung lũng Chóp rỉ (Nguyễn Quang Lập), Bước qua lời nguyễn (Ta Duy Anh), Mùa hoa edi bên sông (Nguyễn Quang Thiểu ), Gió dại (Bảo 'Ninh) Hay là tác phẩm của những cây bút nữ như Võ Thị Hảo với Người sót
lại của Rừng Cười, là Trần Thùy Mai (Dòng suối cạn nguồn), Y Ban (Bức thực gửi mẹ Âu Cơ), Nguyễn Thị Thu Hué (Hau (hiển đường), Võ Thị Xuân Hà
(Dain sé - ri bay ngang rừng), Phan Thị Vàng Anh (Khi người ta tré) Tiép
đến là tác phẩm của một số nhà văn trẻ xuất hiện vào thế kỷ 21 như Đỗ Bích
Thúy (Ngái đẳng trên múi), Nguyễn Ngọc Thuần (Báo về), Trần Nhã Thụy (Băng đầu trọc), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bắt tại
Âu trên đỉnh Puvan),
Nguyễn Danh Lam (Mưa tháng mười một) Tắt cả những tác phẩm ấy thực
sự đã mang đến một luồng sinh khí mới cho văn học thời kì sau 1986 Không những thế, tốc độ phát triển của thể loại này còn thể hiện ở các phong trào thỉ viết truyện ngắn, theo Bùi Việt Thắng: “Cuộc thi truyện ngắn 2001 — 2002 do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng số
lượng truyện ngắn của bốn năm 1978 - 1979, 1983 ~ 1984 [44, tr205]
đó đủ giúp người đọc hình dung về một giai đoạn mà văn học phát triển rằm
rộ, và khẳng định vai trò của thẻ loại truyện ngắn trong văn học
Không chỉ gia tăng nhiều tên tuổi mới và số lượng các tác phẩm, thành
tựu truyện ngắn Việt Nam thời kì này cũng được đánh dấu bởi sự đổi mới về
hình thức nghệ thuật Nếu trước đây, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu trong, truyện ngắn nói riêng và văn xuôi nói chung thì truyện ngắn sau đổi mới, yếu
Trang 30Chính vì yếu tố cốt truyện không còn quan trọng cho nên trong truyện ngắn
có lối viết theo dòng suy tưởng, li vi
phân mảnh rời rạc, lộn xộn “có chủ ý” là hiện tượng thường gặp trong các sáng tác sau 1986 Chính vi thé, nhân vat trong tác phẩm đôi khi cũng chỉ cần một biểu tượng hoặc kí hiệu nghệ thuật nào đó Không ngừng tìm tòi trong cách viết, truyện ngắn sau 1986 còn thể
hiện được đặc điểm linh hoạt trong bút pháp sáng tạo Bên cạnh sự thay đổi
về quan niệm tả thực đã có từ trước là việc thử nghiệm và phát huy tối đa hiệu
cquả nghệ thuật của bút pháp phúng dụ, huyền thoại Sự có mặt của bút pháp này bên cạnh bút pháp tả thực đã giúp các nhà văn khám phá chiều sâu hiện
thực bằng những cách khác nhau, đồng thời tạo nên sức hấp ¡ với người đọc Tiếp xúc với những tác phẩm sử dụng bút pháp phúng dụ, huyền thoại,
người đọc có điều kiện mở rộng liên tưởng và suy ngẫm Xuất phát từ nhu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại, từ tinh thần dân chủ hóa trong văn học, bút
pháp trảo lộng giễu nhại được sử dụng trong hầu hết cde thé loại của văn học sau 1986 Trảo lộng, giễu nhại không đơn thuần nhằm mục đích gây cười, giải thiêng,
mà quan trọng hơn đó là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống phi quy phạm
Ngoài ra, thành tựu văn học giai đoạn này cũng được ghỉ nhận bằng sự
hình thành của nhiều phong cách, bút pháp truyện ngắn đặc sắc như Nguyễn
Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Ngọc Tư, Mỗi cây bút là một bản sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau, chúng ta có thể nhận diện qua một số chân dung cụ hóa, bên cạnh
mạch văn gai góc, lạnh lùng (Không có vua, Huyễn thoại phố phường, Tướng
thể tiêu biểu Nguyễn Huy Thiệp với bút pháp đa dạng, bi:
về luw) là mạch trữ tình thắm thiết, có khi đầy chất thơ, có khi hài hước
khoan hòa (Chứt thoáng Xuân Hương, Cháy đi sông ơi, Thương nhớ đông quê, Những bài học nông thôn) Sương Nguyệt Minh trước nay vẫn thường
Trang 31ngồi bút lung linh, trừ tình (Người ở bốn sông Châu, Đi qua đồng chiéu, các
tập Mười ba bến nước, Chợ tình) gần đây, nhà văn đã vị
khác đi với những
truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo và giả tưởng
trong tập Dị hương, khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ Xuất hiện muộn
hơn một chút nhưng cái tên Hồ Anh Thái lập tức gây được sự chú ý trên văn
đàn khi các tập truyện ngắn Từ sự 265 nạ
'bạn đọc Đối tượng trong sáng tác của Hồ Anh Thái là cuộc sống thời mở cửa
ày và Bổn lối vào nhà cười ra mắt
với những vấn đề của giới trí thức, sinh viên, công chức nhà nước và của giới trẻ nói chung Sự xuống cấp trong nhân cách, lối sống, đạo lý, văn hóa của họ phan nao phan ánh sự xuống cấp của xã hội đương đại nhiều phức tạp va bat ôn Tất cả những hệ lụy đó được nhà văn phô diễn trong một chất giọng khách quan, lạnh lùng, đậm chất trào lộng, hài hước Vốn tri thức phong phú cùng
nghệ thuật kế chuyện và dẫn chuyện sinh động cũng là những mặt mạnh trong
bút pháp trần thuật tạo nên sức hắp dẫn trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Một
phong cách truyện ngắn khác tiêu biểu cho lối viết hoàn toàn mới, khác hin
so với truyền thống đó là Phạm Thị Hoài Với tập truyện ngắn 3⁄é /ó, chúng ta sẽ thấy một phong cách văn chương khác lạ Bởi đó là một thứ ngôn ngữ sắc cạnh, đầy cá tính và lối hành văn đầy nhịp điệu Các kỹ thuật lồng ghép, cắt
dan, dồng hiện, gián cách, nghệ thuật sir dung dong ý thức, thủ pháp nghịch di, lưỡng hóa, dùng cái kì áo, cái phi lí, dùng hình thức "giả ích", "giả lịch sử", "giả liêu trai" để tạo ra một hiện thực thứ hai được nhà văn vận dụng khá linh hoạt, thuần thục Truyện của chị chưa phải đã chỉnh phục được số đông độc giả, nhưng đã chỉnh phục được những độc giả ủng hộ sự tìm kiếm
và đổi mới văn chương Thuộc thế hệ lớp sau, Phan Thị Vàng Anh ngay khi
xuất hiện cũng đã trở thành một hiện tượng văn học Tuy chỉ mới xuất bản hai tập truyện ngắn Ki người ta trẻ và Hội chợ, nhưng Phan Thị Vàng Anh đã
Trang 32độc đáo của Phan Thị Vàng Anh là chị đã biết cách lạ hóa những điều quen
thuộc, biết làm da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo Sau Phan Thị
Vang Anh, vin đàn Việt Nam một lần nữa lại nổi sóng khi nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện Chị được bạn đọc biết đến lần đầu từ tập truyện
ngắn Ngọn đèn không tắt và đã trở thành một cái tên hot được tìm kiếm nhiều
nhất trên văn đàn khi cho ra đời truyện ngắn Cánh đồng bắt tận Khác với các cây bút trẻ khác, Nguyễn Ngọc Tư không chinh phục bạn đọc bằng một lối viết mới lạ, từ ngôn từ đến bút pháp Chị chỉ viết về số phận, thân phận của những mảnh đời bình dị quanh mình - những con người vui ít, buồn nhiều, đối diện với những nỗi nhọc nhẳn trong cuộc sống đời thường Tắt cả được thể hiện trong một thứ ngôn ngữ hồn nhiên, thô mộc, đậm đặc chất phương ngữ Nam Bộ nhưng lại tạo cho chị một phong cách riêng khó nhằm lẫn Có thể
nói, sự lớn mạnh của nhiễu tài năng, phong cách, bút pháp chính là sự dự báo những tín hiệu tốt lành với nhiều bứt phá cho một giai đoạn văn học mới ở Việt Nam
'Nhìn lại chặng đường phát triển của truyện ngắn thời kì đổi mới, có thể thấy hơn ba mươi năm không ngừng vận động và phát triển, truyện ngắn đã
có những bước tiến dai và trở thành thể loại có đóng góp tích cực trong quá
trình làm mới văn chương Với tỉnh thần dân chủ hóa, sự đổi mới tư duy nghệ thuật và những thể nghiệm táo bạo, truyện ngắn Việt Nam đã và đang hứa hẹn
những thành tựu lớn
1.2.2 Lê thể loại truyện ngắn
Bức tranh truyện ngắn Việt Nam đương đại được tạo nên bởi nhiều màu sắc đa dạng, mỗi sắc màu lả một cá tính riêng biệt Sống trong bầu không
khí dan chủ, được khuyến khích phát triển tài năng, được chủ động trong ngôi bút và sống đến tận cùng mọi khát khao mơ ước của chính mình, mỗi nhà văn
Trang 33bội thu Là một hạt nhân trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới, Lê Minh Khuê luôn nỗ lực tìm tòi sáng tạo để góp phần cách tân thể
loại này
Con đường đổi mới truyện ngắn Lê Minh Khuê gắn liên với sự thay đôi
trong quan niệm nghệ thuật về con người Trước đổi mới, con người trong
cảnh của chiến tranh, theo những,
chuẩn mực lí tưởng, những phẩm chất anh hùng cao đẹp với thái độ ca ngợi,
truyện ngắn của nhà văn được đặt trong
biểu dương Đó là kiểu con người với khát vọng cống hiến, luôn sẵn sảng hi
sinh cái riêng của cá nhân vì cái chung công đồng Đó là những con người dũng cảm phá bom cho xe chạy ra mặt trận như Phương Định, Thao, Nho trong Những ngói sao xa xôi; hoặc Mi
, Huy,Tuân, Trung trong Cao điểm
mùa hạ kiên trì giữ gìn sự an toàn trên các tuyến đường; rồi Nguyên, Vân, Ngai trong Ban be tdi lái xe chở hàng ra tiền tuyến Có con người thầm lặng
cấp cứu thương binh nơi chiến trường như y sĩ Hiển trong Aẹ, có con người
dũng cảm đối mặt với quân thù trên biển như Bình, Hòa trong Con trai người chiến sĩ Họ là những con người luôn sẵn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu Như vậy, trước 1986, truyện ngắn của Lê
Minh Khuê chưa thoát ra được những cách viết quen thuộc, những khuôn mẫu, những quy phạm hình thành trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài Sản
phẩm của hoàn cảnh đó là những con người của tập thẻ, của cộng đồng,
không có bí kịch, không có cô đơn, chỉ có sự hỏa hợp con người được miêu tả
giản đơn, sơ lược một chiều, hành động chủ yếu theo tiếng gọi của lý tưởng
cách mạng mà thôi Nhưng sau 1986, khi chiến tranh kết thúc, đất nước đang
trên đà hội nhập với thể giới, Lê Minh Khuê đã sớm có những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người Lúc này, nhà văn nhận ra con người không đơn giản mà phức tạp bí ấn, con người với nhiều tính cách và số phận
Trang 34hóa, bí ổi, có con người gặp nhiều mắt mát bỉ kịch, có con người sống với những khát vọng, ước mơ đời thường Suy cho cùng, tất cả họ đều có thể bị
thay đổi bởi những tác động của hoàn cảnh Trong nhiều tác phẩm, Lê Minh Khuê đã chỉ ra một kiêu người như Tân trong Một chiễu xa thành phố, cô mãi
mê chạy theo những cuộc vui phù phiếm tằm thường để rồi quên đi lời hứa
giúp đỡ Viện, là một người bạn từng có thời thân thiết gắn bó đến mức *
á hai
chả bao giờ muốn xa nhau” Rồi Đức trong Aột ngày đi trên đường cũng là một con người dễ dàng choáng váng, quáng mắt trước tiện nghĩ, vat chit, voi vã “đổi màu” như loài kỳ nhông trước môi trường sống Vẫn biết nhu cầu,
tham vọng của con người là vô tân nhưng khi con người cảng ngập sâu trong,
vật chất thì họ cảng có khả năng tha hóa, đánh mắt mì u như trong chiến
tranh con người sống trong sáng, vô tư, không mưu cầu cầu lợi ích riêng tư bao nhiêu thì cảng ngày con người cảng tính toán, mưu cầu lợi ích riêng tư và
ngụp sâu trong cám dỗ vật chất bấy nhiêu Lê Minh Khuê đã đặt con người
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và nhận ra tính cách con người là do chịu sự
tác động và chỉ phối của hoàn cảnh Hay đâu đó ta lại bắt gặp những con
người độc ác, biến dạng bởi đồng tiền, bởi dục vọng quyển lực như ông
Tuyên trong Bi kịch nhỏ, đó dường như là một cuộc truy sát đến tận cùng để
vạch mặt cái ác, để lật tẩy vị quan chức cấp cao mặt lạnh này Ông Tuyên đã
chả đạp lên chính những tình cảm thiêng liêng để leo lên bậc cao nhất của
danh vọng Không những thể, ông còn lấy thù riêng để trả nợ chung làm cho
bao nhiêu người chết oan uỗng, còn ông thì vẫn cứ trong sạch Có thể nói, trong quan niệm nghệ thuật về con người, Lê Minh Khuê cũng có những phát hiện riêng Đây chính là một trong những nguyên tắc để tiến tới sự thành công, của nhà văn trong những sáng tác ở thời kì đổi mới Lê Minh Khuê đã khám
Trang 35xã hội phức tạp bẻ bộn, ở đó bóng tối và ánh sáng, màu đỏ, màu đen luôn biến động, đổi thay bắt ngờ
'Bên cạnh những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, Lê Minh Khuê đã có những nỗ lực đổi mới trong cách thức tạo dựng cốt truyện Nếu như ở truyện ngắn của nhà văn thời kỳ trước, chuỗi sự kiện được sắp xếp
theo lôgic nhân quả và người ta có thể định vị được sơ đồ cốt truyện, thì cốt
truyện của Lê Minh Khuê sau đổi mới vẫn chú ý miêu tả tâm lý, song sự diễn
biến của cốt truyện thường không gắn với điều kiện của đời sống bên ngoài mà xuất phát từ nội tâm, từ suy nghĩ của nhân vật Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1986 được nới rộng bằng cách ngắt quãng thành nhiều đoạn đánh số thứ tự hoặc dấu ngắt Truyện được triển khai thành những
đoạn, những phân cảnh nhỏ khác nhau làm xung đột của cốt truyện gián đoạn
mờ nhạt, có khi đánh lạc hướng tiếp nhận nhân - quả thông thường của người
đọc Ta từng bắt gặp kiểu cốt truyện này ở một số truyện ngắn của các nhà
văn khác như: Rượu cúc của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, Cánh đông bắt tận của Nguyễn Ngọc Tư Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, cốt truyện như vậy được thể hiện trong một số tác phẩm như Ga xép, Bi kịch nhỏ, Đằng đô la vĩ đại, Trong làn gió heo may Chẳng
hạn, truyện Niiệt đới gió mùa được tác giả phân cách thành 9 đoạn và đánh
theo thứ tự, trong mỗi đoạn đôi khi tác giả còn dùng dấu ngắt để phân thành
những cảnh nhỏ khác nhau theo mạch thời gian từ hiện tại sang quá khứ hoặc từ quá khứ quay ngược về hiện tại Ví như ở đoạn thứ Öa, từ cảnh hỗi tưởng
khi Hiếu về thăm gia đình chuyển sang cảnh hiện tại Hiểu đang bị bắt giam
Trang 36triển cốt truyện thường bị cắt đứt, gián đoạn Thủ pháp báo trước bị giảm
hoặc triệt tiêu, tỉnh lược mọi dẫn dắt bên ngoài, nhà văn đã biết tổ chức, dẫn
cđất người đọc suy nghĩ về tác phẩm của mình Có thể nói đó là một nỗ lực tìm tòi vượt bậc đáng ghỉ nhận của Lê Minh Khuê
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn Lê Minh Khuê sau
1986 còn có sự gia tăng điểm nhìn trần thuật Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về những nỗ lực đổi mới thể loại của nhà văn Mỗi
điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua đó, sự việc, con người sẽ được nhận thức
từ nhiều phía Gia tăng điểm nhìn trần thuật, tác phẩm văn học bắt đầu hướng
tới cấu trúc ngỏ hoặc đa thanh, khước từ quan niệm "chủ đề rõ rằng”, với tỉnh
than tin cậy, tôn trọng bạn đọc Trong văn học, điểm nhìn tran thuật được hiểu
là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ, miêu tả và đánh gi tượng Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bình diện tâm lý
(điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn của giới tính, lứa
tuổi ), qua trường nhìn (của tác giả hay của nhân vậu Điểm nhìn trằn thuật là yếu tố góp phần dẫn dất người đọc đi vào thế giới của tác phẩm
Trong nhiều truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã lựa chọn khá đa dạng về điểm nhìn Chẳng hạn, ở truyện ngắn Bi kich nho,
nhà văn đã trao điểm nhìn cho nhân vật Thảo (cháu của ông Tuyên), cô vừa là
người kể chuyện, cũng là nhân vật chứng kiến, tiếp cận những riêng tư,
những điều thảm sâu trong thể giới nội tâm của ông bác Chính điều đó khiến
cho nhân vật ông Tuyên được hiện điện đẩy đủ và khách quan hơn Như vậy, với việc gia tăng điểm nhìn trần thuật, Lê Minh Khuê đã khám phá con người ở nhiều bình diện khác nhau, góp phần không nhỏ trong việc tạo cho người đọc
một tâm thể cảm thụ tác phẩm ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đưa người đọc khai thác đến những tằng ý tưởng mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm
Trang 37Nam thời kì đổi mới, Lê Minh Khuê nhanh chóng được bạn đọc chú ý khi bà
trình diễn một lỗi viết hoàn toàn mới, khác hẳn với trước đó Trong suốt
chặng đường sáng tác của mình, Lê Minh Khuê "luôn trăn trở, vật lộn, tìm kiếm một cách nhìn, cách thể hiện mới” [25] Với những nỗ lực không một mỗi đó, Lê Minh Khuê đã chỉnh phục được số đông độc giả, kể cả là những,
Trang 38CHƯƠNG2
THÊ GIỚI HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGÁN
LÊ MINH KHUÊ SAU 1986
2.1 THÊ GIỚI HIỆN THỰC QUA CÁC VAN DE XA HOI ĐƯỢC: PHAN ANH 2.1.1 Những ám ảnh về chiến tranh Chỉ tranh đã đi qua, đất nước hồi sinh và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hoi Nhung của một thời kỳ đau của thương tàn khốc do bom đạn của chiến tranh vẫn còn in đậm trong ký
mỗi con người Sau năm 1986, ít có truyện ngắn mô tả trực tiếp về chiến tranh
mà nó thường được phản chiếu qua số phận con người thời hậu chiến Từ góc
nhìn phi sử thi, chiến tranh thường đi liền với sự mắt mát hi sinh, sự bào mon
nhân tính và số phận bỉ kịch Với một số truyện ngắn tiêu biểu: Người sót lại của Rừng Cười, Biển cứu rỗi, Dây neo trần gian, Hẳn trình nữ của Võ Thị Hào; Chiểu vô danh của Hoàng Dân; Tiếng vạc sảnh của Phạm Trung Khâu;
Thung lũng hoa vàng của Huỳnh Thạch Thảo; Hai người đân bà xóm trại của
Nguyễn Quang Thié
Minh Khuê, chiến tranh không bao giờ vắng mat trong văn chương của bà ở
\; Tiếng chuông trôi trên sông của Vũ Hồng Với Lê bat ky giai đoạn sáng tác nào Tuy nhiên, nếu trước đây, một số tác phẩm của nhà văn trực tiếp viết về chiến tranh (Những ngồi sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Tình yêu người lính, ), thì sau đổi mới rất nhiều tác phẩm lồng đề tài
chiến tranh vào các đề tài khác (Bi kịch nhó, Cơn mưa cuối mùa, Một buổi chiều thật muộn, Nhiệt đới gió mùa, ), thậm chí hình ảnh chiến tranh chỉ
Trang 39
câu chuyện Lê Minh Khuê chưa dám đưa vào tác phẩm của mình, vì sợ rằng nó sẽ để lại cho người đọc sự day đút khôn nguôi Đó là một trong vô vàn những câu chuyện buồn mà khi chạm tới, bà khẽ rùng mình rồi lại can đảm
chia sẻ: “Hỗi đi làm báo, vào viện quân y 111, tôi ngồi bên cạnh anh sĩ quan,
bị bom phạt mắt hết cằm, hai tay hai chân cũng mắt Anh mê sảng, cằm đã mắt nhưng vẫn gọi được "Mẹ, mẹ ơi” Chỗ băng cứ trào máu ra Tôi cứ vỗ vai
anh và nói “mẹ, mẹ đây!" Một lúc sau tôi đi đến các hầm thương binh và quay lại thì chị y tá bảo, vừa bó anh rồi, anh đã mắt” [58] Bom đạn và nỗi đau đâu phải khi vào chiến trường mới biết Đối với nhà văn Lê Minh Khuê, khi còn là cô gái mười lăm tuổi đã biết đến mùi khói súng, xác chết, mùi bom
nỗ sát vách nhà Để bây giờ “nhiễu khi trong giấc mơ của mình, bà vẫn thấy
hình ảnh quá khứ hiện về, với những đồng đội đã đi qua cuộc đời mình,
những hình ảnh khốc liệt của bom đạn Có những lúc bất chợt tỉnh giấc và
nhìn lại, hóa ra mình đang mơ” [58]
Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, chiến tranh gây ám ảnh người đọc
trước hết bởi sự tàn khốc, ác liệt, dữ dẫn, trớ trêu Dù hiện tại chiến tranh đã
lùi xa, nhưng chỉ cần một thoáng vô tình nhìn thấy hình hài của quá khứ, là y như rằng tất cả lại trở về nguyên vẹn trong Hải (Những ngày trở vẻ) người linh năm xưa, nay trở về với gia đình, có lúc lại nghĩ về những điều anh đã
trải qua: “Những cơn sốt rét, những cái đói mờ mắt, run cả chân tay, những trận mưa dầm dẻ ở rừng, những bãi bom B.52 không còn một ngọn cỏ
sống sót, những trận quân ta đánh một cách tải tình” [14, tr.113] Có th nói,
trong chiến tranh, sự sống và cái chết là rất mong manh, không ai có thể
lường trước được điều gì sẽ xảy ra Chính điều đó đã làm ám ảnh anh thanh niên trong Bi kịch nhỏ: "Chưa bao giờ tớ thấy nhiều người chết như vậy Họ không có súng, họ hoàn toàn bé nhỏ, tay không, chạy như bầy kiến trên bởi
Trang 40đất lôi ra ba cơ gái Ơm nhau chặt cứng, không thể nào gỡ ra được Tớ khóc
rồng lên Sau có bố giả cắp dưỡng làm cách nào đó gỡ họ ra được Toàn thanh niên thành phố Chưa bao giờ tớ thấy chết nhiều thế, Phải gần sáng mới dọn
xong xác chết Đang dọn, bọn Mỹ lại dập bom hai lần nữa, giữa đêm mà
toàn bom bỉ" [15, tr.15] Cái chết của Cay cũng làm ám ảnh nhân vật "tôi
(Ngày đi trên đường) lúc cô đang trên đường trở về Hà Nội, qua Phà Rằng kí ức một thời đã trở về trong cô “Một bên mặt Cay đầm đìa máu Nó không tỉnh nữa Khi tôi gọi được mấy đứa ở hằm bên cạnh sang, Cay đã chết Mảnh bom
bắn ở ngoài vào, trúng vào bên sườn nó, trúng trên thái đương Đó là cái
chết ám ảnh tôi nhiễu nhất suốt bao nhiêu năm qua Tôi đi lại mé đường Có lẽ ở đây, chỗ vẫn có một hòn đá cực to nằm như
một người đang,
bơi Cay đã chết khi mười bảy tuổi với biết bao nhiêu thứ nó chưa được nếm qua, với bao nhiêu câu hỏi còn đọng trong đôi mắt ngây thơ của nó
[14, tr.19] Chiến tranh cũng làm cho Thắng (Dạo đó thời chiến tranh) bị
thương rất nặng, tưởng chừng cái chết như gần cận kề: “chỉ vì một quả bom
nỗ chậm Nó nỗ khi anh đi kiểm tra đường Anh mê man, sọ bị chắn thương,
tay chân bị dập nát Anh nằm như một khối máu lẫn bùn đất trên cái băng
ca” [16, tr61] Dưới một cái nhìn trực diện, Lê Minh Khuê còn khai thác
chiến tranh ở góc độ đau đón, tàn khốc nhất, và đặc biệt, lần đầu tiên, nha van nhìn chiến tranh qua cuộc chiến đau thương trong một gia đình Đó là cuộc chiến trong gia đình ông Cơ (Nihiệt đới gió mùa), nó bắt đầu từ mối quan hệ
của ông với Việ
- một kỹ nữ phòng trả Tuy nhiên, một thời gian sau, bi Han người vợ chính thức của ông Cơ đã phát hiện “ông Cơ hay đi vào ngôi nhà có
chấn song gỗ tiện phổ cổ nhà cổ và người đàn bà đẹp như tiên đứa con trai như thiên thần Họ như một gia đình” [19, tr.19] Chính sự ghen tuông của
người đàn bà đã khiến Hân tìm đến nhà Việt, lic nay “Nha trọ của Việt đang