Luận văn Hình tượng người trí thức trong Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà có cấu trúc gồm 3 chương trình bày hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, các kiểu hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn cảu Nguyễn Việt Hà, phương thức xây dựng hình tượng người tri thức trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ
PHÙNG THỊ TRÚC
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG
CƠ HỘI CỦA CHUA VA KHAI HUYEN MUON
CUA NGUYEN VIET HA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
'Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thế Hà
Trang 2LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 3MỤC LỤC MO DAU 1 Lido chọn để tai 1 2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bong góp của luận văn 6
6 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUAT CUA NGUYEN VIET HA
1.1, HANH TRINH SANG TAC CUA NGUYEN VIET HA 7
1.1.1 Hành trình sáng tác truyện ngắn, tạp văn 7
1.1.2 Hành trình sáng tác tiểu thuyết 10
1.2 QUAN NIEM NGHE THUAT 13
1.2.1 Quan niệm về nhà văn, nghề văn l3
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 1s 1.3 TIEU THUYET NGUYEN VIET HA TRONG DONG CHUNG CUA
TIEU THUYET VIET NAM ĐƯƠNG ĐẠI I8
1.3.1 Dòng chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 18 1.3.2 Đặc điểm riêng của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 21
CHƯƠNG 2 CÁC KIỀU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYET CƠ HỘI CỦA CHÚA VÀ KHAI HUYEN MUON CUA
NGUYÊN VIỆT HÀ 6
2.1 NGƯỜI TRÍ THỨC THA HOA, BẢN NĂNG 26
2.2 NGƯỜI TRÍ THỨC CÔ ĐƠN, SÁM HOL 41
Trang 4CHUONG 3 PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRI THUC TRONG TIEU THUYET CO HOI CUA CHUA VA KHAT
HUYỆN MUỘN CỦA NGUYÊN VIỆT H,
3.1, NGHE THUAT KET CAU 65
3.1.1 Kết cấu lồng ghép, phân mảnh 65
3.1.2 Kết cấu truyện lồng truyện 69
3.2 NGHE THUAT TRAN THUẬT n
3.2.1 Nghệ thuật gắp bội điểm nhìn trần thuật 72
3.2.2 Kết hợp linh hoạt các ngôi trần thuật 78
Trang 5MO DAU
1, Lí do chọn đề tài
“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thay trong
một sáng tác” (Tơ Hồi) Nhân vật được xem là đối tượng trung tâm, là linh
hồn của tác phẩm Qua nhân vật, tác giả bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tâm tư,
tình cảm trước cuộc sống và con người; đồng thời cũng thể hiện tai nang, phong cách của nhà văn Mỗi tác phẩm, mỗi nhà văn đều có sở trường và quan niệm riêng về một số kiểu loại nhân vật Mỗi loại nhãn vật đều có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách, tâm hỏn và được thẻ hiện dưới
nhiễu phương diện khác nhau Đặc biệt, hình tượng nhân vật người trí thức
được nỗi rõ như một lớp người đại diện cho “sự tân tiến” trí thức, tiến bộ của
cả một xã hội
“Theo dòng chảy lịch sử, tác động của môi trường xã hội, hình tượng
người trí thức trong văn học cũng có nhiều thay đối Nếu trước những năm
1945, nhà văn Nam Cao đã nhận thấy những tha hóa, biến chất của “thầy giáo Thứ”, “nhà văn Hộ” thì dưới sự chuyển biến của xã hội, vòng xoáy của
đồng tiền, hình tượng người trí thức trong tác phẩm sau những năm 1975 đã
hiện ra rõ nét, đa chiều đa diện hơn với những trăn trở, suy tư trên mọi lĩnh
vực để tìm về bản thể của mình Đến với tượng người trí thức trong tiêu thuyết của Nguyễn Việt Hà, người đọc sẽ tìm thấy những hình ảnh day dứt, ‘ban khoăn, cùng quẫn của con người trí thức giữa đúng - sai, tốt - xấu trong
“sân chơi của những kẻ trí thức” hết sức chân thực và sinh động
Nhân vật trí thức trong mọi xã hội dù xưa hay nay, đều là đối tượng trung tâm được chú ý nhất Nghiên cứu “Hình tượng người trí thức trong tiểu
Trang 6
nhà văn đối với văn học Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời đem lại những suy nghĩ, hướng tiếp cận mới cho bạn đọc về đề tài này
2 Lịch sử vấn đề
Khi tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khái huyền muộn của Nguyễn Việt
Hà ra đời đã tạo nên những làn sóng dư luận Đối với đề tài “hình tượng người trí thứ
trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, chưa
có công trình nghiên cứu hay bài viết nào cụ thể Tuy nhiên bên cạnh đó, có
những công trình, bài báo, bài viết có liên quan đến vấn để thi pháp tiểu thuyết, đặc điểm tiểu thuyết, quan niệm về con người của Nguyễn Việt Hà ở
những góc nhìn nhận khác nhau, trong đó, có liên hệ, đề cập đến hình tượng
người trí thức trong hai tiểu thuyết
'Vào năm 1999, hàng loạt các tờ báo như: Văn hóa thé thao, Tuổi trẻ, Tuổi trẻ chủ nhật đều có những nhận xét, đánh giá cao tiểu thuyết Cơ Hồi của Chúa Nhà thơ Hoàng Hưng nhận xét: “Cơ hội của Chúa đặt nghiêm túc
lên bàn những băn khoăn về cứu cánh của sự sống mà mỗi con người trung
thực hướng thiện của hôm nay dang ngày cảng đặt ra cho bản thân mình nếu không muốn bị lôi tuột xuống địa ngục của hư võ” [20] Báo tuổi trẻ có bài
nhận xét của đạo diễn Lê Hoàng vẻ tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà: “ăn lạ miệng, và hấp dẫn nhưng vài kẻ ăn xong để một lúc lâu nghe ngóng bụng mình
[20] Những khen chê trái chiều khiến tác phẩm đứng dưới nhiều lị
luận khác nhau khá ôn ảo và qua đó Nguyễn Việt Hà đã chính thức đánh dấu lg dư tên mình vào làng văn chương một cách bình lăng mà vững chãi
Trang 7rùng chuyển động và đang đối mặt trước thách thức của những đổi thay
Những ngóc ngách của tâm hồn, những uẫn khúc khó có thể giãi bày, những
sóc tối và góc sáng của mỗi số phận đầy ắp trong một cuốn sách 466 trang”
(đuổi trẻ, số 67, ngày 12 thing 6 năm 1999)
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá về nhân vật, chủ đề tôn
giáo trong Cơ hội của chúa: “Những gì thực sự đương diễn ra trong xã hội ta
thời kì đổi mới, những mẫu nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết, đến những chủ đề văn hóa, tôn giáo và một số đặc điểm về nghệ thuật tự sự” [17, tr.255]
Dén năm 2005, khi tiểu thuyết Khái huyển muộn ra đời, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng: “Với Khải huyễn muộn, có lẽ là lần đầu tiên u thuyết về chính nó, đúng hơn
trong văn học nước nhà xuất hiện một cuối
là trình bảy nó như một văn bản nhiễu ting lớp đang trở thành cái mà nó tự ý
thức là một cuốn tiểu thuyết” [42]
Ngoài ra, trong Khái huyển muộn, cuốn tiểu thuyết về chính nó, khi
xem xét cấu trúc của tiểu thuyết, Nguyễn Việt Hà đã đánh giá: “Cái hiệu quả
đáng kế nhất của cấu trúc các nhân vật phân thân trong cuốn tiểu thuyết này
chính là ở chỗ nó đã tạo ra một kiểu không gian ảo Chúng tôi vay mượn khái
niệm * không gian ảo” công nghệ 3D để đưa ra một hình dung về đặc thù cấu trúc của tiểu thuyết Khải huyền muộn” [42]
Nha báo Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Khái huyền muộn là những sải bơi tiếp theo Cơ hội của Chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Chọn lựa kiểu cấu trúc đã ngôi như thể khối vuông ru bích, Nguyễn Việt Hà
tạo cho mình ưu thể thoải mái dé quan sát và kế chuyện, thỏa cơn khát tìm tòi
và đồng cảm với các nhân vật cũng như cuộc sống Không có số phận đi tới
Trang 8Là một cây bút tiểu thuyết tiêu biểu thời đổi mới cùng Nguyễn Việt Hà, nhà văn Tạ Duy Anh nhận xét: “Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khái ñuyễn
muộn hơn đứt Cơ hội của Chúa Nhiều trang van rit đẹp, có chiều sâu, có sức
an t6a và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách
nhiệm nghề nghiệp Đây là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc Vì vậy, sự về
vap của người này hay sự thất vọng của người kia đều là bình thường Nhà văn không thể răm rắp làm theo đơn đặt hàng của độc giả Sự bừa bộn nằm trong ý đồ của tác giả đưa ra một lối kết cấu dễ gây cảm giác tủy tiện, xộc
xệch đã từng thấy trong Cơ hội của Chúa nay được thả lỏng hơn trong Khải
“huyễn muộn Theo tôi, đây thực sự vẫn lả một trong cuốn sách đáng đọc trong
năm 2005” [21]
Ngoài ra, còn có một số bài
Nghệ thuật xây dựng điểm nhìn
trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới của Mai Hải Oanh Tác giả đã đề
cập vẻ hiện tượng “gắp bội điểm nhìn” trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà trên
tạp chí Nghiên cứu văn học năm 2007
Bài viết Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại của Đỗ Ngọc Thạch đã xem tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ,
với sự thay đổi điểm nhìn và ngôi kể liên tục, tính phân mảnh của chủ thé,
biến tiểu thuyết thành một trò chơi ngôn từ Nguyễn Việt Hà “xem đời sống
như một sự hỗn loạn, như những mảnh vỡ, tâm thế hồ nghỉ tổn tại, đánh mắt lý tưởng, loay hoay vô hướng, cõi nhân sinh thiểu vắng tính người, nhà văn 'bắt lực, không đi tìm chân lí, trật tự cho đờ
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ trình bày một số ý kiến, bai
sống nữa, mà chơi cùng nó” [31]
viết có liên quan đến đề tài Nhìn chung, có nhiều ý kiến, bài viết liên quan đến nghệ thuật, quan niệm con người trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà,
nhưng chưa có công trình nào cụ thể về: hình tượng người trí thức trong tiểu
Trang 9mong muốn đóng góp một góc nhìn mới trong việc nghiên cứu hình tượng, người trí thức trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyễn muận đễ thấy một nội dung và tư tưởng quan trọng của nhà văn trong dòng chảy của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu tập trung vào tiểu thuyết Cơ hội của
Chia và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà 3.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hình tượng người trí thúc trong tiêu
thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyển muộn nhìn từ gốc nhìn chỉnh thể nghệ
thuật của chúng
4 Phương pháp nghiên cứu
“Trong công trình này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau ~ Phương pháp thắng kẻ, phân loại: Chúng tôi dùng phương pháp thống
kê để tìm ra các kiểu loại nhân vật trí thức hai tác phẩm Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn; sau đó phân loại cụ thể các kiểu nhân vật trí thức để tiến
hành nghiên cứu
ấ¡ chiếu: Phương pháp nay giúp chúng tôi
~ Phương pháp so sảnh,
nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng người trí thức trong
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà so với các tác giả khác
~ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp
phân tích để làm rõ các kiểu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn Sau đó, sử dụng phương pháp tổng hợp để đúc kết
Trang 10~ Phương pháp van dung lí thuyết thí pháp học: Đây là một phương
pháp cơ bản, nền tảng trong nghiên cứu khoa học Chúng tôi sử dụng phương
pháp nay dé Lim cơ sở lí luận soi chiếu vào nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ở hai bình diện nội dung và hình thức
5 Đóng góp cũa luận văn
Nghiên cứu hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Cơ hội của
Chúa và Khải huyễn muộn, luận văn nhằm hướng đến:
~ Tìm hiểu để làm sáng rõ nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Từ đó, có cách nhìn nhận toàn diện về
tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà
- Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Việt Hà trong quá trình phát
triển và đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại
6 Cầu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tải liệu tham khảo, luận văn được triển
khai thành ba chương:
Chương 1 Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà
Chương 2 Các kiểu hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà
Chương 3 Phương thức xây dựng hình tượng người trí thức trong tiêu
Trang 11CHƯƠNG 1
HANH TRINH SANG TAC VA QUAN NIEM NGHỆ THUẬT
CUA NGUYEN VIET HA 1.1, HANH TRINH SANG TAC CUA NGUYEN VIET HA
Nguyễn Việt Hà sinh năm 1962, tại Hà Nội, tên thật là Trần Quốc
Cường Nguyễn Việt Hà là người theo đạo công giáo Trước khi trở thành nhà văn, Nguyễn Việt Hà là cán bộ của ngân hàng ngoại thương Tác phẩm đầu tay của Nguyễn Việt Hà là tiểu thuyết Cơ hội của Chúa in năm 1999 Dây là
một tác phẩm tạo nên khá nhiều luồng dư luận trái chiều mang “hương vị tai tiếng” Năm 2004, tập truyện Cửø rơi ra đời Sau đó năm 2003, tiểu thuyết
ên, được đánh giá là một tác phẩm đỉnh cao của Nguyễn Việt Hà có đóng góp giá trị to lớn
Khải huyền muộn ra đời với sự thành công trên nhiều phương
cho nền Văn học Việt Nam thời kì đổi mới Gần đây nhất, Nguyễn Việt Hà đã
cho ra đời tiểu thuyết 8a ngói của người (2014) Ngoài tiêu thuyết, Nguyễn
Việt Hà còn có những tác phẩm tạp văn như Nhd van thi choi véi ai (2005),
Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013) đều gây được nhiều sự chú ý của độc giả Gần đây tác phẩm Cơ hội của Chúa đã được dịch sang tiếng Pháp, NXB Reveneuve Édition (2 - 2013)
1.1.1 Hành trình sáng tác truyện ngắn, tạp văn
Nam 2004 tập truyện Củz rơi ra đời với 20 truyện ngắn Trong tuyển tập này có truyện: Aối tình đâu, Buổi chiêu thứ chín mươi chín, Thiển giả,
Từng vòng khói thuốc, Mưa vào ngày cưới, Nhạt một chuyện tình, Mai khong tới ni, Hén cia bướm nhưng đặc sắc và nỗi bật nhất có lẽ vẫn là Của rơi 'Qua tập truyện này, phong cách của tác giả đã được thể hiện khá rõ đó là: các câu văn đều mang đậm âm hưởng giọng nói của một người cụ thể cùng với lối
Trang 12đáo cho tập truyện ngắn không phải ở đẻ tài, cốt truyện hay nhân vật mà đó
chính là phong cách của tác giả Đặc biệt, trong tác phẩm Ciia rơi mang ý nghĩa kép: *Ở một mức độ nào đó, người trí thức là một thứ của rơi, ai nhặt được và sử dụng nó như thể nào lại là vấn đề khác Tình yêu cũng tựa như
một thứ của rơi, ai may mắn thì nhặt được [41]
Nguyễn Việt Hà là tác giả của khá nhiều tạp văn với dung lượng dưới
nghìn chữ Với tâm hồn hậu bộc toạc lại ưa chiêm nghiệm, nghĩ ngợi, tạp văn
của Nguyễn Việt Hà thể hiện những góc đời sống xoay vẫn tự nhiên, nhuần
nhuyễn Tạp văn của Nguyễn Việt Hà đã nhận dược thành tựu riêng và tạo
được dấn ấn rõ rệt trong lòng bạn đọc lẫn giới văn chương Như lời đánh giá
nhận của PGS.TS Lưu Khánh Thơ thì “Một nhà văn và một người đọc chân chính không phân biệt thể loại mà quan tâm tới giá trị của tác phẩm Tản
văn cũng có đẳng cấp Những tác phẩm tản văn của Bảo Ninh, Nguyễn Việt
Hà viết về các nhà văn phải nói là tuyệt vòi" [33] Quan niệm sáng tác tạp
văn được Nguyễn Việt Hà phát ngôn ngay trong chính tác phẩm của mình: “Nói cho cùng, tạp văn là thứ văn mưu sinh, là thể loại "tủi thân” nếu miễn cường phải so với tiểu thuyết hay truyện ngắn Đàn ông viết ra nó đều là
những người có nhân cách, thậm chí còn tử tế (Đàn ông viết tạp văn, tr.76)
Trong Nhà văn dhỉ chơi với ai, Nguyễn Việt Hà đã chỉ rõ có ba kiểu dang loanh quanh vui chơi của đám văn nhân Thứ nhất là chơi với độc giả
“Độc giả của văn chương thường nhiệt tình trằm ôn, phần đông họ đã đau
đớn Nhà văn chơi với độc giả thường là rưng rưng” Thứ hai là chơi với các
nhà phê bình có vẻ nghiên cứu lý luận: *Chơi với những người này nhà văn được nhìn xiên” Thứ ba là chơi với nha văn: "Chơi kiểu nay thì được ấm áp
nhìn ngang”
Trang 13đàn ông vật lộn để khẳng định tư cách nam nhỉ trong xã hội Với giọng văn
nữa thật nửa ngờ, Nguyễn Việt Hà đã đem đến cho bạn đọc sự tự nhiên khi tiếp nhận những vấn để đao đức, sự tồn tại của cá thể trong cộng
đồng nhưng cũng không kém phần sâu sắc và ý nghĩa
“Tạp văn Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà được coi là một bức chân
dung tự họa của chính tác giả về con người, cuộc sống "phố cổ”: “bọn ho
thong thả ăn, tỉnh tế mặc, chằm chậm sống Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới
có nỗi dam bay hing phé ngon, vài ba quán cả phê thị dân sâu lắng Bọn họ
chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng
cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói quen của bao đời Hà Nội" [37] Với lỗi hành văn hóm hình, jm nha van Nguyễn Việt Hà đã làm sống lại
bức tranh là Nội giàu màu sắc và cũng đậm chất triết lí của mảnh đắt này đến với bạn đọc Con giai phố cổ được xem là tác phẩm mang nét đặc sắc
riêng của một nhóm người tiêu biểu cho lớp thể hệ xưa từng sinh sống ở Hà Nội
Truyện ngắn Aãi không rới núi của Nguyễn Việt Hà viết về người trí
thức tên Vọng Khi đang ở đỉnh cao của quyển lực và danh lợi, Vọng lại
muốn trút bỏ tắt cả để tìm đến với Chúa Ở nhân vật Vọng có nét giống Vũ (trong tiểu thuyết Khải huyền muộn) cũng loay hoay trước thực tại và sâu thm trong tam hồn hai nhân vật đều khát khao được đến với Chúa Bản thân 'Vọng bị bao vây và sắp đặt bởi quyền lực nên dù anh ta có muốn thì quyền
lực của anh ta đã chạm và can thiệp đến trước ý nghĩ tốt đẹp của anh khi tìm
đến Chúa Còn Vũ - một quan chức điển hình không đại diện cho cái thiện
của tương lai nên dù có ý thức tìm kiếm nhưng hình ảnh linh mục Đức chỉ là sự mơ hỗ chứ không thể xuất hiện Nhưng Nguyễn Việt Hà đã để người trí thức Hoàng (tiểu thuyết Cơ Hội của Chúa) và Bạch (tiêu thuyết Khải huyền
Trang 14Cé thé xem truyén ngin Mai khéng tới múi là gạch nối trong quá trình hoàn thành xây dựng hình tượng người trí thức của Nguyễn Việt Hà từ tiểu thuyết Cơ hội của Chúa đến Khải huyển muộn: “thỉnh thoảng, có một vài
truyện ngắn rất quan trọng với những người viết tiểu thuyết, đặc biệt là khi nó lại của chính mình Đại loại, nó tạo ra một sinh lực một khát khao muốn viết
dài hơn rộng hơn Với riêng tôi, truyện ngắn này là một thứ như vậy Hình như nhờ nó, tôi mới xong được cuốn tiểu thuyết thứ hai: Khải Huyền muộn “Cho dù sâu xa, chẳng thấy có dính dáng gì” (Nguyễn Việt Hà) Với giọng văn tưng tửng, thách thức, kết hợp với lối dẫn truyện độc đáo, các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà đã thu hút được đông đảo bạn đọc Với Nguyễn Việt Hà thì tạp văn và truyện ngắn là bước đệm khởi động, là bản nháp cho tiểu thuyết
1.1.2 Hành trình sáng tác tiểu thuyết
Sau năm 1986, cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, tiểu thuyết
Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Văn học thời
chiến đã nhường đắt diễn cho xu thế văn chương mới, văn chương viết về cá
nhân (văn chương cá nhân chủ nghĩa - theo Nguyễn Việt Hà), Với quan niệm *Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu biết tìm tòi, khơi những
mguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Nam Cao), nền văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng đã chính thức xuất
hiện những người tài năng mới để tiếp tục chặng đường đổi mới van hoe
Theo Nguyễn Chi Hoan thì “Nguyễn Việt Hà có tiềm năng để bạn đọc hi vọng” [15] Tiểu thuyết Cơ hội cúa Chúa của Nguyễn Việt Hà ra đời năm 1999, đây là tiêu thuyết đầu tay của Nguyễn Việt Hà sau chín năm trong nghề văn, đã tạo nên làn sóng dư luận trái chiều khác nhau Thời kì kinh tế mở cửa
đã tạo nên những bức tranh đa màu về cuộc sống, con người ở những góc khuất xấu xa, đê hèn nhất được phơi bày Đây là tiểu thuyết đầu tay của
Trang 15hóa của tầng lớp trí thức, đánh vào lối sống thị dân bát nháo đương thời
Những mảnh ghép trong Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà từ cuộc sống -
tình yêu - kinh tế, các giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo hỗn độn, bát nháo
như cuộc sống mà nhà văn muốn xây dựng Trước cuộc sống ấy, bản thân mỗi
nhân vật như những mảnh vỡ bắp bênh giữa đời, họ có những lí tưởng, khát khao nhưng cũng không đủ vượt thoát khỏi thực tại, họ cùng quần, đánh mắt mình Nguyễn Việt Hà đã nhìn nhận cuộc sống thị thành, đặc biệt là lớp người
trí thức đưới con mắt sắc sảo và lạnh lùng, lột tả những góc khuất, phơi bày những xấu xa, lọc lừa, đớn hèn, những dục vọng của con người và xã hội thời kì mở cửa Khi đồng tiền trở thành thước đo mọi giá trị trong cuộc sống, hệ luy của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự băng hoại những giá trị đạo đức thì Cơ hội của Chúa chính là một tiếng chuông mà Nguyễn Việt Hà gióng lên để hồi tỉnh cho người đọc thoát khỏi cơn mê tiền bạc, quyển lực Cơ hồi cúa
Chứa như một ánh sáng soi rọi cho con đường tăm tối để người đọc trải
nghiệm chứng kiến, suy ngẫm vẻ con người và đời sống thực tại
'Vừa xuất hiện trên văn đàn, Cơ hội của Chúa đã được bạn đọc đón
nhận một cách hết sức “nồng nhiệt” với nhiều luồng dư luận khen - chê trái chiều Ở thời điểm ra đời, tiểu thuyết Cơ hội của Chúa đã trở thành một hiện
tượng bestseller, một đề tài bản tán sôi nổi Cái tên Nguyễn Việt Hà được nhỉ là nghề làm dâu trăm họ” Khi Cơ hội của Chúa lắng xuống, tưởng chừng và bàn luận công khai trên hầu hết các trang báo, tạp chí “Viết văn
những bước tiếp của Nguyễn Việt Hà sẽ chủng lại thì đó lại chính là bước đệm để ông chính thức dắn thân vào "sân chơi” văn chương
Bốn năm sau Cơ hội của Chúa (vào năm 2003), Nguyễn Việt Hà tiếp
tục cho sự ra đời của cuốn tiểu thuyết thứ hai mang tên Khái huyển muộn
Nếu sự ra đời Cơ hội của Chúa vấp phải những ồn ào, sóng gió dư luận thì
Trang 16thuyết không đễ đọc Vì vậy sự vỗ vập với người này, sự thất vọng với người kia là điều bình thường” Khái huyền muộn là một bước tiền mạnh dạn và táo bạo của Nguyễn Việt Hà từ nội dung đến hình thức Trong Khải huyển muộn,
những dấu hiệu của nghệ thuật tiểu thuyết đương đại được thể hiện khá rồ, nhất là tư duy đổi mới nghệ thuật của nha văn, như lời đánh giá của Nguyễn Huy Thiệp: “Toi không cho KJải huyền muộn là một thí nghiệm thành công, nhưng rõ rằng không thể không tôn trọng nớ” [26, t.141] Hình thức thể hiện
nghệ thuật đương đại mà cụ thể hơn là nghệ thuật viết tiểu thuyết đương đai đã được Nguyễn Việt Hà thể hiện khá in dấu trong Khái luyễn muộn từ kết cấu đến ngôn ngữ, giọng điệu Có thể nói Khái huyén muộn là tiêu thuyết
mang những dấu ấn cá tinh, đã thoát khỏi lỗi mòn của lối văn chương cỗ điển
Trước những đổi mới nghệ thuật trong Khái huyễn muộn đã khiến bạn
đọc có tâm lí e đè khi tiếp nhận Đặc biệt “Khái ñuyền muộn là một cuốn tiểu
thuyết không đễ đọc” với những nội hàm ý nghĩa của một cuộc chơi mập mờ,
nhởn nhơ khiến bạn đọc phải đau đầu và là “cuốn tiểu thuyết về chính nó” nên
nó có sự lựa bạn đọc khá cao Nếu nhà văn Tạ Duy Anh đánh giá "tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyển muộn hơn đút Cơ hội của Chúa” [10] thì
Nguyễn Hòa lại nghỉ ngờ sản phẩm khó cắt nghĩa này “còn về Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, nhận xét ban đầu của tôi là thất vọng, không mới so với Cơ hội của Chúa nếu không muốn nói là một bước lùi Tôi ngờ ngợ
phải chăng Nguyễn Việt Hà chủ ý bày ra một sự hỗn mang trong tác phẩm như là đi tìm mối tương ứng với sự nhiễu loạn của một số giá trị, nhiễu loạn một số tiêu chí trong xử lí các quan hệ xã hội - con người đương đại?” [18,
tr162] Với lối xây dựng nhân vật đa diện, liên tục chuyển dịch ngôi trần
thuật từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, tạo lối kí ức dan xen hiện thực, Khái Huyền muộn được đánh giá là dấu ấn trưởng thành của tiểu thuyết Nguyễn
Trang 17cuốn Khải #uyển muộn lôi cuốn quá, tớ đọc liền một mạch không dứt ra
được” |9]
1.2 QUAN NIEM NGHE THUAT
1.2.1 Quan niệm về nhà văn, nghề văn
Nguyễn Việt Hà từng phát biểu: “Tôi nghiệm rằng có nhiều người viết
nhưng không phải tắt cả trong số họ đều là nhà văn Phần lớn các tác giả đều chi có một tiểu thuyết và không vượt qua được cái ngưỡng của cuốn sách thứ hai Tôi thấy rằng khi viết cuốn thứ hai, tôi không có củng cách thức như cuốn thứ nhất Với Cơ hội của Chúa, tôi đã viết ở mọi lúc, trong moi trang thái khác nhau, ngay cả khi đã uống rượu hoặc thức trắng đêm với bạn bở Vi là một cách xả nhiệt Lúc đó, tôi không có ý thức là nhà văn vì tôi chưa là nhà văn Ý thức đó đến với cuốn sách thứ hai Ở đây, tôi đã thực sự làm thế các tiêu thuyết của tôi quan tâm đến vấn đề sáng tạo, trong đó viết là một chủ đề văn học” [39] Lúc bắt đầu viết văn, Nguyễn Việt Hà cho rằng “viết là một
cách xả nhiệt” nhưng với sự ra đời của Khái huyễn muộn, ta thấy được tư
việc để đảo sâu thêm các ý tưởng Viết văn đổi với tôi là một đam mê,
tưởng ý thức sâu sắc đối với nghề văn của Nguyễn Việt Hà cảng thể hiện rõ:
“Nghề gì không biết chứ làm thơ viết văn không thể tự đối mình và lừa thiên hạ được Đừng có hòng mà dùng quyền lực, tiền tài để biến một kẻ vô tài thành một tài năng đặc sắc được” Ý thức về công việc viết văn và trách
nhiệm của một nhà văn là hết sức lớn, đó là sự trăn trở của Nguyễn Việt Hà ngay trong tác phẩm của mình: "Hình như những người viết văn thường sợ
trách nhiệm, liệu họ có biết san sẻ và đồng cảm” [13, tr.16 - 17],
Trang 18lại đáng sợ như văn chương nhạt nhẽo” hay “Văn chương muốn nó tươi nó
thật thì phải được đùa, mà đã run ray rồi t
“nhân vật nhà văn” Bạch, phải chăng cũng là một lỗi tư duy đặc thù của tác giả, thể hiện ngày cảng rõ hơn thái độ hậu hiện đại trong cách nhìn đời sống của mình, Nhà văn không phải là người ghi chép lại cuộc sống hay cảm xúc
của mình mà phải biết tái tạo cuộc sống qua lăng kính ngôn từ Việc làm ấy
ai dám đùa nữa” Suy nghĩ của
nếu không khôn ngoan và khéo léo sẽ trở thành “làm xiếc ngôn từ” một cách sáo rỗng, điều này yêu cầu phải có “tâm” và có “tầm” để thực hiện được:
*Văn chương là cái bị dùng theo thời thế, nhẹ thì bóp méo, năng thì xuyên
tạc Chữ nghĩa về bản chất vồn đã sẵn sàng đạo đức giả thì đừng thêm cho nó
sự đạo đức giả nữa” [13]
Với Nguyễn Việt Hà, viết văn là một công việc đơn độc Đó là sự ý thức về cái tôi của mỗi nhà văn Nó phải đánh dầu được cá tính sáng tạo của mỗi người đễ làm nên phong cách riêng của từng tác giả Đó là sự vượt thoát
về tư duy của nhà văn phải vượt lên trên cái tôi ấy Nhà văn không chỉ là người viết nên những gì mình trải qua mà còn phải viết những điều trong suy nghĩ, viết cho nhiều mình mà như cho cả độc giả: “Không có người viết nào lại tuyên bố chỉ viết cho mình Muốn là một tác phẩm phải có đông người
đọc” [39] Nhưng bản thân mỗi nhà văn lại phải biết cách dung hòa và vượt
thoát ra khỏi cái tâm lí cộng đồng: “Cái bóng
\g lồ của độc giả, sự hữu
hình hóa của cái danh và cái lợi, luôn đè sau lưng của người viết Và đương,
nhiên phải có một sự thỏa hiệp Nghề văn là nghề ngồi nghĩ Nó chưa hẳn đòi hỏi sự cô đơn nhưng tuyệt nhiên không cần sự ấn chứng của đám đông” [13, tr 46 - 47] Trong quan điểm Nguyễn Việt Hà thì mỗi nhà văn cần ý thức rõ
được trách nhiệm của nghề viết và phải chịu trách nhiệm về đứa con tỉnh thần của mình: *Tắt cả chúng ta toàn là những tay chúa sáng tác Như tôi đây cũng
Trang 19đấy, thế là bèn thêm cho hắn một nét gì tốt tốt, còn nhân vật khác thì lại bớt,
để cho những nhân vật đứng cạnh hắn đừng đến nỗi đen tối quá Chính
nên tôi mới nói nghệ thuật hóa là lừa dối, là xuyên tac vo đoán và có hại cho
con người Không viết về cuộc sống thật đúng như thực trạng của nó, mà lại
đi viết về cách bản thân nghĩ về cuộc sống” [13, 1.220]
Đặc biệt, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Việt Hà còn thể hiện quan
điểm về kiểu loại nhà văn: “Anh không biết Nhưng có một nhà lý luận văn học chia nhà văn ra thành hai loại Loại biết viết và loại không biết viết Hai
loại này không bao giờ thừa nhận nhau Cái câu 'văn nhân tương khinh! là lập
cước trên mẫu lí luận này Chính vậy cả hai loại này đều là văn nhân” [13, tr 39] Bản thân mỗi nhà văn phải có ý thức về trách nhiệm “làm mới mình” bằng cách tân nghệ thuật với đứa con đẻ của mình: “Nhà văn này nói về việc ay
dang đỡ va anh ta bị sống lẫn lộn vào các nhân vật Cố nhiên tư duy của anh
ta hiện hữu độc lập với văn bản tiểu thuyết của anh ta Việc này tương đối
anh ta đang viết về một cuốn tiểu thuyết Đương nhiên là cuốn tiểu thuyế
khó, vì anh ta luôn phải cho độc giả biết anh ta nghĩ ra các nhân vật như thế
nào” [13, tr 166]
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người
Trong văn học, con người vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể tiếp
nhận
con người là quan niệm của người sáng tác về hình tượng con người trong tác ig thai là đôi tượng phản ánh của tác phẩm Quan niệm nghệ thuật về
phẩm, được giải thích là “sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã hóa
Trang 20
“nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thế cả, nhưng mỗi con sông thì khi hẹp, khi
thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm Con người cũng vậy Mỗi con người mang, trong mình những mầm mống của mọi tính chất con người và khi thể hiện
tính chất này, khi thì thể hiện tính chất khác và thường là hoàn tồn khơng
giống bản thân mình tuy vẫn là chính mình [é, tr 73-74]
‘Theo ding chảy của văn học Việt Nam, quan niệm về con người có khá
Yy xiết, khi thì rộng, khi thì êm, khi thì trong veo, khi
nhiều sự thay đổi theo thời gian Nếu con người trong văn học thời kì trước đổi mới là con người của tập thể, cộng đồng mang nét đẹp anh hùng lí tưởng
‘cua din tộc thỉ con người trong văn học đương đại là "con người bên trong con người” Khi nhà văn viết về con người thì đó không phải là sự đại diện hay tiếng nói cho một thế lực, một cộng đồng tổ chức nào mà đó chính là
“tiéng lòng”, sự tự thể hiện bản thân của tác giả "những hạt ngọc ẩn sâu
mặt tâm hồn con người” Chính vậy mà quan niệm nghệ thuật về con người
trong bản thân mỗi tác giả sẽ có sự khác nhau, tạo nên dấu ấn phong cách
riêng cho tác giả
Quan niệm nghệ thuật về con người khác với quan niệm về nhân vat
Nếu tác phẩm văn học được coi là đứa con tỉnh thần của nhà văn thì nhân vật là sự kết tỉnh tạo nên thành công của tác phẩm Nhân vật trong tác phẩm văn học là sự cụ thể hóa hình tượng Đó là đối tượng mang những quan điểm nghệ 'thuật, suy nghĩ, trăn trở, dẫn vặt của nhà văn đối với cuộc sống, với con người hay thậm chí là với chính bản thân tác giả Quan điểm nghệ thuật về con
người của nha văn thường được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân
vật Qua hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyễn muộn có thể thấy sự
Trang 21đường tha hóa, các nhân vật của Nguyễn Việt Hà đều có những sự đỗ vỡ niềm tin, họ sống trong trăn trở, giằn vặt bản thân mình “dù có trượt ngã đến thế
nào, người ta sẽ thấy có chút gì đó của những day dứt, trăn trở” [40]
“Trong các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, có thể thấy quan niệm về con người trước mỗi hoàn cảnh hay theo dòng thời gian sẽ có những biến đổi về
tâm lí, tính cách chứ không phải đồng nhất - trước sau Chính từ sự biến đổi ấy khiến con người trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà luôn mang nặng trăn
trở, suy tư: “Moi vật sinh ra đời đã hoàn thiện Qua bản tay của Chúa không
thể có mặt hàng thứ phẩm Vậy sao lại có cái ác” [12, tr 137] Những trăn trở, suy nghĩ về con người được Nguyễn Việt Hà xâu chuỗi rất logic dựa vào
11 học: "Một khái niệm mĩ miễu mà chức năng hủy diệt Tại sao người ta
phải lấy vợ Câu hỏi này không phải dành cho Triết gia Chủ nghĩa tình cảm
không tưởng đã bị hiện thực hôn nhân tàn nhẫn đè nát Đền bây giờ huynh đân
hiểu tại sao nửa đêm Tắt Đạt Đa phải trèo tường trốn nhà Đâu phải là ngài
day dứt trước sinh lão bệnh tử Ngài đã ngắm đủ cảnh vợ con ngu đần Ngài tìm sự siêu thốt hơn nhân” [12, tr.221] Quan niệm về con người của Nguyễn
'Việt Hà được thể hiện rất rồ trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật Như trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, con người không hề đồng nhất ở hành động và thời gian: đó là sự biến đổi “đối nghịch” từ tâm lí đến hành
động của Thủy trong tình yêu với Hoàng và với cuộc s
1g; su thích nghỉ môi
trường của Tâm trong làm ăn; sự chuyển biến sâu sắc tâm lí của Nhã trong
cuộc sống làm mẹ đơn thân Mỗi con người trong tác phẩm của Nguyễn
Việt Hà là những khối rubic biến đổi khôn lường trước tác động của cuộc sống: “Muốn biết rõ về ai nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền Cái thứ
dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tắt cả những màu mè bọc ngoài Đạo mạo trở nên hau háu lỗ măng Diy dàng trở nên chua ngoa cướp giật” [12,
Trang 22điểm nghệ thuật về con người cùng việc xây dựng hình tượng người tri thức trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà
1.3 TIEU THUYET NGUYÊN VIỆT HÀ TRONG DÒNG CHUNG CUA
TIỂU THUYET VIET NAM DUONG DAL
1.3.1 Dòng chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Năm 1986, với sự thay đổi về đường lối và chính sách của Đảng đã có
ánh hưởng sâu sắc đến Văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết đã có những bước đột phá về cả tư duy lẫn nghệ thuật Phải nói rằng, đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới về tư duy văn học, sự thay đổi trong lời nói, trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa văn học và chính trị, trong
cách tiếp cân và phản ánh hiện thực của nhà văn Như sự phân van của
Nguyễn Minh Châu - người mang đến dấu chấm hết cho giai đoạn văn học minh họa là “văn học sẽ phải đi theo con đường nào? Nỗi ám ảnh lớn nhất của
Nguyễn Minh Châu là phải viết mình họa, rào đón, giả đối, che chắn, xoay
trở, vặn vẹo cây bút; khao khát lớn nhất, cụ thể của nhà văn, bởi thế, là môi
trường sáng tác thay đổi, không bi o ép, được nói sự thật, phân ánh sự thật, khẳng định "cá tính và tính trung thực” khi phản ánh hiện thực” Một giai đoạn văn học và văn nghệ mới, theo nhà văn Nguyễn Minh Châu hình dung,
phải là giai đoạn có những đặc điểm như thế Trước kia, do yêu cầu của thời
đại, người viết chỉ phản ánh mặt tốt, ca ngợi một chiều, nay được phản ánh cả
xấu lẫn tốt
Một trong những điểm sôi động nhất của đời sống văn học đổi mới là các phát ngôn biểu thị quan niệm của người viết: quan niệm vẻ tự do sáng tác, tự do ngôn luận; về quyền được thể biệu nỗi buổn, viết về cái tiêu cực; về cái
mới trong văn học; về sự công khai dân chi, tinh thần tranh luận đối thoại, về
quản lý văn nghệ, quan hệ giữa văn nghệ và chính trị và quan niệm vẺ cái
Trang 23Điểm khẳng định “nghệ thuật bây giờ phải trở lại với con người thực nhiều hơn nữa”, phải "hướng tới sự thật, phán ánh sự chật”, thể hiện lương tâm, thái độ trước các số phận Nhà văn Mai Văn Tạo nhắn mạnh: *Văn nghệ chúng ta đĩ nhiên đứng về cái thiện mà diệt tiêu cái ác, đứng bên trung diệt bên nịnh xông vào đời thực, viết thực Nêu không văn nghệ sĩ không có lý do tồn tại trong cõi đời này, như nó đã tồn tại độc lập tự nghìn xưa Bản thân
người sáng tác trong khi phản ánh cuộc sống tiêu cực, phản ánh những cái xấu
cũng phải tự nhìn nhân lại chính mình như sự khúc xạ ánh sáng”
Sau 1986, xã hội Việt Nam có những biến đổi rõ nét theo quy luật của một nền kinh tế thị trường Nhiều giá trị truyền thống dẫn mai một kéo theo của đời sống sự gia tăng của những cái phi tong một thời ki mới Cai phi
nhanh chóng được “chấp nhận” như một sự thật tắt yếu Con người buộc phải chủ động lựa chọn cách sống và chịu trách nhiệm trước những hành động của
bản thân Văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết nói riêng là có sự manh
nha của "chủ nghĩa hiện sinh” Mặc dù hiện sinh chưa được thể hiện như một
tư tưởng chủ đạo, dẫu lối viết theo kiểu văn học hiện sinh chủ nghĩa chưa là
một sự lựa chọn có chủ ý thì những ưu tư, trăn trở mang tỉnh thần hiện sinh
vẫn được hiển lộ khá rõ trong tiểu thuyết gần hai thập niên sau Đổi mới Đây chính là dấu hiệu khẳng định quá trình đổi mới của tiểu thuyết sau 1986 theo
hướng nhân đạo hơn, nhân văn hơn (xét về mặt nội dung), mới hơn, lạ hơn
(xét về một vài phương diện hình thức nghệ thuật của mĩ học hiện đại chủ nghĩa) khi đảo sâu vào các phương diện bản thể Có thể phần nào khẳng định
tiểu thuyết Việt Nam những năm cuối thế ki XX đã có những chuyển động cần thiết để hội nhập vào dòng chảy của văn học thế giới Thời đại lịch sử - xã
Trang 2420
đời sống, sự mắt niềm tin, bo vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghỉ tồn tại
và tình trạng bắt an của con người Đầy là tinh thần chung nhất Còn sự thé
hiện chúng trong văn chương lại khá đa dạng, phúc tạp Hàng loạt các tác giả, tác phẩm ra đời là minh chứng cho sự đổi mới vượt bậc của Văn xuôi Việt Nam hiện đại: truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là những câu chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhéch nhác của con người, sự bơ vơ lạc loài
của cái đẹp Ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về một thế giới vô hỗn rắt ít sự gần gụi mang tính người, về những cuộc chia tay Đặc biệt sự lột xác của tiểu thuyết đương đại: Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm
‘ban ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tản, là
kiếp Tỉ thuyết Hồ Anh Thái thể hiện tinh tế những nỗi hoang mang về con người sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tỉ
bằng những mảnh vỡ Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là những ám ảnh
bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đô vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc
ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mắt bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bắt an của con người Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà thể hiện cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ, phức tạp,
xô bỏ
Vay la, các nhà văn nước ta đã chủ động hướng nỗ lực nghệ thuật của
mình vào những nhu cầu đổi mới văn học Họ có nhu cầu gia tăng tính tích
cục công dân và nghề nghiệp của mình vào việc phản ánh hiện thực đời sống và số phận con người trong những mỗi quan hệ sinh động và phức tạp của nó
để tìm lời giải thích hợp cho nhu cầu sống của con người và nhu cầu phát
Trang 2521
của Phạm Thị Hoài, Nỗi buôn chiến tranh của Bảo Ninh, An may di vang ciia Chu Lai Sau đó nở rộ với phong cách tiểu thuyết ngắn như Agưởi sống Mề của Châu Diên, Phổ Tàu, Paris 11⁄8 của Thuận, Chuyện của thiên tài của
Nguyễn Thế Hoang Linh, Thién d
rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Tắm ván phóng dao của Mạc Can,
sám hối của Tạ Duy Anh, Cưi người
Ngơi của Nguyễn Bình Phương Qua đó, người đọc nhận thấy có một đội ngũ nhà văn, một khuynh hướng tiểu thuyết mới dần xuất hiện và chiếm lĩnh
văn đàn, xứng đáng dại diện cho tiếng nói đôi mới văn chương Việt thời
đương đại Họ đa dạng về bút pháp, linh hoạt về cách đặt van dé va giải quyét vấn đẻ, hội nhập về văn phong nghệ thuật, tích hợp về các phương pháp sáng
tác hiện đại, hậu hiện đại; từ đó, tạo nên tính đa phong cách Văn xuôi Việt
Nam giữa lằn ranh hai thế kỷ đã thực sự tạo được bước phát triển mới trên hành trình kiểm tìm và thể nghiệm của mình Đó là khát vọng thành thật của
mỗi chủ thể sáng tạo và là khát vọng của chính bản thân văn học, cũng như nhu cầu của người tiếp nhận
1.3.2 Đặc điểm riêng của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, với nhu cầu hội nhập văn học và đáp
ứng nhu cầu phản ánh thiết thực tâm tư, tình cảm của con người Sự xuất hiện
u thuyết như Bảo Ninh, Võ Thị Xuân Hà, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà đã góp pÌ
đổi mới sâu sắc trong tiểu thuyết Việt Nam hậu hiện đại Giữa cánh rừng đại của hàng loạt các cây viết tạo nên sự
ngàn ấy, có thể thấy "tiếng nói” nghệ thuật với chất giọng riêng của nhà văn
Nguyễn Việt Hà, xét ở diễn ngôn tiểu thuyết trên hai bình diện: nội dung đến hình thức Về nội dung, tiêu thuyết Nguyễn Việt Hà đã thể hiện khá sinh động
những trang thai tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thủ của con người thời đại: xem đời sống như một sự hỗn loạn, như những mảnh vỡ, tâm
Trang 262
thiểu vắng tính người, nhà văn bắt lực, không đi tìm chân lý, trật tự cho đời sống nữa, mà “chơi” cùng nó, chung sống an nhiên cùng nó Như Dostoievki
đã nói: "Con người không bao giờ trùng khít với chính nó cho nên nhà văn phải tìm cho được con người bên trong con người” Chính vậy nên con người
trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà luôn là những con người được nhìn nhận đa
đa diện dưới nhiều góc độ khác nhau
"Vậy là nhịp bước cùng nền văn học đân tộc, văn xuôi nước ta dang
mình bước sang thể kỷ XXI với sự đánh dấu bước ngoặt chuyển mình
\g xã hội mà Nguyên Ngọc gọi là sự “trở đạ”, phát triển trong nhu hiểu, chỉ và cắt nghĩa đúng đắn về con người Với Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Chu Lai văn học dường như đã hoàn tất
việc miêu tả con người quá khứ và con người hậu chiến giai đoạn đầu, với những đặc điểm và quan hệ đa chiều của từng số phận trong không gian và
thời gian cụ thể, đặt trong môi trường trực tiếp của chiến tranh và môi trường
sau chiến tranh với số phận kéo dài trong thời bình của họ
Giờ đây, trong giai đoạn càng về sau, gián cách với thời chiến, con
người cần phải được nhìn nhận và miêu tả khác hơn, phù hợp với hiện thực xã
hội và hiện thực tâm lý của họ, nhất là trong quan hệ với cơ cấu và thiết chế đa dạng của kiến trúc thượng tằng và kiến trúc hạ tằng So với những nhà văn cùng thời, lúc đầu, Nguyễn Việt Hà ít được nhắc đến do khởi nghiệp vào văn chương, anh không may mắn tạo được những hảo quang chói lòa và đột biến
như những nhà văn khác Và có lẽ truyện ngắn, tản văn là duyên nợ văn chương của anh, nhưng chúng không đủ súc làm nên cú hích mới mẻ để bạn
đọc chú ý Phải một thời gian dài ấp ủ và nghiền ngẫm để chuyển đổi thể loại,
Trang 272B
Sau Co hgi ctia Chita, Khai huyén mugn là tập truyện ngắn Của rơi va
tập tap van Nha van thi choi với ai Nét tiêng đầu tiên được người đọc nhận ra ở Nguyễn Việt Hà là ngôn ngữ Anh đã mạnh dạn học tập ở các nhà văn
tiền bối, đặc biệt là học ở Vũ Trọng Phụng, chất trào phúng, giễu nhại, có khi
là khiêu khích, bạo liệ Đó là điểm mới nhưng đó cũng là điểm bắt lợi cho
anh, vì liệu như thế, chất đời và chất nhân văn có bị giảm sút đi không? Nhiều người đặt ra câu nghi vấn như thế Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng những tư
tưởng triết mỹ từ Thiên chúa giáo, Chủ nghĩa hiện sinh và Phân tâm học và
các ngôn ngữ tiếng Anh đủ dạng đưa vào tác phẩm nhiều quá cũng phẩn nào gây khó chịu và hạn chế sự tiếp nhận của người đọc Vì vậy mà Nguyễn Hòa
đã lên tiếng “Nguyễn Việt Hà là người đọc nh , sinh ngoại ngữ và khoái trích dẫn kim cỗ Đông Tây” Đến giai đoạn sau, Nguyễn Việt Hà có
rút kinh nghiệm và chăm chút câu văn hơn Nhưng dù gì, so với những nhà văn cùng thời, anh cũng tỏ rõ được mặt mạnh của mình Đó là sự nhìn nhận
cuộc sống hiện đại, đặc biệt là cuộc sống của những người trí thức với những
góc khuất và tính cách đặc trưng của họ trong những mối quan hệ cũng phức tạp và bắt ôn của cơ chế thị trường, của những dục vọng cá nhân Qua đó, giúp người đọc bắt giác hiểu mình và chung quanh mình để lựa chịn hành vỉ
đạo đức
Càng về sau, khi Khai huyền muộn ra đời, Nguyễn Việt Hà đã có những
thành tựu mới ở cách viết và cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề Tức là văn
chương Nguyễn Việt Hà đã có cá tính Cũng miêu tả con người đô thị thời
hiện đại, nhưng Nguyễn Việt Hà dường như chỉ chú ý đến tầng lớp trí thức, thanh niên ở những góc khuất nhập nhoạng giữa tranh tối và tranh sáng, mà ở
đó, những xấu xa, dục vọng đớn hen, những cơ hội tỉnh vi được bọc trong vẻ ngoài bảnh bao và chải chuốt Nguyễn Việt Hà muốn qua đây để nói lên tác
Trang 28”
Năm 2003 là cái mốc khác trên hành trình nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, Khái huyễn muộn ra mắt bạn đọc Có thể xem đây là lối viết khá:
thừa Cơ hội của Chúa, nhưng đã thay đôi cách viết, kĩ thuật viết khá nhiều
Va điều này đã gây chú ý cho các nhà văn cùng thời mà Nguyễn Huy Thiệp
cho là “thí nghiệm một lối viết khác” theo lối viết tiểu thuyết đượng đại
phương Tây Nguyễn Việt Hà đa mạnh dạn hơn các nhà văn cùng thời khi thể
hiện hiện thực cuộc sống duéi dang “1
„ có kế
hing ý niệm” gắn với cảm thức hiện
sinh như: cái hư vô, cái phi ly, cái hàm ẩn ở nhiều ý nghĩa Điều này khác với kiểu miêu tả tường minh, cụ thể, để hiểu, dễ nắm bắt của tiểu thuyết
truyền thống
Ngoài ra, đó là những cách tân khá táo bạo về sự đổi mới tư duy và
hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà Với cấu trúc phân mảnh, lắp ghép cùng nghệ thuật trần thuật “lập thể”, Nguyễn Việt Hà đẻ bạn
đọc tham gia trải nghiệm vào “trò chơi ngôn từ” của mình Đây là nền tảng tư
duy của tiểu thuyết hậu hiện đại và cũng là đóng góp của Nguyễn Việt Hà vào
nền Văn học Việt Nam hiện đại, một phần hậu hiện đại trong dòng chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam
'Hành trình cuộc sống và hành trình nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà đến
nay đã trải qua những sóng gió, những cảng ngày anh cảng khẳng định được
vị trí của mình trong nên văn học hiện đại Việt Nam, bởi những thể nghiệm nghệ thuật đa dạng của anh, đặc biệt là tiểu thuyết Với hai tiểu thuyết và một số tác phẩm truyện ngắn, tạp văn cũng đủ để người đọc tin yêu và quan tâm đến thi pháp tiểu thuyết của một nhà văn Sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự
tha thiết dần thân vào nghiệp bút và sự thiết tha khám phá hiện thực đời sống, và tính cách con người, đặc biệt là con người hiện đại với những bắt ổn và vô
Trang 292s
sáng rõ Văn chương là phải dắn thân và phải biết tìm cái mới, cái có ích đẻ thanh lọc và tạo ra niềm tin cho con người vào những quy luật tốt đẹp hằng
cửu của cuộc sống Với những thành tựu riêng trong thành tựu chung của tiểu
thuyết đương đại Việt Nam, Nguyễn Việt Hà càng khẳng định được tiếng nói
Trang 30CHUONG 2
CAC KIEU HINH TUQNG NGUOI TRi THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT CƠ HỘI CUA CHUA VA
KHAI HUYEN MUON CUA NGUYEN VIET HA 2.1 NGƯỜI TRÍ THỨC THA HÓA, BẢN NẴNG
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Cuộc sống xã hội
được coi là môi trường giáo dục tác động đến sự thành nhân cách đạo
đức không hé nhỏ của con người Nếu bản thân mỗi người không tự đầu tranh nuôi dường tính thiện trong mình thì sẽ dễ “tha hóa” Tha hóa là khái niệm chỉ
con người biến đổi khác với bản chất ban đầu, tổn tại dưới điều kiện sống mới, chịu sự tác động của hoàn cảnh sống mới
Khi cơ chế thị trường thay đổi, vòng xoáy đồng tiền làm đảo lộn mọi giá trị, quy chuẩn đạo đức của xã hội, con người: “Dân tình ham hồ kiếm tiền
Có ba vạn chín nghìn cách làm giàu Đây là thời hoàng kim cho các “ếch”
Ngoài ngoại thương, nội thương cũng bung ra Nhiều cơ sở kinh tế được đầu
p.Ở má” Thuật ngữ "Đổi mới tư
tư thêm vốn đã thấy lãi Nhiều vật tư quý hiểm trong kho Cảng bị m¿
quản cả phê người ta chỉ bản về “cung” và
duy”, “Hach toán kinh tế” được mài nhẫn trên
loa phường Cuộc sống sôi
sục mùi đồng tiền” [12, tr.243] Để chạy theo lợi ích kinh thể thị trường, con
người sẵn sàng đánh đổi mọi thứ kể cả bán rẻ cá bản thân mình lẫn những, người thân để chuộc lợi Hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Nguyễn
'Việt Hà đã khắc họa sâu sắc những biến đổi của con người dưới những tác động, sự biến hóa khôn lường của xã hội, của giá trị đồng tiễn Thời buổi kinh tế thị trường chính là cơ hội lớn để những vị quan chức, những nhà trí thức, doanh nhân bộc lộ rõ sự tha hóa, “khốn nạn có gien” trước sức mạnh vòng
Trang 31
27
mở cửa vẫn để khoảng cách khá xa giữa trong quốc doanh và ngồi quốc doanh, bn lậu không thể là ngoại lệ Quan buôn lậu có thể hơn dân buôn
lậu Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước có thể là của dân nhưng
muốn xuyên các quốc gia thì chỉ có thé là quan” [12, tr.99]
Sự tha hóa của con người không còn là chủ đề xa lạ với văn học trước
những năm 1945 Các nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đã đề cập đến hiện tượng này một cách sâu sắc và thành công Nhưng đến với sự tha hóa của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà khiến bạn đọc không khỏi suy
ngẫm, day dứt, dau dáu trước kiểu người trí thức - lớp người đại diện cho cả
một thể hệ phát triển của đất nước lại sẵn sàng từ bỏ nhân cách, đạo đức đẻ chay theo lợi danh Tác phẩm Cơ hội của Chúa đã đưa đến cho bạn đọc từ nhận thức đến suy ngẫm, chiêm nghiệm về sự tha hóa của con người Nồi bật lên là các nhân vật Trần Bình, Lâm, Sáng - đại diện cho tầng lớp trí thức tha hóa Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước chuyển mình kéo theo hàng loạt hệ
lụy đẳng sau hai chữ “đồng tiền” thì những quan chức, trí thức, doanh nhân
cũng bươn mình theo dòng cuốn danh - lợi Những con người ấy sẵn sảng bán
rẻ không chỉ bản thân mình mà còn cả những cả những người xung quanh kể cả người thân bằng mọi cách, mọi thủ đoạn chỉ để đạt mục đích ích ki, cá
nhân
Tác phẩm Cơ hội của Chúa như tắm gương soi vào ý thức của chính
tác giả về sự tha hóa của lớp trí thức Trong tác phẩm, ngoài các nhân vật đều vì lợi mà tha hoá còn Tâm “rắt khó làm giàu” vì “mạnh mẽ quyết đoán nhưng
chưa đủ độc ác”; Du giỏi giang, đa cảm thì bạc mệnh; quyết đoán như Nhã nhưng chưa đủ tàn nhẫn thỉ lại trở thành nạn nhân của chữ danh - lợi Ba nhân vật Trần Bình, Lâm, Sáng đều là những trí thức bị tha hóa Nhưng nỗi bật nhất là nhân vật Trin Binh - nhân vật tiêu biểu mang đủ phẩm chất tha hóa, đê
Trang 3228 ưu và lưu manh cộng lại Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật Trần Bình đã được xuất hiện một cách chin chu từ hoàn cảnh lẫn hình thức Tran Bình xuất thân
trong một gia đình giàu có, bố làm quan chức cỡ bự, nhìn chung cuộc sống
của Bình khá dư đả và sung túc: “Số nhà lẻ mười lãm Phố vắng yên tĩnh với
kiểu villa quen thuộc được xây từ thời Pháp Trước cổng sắt sơn nâu im
đìm Qua sân rộng có cây nhăn to, một bồn hoa đẹp, rất nhiều hồng bạch
Phòng riêng của Bình toát vẻ thượng lưu trí thức Trên tường treo vài ba phiên bản của Picasso va Henri Matisse Tiện nghỉ sang trọng” [12, tr259]
Trong kinh doanh, hắn là một kẻ tỉnh ranh, khôn ngoan, lọc lừa và đầy kinh nghiệm: Trần Bình là người mềm mỏng trong sinh hoạt nhưng khi làm ăn lại rất kiên quyết Trằn Bình trở mặt như trở bàn tay Hơn thế nữa, Bình là kẻ
khôn khéo “mềm rắn buông”, biết mình ta, với Nhã, Bình nhún
nhường, kính nễ để móc nối quan hệ làm ăn; với Tâm,
trực tiếp quản lí công việc: “Trần Bình với riêng tôi là rất tốt, vẫn che đỡ
nh lợi dụng để Tâm
những rắc rối vừa phải mà tôi bị gặp Thỉnh thoảng Bình cũng nhường tôi vài
'ba mối làm ăn lẻ Nó là vặt với tầm cỡ của Trần Bình nhưng là mơ ước đối
với tôi.” [12, tr328],*Thật dễ hiểu tại sao Trần Bình lại nhường” Nhân vật
Trần Bình khá khôn ngoan và sắc sảo, hắn biết được vị trí của mình trong cuộc sống, chính vậy mà hắn rất khôn ngoan để móc nồi tận dụng triệt để mọi
lợi thế cũng như mọi mối quan hệ của mình nhằm chuộc lợi
Nhân vật Trần Bình trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà được khắc
“phiên ban tài tử nam đóng vai chính trong những phim Hồng Kông Trắng tréo
họa với hình thức bảnh bao, láng mượt đâm chất phong lưu, đa
Sống mũi thẳng rất hợp với kính Tây Đức” Hình thức bề ngoài của Trần Bình
được Nguyễn Việt Hà xây dựng mang tinh dự báo không kém phần trơ trên, bạc tình Có thể nói ở Trần Bình thể hiện sự tha hóa của người trí thức trên
Trang 3329
Trần Bình với thế lực của cha mình cùng cơ sở vững chắc tiền bạc nên cuộc sống khá thoải mái và phóng đăng Bình là kẻ “khốn nạn có gien” Bình
không những đều giả, trăng hoa mà còn để tiện không dém xia đến liêm sỉ Hắn chung chạ với nhân tình của cha mình: “Các cô bé đã qua tay Bình thì
không có ai xấu cả Người sành ăn, chẳng qua là ăn nhiều món ngon Cái
nàng mặc bộ đồ Eva, Tâm gặp trong phòng riêng của ông gid Binh, trước đấy
Tâm đã gặp nhiều lần trong phòng ngủ của Bình Nàng hình như dang học
năm thứ hai trường quan hệ Mát thì yêu Bình Chắc yêu nhiều lắm Nàng có
đôi mắt tròn, đen thẩm, đầy biểu cảm Hơn một năm sau nang sang Dức Nang làm những việc văn thư linh tỉnh ở Sứ Cặp hẳn với ông bổ nhưng khi
ông con, mắt vẫn rười rượi buồn” [12, tr.387] Cùng lúc, Trần Bình vừa
tán tỉnh người yêu của anh trai bạn và dụ đỗ luôn cả cô em gái của người bạn
đó Trần Bình là bạn thân của Tâm, Bình biết rõ tình yêu của Hoàng (anh trai
Tâm) và Thủy nhưng vẫn bắt chấp mọi thủ đoạn tiếp cận tán tinh Thủy Đầu
tiên, Trần Bình tán tính Thủy bằng những lá thư mùi mẫn nhằm khơi gợi lại
mối tình đơn phương cũ: “Nhưng nếu Thủy biết tôi phải chịu đựng sức nặng bề dày thời gian của tình yêu một chiều chắc Thủy cũng nương hơn Vâng, từ hồi còn học lớp mười hai đi ngang qua cửa Tìm tôi thắt lại vào những lúc bay gid mudi Lim và mười giờ hai mươi Trái tim tôi nhức buốt Giầu sang,
Tôi yêu em Thủy” [12, tr.102]
ình trơ trên phủ nhận quan hệ quen biết với Hồng “Tơi nhắc lại Tơi khơng phải bạn anh Hồng” để khẳng định tình yêu mà hắn dành cho Thủy là không hề sai trái Anh ta hiểu rõ tình yêu giữa Hoàng và Thủy, hiểu rõ cả
những lo toan về tương lai của Thuỷ khi Hồng khơng phải là một người thích tranh đấu giảnh giật cho tỉnh yêu, cho danh vọng, tiền tài Đánh vào tâm lí yếu đuối và trạng thái chông chênh của Thủy trong tình yêu, Trần Bình dùng,
Trang 3430
không thích kể xấu người khác Nó trái với nguyên tắc của lòng trung thực,
đành phải cụ thễ Hoàng có một quá khứ nói thắng là tồi tệ Trước em, anh ta
đã làm quen hàng chục đàn bà Hoàng từng ở lâu Sai Gòn mà Sài Gòn thì em
biết nhơ nhớp đến chừng nào Ra Bắc anh ta lừa gạt em gái một người bạn
thân (người này rất quen anh) Hiện nay người đó phải bỏ đi viễn xứ quần
quại sống nốt những ngày tháng khổ đau Chính vì một người anh trai như
vậy, Tâm dành dứt áo bỏ lại sự nghiệp sáng lạn của cậu sinh viên năm thứ ba
để lần hồi kiếm miếng ăn đỡ đần gia đình Thế mà có người lại cứ nhởn nhơ hết Nam chán rồi lại ra Bắc trong khi đưá em gái thì ngây thơ hai bố mẹ thì
giả yếu"[I2, tr.106] Vì mục đích của bản thân mình, Trần Binh không từ một
thủ đoạn nào, càng lúc hắn bộc lộ rõ bộ mặt tro tráo, lật long, tiểu nhân để chiếm được tình cảm của Thủy Trần Bình sống với một vỏ bọc hết sức hoàn
inh sắm cho mình
hảo từ gia cảnh đến hình thức, đó là một lợi thế để Trần
nhiều vai diễn trên sân khấu vẻ chính cuộc sống của hắn
Nếu trong triết học có “tinh hai mặt của một vấn đề" thì nhân vật Trần
Bình như một khối rubic quá nhiều mặt đầy tráo trở, giảo hoạt Hành động xảo quyệt, trơ trên của Trần Bình được đẩy lên cao trào đến mức hắn nói với Thủy vì không thể chịu được cảnh để Thủy đi xe khách về một mình; hắn trâng tráo lửa Hoàng: “em ra Đồ Sơn họp mấy ngày Tâm phôn cho em nhờ
đón Thủy hộ anh Em mượn xe của thẳng bé bảo vệ khách sạn Chúng em về Hà Nội cùng ô tô với sếp” [12, tr.255] rồi Trần Bình lại tự mâu thuẫn với lời
nói của mình: “hôm kia em có việc xuống Hải Phòng Cũng có ý định qua thăm Thủy nhưng không nghĩ là đón Thủy về [12, tr255]; dĩ nhiên trước đó
hắn cũng không ngần ngại lừa Tâm - bạn thân của mình để hỏi về tin tức nơi
thực tập của Thủy Trần Bình đê tiện đến mức có thể làm mọi thứ chỉ để đạt được mục tiêu ham muốn của mình Có lẽ ngay chính độc giả cũng đặt ra một
Trang 3531
Trần Bình có biết gì đến tình yêu hay chỉ là khát khao giành giật, chiếm hữu thứ mình muốn vì vốn đĩ cuộc sống của hắn chưa từng thiểu thứ gì Thủy
cũng chỉ như một thứ màu sắc cần có dé trang hoàng cho cuộc sống ích kỉ của
Trin Bình thêm lộng lẫy mà thôi Trần Bình là đại diện tiêu biểu cho lớp trí
thức tha hóa ở thế kỉ XI ở trên nhiều phương diện
Nguyễn Việt Hà đã đẩy đỉnh điểm sự tha hóa về đạo đức, nhân cách của Trần Bình là hành động vừa tán tỉnh để mong chiếm hữu Thủy lại vừa qua lại với Phượng (em gái của Tâm và Hoàng) Trần Bình “một tay bắt hai con cá”, hắn không ngần ngại bôi xấu Hoàng để dành lấy tình cảm của Thủy mà còn tỏ vẻ tốt đẹp để lừa dối sự ngây thơ, trong trắng của Phượng Bình chính là để chinh phục sự
trong trắng, ngây thơ của Phượng Vừa là người có học lại là một doanh nhân
thường xuyên lui tới thăm hỏi mẹ Tâm lúc đai
nhưng Trần Bình không biết đến hai từ “liêm sĩ”, âm thầm cùng một lúc tán
tỉnh cả người yêu và em gái của Hoàng: “ - Em với Trần Bình có chuyện à/ Phượng không nói, gật gật đầu rồi khóc tướng lên Em với anh Bình yêu
nhau/ Anh Bình không cho em nói Anh ấy bảo yêu em gái của bạn nên hơi tự
tỉ Anh ấy muốn có thời gian rồi mới thưa chuyện [12, tr.406 - 407] Tinh cách của Trần Bình tiêu biểu cho lớp trí thức tha hóa của xã hội lúc bấy giờ; sự tha hóa ấy đã đẩy cuộc đời của Hoàng, Thủy, Phượng đến những ngã rẽ
khác nhau của cuộc đời Ở Trần Bình, sự đê tiện, trơ trên của một kẻ trí thức
được nhà văn khắc họa một cách toàn diện và sâu sắc nhất Trần Bình là một
nhân vật hội tụ đầy đủ những nhìn phản diệt i
Trong Cơ hội của Chúa, nêu nhắc đến sự bội bạc, phản trắc trong tình
nhất của ngườ
yêu vì danh - lợi thì không thẻ không kể đến Lâm và Sáng Lâm và Sáng đều
Trang 3632
ngoài lịch lãm, trí thức: “Khuôn mặt đẹp, đa cảm và rất trí thức Qua cặp kính trắng, hắn cổ tạo cái nhìn thẳng thắn Sự giận dữ chính trực rất đúng lúc, đúng
chỗ Mà lại còn tài hoa, mã lại còn hùng biện Tắt nhiên trong nhà phải có đản piano TẤt nhiên trên tường phải treo họa phẩm éưanger de la /ẽmme° Là một thầy giáo, giảng viên của trường đại học tưởng chừng Lâm và sẽ là một
người hội tụ đầy đủ tài và đức, thế nhưng Lâm cũng chỉ là một kẻ họ Sở hèn
nhát, trút bỏ trách nhiệm để chay theo chữ danh “anh ta đã bán tôi, bán rất rẻ
để đổi lấy một chuyến đi” [12, tr.272] Khi Nhã - cô học trò, người tình đã sống như vợ chồng hơn nửa năm với Lâm có thai thì Lâm sẵn sảng trồn tránh,
rũ bỏ: *Anh ta được đi Hà Lan và cái passport dy la cong cua su lira gat một
cô bé có ông bố quyền cao Anh ta hứa sẽ là con rễ một gia đình trọc phú
đang cần bôi son gia phong bằng những mép viền chữ nghĩa Cũng là mốt
đấy Mốt nhà các quan” [12, tr.82] Lâm - một người có học, lại là một giáo
viên với vô bọc đạo mạo nhưng con người tưởng chừng là chuẩn mực của đạo
đức ấy cũng tha hóa trước tác động của công cuộc đổi đời với danh lợi Xuất
thân nghèo khó, ngồi sự thơng minh và nỗ lực của bản thân, sự thành công
của Lâm còn có sự chất chiu của nước mắt lẫn máu của mẹ và gia đình Cứ
ngờ một tông giáo” có đủ đạo đức, nhân cách thì cuối cùng cũng chỉ là một
ngụy quân tử: “Lâm trở thành một người đạo đức là tắt yếu Lâm thường bảo tôi đi vào chuyện bé cần phải có tâm hồn lớn Nghe hay thật Dẫm đạp lên người khác là chuyện bé và ai đấy hơi phiền là chuyện lớn Đấy là đạo đức của người quân tử” [12, tr.274] Hắn lợi dụng chính tắm lòng thương con của người mẹ nhằm trồn tránh, biện minh cho sự hèn nhát trong trách nhiệm với
tình yêu: “Lam bay được ba ngày thì mẹ Lâm đến gặp tôi Một giọt nước làm
tràn cốc Mẹ Lâm hao hao giống mẹ tôi Những phụ nữ chỉ biết chịu đựng hy
sinh cho chẳng con Mẹ Lâm vừa nói vừa khóc, Lâm rất khổ sở khi phải quyết
Trang 37
3
làm tôi tỉnh táo Anh ta quyết định lợi dụng những giọt nước mắt thật thà của
bà mẹ để mặc cả” [12, tr272] Sự tha hóa về nhân cách của Lâm không chỉ
dừng lại ở việc bỏ mặc tình yêu, trốn tránh trách nhiệm để chạy trốn theo chữ
“Igi” ma còn là độc ác, tàn nhẫn cùng cực khi bảo Nhã đến bệnh viện phá bỏ đi đứa con của chính anh ta Hành động này của Lâm quá đỗi mắt nhân tính, không những chà đạp lên tình yêu, danh dự của Nhã mà còn tần ác đến mức vứt bỏ một sinh linh vô tội khi chưa chảo đời, mà đó lại chính là con minh
Cuộc đời của Lâm từ chuỗi tha hóa đã đẩy đến chuỗi sai lầm: “ Leo lên lưng cọp không tụt xuống được nữa Đời tôi là chuỗi sai lầm” [12, tr.452], Lâm có thể có danh vọng nhưng lại đánh mắt tình yêu, đánh mắt hạnh phúc với mẹ
con Nhã, đánh mắt luôn cả chính mình, đó là sự trượt đài trên con đường tha
hóa Hình tượng nhân vật Lâm được bao bọc vững chắc bởi lớp vỏ ngoài đạo
mạo, trí thức chính là sự tha hóa tột độ từng ngõ ngách tâm hỗn con người mà
Nguyễn Việt Hà muốn gióng một hồi chuông cảnh báo cho cả một thế hệ về
sự xâm lắn của giá trị đồng tiễn và sức mạnh danh vọng trong cuộc sống
Chủ đề tha hóa của con người mà thể hiện rõ nhất là trong quan niệm về tình yêu được Nguyễn Việt Hà đẻ cập hết sức giản dị, chân thành mà cũng hết sức nghiêm túc Sự tha hóa trong tình yêu của Lâm đã đẩy Nhã (cùng bé
Phương Phương) vào tắn bi kịch của cuộc đời: "Và bỉ kịch của gia đình tôi và
số kiếp của mẹ tôi Rồi đây là con bé Phương Phương của tôi” [12, tr.27]
'Cũng chính Lam da day Nhã vào sự tha hóa nhân cách, đảo lộn giá trị đạo đức của tình phụ tử khi Nhã đến trao đổi với cha mình (về cuộc hôn nhân của Nhã và Hoàng) nhằm hợp pháp hóa sự ra đời của bé Phương Phương: *Thưa ba,
với uy tín của ba không thể nào có đứa con gái trắc nết Khoảng bốn tháng
nữa con sinh cháu Sẽ chẳng có đám cưới nhưng có giấy tờ kết hôn hợp lệ Ba
Trang 38M
đi và năm cây vàng Đây là hợp đồng đầu tiên và cũng là cuối cùng giữa con
và ba” [12, tr85]
Sự tha hóa của người trí thức trong tình yêu được Nguyễn Việt Hà khắc
họa sâu sắc, đa chiều đa diện hơn nữa ở nhân vật Sáng: “So với Lâm, Sáng,
khác hẳn Tắt nhiên, ở mặt nào đó của trì thức, bai người hao hao giống nhau
Sức hiểu biết uyên bác, sự thông minh nhanh nhạy khi xử lí những via dày
kiến thức Nhưng do xuất xứ và xuất phát điểm khác nhau nên ở hai người tiềm ẩn hai phông văn hóa” [12, tr.471] Sáng với lí lịch khá cao sang và đẳng cấp “một công tử đại gia dòng dõi cao môn lệnh tộc” [12, tr.44§], “bố Sáng nhiều năm là Bộ trưởng một Bộ quan trọng, một vị Thượng thư có nhiều bằng sau đại học nhất sao với các vị đại thần khác” [12, tr.473] Cùng sự uyên bác
về trì thức “anh Sáng được tiếp xúc nhiều với những người phương Tí
theo Suzuki nhận xét, người phương Tây (khái niệm bao trùm cả Mỹ) sống
mũi thẳng cặp mắt sâu tỉnh anh dưới vằng trán rộng, có phải thế chăng mà họ
giỏi về phân tích biện bạch” [12, tr448] Hình tượng nhân vật Sáng được Nguyễn Việt Hà xây dựng như một mẫu hình lí tưởng của xã hội, lẽ ra Sang
đã có thể trở thành một viên ngọc trong không tì vết nếu không vì sự ham hố tham chính ở những phút cận kề Nhã thuộc về mình Từ lúc xuất hiện cho đến lúc gần kết thúc truyện, nhân vật Sáng được Nguyễn Việt Hà khoác tắm áo
¿, học hành, sự nghiệp, tinh cách
Đến phút cuối bỗng tắm áo choàng bắt ngờ cởi ra làm chuyển hướng truyện choàng hoàn mĩ đến từng chỉ tiết từ gia
ngoài dự kiến của độc giả nhưng lại trở về với quy luật tự nhiên của xã hội về
sự tha hóa của con người trước đồng tiền, trước sức hút của danh vọng như một lẽ tất yếu, kết thúc sẽ như nhau
Trang 3935
sống trong cơ đơn, Nhã đã hồn toàn tin tưởng và hỉ vọng vào Sáng như một
phép màu mang tên gọi hạnh phúc "tôi hiểu những việc Sáng làm Đàn ông có tài có chí là vậy Liệu anh có phải lực lượng kế thừa chịu trách nhiệm cho
đoạn đường sắp tới của tắt cä chúng tôi Tôi tin vào Sáng Tôi đã gặp vô số
dan ông nhưng những người để lại được ấn tượng thì hiếm lắm Sáng là một
trong số ít đấy” [12, tr.474] Cuối cùng, Sáng cũng khơng thốt khỏi quy luật của xã hội: “Muốn biết rõ về ai nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền Cái
thứ dung địch siêu thượng nay làm tri di tất cả những màu mè bọc ngoài Đạo mạo trở nên hau háu 18 mang Diu ding trở nên chua ngoa cướp giật” [12, 470] Thêm lần nữa trong đời, Nhã lại trở thành nạn nhân của danh và
lợi, cả Lâm rồi đến Sáng không ai đủ bản lĩnh để vượt qua cám dỗ trước sức
mạnh của tiền tài, danh vọng Dù giữa Lâm và Sáng có xuất thân, hoàn cảnh
sống khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sẵn sảng vì danh lợi
mà vứt bỏ tình yêu, cả hai cùng phụ tình, cùng bán rẻ một người phụ nữ là
Nhã Sáng cũng như Lâm đã bỏ Nhã bơ vơ khi Nhã yếu đuối, cô đơn, lúc cẳn
một chỗ dựa, một người quan tâm, che chở Nếu Lâm là bài học sâu sắc về sự tha hóa của người trí thức về cái lợi đã đây Nhã vào tận cùng nỗi đau của tình
yêu, vào bỉ kịch của cuộc đời thì Sáng lại là người cho Nhã sự chiêm nghiệm
đắng cay trước sự tha hóa giá trị nhân cách vì cái danh: “Lần đầu tôi bị bán rẻ cho cái lợi, còn lần này, tôi không muốn là nạn nhân của cái danh”[12,
1.497] Nhân vật Sáng như bức tranh hoàn
bị Nguyễn Việt Hà bôi xóa, phải chăng đó là cái nhìn đa chỉ
lến từng chỉ tiết cuối cùng lại
đa diện vào
một con người nhân bản của cả xã hội trước nền kinh tế thị trường của chính
tác giả
Trang 4036
xã hội hỗn loạn đầy rẫy những kẻ trí thức đốn mạt cố lao mình, dắn thân trượt dài tha hóa Bức tranh xã hội trong Khái #uyễn muộn là những mảng màu phá
cách đa dạng, lột trằn những tắm màn đạo đức giả, dâm dục, dưới lớp vỏ trí thức là những bộ mặt giá dối, tham ô và biết bao trò đê hèn Trong Khái “uyển muộn, phần “con” trong mỗi nhân vật được khắc họa sắc nét và ấn
tượng nhất qua điểm nhìn của Cẩm My, Vũ, Bạch, nhà văn Xung quanh Cảm My với mối quan hệ gia đình phức tạp, mẹ ngoại tình, bố bắt lực trước thực tại gia đình Cảm My với nghề người mẫu khá phức tạp lại tiếp xúc với giới
quan chức nhiều, có quan hệ tình cảm ngồi hơn nhân với Vũ - một cán bộ
cấp cao trong ngành thể thao Nhà văn - người để nghị Cắm Mỹ làm nhân vật
cho cuối
iéu thuyết của mình, gửi gắm tư tưởng và cách đánh giá của chính
bản thân vào trong nhân vật Bạch Với mạch lồng ghép "truyện trong truyện”
đã mỡ ra một thể
ới đa dạng đa chiều trong tác phẩm để những góc khuất
xấu xa, tha hóa của từng nhân vật, thậm chí là của chính bản thân nhà văn
Khi đội ngũ trí thức là tầng lớp đại diện cho sự phát triển của xã hội lại tồn tại những thói làm việc quan liêu, quan cách: “Sếp ngồi quay lưng lại cửa ra vào
vi mai chơi game trên computer” [12, tr23]; còn "thể chế hành chính có một
điều siêu việt Nó trì trệ thích nghỉ bình thản tự điều tiết Mọi sự sẽ là tốt dep nếu đừng thêm ý tưởng mới mẻ gì, đừng thêm cách tân gì Đến khúc rẽ là rẽ,
đến khúc quanh là quanh, còn đương nhiên đi thẳng là cứ đi thẳng Ngân ấy
kế hoạch, ngần ấy dự án trước sau loay hoay rồi cũng xong Nước nỗi bèo nỗi là phương châm phát triển Cái sâu sắc của người lãnh đạo ở chỗ, phải làm sao hạn chế tối đa số ngươi biết được đâu là nước, đâu là bèo” [12, tr.86] Bản thân mỗi người trí thức trong Khải huyền muộn, họ ý thức được sự trượt ngã