Đề tài Thi pháp tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng đã tiến hành nghiên cứu tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng trong dòng chảy cảu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986; quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng; phương thức thể hiện trong tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng.
Trang 3LOI CAM DOAN
Toi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nảo khác
“Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LOICAM DOAN Muc Luc MO DAU 1 1 Lí do chọn dé tai 1 2 Lịch sử vấn 3
tượng và phạm vỉ nghiên cứu .4 Phương pháp nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
§ 5 6
6 Cấu trúc luận văn 6
“Chương I: Tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng trong dòng chảy của
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 8
1.1 Nhà văn Đào Thắng - Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương 8
1.1.1 Hành trình sáng tạo 8
1.1.2 Quan niệm văn chương 10
1.2 Tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 15
1.2.1 Cơ sở xã hội 15
1.2.2 Những khuynh hướng chính và thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam
sau 1986 17
1.3 Dòng sông mía- một cách tiếp cận về nông thôn của Đào Thắng 21 1.3.1 Tiểu thuyết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời
ki đổi mới 2
Trang 5“Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Dỏng sông múa của Đào Thắng
2.1 Cảm quan của nhà văn về con người và xã hội
2.1.1 Cái nhìn thẳng thắn, trực diện về cuộc sống 2.1.2 Quan niệm sát thực, biện chứng vẻ con người
2.2 Các kiểu con người trong tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng 3.2.1 Con người số phận, bi kịch
2.2.2 Con người đam mê lập nghiệp 2.2.3 Con người bản năng, tha hóa
“Chương 3: Phương thức thể hiện trong tiểu thuyết Dỏng sông mía của Đảo Thing
3.1 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 3.1.1 Không gian nghệ thuật
3.1.1.1 Không gian làng quê, sông nước 3.1.1.2 Không gian văn hóa, phong tục 3.1.2 Thời gian nghệ thuật
Trang 63.3.2.2 Giong digu da kich, châm biếm 9
3.3.2.3 Giọng điệu triết lý, suy ngẫm 9
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO secee TUS
Trang 7MO BAU 1, Lido chọn đề tài
Đời sống nông thôn và hình ảnh người nông dân luôn là đề tài nổi bật của vin hoe nude ta Ming hiện thực này được nhiễu cây bút quan tâm, phản
ánh, thể hiện và đã có nhiều thành tựu Từ sau đi
đới 1986, văn học viết về
dé tai nông thôn tiếp tục khởi sắc Cũng như để tài chiến tranh, để tài nông thôn đã góp phần tạo nên thành tựu to lớn cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại, với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu Trong đó, Đảo Thắng là một trong những gương mặt mới, được dư luận ghi nhận qua tiểu thuyết Dỏng sông mía
Gắn với quan niệm coi “nhiệm vụ cao cả của nhà văn là kiếm tìm cái đẹp và phải biết khai thác tới tận cùng để nhìn cho thấu cả nỗi khổ đau và niềm đam mê khát vọng trong tâm hồn con người”, tư duy tiểu thuyết Đào Thắng
nghiêng về nghiên cứu đời sống xã hội, phát hiện những vấn nạn của cõi
người an sau các hiện tượng tưởng chừng giản đơn, quen thuộc Luân văn này
đi từ bối cảnh chung của tiêu thuyết Việt Nam đương đại để cố gắng nhân điện thì pháp khẳng định sự vận động mạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam sau 1986 su thuyết Đông sóng mía của Đảo Thắng, qua đó góp phần 2 Lịch sử vấn đề
Trong sự nghiệp sing tác của Đào Thắng, có thể coi Dỏng sông mứa là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn Đây là một trong bốn tiểu thuyết đoạt giải A, giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam trao cho các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi tiểu thuy¿ 2 (2002-2004) Theo đánh giá của nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thì "Các tác phẩm trao giải là gương mặt, là bước đi của tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI Xoay quanh tiểu thuyết này, cũng đã có những ý kiến đánh giá
Trang 8Theo Việt Chiến ở chuyên mục Văn lọc thie Bay (27-08-2005) trên trang điện tử Thanh niên thì tác giả Đào Thắng
Khá sung sức và thành công trong việc miêu tả đời sống nông thôn trong nhiều thập kỷ qua của đất nước Nông thôn trong tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng vừa vạm vỡ, đằm thắm vừa đây ấp thế sự với biết bao xung đột xung quanh một gia đình, một dòng
tóc Chỗ chênh vênh lại chính là sự thành công của Đào Thắng khi tác giả này không rơi vào chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa khách quan lạnh lùng ngay cả khi miêu tả những tình huồng tài tệ, bỉ đắt nhất của cuộc song [11]
Bài viết của Ngô Thị Kim Cúc trên trang Việt Báo nhận định: “Quyển sách cuốn hút người đọc từ những trang đầu tiên, không phải vì hành văn hay
cấu trúc mà ở sức sống ngồn ngộn tỏa ra từ trang sách, tràn đầy sức mạnh tâm linh của một vùng đất, được thức dậy bằng tất cả niềm yêu thương, đau đớn”[9] Theo ý kiến của tác giả bài viết, thì có thể xem tác phẩm nảy như “gia pha của một dòng họ ưu tú ở nông thôn, lịch sử của một ngôi làng bên bờ sông Châu đậm chất văn hóa dân gian, bi kịch của những thế hệ đàn bà nông thôn, số phận mỏng manh, trải qua bao trầm luân, mắt mát "{9],
“Trong bài viết của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến với nhan đề *Trên đắt nước có bao nhiêu làng mía”, ông đã cho rằng tác giả Đào Thắng đã đề cập đến:
Trang 9Theo nhà phê bình, nó cũng có cái “lý” của nó Và yếu tố này, chắc chắn sẽ tạo sự hứng thú, hấp dẫn, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đánh giá cao khả năng khái quát nông thôn của Đào Thắng qua Dòng sông mía:
Giắc mơ lớn nhắt của Đào Thẳng là viết một cuẩn điêu thuyết về
chính làng quê, dòng họ mình Câu chuyện được dẫn dắt bằng ne tưởng nhân văn phương Đông Những con người sống vô trách nhiệm, buông thả theo bản năng, tàn ác, đốt nát hay tham lam đầu bị trả giá đắt trong cuộc đời Những con người phúc hậu, chân thực, luôn hướng về phía thiện, dù có bị cưỡng bức, trắc trở, bi kịch vẫn có lúc được đáp đền, chia sé, dé lại ấn tượng đẹp
Có thể nói theo ý của riêng tôi rằng khá lâu rồi, tôi chưa thấy
một cuồn tiểu thuyết nào của Việt Nam +a viết về nông thôn lại hắp dẫn và góc cạnh như tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng "Những chỉ tiết độc đáo, những tính cách mạnh mề và riêng lẻ của các nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tưởng như huyễn thoại mà vô cùng chân thực và sinh động Ngôi bút văn xuôi của Đào Thẳng sắc sảo và tính táo, nhưng cũng rất dung dị và giàu chất thơ |44] Nha phê bình Trằn Mạnh Hảo ghi nhận sức cuốn hút từ những trang văn
của Đảo Thắng trong bài viết : “Dòng sông mía của Đào Thắng hay'
tia sng Chau Giang”, in trên Tạp chí Nhà văn, số 7/2005:
Trang 10tự tứ, khóc than, thù hận, giết nhau, giả nhân giá nghĩa mà làm điều thất đức Phải nói là hắp dẫn từ đầu đến cuối ; tôi quên mắt mình đang đọc văn của ông bạn Đào Thẳng dé bị rừng chữ như rừng múa lúc rì rào, lúc quần quai, lúc đồ rạp, lúc phất lên như cờ, lúc bị đốn ngã, bị nghiền nát bởi máy ép lôi di vào mọi ngõ ngách khổ đau, khốn cùng của phận người chết đẳng trong phận mía ngọt ngào; nghĩa là tác giả đã MÍA HÓA được người đọc Thông điệp của “Dòng sông mía” của Đào Thing vừa là câu hỏi hàm sự trả lồi ngay trong đó: hãy cho những người tốt cơ hội tồn tại![20]
"Nhà phê bình Lý Hoài Thụ, trong tập phê bình và tiểu luận Đảng cảm và
sáng tạo (Nxb Văn học 2005) cũng có những nhận xét xác đáng về nghệ thuật
ccủa tác phẩm
Vé hình thức nghệ thuật, Dang sông mía có được nhiễu dẫu hiệu thành công mở ra được những hướng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về thể loại Theo dòng cốt truyện và đường đời nhân vật, tác phẩm
mở ra nhiều khoảng không gian và yếu tổ thời gian được xử lý khả linh hoat{ 52, te 232]
‘Theo tic giả, Đào Thắng biết cách dẫn dắt câu chuyện, độc đáo ở chỉ tiết, biết dựng người, dựng cảnh và đặc biệt ông có một vốn từ ngữ phong phú, nhiều màu sắc, âm điệu Dỏng sóng mía được Lý Hoài Thu đánh giá là một cuốn tiểu thuyết thành công trên nhiều phương diện, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Đào Thắng
Ngoài những bài viết trên, còn có nhiều ý kiến ghi nhận của độc giả trên
Trang 11
ông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới” (đăng trên trang htp.//vovanhoaqL.vnwveblogs com -Võ Văn Hoa's blog)
Tóm lại, qua một số bài viết của giới cứu phê bình văn học, chúng tôi nan thay hau hi về u ghỉ nhận và đánh giá cao nội dung tư tưởng cũng như
ình thức nghệ thuật tiểu thuyết Øỏng sóng mía của Đào Thắng Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về 7í
pháp tiêu thuyết Dòng sông mía Vì thể, chúng tôi quyết định nghiên cứu tiểu thuyết Đông sông mía từ góc độ thi pháp, nhằm ghi nhận những đóng góp của nhà văn vào thành tựu tiểu thuyết Việt Nam đương đại
cứu
3 Đối tượng và phạm vi ng! 3.1 Đắi tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung khảo sát tiểu thuyết Đỏng sóng mía của Dao Thing, từ đó chỉ ra những bình diện thi pháp tiêu biểu trong tác phẩm
3.2 Pham vi nghiên cứu
Nghién cứu văn học từ góc độ thi pháp là chỉ ra "cái lý của hình thức” trong tác phẩm Vì vậy, khi nghiên cứu tiểu thuyết của Đảo Thắng, chúng tôi tập trung khai thác các bình diện thỉ pháp nỗi bật quan niệm nghệ thuật về con người; không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ, giọng điệu và kết cầu Đồng
thời chỉ ra các hiệu quả nghệ thuật trên cơ sở xác lập sự
diện ấy trong chỉnh thể tác phẩm .4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng ử dụng một số phương pháp, nghiên cứu sau:
4.1, Phương pháp lịch sử
Trang 12giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn những vấn dé ma Bio Thing phan ánh trong tiểu thuyết Đỏng sông mía 4.2 Phương pháp hệ thống Sử dụng phương pháp này, người viết khảo sát tiểu thuyết Đỏng sông mía của Đào Thắng trên tỉnh hợp các
không gian, thời gian nghệ thuật, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trằn thuật, ngôn ngữ và giọng điệu
4.3 Phương pháp thống kê
“Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số dẫn chứng được trích ra hoặc thống kê từ tiểu thuyết Dỏng sông mía của Đào Thắng để mình họa cho những nhận xét, lập luận của mình Do đó, trong suốt quá trình thực hiện chúng tôi luôn vận dụng phương pháp thống kê để làm rõ các vấn để được nêu ra ở các chương
4.4 Phương pháp so sánh
'Với phương pháp này, chúng tôi sẽ có sự đối chiếu, so sánh về hình
tượng nhân vật người phụ nữ nông thôn trong tiểu thuyết Dỏng sóng mía của Dao Thắng với hình tượng những người phụ nữ nông thôn của một số tác phẩm khác cùng đề tài dé từ đó thấy được nét mới trong việc xây dựng nhân Vật trong tiểu thuyết của ông
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
'Với đề tài này, chúng tôi muốn chỉ ra đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của Đào Thắng qua Đỏng sông mía; từ đó xác định những đỏng góp của nhà văn
cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
6 Cấu trúc luận văn
Trang 13Chương 1: Tiểu thuyết Đỏng sóng mía của Đảo Thắng trong dòng chảy
của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Dòng,
Trang 14Chuong 1
TIEU THUYET DONG SONG MiA CUA DAO THANG TRONG DONG CHAY CUA TIEU THUYET
VIET NAM SAU 1986
1.1 Nhà văn Đào Thắng- Hành trình sáng tạo và quan niệm văn
chương
1.1.1 Hành trình sáng tạo
Đào Thắng tên thật là Đào Đình Thắng, sinh ngày 10-08-1946, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ông từng là chiến sĩ pháo cao xạ chiến đấu ở tuyến lửa khu IV những năm tháng chống Mỹ Ông vào bộ đội từ tháng 9 năm 1965, trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Khu IV, Mặt trận đường 9, Quảng Trị, Trung Lào Đào Thắng xuất hiện trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội bằng thiên ký sự Hướng phụ làm xôn xao ling văn quân độ
Sau đó, ông chuyển về làm việc cho tờ báo Quán Khu Bồn Kết thúc chiến tranh, nhả văn
được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội dự trại sáng tác ba năm liễn, rồi vào
học trường viết văn Nguyễn Du khoá đầu tiên Đào Thắng tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa I, và công tác tại xưởng phim quân đội, từng là chuyên viên Cục tư tưởng- Văn hóa Ông giữ chức vụ chánh văn phòng Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2002 Hiện nay ông là chuyên viên Ban sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam
Trang 15
sang tao duge tic phim Dong séng mia day đặn — cudn tiéu thuyết mơ ước của đời ông
Cho đến nay, Đào Thắng đã xuất bản các tác phẩm: Điểm cao thành phố
L, 1981), Nước mắt (Tiểu thuyết, 1991), Đòng sông mía (Tiểu thuyết, 2004), Đất xanh: (Tiêu thuyết, 2006), Ngàn năm (Tiểu thuyết, 2006), Doc mién Trung ( Tiểu thuyết, 2008), Xứ sở Long (Tiểu thuyết, 2010)
Tiểu thuyết Đông sông mía của Đào Thắng ngay từ khi mới xuất bản đã đạt được giải A-giải cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam trong cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002-2004) Theo nhà văn Đào Thắng, tiểu thuyết Đòng sông múa được thai nghén gần mười bốn năm Tác phẩm được khởi thảo năm 1991, khi ông tham dự trại viết của Tổng cục Chính tri tai Sim Son (Thanh Héa) Hồi đó đi dự trại viết có nhiều bạn bè cùng thời với ông như Nguyễn Khắc
Trường Bảo Ninh, Chu Lai Đang ở với mấy người bạn cùng phòng ông 'khiêng bản lên tận tầng 4 và ngồi viết một mình trên đó, viết được phần I Lửa hoang và 2 chương của phần II thì vợ ông bị tai nạn, ông phải để mọi thứ dở dang trở về Năm 1997, ơng hồn thiện phần II Nội dung cuốn sách có 2 phần, phần một la Liza hoang, phần hai là Máu của đất, kéo dài qua 3 cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc Đảo
Thắng đẻ cập đến những vấn đề của thôn quê, điền hình là quê hương Hà Nam của ông, cuộc sống của người dân chải ở vùng mới khai hoang, những
xố phận, những tính cách, những cảnh ngộ, những khúc ngoặt của lịch sử
Mac dau vi
sáng tác bị đứt quảng nhưng ông lại có thời gian để nghiễn ngẫm Năm 2000, tại trại viết Nha Trang ông đã sửa xong Nam 2004 Đào Thắng mới đưa sách của mình di in
Trang 16phẩm gắn liền với tên tuổi nha vin, thể hiện những sing tạo trên nhiều phương diện, có ý nghĩa cách tân về thể loi, yếu tổ không gian và thời gian
được xử lý linh hoạt, cách dựng người, dựng cảnh độc đáo và đặc biệt ông có éu thuyế một vốn từ ngữ phong phú, đậm chất dân gian Đồng sông mía thực sự là một tác phẩm khẳng định tài năng của nhà văn Đào Thắng 1
Quan niệm văn chương
Quan niệm sáng tác của nhà văn là một trong những nội dung quan trọng làm nên ý thức và ý nghĩa văn chương mỗi thời Sự chuyển biến của văn học trước hết thể hiện ở sự chuyển biến trong ý thức của người cằm bút Mỗi thời kì lịch sử, quan niệm về văn chương đều có sự biến đổi, vừa để phủ hợp với nền tảng xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả Quan niệm về văn học thay đổi,
sáng tác Mỗi người viết nếu muốn khẳng định tên tuổi của mình thì phải tạo
yếu sẽ dẫn đến thay đổi quan niệm của nhà văn trong
ra được dấu ấn riêng không hỏa lẫn giữa các nhà văn khác Kundera cho ring:
Khám phá ra cái mà chỉ có tiểu thuyết mới khám phá được, đó là lẽ sống duy nhất của một cuốn tiểu thuyết Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá ra thêm được một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết là một cuắn tiểu thuyết vô đạo đức Hiéu biết là đạo đức duy nhắt của một cuồn tiểu thuyết|[29, tr.10],
Nhu vay, quan niệm của Kundera đặt ra yêu cầu đối với nghệ sĩ phải có thực tài "khám phá ra thêm được một mẫu sự sống”, đó là "đạo đức” của người cằm bút
Trang 17rộng lớn, có thể tái hiện những xung đột căng thẳng đầy kịch tính trong hành động và ngôn ngữ của con người, mặt khác lại có thẻ đi sâu vào những biểu
hiện rất nhỏ, rắt tỉnh tế của đời sống tâm lí bên trong
Những nhà văn lớn là những bậc
diy, họ có sự từng trải Họ hi: đến những bí an của lòng người Và họ không chịu dừng lại ở cái
nào, ngồi bút của họ lột tả được sự thật của đời sống Đồng thời, trong mỗi
dòng chữ của họ luôn lắng lại một tình yêu thương, một niềm tin đối với con
người
Sau 1986, không khí
mới thực sự tràn vào đời sống xã hội và đời sống văn học, tiểu thuyết có điều kiện cân bằng lại trạng thái tâm lí con người Dòng tiểu thuyết hướng nội tập trung khám phá những bí ẩn trong tâm hồn con người đã xuất hiện Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận “Văn học chăm chú quan tâm hơn đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa dang, đa chiều, đa tằng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình” [38] Không loại
bỏ xu hướng “ướng ngoại” và quan tâm hơn đến xu hướng “hướng nói”, tiểu thuyết giai đoạn này đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại
với đời sống, đối thoại với cuộc đời để nắm bắt được “cái hôm nay bề bộn, ngồn ngang bóng tối và ánh sáng”( Nguyễn Khải ), đồng thời lặn sâu vào tâm hồn con người để lắng nghe tắt cả những âm vang của tiếng lòng bí ẳn trong con người
Có thể nói, chưa bao giờ những vấn đề thuộc về đời sống xã hội mà văn
Trang 18qua số phận của những con người Những quan niệm về tiểu thuyết trên đây
được coi là tiền đề đi vào nghiên cứu quan niệm vấn chương của Dio Thing
Không phải là người đề xuất những tuyên ngôn nghệ thuật có tính chất
khai sáng, mở đường, nhưng Đào Thắng khi din thân vào nghiệp cằm bút cũng đã tự xác định cho mình một quan niệm trong sáng tác văn chương khá rõ rằng: muốn thành công trong sáng tác văn chương, nhà văn cần phải bám chắc lấy hiện thực đời sống Ông từng nói:
Có quá nhiều tác phẩm văn học của chúng ta xa rời thực tế, không gắn với đời sống, cảnh ngộ của con người, nói những điều viễn vồng với những lý thuyết Tây Tàu tận đấu tận đâu mà chưa bảm vào sự thật của lich sử, của cái khung văn hóa Việt Kinh nghiệm phương Tây là điều cần thiết, nhưng bắt chước họ thì chúng ta lại càng lạc hậu! Nếu biết bám chặt lẫy đời sống và văn hóa Việt, khéo vấn dung thì vẫn học mình sẽ có thành công [26]
Theo Dao Thắng, sự thảnh công của tiểu thuyét Dong séng mia la nh nhà văn biết gắn câu chuyện với “Văn hoá Aia" của lang qué minh Ong cho rằng mỗi nhà văn đều có một quê hương, lợi thể của các nhà văn là có thể dựa vào mảnh đất phì nhiêu đó để cày xới cho tác phẩm của mình Đào Thắng cũng rất gắn bó và có ân tình sâu nặng với mảnh đắt quê hương mình Quê ông có một thời trồng mía Hai bên bờ sông là mía bạt ngàn Dòng sông mía tuổi thơ và những cơn gió Bắc của cái rét Bắc Bộ mùa đông ám ảnh nhà văn không nguôi Trong tác phẩm, dòng sông là một “zin vá” xuyên suốt,
chứng kiến tắt cả mọi điều Người dân sống nhờ sông rồi chết cũng trở về với song
Để làm được giọt mật cho đời, loài ong phải cần mẫn hút nhụy ở trăm
Trang 19
miệt mài, phải có sự trải nghiệm cuộc sống Để viết được Đỏng sóng mia, Đào Thắng đã phải tự mình nghiên cứu, tìm hiểu nghề nấu đường cực nhọc, nguy hiểm Đào Thắng tâm sự:
Tôi đã phái Ống ở quê, mua một cái máy ép mía, lao động ngày đêm như giời đầy để nắu nước mía thành đường, mà làm một cách lên lút trong một căn phòng nhỏ Một lắm, có lúc dừng tay để nghỉ ngơi chút xíu nhương lại ngủ thiếp đi lúc nào không biết, tỉnh đậy lại hỳ hục ngôi ép mía, nấu đường|26|
Đồng sông mía của Đào Thắng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt bởi Đào Thắng đã phản ánh được vẻ đẹp của văn hóa làng quê mình Nhà văn viết về gia pha của một dòng họ ưu tú ở nông thôn, lịch sử của một ngôi làng bên ‘ba song Châu đậm đặc sắc thái văn hóa dân gian Một ông Quỹ Nhất giỏi võ, mưu trí, con một gia đình có công khai đắt lập làng, từng dẹp cướp, duỗi giác, làm giàu bằng việc trồng mía, xây lò làm đường, qua việc giao thương mả mở mang làng xóm Thứ văn hóa và lao- động - mía - đường ấy đã đẻ ra những con người cường trắng Những lớp "dan ông cổ to ủ u, ngực nở căng, hai vai rộng, bụng thắt nây múi, đùi ếch thuôn dải, cơ bắp cuồn cuộn những lớp con gái cặp vú rắn đanh, mông căng ních, hai cánh tay quấn chặt như thung
Muồng"|9]
Đề tài nông thôn không phải là đề tài mới, tuy nhiên, với sự sắc sảo, vốn sống phong phú, Đảo Thắng thuộc số ít những nhà văn dim len loi vào
Trang 20nguyên cớ gây tai họa ma con người phải nhẫn nhịn chịu đựng trong một thời gian đài
Xuất thân là một người lính, lai rat yêu văn chương, chính điều đó đã
thúc giục Đào Thắng phải “ghi lại gương mặt thật của chiến tranh”: sự nhiên, buồn đau, những nét đẹp, sự bi thương mà ông gặp thường ngày ở trận địa, ở chiến hào Qua tác phẩm Đỏng sông mía, Đào Thắng đã góp phần khẳng định sức sống của khuynh hướng vin hoe “nhdn thiee lai”, lam cho tiểu thuyết đương đại đi chệch khỏi con duémg “minh hoa” hign thực quen thuộc của văn học Việt Nam, chấm dứt thời kỳ người cằm bút chỉ biết lệ thuộc vào chủ nghĩa đề tải Hơn thế nữa, nó gắn nối hai hiện thực chống Pháp và chống Mi kéo dài đến cuộc chiến tranh biên giới, gắn nối thử thách của chiến tranh thân cá nhân, gia đình, dòng họ với đất nước Qua tác phẩm của ông, người đọc khám phá thêm nhiều góc cạnh khác nhau của xã hội thời chiến cũng như thời hậu chiến Người đọc dễ nhận
với thử thách của thời bình, gắn ní
ra trong tiểu thuyết của Đảo Thắng không có nhiều sự đổi mới về nghệ thuật
tự sự Vẫn trung thành với lối viết truyền thống đầy mộc mạc nhưng lôi cuốn
độc giả là nhờ ở cái nhìn hiện thực sắc sảo, ở cách xử lí hiện thực theo tỉnh thần nhân bản, lấy số phận cá nhân làm điểm soi chiều Đảo Thắng không bảo
thủ chỉ biết rập khuôn thí pháp truyền thống mã còn biết lưu ý chọn lựa, học
hỏi cả xưa lẫn nay, \g văn chương không chỉ bận tâm đến nội dung Phải chăng, vì lẽ đó mà những đóng góp của nhà văn cho nền văn học nước
nhà không phái là những đột phá trong cách viết, mà ở sự mộc mạc, sự đ đáo, mới lạ và một chút thâm trằm, chiêm nghiệm Và điểm quan trọng nhất
Trang 211.2 Tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 1.2.1 Cơ sở xã hội
Chiến thắng lịch sử mủa xuân 1975 đã đưa nước ta đi đến thống nhất
hoàn toàn, khép lại một trang sử hảo hùng oanh liệt của đân tộc Giờ đây cá nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với muôn vàn khó khăn chồng chất Dẫu cho cụ, chiến đã lùi xa, tiếng súng đi
im dift nhưng những hậu quả
nặng nể của các cuộc chiến tranh đã làm cho cuộc sống thời kỳ sau chiến
tranh vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn gap bội Công cuộc cải tao và xây dựng xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức và trong thực tiễn Có thể thấy, đó là thời kỳ mà nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trằm trọng Cơ chế quản lý bao cấp tỏ ra bất lực Do vậy, cũng với sự thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong nhận thức và tâm lý ở mỗi người Nếu như trước kia mọi người cùng đồng lòng chung sức cho chiến thắng của dân tộc thì ngày nay con người phải đối mặt với bao lo toan cá nhân, cho cuộc sống thường ngày Với muôn vàn khó khăn xuất hiện, bổng làm lay động mọi suy nghĩ và niềm tin của cá nhân
mỗi người Như nhà văn Nguyễn Khai đã nhận xét:
Chiến tranh ẳn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó Hoà bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong Nhiều người không thể chết trong
nhà tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao từ
trưởng giả” khi cả nước đã giành được độc lập và tự đo [27]
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, để giải quyết khó khăn trước mắt, nhằm xây dựng và phát triển đắt nước thì đổi mới là một lựa chọn khẩn thiết, dứt khoát và tắt yếu, là cái đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, cũng là nỗi khát khao cháy bỏng của toàn dân tộc nhằm thoát khỏi những khó khăn, thử
Trang 22Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI như một luồng gió mới thôi vào đời
sống xã hội, đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật, mở ra một thời kỳ mới
cho văn học Việt Nam Và một điểm cốt yếu của cuộc đổi mới này chính là chính là việc đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ cho đúng, làm cho đúng những quy luật khách quan vốn có của nó Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “Ai cũng nói đổi mới nhưng đổi mới thật sự là gì? Theo
tôi, đổi mới là nghĩ đúng, làm đúng quy luật khách quan, là tôn trọng tinh thin
khoa học 135],
Cũng nhìn nhận vẻ vấn đề trên, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường trong lời kết thúc cuộc toạ đảm Văn học đổi mới và phát triển đã có phần thoả đáng
khi nhìn nhận công cuộc đổi mới van he
Déi mới trong văn học, điễu quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái tâm của nhà văn Đ tài, nhân vật, phong cách, cá tính không là cái gì nếu không có cái nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được một cái tâm trong sing, nhân ái, công với ý thức đây đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình Không có những cái đó thì không có đổi mới (56, tr49-50]
Như vậy, sự chuyển động trong đời sống xã hội, nhất là sau Đại hội Đăng lần thứ VI, là tiền đề đổi mới trong đời sống văn học nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng Văn xuôi Việt Nam sau năm 1986, đặc biệt là
tiểu thuyết đã vận động và phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau tạo nên
Trang 23nhìn đời tư, đa chiều, đa diện Bức tranh đời sống với mọi góc khuất sâu kín được đưa vào những trang tiêu thuyết với đầy những trăn trở, phúc tạp
Những sáng tạo văn học trở về với quy luật vĩnh hằng của đời sống, coi tính chân thật là phẩm chất quan trọng nhất của văn chương nghệ thuật Mỗi trang văn, trang tiểu thuyết không chỉ có không khí hào hùng của những cuộc đấu tranh, với những chiến sĩ anh dũng hi sinh hoặc những chiến thắng vẻ vang, mà có cả những xóm nhỏ, những làng quê nghèo khó với những cuộc vật lộn sinh tồn, với những ghen ghét, đồ kị, với những bi kịch, những số phận đáng thương Có thể nói văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng trong giai đoạn này đã đi vào khám phá những ngóc ngách sâu kín nhất của đời sống xã
hội và của tâm hồn con người
1.2.2 Những khuynh hướng chính và thành tựu của tiễu thuyết Việt Nam: sau 1986
Từ sau giai đoạn đổi mới, văn học có sự mở rộng về mặt đề tải Trên
chiều hướng đó, tiểu thuyết tập trung vào các đề tài sau: tiểu thuyết về chiến
tranh và hậu chiến, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết về cuộc sống đô thị, tiểu
thuyết gia đình và tiểu thuyết về nông thôn
Trước hết, ở khuynh hướng tiểu thuyết về chiến tranh, với hàng loạt các
°buổn chiến tranh (Bảo Ninh), Góc tăm tối cuối cùng, Không
Quang Thuy), Vang tron bội bạc, Ăn mày đĩ vãng, Ba lần và một lần (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nước mắt đỏ (Trần
Trang 24
Bén dé xwa ling 12 (Xuan Dite), Cao hon bau troi (Van Lé), Ring thiéng mước trong (Trần Văn Tuấn), Những bức tưởng lửa (Khuất Quang Thụy), Khúc bi trắng cuối cùng, Ăn mày dĩ văng (Chu Lai), Mây cuối chân trời
(Nguyễn Trọng Oánh), Tàn đen đầm đó (Phạm Ngọc Tiền) hid
mới với sự kế thừa và cách tân đáng kể Một dấu hiệu đổi mới nỗi bật là sự
Tiêu thuyết về để tranh và hậu chiến đã bước vào một quỹ đạo
chuyển biến trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực Bẻ sâu của chiến tranh được khai thác, nhiều tác phẩm trừu tượng hóa những chiến công hoặc xoáy sâu vào những mắt mat hi sinh Nhiều tác phẩm xây dựng những mối quan hệ đa chiều giữa từng số phận và sự kiện chiến tranh ( Ấn mày đĩ vãng, Vong tròn bội bạc) Cái bi-hài được mở rộng ( Ấn mày đĩ vãng), cái huyền ảo gia tăng (Nỗi buôn chiến tranh, Bến đò xưa lặng lẽ) Cái bì không còn bị dè dặt, nề tránh (Không phải trỏ đùa, Rừng thiêng nước trong, Nước mắt đỏ) Bỉ kịch của con người trong và sau chiến tranh, đặc biệt là số phận của người phụ nữ được quan tim (Chim én bay, Khúc bí trắng cuỗi cùng) Nhân vật người lính được khắc họa với chiều sâu nội tâm Ở nhiều tác phẩm chiến tranh đã chạm
đến thế giới tâm linh của cơn người Nhân vật được đặt trung nhiều mỗi quan chính hệ, đặc biệt là mối quan hệ v: Cuối thế ki XX dau phát triển rat mạnh mẽ đáp ứng nhu
iéu thuyết lịch sử có khuynh hướng
lu bức thiết đặt ra đối với con người là
nhìn lại quá khứ, nhìn lại chính mình để suy ngẫm và thúc đẩy sự phát triển của hiện tại Trên chiều hướng đó, nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời gây
được sự chú ý của người đọc: Người đẹp ngâm oan, Gươm thân Vạn kiếp,
Trang 25Hao), Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khanh), Tay Sơn bi hiing truyén (Lê Đình Danh), Sống Côn màa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Hội thể (Nguyễn Quang Thân)
Với đặc trưng hư cấu của tiêu thuyết, các nhà viết tiểu thuyết lịch sử đương đại đã n
Lan Hoang thai hau trong Gian thi
lại lịch sử từ góc nhìn cá nhân Sự nhận thức lại nhân vật Ÿ' Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết lịch sử
cùng tên, Trần Thủ Độ trong ương điêu sựp đổ, nhân vật lịch sử Bùi Thị Xuân- Trần Quang Diệu trong Táy Sơn bi hùng truyện cho thấy tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ XXI đã làm một cuộc đối thoại thẳng thắn với hư cấu của thể loại tiểu thuyết đã giúp nhà văn lịch sử Hằng số lịch sử và tí tiếp cận lịch sử một cách đa chiều tô Nhin lai lich sử từ điểm nhìn đương đại, các nhà văn viết tiểu thuyt ra thành công khi đan đệt hai yếu tố lịch sử-huyễn sử, thực-hư để làm nỗi rõ
lịch sử của một triều đại, đồng thời đó cũng là những vấn đề quan tâm của con người hôm nay Có thể xem mỗi cuốn tiểu thuyết lịch sử là một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, là sự đan xen các mặt đối lập vốn có trong cuộc đời muôn thuở, thiện và ác, dục vọng và kiềm chế, đam mê và cuồng bạo, hảo nhoáng và phủ du, chân thật và man trá Với cách vi
này, "mô hình duy nhất” về lịch sử bị phá vỡ Cách dựng truyện phi thời gian, phi không gian, bút pháp chính là một sự thể nghiệm thành công của tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây
Tiểu thuyết về đời huyền ảo, đồng hiện, vô thức, tính dục Sự đan quyện nÌ j, tiểu thuyết gia đình là một trong những sống đô
Trang 26(Nguyễn Khải), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Phố Tàu, Paris ngày 8 tháng !1 (Thuận), Luật đời và cha con (Nguyễn Bắc Sơn), Ngự cư (Thủy Dương) Trong nhiều tác phẩm, vấn đề nhân sinh, vấn đề số phận con người trở thành yếu tổ chủ đạo Những nhức nhối của xã hội hắc bóng vào tiểu thuyết mà nhan đề của nó đã hàm chứa tầm khái quát: Những
mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Đám cưới không có giấy giá thứ (Ma Văn Khang), Coi người rung
chuông tận thể (Hồ Anh Thái), T mắt tích (Thuận) Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phương)
' khuynh hướng tiểu thuyết về đề tài nông thôn, các nhà văn đã gặp gỡ nhau trên các vấn đề cốt lõi ở nông thôn như gia đình và dòng tộc, làng xã, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn còn chịu ảnh hưởng của những hủ tục: Afánh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chẳng, Trần gian đời người (Dương Hướng), Cuốn gia phá để lại (Đoàn Lê), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh), Cánh đồng lưu lạc (Hoàng Đình Quang), Lởi nguyễn hai trăm năm (Khôi Vũ), Đông sông mía (Đào Thắng), Ngư phú (Hoàng Minh Tường)
'Viết về nông thôn, nhiều tác giả quay trở lại đề tài cải cách ruộng đắt, một vấn để nhạy cảm được văn học quan tâm Khai thác vấn để này, nhiều tác phẩm đã gây nhiều ý kiến tranh cãi: Chuyện làng cuội (Lê Lựu), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), 8a người khác (Tơ Hồi),
'Văn học về đề tài nông thôn đã phản ánh được hiện thực và những vấn
đề bức xúc ở nông thôn trong thời kì mới
Trang 271.3 Dong song mia- một cách tiếp cận về nông thôn của Đào Thắng 1.3.1 Tiểu thuyết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời
kì đối mới
Hiện thực đời sống của xã hội khi bước vào thời kì đổi mới thực sự là
mảnh đất tiềm năng cho sự phát triển và sing tạo của thể loại tiểu thuyết *Nếu thừa nhận cảm hứng vẻ con người với những bước thăng trằm của số phận là đặc trưng nỗi bật của tiểu thuyết thì rỡ rằng , tiểu thuyết thời kỉ đổi mới đã khơi đúng „ khơi sâu vào mạch chính của thể loại” [54, tr 176] Nửa sau thập niên 80, thập niện 90 của thế kỷ XX, đời sống văn học xuất hiện một loạt tiểu thuyết “làm cho văn đản sôi động sóng gió” Tác giả Bùi Việt Thắng thống kê, sau 1975 “đã xuất hiện hảng loạt nhả văn chuyên tâm viết tiểu , Lê Lựu ( tiểu thuyết, Nguyễn Khải (7 tiểu thuyế) Ma Văn Kháng (§ tiểu thuyết
'Khi chiến tranh đã lùi xa, con người bắt đầu làm quen với cuộc sống đời thường, thì một số nhà văn vẫn hồi ức về chiến tranh, về những năm tháng ác liệt đã qua Đó là Bảo Ninh với Mỗi buổn chiến tranh (1991), Chủ Lai với An may di vang (1992), va Nguyễn Quang Lập với Những mảnh đời đen trắng Song đỏ là một bộ mặt chiến tranh khác so với trước, khi các nhà văn đám những mắt mát đau thương đầy bi lụy đằng sau mỗi chiến thắng, viết về những khao khát, những suy nghĩ thực của các chiến sĩ trong chiến đầu, có thể là những toan tính, có thể là những sợ hãi, và có cả những tình yêu rất mãnh liệt Đó không chỉ là cuộc chiến tranh được *ô hỏng” đầy lý tưởng giai đoạn trước nữa, và là quá khứ được tất hiện lại trong quan niệm và nhận thức mới
Trang 28học hiện đại từ những năm đầu thế ki XX, những năm 1930-1945, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ Và đến thời kì đổi mới, hình
tượng người trí thức được thể hiện trong nhi
xu hướng mới khác so với trước: "xu hướng khai thác lịch sử, xu hướng nhập cuộc hiện tại, xu hướng, phê phán và hoài nghỉ”
Góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới
là hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn-một dé tài đã trở thành truyền thống
lớn của một nước đi lên từ nông nghiệp như nước ta Tiêu biểu là các tác giả, tác phẩm: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sóng (1994) Nguyễn Khắc Trường
(1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chin ting trời (2007), Ngô Ngọc Bội với ác mộng (1990), Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992), Đảo Thắng với Dỏng sóng mía (2004), Trịnh Thanh Phong
(2002), Hoàng Minh tường với bộ tiểu thuyết Gia Phả của đắt, gồm : Thủy Mảnh đất lắm người nhiều ma
Ma lang hoa đạo tặc, Đông sau bão, Ngư phủ và tiêu thuyết Thời của Thánh Thân,
Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau đôi thành Gió lảng Kinh) Dựa vào sự thống kê trên có thể thấy đề tài nông thôn là đề tai có sức hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu được nhiều thành tựu hơn cả trong giai đoạn này Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến đã công nhận rằng “chất cđân đã của người nông dân tạo nên một diện mạo cho nhân vật có tính cách tiếng biệt, điển hình, sinh sắc Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm Đề tải nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức ” Vấn đề không mới, song giá trị và sức hấp dẫn nằm trong sự khám phá của mỗi nhà văn
Trang 29tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Trong Thời xa vắng, hình tượng anh nông dân Giang Minh Sài đã làm rạng danh Lê Lựu từ những năm đầu
đổi mới Năm 1991, có ba tiểu thuyết đoạt giải thì trong đó có hai tiểu thuyết
viết về nông thôn là Mánh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng Sau nhiều năm, không có tiểu thuyết đoạt giải thì năm 1997, Thúy hóa đạo tặc đã giành được giải thưởng lớn Và trong cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 do Hội nhà văn tổ chức, tiểu thuyết Đồng sông mía của Đào Thắng đã đoạt giải A- giải cao nhất của cuộc thi
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và
tiểu thuyết ¡ nông thôn sau 1986 thể hiện trên nhiều phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930- 1945 tái hiện bức tranh hiện thực đời sống tối tăm, ngột ngạt bởi những mâu thuẫn mang tính thời đại như mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân mâu thuẫn giữa kẻ giảu người nghèo, ở đó người nông dân sống thân phận của con sâu cái kiến, không có quyền tự chủ trong lao động, vả trong sinh hoạt bình thường của cuộc sống hằng ngày Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với mục tiêu được đặt lên hàng đầu là khích lệ niềm tin vào chế độ mới tốt đẹp, các nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Tú tập trung tái fn một gương mặt nông thôn trong hãng say lao động và sản xuất còn tiểu thuyết ví
tải nông thôn viết trong
thời kì đổi mới đã tập trung tái hiện và bao quát bức tranh hiện thực đời sống
xã hội nơi thôn quê đầy biến động trong nhiều giai đoạn lịch sử: cải cách
nuộng đất, công cuộc sửa sai
Trang 30
con người Và trong mỗi trang tiểu thuyết, người đọc không chỉ thấy niềm tin
yyên và sự lạc quan của các nhằ văn như giai đoạn trước mã đầy ấp sự trin tro,
suy nghĩ trước hiện thực đời sống nhiều phức tạp Xã hội nông thôn phản ánh
những bước đi chính trị của dân tộc có mạnh, có yếu, có ưu, có khuyết
“Trên cái nền cuộc sống hiện thực ấy, các nhà văn thời đổi mới còn quan tâm đến vấn dé thân phận và cuộc đời con người, chỉ ra những bi kịch mang tính chất nhân sinh Nguyễn Khải viết Mùa lạc vào năm 1960-tác phẩm nằm trong cảm hứng lạc quan chung của văn học đương thời vốn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống và con người mới Nhưng trong Thời x vắng của Lê Lựu, người đọc nhận ra một khía cạnh khác về người lính xuất thân từ nông dân, gắn với văn hóa nông thôn trong thời chiến tranh Thân phận của Giang Minh Sài tong Thời xa vắng của Lê Lựu là thân phân mang tính bi kịch khi cả cuộc đời phải sống vì người khác, yêu cái người khác u, khơng dám vượt thốt những qui định truyền thống để nắm giữ tình yêu, hạnh phúc của cuộc đời
mình
Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết thể hiện rõ qua phương diện cốt truyện “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biển các mỗi quan hệ và phát triển tính cách nhân vật” [S1, tr 226] Tiểu thuyết thời kì đổi mới - Cốt
phong phú hơn tiểu thuyết ra đời trước đó về cách xây dựng cốt truyệ
truyện vận động và (hay đổi trong sự phát triển của thể loại, từ chỗ thiên về sự
Trang 31Minh Tường) đều là những tiểu thuyết mà cốt truyện khá rõ rằng với mở đầu, phát triển, kịch tính, kết thúc Người đọc có thể dựa vào những sự kiện dung câu chuyện Tuy nhiên, đa số các
tiểu thuyết trên được sử dụng thủ pháp nghệ thuật thời gian đồng hiện: từ hiện
tại hồi nhớ về quá khứ đã qua Bằng con đường ấy, người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về cuộc đời nhân vật trong tác phẩm Và chính thủ pháp đồng hiện ấy cũng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn Yếu tố ảo xuất
hiện khá đậm đặc, dẫn đến kết cầu ảo-thực
Nếu như quan niệm về con người trong văn học trước 1975 là quan niệm con người cá nhân hỏa nhập trong tập thể, con người quần chúng thì sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới, quan niệm con người cá nhân được thể hiện
trong mối quan hệ với công đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tôn trọng đời tư nhân vật Song song với việc tái hiện bức tranh đời sống nông thôn đầy phức tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến cuộc sống thân phận con người Bỉ kịch của Sài trong Thởi xa vắng của Lê Lựu có căn nguyên từ những quy định, những áp đặt từ gia đình và xã hội Nhưng ẩn sâu bên trong con người ấy, người đọc nhận thấy một con người thiểu ý thức vượt thoát tất cả những quy định, những áp chế của gia đình, xã hội đẻ đi tìm hạnh phúc thực sự, anh
ta chưa đủ mạnh mẽ, chưa đủ dũng khí quyết tâm để vượt qua những rào cản
vô lí của xã hội Cuộc đời của Hạnh (Bến không chông- Dương Hướng) phải
chịu bao xô đẩy, áp lực từ những lề thói, hủ tục để rồi hạnh phúc vỡ tan trong
đau khổ Có thể thấy rất rõ, số đông nhân vật trong các tiểu thuyết về đề tải
Trang 32Ngôn ngữ là đặc điểm khác biệt quan trọng giữa con người ở làng quê và thành thị Trình độ văn hóa, suy nghĩ, lối sinh hoạt tạo cho người dân sống nơi thôn đã có lời ăn tiếng nói rất đặc biệt Để xây dựng thành công thế giới phong phú và sinh động đó, các nhà văn phải dung nạp vào trang văn của mình tắt cả các hình thức ngôn ngữ: ý thức, vô thức, thi vị, suồng sã, thông tục Bằng con đường đó, ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa rõ rệt
“Trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đồi mới, nông thôn là một dé tai trọng tâm, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Khi khai thác về một để tải quen thuộc trong lịch sử văn học, các nhà văn vẫn khẳng định được tải năng sáng tạo của mình bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật thông qua việc lựa chọn đề tải, xây dựng cốt truyện, nhân vật và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật Nông thôn Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại; vừa cũ, vừa mới; vừa bình yên, vừa phức tạp hiện lên sinh động, hắp dẫn trong từng trang viết
8
Tiểu thuyết Dông sóng mía của Đào Thắng nằm trong dòng chảy của
1.3.2 Dong song mia - một hướng đi r
văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói chung và tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau đổi mới nói riêng Trong bức tranh chung của tiểu thuyết viết về đề tài nông
thôn, Dòng sông mía của Đào Thắng lắp lánh một vẻ đẹp riêng
“Trước hết, tác phẩm đã hòa nhập vào những thành tựu của văn xuôi sau
Trang 33
ánh được bức tranh hiện thực của đời sống nông thôn một vùng dân cư có nghề chính là trồng mía, làm đường Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề cơ chế của sử tôn tạo cải ác, sự mỏng manh của cái đẹp, cái thiện trong môi trường văn hóa mông muội, bản năng
Vé phương diện nghệ thuật, Dỏng sóng mía đã xây dựng được những hình tượng nhân vật điển hình như ơng Q Nhất, ông chủ nghề thủ công mía đường tiếng tăm, giàu có-niềm tự hào của cả dòng họ Đoàn; bả Mến, bà mụ có đôi bản
tay tài hoa nỗi tiếng khắp vùng; cô Bé, cô con gái rượu xinh đẹp, ngang tàng của
ơng Qụ, thằng Lẹp, một thứ nửa người nửa cá, đầu óc “chưa được thuẩn
đường" đã gây ra biết bao tội ác Nhà văn xây dựng được những chỉ tiết độc
đáo, những tính cách mạnh mẽ và riêng lẻ của các nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tưởng như huyền thoại mà vơ cùng cÌ
n thực và sinh động
Nếu như các tác phẩm văn xuôi về đề tải nông thôn trước đây thường
tập trung vào mâu thuẫn giữa nông dân với các thể lực thống trị ( tác phẩm
của các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945), hoặc những xung đột về tư
tưởng (các tác phẩm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1954-1964), về sự đổi đời, sự thay đổi số phận và vươn lên làm chủ (trong văn học 1954-1975), số phận con người gắn với chiến tranh và những mâu thuẫn mới ở nông thôn (trong văn học sau 1975), thi Déng sdng mia li mot
tác phẩm có ý thức vươn đến bao quát nhiều vẫn đề liên quan đến số phận
dài lịch sử với những góc khuất của nó
người nông dân trong một
lào Thắng
đã khai thác và xử lý tốt các yếu tổ phong tục trong việc miêu tả bức tranh Dòng sông mía cũng là một tác phẩm đậm chất phong tục
nông thôn và đời sống người nông dân ở một lảng quê Bắc Bộ không biệt lập
và luôn tương tắc với những biển c lịch sử thăng trầm của đất nước
Trang 34trẻ, đến những bài hát dân gian như *Xia cá mè, dit dé cá chép, chân nào dep nhà làm chớ” hay “Yéu nhau đứng ở đẳng xa Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”; từ những bữa gỏi cá của cánh đản ông đến sự giàu có, trù phú của thiên nhiên ven bờ Châu Giang, từ sự thân thiết
thì đi buôn men, chân nào đen
hồn nhiên giữa đám trai gái đến sự thấu cảm kỳ lạ giữa con người với loài vật quanh mình Ấy là chưa kể cả một kho từ ngữ giàu có, mang đậm bản sắc văn
hóa dân gian: "lặn tít củ lịt, to mẫm mạp, đầy ú ụ,
tơ, đỏ đòng đọc, tiếng khóc rắm rắn, chồn chột táu tí mẻ, mang mang non
Trang 35Chương 2
QUAN NIEM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIEU THUYET DONG SONG MIA CUA DAO THANG
Quan niém nghé thuat vé con người là một phạm trù quan trọng của thỉ
pháp học Nó gắn liên với thể giới quan, với quan điểm triết học, quan niệm
nghệ thuật Xuất phát từ quan niệm “văn học là nhấn học”, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: giá trị của văn học là ở chỗ nó đã hiểu, đã cảm nhận và chiếm lĩnh con người sâu sắc đến mức độ nào Theo Trần Đình Sử, con người vừa là chủ thẻ, vừa là đối tượng của sáng tác văn học Vì vậy muốn
xác định giá trị của bắt kỳ một hiện tượng văn học nào trong lịch sử không thể bỏ qua vấn đề con người được đề cập trong đó Nhưng quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học không giống như quan niệm về con người trong triết hoe, trong sinh học, trong tâm lý họe Văn học nhìn nhận con người theo ý thức chủ quan của người nghệ sỹ Nó thể hiện cách nhìn, cách cảm thụ, cách đánh giá khái quát về thế giới, về con người rất riêng của nhà văn Qua đó chiều sâu tư tưởng cũng như sự nhay bén trong cách nhìn của nhà văn đối với
hiện thực được bộc lộ sâu sắc
Theo Trin Dinh Sử, mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng Quan niệm nghệ thuật này sẽ chỉ phối quá trình sing tic và là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật Hạt nhân của quan niệm nghệ thuật là quan niệm
nghệ thuật về con người Bởi vì nhà văn có miêu tả khía cạnh nào của thể
Trang 36nghệ thuật về cuộc đời và con người của người nghệ sỹ sáng tao ra tác phẩm văn chương ấy Trần Đình Sử đã có lý khi ông khẳng định:
Không thể lý
được thé hiện trong đó Vấn đề quan niệm nghệ thuật thực chất là vấn rải một hệ thông văn, thơ mà bó qua con người
Š có tính năng động của nghệ thuật trong việc phán ánh hiện thực, lử giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề giới hạn, sự chiếm lĩnh đời sống của một hệ thông nghệ thuật , là khá năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời [41, tr 91], Do vậy: Nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến hiểu
giản đơn bản chất phản ánh của văn nghệ Hoặc là đẳng nhất tư tưởng sáng tác của thể giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tạo tr tưởng nghệ thuật thẩm mĩ của tác giả, cho rằng nhà văn chỉ có tâm hẳn tư tưởng là đủ Hoặc rất gọn tiêu chuẩn tính chân thực vào một điểm để miêu tả giống hay không giống so với đối tượng Và như vậy, kết quả cũng xem nhẹ vai trồ sắng tạo nghệ thuật của nhà văn (41, te 97] “Trong tiểu thuyết Đỏng sông mía, Đào Thắng đã có những đóng góp bổ
sung trong quan niệm nghệ thuật về con người và thể hiện qua một số khía
cạnh sau đây:
2.1 Cm quan của nhà văn về xã hội và con người 2.1.1 Céi nhìn thing thắn, trực điện về cuộc sống
Trang 37Cổi nhìn của Đảo Thắng về xã bội lả cái nhìn dân chủ của tr duy thời
đổi mới Qua tác phẩm của mình, nhà văn đã cho t
iy một cái nhìn chân thật về cuộc sống và con người Ông từng phát biểu về quan niệm sáng tác của mình: “nhả văn cần phải bám chắc lấy hiện thực đời sống” ng!
là phải phản ánh đúng gương mặt thật của cuộc sống Phải chăng đó là thái độ khách quan, không bị những tư tưởng định sẵn làm méo mó hiện thực Như vậy, có thẻ thấy cái nhìn của Đảo Thắng về cuộc sống đối lập với cái nhìn sử thi, vốn là đặc điểm nỗi bật của văn học trước đây
Vin hoc bao giờ cũng đồi hỏi phải có sự sing tao, ma sáng tao thi cin phải
có hư cấu, tưởng tượng, tuy nhiên, thế giới nghệ thuật không nên, không thể và không phải là những hiện tượng xuyên tạc, "aé (rán hiện thực” Trái lại, nó phải nhìn thẳng vào những vấn đẻ cuộc sống, bám chắc lấy hiện thực cuộc sống dù là gai góc nhất
2.1.2 Quan niệm sát thực, biện chứng về con người Trước
L, theo Đào Thắng, con người nằm trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp bao gồm quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân họ Các mối quan hệ nảy tác động lẫn nhau Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Dỏng sông mía của Đào Thắng, con người bị các mối quan hệ xã hội quy định nhiều hơn là chủ động làm thay đổi chúng Nhà văn không chỉ thể hiện quan niệm này thông qua quá trình xây dựng hình tượng nhân vật, mà đôi khi còn đặt nó vào ngôn ngữ nhân vật
Với quan niệm sát thực về con người, Đào Thắng không chỉ nhìn con người trong sự đa dạng, phức tạp mà còn nhìn họ như một số phận để nhận điện con người với đủ mọi hạnh phúc, khổ đau, niềm vui, nỗi buồn Họ * ắng cay, sướng khổ của cuộc đời và kiếp người Mặc dù họ không,
Trang 38
Xuất phát từ quan niệm sát thực, biện chứng về con người nhà văn đã xây
dưng nên một thể giới nhân vật phong phú, đa dang, có mỗi quan hệ nhỉ chiều Thế giới nhân vật trong Đỏng sống mia của Đào Thắng "có đủ các hang người: giả và trẻ, chủ và tớ, di dạng quai thai và đẹp để tươi tốt, hiển lành, tử tế và ngoa ngoắt diéu toa”[52, tr 230] Tương ứng với hiện thực đời sống nông thôn được miêu tả, tiểu thuyết Đòng sóng mía của Đào Thắng đã Đồ là
tái hiện được một bức tranh với một thế giới nhân vật đủ lứa tui
những đứa trẻ với những trò chơi dân gian bên bờ sông Châu như Lẹp, cô Bé, anh em Khuê, Vân, Các
Cu Lẹp ngày ngày ở trong nhà ăn cơm uống nước, nghịch như: quỷ sứ Đảm con châu nhà ông Quử chơi thân với Lẹp Lũ trẻ chờ cho thằng Lẹp vét sạch sành sanh bát cơm mới theo nó chạy ào ra sông, vừa chạy vừa cởi quan do, ca con trai, con gái cởi truông nông nông, dita tring nhé nhai, dita đen như củ súng [41, trT0)
Bên cạnh đó là các chẳng trai, cô gái thôn quê khỏe mạnh như Khuê, Các, Nhiéu, Cam (Nguyệt Cầm), Nhăn, Mận “Thằng Các cao to thô tháp, cả ngày ngâm mình trong hồ đắt hai cánh tay dài, bắp thịt nỗi cục.” Nguyệt
Cảm “nhỏ gọn xinh xắn, mái tóc đen dẫy, chiếc cặp lá mía sáng lắp lánh, mái tóc xda ra che kín hôn)
Cé cả những người đã qua trải nghiệm, tuổi đời và
kinh nghiệm đã thành thứ vốn để dành như ơng Qụ Nhất, ông Nghĩa, bà mụ
Trang 39'Quï Nhất vẫn thường trêu “Thuyền chải thuyền chải thuyền chai, ăn cơm thì it
ăn khoai thì nhiễ Họ thuộc lớp người đưới đáy của xã hội, cuộc sống của
họ là những ngảy dài thiếu thốn, khổ sở Sự hèn mạt của thân phận đã nuôi dưỡng trong lòng nhân vật Lẹp một mối thù và dần biến hắn thành một kẻ đại ác Có một số nhân vật là những người biết tính tốn làm ăn như ơng Quĩ Nhất, Khuê, Côn Chính nhờ có tài kinh doanh nên ơng Qụ Nhất đã trở thành một ông chủ mía đường nỗi tiếng khắp vùng
Sự đa dạng phong phú của thể giới nhân vật còn thể hiện ở tầng lớp, nghề nghiệp Bên cạnh những người phụ nữ nông thôn như Bà Mến,bà Quyền, chị Cả Thuần là hình ảnh những người lính như Khuê,Các, ông Đồi Và những người làm cơng cho ơng Qụ Nhất như lão Quýt Râu đen, lão
Bếp Rỗ, đám nhà chè, những người bạn hàng buôn bán của ơng Qụ Nhất
Những kẻ đại điện cho chính quyền trong ngày cải cách ruộng đất như lão 'Quýt Râu đen-phó chủ tịch kiêm công an xã, Lẹp-tổ trưởng đơn vị du kích, ông đại diện cấp trên, viên chánh án
Đặc biệt hơn, thể giới nhân vật trong cái làng Thanh Khê bên bờ sông “Châu của Đảo Thắng không chỉ đông đúc với nhiều thành phần, lứa tuổi, nghề
nghiệp mà còn có những mỗi quan hệ hết sức phức tạp Câu chuyện xoay
quanh gia ông Quï Nhất, chủ một lò mía nồi tiếng trong vùng với những mối quan hệ chẳng chịt trong họ ngoài làng, trên bờ dưới
sông, chủ khách và người làm vô cùng phức tạp và sinh động Thông qua việc thiết lập những,
Trang 40Nhà văn xây dựng thế giới nhân vật dựa trên mối quan hệ gia đình và
mối quan hệ xã hội Trong mối quan hệ gia đình phải kí một gia đình L Ông Q)\
iỏi nhất của họ Đoàn “Ơng thuộc hạng đàn ơng ngang dọc dng họ lớn nhất gia đình ông chủ mía đường Quï NI that 1a
người con trả tải
trời đất, ngang tàng nỗi tiếng cả vùng hai bờ sông Châu Giang” Vợ lớn của
‘ng là bà Ca, mẹ cô Bé, người đàn bà có số phận không may khi dang mang thai đứa con út thì bị chó điên cắn và qua đời trong tư thể nửa người nửa vật Bà ra đi mang theo cả đứa con chưa kịp chào đời và nỗi lo cho cô Bé- đứa con gái mang dòng máu ngang tảng của ông Qụ mà khơng có sự dạy bảo, cận kề của mẹ Vợ hai của ông Quï Nhất là bả Quyển, con gái út của cụ đồ Hương Mạc, vừa xinh đẹp “miệng ăn trầu cắn chỉ, môi đỏ rau rảu, hai má cứ rực lên
và đôi chân nửa trắng mờ dưới nước, nửa
tr 72] vừa khéo léo 1g hảo mỡ mượt ở trên cạn” [47,
nói, đi lại ý tứ” Bà thay chồng lo việc mua bán cụ thể „ làm giá cân đong, sắp xếp việc nhà, việc làm ăn đều do một tay bà đảm trách Lẹp là con hoang của ơng Qụ Nhất với bà mụ Mến Cỏn cô Bé là cô con gái rượu đẹp một cách cao sang, thật lộng lẫy của ơng chủ- ơng Qụ Nhất Người con trai bạc mệnh của ông Qui, anh Ca Thuan da vi muén gitt con trâu- đầu cơ nghiệp của gia đỉnh mà anh đã lao vào cứu con trâu Cục Chị Cả Thuần là người con dâu hiền lành đảm đang, vén khéo,vợ anh Cả Thuần con trai ông Quï Nhất, “người đàn bà mặn mà óng ả, chính chuyên nhất làng” Bên cạnh đó là ông Nghĩa, em trai éng Qui, không lập gia đình, suốt ngày ở ngoài vườn bởi đất lật cỏ Ông sống cuộc đời giản dị, bình lặng Thời thanh niên, ông học ở nhà dòng, thi gần đỗ linh mục, sau ông bỏ đường tu, về làm ông giáo làng, mê ruộng vườn Xa hơn nữa là các cháu nội của ông Qui như Khuê, Vân Trong đám con cháu nhà ơng Qụ, Kh là đứa cháu mà ông thương nhất vì bố nó mắt sớm Trong Khuê luôn tuôn chảy dòng máu ngang