1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

121 13 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 21,07 MB

Nội dung

Luận văn Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 tập trung tìm hiểu, nghiên cứu cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các bình diện nội dung, ý nghĩa và phương thức thể hiện để từ đó thấy rõ hơn những đóng góp nổi bật của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam.

Trang 1

ĐINH THỊ VIỆT HA

CẢM HỨNG NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮẢN

NGUYÊN MINH CHÂU SAU 1975 Chuyên ngài Mã số: 6.22.34 'Văn học LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

S PHAN NGỌC THU

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC đi

MO DAU 1

Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ 9

Khái niệm nhân văn 9

1.2 Khái niệm cảm ứng nhân văn 10

1.3 Nhìn lại cám hứng nhân văn trong văn học 12

1.3.1 Cảm hứng nhân văn trong văn học dân gian 13

1.3.2 Cam hứng nhân văn trong văn học trung đại 15

1.3.3 Cảm hứng nhân văn trong văn học hiện đại 19 1.4 Nhìn lại hành trình sáng tác Nguyễn Minh Châu 2I

1.4.1 Trước những năm tám mươi 21

1.4.2 Chặng đường những năm tắm mươi 2

Chương 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM HỨNG NHÂN VĂN TRONG

TRUYỆN NGAN NGUYEN MINH CHAU SAU 1975 26

2.1 Cảm hứng nhân văn thể hiện trong quan niệm nghệ thuật 26

2.1.1 Quan niệm về mỗi quan hệ giữa văn học và hiện thực 2

2.1.2 Quan nigm nghệ thuật về con người 29

2.1.3 Quan niệm về trách nhiệm của văn học và vai trỏ của nhà văn 31

3.2 Cảm hứng nhân văn thể hiện qua thế giới hình tượng nhân vật 35

2.2.1 Những nhân vật tiếp tục mạch cảm hứng phát hiện và ngợi ca những hạt

ngọc Ấn giấu trong tâm hỗn con người 35

2.2.2 Cảm hứng nhân văn qua những nhân vật mang ý nghĩa triết luân về con

người 37

2.2.3 Nhiimg biểu hiện khác 44

Trang 4

.3.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 66 3.1.1 Cách tạo tình huồng or

3.1.2, Cách đạn xen yếu tổ ngoài cốt truyện T2

3.1.4, Cách kết cấu mớ, đan xen thai gian 1

3.2 Nghé thuật xây dựng nhân vật 80

3.2.1 Nhân vat tự ý thức si

3.2.2 Nhân vật “lạ hóa” (đa tinh cách, đa chiều, nhiều tâm trạng, kiểu nhân vật

“mông du”, độc đáo) 85

3.3 Ngôn ngữ và hình ảnh 88

3.4.1 Ngôn ngữ sinh động, bình di, gidu sắc thái biểu cảm, 88

3.4.2 Giảu hình ảnh biểu tượng 2

3.4 Giọng điệu 100

3.4.1 Giọng trần thuật kết hợp nhiễu điểm nhìn 101

3.4.2 Giọng châm biếm, phẫn nộ 103

3.4.3 Giọng trữ tinh và giọng triết lí 105

38 Thé lo du thuyết trong truyện ngiin Nguyén Minh Chau sau 1975 107

KẾT LUẬN un

TÀI LIỆU THAM KHAO 13

Trang 5

Sau chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975, văn học nước ta đã bước sang một thời kỳ mới Nhất là, từ khi công cuộc đổi mới được phát động (1986), các nhà văn nước ta đã thực sự có những bước chuyển biển mạnh mẽ trong tư duy sắng tạo nghệ thuật Trong béi cảnh ấy, Nguyễn Minh Chau (1930-1989) la một trong những nhà văn hãng đầu của nền văn học đương đại đã có những đóng góp xứng đáng khẳng định vị trí tiên phong của mình, được đông đảo giới nghiên cứu và công chúng độc giả ghỉ nhận Sau 1975 sáng tác của Nguyễn Minh Châu ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết,

còn có cả phê bình - tiểu luận, nhưng nhìn chung, truyện ngắn là thể loại thành công nhất và được giới phê bình, nghiên cứu văn học đảnh nhiều quan tâm, chủ ÿ hơn cả

Đặc biệt, nhìn lại ching đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu, từ những

sing tie gidu chất lăng mạn sử thỉ với những tiễu thuyết nỗi tiếng như Củ sóng Dai chân người lin ma đời trong cuộc khẩng chiến chống Mỹ đến những truyện

ngắn giảu chất ti

ngoài xa, Người đần bà trên chuyến tầu tắc hành về: Có lau, Khách ở quê ra

“Phiên chợ Giát người đọc không chỉ vẫn thấy được hành trình đi tìm “những hạt

thuyên

thuyết được sáng tác sau 1975 như Bức (anh, Chí

ngọc lắp lánh ” ân giẫu trong tâm hồn con người mà còn cảm thấu cả nỗi niềm suy

tur của nhà văn “trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con

người " [15, tr 409]

Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 là sự tiếp tục đi tìm phần “ting bang chim” trong thể giới nghệ thuật của nhà văn Mặt khác, qua đó còn thấy được quy luật vận động và phát triển của nền văn xuôi đương đại nước ta khi bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập

Mặt khác, Nguyễn Minh Châu côn là tác giả cổ tác phẩm được dạy học trong

Trang 6

tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, độc giả Vì vậy, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của giới nghiên cứu - phê bình, nhất là từ sau ngày tắc giả qua đồi Ở các trường dại học, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng là đề tài của nhiều khóa luận, luận văn, luận án Nxb Giáo dục cũng đã in thành tuyển tập những bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đăng trên các báo, tạp chỉ trong Nguyễn Minh Châu, vẻ tác gia và tác phẩm, ân hành năm 2002, tải bản năm 2007

“rước đó, ngay từ năm 1991, chỉ hơn một năm sau ngày Nguyễn Minh Châu cqua đời, Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân đã tập hợp và bin soan Nguyén Minh Châu - con người và tác phẩm (Nxb Hội Nhà văn, 1991) Năm 2001, Nxb Văn hóa - Thong tin cũng Ấn hành công trình Nguyễn Minh Chau - tai năng và sáng tạo nghệ thuật do Mai Hương biên soạn v

Dưới đây, chúng tôi chỉ diém lại một số bài viết có liên quan đến đề tải

nghiên cứu của luận van:

Năm 1983, trong bài: “Đọc những rác phẩm mới của Nguyễn Minh Chau”, ín trên báo [ấn nghệ, số 32, nhà phê bình Ngô Thảo đã phân tích những đóng góp, đổi mới của Nguyễn Minh Châu và nhân xét truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

đã “mang tới cho bạn đọc niềm tin vào con người

nhiệm” [29, tr 305] một thái độ sống có trách

Huỳnh Như Phương trên báo Văm nghệ, số 32 (04-8-1984) nhân “Đọc “Người đàn bà trên chuyển tàu tốc hành ” cũng đã phát hiện những đổi mới trong cảm hững sắng tạo và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Tác gia cho ring “ chất sắc sảo của ngồi bút Nguyễn Minh Châu không được phát lup qua những

trang văn mang âm hưởng phê phản, trào lộng thỏi hư tật xấu của người đời bằng ở những chỗ anh đào sâu ý nghĩa triết lý rút ra từ những hiện tượng được miễu tả

Trang 7

của Nguyễn Minh Châu như sau: “ức œanh có lẽ là điểm đánh dấu rắt đăng kể cho một hướng tim tòi của nhà văn Có thể gọi đây là truyện ngắn - tự thủ, là truyện tự ý thức về dao dite Và với truyện ngắn Sắng mãi với cây xanh, "nhà để nêu ra “vấn để bảo

văn đã mô tả con người trong sự giao hòa với thiên nhiên”

vệ mới trường tự nhiên, vẫn đề ý thức v môi trường vẫn hóa lịch sử”

Trên Tạp chi Văn nghệ quân đội, số 10, 1987, nói về " we khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ”, Ngọc Trai xem đây là đề tài trao đổi khá thú vị giữa cóc nhà văn, nhà phê bình và khách quan nhận xét

'Không phải Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên trong các nhà văn của ta chú ý

én vin dé này, nhưng anh là người tập trung khai thắc mảnh đất của đời sống "hàng ngày một cách có chủ định với nhiều trăn trỏ, với ý thức trách nhiệm đầy đủ ccủa một người cằm bút và đã gặt hải được nhiều thành công.” Ngoãi ra, tắc giã còn khẳng định thêm: “Phân lớn các truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là loại truyện

luận đẻ về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội " [29, tr 324),

'Năm 1990, trên bảo Vấn nghệ, số 7, Pham Vinh Cư đã đưa ra nhận xét va phân tích về những yếu tổ tiểu thuyết rong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu:

“Chúng rắt giống tiểu thuyết, chúng có đây đủ những biểu hiện bÈ ngoài của tiểu

thuyết — chủ đễ, nhân vật, bổ cục, ngôn ngữ văn xuỗi nhưng chúng thu những yêu tổ bên trong, những “gien” vô hình làm nên thể loại tiểu thuyết” [29, tr 291],

Trên Tạp chi Van hoc sé 3, 1993, GS Nguyễn Văn Hạnh, nhân đọc tập truyện Người đòn bà trên chuyến tầu tắc hành đã cô bãi viễt “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người” Trong bài viết, tác giả đã đề

p đến khía cạnh tập trung của Nguyễn Minh Châu về phân con người đặc biệt là những người phụ nữ, người lính, người nông dân trong cuộc sống đời thường với tính chất vừa là bên anh hùng ca vừa là bi kịch Tác giả còn nhận định:

Đi sảu vào số phận con người, phải xem con người là giá trị cao nhất của cuộc sống, là đối tượng khám phá đầy bí ấn của văn học đề cao

Trang 8

đã thực hiện được những chuyển biển bước đầu xuất sắc [29, tr 232]

Phạm Quang Long cũng có bài viết về Nguyễn Minh Châu: “Thái đổ của Nguyễn Minh Châu đổi với con người: niềm tin pha lẫn du lo” (Tap chi Van học, '9, 1996) Bài viết bàn về những đồng góp của nhà văn: “Người ứa đã nói nhí

những đồng góp của Nguyễn Minh Châu

những năm gân đây Theo tôi, cống hiển lớn nhất ở ông là sự thức tỉnh một ý bi voi những đổi mới của văn học trong

mới, đúng đẳn hơn trong cách nhìn nhận, danh gid vé con người, trong phương thức biểu đạt” [29, tr 272]

Trong Hội thảo nhân 5 năm ngảy mắt của Nguyễn Minh Châu, tổ chức tại những đổi mới Nghệ An, Lê Văn Tùng có bài tham luận “Không gian Bến quê và một sự thức nhận “đau đớn của Nguyễn Minh Châu ” Bài viết cũng đã đề cập đến ý nghĩa nhân bản và vẻ đẹp thẩm mĩ mới mẽ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 qua hình tượng không gian nghệ thuật trong tác phẩm [29, tr 194]

Chu Văn Sơn trong “Đường rới Có lau” (Báo [ăn nghệ, số 42, 1993) đã

cảm nhận chiều sâu nhân bản tác phẩm qua giọng điệu

Dé là một giọng điệu trầm lắng, se se buôn của một bài văn xuôi trong

như lọc mà ngắm mọi nỗi đời Ở đó, một chất thơ vẫn có từ Cửa sông,

‘Manh trăng cuối rừng, từ Dắu chân người lính đã thm đẫm tiêm một ý vị

triết học nhân văn đã đến hỏi kết lắng " Ngoài ra, tác giả còn phát hiện vẻ

đẹp mẫu tinh “đã thành một mẫu Nguyễn Minh Châu [29, tr 221]

6S Đỗ Đức Hiểu khi đọc Phiên chợ Giá của Nguyễn Minh Châu đã nhận

“gien” riêng biệt của chủng loại nhân vật xết

Tink thương yêu thấm diất gắn bó những con người và những con vật

đã cùng nhau khai phá đất rừng, từ thời xưa; tưởng như từ thời hồng

Trang 9

"mới, văn chương giã biệt” [29, tr 199]

Nhà nghiên cứu, phê bình Hoàng Ngọc Hiến trong Văn học gu wi xa có bài “Nết mới trong phong cách Nguyễn Minh Châu qua truyện Người đàn bà trên “luyến tâu tắc hành ” cũng khẳng định:

Sự quan tâm, đào sâu loại hình bên trong này - một nét mới trong

phong cách của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác sau của

ông - có giá trị nhân văn sâu sắc Bởi vì, chỉ sự chân thành và sự sâu sắc của những hành trình bên trong tâm tưởng trong cồi thâm kín của ý thức con người mới tạo ra chiều sâu và sự bén vững của nhân cách đạo đức 27.214

Bàn về giá tị của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong việc giáo duc, hướng thiện con người, giáo sư Phong Lê đã có lời nhân xét: “Trén chang đường đã tìn Nguyễn Minh Chữu đảo sấu vào từng dâm, tham gia vào cuộc đếu

tranh giữa cái xâu và cái tốt Trong cái mắp mé hằng ngày giữa cái xấu và cái tốt,

truyện ngắn Nguyễn Minh Chau giúp nu chúng ta lại” [29,t 249]

Lã Nguyên với bài viết khá tỉ mi về Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật (đăng trên Tạp chí [ấn học, số 2, 1989) đã phát biểu: “Nhữn chưng, Nguyễn Minh Châu không chấp nhân những quan niệm sơ lược,

giản đơn về con người và cuộc đời Tự đáy sâu tắm lòng đôn hậu của nhà văn

uôn chảy lên miễm tin thiét tha vào con người và sức mạnh bắt diệt của những giá tơi nhân bản” Qua đó, tắc giả còn chỉ rõ lập trường sắng tác của nhà văn: "Nguyễn AMinh Châu lại thể hiện cho chúng ta bài học có ý chung nhắt: tư duy nghệ thuật dà

có đỖi mới đến đâu đi nữa tì cũng khơng thỂ vượt ra ngồi các quy luật của chân,

thiện, mũ quy luật nhân bản Nhà văn chân chính có sử mệnh khơi ngun cho đồng

sông văn học đồ ra đại đương nhân bản mênh mông ” [29, tr 394],

Trang 10

Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết “ấn đề tình huống truyện trong

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Một khía cạnh thi pháp thể loại)” cũng đã có những ý tương tự: “ một lỏng tin mạnh mẽ vào con người và một thất độ quyết liệt chống lại thôi võ cảm cô nguy cơ hủy hoại tâm hẳn con người, làm nó cạn khô khả năng cảm thông với đằng loại ” [29, tr 264]

Trong lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 1, tác giả Mai Hương cũng đã có những 43 cập đến chủ nghĩa nhân dao trong sáng tác của Nguyễn Minh

'Châu Trên cơ sở những phân tích, tác giả đi đến khái quát: "sáng (ác của Nguyễn

AMinh Châu giai đoạn này đã khơi trùng nguồn mạch nhân văn, đấp ứng nhu cầu nhân bản cắp thiết đặt ra đi với nền vấn học sau chiến tranh’ (11 t 38}

Trong Kí yếu Hội thảo 5 năm ngày mắt Nguyễn Minh Châu, Hội Văn nghệ 'Nghệ An, 1995, tác giả Hoàng Thị Văn có bài: “Củm hứng nhân đạo của Nguyễn

“Minh Châu qua hai truyện ngẫn Có lau và Phiên chợ Giảt” Trong bài viết của mình, Kha thác tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, tác giả đã đề cập đến khía cạnh quý trọng các giá trị con người, yêu thương và ưu ái đối với thân phận con người qua nỗi đau mắt mắt và vẻ đẹp tỉnh thần của người lính,

nỗi thống kh và sức mạnh, tinh cảm, trí tuệ của người nông dân

Hai tác giả Trịnh Thu Tuyết và Xuân Thigu trong khảo sắt các truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyển tầu tắc hành, Phiên chợ Giá: và tìm hiểu truyện

Mia tréi céc 6 6 miễn Nam cũng đề cập đến vẫn đề quyền con người, vẫn đề thức tính ý thức cá nhân với khát vọng sống bình yên, hạnh phúc

Có thể nhận thấy, đa số các học giả, bạn đọc nghiên cứu về tác phẩm của 'Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những truyện ngắn của nhà văn sau 1975 đều đã phẩn nào chạm đến giá trị nhân văn trên hai khía cạnh chính: khát vọng hoàn thiện con người và lòng cảm thương, ưu ái đối với thân phận con người cùng với những biểu hiện, nghệ thuật của nó trong các bài viết của mình Tuy vậy, cho đến nay, chưa thấy có một công trình nào trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống về cảm

Trang 11

trong toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở những phương diện như chủ đề - tư tưởng, thể giới nhân vật và nghệ thuật biểu hiện Đây thực sự là một cuốn tur

liệu bổ ích và cần thiết khi đi nghiên cứu về đề

‘Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu

im hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vin còn nhiều xắn để phong phú cần được tiếp cân, nghiên cứu thêm từ những góc nhìn khắc nhau Kế thừa ý kiến của người đi trước, luận văn này chỉ mong muốn góp thêm một góc nhìn ấy 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các bình diện nội dung, ý nghĩa và phương thức thể hiện để từ đó cảng thấy rõ hơn những đóng góp nỗi bật của nhà văn trong nền văn xuối đương đại Việt Nam,

3.3 Phạm vĩ nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1915 qua Tiyển tập Nguyễn Minh Chau, Nxb Van hoe, H, 1994

Tắt nhiên, rong quá trình tìm chúng tôi cũng sẽ tiếp cận hệ thống

những tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu và một số nhà văn có liên quan 4, Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai để tải này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4,1 Phương pháp lịch sử

Tiếp cận với những truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong mỗi quan hệ với hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước và của cả nền văn học, nhất là văn học sau 1975 để thấy được những nết vận động và đổi mới trong sing tác của nhà

Trang 12

trong sự vận động nội tại của nhà văn song hành với quá trình vận động và phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại trước và sau năm 1975

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

ng dai va so sánh lịch đại, nhằm làm nỗi bật những đồng {g6p riêng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu so với chính mình trước và sau 1975,

so với các nhà văn khác cùng thời khi thể hiện cảm hứng nhân văn trong tác phẩm

4.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp cần thiết trong nhiều công trình khoa học, đặc biệt khoa học xã hội và nhân văn Trên cơ sở phân tích những đặc điểm từ thể nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, rút ra những nhận xét khái quát

gi

nhằm tổng hợp vấn đề thành cấu trúc hệ thống luận điểm, luận cứ của luận văn 5 Đồng góp của luận văn

Qua vige khảo sắt, tìm hiểu cảm hứng nhân văn từ những tiễn đề lí luận và lịch sử, nội dung và nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, luận văn góp thêm một cách tiếp cận lâm sáng tỏ hơn những đóng góp nỗi bật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới nền văn học Việt Nam đương đại

Luận văn gốp thêm một tải liệu tham khảo có thể giúp ích cho việc dạy học vin 6 trong va ngoài nhà trường

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tải liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương

Chương l: Những tiền đề í luận và lịch sit

Chương 2: Những biểu hiện của cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn "Nguyễn Minh Châu sau 1975

Trang 13

1.1 Khái niệm nhân văn

Nhân văn vỗn là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi khi xác định giá tir trị của một sự vật, một hiện tượng có liên quan đến con người Cũng chính vì xưa đến nay, khái niệm này có nhiễu cách hiểu khác nhau Dưới đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một số cách hiểu sơ giản và phổ dụng nhất

Theo Tir điển tiếng Liệt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên

(Nxb Da Nẵng, 2006), khái niệm “nhân văn” được giải thích khá sơ lược: "Thuộc về văn hóa của loài người ” (tư T1) Từ điển cũng đồng nhất khái niệm nhân văn và hân bản (40, tr 710),

“Tác giả Lưu Văn HÍ trong Tie didn iéng Vigt (tr T61, Nxb Thanh Niên, 2008) cũng cho sing: “Nhân win: Thuộc về văn hố lồi người”

Từ những định nghĩa trên đây có thể hiểu được rằng nhầm vấn chính là những giá trị làm nên vẻ đẹp của con người; nhn vấn gần nghĩa với nhân bản vì đều hướng tới những vẻ đẹp, những giá trị chỉ có bản thân loài người mới có

Như vậy, yếu tổ nhân văn xuất hiện củng với xã hội loài người, nhưng cho

đến nay vẫn còn là một &hái niệm mở, cũng như từ xưa đến nay, con người vẫn mãi

mãi đi tìm một định nghĩa về chính mình

“Tuy nhiên, cũng chính từ sự quan tâm đến những giá tị làm nên vẻ đẹp người, khát vọng giải phóng con người ra khỏi mọi sự rằng buộc phi nhân tính, từ thé ky XVI, mot trio lưu nhân vấn chủ nghĩa đã xuất hiện ở châu Âu nhằm phản ứng quyết liệt thời Trung cỗ, với mục dich tìm biểu, tôn trọng, bao dung và để cao tắt cả những gì làm nên giá trị con người

Từ điễn thuật ngữ văn học định nghĩa:

Trang 14

mặt (vị tr, vai tỏ, khả năng, bản chắt ) trong các mồi quan hệ tự nhiên, xã ội và đằng loại [21, tr 88]

Theo cach hiểu trên đây, khái niệm nhấn vấn và nhân dao gần như đồng nhất, nhưng thực ra giữa nhân văn, nhân đạo, nhân bản cũng có những nét nghĩa phân biệt Nhân đạo có nghĩa là đạo lý lâm người, biểu hiện ở thái độ và bảnh động

yêu ai, ghét ai; còn nhân văn, như trên đã nói, hướng tới ngợi ca, khẳng định, đề cao những giá trị người; nhân bản lại mang nét nghĩa chính là lấy con người làm gốc, làm trọng Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghỉ coi trong con người với thực thể hiện 6 va những giá tr khác) Do đó, nối tối giá trị nhân bản là nhắn mạnh đến khía cạnh bản thé của hữu của nó - sự sống còn và bản chất người (bao gồm cả bản năng vốn

son người Thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa nhân bản là cồn xem xét con người một cách trầu tượng; tách rời khỏi các quan hệ xã hội, bó hẹp con người trong bản chất

sinh học nên không thể đồ dễ dàng

p cân các quy luật đích thực của xã hội Di

dẫn chủ nghĩa nhân bản đến phương diện duy tâm về lịch sử

Nhìn chung, nhân văn, nhân bản, nhân đạo là những khái niệm thống nhất nhưng khơng hồn tồn đồng nhất Chúng tôi đựa vào các cách hiểu trên đây để tiếp

sân cảm hứng nhân văn trong sing tạo nghệ thuật và đi sâu phát hiện vẻ đẹp của ccảm hững nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975

1.2 Khái niệm cảm hứng nhân văn

Đời sống của con người thường đi liền với một trạng thải tỉnh cảm nhất định Hing ngày, con người phải tiếp xúc, va chạm với rắt nhiều đối tượng ở thể giới bên ngoài và

việc hay đứng trước một đối tượng nào đó Cùng với sự phán xét của lí trí, nh cảm

cảm hay cảm xúc là những rung động trong lông do tiếp xúc với sự

Trang 15

~ một trong những cuốn có cơ sở, có giá trị khoa học ổn định nhất trong thể ký XX - là sự hàm chứa cả vô thức và ý thức, dẫn đến trạng thái phần khích, xuất thẫn trong, sắng tạo

‘Theo Henri Benae trong Đổ» giải ý tưởng vẫn chương (Nguyễn Thế Công dich, Nxb Giáo dục, 2008), bản chất của cảm hứng “có dể lồ một tạng thái đơn

thuận từ đỗ sẽ nắy sinh sự sáng tao ma không cẳn bỏ ra nhiều công sức Không có

cảm hứng nào không được thể hiện bằng sự sáng tạo, nhươg sự sáng to chỉ có thể có được nhờ sự vận dụng những phương tiện nghệ thuật để mang đến cho tư duy một hình thái một phong cách ” | 445]; bởi vay, “cảm hứng trong sắng tao nghệ

thuật” là cần thi, là quan trọng, nhưng chưa di [tr 446]

ido trình Li luận vấn học, do Gs Hà Minh Đức chủ biên (Nxb Giáo dục, 2008) cũng đã đề cập đến khái niệm này và nhắn mạnh đến vai trồ của cảm hứng,

trong sắng tạo nghệ thì

Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy cảm hứng sing tao Tw tưởng sé không thể chuyễn hóa được vào hình tượng một cách nhuân nhuyễn nếu thiếu cảm hứng Cảm hứng đã tạo nên linh hẳn của hình tượng, làm cho hình tượng trở thành một chính thê nghệ thuật sinh động ‘Sng tạo nghệ thuật là quá trình phản ánh và tải tạo hiện thực đồng thời là quá trình tự biểu hiện, là quá trình giải bảy, chía sẻ, là sự hiện diện của nhà văn giữa cuộc đời, cho nên, một khi tắm lòng nhà văn đã thở ơ, nguội lạnh, tâm hồn đã khép kin trước cuộc đời thì khi ấy, tài năng nghệ thuật sẽ cham die (19, t 122)

Cảm hứng không phải là một trạng thái hoàn toàn cổ định Đã có rất nhiều

người nhận a rằng, trên thể gian này, nh cảm của con người Li lều tưởng như gần mất đi thành rồi lại gũi, quen thuộc nhưng lại khó nắm bắt nhất Nó có thể

hoặc thay vào đó là trạng thi nh cảm khác Tuy vậy, vẫn có những tỉnh cảm lồn

Trang 16

tue tating xe dink, một sự đánh giá nhắt định, gây tác động đến cảm xúc của những "người tiếp nhận tác phẩm " [AI, tr 44] Công trình còn nhẫn mạnh thêm: “Bé-lin- xki coi cảm húng chủ đạo là diều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “ biển sự chiêm lĩnh thuần ty trí óc đổi với tư tưởng thành tình yêu đổi với tự trông, mội tình yêu mạnh mề, một khát vọng nhiệt thành ” [21, tr 4) "Như vậy, có thể hiểu, cảm hứng nhân văn l mãnh tạng thái tỉnh cảm, xúc động

+ này sinh từ con người và những vấn đề về con người Những biểu hiện cụ thể của cảm hứng nhân văn là yêu thương trân trọng mọi vẻ đẹp của đời sống con người, nhạy cảm với nỗi đau của từng số phân và tâm trạng của con người, tôn vinh mà không quá kỳ vọng vào con người, nhưng cũng không bao giờ đánh mắt niềm tin vào con người; quan tâm đến môi trường sống của con người (cả môi trường tự nhiên và xã hội), với mong muốn làm cho con người được sống tốt đẹp hơn Niần văn là một khái niệm lich sử,

vây cảm hứng nhân vấn cũng thay đổi và được bỗ sung không ngừng qua các thời đại

1.3 Nhìn lại cẩm hướng nhân vấn trong văn học

Sự ra đồi của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng đánh dầu một bước ngoặt ‘quan trọng trong quá trình đầu tranh giải phóng đời sống tỉnh thần và ÿ thức nhân loại Trong nghệ thuật, cảm hứng nhân văn trở thành định hướng thấm mĩ cho sáng tạo; và văn học với đặc trưng lấy ngôn từ lâm phương tiện biểu đạt là loại hình có khả năng biểu hiện tính nhân văn nhạy bén, trực tiếp, phong phú, đa dạng hơn cả Vi thé, phá những biểu hiện của tâm hồn, tình cảm nhà văn đối với con người và cuộc học chính là sự khám p cân cảm hứng nhân văn trong tác phẩm

sống thông qua thể giới nghệ thuật

'Văn hào M.Gorki từng nói: “Vấn học là nhân hoc” Con đường để trở thành

một nhà văn chân chính, ngoài những kiến thức, vốn sống, tài năng thì bao giờ và

Trang 17

Ho vui cdi vui của bao người khác, đau khổ nỗi đau khổ của đồng loại, hôn hoan, sung sướng trước những đu tắt đẹp, đau khổ và phẫu nộ trước oan trái, bÃt công " 19, 122},

Nhìn lại lịch sử văn học nước ta từ văn học dân gian đến văn học viết qua

các thời đại, cùng với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, truyền thống nhân

đạo, nhân văn cao cả là hai nguồn mạch cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tiến trình

phát triển, tạo nên nhiều tác giả và tác phẩm ưu tú, đủ sức vượt qua thử thách của thời gian

13.1 Cảm hứng m

Van học dân gian Việt Nam sở hữu một kho ting truyện cỗ nhiều thể loại

văn trong văn học dân gian

Trong đỏ có những thần thoại và truyền thuyết ỗi tếng như Vạc Long Quin vi Cơ, không chỉ à một huyỄn thoại giải thích nguồn gốc hình thành dân tộc với niềm

Tiên Rằng mà còn mang năng tỉnh nghĩa đổng bảo; truyền thuyết bật sức mạnh kí

1g thời đượm tình yêu thương của

nhân dân đã nuôi lớn người anh hùng Rồi bài học thắm đằm tỉnh nhân văn qua câu tự hào nôi gi Thánh Giỏng đã làm tỉnh lông yêu nước và ÿ chí chiến ấu

chống giặc ngoại xâm, ‘ing là bài học t

chuyện âm mưu và tình yêu A4y Châu - Trọng Thủy Trong những truyện cổ tích, ta

lại được gặp những triết lý “vừa nhân hậu vita muyệt vời sâu xa” như “ở hiển gặp lành” "thương người nhac thể thương than” Dé là chưa nói đến cả một dòng sông ‘ca dao, din ca chan chữa vẫn điệu của tâm hẳn và cảm xúc người lao động, thắm đượm những giá trị nhân văn của hồn Việt từ bao đời Chẳng hạn như, còn cách thé hiện nào táo bạo và thiết tha hơn khi người con gai trong ca dao không che giấu

khát vọng của lòng mình:

Ước gì sông rộng mot gang

"ắc cầu dải yém cho chàng sang chơi 'Và đây, một việc làm cũng rất nhân bản vượt qua mọi thứ lễ giáo:

Trang 18

aii Thuyền ơi có nhớ bẵn chăng

"Bắn thì một dạ khăng khang doi thuyén

“rong mỗi quan hệ với tự nhiên, người lao động cũng biểu hiện môi thái độ ắt chan hỏa, không giấu khát vọng, mà cũng không duy ÿ chí:

“Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều Trồng trời, trồng đẮt rồng mây Trông mươ, trông nẵng, trông m y rồng đêm

Trông cho chân cứng đá mằm

Trời yén bin lặng mới yên tắm lòng

Ho tự bảo với thành quả lao động và tự thấy mình như hòa làm một với vẻ đạp của thiên nhiên chứa chan sức sống:

.Đing bên nỉ đồng thấy bên tê đẳng mệnh mông bắt ngắt "Đứng bên tế đng thấy bên ni đằng cũng bất ngất mệnh mồng

Thân em như chèn lúa đồng đồng

"Phắtphơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai

Cũng với những triết lí nhân sinh va thé gi

cảm xúc trữ tình, văn học dân

gian cồn có cả một kho tiếng cười cũng mang cảm húng nhân văn sâu sắc Tiếng cười cổ ý nghĩa xua tan, giải tỏa những km nén, ức chế bên trong con người,

biểu hiện của niềm tin, cia tinh thin lạc quan giúp cho con người vượt qua những

khó khăn, thử thách trong cuộc sống Đồng thời, tiếng cười còn xuất phát từ cảm "ứng đầu tranh chống lại những thể lực ring buộc, töa chiết tinh cảm và cả những thôi hư, tật xấu làm phương hại đến vẻ đẹp của con người Cũng vì thể mà tiếng cung bậc khác nhau:

ễ về các chú Bởm,

cười thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian có rit al có tiếng cười hồn nhị bài hước (một số bài ca dao nói ngược,

Trang 19

biết bao thể hệ người Việt Nam đã lớn lên trong lời ru của mẹ, rong những câu chuyện kế của bà, trong tình làng, nghĩa xóm Nếu ví nền văn học dân tộc như một dòng sông lớn thì với nguồn cảm hứng nhân văn dào dạt, văn học dân gian chính là ngọn nguồn

không bao giờ cạn củn đồng sông Ấy

1.3.2 Cảm húng nhân văn trong văn học trung đại

‘Van hoe trung đại Việt Nam tir thé ki X đến hết thé ki XIX vận động và phát

triển trong bối cảnh dân tộc ta phải liên tiếp chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc để giữ nước và dựng nước; đồng thời cũng là lịch sử nối tiếp nhau của các vương triểu phong kiến Ra đời trong thời đại ấy, cảm hứng nhân văn trong văn học luôn hướng tới vẻ đẹp cao cả của tình yêu đất nước và tỉnh yêu thương con

người rong phạm vì của không gian văn hóa phương Đông

Cảm hứng nhân văn trong văn học Việt Nam thời trung đại nhìn chung là chịu ảnh hưởng sâu số

từ những tư tướng của Nho, Phật, Lão Ở những ching

đường đầu, khi triều đình phong kiến còn thể hiện bản chất ưu việt, cảm hứng nhân văn trong văn học gắn với những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng quan niệm cũa Nho gia, gắn với “tam cương, ngữ rhưởng ” mà biểu hiện cụ thể của nỗ là ý thức trách nhiệm của người quân tử với đắt nước, cuộc đời; tỉnh yêu, sự hỏa

hợp với thiên nhiên và lỗi sống, cách ứng xử trước thời thể để giữ gìn khí tiế

thanh cao, trong sạch của kẻ sĩ Nhìn chung, cảm hứng nhân văn trong văn học

chăng đường này gắn với hình tượng con người cộng đồng, con người hòa làm một với vũ trụ « “thiên nhân hợp nhất”,

Van hoc tir thé ki X đến thể kỉ XV có thể nói là vận động và phát triển cùng

Trang 20

“ch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Con người trong thơ văn Lí, Trần không có những giằng xế nội tâm, không có những dau đớn vật vã như con người trong văn chương hiện đại nhưng cũng thường xuyên có quá trình phản tính điễn ra ở bên trong Đồ là quá trình con người “tự kiểm tra tự tưởng và hành động của mình trong quả khứ, đặc biệt để thấy ra lỗi

lầm” [40, tr 76S] Con người ấy có khi nhìn vào bên trong tự soi xét hành vi của

bản thân, để đánh g

sâu sắc về bĩ kịch của bản thân cũng như những bỉ kịch tắt yếu của kiếp người thính mình, để tự hiểu mình Qua đó, con người cảm nhận để chấp nhận và tìm ách hóa giải nó: “VØ ví cư điện cá Xứ xứ tức đao bình

(Quốc tô - Pháp Thuận) Lại có khi, con người hướng ngoại để có được những

trăn trở trước cuộc đời: "Nam nhỉ vị liễu công danh trái; Tu thính nhân gian

thuyết Vũ hằu” Chính những tâm thể gắn kết, hòa hợp giữa con người bên trong với công đồng đô đã mang đến cho con người trong văn học chăng đường này vẻ

đẹp triết lí nhân sinh và vẽ đẹp của sự hỉ sinh, của tỉnh thẫn vì nghĩa quên thân Đó là nét đẹp nhân văn toát ra từ nhân cách lớn lao của con người thời Bong A, một thời đại hảo hùng, một chặng đường quá khứ vàng son của đất nước được ghỉ dấu trong văn học

Trang 21

Từ cuối thời Lê, Mạc (cuối thể kỉ XV, XVI) triều đình phong kiến có

những biểu hiện suy thối, chính sự khơng cịn được như trước, một số hiển tài,

kẻ sĩ phải lui về quê nhà sống ẩn đặt, hòa mình với thiên nhiên để giữ gìn khí tiết

thanh cao Đó hoàn tồn khơng phải là một sự lựa chọn vô trách nhiệm, quay

lưng lại với thi cuôc Họ đều là những con người thiết tha một tắm lòng yêu

nước, thương đân Tâm sự đó luôn được gửi gắm qua nhiều sáng tác văn học Ở

Nguyễn Trãi, đó là tắm lòng ưu ái “đềm ngày cuồn cuộn nước triều đồng” còn với Nguyễn Binh Khiêm, đó là nỗi tu tr về sự tha hóa nhân cách con người Vẻ

đẹp con ngườ tủa Nguyễn Trải, Nguyễn Bính Khiêm khi

trong những sáng tá

lai về ở ấn toát ra từ tắm lòng với dân với nước, từ tm hồn hòn hợp với thiên nhiên và từ cách ứng xử, lựa chọn lối sống để giữ gìn khi tiết thanh cao của người quân tử

Nhìn một cách khách quan, Nho giáo cũng có những quan niệm trái ngược

với chủ nghĩa nhân văn hiện đại Đó là tính chất "phỉ ngấ”, các giá tr cả nhân không được coi trọng, hạn chế những quyền lợi chính đáng của con người, trọng

nam khinh nữ, khuyến khích lối sống quân bình, trung dung, rằng buộc cá tính sáng tạo của người nghệ si Tuy nhiên, con người của tư tưởng Nho gia là con người “của tỉnh thần trách nhiệm, của cộng đồng Mặt khác, tử trong lòng văn học trung đại, không ít nhà văn, nhà thơ tài năng, với cảm hứng nhân văn mãnh liệt và cao cả, họ đã lên tiếng tổ cáo, phơi bảy hiện thực xã hội, lên an giai cấp thống tri, bênh vực cho quyền sống con người, báo hiệu cho sự rạn nứt của thỉ pháp văn học trung đại

“Châm ngồi cho xu hướng sáng tạo văn học này phải kế đến Nguyễn Dữ với Truyén ki mạn lục Nhìn lại những giai đoạn trước của văn học trung đại, sự ra đồi cia Truyén ki man ue v6i những đông góp về vấn đề con người, xã hội quả đã đánh dầu một bước chuyển biển lớn vỀ cảm húng nhân văn trong văn học Tạ Ngọc Liễn

Trang 22

về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng,

trong tinh căm yêu thương nhân ái giữa con người với con người Giá trị lớn của Truyén kj man lục chính là ở những nội dung nhân văn đó

Van học trung đại giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIH - nữa đầu thế kỉ XIX đã

tbất đầu xuất hiện dẫu dn con người cá nhân và những van dé liên quan đến quyền

sống, quyền được tự do yêu đương, quyền hạnh phúc của con người Tác phẩm

Chink phu ngâm (Đăng Trần Côn) với hình ảnh người chỉnh phụ đơn chiếc vò võ trong tm trang day dứt nhớ thương, khao khát hướng về người chang là tiếng ni đầu tranh cho hạnh phúc lứa đôi, phủ nhận el

coán ngâm (Nguyễn Gia Thiều) lạ phơi bảy những bắt công của xã hội phong kiến ở góc độ khác Chế độ cung tần mĩ nữ đã giam cằm, cướp đi thời thanh xuân, hạnh

phúc của biết bao người phụ nữ vô tội

tranh phong kiến phi nghia Cung

Ở cùng giai đoạn đó, Hồ Xuân Hương được xem là một hiện tượng lạ của

văn học trùng đại với

phụ nữ Ở đó, tắt cả những vấn đề từ vẻ đẹp hình thể, thiên chúc, nh cảm và cả nhưng khát vọng riêng tư, thằm kín nhất của người phụ nữ đều được bày tỏ Nhiều

g thơ độc đáo, mạnh mẽ, đấy cá tính phát ra từ một người

người đã nhận ra thơ Hồ Xuân Hương độc đáo và gây ấn tượng bởi sự đối cực: mãnh liệt mà diu dàng, cười lanh lãnh, sắc nhọn ma âm thầm nuốt nước mắt Lần đầu tiên trong văn học, người ta thấy có một người phụ nữ dám đối mặt với chính

mình với lẫn lộn cái tiêu cực vả tích cực, cái thanh cao va trằn tục, đối mặt với cả

một chế độ vì những vấn đề, những giá trị nhân văn cao đẹp của con người

'Với Nguyễn Du, có thể tự hảo mã nối rằng, kiệt tác Truyền Kiểu là đỉnh cao kết nh vẻ đẹp của cảm hứng nhân văn trong nền văn học trung đại Việt Nam Chưa "bao giờ “những điền trông thấy” trong “cõi người ta" được nhà thỉ hào

túc phẩm của mình với tắt cả nổi “đau đón lòng" thôn thức như vậy Cảm hứng

hân văn chan chứa trong Thuyện Kiểu trước hết biểu hiện ở lông yêu và trần trong

Trang 23

thương, đề cao con người chính là ơ sở tạo nên tên tui của Nguyễn Du và giá tị trường tồn cia Truyén Kidu Cảm hứng ấy côn được thể hiện qua thái độ của nhà

thơ bênh vực và nói lên mạnh mẽ khát vọng tỉnh yêu và khát vọng tự do, công lý

của con người Và cũng từ đồ, Truyền Kiểu còn là bản án kết tội tắt cả mọi thể lực

tần bạo rằng buộc, chả đạp lên nhân phẩm, danh dự

năng của con người, và

cũng là tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho quyền sống của con người, làm nên một

đại văn học Tình cảm đó được nâng đỡ tắt trong lịch sử văn học dân tộc

‘am hing nhân văn chưa bao giờ

Nhin chung, trong ăn học trung đại, cảm hứng nhâ văn cũng đã xuất hiện như một yêu cầu có tính lịch sử nhằm ca ngợi những giả tri tốt đẹp cũa con người, đề cập đến những vẫn đề về con người như nỗi thống khổ của người dân, nhăng bắt công, ngang trái trong xã hội và cất lên tiếng nói đầu tranh cho công bằng xã hội,

cho cuộc sống tốt đẹp của con người Mặc dù đã có những mim méng manh nha

của kiểu “con người hướng nội ” nhưng cảm hứng nhân trong văn học trung đại

nhìn chung vẫn còn bị chỉ phối nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, gắn với “1am cương, "ngũ thường " Cảm hững nhân văn trong văn học chăng đường này chủ yếu gắn

với hình tượng con người cộng đồng, con người mang tằm vóc vũ trụ lớn lao

'Con người cá nhân, con người "hướng nội” mặc đủ đã xuất hiện nhưng chưa tim được vị tí xứng đáng trong văn học

1.3.3 Cảm hứng nhân văn trong văn học hiện đại

"Như đã nói ở trên, nếu trong suốt thời kỳ văn học trung đại, cảm hứng nhân văn chủ yếu vẫn nằm trong phạm trủ thỉ pháp “phi ngã” thì đặc điểm nổi bật của cảm hứng nhân văn trong văn học hiện đại là sự thức tỉnh của cái ri - cá nhớn

hẻ Có thể nhận tha

„ hưa bao giờ rong lịch sử văn học, sơn người và những vẫn

đề về con người được đào xới và thể hiện một cách chỉ tiết trên nhiều khia cạnh, phương diện như thế Đó thực sự là hệ quả từ sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nền

Trang 24

“Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam bắt đâu diễn ra từ đầu thể kỹ XX trong "hoàn cảnh một nước thuộc địa Ở giai đoạn giao thời giữa bai thể kỹ và hai thai đại văn học (1930-1945), cảm hứng nhân văn cao cả nhất vẫn gắn iền với cảm hứng yêu nước, cùng chung khát vọng giải phóng con người, giải phông dân tộc thốt khỏi ách nơ lệ Khát vọng này được viết bằng máu và nước mắt trong thơ văn Phan Bội Châu là sự

tiếp tục mạch thơ văn Nguyễn Đình Chiễu ở giai đoạn trước, nhưng đã không còn lý tưởng trung quân nữa Quan niệm mới mẻ về người anh hùng trong Trùng quang dâm sử đã đề cao vai trò của người phụ nữ Lý tưởng xã hội của các nhà Nho trong phong trào Duy Tân là đổi mới theo ảnh hướng của tư tưởng tân thư, nhưng cách thể hiện trong thơ văn vẫn công vương vấn với thỉ pháp trung đại Dù vậy, những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở phương Nam đã sớm báo hiệu cho chủ nghĩa hiện thực, thuyết Tổ Tâm của Hoàng Ngọc Phách, thơ Tân Đà với ngóng, sẫu, mộng cũng đã báo hiệu cho các trào lưu văn học hiện thực, văn học lãng mạn cùng với cảm hứng nhân văn của nó sẽ ra đời ở giai đoạn sau Những tác phẩm truyện và ký của Nguyễn Ái

“Quốc vit trên đắt Pháp vào đẫu những năm bai mươi cũng có ý nghĩa báo hiệu cho sy ra đời của trào lưu văn học cách mạng theo ý thức hê của gi cấp vô sản và cảm hứng,

nhân văn hiện đại ra đồi trên đất nước và những năm ba mươi của thế kỷ trước

Buse sang giai đoạn 1930-1945, cảm hững nhân văn trong văn học thực sự mang sắc thái hiện đại cả về nội dung và phương thức thể hiện vì đây là chăng đường

mười lãm năm, nền văn học dân tộc được hiện đại hóa với tốc độ nhanh chồng và dạt được những thành tựu nỗi bật Sự ý thức về cái tôi - cá nhân cá thể đã làm bừng tỉnh thơ ca với phong trào Thơ Mới (1932-1945), mà nói như Hoài Thanh trong tác phẩm phê

một

"như Huy Thông, trong sáng nhue Nguyễn Ngược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Binh, kỳ dị như Ché lan Viên và thiết tha rao rực, băn khoăn như Xuân nỗi tiếng Thí nhân Liệt Nam: “Chưa bao giờ người ta thấp xuất hiện cùng một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trắng

Trang 25

kiến và những tập tụ lỗi thời

CCũng trong giải đoạn này, các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực lạ tập

trung hướng ngồi bút của mình về phía những người nghèo khổ để phơi bảy sự thật bắt

sông của xã hội hồi by giờ, đồng cảm và thương yêu sâu sắc với những số phận bắt hanh, khẳng định phẩm chất ốt đẹp và khát vọng lương thiên của họ đồng thôi ổ cáo

những thể lực phi nhân ính,trảo lộng sâu cay i gi

cam hig nhin vin dio dst dy o® thé thấy qua nhiễu tác phẩm nổi tiếng như Tắt đèn của Ngô Tắt Tố; hàng loạt tuyện ngắn và tiểu thuyết Bước đường

cùng của Nguyễn Công Hoan; các thiên phóng sự và tiếu thuyết SỐ đó của Vũ Trọng

Phụng, đặc biệt là rong các tác phẩm của Nam Cao với Chi Phéo, Sống màn, Đời

i, cdi rỡm, trấi với đạo lý

làm người Ngt

thừa và tủa nhiều tác giả khác

Vai trào km văn học cách mạng cũ giá cắp vô sản, trong giai đoạn 1930-1945, qua những tập thơ Nhất ý (ong tử của Hồ Chi Minh, Tir dy cia Tổ Hãu, cảm hứng nhân văn vừa mang vẻ đẹp truyền thống, vừa mới mẻ được biểu hiện qua nhiệt tình

người, qua tỉnh yêu thương mênh mông đối với đắt nước, con người và thiên nhĩ

'qua lời tuyên truyền, kêu gọi vào niềm tin rạo rực ở ngày mai

'Nội dung và những biễu hiện cảm hứng nhân văn trong nền văn học mới cũa

nước ta từ sau

ch mạng tháng Tám 1945 là sự kế thừa, phát huy, được bổ sung và đổi mới không ngừng qua các thế hệ nha văn đã từng gắn bồ và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, và công cuộc đổi mới, hội nhập hôm nay, trong đó có đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu

‘Tom lại, từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại Việt 'Nam, cảm hứng nhân văn luôn là một mạch cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt và chuyển biển, bỗ sung, phát triển không ngừng cả về nội dung và phương thức thể "hiện Đó là cơ sở để chúng ta có điều kiện đi sâu nghiên cứu sự thể hiện cảm hứng Ấy qua từng tác giá, ác phẩm cụ thể

Trang 26

“Thuộc thé hé nha vin cm sing, cùng lứa tuổi với Nguyễn Khải, Nguyên 'Ngoe, nhưng Nguyễn Minh Châu vào nghề chậm hơn Phải đến năm ba mươi tuổi

sông mới có truyện ngắn đầu tay Saw một buổi tập n trên tạp chí Vấn nghệ Quân đội (1960), Thử bút qua một vải truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu thực sự khẳng định vị trí của mình với tiêu thuyết Cửa sông, ra đồi năm 1967, viết về một làng quê bước

tranh phá hoại của giặc Mỹ

"vào cuộc chồng cÌ

LỞ chặng đường này, sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được tập hop va in lai trong Nhiing wing trời khác nhau (Nxb Văn học, 1970); trong đó có những truyện ngắn Mánh rrăng cudi rừng đẹp như một bài thơ về tỉnh yêu trong

chiến tranh, được rất nhiều bạn đọ yêu thích Tuy nền, là thành công nổi bật của Nguyễn Minh Châu Trong mùa ở thế lo tễu thuyết mới

đánh Mỹ, hỗi bẩy gi lêu thuyết Dầu chẩn người lính của Nguyễn Minh Châu, với u thuyết những nã độ dây bon năm trăm năm mươi trang, viết về chiến trường Khe Sanh - Quảng Trị in nghé Quan doi tir nim 1970 và xuất bản thành sách năm 1972; được coi là một trong những tác trong chiến dịch Đường Chín - Nam Lào, trích đăng trên tạp chi

phẩm nôi bật cả về quy mô và chiều sâu phản ánh hiện thực, một tác phẩm tầm cỡ của văn xuôi Việt Nam hiện đại ra đời trong những năm chiến tranh giải phóng,

Những năm sau đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho xuất bản các tập tiểu thuyết Từ giã suối chơ ( tập đầu của tiêu thuyết bộ ba viết cho thiếu nhí, 1974), “Miễn cháy (1971), Lửa nừ những ngôi nhà (1971) và Những người di từ trong rừng ra (1982)

Nhin chung, cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này vẫn nằm trong mạch cảm hứng lãng mạn - sit thi của cả nền văn học Những

tưởng cộng đồng được biểu hiện qua đời sống tình cảm và hành động trong sing,

Trang 27

Tuy nhiên, nếu đọc và theo đõi kỹ hành trình sáng tác của Nguyễn Minh “Châu trong giai đoạn nảy, từ năm 1976, tức là một năm sau ngày toàn thắng, Nguyễn Minh Châu đã bắt đầu viết truyện ngắn đức tranh (lúc đầu, nhà văn định đặt tên truyện là Cái mặt), ta sẽ thấy được tính chất tiên cảm của một nhà văn lớn,

sớm báo hiệu cho sự phản tỉnh của nén văn học nước nhà ở giai đoạn tiền đổi mới 1.4.2 Chặng đường những năm tắm mươi

"Như trên đã nói, sau 1975, dù vẫn sáng tác theo mạch cảm hứng lãng mạn -

sir thi, nhưng Nguyễn Minh Châu đã bắt đầu nhạy cảm thấy được, khi cuộc sống đã

bước vào thời hậu chiế „ cuộc sống đã trở lại thời bình thì nhu cầu người đọc cũng trước hết cũng cằn phải tự nhìn lại

sự chuyển hướng cảm hứng nhân văn trong sáng tạo là hết sức bức thiết

Đây cũng là những năm tháng cuối cùng của cuộc đời nhà văn Dường như

Tình cảm được điều Ấy, Nguyễn Minh Châu cho in những cuốn tiểu thuyết cuối cùng

còn lại: Những người đi từ trong rừng ra (1982), Mánh đất tình yêu (1987) và nhanh chóng có sự chuyển hướng về thể loại Ông tranh thủ chuyên chú viết các

truyện ngắn giảu chất tiểu thuyết, tập hợp và viết thêm các bài ph bình - tiểu luận, kinh nghiêm sáng tác, chân dung văn học để được trực tiếp nối lên ý nghĩ của

mình

Sự ra đời của truyện ngắn Øúc anh (1982) là mắc đánh dấu những chuyển biến quan trong của Nguyễn Minh Châu giai đoạn từ trước đến sau nấm

1975 Từ nội dung đến hình thức câu chuyện đều thể hiện một cách viết đỗi mới về để tải chiến tranh, một kiểu hình tượng nhân vật mới về người linh thời hậu

“Truyện hầu như không có cốt truyện, mạch truyện diễn tiến theo dòng hồi ức của nhân vật "tôi” (họa sĩ) về những kỉ niệm trong chiến tranh có cả niềm vui

hứa Cuộc chiến

lẫn sự gidy vò lương tâm vì

ở bên ngoài đã kết thúc nhưng

cuộc chiến với những đấu tranh, sự giảy vỏ, chất vấn, tự thú đang diễn ra bên trong nhân vật còn mãi Con người với những mặt tốt - xdu, bi - hii, tring - den,

Trang 28

một loạt những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau đồ t

chuyển tầu tắc hành, Dắu vết nghề nghiệp, Bến quê, Một lần đổi chứng, Chiếc

thuyên ngoài xa, Sống mãi với cây xanh, Khách ở quê ra đến Có lau, Mùa trái

cóc ở miền Nam, Phiên Chợ Giát

'Ông cũng đã tập hợp các truyện ngắn lai và cho in thành tập: Người đản bà

trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bên quê (1985): dồn ÿ nghĩ về nghề, về đồng L bài viết Hy đọc lời ai điều cho một giai đoạn văn nghệ mình họa (1987) dự định đọc trong cuộc gặp mặt giữa

nghiệp qua những trang tiểu luận - phê bình Đặc bi

“Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ đã nói lê thái độ cương trực và cảm ứng nhân văn nhiệt thành của Nguyễn Minh Châu đối với sự nghiệp đổi mới nền

văn học nước nhà

Ở giai đoạn này thành tựu nỗi bật của Nguyễn Minh Châu là những truyện ngắn giầu chất tiểu thuyết, biểu hiện được quan niệm mới mé của nhà văn về con người, về trích nhiệm của nhà văn và của cả nền văn học đối với số phân con

người Với những tập truyện ngắn gây được tiếng vang, Nguyễn Minh Châu không chi tim được thể loại văn học phát huy sở trường của mình mà còn được đông đảo công chúng, độc giả đón nhận, khẳng định tài năng và vị thể của mình trên văn đàn

Là một nhà văn tận tuy tâm huyết với nghề, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở để tự đổi mới mình, ông nhận thức sâu sắc xuất phát từ cảm hứng nhân văn: “Trong thời kỉ này đang diễn ra một cuộc đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện giữa ánh sáng và những

khoảng bóng tối côn rơi rốt bên trong tâm hồn của mỗi con người” và “Bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng phải có đầy đã trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiễn tranh" Với những trăn trở, những nỗ lực không ngừng và những thành qui dong góp to lớn cho nền văn học nước nhà từ sau giải phóng, ông được giới nghiên cứu, phê bình văn học xem là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kì văn học đổi mới Nói như nhà văn Nguyên Ngọc rong Zởi mở đầu Hội thảo Khoa học nhân ngày giỗ đầu nhà văn Nguyễn Minh Châu, tại trường viết văn

Trang 29

thành” của văn học nước ta vào những năm tắm mươi của thể kỷ trước, "Nguyễn

“Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tỉnh anh và tài năng nhất

Có thể nhận thấy, từ truyện ngắn đầu tay đến truyện ngắn cuối cùng của "Nguyễn Minh Châu là một chặng đường miệt mài, không ngừng nghỉ của nhà vin 48 tự đổi mới mình Ở đỏ, nền tăng của sự đổi mới là tỉnh thin nhân bản và cảm "hứng nhân văn sâu sắc Với mạch cảm hứng xuyên suốt đó, truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu từ trước đến sau 1975 để thể hiện một tình thương và sự cảm thông sâu

một tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cho cuộc sống và những giá trị tốt đẹp

của con người

Từ những sing tic mang khuynh hướng sử thì và cảm hứng lãng mạn của

v inh anh

học chống Mỹ đến những sáng tác mang tính

nhất” trong công cuộc đổi mới văn học, Nguyễn Minh Châu đã có những đồng góp ở đường tài năng và

không nhỏ cho tiến trình vân đông và phát triển chung của nền văn học dân tộc, Hành tình ấy không tránh khỏi những khó khăn, thử thách Nhung vi phim cl

it

kiên trì và lòng can đảm khó tim ở đâu hơn những người lính và đặc biệt l inh you

ing, Nguyén Minh

và những mỗi hoai quan hiểm thấy về con người, có thể néi

“Châu đã rất thành công trên con đường mà mình lựa chọn Ông thực sự là một nhà ä thuyết phục nhất giữa những giá tr truyền

văn đã tạo ra một sự kết nối hop I

thống và hiện đại của văn học dân tộc Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai

Trang 30

Chương 2

NHỮNG BIÊU HIEN CUA CAM HUNG NHAN VAN TRONG

TRUYEN NGAN NGUYEN MINH CHAU SAU 1975 2.1 Cảm hứng nhân văn thể hiện trong quan niệm nghệ thuật

Sing a0 văn học nghệ thuật là một quá tình Đó là quả trình làm cho thể

giới hiện thực bao la, vô hạn bên ngoài đi vào trong tác phẩm qua lăng kính chủ cquan của người nghệ sĩ Đặc tính chủ quan ấy trước hết thường xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc đời, con người và bản chất của văn chương và

nghề nghiệp Quan niệm nghệ thuật là

Nguyên tắc cất nghĩa thế giới va con người vẫn có của hình thức nghệ thuật, đâm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó 1à sự miêu tả hầu hạn của thể giới võ hạn là cuộc đồi, hình rượng vẫn học phải được mở đầu và ết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được

nhìn ở góc độ nào đó [21, tr 273]

Quan niệm nghệ thuật của nhà văn là chỉa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa thế giới biện thực bên ngoài với thé

mọi quá trình, hoạt động đổi mới văn học đều phải được bắt hiện thực ở bên trong tác phẩm Do vậy,

từ sự đổi mới quan

niệm nghệ thuật mã chủ yếu là sự đổi mới quan niệm của nhà văn về cuộc sắng, con người, về trích nhiệm của văn học và nhà văn

Đối với Nguyễn Minh Châu, với một con người có tằm nhìn vượt thời dại, ngay khi cả dân tộc đang sống trong không khí sử thì hảo hùng của cuộc chiến vệ “quốc vừa toàn thắng, nhà văn cũng đã thằm lặng có những suy nghĩ về những bước

đi tiếp theo của nền văn học Vì thế, trước sự đổi thay của cuộc sống thời hậu chiến,

Trang 31

2.1.1 Quan niệm về mỗi quan hệ giữa văn học và hiện thực

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực cuộc

sống, Mỗi tác phẩm văn ho nghệ thuật đều mang dẫu ấn thời đại nó được sinh ra Đài sống hiện thực gắn lên với nhăng giai đoạn phát triển của lịch sử đân tộc chính

là mảnh đất để văn học đơm hoa, kết trái Quá trình nhà văn thực hiện sử mệnh

thiêng liêng của mình cũng là quả tình nhà văn đối mặt với hiện thực để khám phá

và tải hiện nó bằng tất cả tải năng và tâm buy

tổ quan trọng gắn kết mỗi quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc trong quá trình sắng tạo và tiếp nhận văn học

“Trước năm 1975, hiện thực chi phối chủ yếu đến những sáng tác văn học là hiện thực của những sự kiện chính tr, lịch sử lớn diễn ra trong đời sống xã hội Tôn tai va phat trién trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mang trong mình sử mệnh cao cả: phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, thể hiện nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Gắn liền với sứ mệnh quan trọng a „ văn học giải đoạn này mang những đặc điểm cơ bản là vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bổ sâu sắc với vẫn mệnh chung của đất nước; hướng về dai chúng: mang khuynh hướng sử thì và cảm hứng lãng mạn

Là nhà văn - chiến sĩ, trong bồi cảnh ấy, Nguyễn Minh Châu nhân thức sâu

sắc mỗi quan hệ giữa nhà văn với đời sống đất nước và dân t

Mỗi nhà văn gắn chặt với số phận dân tậc và đất nước mình như cái đại của người mẹ quần quanh mình đứa trẻ Và hình như còn hơn thế nữa Người nghệ sĩ là một đứa con của đất nước mà chỉ có nó mới có thể giao cảm hỗ: những cái vui buổn và nhọc nhằn của người mẹ - cả những điều mà người me không bao giờ nói ra [14, tr 119]

Nhung cũng với ý thức trách nhiệm ấy, ngay sau 1975, Nguyễn Minh Châu

tự ý thức về mình và sớm đặt ra vấn dé nhìn lại quan niệm văn học đối với người cằm bút "Chúng ta đang sống năm đầu tiên sau chiến tranh Mỗi người viễn chẳng ta đang thầm tự kiém diém công việc của mình trong những năm chiến

Trang 32

của mình, mỗi người đều thdy phn dat được và cái phẩn còn non yếu của mình” [14, tr 189],

Va, bằng cảm hứng nhân văn, Nguyễn Minh Châu mong muốn, văn học trước hết cẳn đem lại cho con người nhận thức chân thực và sâu sắc về hiện thực

hà văn thẳng thắn chỉ ra "cái phin non yếu” ấy:

Hình như tong ý niệm sâu xa của người Việt chúng ta, hiện thực văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước Có lẽ nhân loại í có một dân tộc nào lúc nào cũng canh cánh wie mo nhue chiing ta Những người cằm bút ching ta vô cùng cảm thông với dân tộc mình, nhưng chẳng lễ chúng ta có thể làm yên tâm mọi người bằng cách mô tả cái hiện thực ưúc mơ ?

Khi nghĩ viết về chiến tranh, từ cảm hứng nhân văn, Nguyễn Minh Châu vin hing day dứt:

“Chúng tạ chỉ mới nỗi được một phần rắt nhỏ sự tích của những anh hùng vơ danh ngồi mặt trên cũng như của những người vợ, người mẹ ở hậu phương Rắt nhiều cuộc đời của những người bình thưởng nhưng chứa đựng cả số phân đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn vẻ đường đời dang cân ngôi bút nhà văn soi vào để đưa lên trang giấy [14, tr 134]

'Và Nguyễn Minh Châu đã không ngắn ngại dũng cảm tuyên ngôn:

“ rên con đường di đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta phải Khai chiến cả với "những quan niệm tối đẹp và lâu dài của chính mình” [14, tr 62]

Theo đuôi và phát triển ý tưởng nảy, trong bài báo gây tiếng vang sâu rông một thoi“ Hay đọc loi ai diéu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoa” (1987), 'Nguyễn Minh Châu đã nói lên một thực trạng:

Nhưng về một phía khác, cũng phái nói thật với nhau rằng: mắy chục

Trang 33

Mặt khác, tác giả còn cl

giới hạn chật hẹp của quan niệm về hiện thực trong văn học của ta suốt một thời kỳ dài, nó đã như “cái hành lang hẹp và tháp”

khiến cho mỗi người viết phải tự minh “bat bét chiéu cao, thu hẹp bớt chiều ngang “để có thể đi lại đễ dàng ” Ông coi đó là "thứ văn nghệ minh hoạ

Hệ thống quan niệm trên đây còn thể hiện cảm hứng nhân văn ở chỗ, nhà văn đã nói lên một khát vọng chân thực của người sáng tạo khi cả dân tộc đã trở li cuộc sống bình thưởng, đồng thời quan niệm ấy cũng phủ hợp với mong muốn rất nhân

"bản của người đọc, ấy là bao giờ cũng được đọc những tác phẩm sinh động, chân thật nhất vì: “Cuộc đời vốn đa sự con người thi đa đoan ” Mỗi tác phẩm văn học

dich thuc bao giờ cũng phải là sự khám phá những quy luật của đời sống và tâm hồn

on người Vả chính theo đuổi sự khám phá ấy sẽ là động lực vẫy gọi nha van lim

nnên những sing tao bit nga Nguyễn Minh Châu bênh vực cho tính ẩn dụ, đa nghĩa

của văn học khi phản ánh, ái tạo hiện thực Ông quan niệm

một tác phẩm văn học hay bao giờ cũng có một cái phần nào đồ như là bí ẩn, anh chỉ cảm thấy nó hay mà không thể giải thích nổi Cũng nhục mỗi nhà vẫn có tài bao giờ cũng có cái gì như một lầo phù thiy có Khả năng cứ vài ba năm lại có một chữ dùng được phù pháp y như có một con ma nằm trong cái chit dy Day là cái tài dùng chữ mà nhà văn đích thực nào đỏ dà ít nhiễu déu c6 (14, tt 163}

Cũng có thể nhận thấy, việ đổi mới quan niệm về hiện thực trong tắc phẩm

vở Nguyễn Minh Châu là điều đã được nhà văn quan tâm từ giải đoạn sáng tác trước Mong muỗn của nhà văn là “để cáp đến nhiễu mặt của hiện thực của cuộc khẳng chiến, có tâm rộng và chiều sâu hơn” Nhưng đến sau 1975, quan niệm ấy cảng

sing tỏ vả cách thể hiện cũng quyết liệt hơn 2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người Con ng

uôn là đích hướng đến và là hình tương trung tâm trong van hoc nghệ thuật Không một tác phẩm văn học nào là không nói đến con người Có

Trang 34

nó lại đề cập đến những vẫn đề mà con người quan tâm Vì thể, muốn nói đễn đổi

mới tư duy sắng tạo, trước hết phải đồi mới quan niệm nghệ thuật về con ngưở

“Theo các nha thỉ pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người là sự nhìn nhận, lý giải và cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Khái niệm này

côn hằm chứa về con người trong tổng hòa các mỗi quan hệ

t cả những

(với thiên nhiên, với cộng đồng, với quê hương, đất nước hay thậm chí với chính

bản thân mình) Tuy nhiên, không phải mọi nhìn nhận, đánh giá về con người trong tác phẩm văn học đều thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn Để trở thành quan niệm nghệ thuật, những nhìn nhân, đánh giá đó phải mang tính phổ quát chung, phải toát lên được những bài học, trấết í nhân sinh về cuộc sống Mọi nỗ lực của nhà văn sẽ trở nên vô nghĩa kh người đọc không nhận thức được điều gi, không rút ra được điều gì về bản thân, cuộc sống sau khi tiếp nhận tác phẩm

Nhìn lại các chăng đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, có

thể nhận thấy, những sáng tác của nhà văn đều

nguồn từ hai hai mạch cảm hứng, chủ đạo: cảm hứng lãng mạn - sử thỉ và cảm hứng về “nỗi Ío âư sao mà lớn lao đầy

khắc khoải về con người" [29, tr 33] Nhưng từ đi tìm “Bạt ngọc Ấn giấu trong tâm ‘hén con người ” đễn lắng sâu vào “nỗi lo âu” của từng thân phận chính là cả một

«qua trình đổi mới quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người

Trong sáng tác, cũng như trong tiêu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu sau 1975, ông nhiều lẫn phát biểu trực tiếp quan niệm nghệ thuật về con người, vì hệ thống quan niệm giảu cảm hứng nhân văn ấy được chính tác giả thuyết phục người đọc qua thé giới nghệ thuật giảu gid tri thẩm mỹ trong tác phẩm Theo

Nguyễn Minh Châu:

ì diệu đến nỗi cả một đồi cũng chưa đủ để nhận thứ

Ì¡ con người đầu chứa đựng trong lòng những nét đẹp để, khám phá tắt cả những cái tí ẩn Chúng ta đào bằng

cái thật chứn đây bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con

Trang 35

loại, con người Việt Nam sẽ giao hỏa với nhân loại" (báo Nhân dân, số ngày 6 thắng 12 năm 1987) Va, với cái nhìn đa chiều, nhà văn đã hiểu thêm cuộc đời và

con người từ một phía khác nữa: "Cuộc đời không có thánh nhân, cũng không có một người nào mà tâm hẳn không thể cứu chữa được” [Tuyển tập, tr 201]

`Vì thể, Nguyễn Minh Châu có lần đã phát biểu trong hội thảo về những sing túc do Tuần báo Vấn nghệ tổ chức: “Tới mun dùng ngôi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giãu cải tốt và cải xdu bên trong con người, một cuộc giao tranh

không có gi én do nhưng xảy ra từng giỏ, từng ngày và khắp mọi việc làm, đồi

sống” [I2, t 89]

“Xuất phát từ quan niệm đề cao con người, vì con người, nhưng cũng không,

“quá kỳ vọng vào con người, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng, đặc biệt là những truyện ngắn sau 1975 luôn lắp lãnh giá trị nhân văn và thu hút sự chú ý, quan tâm củo rất nhiều người yêu thích văn chương cũng như các học giả trong và ngoài

(Cam hing nhân văn là điểm sáng, là mạch cảm hứng chính trong toàn bộ quá trinh sing tác văn chương của Nguyễn Minh Châu từ trước đến sau năm 1975

Song, nếu ở ching đường trước trong thời chiến, cảm hứng nhân văn thiên về phía gắn liền với cảm himg sir thi bảo hing, tinh yêu và vấn đề về con người nằm trong mối quan hệ với tình yêu và những vấn đề chung của đất nước thì ở chăng đường, sau, cũng với để tài chiến tranh, ngôi bút của nhà văn quay về với con người bình thường trong cuộc sống bình thường với đầy đủ những góc cạnh, chiều sâu của nó

2.1.3 Quan niệm về trách nhiệm của văn học và vai trò của nhà văn “rước hết, Nguyễn Minh Châu luôn đề cao trích nhiệm của văn học đối với con người trong cuộc sống hôm nay Theo éng: “Van học nghệ thuật ngày' hôm nay có trách nhiệm giúp dân tộc ta nhìn ra mình, nhìn thay rõ mình hơn, cả trong hình

Trang 36

Từ sự khẳng định ấy, chứng tỏ, với Nguyễn Minh Châu, hiện thực mà văn

học cần quan tâm hưởng tới nhất chính là hiệ thực bên trong- hiện thực của lòng người: “Phải chăng, điều mãnh lật lôi cuồn nhà văn không phải là câu chuyện thực hay không thực, mà là ở cắp độ khác, đô là, phải lay động trong tiềm thức người đạc bằng cái khát vọng cháy bóng của nhà văn về cuộc đời, con người” [39, tr 410}, Sứ mệnh cao cả của văn chương tôm lại không đừng lại ở khả năng phản ánh hiện thực mã mà còn đi xa hơn ở cấp độ lay động tâm hỗn con người, hướng con đẹp, hoàn thiện Cũng từ đó, ông xác định sứ mệnh của người cả ến cuộc sống bút là “để làm công việc giống như kẻ nông giắc cho những người cùng đường

tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đãi dồn con người ta dén chân tưởng, những con người cả tâm hẳn và thể xác bị hắt hủi và doa day dén ê chề Hoàn toàn mắt hết lông tín vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực (Ngôi buẳn viết ma chơi)

Với Nguyễn Minh Châu, mỗi nhà văn đều có con đường riêng, sở trường tiếng của mình để đến với văn chương nghệ thuật Nhà văn phải là người có tâm hồn giàu cảm xúc, có khả năng quan sát tỉnh tế, có năng lực và bản lĩnh sáng tạo trước hiện thực Tuy nhiền, “cái phần chủ yẫu của một người viết vẫn là iếng nói của anh ta trước những vẫn đẻ mà đông đảo mọi người quan tam dén” (14, te 25] và “ăn học bao gid cing phải trả lời câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đấi thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” [14, tr 62] Không rõ lắm về cơ duyên của NguyỄn Minh Châu với văn chương nghệ thuật, chỉ thấy rằng qua mỗi chặng đường sáng tác, ngồi bút Ấy càng tỏ ra sắc sảo và tiến sâu hơn vào thể giới nội tâm sâu thẩm của con người Đó lã kết quả từ những trăn trở, day dứt không ngừng của nhà văn về sứ mệnh của văn

b

chương và người 'Phải có đùy đủ ý thức ghi nhận lấy những gì đang xảy ra trên mảnh đắt ta đang đứng hôm nay Những điều ghỉ nhận dy phải do ta tự tìm

Trang 37

Không nhĩn nhà văn với con mắt cầu toàn, nhưng Nguyễn Minh Chau rit coi trọng phẩm chất nhân bản không thể thiếu được của nhà văn là

h yêu thương đối với con người và cuộc sống Nhân dịp trả lời phỏng vấn của báo Văn nghệ (số đầu xuân 1986), ông khẳng định: Người viết nào cũng có thể có tỉnh xắu nhưng tôi không thể nào trông tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình

tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.” Ong còn giải thích thêm:

Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa

là một số

đau đớn khắc Khoải, một mối quan hoài thường trực v phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình Cần giữ cải tink ‘yeu dy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi dau khổ, bắt hạnh của người đời, giáp họ có thể vượt qua những khủng hodng tink thin, va đứng vũng trước cuộc sống

Cũng trong trong bài phỏng vấn này, theo tác giả, nhà văn không chỉ phần đầu cho tinh hiện đại mà còn phải có nhiệm vụ chăm chút, gìn giữ cho đất nước

những cái gì thật lâu đồi, bền chặt, ma cũng thật là mỏng manh: tính thật thả, hồn hậu, niềm tin, nền phong hoá nhân bản, tính bền lền cả thẹn của người phụ nữ, ý thức cộng đồng dân tộc tạo nên khí phách anh hùng, lòng trung thực và tính giản is

Quan niệm về sứ mệnh của văn chương và vai trỏ của nha văn, Nguyễn Minh “Châu còn nói đến đặc trưng sáng tạo, bản lĩnh nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm ‘cia người nghệ sĩ Ông đành nhiều bản luận, trao đổi về vấn đề tự do trong cé tính sling tạo của người nghệ sĩ Đây là điều được nhà văn sớm nghĩ đến ngay từ khi mới cằm bút và mỗi quan tâm đó cảng được bộc lộ khi văn học bước vào công cuộc đổi mới Trong tiểu luận Hãy đọc lời ai điều cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, nhà ‘van di manh dạn nói lên sư thực, do hoàn cảnh, suốt một thời gian đải nhà văn của ta “chỉ được giao phỏ công việc như một cản bộ truyỄn đạt đường lỗi, chỉnh sách 13, tr 436], đôi ngũ cằm bút được “chăm sóc, chăn dắt quá kỹ lưỡng ” [13, 435] để không đi chệch khỏi định hướng nhiệm

Trang 38

vụ đó Tự tưởng hạn chế phát huy tinh thin din chủ đã tồn tại quá lầu trong đồi

sống văn nghệ: sự áp đặt của lãnh đạo văn nghệ, sự “cảnh giác” quả mẫn edn cia giới phê bình đã dẫn đến một hệ quả đáng buồn trong sáng tạo văn chương nghệ

thuật Ấy là hiện tượng mai một tải năng và cá tính của không it nhà văn Từ sự thực đó, Nguyễn Minh Châu mong muốn, đề xuất: " kiuyn khích cả tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sảng tắi, hoàn toàn đặt lồng tin vào lương tí của các nhà vẫn, không ma tin nửa nghỉ ngờ và đề phòng, dé cho văn

tr 441-442]

nghệ một khoảng đắt rộng rãi hon” [1

cđến năng lực và bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ, quan niệm nhân văn Nguyễn Minh Châu cũng luôn hướng tới ban doc Ong phân chia các đối tượng tiếp nhận vãi học ra làm hai loại: bạn đọc thông thường và bạn đọc “từng trái rong cuộc sống và có trí thức " Trong đó, loại bạn đọc thứ bai và thái độ cảm nhận, đánh giá của họ đối với tác phẩm, phải được nhà văn xem đó như là tiêu chí, thước đo cho quá trình phấn đấu, rên luyện sắng tạo văn chương - nghệ thuat cia minh: “Sie thắm định của loại bạn đọc thứ hai, trên thực tế, theo ông, là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người nghệ sĩ có trách nhiệm hơn trước cuậc đổi và trước trang gidy tring” (29, 352}

Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã nhận xét, với Nguyễn Minh Châu, văn o sự nghiệp, du tranh vì quyền sống cho con người ở mọi thời đại: Có thể nói, cấu hỏi về mục chương là lẽ sống và nhà văn luôn sẵn sảng trong tư thể nhập c

đích và ÿ nghĩa của văn chương, wi mdi quan hệ giữa văn học và đời sống luôn là ‘mdi quan tâm, trăn trở hàng đầu, thường trực và da diễt với Nguyễn Minh Châu Ý thức nghệ thuật đó, lí trởng xã hội và lí tưởng thắm mĩ đó đã quán xuyến toàn bộ “định hướng sẵng tác của nhà văn [29, tr 450]

Nguyễn Minh Châu đã có lần đúc kết ngắn gọn và đầy đủ về vai trò của nhà văn như sau:

“Vai trở đích thực của nhà văn là:

Trang 39

~ Làm phong phí và té nhi tiếng me dé.” (14, te 174]

“Trong cách đúc kết Ấy, chúng ta có thể thấy được những suy ngẫm được rút ra từ sự trải nghiệm và khát vọng của một nhà văn đầy ý thức trách nhiệm đổi với đắt nước và con người

3.2 Cảm hứng nhân văn thể hiện qua thể giới hình tượng nhân vật “rong tác phẩm văn học, hình tượng nhân vật bao giờ cũng là nơi thể hiện chủ yếu, sinh động và sâu sắc nhất quan niệm nghệ thuật nhà văn về con người, và

cũng là nơi bộc lộ tập trung nhất, cảm hứng nhân văn của người nghệ sĩ Nhìn từ

bình diện này, có thể nói rằng, sự thể hiện cảm hứng nhân văn qua thể giới hình tượng nhân vật cũng là đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu sau 1975

'Như một nhà nghiên cứu đã nhận xét, trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là

nhà văn của “những tình cảm cao ca” (Lei Nguyên Ân) Nhưng bước vào ching đường những năm tắm mươi, với sự nhạy cảm trước yêu cầu của công chúng và thời cuộc, ông đang "cuyển những tương quan lớn của đời sống bên ngoài vào đồi

sống bên trong” thì cảm húng nhân văn thể hiện qua hình tượng nhân vật so với sáng tác ở giai đoan trước cũng vừa có nét thống nl phú hơn 221 Những nhân vật tiếp tục mạch cảm hứng phát hiện và ngợi ca "những hạt ngọc Ấn gì

Đồ là nhân vật Nhĩ trong đến quê với một tỉnh yêu quê hương đến day dứt, vừa cũng đa dạng và phong,

trong tâm hồn con người

cđủ đã đi muôn nơi trên trái đắt, nhưng đến cuối cuộc đời, anh vẫn không nguôi khắt khao được đặt chân về một Bến qué - edi bd bên káa sông Hằng ngay trước cửa số nhà mình mà thời còn khỏe vì bận rôn anh chưa bao giờ được đến Đó là lòng thương con hết mực bao năm ấn kín trong lòng bà lão tu hành; bà đã lặn lội đi tìm ến tranh, nhưng không ngờ lại gấp một cảnh ngô vô cùng

cho được gặp con sau c

xót xa (Mùa trái cóc ở miền Nam); đến nỗi nhà văn phải đau đớn thốt lên: “ Tối

cảm thấy lòng mình bị tẫn thương năng nề, và hình như cả con người tôi đường nhu

Trang 40

Đó là tình yêu giữa nhân vật Hạnh và Thụy trong đền đường chiến tranh dù

cuộc đời đã trải qua lắm bận gian trudn, phải lưu lạc vì giặc giã và mỗi người tưởng, chừng như đã an bải với một cuộc sống gia đình do sóng giớ của số phân dua diy, nhưng sau ba mươi năm cách xa, Hạnh vẫn không quên những kỷ niệm của mỗi tinh đầu

ign hình xúc động nhất là nhân vật Thai trong Có au Niềm khao khát hướng tới vẻ đẹp cội nguồn của tâm hồn Việt đã được nhà văn bi

xúc động qua hình tượng nhân vật người phụ nữ này Như người chồng làm nghề

hiện vô cùng

thợ chụp ảnh của Thai đã nói: " nhà rối thuộc loại đòn bà chỉ có thể yêu được mot "người Nhà tôi là mét thie dan bà cả Những người đàn bà chở chẳng cỏ thể hóa dé” (15, tr 477] Và qua câu chuyện trong suốt tác phẩm, Thai hiện lên như hình cảnh của một năng vọng phu giữa miền núi Đợi suốt một thời đất nước chiến tranh

Những tính cách của Thai đã làm rạng ngời lên vẻ đẹp của "thiên tính mẫu” của người phụ nữ Việt Nam Vẻ đẹp của “hạt ngọc” ấy ẩn trong tâm hỗn phụ nữ, đã có lẫn tác giá đã mượn lời nhân vật Quỷ trực tiếp nói lên khi thấy chuyện chị em phụ nữ trong đại đôi lấi xe kéo lên gặp chính uy hau cần đổi được đi chuyển thương

bình ra tuyến sau bằng cách phải vượt qua cửa tử mà nam giới cũng ngại:

Tôi đã trồng thấp, trong một phú, tắt cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra Đó là tình thương bẩm sinh của nữ tính - sơi dây thần kính đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi [1S, tr 18T] Hình tượng người đản bà làng chải trong truyện ngắn Chiếc thuyỀn ngoài xa

.được tác giả viết nên bằng cảm hứng dau xót trước tình cảnh bạo lực trong gia đình cdiễn ra phũ phẳng với người phụ nữ do cuộc sống thời hậu chiến vẫn còn nghèo đói, lạc hậu nhưng người đọc vẫn nhân ra: đức hy sinh, sự nhẫn nhục chịu đựng hành động vũ phụ, tản nhẫn của người chẳng ở người đản bả tội nghiệp ấy cũng chỉ vì

Ngày đăng: 31/08/2022, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN