1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm văn xuôi Phi Vân

115 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 20,06 MB

Nội dung

Đề tài Đặc điểm văn xuôi Phi Vân có cấu trúc gồm 3 chương trình bày chân dung Phi Vân - một nhằ văn Nam Bộ, cảnh sắc và con người Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân, một số phương diện nghệ thuật văn xuôi Phi Vân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYEN TH] MAC LAM

DAC DIEM VAN XUOI PHI VAN

Chuyên ngành: Văn học

Mã số: 60.22.34

LUAN VAN TE

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

MỠ ĐÀẦU

1 Lý do chọn để tải 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phuong pháp nghiên cứu 7

5 Bố cục của luận văn 8

CHUONG 1, CHAN DUNG PHI VAN - NHÀ VĂN NAM BỘ 9

1.1 TÁC GIÁ PHI VÂN

1.1.1 Cuộc đời của nhà văn Phi Vận 9

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn học của Phi Van "

1.1.3 Phóng sự tiểu thuyết ~ nét đặc sắc trong sáng tác của Phi Vân 16

1.2 NHÀ VĂN PHI VÂN TRONG QUA TRINH VAN BONG CUA VĂN

XUOINAM BO DAU THE KY XX 22

1.2.1 Tình hình văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX 2

1.2.2 Vi trí của Phi Vân trong văn xuôi Nam Bộ 25

CHƯƠNG 2 CẢNH SẮC VÀ CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TÁC

PHẨM CŨA PHI VÂN «eeeerrrrrrrrrrrrrrrerreioe 25"

2.1 CẢNH SẮC NAM BỘ 28

2.1.1 Không gian ruộng đồng 28

2.1.2 Không gian sông nước 3

22 CON NGƯỜI NAM BỘ 37

2.2.1 Những người dân quê Nam Bộ 3

2.2.2 Địa chủ và hương chức ở nông thôn 61

2.3, PHONG VI VAN HÓA NAM BỘ 65

Trang 4

PHI VÂN Kinh renee TH

3.1, COP TRUYEN VA KET CAU NGHỆ THUẬT 1

3.1.1 Đặc điểm cốt truyện của Phi Vân 7

3.1.2 Kết cầu nghệ thuật trong tác phẩm của Phi Vân T73

3.2 NGHE THUẬT MIÊU TẢ, TRAN THUẬT 75

3.2.1 Miêu tả chân dung và hành động của nhân vật 75

3.2.2 Mô tả nhân vật qua lời thoại $0

3.3 NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT 89

3.3.1 Một lỗi văn xuôi giàu chất thơ 89 3.3.2 Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ 92

3.4, GIONG DIEU NGHE THUAT 95

3.4.1.Giong digu hóm hinh, hai hước 95

3.4.2.Giong điệu phê phán, chế giễu 9

KẾT LUẬN

TÀI LIEU THAM KHẢO sSsssseesresrerrrrrrore TUS QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 5

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

Vùng đất Nam Bộ đã trải qua biết bao thăng trằm từ khi những cư dân đầu tiên đến khai phá cho đến nay Cùng với sự thay đổi của lịch sử, đất và

người Nam Bộ trở thành đề tài vô tận cho văn học khai khác Thế nhưng, phải

đến thế ki XIX người dân Nam Bộ mới được đàng hoàng đứng vào văn học

nước nhà qua những áng thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,

Nguyễn Thông, Cho đến giai đoạn văn học hiện đại thì “chất Nam Bộ” đã

that su thành một dòng riêng trong ding chung của văn học Việt Nam

Các nhà văn Nam Bộ hiện đại đã dựng lại hình ảnh quê hương với nhiễu

sắc màu riêng của nó Nếu như Bình Nguyên Lộc nguyện dâng trọn cuộc đời

nơi bình nguyên mênh mông của vùng Đông Nam Bộ dễ trải lòng giữa thiên nhiên bạt ngàn, của hương gió Đồng Nai, của phù sa, thì Sơn Nam lại là

người lữ hành di cùng trời cuối đắt của vùng Tây Nam Bộ, dang rộng hai tay ôm lấy cái mênh mông vô tận mà vô cùng đặc sắc của dòng Hậu Giang cái

thâm u của U Minh với nguồn hương rừng Cà Mau bắt tận, cùng bắt sấu U

Minh, hay đi trên Sông Gảnh Hào với đêm trăng huyền ảo còn Phi Vân lại

nguyện đem cái “Tình quê” chân chất, thủy chung của mình để viết về những

người “Dân quê”, viết về “Đồng quê” ở những xóm làng nhỏ bé của miệt Cà

Mau, Bạc Liêu bằng cả cuộc đời đi góp nhặt yêu thương Chính vì thế,

những tác phẩm của Phi Vân đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời một cách chân thực, sống động, vừa đa dạng nhưng cũng rất cụ thể Ngoài viết văn, Phi Vân còn là một nhà báo nên ông được đi nhiều, lăn lộn

nhiều, chất tươi tắn, roi rói đời sống của miền đất mới hiện ra lồ lộ trong từng

trang vi Đọc hững trang viết của ông, chúng ta như đang được

Trang 6

Phi Vân từng nghĩ người dân phương Nam còn vắng bóng trong văn

chương, nhất là những người dân đồng ruộng “sẵn dã quê mùa nơi tận cùng

về họ như một trách

mũi đất của bán đảo Đông Dương” Vì thể ông đã viế

nhiệm cao cả của người cầm bút Tuy số lượng tác phẩm khá khiêm tốn nhưng qua đó nhà văn đã thể hi

thông sâu sắc, yêu thương chân thành cùng nỗi xót xa day dứt khôn nguôi với

được sự hiểu biết tỉnh tường, tắm lòng cảm đời sống tối tăm của người dân nông thôn Nam Bộ Chính vì vậy, tác phẩm của ông chiếm một vị trí quan trọng trong văn xuôi Nam Bộ đầu thể kỷ XX

Mặc dù thế, nhưng nghiên cứu về Phi Vân nói chung còn rất ít, chưa có

một công trình nghiên cứu tồn diện về Ơng Cho nên thông qua đề tài này,

người viết hy vọng góp thêm tiếng nói để khẳng định giá trị của một tải năng

nghệ thuật vùng đất Nam Bộ

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đề tài về nông thôn Việt Nam có thể nói không phải là một đề tài mới

Bởi, chúng ta đã biết nhiều qua các tác phẩm của Nam Cao, Tô Hồi, Ngơ Tắt

Tố, Nguyễn Công Hoan với muôn mặt đời sống khốn cùng ở vùng quê Bắc

Bộ Thế

của người dân Nam Bộ Có chăng người đọc cũng chỉ biết đến vùng đất này thưng có lẽ rất ít người biết đến đời sống không kém phần cơ cực

qua những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nhưng phần lớn tiểu thuyết của Hồ

Biểu Chánh nhằm truyền tải luân lý đạo đức của con người chứ chưa thể hiện được hết nỗi gian truân, vất vả của người nông dân Nam Bộ Thì đây - Phi

'Vân ~ một cây bút chuyên chú ý đến con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc biệt

là nếp sống sinh hoạt cùng với phong tục tập quán riêng biệt ở vùng quê Nam

Trang 7

Tìm hiểu về nhà văn Phi Vân, Nguyễn Văn Kí:

chương của hội Khuyến học Cần Thơ - trong một bài diễn văn tại lễ phát

thưởng văn chương Thủ Khoa Nghĩa năm 1963 đã nhận xét khái quát về tác

phẩm Đảng qué, về phong tục tập quán, cảnh sống mộc mạc của những hạng

~ Chủ tịch Ủy ban văn

'bình dân lao động nơi chốn đồng quê, mâu thuằn-xung đột giữa bọn điền chủ và tá điển, đặc biệt là bài học luân lí mà Phi Vân muốn gửi đến người đọc - lòng cảm thông sâu sắc với nông dân lao lực Ông cho rằng chỗ hứng thú của quyền phóng sự Đảng qué là cho ta thấy những phong tục cũ kỹ, nạn mê tín dị

đoan, những cuộc giao tiếp, xung đột giữa bọn điễn chủ và tá điền, Đọc qua,

chúng ta dường như đang len lỏi chốn đồng quê, đang mục kích những cuộc tụ họp chơi bời, những cảnh cần lao rộn rịp Thỉnh thoảng như đưa lại giọng hò trầm bổng trong đám gắc, như phất lại mùi thơ thanh đạm của lúa vàng

(Quyển phóng sự của ông như một tấn tuồng gay cắn đặt trong cảnh trí xanh

tươi: Hay là ~ muốn nói cho rõ hơn — nó là một “nông kịch” chia ra nhiễu lớp: có hồi hộp, có vui cười và sau rốt kết cuộc rất thương tâm, khiến cho độc giả

phải ngậm ngủi cảm động

“Có lẽ đó là bài luân lý sâu sắc ma tác giả không muốn chỉ cho rõ rằng, để ta tự hiểu ngằm mà thương hại cho hạng nông dân lao lực Họ sống một cuộc

đời mộc mạc, siêng năng; nhưng mãn kiếp phải làm nạn nhân cho bọn giàu sang thể lực Mà cả thảy chúng ta, theo như tác giả nói lại là “nạn nhân của

một thời kỳ”; cho nên đổi với mọi người ta nên để lòng thương hại và thứ

dung, và nên cầu nguyện cho chốn đồng quê được vui tươi yên ồn

Còn Nguyễn Văn Sâm trong Văn chương đấu tranh miễn Nam (1969) với bài viết Phi Van va sự trở mình của người dân quê đã cho rằng ngòi bút

của Phi Vân mô tả ít nhưng cặn kẽ, mỗi nhân vật, mỗi sự kiện mà ông xây

Trang 8

hành đông nhưng linh hoạt, ít suy tư nhưng diễn tả được tâm lý mình Văn

ly gon, sự kiện đi vào lòng người và có nhiều ảnh hưởng Mỗi sự kiện ông

nêu ra đều có mục đích Hành động tàn ác, bất nhân của ông hội đồng, ông

chủ điền, ông hương quản là để cho người đọc thấy nguyên nhân làm cho người dân quê đứng dậy Sự nhút nhát của Giác của Nhạn là để cho ta thấy họ

chưa ra khỏi vị trí của người dân quê mộc mạc, cần cù Sự cương quyết, can đảm của Tâm, của Quyến, của ông giáo, của anh thợ Tám là để nói rằng họ đã

có ý thức rồi Sự lanh lẹ của cô gái quê là chứng tô ý thức cách mang da di

vào huyết quản của cô” [47, tr.118]

Cũng tương tự như trên, nhà văn Anh Đức khi viết lời giới thiệu cho quyển Đảng quể nhân dịp tác phẩm được tái bản, đã nhận xét về bản lĩnh ngồi

bút của Phi Vân khi viết về vùng đắt mới Cà Mau, Rạch Gía: “Bản lĩnh này được thể hiện hết sức rõ rột trong “Đồng quê”, từ một phóng sự ngắn tới một

tiểu thuyết vừa Ở từng trang, từng chữ, đâu đâu ta cũng bắt gặp lời ăn tiếng

nói thuần chất Nam bộ, đâu đâu cũng bật lên bản sắc, tính cách riêng của con

người, vùng đất, đặc biệt vùng Cả Mau, Rạch Giá, là vùng đất mới khai phá,

là nơi ông sinh ra, sống nhiều ở đó và am hiểu tinh tường Bởi do tôi có may mắn được sống nhiều năm ở chính nơi ông miêu tả, nên khi đọc ông tôi thấy ông miêu tả thật sát sao, thú vị, tựa như ông đang dẫn tôi ngược dòng thời gian trở về chốn cũ, ngồi bên gốc tràm, gốc đước, nghe hơi thở mặn mỏi của dòng kinh, xẻo biển Điều quan trọng hơn là Phi Vân dắt ta di trong cảnh ngộ

những ngày xưa cũ còn áp bức nô lệ, nhưng đi đâu ông cũng dem theo sinh

khi, tiế

ối thiểu của con người Phong tập và tập tục của đời sống hiện ra dưới ngòi 'bút của ông đã góp phần ghi dấu một phần lịch trình tiến hóa của ông cha ta ở

Trang 9

phía cực nam tô quốc, nơi mũi Ca Mau dém ngay khong ngimg lan bien” [

63; 1:3]

“Tác giả Hoài Anh trong Chẩn dưng vấn hoc (2001) với bài

— Cây bút đồng quê Nam Bộ trước Cách mạng cũng có cái nhìn sâu sắc, toàn

PHI LÁN

diện về nhân vật trong các tác phẩm như sau: “ Nhưng cái đặc sắc ở đây là tác giả đã dựng lên được một số nhân vật có tính cách chất phác, cần củ, mang sức lao động của mình ra chiến thắng thiên nhiên hung dữ và khắc nghiệt và đấu tranh với địa chủ để giành miếng cơm manh áo” hay “ Tac gia không ca ngợi người nông dân một chiều mà cho thấy cả mặt nhược điểm, khuyết điểm của họ, đó cũng là viết bằng ngòi bút hiện thực nghiêm nhặt” [I,

tr1249]

Huỳnh Công Tín trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ (2006) với bài viết Đông quê, dân quê, tình quê đã đề cập đến những đóng góp của Phi Vân khi viết về đề tài nông thôn: “Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn

không phải là điều gì mới lạ Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê

với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng Có thể nói,

qua những tác phẩm của họ mà chúng ta có thể nhận diện được một bối cảnh

nông thôn miễn Nam toàn diện thì có lẽ không ai khắc họa được rõ nét bằng, Phi Vân” [56,170]

Cũng như nhà văn Anh Đức, Trần Hữu Dũng trong bài viết Phi Vân —

Nhà vẫn đồng quê rất ròng Nam Bộ (2006) đã cô nhận xét tất tỉnh tế về tác

phim Déng qué Ông cho rằng đây là một bức tranh nông thôn sông nước nghèo nàn, lạc hậu, mê tín dị đoan, đồng thời bị các hương chức lộng hành bóc lột: “Tác phẩm Đồng Øwé là loại phóng sự tiểu thuy gần với loại

truyện ngắn, đầy sức gợi tả sinh động, chắt lọc phương ngữ làm cho ngôn ngữ mang dáng dấp hiện đại hơn Tập nằy gồm mười hai phóng sự ngắn và một

Trang 10

Nam” [68]

'Bên cạnh đó thì tác giả Hoài Phương trong bài viết Nét đặc sắc ngôn ngữ

phóng sự của nhà văn, nhà báo Phi Lân cho rằng tác phẩm Đông quế là một

bức tranh muôn hình, muôn vẻ của nông thôn miền Nam Nó phản ánh sinh

động những tập tục cô hủ vừa hiện thực vừa sâu sắc Tác phm “Dưới đồng sâu” được đánh giá là một trong những “truyện vừa” xuất sắc của văn học

hiện thực trước Cách mạng tháng Tám: "Phóng sự "Đồng quê" là một tập

truyện sắc sảo nhằm khơi dậy bộ mặt muôn hình muôn vẻ của nông thôn

Nam trước Cách mạng tháng Tám, trong đó những hình ảnh đất nước và con

người mà ông đề cập đến phần lớn là ở Bạc Liêu, vùng Hộ Phòng, nơi tổ tiên

ông đã từng lập nghiệp Toàn tập phản ánh sinh động về những tập tục lạc

hậu, cỗ hủ và tính cách của con người Nam bộ, khiến người đọc cảm thấy buôn, thương, tức, giận về những con người đầy những thói hư tật xấu và

những vùng đắt nghẻo nàn, thui thủi và hoang sơ như: hóc Bà Tó, xóm Kiến

'Vàng, mương Chệt Kịch, tắc Ông Do Bằng bút pháp hiện thực vừa sâu sắc vừa hóm hinh pha lẫn chút hài hước, tập phóng sự tiếu thuyết “Dưới đồng

sâu” của Phi Vân đã được nhiều nhà phê bình văn học đánh giá là một trong,

những “truyện vừa” xuất sắc của nền văn học hiện thực giai đoạn 1939- 1945” [70] Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao về t: năng, tác phẩm

của Phi Văn.Tuy nhiên, mỗi tác giả chỉ để cập hoặc đánh giá một góc độ, một khía cạnh nào đó về tác giả hoặc tác phẩm : hoặc bản về phong tục tập quán, hoặc nhận định chung về tai năng văn chương của Phi Van, hoặc là bản về

Trang 11

nghệ thuật trong tác phẩm của ông Cũng vì vậy, tuy các nhà nghiên cứu đều

có thiện cảm với văn chương của Phi Vân, thế nhưng việc xác định một cách

cụ thể vị thế của ông trong dòng mạch vận động của văn xuôi Nam Bộ thế ki XX thì vẫn chưa rõ ràng Đây cũng chính là điểm hạn chế của tình hình

nghiên cứu về Phi Vân lâu nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu:

tượng nghiên cứu của luận văn này là những đặc điểm của văn xuôi

Phi Vân Những đặc điểm đó được thể hiện qua cảm hứng sáng tạo, qua bức

tranh hiện thực cuộc sống được nhà văn mô tả trong tác pÌ Dac điểm văn

xi Phi Vân còn được thể hiện qua các phương diện nghệ thuật như cốt

truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, 3.2.Pham vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu được giới hạn qua một số tác phẩm của Phi Vân

gồm: Đồng quể, Nxb Hậu Giang - Nxb Tiền Giang, (1987); Đám quề, Tinh

qué trong Tổng tập văn học Việt Nam Tập 304, Tập 308 Nxb Khoa học Xã

hội liên kết Nxb Tp Hỗ Chí Minh (1984)

.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích ~ tổng hợp Đây là phương pháp chính được chúng tôi sử dụng để tiền hành khảo sát, tìm hiểu các vấn đẻ đặt ra của luận văn

Phương pháp so sánh — đổi chiếu: trong quá trình thực hiện luận van

Trang 12

Bồ cục của luận văn Ngoài phần mở da

, kết luận, mục lục và thư mục tài liệu tham khảo,

luận văn có ba chương,

Chương 1 ~ Chân dung Phi Vấn ~ một nhà văn Nam Bộ Chương này

trình bày tiểu sử của nhà văn đồng thời đề cập đến vai trò, vị trí của Phi Vân

trong quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ dau thé ki XX Chương 2 ~ Cánh sắc và con người Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân Chương hai đi vào phân tích những đặc điểm chính trong văn xuôi của

Phi Vân về phương diện nội dung

Chương 3 — Một số phương diện nghệ thuật văn xuôi Phí Vân Chương,

Trang 13

CHƯƠNG 1

CHAN DUNG PHI VÂN - NHÀ VĂN NAM BQ 1.1 TÁC GIÁ PHI VÂN

1.1.1 Cuộc đời của nhà văn Phi Van

Nhà văn Phi Vân tên thật là Lâm Thế Nhơn sinh năm 1917 trong một gia

đình trung lưu ở Cả Mau Thuở nhỏ, ông học ở quê rồi lên tính học tại trường

trung học Cần Thơ Là nhà văn kiêm nhà báo chuyên viết truyện ngắn và

phóng sự, Phi Vân từng cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí ở miền

Nam và miền Trung Sau 1943, Phi Vân được tổ chức cách mạng chỉ định làm

công tác nội thành, lên Sài Gòn sống bằng nghề cằm bút, nằm trong ban biên tập nhật báo Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai, rồi các báo Tiếng Dân, Dân

Chúng Phi Van còn là người sáng lập và làm chủ bút tờ Thứ Đó thời báo;

là Tổng thư ký nghiệp đoàn ký giả Nam Việt trong Liên đoàn ký giả quốc tế

(FD),

Sáng tác đầu tay của Phi Vân là hai truyện vừa Trén bãi cát vắng và Chim trời bạt gió được đăng trên nhật báo *Phóng sự” tại Sài Gòn năm 1944 Đây là hai truyện thuộc thể loại phiêu lưu tình cảm Phi Vân cảm thấy hai tiểu thụ

lang man này không được người đọc nồng nhiệt theo dõi như các tác

của Thế Lữ, Lan Khai

ồi mấy năm trước Có lẽ sự lặp lại không còn

được li kì, mới lạ như buổi đầu Thế là ông chuyển sang viết tiểu thuyết phóng sự Ông nghĩ dân Nam còn vắng bóng trong văn chương, nhất là những

người dân ruộng đồng "sẵn dã quê mùa nơi tận cùng mũi đất của bán dio

Đông Dương” Với ý hướng đó, những nhân vật đã từng cùng chung sống,

những mảng kỉ niệm xưa còn in đậm trong tâm hồn đã được nhà văn tái hiện

dần trên các trang mà nỗi trội nhất là tác phẩm Đồng qwê (1942) Với tác

phẩm này, ông được trao giải nhất cuộc thi văn chương của Hội khuyến học

Trang 14

Đông quê đã được một nhà văn Trung Hoa dịch ra tiếng bạch thoại năm 1950, tựa đề Aguyền đã Truyện Trao thân con khí mốc đã được trích giảng

trong chương trình lớp 6 ở miền Nam trước đây

Sau Đẳng quê, Phi Van vit những truyện Dén qué, Tinh qué, Co

gái quê trong ba năm sau Nhưng mãi đến năm 1949 Dan qué, Tình quê mới

được in, năm 1950 C6 gái qué duge xuất bản (đều do nhà xuất bản Tân Việt

ấn hành) Sau năm 1945, Phi Vân viết Nhà qué ong khói lửa để ghi lại những kỉ niệm trong thời loạn lạc, nhưng tác phẩm còn dang dỡ vì lúc bây giờ gánh nặng gia đình, công việc làm báo quá bận bịu, đồng thời Phi Vân dang,

âm thầm phục vụ cách mạng đã chiếm hết thời gian của ông

Phi Vân mắt ngày 11 tháng 01 năm 1977 ở tuổi 60 tại Thành phố Hỗ Chí Minh Như vậy, cho đến nay chúng ta chỉ được biết bồn tác phẩm của Phi Vân do Nhà xuất bản Tân Việt xuất bản Đó là Đông quề, Dân quẻ, Tinh qué va

C6 gái quê Năm 1987, Đẳng quê được hai nhà xuất bản Tiền Giang và Hậu

Giang liên kết ấn hành và tái bản lại Gần đây vào đầu năm 2004, nhà xuất ‘ban Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho tai ban ba quyén Déng qué, Dan

quê, Tinh quê

Sáu mươi năm cuộc đời của Lâm Thế Nhơn (từ năm 1917 đến ngày 11/

.01/ 1977) chủ yêu là sinh hoạt báo chí hay nói theo ngôn ngữ thời đó là làm báo Lâm báo giai đoạn hòa bình tạm bợ của Việt Nam Cộng Hòa, từ năm 1955 đến năm 1975 là coi sóc một tờ báo của một ông chủ báo nào đó sao cho

tờ báo được sống và có lời trong điều kiện cạnh tranh, áp lực từ phía kiểm

duyệt và những đòi hỏi quyền lợi của người viết Sau 1950 tuy ông không cquan tâm đến chuyện văn nghệ, chuyện sáng tác chung quanh mình nhưng

ông vẫn là một nhà văn có chỗ đứng trong văn đàn

Trang 15

người, do đó chuyện sống thì đễ rồi nhưng sống ra sao đối với người chung quanh thiệt là khó Tôi cổ gắng sống cho ra con người” Triết lý song nay phải chăng phần nào ảnh hưởng từ dòng máu của tổ tiên, người Trung Hoa

sang đây lập nghiệp từ hai ba thể kỷ trước

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn học của Phi Vân

Phi Vân là cây bút đồng quê vùng Nam Bộ trước 1945 Trong những

năm trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều nhà văn viết về người nông dân, tiêu biểu như Nam Cao, Ngô Tắt Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, nhưng viết về người nông dân vùng quê Nam Bộ thì không thể không nhắc đến Phi Vân với tác phẩm Đảng qué - tác phẩm được giải Nhất cuộc thi văn chương của hội Khuyến học tỉnh Cần Thơ năm 1943 Ở đây, tác giả không ngần ngại giới thiệu: “Đáy là những bài báo Bởi thế cách hành văn cũng như nội dung đêu có tính cách “nhật trình” Lỗi văn gần như cẩu thả Câu chuyện có vé nhất thời Nhưng tôi cứ để nguyên cho xuất bản Nghĩ rằng: hỗi ấy tôi đã để ngòi bút chạy theo giòng ý tưởng, dầu khéo dầu vụng, cách thuật chuyện cũng được cái đặc điểm là ghi tâm trạng bài lúc viết Hình

ảnh những nhân vật trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chưng ~

ngày nay đã mở trong ký ức Kế lại một quãng đời phải chăng là sống lại với

ngày qua? Có lẽ thế Nhưng tôi muốn xa hơn: Về một bức trang phong tục và

tập quán Thật là quá cao vọng Tự thấy còn thấp kém, nhưng tôi vẫn cổ

ết thêm Nếu chưa hiến

gắng Đây là những bài đầu, tôi ước mong sẽ có thể

được độc giá những bài đúng theo nguyên tắc tôi đã tự vạch, thì xin hẹn lại ở những bài sau."[63; r1]

“Truyện Dưới đẳng sâu trong Đẳng quê nói về một vùng đắt mới sình lầy ở Bạc Liêu, Cà Mau, trong đó tác giả mô tả khá đậm nét về những xóm làng

mới mọc lên bên bờ kênh rach, mà việc đi lại phải dùng ghe xuông Những,

Trang 16

năng Những cánh đàn bà có nhan sắc, lập tức bị chủ ruộng cưỡng hiếp, buộc

phối hiển thân cho chúng Nhân vật Sáu trang truyện là một tế di

nghèo khổ, mẹ bị địa chủ giờ trỏ hiếp đáp, vợ lão theo rình, sai người trôi bà vào cột

và đánh chết Sáu bằm gan tím ruột, quyết báo thù cho mẹ, việc chưa thành đã

bị lãnh án tù mười lãm năm

Cái đặc sắc của tác phẩm là tác giả đã dựng lên được một số nhân vật

chat phic, cin cù, mang sức lao động của mình để chiến thắng thiên nhiên

hung dữ, khắc nghiệt của vùng đất mới, đồng thời không ngừng đấu tranh với chủ đất để giành miếng cơm manh áo Họ là những nhân vật rất ngang tàng, 'bộc trực, trọng đạo nghĩa, rắt Nam Bộ, chẳng khác nảo các nhân vật trong Lục Van Tiên của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu Tuy sống khổ cực, bị 'bóc lột đến tân xương, tân tủy, nhưng họ vẫn vui tính, yêu đời và có nhiễu tài ba: Sáu có tài đánh đờn kìm và ca vọng cổ khá “mùi man”, Tam En, Tu BO

không chỉ ca hay mà võ cũng giỏi Nhưng họ là những người thất học, nên cũng vướng vào mọi thứ mê tín, đị đoan, ăn nói bam tron Loi dung sự đốt

nát, thất học của người nông dân, bọn địa chủ đã khoét sâu vào những mâu thuẫn, tạo ra sự nghỉ ky giữa những người lao khổ với nhau, để bọn địa chủ dễ bề khống chế, đe nạt, điều ki

Sự mâu thuẫn giữa nông dân địa chủ và sự phản kháng ớ đây trực điện và có người còn ham on chúng

và quyết liệt, không chỉ dừng lại ở một vài hình thức bóc lột bề ngoài, mà tác

giả đi vào mô tả những thủ đoạn tỉnh vi, nằm trong chiều sâu nội tâm của

nhân vật

Ngoài truyện Dưới đẳng sáu tập truyện Đảng quể còn có mười hai thiên

phóng sự ngắn, trong đó tác giả giới thiệu khá đầy đủ hình ảnh về một vùng

đất thiên nhiên hoang đã của vùng sông nước sình lầy Cà Mau, mà lần đầu

Trang 17

1B

một bọn cướp đã chan cướp ghe rước dau (Mudn ăn trứng nhạn) nên một đám

cưới khác (Trao thân con khí mốc), phải tìm cách “bắt” cô dâu đi một cách “cap tốc” vì nếu đợi đến giờ lành, nhà gái cho phép đón dâu, thì nguy hiểm

Ngoài ra Phi Van còn vi

hai truyện dai: Dan qué, Tình qué va truyện

ngin Cé gdi qué do Tan Viét xuat ban 1940,

Dain quê là một truyện đài khái quát được tình cảnh của người dân nghèo

dưới ách thống trị của bọn hội đồng, hương quản, ở ấp Bình Thạnh, làng Long

Sơn, quận (huyện) Thanh Bình, thuộc vùng quê Nam Bộ Hiện thân của sự xung đột này: một bên là ông hội đồng Thế, có sự trợ lực của bọn hương, cquản, còn bên kia là dân nghèo, mã điển hình là gia định ông giáo Thiện

Tức nước thì vỡ bờ Tình cảnh nông dân đã đến tận cùng của sự ngột ngạt Chàng thanh niên Tâm, con ông giáo Thiện, đã nghĩ tới thủ nhà mà định

liều mạng đổi mạng: “Dưới cái chế độ bắt công ấy, cháu chỉ còn có cách liễu mình Dâu châu không giết được chúng đi nữa, chúng nó cũng tớn tới già và không còn dám húng hiếp ai ” Nhưng, điều ấy không xảy ra vì sự giác ngộ

của đượng Tám với Tâm: *Phái làm sao tận diệt cho được chế độ đó, tức nhiên, lọ sẽ không còn Chế độ đó bị tiêu diệt là mình đã trả thì - không phái chỉ cho riêng mình - mà cho tắt cả dân quế của xứ sở "; Hơn nữa, vì tình yêu

trong sáng và tiến bộ của Quyến, con gái ông hội đồng, Tâm đã có một cách

hành xử "hợp lí” hơn, khi anh cùng dân chúng bắt tới hương quản và hội

đồng Thế, và đốt hết giấy nợ cho dân chúng: “Héi nây rồi có nói sẽ tặng cho

anh em một món quà quý gid dé ki niệm ngày tôi đi ở từ Thì đây, món quà

ấy là những giấy nợ này mà tôi buộc ông hội đằng phải đưa hết cho tối Nó là

dầu vết của bao nhiêu sự bóc lột Đời sống của anh em bị trói buộc mãi vào đời sống của ông hội đồng cũng vì nó Giờ không lí nào để nó còn tôn tại

Trang 18

Kết thúc tác phẩm là quang cảnh khu ấp Bình Thạnh chìm trong biển lửa Nó dự báo một giai đoạn quyết liệt giữa chủ điền và nông dân Và đó

cũng là đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở vùng quê Nam Bộ nói chung: “Tir d6, dp Bình Thạnh âm i mai cho đến ngày cách mang nổ bùng "135; tr 1167]

Tình quê lại là một truyện dài năm chương, khắc họa một tình cảm thủy

chung của một đôi trai gái không “môn đăng hộ đối” Đó là mối tình của cô

Nhạn, con gái ông Hương kiểm với Giác, anh chàng nông dân nghèo, tình nguyện đi ở rể theo sự “cam kết hai năm” với cha cô Nhạn Tuy nhiên, với ‘ban chit coi trong

của hơn người, ông Hương kiểm chỉ nghĩ tới chuyện

lợi dụng công sức của Giác hơn là quan tâm đến hạnh phúc cho đơi trẻ Ơng Huong kiểm đã dùng mọi thủ đoạn để chia cắt mồi tình của con mình Ông đây Giác vào tủ bằng quyền thế của mình Giác tưởng cuộc đời mình đã hết

nhưng nhờ cách mạng bùng lên Giác đã tìm lại được tương lai của mình Và

sự hồi hận muộn màng của ông Hương kiểm dẫn đến một kết thúc tạm gọi là có hậu cho cuộc tình duyên nhiều trắc trở này: “- Điểu mà ba muốn nói là

xin hai con tha thứ cho ba! Ba đã lằm lỗi, làm cho hai con điêu đứng Giờ

ba muốn hai con hứa với ba một tiếng để ba yên lòng nhắm mắt "[35;

tr1180]

Qua những câu chuyện trên, Phi Vân muốn nhắn mạnh: °

phải phá ế độ mà ta đang sống, cần phải xây dựng một cái gì mới mẻ hơn ` *Có người cho rằng Phi Vân là Hồ Biểu Chánh của những năm 40 Cả bai người đều lấy bối cảnh là cuộc sống và thiên nhiên ở Nam Bộ Với Phi 'Vân, thiên nhiên cũng đóng vai trò là nhân vật trong tác phẩm của mình Đặc

nát cl

biệt ông năng về thể hiện sinh hoạt và phong tục với những nét riêng biệt ở

Trang 19

như văn Hỗ Biểu Chánh Ông có sự lựa chọn, làm cho ngôn ngữ văn học tươi tắn hơn, đẩy sức gợi tả, mang dáng dấp ngôn ngữ hiện đại Gọi là phóng sự, nhưng rất gần với truyện vừa, truyện ngắn, còn tiểu thuyết phóng sự của Phi 'Vân đã vượt qua tiểu thuyết phong tục và gần đến tiêu thuyết xã hội, mang

khuynh hướng hiện thực cách mạng” [1; tr 1261]

“Trước năm 1945, nhà văn Phi Vân cộng tác với những tờ báo tiến bộ như Tiếng Chuông, Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Dân Chúng do Đảng công sản Đông Dương trực tiếp chỉ đạo Sau Cách mạng tháng Tám

1945, Phi Vân sống ở Sài Gòn với nghề cằm bút có lương tâm của một trí

thức giảu lòng yêu nước Ông sáng lập và làm chủ bút tờ Thủ đô thời báo, nhưng chẳng được bao lâu tờ báo bị đóng cửa Dù ở trong vòng kìm kẹp của

kẻ địch, nhưng Phi Vân không tham gia bắt cứ tổ chức văn hóa nghệ thuật nào

của địch

"Với văn phong của một nhà báo hơn là một nhà văn, (Phi Vân đã từng

công tác với nhiều tờ báo và tạp chí: Tiếng Chưồng, Tiếng Dân, Dân

Chúng ), Phi Van đã khái quát được xã hội và tính cách của người nông dân

Nam Bộ không bằng lỗi văn hoa mĩ, bóng bẩy, nhiều hình tượng, nhiều thú pháp nghệ thuật để phân tích ti mi, chỉ li các diễn biến tính cách, sự kiện; mà bằng lỗi văn đời thường “thô ráp”, nặng về ngôn ngữ nói có chất liệu từ ngữ Nam Bộ và sự chọn lọc một vài dữ kiện đời sống, qua đó vẽ lên được một bức

tranh nông thôn Nam Bộ trước Cách mạng tháng Tấm năm 1945

*Văn của Phi Vân thường là những câu ngắn gọn, trong sáng rõ ý Đôi

khi ông đưa vào trong truyện, những câu ca dao, những câu hò, về đối đáp Nam Bộ, những câu nói thường gặp trong đời sống thực, mà nhờ vậy văn phong của ông đậm chất Nam Bộ, hơn những nhà văn Nam Bộ viết về Nam Bộ khác đương thời và sau này Sự nghiệp của ông là sự nghiệp báo chí,

Trang 20

Ba tác phẩm về vùng quê Nam B6: Déng qué, Dan qué, Tinh qué da tạo nên tên tuổi Phi Vân, trong đó Đông qwé là bức tranh về vùng quê sông nước đã được độc giả nhiều thé hé qua yéu thich » [55, tr 187, 188]

1.1.3 Phóng sự tiểu thuyết - nét đặc sắc trong sáng tác của Phi Vân

Những năm 1930 ~ 1945 của thế kỷ XX là giai đoạn ghi dấu ấn huy hoàng về sự ra đời, bùng nỗ và trưởng thành của phóng sự Việt Nam, để lại

những đỉnh cao cho văn đàn và báo giới Cho đến nay, dù đã trải qua bao

thăng trằm, tính thời sự đã nguội lạnh, nhưng phóng sự Việt Nam 1930-1945,

vẫn còn tươi mới, hấp dẫn độc giả bởi cách thức chiếm lĩnh đời sống cùng

hình thức thể hiện vô cùng sống động và giàu chất nghệ thuật Hiện tượng đột

ngột phát sinh và chói sáng của phóng sự - một thể loại mới của văn học

những năm 30 của thể ki XX có

phải thấy rằng chính những sự thật nóng bỏng và bức xúc của đời sống xã hội

lo nhiều nguyên nhân Song trước hết

lúc đó đã làm nên động lực thôi thúc lương tâm người cằm bút Gần với cam hứng phản ánh thực tại của văn học hiện thực phê phán, nhưng trong phóng,

sự mọi khoảng cách từ thông tin sự kiện tới công chúng đều được rút ngắn tới mức tối đa, cuộc sống được tái hiện trong tầm nhìn cận kẻ, trở nên sát thực, sinh động, cập nhật và đa màu sắc hơn

Những tác phẩm phóng sự tạo nên tiếng vang lớn giai đoạn này như 7ði

&éo xe của Tam Lang - Vũ Đình Chí, Cạm bẩy người, Cơm thây cơm có, KĨ

nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng, Việc làng của Ngô Tắt Tố, Và cũng có

Trang 21

'Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phóng sự Tuy nhiên, có thể quan niệm : « Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo c trình bài ó khả năng „ diễn tả những sự kiện, con người, tình huồng điển hình trong một

quá tình phát sinh phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh, vừa khái

quát vừa chỉ tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút

pháp lĩnh hoạt, ngôn ngữ giảu chất văn học » [9 ; tr 60]

“Trong tác phẩm phóng sự, đối tượng miêu tả càng điển hình bao nhiêu,

tác phẩm càng có khả năng tiếp cận tới những phẩm chất của văn học bấy nhiêu Điển hình nhân vật ở các phóng sự trong Đảng qué cia Phi Vin la những người nông dân nghèo, tầng lớp địa chủ và thế lực thống trị ở nông thôn, những khách thương hồ, những thầy bùa, thầy pháp tạo nên một diện mạo riêng, đặc trưng của vùng đồng quê Nam Bộ Nhà nghiên cứu Nguyễn “Xuân Nam cho rằng: Giá trị của một phóng sự trước hết là ở vấn để nêu ra là cấp thiết, có bằng chứng cụ thể, xác thực, có kết luận gợi lên đúng đắn Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc hoạ thể giới nội tâm, miêu tả

tính cách nhân vật với lời văn giảu hình ảnh và cảm xúc Ý kiến này đã chỉ ra

những phẩm giả văn học của phóng sự Và những thiên phóng sự ngắn trong

đó

Đồng quê đã làm được

Chỉ tiết đời sống được Phi Vân đưa vào các phóng sự của mình vẫn còn

mang hơi thở của thời đại Đó là những chỉ tiết, những phong tục tập quán của

cha ông xưa và hơn nữa đó còn là những thực trạng đau lòng nơi đồng quê

Nam Bộ được Phi Vân ghi chép lại bằng ngôi bút chuyên nghiệp của một nhà báo “Đây là những bài báo Bởi thể cách hành văn cùng như nội dung đều có

Trang 22

khi mở đầu tác phẩm Đồng qu cho ta thấy được tác giả đã rất tôn trọng sự

thật khi ghi chép lại những chuyện đã xảy ra ở vùng quê Nam Bộ lúc bấy giờ

Bằng ngòi bút chuyên nghiệp của một nhà báo và chit văn chương có sẵn Phi

'Vân đã ghỉ lại một giai đoạn đã qua với những hoài niệm về những người đã cùng chia ngọt sẽ bùi với tác giả "Hình ảnh những nhân vật trong chuyện -

những người đã cùng tôi sống chung ~ ngày nay đã mờ trong ký ức ”

“Trong khi hầu hết những phóng sự giai đoạn này hoặc là thỉ vị hoá cuộc

sống, hoặc là nhìn hiện thực với những gam màu đen tối như Việc làng của Ngô Tắt Tố, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người cuà Vũ Trọng Phụng, thì Phi 'Vân vẫn phát hiện ở hiện thực những giá trị cuộc sống với tỉnh thin lac quan

và niềm tin vững chải Ở đâu dó trong những xóm thôn nghèo khó, người dân qué vẫn háo hức đi xem hát bội giữa đình làng,

“Cảnh ghe hát đâu trước đình làng là một “sự kid

người, nhất là đám con nít: “Con nít chạy bu theo trên bờ kinh vỗ tay la rằm

náo nức đối với mọi

ri: “- Bau Téo 6 cit lao Heo tui bay oi!” [63; tr 44] Cả xóm nhỏ xộn rộn hẳn lên và từ già đến trẻ ai nấy đều nôn nao trong lòng, mong công việc mau hết, mong trời chóng tối để kéo nhau đi coi hát: “Người ta thấp thóm chờ đến buổi chiều Trẻ con rộn rực đôi áo quẩn, xin xu ăn bánh; các anh trai trắng nôn

nao bỏ giắc ngủ trưa ở ln ngồi ruộng đợi chiéu về sớm một chút; các cô gái, mặt trời chua chênh bóng là đã lo làm cá, nấu cơm ” [63 ; tr 46].*Có vài chị đàn bà bằng con, tay vạch áo đưa vú cho con bú mà mắt chăm ngay lên

sản khẩu, hẳn gới trọn cho Điêu ThuyÈn Đửa con ngậm vú không được vùng

rẻ lên Chị ta không kễ đắn, cứ đứng sững giơ tay đánh chan chát vào đĩt đứa eon"|62; tr 50]

Phải chăng hiện thực đen tối quá làm Phi Vân bỗng có nhu cầu tha thiết

Trang 23

19

mà đất trời ban ting? Hay sông nước quê hương đẹp quá, đáng yêu quá đối với một tâm hồn tha thiết với quê hương làm Phi Vân không sao cưỡng lại?

Được sống, được đắm mình trong thể giới cảnh vật êm đẻm, tươi xanh của vùng đất Nam Bộ Phi Vân đã biết chất lọc từng chữ để vẽ nên một bức tranh

cảnh vật giàu sức ám ảnh, biết thanh lọc đẻ chưng cất nên những giá trị quí

hiếm trong hiện thực còn quá nhiều đau thương “Làng Thới Bình nép mình

trong chòm dừa xanh rậm Và xóm nhà lá leo heo ở dọc theo bờ kinh nhỏ, yên

tĩnh với tháng ngày Cứ mỗi buổi sáng là đàn ông, đàn bà lẫn cả con nít vác cuốc ra đằng, quanh năm làm bạn với mẫy mẫu ruộng nhà, vài công rẫy khóm ( ) Dòng sông Trẹm lừng lờ trôi ngang và ban chiều, trong chòm dừa xanh đấy, mắy làn khói trắng bắc lên Người đàn bà xong việc bếp mic, dm con ra đợi chẳng vẻ, lâu lâu đuổi bằy gà đang bới trên giỏng rau cái "163 ; tr 68, 69],

"Thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật viết phóng sự của Phi Vân được thể

hiện ở nhiều phương diện: nghệ thuật khám phá

nghệ thuật trằn thuật và phong cách ngôn ngữ, giọng điệu Đây là những yếu

m thực và khai thác tư liệu,

tố làm nên chất “văn”, chất “báo” hay nói cách khác tạo nên chất thời sự tư liệu hoà quyện chất văn học đậm đà, đồng thời cũng là những chắt liệu giúp phóng sự Đồng qué nói riêng và các tác phẩm của Phi Vân có những đóng góp quan trọng vào văn học Quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thé ky XX

Sự tỉnh tế trong tuyển chọn thực tại được thấy rất rõ trong phóng sự của

Phi Vân Sẽ không có bức tranh hoàn chỉnh về nông thôn Việt Nam nếu

không khẳng định những đóng góp tích cực của Phi Vân Đồng qué là tác

phẩm xuất sắc nhất của ông Ngồi bút Phi Vân đã đi sâu khai thác các khía

cạnh phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa của người nông dân miền Nam

'Vùng quê sông nước Nam Bộ tuy là ít lễ nghỉ, phong tục, nhưng với phóng sự

Trang 24

hoá của người dân Nam Bộ Những phóng sự ngắn đều là một số đặc tả chớp

nhoáng về khung cảnh sinh hoạt, vui chơi, lễ tục của vùng sông rạch ở cực

Nam dat nước

Bằng việc miêu tả chỉ tiết những phong tục cưới hỏi nơi đồng bằng sông

nước Nam Bộ đã cho thấy Phi Vân rất thành công khi miêu tả lại phong tục

của cha ông xưa Và như lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan rằng “những riểu

thuyết về phong tục là những tiểu thuyết sống lâu hơn tắt cả các tiểu thuyết

khác, nhưng lại không được hạng người trung lưu, hạng người có óc quan sắt

hoan nghênh cho lắm Cái đó cũng dễ hiểu: không được hạng người dy hoan

nghênh, vì những phong tục hiện thời ở nước nhà không làm lạ cho những

mgười chỉ muốn tìm trong tiểu thuyết những sự quái đản, những điều kỳ quặc và chỉ biết nhìn đời bằng con mắt lãnh đạm Song đỗi với người ngoại quốc và người thời sau, một quyển tiểu thuyết vẻ phong tục, đo một ngòi bút lão

luyện viết, bao giờ cũng là một quyển có giá trị và được lưu truy

lẽ chính vì thế mà những thiên phóng sự ngắn nhưng vẫn có cốt truyện của

Phi Vân vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc, đặc biệt nó còn là bài học cho những những tác giá Nam Bộ giai đoạn sau này như Sơn Nam, Nguyễn ‘Quang Sáng, Trang Thể Hy những tác giả cũng đã bỏ công sức nghiên cứu

và tìm hiểu phong tục nơi miền quê sông nước Nam Bộ này

Bên cạnh những nét đẹp trong lễ nghỉ phong tục của người dân quê thì

vẫn còn tổn tại một tệ nạn xã hội cũng không kém phẩn nhức nhối được Phi

'Vân đề cập đến trong phóng sự của mình là ¢@ mé tín dị đoan ở chốn thôn quê

'Căn nguyên sâu xa của căn bệnh này là sự kém hiểu biết và lạc hậu của người dân Phóng sự Đảng quế của Phi Vân cho thấy những mê tín dị đoan của người lao động nơi vùng sông nước mênh mông của cực nam Tổ quốc Châu

Trang 25

21 ‘bing nghé thay cúng mà ở vùng quê Nam Bộ này thì nghề đó rất được quý trọng, Với cách tuyển chọn tinh tế này, tác phẩm đã vẽ nên những nét đặc sắc

và độc đáo của nông thôn và con người Nam Bộ Bút pháp hóm hinh, rất lời của Phi Vân đã làm cho thiên truyện thêm màu sắc hài hước, và bớt đi cái

cảm giác nặng nhọc của một ngòi bút chỉ lấy việc vạch trần hiện thực làm

chính đề, đó cũng là đặc sắc nghệ thuật của toàn tập phóng sự

Nghệ thuật lựa chọn những vấn đẻ, những tình huống tiêu biểu của hiện thực với những con người tiêu biểu đã được thể hiện rất sinh động trong từng

thiên phóng sự Trong vô vàn cái phức tạp của cuộc sống đương thời, mỗi sự kiện được nhà phóng sự lựa chọn cùng tài năng sáng tạo, khai thác của họ đã

góp pÏ

trong phóng sự của Phi Vân khi viết về đồng quê Nam Bộ giai đoạn này trước hết là ở khả năng phản ánh chân thực đến từng chỉ tiết

được miêu tả, đem đến cho độc giả cảm giác được sống “y như thật” Làm

quan trọng làm nên giá trị của các thiên phóng sự Sức thuyết phục

sự kiện, đối tượng

được điều đó, Phi Vân đã không chí xuất hiện với tư cách là người quan sét,

ghỉ chép và kế chuyện mà họ còn là người chứng kiến và trực tiếp tham gia

vào các sự kiện

Một điều lý thú là con người Nam Bộ hiện lên trong phóng sự Đảng qué với vẻ đẹp chân chất, phác thực, hồn hậu như bao người nông dân trong cả

nước, song người đọc không cảm thấy cảm giác nặng né, mệt mỏi của họ, dầu

rằng cuộc sống vẫn còn quá nhiều đau thương Họ vẫn lạc quan, tin yêu cuộc

sống Nếu những người nông din trong Việc làng cứ cung kính, ngây thơ

trước hủ tục thì nông dân Nam Bộ trong Đảng qu rạch ròi, dứt khoát, khi cần

họ có thể vùng lên anh dùng đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống những bắt

công còn tồn tại Tuân theo tục lệ là biểu hiện của thái độ thành kính với tổ

Trang 26

lệ cưới hoi quá cầu kì, rườm rà chỉ để bắt bí nhau của nhà gái mà không có sự cảm thông, ngay tức khắc nhà trai có sự phản kháng Hoặc trong Côn tre ci

cặp giỏ xưa, nhận ra mình bị lửa dối, bóc lột, thing Tu Rỗ vùng lên trói ông

Bá, đè lên ván, xách dao hãm doạ rồi dẫn vợ bỏ trốn

Bức tranh cảnh vật, bức tranh phong tục đậm sắc màu văn hoá đều được

Phi Vân tô điểm mang hồn cốt của người dân Nam Bộ Tắt cả đều được ngợi

ca say sưa với một tắm lòng yêu thương cuộc sống,

1.2 NHÀ VĂN PHI VÂN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỌNG CỦA VĂN XUÔI NAM BỘ ĐẦU THÊ KỶ XX

1.2.1 Vài nét về văn xuôi Nam Bộ nữa dau thé ky XX_

'Văn học quốc ngữ Nam Bộ được hình thành vào khoảng cuối TK.XIX, đến đầu thế kỷ XX Nhiều thành tựu quan trọng, nỗi

lớn như: Trương Vĩnh Ký — nhà văn hóa, người viết ký sự quốc ngữ đầu

tiên;Nguyễn Trọng Quản — nhà tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên; Trương Minh

Ký — nha văn, dịch giả văn học Pháp đầu tiên; Huỳnh Tịnh Của ~ nha van

tiên phong; Trần Chánh Chiếu - nhà văn Minh tân; Lương Khắc Ninh - nhà thơ nhà báo duy tân; Hồ Biểu Chánh - nhà tiểu thuyết xã hội - đạo lý cự phách; rồi Trương Duy Toản; Lê Hoằng Mưu; Nguyễn Chánh Sắc cùng với

hàng trăm quyển tiểu thuyết thật giá trị ra doi va nó đã khẳng định được sức

sống mãnh liệt của văn học Nam Bộ

Văn học Nam Bộ này là một bộ phận máu thịt của văn học Việt Nam, là

đời sống tỉnh thắn và tâm hồn của người Việt ở Nam Bộ nhưng từ trước đến

nay ít được giới nghiên cứu tìm đến, mà nó phát triển dường như tách biệt

Người ta biết nhiều đến những nhà văn ở miền Bắc: Nguyễn Công Hoan, Ngô

Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tơ Hồi, mà ít người biết: Hồ Biểu

Trang 27

23

văn học miền Nam giai đoạn này có khá nhiều tác giả lớn, nhiều tác phẩm tiêu biểu và phong phú về thể loại

cảnh văn hóa xã hội Nam Bộ giai đoạn từ 1940 đến 1945 đã có tác

động đến văn học nghệ thuật theo chiều hướng tiêu cực Về tiểu thuyết, tuy

Hồ Biểu Chánh vẫn tiếp tục sáng tác nhưng số lượng và chất lượng nghệ thuật

đã sút kém hơn trước, với những tiểu thuyết 4i tình miéu, Cue Kinh, Me ghé

con ghẻ Nếu như về tiểu thuyết, thời kỳ này là thời kỳ thịnh hành những tiểu

thuyết võ hiệp phiêu lưu của Phú Đức như: Căn nhà bí mật, Châu vẻ hiệp phố thì trên sân khấu cải lương cũng diễn những vở tuồng dựa vào những tiểu thuyết của Phú Đức như Bách Xi Ma, Hoàng Ngọc Ấn, Lệ Thúy phục thù, Trộm mắt Phật, Đỗ Hiểu Liêm phục thù với những lớp nỗ súng, đu bay, đấu

quyền anh trên sân khấu Bên cạnh đó là những vở tuồng hiệp của Mộng

'Vân như Long Hình quải khách, Cảnh buầm đen, Chiéc lá vàng Bích Liên

vương nữ, Hoàng hà đẫm máu, Bão nguyệt nương, Đường xích đạo với những pha đấu dao găm, phi thân qua cửa sổ, và những vở tuồng chiến tranh

của Bảy Cao như Bém lanh trong tù, Chiắc áo mùa đông, Nợ núi sơng, Đồn

chim sắt, Mộng hòa bình mang cả xe tăng thiết giáp, máy bay lên sân khau Từ 1945 cho đến 1954, văn học Sài Gòn sôi động, phong phú nhiều mặt làm rõ được lòng yêu nước chân thành và quyết tâm bảo vệ non sông đắt nước cho đến giọt máu cuối cùng Cho đến nay, giai đoạn văn học này vẫn để lại

những tác phẩm giá trị, ghi lại dấu ấn xã hội, chính trị, con người của một thời

kì đặc biệt

Khi đất nước tam thoi chia cắt thành hai miễn sau hiệp định Giơnevơ

1954, một số nhà văn Nam Bộ đã tập kết ra Bắc như: Lưu Quý Kỳ, Đoàn

Giỏi, Nguyễn Văn Bổng, Khương Hữu Dụng, Lưu Trùng Dương, Bùi Đức

Trang 28

Giang, Lưu Nghĩ, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hỏa, Sơn Nam, Viễn Phuong,

'Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, Truy Phong, Tô Nguyệt Đình

Mặc dù bị chính quyền Ngô Đình Diệm và sau này là Nguyễn Văn Thiệu đàn áp quyết liệt và có nhiều văn nghệ sĩ hy sinh trong đấu tranh (Dương Tử Giang, Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Trọng Tuyển ) hoặc bị giam cằm trong nhà tù

nhưng các văn nghệ sĩ yêu nước tại miền Nam không hề nao núng sợ hãi, vẫn

tiếp tục đi tiếp con đường đấu tranh giải phóng dân tộc mà họ đã chọn

'Văn học ở thành thị lúc ấy thể hiện rõ ba đặc tinh: tinh thần yêu nước, tỉnh thần chiến đầu, tình cảm cách mạng

Về Truyện, Ký, nhiều nhà văn trẻ mang lại sinh khí sôi động cho văn đàn Văn phẩm của họ phần nhiều xây dựng trên tưởng tượng, hoặc phối hợp tưởng tượng với hiện thực, song cũng giúp ích rất nhiều trong việc động viên tinh thần yêu nước và chiến đấu của toàn dân chống kẻ thù chung Những nhà

tiếng lúc bẩy giờ là: Lý văn Sâm, Dương Tử Giang, Vũ Anh Khanh,

Việt Quang, Quốc Án, Phi Vân, Tô Nguyệt Đình, Bình Nguyên Lộc, Sơn

Khanh, Cô Hợp Phố Trong đó, độc giả ngưỡng mộ Lý văn Sâm qua những

van né

tác phẩm: Sương gió biên thừy, Kòn Trỏ, Ngoài mưa lạnh; Dương Từ Giang qua tác phẩm: Tranh đầu, Một vĩ tru sup dé; Vũ Anh Khanh qua tác phẩm

Cây ná trắc, Núa bồ xương khô, Bên kia sông; Bình Nguyên Lộc qua tập truyện ngắn Nối gió; Phi Vân qua Đồng quế, Tình quê, Dân quê; cô Hop

Phố qua tác phẩm Chị Dư

Cho đến nay, dòng văn học yêu nước tiến bộ tại miễn Nam từ 1945 đến

1975 đã được khẳng định giá trị nội dung lẫn nghệ thuật Dòng văn học này

đã đóng góp cho văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, là

niềm tự hào của nhiều lớp người trong giai đoạn vừa qua và cả trong hôm

nay Nhận định về văn học giai đoạn này, Trần Hữu Tá viết:“ Nằm trong ving

sinh kế, khá

Trang 29

25

nhiều cây bút đã dao động và chộch hướng, nhưng cũng không it nguedi suy nghĩ trăn trở trước thực trang xã hội và đã dũng cảm xác định hướng di ding

đắn cho sự sáng tạo nghệ thuật Họ “tìm vẻ dân tộc” và đến với nhân dân

Trên cơ sở đỏ, ho chung sức tạo nên khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng ° (50; tr 22]

1.2.2 Vị trí của Phi Vân trong văn xuôi Nam Bộ,

Trong thiên khảo luận xuất sắc về văn nghệ miền Nam Kji những lưu

đân trở lại xuất bản năm 1967, nhà văn Nguyễn Văn Xuân đã viết về Phi 'Vân: “Trong số các nhà văn lớn với các thời kỳ này, tôi tiếc nhất là Phi Vân

Tai sao vi

một quyền có giá trị nhu Déng qué (gid tri tiểu thuyết và phóng sự thật lớn, lớn nhất thời ấy), ông không tiếp tục ngòi bút của mình Phải nói

là ông làm sống động ngôn từ miền Nam hơn Hồ Biểu Chánh mà lối kể

chuyện linh hoạt, mô tả nhân vật độc đá

đối thoại sinh động ông cũng vượt hẳn nhà văn này khá xa, xa hơn cả về nông thôn và thói tục miền Nam

nhiều Hình như tôi chưa đọc một nhà văn miền Nam nảo có đủ mặt tài hoa,

giản di, sâu sắc nhiệt thành và chất phác như ông” [6S]

Phi Vân là một gương mặt nỗi bật với những tác phẩm viết về những người dân quê Nam Bộ: Đồng qué — đạt giải nhất cuộc thi văn chương của hội

khuyến học Cần Thơ (1943) cùng hàng loạt tác phẩm Đán quê (1949), Tình quê (1949), Cô gái quê (1950), Nhà quê trong khói lửa, Văn của ông gầy

sọn, tươi mới, có tính chất hài hước nhẹ nhàng, vượt ra khỏi cái bóng xã hội

đạo lý theo phong cách Hồ Biểu Chánh Ông sẽ mở ra một giai đoạn mới,

hiện đại hơn cho văn phong Nam Bộ,

'Viết về cuộc sống của những người dân quê Nam Bộ có lẽ ít có cây bút

nào có được những trang viết nhiều ấn tượng và gây cho người đọc niềm xúc

động như Phi Vân Những trang văn ấy của Phi Vân, hiện lên cả một đời sống

Trang 30

chắc chúng ta không còn được mục kích, và như nhận xét của Nguyễn Văn

Xuân, “có một số văn liệu đến nay vẫn còn giá trị rất lớn” Cùng với Hồ Biểu

Chánh, Sơn Nam, Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, tác phẩm Phi Vân đã góp phần thể hiện đậm sắc con người và văn hoá Nam Bộ, đặc biệt là đời

sống người nông dân miền Tây sông nước nửa dau thé ky XX Doc Dong qué,

thi si Bang Bá Lân đã ghỉ lại những cảm xúc của mình: *Phi Vân đã dẫn tôi di

thăm đồng quê Nam Việt, đến tận những vùng xa xôi hẻo lánh nhất với những

đân quê chất phác gần như cổ lỗ, với những tập tục lạc hậu gần như dã man Đời sống ở những nơi này cực nhọc quá, tối tăm quá khiến ta phải nghĩ ngợi và chua xót Ta chua xót nghĩ rằng: cùng chung một đắt nước chỉ cách

nhau có vài ba trăm cy sé ma Sai Gòn thì tràn ngập ánh sáng văn minh trong,

khi biết bao miệt quê 'chó ăn đá, gả ăn muối" còn chìm đắm trong bóng tối

mênh mang của thời man rợ Man rợ cả từ những cái tên như: hóc Bà Tó, xóm

Kiến Vàng, tắc Ông Do, mương Chệc Kịch, Tham Trơi, U Minh, Đầm Cin,

Dớn ” Sinh hoạt của người nông dân vùng sông nước được tác giả giới

thiệu hết sức sinh động từ việc phải đối phó với thiên nhiên hoang đã và dữ đội, cảnh người ta bắt rắn hỗ như bắt ếch, bắt cá sấu con cho cắn lộn nhau chơi, cho đến những buổi hát bội, lễ cưới xin, những tập tục mê tín và cuộc sống cùng cực của người nông dân vì bị điền chủ bóc lột, hương chức lộng

hành Viết về cuộc sống người nông dân, Phi Vân luôn dành cho họ một tình

cảm đặc biệt, niềm thương cảm sâu lắng Những mảnh đời, những phận

người, những tập tục dị đoan nơi đồng quê thô lậu được nhà văn viết với một

giọng văn đôi khi dí dôm, chọc cười nhưng ẩn phía sau con chữ, như nhận xét

của Bàng Bá Lân, “phần nhiều cười ra nước mắt”

“Tác phẩm của Phi Vân còn nỗi lên tỉnh thần phê phán những cái ác chả đạp

Trang 31

a

phê phán gắn liền với sự quan tâm của các nhà văn tới những xung đột xã hội, xung đột nội tâm riêng tư của con người Khi nào cuộc sống xuất hiện và tồn tại những mồi mâu thuẫn giữa các giai

p, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thiện và

cái ác, giữa cái lạc hậu trì trệ với cái tiễn bộ còn tồn tại thì lúc đó,

im hứng phê

phán sẽ có cơ sở để hình thành và phát triển Phi Vân cằm bút trong một giai

đoạn lịch sử đầy biến động những năm trước Cách mạng và thời kỳ Nam Bộ bị

Pháp tái chiếm Trong cơn biến thiên đó, đời sống người nông dân trở thành một

trong những tâm điểm của sự xáo trộn, mắt mát

Những trang viết của Ông dễ xúc động lòng người vì nó thật, vì nó đã ghi lai được những thời khắc quan trọng, những chuyển biến vẻ tỉnh thần của

người nông dân Nam Bộ trong cuộc bão đông của lịch sử

Như vậy, cái làm nên phong cách Phi Vân, ngoài tài năng văn chương,

sự theo đuổi đến cùng đề tài nông thôn và nông dân,chính là phẩm chất trí

thức của nhà văn Sự chân thành của ngòi bút trước thời cuộc, c lựa chọn

chỗ đứng nơi số đông thầm lặng khiến cho những trang viết dù trải qua thời

gian tương đối xa nhưng vẫn có vị trí riêng trong lịch sử văn học dân tộc

TIEU KET

Người ta gọi Phi Vân là cây viết tiểu thuyết phóng sự, có lẽ vì tác phẩm

của ông có dung lượng nhỏ, không chú tâm vào những vấn đề có tính lí luận,

như: kết cấu, hình tượng, điển hình Tác phẩm của ông có thể ví như một bức tranh nông thôn sống động với những nét chấm phá đơn giản nhưng đã

phản ánh được tính chân xác của thực tại đưới cái nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp hơn một nhà văn Sự nghiệp của ông là sự nghiệp báo chí,

nhưng tên tuổi của ông lại được biết đến ở sự nghiệp văn chương nhiều hơn

Ba tác phẩm về vùng quê Nam Bộ: Đỏng quế, Dân qué, Tình quế đã tạo nên

Trang 32

CHUONG 2

ANH SAC VA CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TAC PHAM

CUA PHI VAN

2.1, CANH SAC NAM BQ TRONG

2.1.1 Không gian ruộng đồng

Thiên nhiên luôn là đề tài muôn thuở của văn học từ trước đến nay

Thiên nhiên được các nhà văn ghi lại như là một người bạn gắn bó từ thuở bé

thơ đến lúc trưởng thành Đó là hình ảnh dòng sông tru năng phù sa, những, cánh đồng quê bát ngất, những ring dira nước đong đưa hay đơn giản đó là

những gì đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người khi nhắc về đồng quê nơi nuôi họ khôn lớn Nam Bộ cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay Những hình ảnh nảy là biểu tượng của là vùng đất có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, những thiên nhiên, là môi trường đặc trưng để con người sinh sống Chính vì thế,

cánh đồng và dòng sông được xem như là biểu tượng văn hóa đặc trưng cho

vùng đất Nam Bộ Nếu như thiên nhiên Nam Bộ trong các tác phẩm của Sơn Nam là ký ức về một vùng quê hoang sơ, dữ dội khắc nghiệt nhưng cũng đầy sức quyền rũ đã ¡n đậm trong từng trang viết của ông và Sơn Nam đã khai thác mảng đề tài về thiên nhiên Nam Bộ chủ yếu vào thời đi “khẩn hoang”

bằng một cảm hứng nhất quán và say sưa, thì Phi Vân lại miêu tả thiên nhiên

nơi ruộng đồng sông nước quê hương nhẹ nhàng hơn Ta vẫn thường bắt gặp

hình ảnh thiên nhiên nơi vùng đất mớ

của buổi đầu đi khai hoang vô cùng dữ

đội và nguy hiểm Nhưng hình ảnh của “Cả Maw khỉ khọt trên bưng, đưới

sông sấu lội trên rừng cọp wm ` ở buỗi đầu mở đắt ấy ít xuất hiện hơn trong

các tác phẩm của Phi Vân “Cả Mau ngày nay không còn là Cà Mau ba chục

năm trước Ba chục năm trước, trời vừa đổi sắc tím là “Ông Thây”, bách bộ

Trang 33

29

mdy cau chuyén ly ky ma mdy bà mẹ thưởng kế cho lại cho những cậu con "nghịch ngợm, hay đi bắt chim, hét cé thia thia trên xóm miễu Bà” [63; tr 86]

Thiên nhiên ở vùng đất sình lầy Bạc Liêu - Cả Mau nơi tận cùng Tổ

quốc được Phi Vân miêu tả trong tác phẩm hiện ra rất đậm nét Đó là cuộc sống trên sông nước, gắn bó với thiên nhiên ruộng đồng làng xóm Tình yêu

ruộng đồng là dấu ấn của nguồn cội văn hóa nông nghiệp trong tâm thức cur

dân Nam Bộ Cảm xúc trong sáng, dịu dàng trong nỗi vỗ về an ủi của thiên

nhiên đã giúp họ quên đi lao công khổ trí

“Thả câu xong, tôi nằm trên sạp, chờ tới giác đi thăm cá Đêm ấy không trăng Muôn ngàn con mắt long lanh in trên nên trời đen thằm Cảnh đẳng lặng ngủ trong ánh sáng mờ mờ Gió thoảng từng hồi, từng hỏi ngọn lúa cựa minh xào xạc Tiếng giạt sành vang lên trong im lặng xa xa Tôi cảm thấy bằi hôi trưởng nhớ đâu đâu, rôi nhẹ nhàng rằi khoan khối, tơi rung đùi ca "[63;

tr 112]

Đó còn là không gian yên bình trên cánh đồng làng những khi chiều xuống: “Mấy gốc rạ vàng đứng chơm chớm giăng hàng mát mắt Thính thoảng đàn cò trắng đi ăn về bay lốm đốm trên nên trời ứng đỏ” [35; tr

HH)

Phi Vân đặc biệt miêu tá rất chỉ tiết khung cảnh ruộng đồng với những

cánh cò, đám mạ, cơn mưa hay đơn giản chỉ là từng ngọn cỏ, gốc năng mọc

cđại trên đồng Tình yêu đồng quê tha thiết đã giúp cho nhà văn có cái nhìn sâu

sắc về ruộng đồng quê hương:

“Chừng tháng nay, trời đã bắt đầu mưa

uộng có nước xắm xắp Cỏ, năng chen theo gốc rạ vàng vượt lên xanh

mướt

Trang 34

Bầu trời hôm ấy mát dịu, thính thoảng một luông giỏ nhẹ đưa tới, mơn

man” [35; tr 1122]

Phi Vân xem mỗi nhanh lúa, ngọn rau, cọng cỏ hay những con cúm núm,

những con ốc cao cũng như một nhân vật để miêu tả Ông như muốn thổi vào

từng sinh linh bé nhỏ ấy chút hồn quê để qua đó ta thấy được hình ảnh của

quê hương yên ả, thanh bình và trù phú Thiên nhiên nơi ruộng đồng vẫn toát

lên được một vẻ đẹp tươi nguyên, xanh mát

‘Nha văn không chỉ có cái nhìn sâu sắc về ruộng đồng quê hương mà ông

còn am tường cả kinh nghiệm làm ruộng, cách gieo mạ, làm đắt Tác giả kể lại quá trình làm ruộng mà ta cứ ngỡ tác giả là một lão nông canh diễn chuyên

nghiệp: “Thường thường đến mùa này, là những giống có cú, những đám năn, đám lác bị nẵng khô vàng úa Nếu không có cách trừ trước, thì khi trời đổ mưa, những mâm non đua nhau sinh sản, làm cho nặng phát Bởi thế, hễ đến mùa nắng hạn, có gió lớn là người ta khởi đầu đốt đồng Đốt đồng rất có lợi

cho sự làm ruộng Có năn bị chảy gốc, thúi củ, qua mùa mưa bới sinh sản;

tro tàn và đắt cháy ngún thành ra một thứ phân bón rất tốt, giúp sức cho cây

lúa được sởn sơ” [35; tr 1209]

Sống ở ruộng đồng mà chưa một lần thưởng thức được các đặc sản nơi đây thì quả là rất thiếu sót Phi Vân đã dẫn người đọc cùng lội ruộng, cùng đi

bắt

„ bắt rùa, cùng rượt bắt những con chuột đồng tròn béo để qua đó cho

người đọc thấy được vô số những sản vật thiên nhiên mà khó có thể tìm được

ở nơi nào khác Mảnh đất Nam Bộ đã từng được mệnh danh là “trên cơm dưới cá”, "làm chơi ăn thiệt” Tiếng lành đồn xa, sự giàu có, phong phú đầy hắp dẫn của nó đã đủ sức “mời gọi” con người ở nhiều nơi khác tới đây lập nghiệp

ngày một đông đúc Những sản vật dân dã ở đồng quê cũng góp phần tô điểm

Trang 35

31

Thâm một ngọn lửa phía trên gió cho cỏ khô chảy lan ra rồi đứng nhìn

từng bựng khói bắc lên cuôn cuộn, chàng đã thấy là một thú vui rôi Huỗng hồ chỉ trên tay chàng đã hờm sẵn một khúc cây to đề chờ máy con chuột đẳng:

béo mỡ với sắc lông vàng hực bị cháy 6 chay ra là chàng đón đầu đập chốt

Réi chàng buộc chùm lại xách về nhà xào nắu Nhưng chuyện thích hơn hết là

chân bắt mắp con rùa vàng Mỗi khi châm xong ngọn lửa, chàng chạy lên

phía trên ngọn gió im lặng ngồi chờ Chàng biết thể nào giống rùa đang vùi

ẫn đâu đó bị lửa cháy nóng cũng phải bò ra phía trên gió mà thoát nguy để

rải lọt vào tay chàng Trong các món ăn ở đằng, chàng chỉ thấy món rùa am là khoái khẩu nhất ” [35; tr 1209],

Những người dân quê của miệt Bạc Liêu ~ Cà Mau này từ già đến trẻ đều

mang trong mình dòng máu "gan dạ” Họ được sinh ra và lớn lên trên vùng đất

rình rập buộc họ phải thích nghỉ dần với cuộc sống của người đi khai hoang, mở đắt Để đến giờ con người và thiên nhiên nơi đây dường như đã gắn kết làm một: “Trên bộ, chúng ruẳng tắt cả rừng rậm chông gai, bắt rắn như bắt ch, có quá nhiều sự nguy hiể

bắt chím như bắt gà, thôi thì đạo binh của rừng bụi đều kinh hôn mắt vía! Buôn? Chúng có thể lôi đầu máy con rắn hỗ ngựa từ trên cây xuống đá như đá ba lông, chúng có thể nắm chóp hết những con kỳ nhông rắn mối ra "rô-

ti" nhậu rượu! Dưới nước, tốp khác không kêm, chúng là một đoàn thủy quân

bơi lội "dàng trời ban” Liệng chúng xuống bùng binh sâu hoắm tối ngày chúng không uống một chút nước, không biết lạnh mà còn mỏ lên một mớ tôm

cá mới tài! Chúng lại thường theo cha chú ra song Mang Gié ban đêm soi

sấu, vớt những con sấu con đem vẻ cho cắn lộn Khi chán chê rồi, chúng

vậy tay một cái là vật đầu đem nướng!” [63; tr 96,91],

Trang 36

dao vi sự thất thường của nó “Năm sau Các vùng đông quê miễn Nam Bộ đều bị thất mùa Nguyên do là vì đến mùa lúa trổ, trời lại hay mưa đêm Bông lúa không hứng sương được, hẳu hết bị sâu bọ tàn phá Lúa đã bị ngập, bị sâu, bị chuột, lại còn bị gió chướng thôi sớm, đến mùa lúa trồ nước sông đều

‘man mén” [35; tr 1246, 1247]

Ruộng đồng dường như đã trở thành máu thịt của người dân quê Những

người nông dân “một nắng hai sương” gắn bó sâu nặng với từng cây lúa, cong

rau, từng con ốc, con chim, lại càng có tình cảm sâu sắc hơn nữa Đồng ruộng quê hương đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ Ở đó, họ được sinh ra, lớn lên và mắt đi Vì thế, tình yêu đồng ruộng quê hương luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi người dân quê Dù có đi đến

nơi dâu thi tinh yêu ấy vẫn không bao giờ phai nhòa trong lòng mỗi người dân quê

2.1.2 Không gian sông nước

Nói về sông nước Nam Bộ, nhà nghiên cứu Trần Tấn Vĩnh đã nhận định: “Chưa có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với sông nước

nine ở Tây Nam Bộ” [16; tr8] Nam Bộ với vùng thiên nhiên mênh mông,

phong phú, đa dạng, phì nhiêu mời gọi cư dân tiếp tục tiến bước khai phá, mở mang cơ nghiệp Một thiên nhiên đầy sông, biển, kênh rạch chẳng chịt đã hình thành một nền “Văn minh sông nước”

“Trên dòng sông quê có biết bao sự kiện quan trọng đã diễn ra Ở đó,

những cô gái theo chồng về xứ lạ trên những chiếc ghe máy đuôi tôm, ở đó

những câu hò, điệu hát tìm bạn trí âm vang lên trong đêm vắng lặng Và cũng,

trên dòng sông ấy, khách thương hồ tìm kế mưu sinh vẫn ngày đêm xuôi

ngược

Phi Vân đã vẽ lên một vùng quê sông nước với những chỉ tiết : “kinh”,

Trang 37

33

làng Khánh Lâm (Cà Mau) bắt đầu từ kinh Biện Nhị, phía đưới công sở trồ

ra Tiểu Dừa Kêu là “kinh” cho nó oai một chút chớ nó quanh co như “cứu khúc trường xà! " Nó có không biết bao nhiêu ngách và không biết bao nhiều

trấp cán đường

Ở hai bên bờ, người ta có thể gặp những con trúc, rái, kỳ đà, chân, ông

mật và vô số cá." [63; tr T]

Điều kiện địa hình sông nước, kênh rạch như vậy nên việc đi lại của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào con nước Bởi vậy mà đám rước dâu phải

diễn ra vào lúc nửa đêm để cho kịp con nước “Dang /rai rước dâu vào lúc

mười giờ tối Lễ xong, chúng tôi cùng nhau xuống ghe lườn Đàng trai di hai

ghe, đàng gái theo hai ghe, một ghe ông già bà cả, một ghe thanh niên "63; tr9]

Ở một đám rước dâu khác, Phi Vân miêu tả khá tỉ mi đoạn hành trình

đầy gian khổ của người dân quê Nam Bộ, và cũng gián tiếp cho thấy một

mảnh đất đồng bằng trời nước bao la mà một thời cha ông họ đã đặt chân đến để khai phá:

“Chiếc ghe máy có cái mui ngạo nghề, khoe những đây cở lon con, giăng từ cột buôm ra sau lái Tiếng máy chạy xình xịch Trời về chiều Tàu chạy hôm nay nữa là hai hơm rồi: sơng Ơng Đốc, kinh xáng Bà Keo, Dam

Côn, kính xing Thọ Mai, nhưng xóm Kiến Vàng vẫn côn xa lơ xa lắc " (63;

tr 20)

Vao nhiing dém khuya thanh ving, chéo ghe xudng gilta sOng rach, giữa

đồng không mông quanh, để xua tan cơn buồn ngủ và cái mệt nhọc, người

dân quê đã tìm đến câu hò, điệu hát Câu hò, điệu hát ấy không chỉ giúp họ

voi đi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh mà còn có thể tìm được lời

Trang 38

lồi chằm ra ngoài nhìn cảnh vắng Bên vàm, hàng dừa nước âm u lau

lâu thấy le lói một ánh đèn; bên bờ kia thính thoảng nghe tiếng chày giã gạo, tiếng chó súa đêm

Đêm nay chỉ có vành trăng hai mươi, nhưng sao đây trời góp ánh sáng lại làm cho cảnh vật thêm áo huyễn thơ mộng

"Một làn gió nhẹ thoảng qua, tâm thân tôi thêm khoái sảng

Lắng xa, những giọng phù trầm êm á của một điệu hò mê ly, đặc biệt chắn đằng quê, rỡ lẫn trong lặng lẽ” [63; tr 77]

'Trên nền thiên nhiên sông nước, những câu hò đối đáp của những “nghệ

sĩtrên sông” cảng làm cho cảnh quê thêm phần thí vị

Điều thú vị khi đọc các tác phẩm của Phi Vân là dường như ta thấy

đang len lỏi chốn đồng quê, đang phục kích những cuộc tụ họp chơi bời,

những cảnh cần lao rộn rịp Thỉnh thoảng như đưa lại giọng hò trằm bổng

trong đám gặt, như phẳng phất mùi hương thanh đạm của lúa vàng Người đọc có cảm giác dang đi quanh co trên những con sông rạch ở vùng Bạc Liêu,

‘Ca Mau, được nhìn thấy những cảnh sắc êm đềm:

“Lang Théi Bình nép mình trong chòm dừa xanh ram Vai xóm nhà lá leo heo ở dọc theo bờ kinh nhỏ yên tình với thắng ngày Cứ mỗi buổi sáng là dan ông, đòn bà lẫn cả con nÍt vác cuắc ra đẳng, quanh năm làm bạn với mắp

mẫu ruộng nhà, vài công rẫy khóm Ở đầu kinh trông ra dòng sông Trẹm, một

cái chợ nho nhỏ nổi lên.( ) Dòng sông Trem lăng lờ trôi ngang và ban

chiều, trong chòm dừa xanh ấy, mdy làn khỏi trắng bắc lên Người đàn bà

xong việc bắp mic, dm con ra đợi chẳng vẻ, lâu lâu đuổi bây gà đang bươi

trên giẳng rau cai" [63; tr 68,69]

Trang 39

35

Tiếng vạc sành vang lên trong im lặng xa xa Tôi cảm thấy bôi hôi tướng nhớ: đâu đâu, rồi nhẹ nhàng, rỗi khoan khối, tơi rung đùi ca” (63; tr 112],

Làng Thới Bình có lẽ là hình ảnh tiêu biểu nhất trong tác phẩm Đảng

qué, hinh ảnh của đời sống mang tính đặc thù của Cà Mau thời đó Vẻ thanh

bình, thanh thản từ cuộc sống vật chất đến nội tâm của người dân chân lắm

tay bùn sau những lo toan của đời thường, được miêu tả trong tác phẩm, dù đã hơn nữa thế kỷ qua, gợi nhớ trong lòng người đọc quê hương bên kia bờ Thới

Bình về một dòng sông Trẹm nên thơ, một hàng dừa nước, rạch bằn, ngọn mù

ú nơi quê cũ

Ngân vang trên nền cảnh vật tươi xanh trữ tình của vùng quê Nam Bộ là những điệu hỏ, là những câu hát ru làm cho bức tranh cảnh vật thêm trữ tình

và lãng mạn Đó là những bữa trưa hè oi ả, ánh nắng chói chang, văng vắng từ đâu vọng lại tiếng võng kẽo cả kẽo kẹt ru con:

“Thắng ba cơm gói ra hòn

Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai”

Tiếng hò ấy cứ văng vắng bên dòng sông Trẹm, trong một buổi hồng hơn làm người đọc nao lòng: “Thể rồi một buổi chiều Làng Thới Binh chim đấm trong buổi hồng hơn Vom séng Trem chỉ còn văng vắng tiếng hỏ của

một vài Khách thương hở” |63, tr 73] RỒi tiếng hò ấy lại thính thoảng vang

lên trong nhiều dòng suy tư của tác giả nơi chốn quê nghẻo: 1g xa, những:

giọng phù trầm êm ả của một điệu hò mê ly, đặc biệt chốn đằng quê, rõ lần trong lặng lẽ" 63; tr 7T]

Âm thanh êm ái, trữ tình của những điệu hò, tiếng hát có thể xem là “đặc

sản” của vùng đất Nam Bộ Người đọc có thể miên man trong những lời ca,

điệu hát và cảm thấy tâm hồn như được thanh lọc, thư thái hơn, thuần khiết

hơn Và dù có bôn ba nơi cùng trời cuối đất, dù cho có đi đâu, về đâu, người

Trang 40

những khung cảnh thanh bình và con người cũng trở lại với nếp sống đơn sơ ma dam ấm của họ Dòng sông quê vẫn miệt mài chảy đẻ chở phủ sa vẻ bồi đắp quê hương

Rời làng Thới Bình, tác giả dẫn người đọc "lội" vào các vùng sông nước

chang chit, nào là: Rạch Ruộng, Rạch Ráng, Rạch Cui, Rạch Bản nào là Tắc Ông,

Do, Vàm sông Mang GIỖ, sông Bãi Hap, Muong Chée Kịch, Tham Troi, Dén,

Năm Căn Mới thấy vốn sống thực tế của nhà văn, nha bo Phi Van! “Ban hay

cùng tôi "du lịch” một vòng xuống các miệt "hóc Bà Tó”, "chó ăn đá, gà ăn

tìm những cái lạ lùng, lạ lùng cả đến cái tên: Bãi Háp, tắc Ông Do,

mương Chộc Kịch, Tham Trời, U Minh, Dán, "[63, tr 95]

Sông nước quê hương không chỉ là nơi lưu thông qua lại của người dân nhiễu ng

dan noi mảnh đất cuối trời này:

“Chúng rủ thây chèo ghe ra cửa biển chơi mỗi chúa nhựt? xa bao nhiêu

mà ở đó còn có

lợi cá tôm từ thiên nhiên đã ban tăng cho cư

thay cũng vài lòng cẩm chèo lái Vác lưới đi đánh cá chảo, lặn cá dây”[63; tr 98]

'Nông thôn Nam Bộ hiện lên trong trang viết của Phi Vân tươi tắn đến lạ

thường Nhà văn không phản ánh một cách sai lệch hay thỉ vị hố cuộc sống, nơng thơn như các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa mà qua ngôi bút của ông cảnh vật nông thôn hiện lên hết sức chân thật và sinh động Là mảnh đắt được thiên nhiên wu dai, ban ting cho sự trù phú, màu mỡ, cảnh vật nơi đây cũng êm đềm, tỉnh khiết đến tuyệt vời! Vẻ đẹp đó dường như làm địu nhẹ hẳn cái không khí gay gắt, nặng nỀ mà hằng ngày con người phải đối mặt Đúng như bài diễn văn của GS Nguyễn Văn Kiết, chủ tịch Uỷ ban Văn chương của Hội

Khuyến học Cần thơ đánh giá về Đồng quê của Phi Vân: “Quyển phóng sự

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN